Chương XXII Bộ luật Dân sự 2015: Thừa kế theo di chúc
Số hiệu: | 91/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 24/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 28/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1243 đến số 1244 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật dân sự 2015 vừa được ban hành ngày 24/11/2015 với nhiều nội dung mới về xác lập, bảo vệ quyền dân sự; năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, pháp nhân; hộ gia đình, tổ hợp tác; tài sản; giao dịch dân sự; đại diện; thời hạn, thời hiệu; quyền tài sản; …
Bộ luật dân sự 2015 gồm 6 Phần, 27 Chương, 689 Điều (Thay vì Bộ luật dân sự 2005 là 7 Phần, 36 Chương, 777 Điều). Cấu trúc Bộ luật dân sự năm 2015 có phần khác biệt BLDS cũ, được sắp xếp như sau:
Phần thứ nhất: Quy định chung
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự
Chương III: Cá nhân
Chương IV: Pháp nhân
Chương V: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở đỊa phương trong quan hệ dân sự
Chương VI: Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự
Chương VII: Tài sản
Chương VIII: Giao dịch dân sự
Chương IX: Đại diện
Chương X: Thời hạn và thời hiệu
Phần thứ hai: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
Chương XI: Quy định chung
Chương XII: Chiếm hữu
Chương XIII: Quyền sở hữu
Chương XIV: Quyền khác đối với tài sản
Phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng
Chương XV: Quy định chung
Chương XVI: Một số hợp đồng thông dụng
Chương XVII: Hứa thưởng , thi có giải
Chương XVIII: Thực hiện công việc không có uỷ quyền
Chương XIX: Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Chương XX: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Phần thứ tư: Thừa kế
Chương XXI: Quy định chung
Chương XXII: Thừa kế theo di chúc
Chương XXIII: Thừa kế theo pháp luật
Chương XXIV: Thanh toán và phân chia di sản
Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Chương XXV: Quy định chung
Xhương XXVI: Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân
Chương XXVII: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân
Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành
Theo đó, Bộ luật DS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Chuyển đổi giới tính
Theo Điều 37 Bộ luật dân sự 2015, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của BLDS 2015 và luật khác có liên quan.
- Pháp nhân thương mại
Tại Điều 75 Luật dân sự 2015 có quy định pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
- Thời hiệu thừa kế
+ Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
+ Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
+ Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng
Tại Điều 406 Luật dân sự 2015 có quy định:
+ Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.
+ Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.
+ Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Quyền khác đối với tài sản tại Điều 159 Bộ luật dân sự năm 2015
+ Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
+ Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng dụng; Quyền bề mặt.
BLDS 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Di chúc bằng văn bản bao gồm:
1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.
4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
3. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.
Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc.
Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.
2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
1. Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.
2. Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy phương tiện đó.
3. Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.
4. Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi, hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.
5. Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.
6. Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của người phụ trách cơ sở đó.
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.
2. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công chứng.
3. Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây:
a) Giữ bí mật nội dung di chúc;
b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;
c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.
1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.
3. Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
3. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
1. Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
2. Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.
2. Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
3. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này.
1. Trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc.
2. Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc.
3. Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc.
4. Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc.
5. Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực.
Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực.
INHERITANCE UNDER WILLS
Will means an expression of the wishes of a natural person, made in order to bequeath his or her property to others after his or her death.
1. An adult satisfying conditions prescribed in Point a Clause 2 Article 630 of this Code may make a will to dispose his/her property.
2. A person who is between fifteen and eighteen years of age may make a will with the consent of his or her parents or guardian.
Article 626. Rights of testators
A testator has the following rights:
1. Appoint heirs or to deprive an heir of the right to inherit the estate;
2. Determine those parts of the estate which each heir is entitled to;
3. Reserve part of the estate as a gift or for worship purposes;
4. Designate heirs to perform obligations;
5. Appoint a custodian of the will, an administrator of the estate, and a distributor of the estate.
Article 627. Formalities for wills
A will must be made in writing. If it is not able to be made in writing, it may be made orally.
Written wills comprise:
1. Unwitnessed written wills;
2. Witnessed written wills;
3. Written wills which are notarized;
4. Written wills which are certified.
1. Where a person is likely to die due to illness or any other reason and it is not possible for him or her to make a written will, such person may make an oral will.
2. If the testator is alive and is of sound mind three months after he or she has made an oral will, such will shall automatically become invalid.
1. A will must satisfy the following requirements in order to be lawful:
a) The testator was of sound mind when he or she made the will; and he or she was not deceived, threatened or coerced into making the will;
b) The contents of the will are not contrary to law or social morals and the will complies with legal formalities.
2. A will made by a person between fifteen and eighteen years of age must be made in writing and with the consent of the parents or guardian of such person.
3. A will made by a person who is incapacitated or illiterate must be made in writing by a witness and must be notarized or certified.
4. A written will which is not notarized or certified shall be deemed lawful only if it satisfies the requirements provided in Clause 1 of this Article.
5. An oral will shall be deemed lawful only if the testator orally expressed his or her last wishes before at least two witnesses who immediately thereafter recorded those wishes in writing and signed or fingerprinted the document. Such will must be notarized or certified within five working days of the date on which the testator orally expressed his or her last wishes.
Article 631. Contents of written wills
1. A will must specify clearly the following:
a) The date on which the will is made;
b) The full name and place of residence of the testator;
c) The full names of the persons and the bodies or organizations entitled to inherit the estate;
d) The estate to be bequeathed and its location.
2. Apart from the contents prescribed in Clause 1 of this Article, the will may have other contents.
3. A will may not be written using abbreviations or other symbols. If a will consists of several pages, each page must be numbered and bear the signature or fingerprint of the testator.
Where a will has erasure or correction, the testator or the testament witness must sign beside erasing and corrected place.
Article 632. Witnesses to making of will
Any person may act as a witness to the making of a will, except the following persons:
1. Persons who are heirs of the testator under the will or at law;
2. Persons with property rights or obligations which relate to the will;
3. Minors, legally incapacitated persons, persons with limited cognition and behavior control.
Article 633. Unwitnessed written wills
A testator must write a will by his or her own hand and must sign it.
The drawing up of a written will without witnesses must comply with article 631 of this Code.
Article 634. Witnessed written wills
Where a testator is not able to write a will by his or her own hand, the testator may request another person to write the will, but there must be at least two witnesses. The testator must sign or fingerprint the will in the presence of the witnesses; the witnesses shall acknowledge the signature or fingerprint of the testator and sign the will.
The will must be made in compliance with articles 631 and 632 of this Code.
Article 635. Wills which are notarized or certified
A testator may request that the will be notarized or certified.
Article 636. Procedures for preparation of wills at notary office or people's committee of commune
The preparation of a will at a notary office or the people's committee of the commune must comply with the following procedures:
1. The testator shall declare the contents of his or her will to a notary public officer or a member of the people's committee of the commune who has the authority to certify it. The notary public officer or the person having the authority to certify must record the wishes stated by the testator. The testator shall sign or fingerprint the will after acknowledging that it has been recorded accurately and that it expresses faithfully the intentions of the testator. Thereafter, the notary public officer or the member of the people's committee of the commune shall sign the will;
2. Where the testator is not able to read or hear the will or not able to sign or fingerprint it, there must be a witness who must acknowledge the will by signing it before a notary public officer or a member of the people's committee of the commune who has the authority to certify it. The notary public officer shall notarize the will, or the member of the people's committee of the commune who has the authority to certify the will shall certify it, in the presence of the testator and the witnesses.
Article 637. Persons not permitted to notarize or certify wills
A notary public officer or a member of the people's committee of the commune who has authority shall not be permitted to notarize or certify a will if such person is:
1. An heir of the testator under the will or at law;
2. A person whose father, mother, wife, husband or child is an heir under the will or at law;
3. A person having property rights or obligations relating to the will.
Article 638. Written wills valid as though notarized or certified
1. A written will made by a serving soldier who is not able to request a notarization or certification of his or her will provided that such will is certified by the head of his or her unit having the rank of a company commander or higher.
2. A written will made by a person travelling on a seagoing vessel or aircraft provided that the will is certified by the captain of the vessel or aircraft.
3. A written will made by a person undergoing medical treatment in a hospital or other medical establishment or sanatorium provided that the will is certified by the person in charge of such hospital or establishment or sanatorium.
4. A written will made by a person conducting surveys, explorations or research in mountainous areas, forests or offshore islands provided that the will is certified by the person in charge of the unit.
5. A written will made by a Vietnamese citizen residing abroad provided that the will is certified by a Vietnamese consular or diplomatic representative mission in that country.
6. A written will made by a person held in temporary detention, serving a prison sentence or administrative penalty, or at an educational or medical facility provided that the will is certified by the person in charge of such facility.
Article 639. Wills prepared by notary public officers at places of residence of testators
1. A testator may request a notary public officer to visit his or her place of residence in order to prepare a will.
2. Such will shall be prepared in accordance with the procedures for the preparation of wills at a State notary public provided in article 636 of this Code.
Article 640. Amendment of, addition to, replacement or revocation of wills
1. A testator may amend, add to, replace or revoke his or her will at any time.
2. If a testator adds to his or her will, the original will and the codicil shall have equal validity. If a part of the original will and the codicil conflict with each other, the codicil shall prevail.
3. Where a testator replaces a will with a new will, the previous will shall be deemed to have been revoked.
1. A testator may request a notary office or another person to keep custody of the will of the testator.
2. Where a will is kept in custody by a notary office, it must be taken care of and looked after in accordance with the law on notaries.
3. An individual keeping custody of a will has the following obligations:
a) Keep the contents of the will confidential;
b) Take care of and look after the will. If the will is lost or damaged, the person must notify immediately the testator;
c) Upon the death of the testator, to deliver the will to his or her heirs or to the person authorized to announce the will. The delivery of the will must be recorded in writing and signed by the person delivering the will, and by the person receiving it, in the presence of two witnesses.
Article 642. Loss and damage of wills
1. If, from the commencement of the inheritance, the will is lost or damaged to the extent that it is incapable of indicating clearly the wishes of the testator and there is no evidence of the true wishes of the testator, it shall be deemed that no will exists and inheritance at law shall apply.
2. Where the will is found prior to distribution of the estate, the estate shall be distributed according to the will.
3. Within the prescriptive periods for requesting estate distribution, if a will is found after the distribution of the estate, the estate shall be distributed according to the will at the request of the heir under will.
Article 643. Legal effectiveness of wills
1. A will shall become legally effective from the time of commencement of the inheritance.
2. All or part of a will shall be legally ineffective in any of the following cases:
a) An heir under the will dies prior to or at the same time as the testator dying;
b) A body or organization named as an heir no longer exists at the time of commencement of the inheritance.
Where there are several heirs under a will and one of them dies prior to or at the same time as the death of the testator or one of the bodies or organizations named as an heir under the will no longer exists at the time of commencement of the inheritance, only that part of the will which relates to the individual, body or organization no longer existing shall be legally ineffective.
3. A will shall not be legally effective if the estate left to the heirs no longer exists at the time of commencement of the inheritance. If only part of the estate left to the heirs remains, only that part of the will which relates to such part of the estate shall be legally effective.
4. Where a will contains provisions which are unlawful but such provisions do not affect the effectiveness of the remainder of the will, only such provisions shall be legally ineffective.
5. Where a person leaves behind more than one will with respect to certain property, only the most recent of such wills shall be legally effective.
Article 644. Heirs notwithstanding contents of wills
1. Where a testator does not grant any of the following persons an inheritance, or grants any such person an inheritance which is less than two-thirds of the share that person would have received if the estate had been distributed according to law, such person shall be entitled to a share of the estate equivalent to two-thirds of the share that he or she would have received if the estate had been distributed in accordance with law:
a) Children who are minors, father, mother, wife or husband of the testator;
b) Children who are adults but who are incapable of working.
2. Clause 1 of this Article shall not apply to persons who have disclaimed their inheritance as prescribed in Article 620 or person who are not entitled to inherit as prescribed in Clause 1 Article 621 of this Code.
Article 645. Estates used for worship purposes
1. Where a testator designates part of his or her estate for worship purposes, such part of the estate shall not be distributed among the heirs and shall be delivered to the person appointed in the will to manage for worship purposes. If such appointee fails to implement strictly the will or the agreement of the heirs, the heirs have the right to appoint another person to manage for worship purposes.
Where the testator fails to appoint a person to manage that part of his or her estate which is designated for worship purposes, the heirs shall appoint a person to manage such part of the estate.
Where all heirs under a will have died, that part of the estate which is designated for worship purposes shall belong to the person managing that part of the estate for worship purposes provided that he or she is an heir at law.
2. Where the entire estate of the deceased is insufficient to satisfy all property obligations of the deceased, no part of the estate may be designated for worship purposes.
Article 646. Testamentary gifts
1. A testator may designate part of his or her estate as a testamentary gift to another person. The testamentary gift must be expressly stated in the will.
2. The grantee of the testamentary gift must be alive at the time of commencement of the inheritance or he/she must bear and alive after the time of commencement of the inheritance he/she must be conceived before the death of the estate leaver. If the grantee of the testamentary gift is not a natural person, it must exist at the time of commencement of the inheritance.
3. The grantee of a gift shall not be required to fulfill property obligations with respect to that part of the estate granted as a gift, unless the whole estate is insufficient to satisfy all property obligations of the grantor, in which case the part of the estate granted as a gift shall also be applied towards satisfying the remainder of the obligations of the grantor.
Article 647. Announcement of wills
1. Where a written will is kept by a notary office, the notary officer shall be the person announcing the will.
2. Where a testator has appointed a person to announce the will, such person shall announce the will. If the testator fails to appoint a person or has appointed a person but the appointee refuses to announce the will, the heirs shall agree on the appointment of a person to announce the will.
3. After the time of commencement of an inheritance, the person announcing the will must send copies of the will to all persons with an interest in the contents of the will.
4. A recipient of a copy of a will has the right to verify the copy against the original.
5. Where a will has been prepared in a foreign language, it must be translated into Vietnamese and notarized.
Article 648. Interpretation of contents of wills
Where the contents of a will are unclear and may be interpreted in different ways, the person announcing the will and the heirs must interpret jointly the contents of the will based on the true wishes of the deceased, taking into consideration the relationship of the deceased with the heirs under the will. If such persons fail to agree on the interpretation of the contents of the will, they have the right to request a court for settlement.
Where part of the contents of a will is not able to be interpreted but the remainder of the will is not affected, only that part which is not able to be interpreted shall not be legally effective.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Mục 3. BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
Điều 294. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
Điều 297. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba
Điều 305. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm
Điều 311. Nghĩa vụ của bên cầm cố
Điều 312. Quyền của bên cầm cố
Tiểu mục 4. ĐẶT CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUỸ
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Điều 598. Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra