Chương XIV Bộ luật Dân sự 2015: Quyền khác đối với tài sản
Số hiệu: | 91/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 24/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 28/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1243 đến số 1244 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật dân sự 2015 vừa được ban hành ngày 24/11/2015 với nhiều nội dung mới về xác lập, bảo vệ quyền dân sự; năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, pháp nhân; hộ gia đình, tổ hợp tác; tài sản; giao dịch dân sự; đại diện; thời hạn, thời hiệu; quyền tài sản; …
Bộ luật dân sự 2015 gồm 6 Phần, 27 Chương, 689 Điều (Thay vì Bộ luật dân sự 2005 là 7 Phần, 36 Chương, 777 Điều). Cấu trúc Bộ luật dân sự năm 2015 có phần khác biệt BLDS cũ, được sắp xếp như sau:
Phần thứ nhất: Quy định chung
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự
Chương III: Cá nhân
Chương IV: Pháp nhân
Chương V: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở đỊa phương trong quan hệ dân sự
Chương VI: Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự
Chương VII: Tài sản
Chương VIII: Giao dịch dân sự
Chương IX: Đại diện
Chương X: Thời hạn và thời hiệu
Phần thứ hai: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
Chương XI: Quy định chung
Chương XII: Chiếm hữu
Chương XIII: Quyền sở hữu
Chương XIV: Quyền khác đối với tài sản
Phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng
Chương XV: Quy định chung
Chương XVI: Một số hợp đồng thông dụng
Chương XVII: Hứa thưởng , thi có giải
Chương XVIII: Thực hiện công việc không có uỷ quyền
Chương XIX: Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Chương XX: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Phần thứ tư: Thừa kế
Chương XXI: Quy định chung
Chương XXII: Thừa kế theo di chúc
Chương XXIII: Thừa kế theo pháp luật
Chương XXIV: Thanh toán và phân chia di sản
Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Chương XXV: Quy định chung
Xhương XXVI: Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân
Chương XXVII: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân
Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành
Theo đó, Bộ luật DS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Chuyển đổi giới tính
Theo Điều 37 Bộ luật dân sự 2015, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của BLDS 2015 và luật khác có liên quan.
- Pháp nhân thương mại
Tại Điều 75 Luật dân sự 2015 có quy định pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
- Thời hiệu thừa kế
+ Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
+ Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
+ Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng
Tại Điều 406 Luật dân sự 2015 có quy định:
+ Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.
+ Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.
+ Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Quyền khác đối với tài sản tại Điều 159 Bộ luật dân sự năm 2015
+ Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
+ Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng dụng; Quyền bề mặt.
BLDS 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).
Quyền đối với bất động sản liền kề được xác lập do địa thế tự nhiên, theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
Quyền đối với bất động sản liền kề có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
1. Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
2. Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.
3. Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
Trường hợp có sự thay đổi về sử dụng, khai thác bất động sản chịu hưởng quyền dẫn đến thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền thì chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải thông báo trước cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong một thời hạn hợp lý. Chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền phù hợp với thay đổi này.
Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.
Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng.
Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.
Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.
Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Chủ sở hữu bất động sản có quyền mắc đường dây tải điện, thông tin liên lạc qua bất động sản của các chủ sở hữu khác một cách hợp lý, nhưng phải bảo đảm an toàn và thuận tiện cho các chủ sở hữu đó; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người.
2. Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền.
3. Theo thỏa thuận của các bên.
4. Trường hợp khác theo quy định của luật.
Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.
Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Quyền hưởng dụng đã được xác lập có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
1. Thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân.
2. Người hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng dụng trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng.
2. Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 263 của Bộ luật này; trường hợp thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí.
3. Cho thuê quyền hưởng dụng đối với tài sản.
1. Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng ký nếu luật có quy định.
2. Khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản.
3. Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình.
4. Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với tài sản do việc không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài sản.
5. Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng.
1. Định đoạt tài sản nhưng không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã được xác lập.
2. Yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình.
3. Không được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng.
4. Thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản để bảo đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài sản không thể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản.
1. Người hưởng dụng có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng trong thời gian quyền này có hiệu lực.
2. Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt mà chưa đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức thì khi đến kỳ hạn thu hoa lợi, lợi tức, người hưởng dụng được hưởng giá trị của hoa lợi, lợi tức thu được tương ứng với thời gian người đó được quyền hưởng dụng.
Quyền hưởng dụng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết.
2. Theo thỏa thuận của các bên.
3. Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng.
4. Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời hạn do luật quy định.
5. Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn.
6. Theo quyết định của Tòa án.
7. Căn cứ khác theo quy định của luật.
Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu khi chấm dứt quyền hưởng dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.
Quyền bề mặt được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
Quyền bề mặt có hiệu lực từ thời điểm chủ thể có quyền sử dụng đất chuyển giao mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền bề mặt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Quyền bề mặt có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
1. Thời hạn của quyền bề mặt được xác định theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất.
2. Trường hợp thỏa thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng.
1. Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chủ thể quyền bề mặt có quyền sở hữu đối với tài sản được tạo lập theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp quyền bề mặt được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ thì chủ thể nhận chuyển giao được kế thừa quyền bề mặt theo điều kiện và trong phạm vi tương ứng với phần quyền bề mặt được chuyển giao.
Quyền bề mặt chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết.
2. Chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một.
3. Chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình.
4. Quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật đất đai.
5. Theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của luật.
1. Khi quyền bề mặt chấm dứt, chủ thể quyền bề mặt phải trả lại mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất cho chủ thể có quyền sử dụng đất theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Chủ thể quyền bề mặt phải xử lý tài sản thuộc sở hữu của mình trước khi quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp chủ thể quyền bề mặt không xử lý tài sản trước khi quyền bề mặt chấm dứt thì quyền sở hữu tài sản đó thuộc về chủ thể có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm quyền bề mặt chấm dứt, trừ trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản đó.
Trường hợp chủ thể có quyền sử dụng đất không nhận tài sản mà phải xử lý tài sản thì chủ thể có quyền bề mặt phải thanh toán chi phí xử lý tài sản.
OTHER PROPERTY-RELATED RIGHTS
Section 1. Right to adjoining immovable property
Article 245. Right to adjoining immovable property
Right to adjoining immovable property means a right to be exercised on an immovable property (hereinafter referred to as obliged immovable property) to serve the exploitation of another immovable property under ownership of another person (hereinafter referred to as entitled immovable property).
Article 246. Bases for establishment of right to adjoining immovable property
The right to adjoining immovable property shall be established according to natural terrain, as prescribed by law, according to agreement or will.
Article 247. Effect of right to adjoining immovable property
The right to adjoining immovable property shall take effect to every natural and juridical person and it is transferred concurrently with the transferred immovable property, unless otherwise prescribed by law.
Article 248. Rules for exercising right to adjoining immovable property
The right to adjoining immovable property shall be exercised as agreed by the parties. If the parties fail to agree, the rules below must be followed:
1. Ensure the appropriate exploitation of the entitled immovable property in conformity with the use purposes of both entitled and obliged immovable property;
2. Do not abuse the right to the obliged immovable property;
3. Do not obstruct or hassle the exercising of right to the entitled immovable property.
Article 249. Change of exercising right to adjoining immovable property
In case the change of use or exploitation of the obliged immovable property leading the change of exercising of right to the entitled immovable property, the owner of the former immovable property must notify the owner of the latter immovable property within an appropriate period. The owner of the obliged immovable property must enable the owner of the entitled immovable property to adapt to such change.
Article 250. Obligation of owners relating to draining of rainwater
An owner of house or construction works must install water drain pipes in order that the rainwater from its roof does not run onto any adjoining immoveable properties.
Article 251. Obligation of owners relating to draining of waste water
An owner of house or construction work must install underground drains or water drainage channels to discharge waste water to the prescribed location in order that the waste water does not run and spill onto any adjoining immoveable properties or onto public streets or public places.
Article 252. Rights relating to supply and drainage of water through adjoining immoveable property
Where, due to the natural location of immoveable property, the supply and drainage of water must pass through another immoveable property, the owner of the immoveable property through which the water flows must provide an appropriate channel for the supply and drainage of water and may not hinder or prevent the flow of water.
The person using the water supply and drainage channel must minimize to the lowest possible extent any damage to the owner of the immoveable property through which the water flows when installing the water channel. If damage is caused, compensation must be made. Where water flows naturally from a higher position to a lower position and causes damage to the owner of the property through which the water flows, the person using the water supply and drainage channel shall not be liable to compensate for any damage.
Article 253. Rights relating to irrigation and water drainage in cultivation
A person having the right to use land for cultivation has the right to request neighboring land users to provide a reasonable and convenient water channel for irrigation and drainage. A person having been so requested has the obligation to grant such request. If the person using such water channel causes damage to neighboring land users, compensation must be made.
1. An owner of immoveable property which is surrounded by immoveable properties of other owners such that there is no exit has the right to request one of the owners of adjoining immoveable properties to provide it with a passage to a public road on their land.
The passage shall be opened in the adjoining immoveable property which is deemed to be the most convenient and reasonable, taking into consideration the special characteristics of the location, the interests of the immoveable property which does not have an exit, and what will cause the least damage to the immoveable property through which the passage is created.
The owner of the immovable property eligible for the passage must compensate for the obliged immovable property, unless otherwise agreed.
2. The location and the length, width and height of the passage shall be agreed by the owners in order to ensure convenient passage and minimize inconvenience to the parties. If there are any disputes regarding the passage, the parties may request the authorized State body to resolve.
3. Where immoveable property is divided into more than one portion for different owners or users, upon division, necessary passages must be provided, without compensation, to persons in the interior as provided in Clause 2 of this Article.
Article 255. Right to install electricity transmission cables and communication cables through other immoveable properties
An owner of immoveable property has the right to install electricity transmission cables and communication cables in a reasonable manner through the immoveable property of other owners, but must ensure the safety and convenience of such owners. If damage is caused, compensation must be made.
Article 256. Termination of easements over adjoining immoveable property
An easement over adjoining immoveable property shall terminate in the following circumstances:
1. The entitled immovable property and the obliged immovable property belong to ownership rights of a person;
2. The use and exploitation of the immovable property do not arise the needs of enjoying rights;
3. Upon agreement of contracting parties;
4. Other bases as provided by law.
Usufruct right means the right to use a property, under ownership of another entity, and enjoy its yield or income in a specific period of time.
Article 258. Bases for establishment of usufruct right
The usufruct right shall be established as prescribed by law, according to agreement or will.
Article 259. Effect of usufruct right
The usufruct right shall be established from the time of transfer of the property, unless otherwise agreed or otherwise prescribed by law.
The established usufruct right shall take effect to every natural and juridical person, unless otherwise prescribed by law.
Article 260. Time limit of usufruct right
1. The time limit of usufruct right shall be agreed by the parties or prescribed by law provided that its maximum length is the full life of the first usufructary being natural person or the period of time for which the first usufructary being juridical person exists as long as it does not exceed 30 years.
2. The usufructary has the right to lease the usufruct right within a specific period of time prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 261. Rights of usufructary
1. On his/her own or permit another person exploit, use and enjoy yield and/or income from the object of the usufruct right.
2. Request the owner of the property perform obligation to repair the property as prescribed in Clause 4 Article 263 of this Code; if the usufructary performs the obligation on behalf of the owner of property is entitled to request the owner to refund the expenses.
3. Lease the usufruct right to the property.
Article 262. Obligations of usufructary
1. Receive property under current conditions and register it if required by law.
2. Exploit the property for appropriate purposes.
3. Preserve property as if it is his/her own property.
4. Maintain and repair property periodically to ensure the normal use; restore the status of the property and remedy the bad consequences of property due to his/her poor performance of obligations in line with technical requirements or by custom of property preservation.
5. Return the property to the owner of the expiration of usufruct time limit.
Article 263. Rights and obligations of property owner
1. Dispose property without any change of the usufruct right which has been established.
2. Request a court to deprive usufruct right from a usufructary who seriously breaches his/her obligations.
3. Do not obstruct or hassle or otherwise violate the legitimate rights and interests of the usufructary.
4. Perform obligation to repair property to ensure that there is no significant decline leading the property cannot be used or lost all its utility and value.
Article 264. Right to enjoy yield and income
1. Each usufructary has ownership right to the yield and income derived from the property being the object of the usufruct right during its effective period of time.
2. If the usufruct right cease to exist before the harvest time of yields and income, the usufructary shall, upon the harvest time, be entitled to enjoy the value of yield and income received corresponding the time that person is entitled to such usufruct right.
Article 265. Termination of usufruct right
The usufruct right shall terminate in any of the following cases:
1. The time limit of usufruct right has expired;
2. As agreed by the parties;
3. The usufructary becomes the owner of the property being the subject of the usufruct right;
4. The usufructary waives or fails to exercise the usufruct right during a time limit prescribed by law;
5. The property being subject of the usufruct right no longer exists;
6. Pursuant to a decision of a court;
7. Pursuant to other provisions of law.
Article 266. Returning property upon termination of usufruct right
The property being subject of usufruct right must be returned to the owner upon the termination of usufruct right, unless otherwise agreed or otherwise prescribed by law.
Surface rights mean an entity's rights to the ground, water surface, space thereon and earth bowel of the land whose land use rights belong to another entity.
Article 268. Bases for establishment of surface rights
Surface rights shall be established by law, according to agreement or will.
Article 269. Effect of surface rights
Surface rights shall take effect from the point of time when the holder of land use rights transfer ground, water surface, space thereon and earth bowel of the land to the holder of surface rights, unless otherwise agreed or otherwise prescribed by law.
Surface rights shall take effect to every natural and juridical person, unless otherwise prescribed by relevant laws.
Article 270. Time limit of surface rights
1. The time limit of surface rights shall be established by law, according to agreement or will provided that it does not exceed the time limit of land use rights.
2. If the agreement or will does not mention the time limit of surface rights, each party is entitled to terminate any time provided that it provides a written notification to the other party within 6 months.
Article 271. Contents of surface rights
1. Each holder of surface rights has the right to exploit and use ground, water surface, space thereon, the water and the earth bowel of the land whose land use rights belong to another entity for construction, planting or cultivation provided that it is not contrary to the provisions of this Code, the law on land, construction, planning, resources, minerals and other provisions of relevant laws.
2. The holder of surface rights has the ownership rights to every property derived as prescribed in Clause 1 of this Article.
3. If part of the whole of surface rights is transferred, the transferee shall inherit the surface rights according to conditions and within the scope in proportion to the part or the whole transferred surface rights.
Article 272. Termination of surface rights
The surface rights shall terminate in any of the following cases:
1. The time limit of surface rights has expired;
2. The holder of surface rights and the holder of land use rights shall be the same;
3. The holder of surface rights waives his/her rights;
4. Surface rights of land use rights are appropriated as prescribed in law on land;
5. As agreed by the parties or as prescribed by law.
Article 273. Realization of property upon termination of surface rights
1. Upon the termination of surface rights, its holder must return ground, water surface, space thereon and earth bowel of the land to the holder of land use rights, unless otherwise agreed or otherwise prescribed by law.
2. The holder of surface rights must realize the property under ownership upon its termination, unless otherwise agreed.
If the holder of surface rights must realize the property under ownership upon its termination, the ownership of such property shall be transferred to the holder of land use rights from the termination time, unless the latter holder refuse such property.
If the holder of land use rights refuses the property while the property is required to be realized, the holder of surface rights must pay the property realization expenses.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực