Chương XXIII Bộ luật Dân sự 2015: Thừa kế theo pháp luật
Số hiệu: | 91/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 24/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 28/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1243 đến số 1244 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật dân sự 2015 vừa được ban hành ngày 24/11/2015 với nhiều nội dung mới về xác lập, bảo vệ quyền dân sự; năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, pháp nhân; hộ gia đình, tổ hợp tác; tài sản; giao dịch dân sự; đại diện; thời hạn, thời hiệu; quyền tài sản; …
Bộ luật dân sự 2015 gồm 6 Phần, 27 Chương, 689 Điều (Thay vì Bộ luật dân sự 2005 là 7 Phần, 36 Chương, 777 Điều). Cấu trúc Bộ luật dân sự năm 2015 có phần khác biệt BLDS cũ, được sắp xếp như sau:
Phần thứ nhất: Quy định chung
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự
Chương III: Cá nhân
Chương IV: Pháp nhân
Chương V: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở đỊa phương trong quan hệ dân sự
Chương VI: Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự
Chương VII: Tài sản
Chương VIII: Giao dịch dân sự
Chương IX: Đại diện
Chương X: Thời hạn và thời hiệu
Phần thứ hai: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
Chương XI: Quy định chung
Chương XII: Chiếm hữu
Chương XIII: Quyền sở hữu
Chương XIV: Quyền khác đối với tài sản
Phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng
Chương XV: Quy định chung
Chương XVI: Một số hợp đồng thông dụng
Chương XVII: Hứa thưởng , thi có giải
Chương XVIII: Thực hiện công việc không có uỷ quyền
Chương XIX: Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Chương XX: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Phần thứ tư: Thừa kế
Chương XXI: Quy định chung
Chương XXII: Thừa kế theo di chúc
Chương XXIII: Thừa kế theo pháp luật
Chương XXIV: Thanh toán và phân chia di sản
Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Chương XXV: Quy định chung
Xhương XXVI: Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân
Chương XXVII: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân
Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành
Theo đó, Bộ luật DS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Chuyển đổi giới tính
Theo Điều 37 Bộ luật dân sự 2015, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của BLDS 2015 và luật khác có liên quan.
- Pháp nhân thương mại
Tại Điều 75 Luật dân sự 2015 có quy định pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
- Thời hiệu thừa kế
+ Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
+ Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
+ Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng
Tại Điều 406 Luật dân sự 2015 có quy định:
+ Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.
+ Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.
+ Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Quyền khác đối với tài sản tại Điều 159 Bộ luật dân sự năm 2015
+ Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
+ Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng dụng; Quyền bề mặt.
BLDS 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
1. Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
2. Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.
INHERITANCE AT LAW
Article 649. Inheritance at law
Inheritance at law means inheritance in accordance with the order of priority of inheritance and the conditions and procedures of inheritance provided by law.
Article 650. Cases of inheritance at law
1. Inheritance at law shall apply in the following cases:
a) There is no will;
b) The will is unlawful;
c) All heirs under the will died prior to or at the same time as the testator dying, or the bodies or organizations which are entitled to inherit under the will no longer exist at the time of commencement of the inheritance;
d) The persons appointed as heirs under the will do not have the right to inherit or disclaimed the right to inherit.
2. Inheritance at law shall also apply to the following parts of an estate:
a) Parts of an estate in respect of which no disposition has been made in the will;
b) Parts of an estate related to an ineffective part of the will;
c) Parts of an estate related to heirs under the will not having the right to inherit, having disclaimed the right to inherit, or having died prior to or at the same time as the testator dying; and parts of an estate related to bodies or organizations entitled to inherit under the will but no longer existing at the time of commencement of the inheritance.
1. Heirs at law are categorized in the following order of priority:
a) The first level of heirs comprises: spouses, biological parents, adoptive parents, offspring and adopted children of the deceased;
b) The second level of heirs comprises: grandparents and siblings of the deceased; and biological grandchildren of the deceased;
c) The third level of heirs comprises: biological great-grandparents of the deceased, biological uncles and aunts of the deceased and biological nephews and nieces of the deceased.
2. Heirs at the same level shall be entitled to equal shares of the estate.
3. Heirs at a lower level shall be entitled to inherit where there are no heirs at a higher level because such heirs have died, or because they are not entitled to inherit, have been deprived of the right to inherit or have disclaimed the right to inherit.
Where a child of a testator died prior to or at the same time as the testator, the grandchildren of the testator shall inherit that part of the estate which their father or mother would have been entitled to inherit had such father or mother still been alive. If the grandchildren also died prior to or at the same time as the testator, the great-grandchildren of the testator shall inherit that part of the estate which their father or mother would have been entitled to inherit had such father or mother still been alive.
Article 653. Inheritance relations between adopted children and their adoptive parents and biological parents
An adopted child and his or her adoptive parents may inherit each other's estates and may also inherit in accordance with articles 651 and 652 of this Code.
Article 654. Inheritance relations between stepchildren and their stepparents
If a stepchild and his or her stepparents care for and support each other as though they were biologically related, they may inherit each other's estates and may also inherit in accordance with articles 652 and 653 of this Code.
Article 655. Inheritance where wives and husbands have divided multiple ownership property, have applied for divorce or have remarried
1. Where a wife and husband have divided their multiple ownership property while they are still married and one of them subsequently dies, the surviving spouse shall still be entitled to inherit the estate of the deceased.
2. Where a wife and husband have applied for but not yet obtained a legally effective divorce pursuant to a judgment or decision of a court, or they have obtained such a divorce but the judgment or decision of the court is not yet effective, and one of them dies, the surviving spouse shall, nevertheless, be entitled to inherit the estate of the deceased.
3. A person who is the wife or husband of the deceased at the time when his or her spouse dies shall be entitled to inherit the estate of the deceased even if that person subsequently remarries.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Mục 3. BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
Điều 294. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
Điều 297. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba
Điều 305. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm
Điều 311. Nghĩa vụ của bên cầm cố
Điều 312. Quyền của bên cầm cố
Tiểu mục 4. ĐẶT CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUỸ
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Điều 598. Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra