Chương XVI Bộ luật Dân sự 2015: Một số hợp đồng thông dụng
Số hiệu: | 91/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 24/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 28/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1243 đến số 1244 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật dân sự 2015 vừa được ban hành ngày 24/11/2015 với nhiều nội dung mới về xác lập, bảo vệ quyền dân sự; năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, pháp nhân; hộ gia đình, tổ hợp tác; tài sản; giao dịch dân sự; đại diện; thời hạn, thời hiệu; quyền tài sản; …
Bộ luật dân sự 2015 gồm 6 Phần, 27 Chương, 689 Điều (Thay vì Bộ luật dân sự 2005 là 7 Phần, 36 Chương, 777 Điều). Cấu trúc Bộ luật dân sự năm 2015 có phần khác biệt BLDS cũ, được sắp xếp như sau:
Phần thứ nhất: Quy định chung
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự
Chương III: Cá nhân
Chương IV: Pháp nhân
Chương V: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở đỊa phương trong quan hệ dân sự
Chương VI: Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự
Chương VII: Tài sản
Chương VIII: Giao dịch dân sự
Chương IX: Đại diện
Chương X: Thời hạn và thời hiệu
Phần thứ hai: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
Chương XI: Quy định chung
Chương XII: Chiếm hữu
Chương XIII: Quyền sở hữu
Chương XIV: Quyền khác đối với tài sản
Phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng
Chương XV: Quy định chung
Chương XVI: Một số hợp đồng thông dụng
Chương XVII: Hứa thưởng , thi có giải
Chương XVIII: Thực hiện công việc không có uỷ quyền
Chương XIX: Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Chương XX: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Phần thứ tư: Thừa kế
Chương XXI: Quy định chung
Chương XXII: Thừa kế theo di chúc
Chương XXIII: Thừa kế theo pháp luật
Chương XXIV: Thanh toán và phân chia di sản
Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Chương XXV: Quy định chung
Xhương XXVI: Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân
Chương XXVII: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân
Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành
Theo đó, Bộ luật DS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Chuyển đổi giới tính
Theo Điều 37 Bộ luật dân sự 2015, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của BLDS 2015 và luật khác có liên quan.
- Pháp nhân thương mại
Tại Điều 75 Luật dân sự 2015 có quy định pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
- Thời hiệu thừa kế
+ Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
+ Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
+ Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng
Tại Điều 406 Luật dân sự 2015 có quy định:
+ Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.
+ Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.
+ Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Quyền khác đối với tài sản tại Điều 159 Bộ luật dân sự năm 2015
+ Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
+ Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng dụng; Quyền bề mặt.
BLDS 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.
1. Tài sản được quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó.
2. Tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.
1. Chất lượng của tài sản mua bán do các bên thỏa thuận.
2. Trường hợp tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì thỏa thuận của các bên về chất lượng của tài sản không được thấp hơn chất lượng của tài sản được xác định theo tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Khi các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về chất lượng tài sản mua bán thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.
Trường hợp không có tiêu chuẩn về chất lượng của tài sản đã được công bố, quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tiêu chuẩn ngành nghề thì chất lượng của tài sản mua bán được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng và theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
1. Giá, phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật quy định giá, phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thỏa thuận của các bên phải phù hợp với quy định đó.
2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá, phương thức thanh toán thì giá được xác định theo giá thị trường, phương thức thanh toán được xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.
1. Thời hạn thực hiện hợp đồng mua bán do các bên thỏa thuận. Bên bán phải giao tài sản cho bên mua đúng thời hạn đã thỏa thuận; bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý.
2. Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.
3. Bên mua thanh toán tiền mua theo thời gian thỏa thuận. Nếu không xác định hoặc xác định không rõ ràng thời gian thanh toán thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.
1. Tài sản được giao theo phương thức do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì tài sản do bên bán giao một lần và trực tiếp cho bên mua.
2. Trường hợp theo thỏa thuận, bên bán giao tài sản cho bên mua thành nhiều lần mà bên bán thực hiện không đúng nghĩa vụ ở một lần nhất định thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1. Trường hợp bên bán giao tài sản với số lượng nhiều hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì phải thanh toán đối với phần dôi ra theo giá được thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có một trong các quyền sau đây:
a) Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu;
b) Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;
c) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.
1. Trường hợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì bên mua có một trong các quyền sau đây:
a) Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ;
b) Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất thỏa thuận giữa các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do giao vật không đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được giao đồng bộ.
Trường hợp tài sản được giao không đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyền sau đây:
1. Nhận và thanh toán theo giá do các bên thỏa thuận.
2. Yêu cầu giao tài sản đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại.
3. Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc giao không đúng chủng loại làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.
Trường hợp tài sản gồm nhiều chủng loại mà bên bán không giao đúng với thỏa thuận đối với một hoặc một số loại thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến loại tài sản đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
2. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.
3. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.
1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
1. Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu được xác định theo chi phí đã được công bố, quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề.
3. Trường hợp không có căn cứ xác định theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu được xác định theo tiêu chuẩn thông thường hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng.
4. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định về chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu thì bên bán phải chịu chi phí vận chuyển đến địa điểm giao tài sản và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu.
Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ này thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện trong một thời hạn hợp lý; nếu bên bán vẫn không thực hiện làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1. Bên bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản đã bán cho bên mua không bị người thứ ba tranh chấp.
2. Trường hợp tài sản bị người thứ ba tranh chấp thì bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua; nếu người thứ ba có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản mua bán thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp bên mua biết hoặc phải biết tài sản mua bán thuộc sở hữu của người thứ ba mà vẫn mua thì phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu và không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1. Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay cho bên bán khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác, giảm giá và bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì, nhãn hiệu hàng hóa hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn.
3. Bên bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của vật trong trường hợp sau đây:
a) Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua;
b) Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ cũ;
c) Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật.
Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.
Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.
1. Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết.
2. Bên bán chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.
3. Bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các bên thỏa thuận hoặc trong một thời gian hợp lý; nếu bên bán không thể sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.
1. Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.
2. Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
1. Trường hợp mua bán quyền tài sản thì bên bán phải chuyển giấy tờ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho bên mua, bên mua phải trả tiền cho bên bán.
2. Trường hợp quyền tài sản là quyền đòi nợ và bên bán cam kết bảo đảm khả năng thanh toán của người mắc nợ thì bên bán phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán, nếu khi đến hạn mà người mắc nợ không trả.
3. Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.
Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Tài sản thuộc sở hữu chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Việc bán đấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua được dùng thử vật mua trong một thời hạn gọi là thời hạn dùng thử. Trong thời hạn dùng thử, bên mua có thể trả lời mua hoặc không mua; nếu hết thời hạn dùng thử mà bên mua không trả lời thì coi như đã chấp nhận mua theo các điều kiện đã thỏa thuận trước khi nhận vật dùng thử.
Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về thời hạn dùng thử thì thời hạn này được xác định theo tập quán của giao dịch có đối tượng cùng loại.
2. Trong thời hạn dùng thử, vật vẫn thuộc sở hữu của bên bán. Bên bán phải chịu mọi rủi ro xảy ra đối với vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trong thời hạn dùng thử, bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố tài sản khi bên mua chưa trả lời.
3. Trường hợp bên dùng thử trả lời không mua thì phải trả lại vật cho bên bán và phải bồi thường thiệt hại cho bên bán, nếu làm mất, hư hỏng vật dùng thử. Bên dùng thử không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn thông thường do việc dùng thử gây ra và không phải hoàn trả hoa lợi do việc dùng thử mang lại.
1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
1. Bên bán có thể thỏa thuận với bên mua về quyền chuộc lại tài sản đã bán sau một thời hạn gọi là thời hạn chuộc lại.
Thời hạn chuộc lại tài sản do các bên thỏa thuận; trường hợp không có thỏa thuận thì thời hạn chuộc lại không quá 01 năm đối với động sản và 05 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm giao tài sản, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Trong thời hạn này, bên bán có quyền chuộc lại bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên mua trong một thời gian hợp lý. Giá chuộc lại là giá thị trường tại thời điểm và địa điểm chuộc lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trong thời hạn chuộc lại, bên mua không được xác lập giao dịch chuyển quyền sở hữu tài sản cho chủ thể khác và phải chịu rủi ro đối với tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
1. Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.
2. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định.
3. Trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
4. Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 430 đến Điều 439, từ Điều 441 đến Điều 449 và Điều 454 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản.
Trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.
Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho. Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.
1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.
1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.
4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Giá thuê do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê.
1. Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích thuê.
2. Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý.
Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.
1. Bên cho thuê phải giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận và cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó.
2. Trường hợp bên cho thuê chậm giao tài sản thì bên thuê có thể gia hạn giao tài sản hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu tài sản thuê không đúng chất lượng như thỏa thuận thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1. Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.
2. Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Sửa chữa tài sản;
b) Giảm giá thuê;
c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.
3. Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.
1. Bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.
2. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.
2. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.
1. Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
2. Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1. Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.
2. Trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
1. Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.
2. Trường hợp tài sản thuê là động sản thì địa điểm trả lại tài sản thuê là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp tài sản thuê là gia súc thì bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê.
4. Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận.
5. Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.
Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.
Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Thời hạn thuê khoán do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.
Giá thuê khoán do các bên thỏa thuận; nếu thuê khoán thông qua đấu thầu thì giá thuê khoán là giá được xác định theo kết quả đấu thầu.
Khi giao tài sản thuê khoán, các bên phải lập biên bản đánh giá tình trạng của tài sản thuê khoán và xác định giá trị tài sản thuê khoán.
Trường hợp các bên không xác định được giá trị thì mời người thứ ba xác định giá trị và phải lập thành văn bản.
1. Tiền thuê khoán có thể bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiện một công việc.
2. Bên thuê khoán phải trả đủ tiền thuê khoán cho dù không khai thác công dụng tài sản thuê khoán.
3. Khi giao kết hợp đồng thuê khoán, các bên có thể thỏa thuận điều kiện về việc giảm tiền thuê khoán; nếu hoa lợi, lợi tức bị mất ít nhất là một phần ba do sự kiện bất khả kháng thì bên thuê khoán có quyền yêu cầu giảm hoặc miễn tiền thuê khoán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp bên thuê khoán phải trả hiện vật theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác công dụng của tài sản thuê khoán thì phải trả vào thời điểm kết thúc thời vụ hoặc kết thúc chu kỳ khai thác, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Trường hợp bên thuê khoán phải thực hiện một công việc thì phải thực hiện đúng công việc đó.
6. Thời hạn trả tiền thuê khoán do các bên thỏa thuận, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì bên thuê khoán phải thanh toán vào ngày cuối cùng của mỗi tháng; trường hợp thuê khoán theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì phải thanh toán chậm nhất khi kết thúc chu kỳ sản xuất, kinh doanh đó.
Bên thuê khoán phải khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích đã thỏa thuận và báo cho bên thuê khoán theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản; nếu bên cho thuê khoán có yêu cầu hoặc cần báo đột xuất thì bên thuê khoán phải báo kịp thời. Khi bên thuê khoán khai thác công dụng tài sản thuê khoán không đúng mục đích thì bên cho thuê khoán có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1. Trong thời hạn khai thác tài sản thuê khoán, bên thuê khoán phải bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu bên thuê khoán làm mất, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút giá trị tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại. Bên thuê khoán không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê khoán.
2. Bên thuê khoán có thể tự mình sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán, nếu có thỏa thuận và phải bảo toàn giá trị tài sản thuê khoán.
Bên cho thuê khoán phải thanh toán cho bên thuê khoán chi phí hợp lý để sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán theo thỏa thuận.
3. Bên thuê khoán không được cho thuê khoán lại, trừ trường hợp được bên cho thuê khoán đồng ý.
Trong thời hạn thuê khoán gia súc, bên thuê khoán được hưởng một nửa số gia súc sinh ra và phải chịu một nửa thiệt hại về gia súc thuê khoán do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
1. Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý; nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác.
2. Trường hợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho thuê khoán không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp đồng.
Khi chấm dứt hợp đồng thuê khoán, bên thuê khoán phải trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp với mức độ khấu hao đã thỏa thuận; nếu làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại.
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.
1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.
1. Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
2. Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.
3. Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.
1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.
2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.
3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.
1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.
Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật Đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.
1. Quy định chung về hợp đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan trong Bộ luật này cũng được áp dụng với hợp đồng về quyền sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đai.
1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
2. Hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.
Hợp đồng hợp tác có nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục đích, thời hạn hợp tác;
2. Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
3. Tài sản đóng góp, nếu có;
4. Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
5. Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
6. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
7. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
8. Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
9. Điều kiện chấm dứt hợp tác.
1. Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.
Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này và phải bồi thường thiệt hại.
2. Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.
Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.
1. Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.
2. Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.
3. Bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.
4. Thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
1. Trường hợp các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Trường hợp các thành viên hợp tác không cử ra người đại diện thì các thành viên hợp tác phải cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Giao dịch dân sự do chủ thể quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này xác lập, thực hiện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tất cả thành viên hợp tác.
Các thành viên hợp tác chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung; nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì thành viên hợp tác phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.
1. Thành viên có quyền rút khỏi hợp đồng hợp tác trong trường hợp sau đây:
a) Theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác;
b) Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
2. Thành viên rút khỏi hợp đồng hợp tác có quyền yêu cầu nhận lại tài sản đã đóng góp, được chia phần tài sản trong khối tài sản chung và phải thanh toán các nghĩa vụ theo thỏa thuận. Trường hợp việc phân chia tài sản bằng hiện vật làm ảnh hưởng đến hoạt động hợp tác thì tài sản được tính giá trị thành tiền để chia.
Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không làm chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người này được xác lập, thực hiện trước thời điểm rút khỏi hợp đồng hợp tác.
3. Việc rút khỏi hợp đồng hợp tác không thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều này thì thành viên rút khỏi hợp đồng được xác định là bên vi phạm hợp đồng và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
Trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định khác thì một cá nhân, pháp nhân trở thành thành viên mới của hợp đồng nếu được sự đồng ý của hơn một nửa tổng số thành viên hợp tác.
1. Hợp đồng hợp tác chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận của các thành viên hợp tác;
b) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
c) Mục đích hợp tác đã đạt được;
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.
2. Khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, các khoản nợ phát sinh từ hợp đồng phải được thanh toán; nếu tài sản chung không đủ để trả nợ thì phải lấy tài sản riêng của các thành viên hợp tác để thanh toán theo quy định tại Điều 509 của Bộ luật này.
Trường hợp các khoản nợ đã được thanh toán xong mà tài sản chung vẫn còn thì được chia cho các thành viên hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
1. Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.
2. Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.
1. Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1. Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
2. Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
3. Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.
4. Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
5. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
6. Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
1. Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
2. Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.
3. Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.
1. Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận.
2. Khi giao kết hợp đồng, nếu không có thỏa thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.
3. Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1. Trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên sử dụng dịch vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp bên sử dụng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Sau khi kết thúc thời hạn thực hiện công việc theo hợp đồng dịch vụ mà công việc chưa hoàn thành và bên cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện công việc, bên sử dụng dịch vụ biết nhưng không phản đối thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên được tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thỏa thuận cho đến khi công việc được hoàn thành.
Hợp đồng vận chuyển hành khách là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển chuyên chở hành khách, hành lý đến địa điểm đã định theo thỏa thuận, hành khách phải thanh toán cước phí vận chuyển.
1. Hợp đồng vận chuyển hành khách có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Vé là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng vận chuyển hành khách giữa các bên.
1. Chuyên chở hành khách từ địa điểm xuất phát đến đúng địa điểm, đến đúng giờ, bằng phương tiện đã thỏa thuận một cách an toàn, theo lộ trình; bảo đảm đủ chỗ cho hành khách và không chuyên chở vượt quá trọng tải.
2. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm thời gian xuất phát đã được thông báo hoặc theo thỏa thuận.
4. Chuyên chở hành lý và trả lại cho hành khách hoặc người có quyền nhận hành lý tại địa điểm thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình.
5. Hoàn trả cho hành khách cước phí vận chuyển theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
1. Yêu cầu hành khách trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý mang theo người vượt quá mức quy định.
2. Từ chối chuyên chở hành khách trong trường hợp sau đây:
a) Hành khách không chấp hành quy định của bên vận chuyển hoặc có hành vi làm mất trật tự công cộng, cản trở công việc của bên vận chuyển, đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác hoặc có hành vi khác không bảo đảm an toàn trong hành trình; trong trường hợp này, hành khách không được trả lại cước phí vận chuyển và phải chịu phạt vi phạm, nếu điều lệ vận chuyển có quy định;
b) Do tình trạng sức khỏe của hành khách mà bên vận chuyển thấy rõ rằng việc vận chuyển sẽ gây nguy hiểm cho chính hành khách đó hoặc người khác trong hành trình;
c) Để ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.
1. Trả đủ cước phí vận chuyển hành khách, cước phí vận chuyển hành lý vượt quá mức quy định và tự bảo quản hành lý mang theo người.
2. Có mặt tại điểm xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận.
3. Tôn trọng, chấp hành đúng quy định của bên vận chuyển và quy định khác về bảo đảm an toàn giao thông.
1. Yêu cầu được chuyên chở đúng bằng phương tiện vận chuyển và giá trị theo cước phí vận chuyển với lộ trình đã thỏa thuận.
2. Được miễn cước phí vận chuyển đối với hành lý ký gửi và hành lý xách tay trong hạn mức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
3. Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh hoặc bồi thường thiệt hại, nếu bên vận chuyển có lỗi trong việc không chuyên chở đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận.
4. Nhận lại toàn bộ hoặc một phần cước phí vận chuyển trong trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 525 của Bộ luật này và trường hợp khác do pháp luật quy định hoặc theo thỏa thuận.
5. Nhận hành lý tại địa điểm đã thỏa thuận theo đúng thời gian, lộ trình.
6. Yêu cầu tạm dừng hành trình trong thời hạn và theo thủ tục do pháp luật quy định.
1. Trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thỏa thuận, quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.
Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.
1. Hợp đồng vận chuyển tài sản được giao kết bằng văn bản, bằng lời nói hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
2. Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên.
1. Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm và đóng gói theo đúng quy cách đã thỏa thuận; phải chịu chi phí xếp, dỡ tài sản lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên thuê vận chuyển giao tài sản không đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận thì phải thanh toán chi phí chờ đợi và tiền vận chuyển tài sản đến địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng cho bên vận chuyển.
Trường hợp bên vận chuyển chậm tiếp nhận tài sản tại địa điểm đã thỏa thuận thì phải chịu chi phí phát sinh do việc chậm tiếp nhận.
1. Mức cước phí vận chuyển do các bên thỏa thuận; nếu pháp luật có quy định về mức cước phí vận chuyển thì áp dụng mức cước phí đó.
2. Bên thuê vận chuyển phải thanh toán đủ cước phí vận chuyển sau khi tài sản được chuyển lên phương tiện vận chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
1. Bảo đảm vận chuyển tài sản đầy đủ, an toàn đến địa điểm đã định, theo đúng thời hạn.
2. Giao tài sản cho người có quyền nhận.
3. Chịu chi phí liên quan đến việc chuyên chở tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
5. Bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển trong trường hợp bên vận chuyển để mất, hư hỏng tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
1. Kiểm tra sự xác thực của tài sản, của vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác.
2. Từ chối vận chuyển tài sản không đúng với loại tài sản đã thỏa thuận trong hợp đồng.
3. Yêu cầu bên thuê vận chuyển thanh toán đủ cước phí vận chuyển đúng thời hạn.
4. Từ chối vận chuyển tài sản cấm giao dịch, tài sản có tính chất nguy hiểm, độc hại, nếu bên vận chuyển biết hoặc phải biết.
1. Trả đủ tiền cước phí vận chuyển cho bên vận chuyển theo đúng thời hạn, phương thức đã thỏa thuận.
2. Cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến tài sản vận chuyển để bảo đảm an toàn cho tài sản vận chuyển.
3. Trông coi tài sản trên đường vận chuyển, nếu có thỏa thuận. Trường hợp bên thuê vận chuyển trông coi tài sản mà tài sản bị mất, hư hỏng thì không được bồi thường.
1. Yêu cầu bên vận chuyển chuyên chở tài sản đến đúng địa điểm, thời điểm đã thỏa thuận.
2. Trực tiếp hoặc chỉ định người thứ ba nhận lại tài sản đã thuê vận chuyển.
1. Bên nhận tài sản có thể là bên thuê vận chuyển tài sản hoặc là người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản.
2. Bên vận chuyển phải giao tài sản đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm cho bên nhận tài sản theo thỏa thuận.
3. Trường hợp tài sản đã được chuyển đến địa điểm giao tài sản đúng thời hạn nhưng không có bên nhận tài sản thì bên vận chuyển có thể gửi số tài sản đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên thuê vận chuyển hoặc người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản. Bên thuê vận chuyển hoặc người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản phải chịu chi phí hợp lý phát sinh từ việc gửi giữ tài sản.
Nghĩa vụ giao tài sản hoàn thành khi tài sản đã được gửi giữ và bên thuê vận chuyển hoặc người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định nhận tài sản đã được thông báo về việc gửi giữ.
1. Xuất trình cho bên vận chuyển vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương khác và nhận tài sản đúng thời hạn, địa điểm đã thỏa thuận.
2. Chịu chi phí xếp, dỡ tài sản vận chuyển, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Thanh toán chi phí hợp lý phát sinh do việc chậm tiếp nhận tài sản.
4. Trường hợp bên nhận tài sản là người thứ ba được bên thuê vận chuyển chỉ định thì phải thông báo cho bên thuê vận chuyển về việc nhận tài sản và thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của bên thuê vận chuyển.
1. Kiểm tra số lượng, chất lượng tài sản được vận chuyển đến.
2. Nhận tài sản được vận chuyển đến.
3. Yêu cầu bên vận chuyển thanh toán chi phí hợp lý phát sinh do phải chờ nhận tài sản nếu bên vận chuyển chậm giao.
4. Yêu cầu bên vận chuyển bồi thường thiệt hại do tài sản bị mất, hư hỏng.
1. Bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất hoặc hư hỏng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 536 của Bộ luật này.
2. Bên thuê vận chuyển phải bồi thường thiệt hại cho bên vận chuyển và người thứ ba về thiệt hại do tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.
3. Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.
Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
1. Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.
2. Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.
3. Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.
1. Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
2. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
3. Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
1. Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.
2. Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.
3. Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
4. Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.
5. Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.
6. Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.
1. Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.
2. Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.
3. Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận.
Cho đến khi giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Khi bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công.
Bên nhận gia công phải giao sản phẩm và bên đặt gia công phải nhận sản phẩm theo đúng thời hạn và tại địa điểm đã thỏa thuận.
1. Trường hợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia công có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên nhận gia công vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên đặt gia công có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Trường hợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì bên nhận gia công có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên đặt gia công. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thỏa thuận và bên đặt gia công đã được thông báo. Bên đặt gia công phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ.
1. Mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.
2. Bên đặt gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên nhận gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.
1. Bên đặt gia công phải trả đủ tiền công vào thời điểm nhận sản phẩm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp không có thỏa thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công và vào thời điểm trả tiền.
3. Bên đặt gia công không có quyền giảm tiền công, nếu sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà mình đã cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của mình.
Khi hợp đồng gia công chấm dứt, bên nhận gia công phải hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
1. Khi giao tài sản phải báo ngay cho bên giữ biết tình trạng tài sản và biện pháp bảo quản thích hợp đối với tài sản gửi giữ; nếu không báo mà tài sản gửi giữ bị tiêu hủy hoặc hư hỏng do không được bảo quản thích hợp thì bên gửi phải tự chịu; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Phải trả đủ tiền công, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thỏa thuận.
1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.
2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
1. Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
2. Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
3. Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
4. Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
1. Yêu cầu bên gửi trả tiền công theo thỏa thuận.
2. Yêu cầu bên gửi trả chi phí hợp lý để bảo quản tài sản trong trường hợp gửi không trả tiền công.
3. Yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên gửi một thời gian hợp lý trong trường hợp gửi giữ không xác định thời hạn.
4. Bán tài sản gửi giữ có nguy cơ bị hư hỏng hoặc tiêu hủy nhằm bảo đảm lợi ích cho bên gửi, báo việc đó cho bên gửi và trả cho bên gửi khoản tiền thu được do bán tài sản, sau khi trừ chi phí hợp lý để bán tài sản.
1. Bên giữ phải trả lại chính tài sản đã nhận và cả hoa lợi nếu có, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Địa điểm trả tài sản gửi giữ là nơi gửi; nếu bên gửi yêu cầu trả tài sản ở địa điểm khác thì phải chịu chi phí vận chuyển đến nơi đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Bên giữ phải trả lại tài sản đúng thời hạn và chỉ có quyền yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn, nếu có lý do chính đáng.
Trường hợp bên giữ chậm giao tài sản thì không được yêu cầu bên gửi trả tiền công và thanh toán các chi phí về bảo quản, kể từ thời điểm chậm giao và phải chịu rủi ro đối với tài sản trong thời gian chậm giao tài sản.
Trường hợp bên gửi chậm nhận tài sản thì phải thanh toán các chi phí về bảo quản và tiền công cho bên nhận giữ tài sản trong thời gian chậm nhận.
1. Bên gửi phải trả đủ tiền công khi lấy lại tài sản gửi giữ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp các bên không thỏa thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình tại địa điểm và thời điểm trả tiền công.
3. Khi bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì vẫn phải trả đủ tiền công và thanh toán chi phí cần thiết phát sinh từ việc bên giữ phải trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Khi bên giữ yêu cầu bên gửi lấy lại tài sản trước thời hạn thì bên giữ không được nhận tiền công và phải bồi thường thiệt hại cho bên gửi, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
1. Bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác trong trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của bên ủy quyền;
b) Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
2. Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
3. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.
1. Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
2. Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.
1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.
2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.
3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.
1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.
2. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật này.
1. Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
COMMON CONTRACTS
Section 1. SALE CONTRACTS OF PROPERTY
Article 430. Sale contract of property
Sale contract means an agreement between parties whereby a seller is obligated to transfer the ownership rights of property to the purchaser and the purchaser is obligated to make a payment to the seller.
Sale contracts of houses or sale contracts of houses for other purposes shall comply with this Code, the Law on Housing and relevant laws.
Article 431. Subject matter of sale contracts
1. Each property prescribed in this Code may be the subject matter of a sale contract. If a property is banned or restricted from transfer as prescribed by laws, it shall become a subject matter of a sale contract if it complies with the regulations of such laws.
2. The property is under ownership of the seller and the seller has the right to sell it.
Article 432. Quality of objects for sale
1. The quality of an object for sale and purchase shall be as agreed by the parties.
2. Where the quality of an object has been proclaimed or is provided by a competent authority, the quality of the object agreed by the parties shall not be lower than the quality proclaimed standard or the stipulations of the competent authority.
3. Where parties have not agreed on or agree unclearly on the quality of the object for sale, its quality shall conform to requirements pertaining to quality of the object proclaimed or prescribed by a competent authority or by industry standards.
If there is no quality standard, regulations of a competent authority and industry standard in terms of an object for sale, its quality shall be determined according to normal standards or separate standards in conformity with the purposes of entering into contract and as prescribed in the Law on consumers’ right protection.
Article 433. Price and method of payment
1. Price shall be as agreed by the parties or as determined by a third person at the request of the parties. With respect to property in a transaction for which a competent authority has provided price and method of payment, the parties shall reach an agreement in accordance with such regulations.
2. Where parties reach no agreement or reach an agreement with unclear terms about price and method of payment, the price shall be determined according to the market price and the method of payment shall be determined according to the customary practice at the time and place of entering into the contract.
Article 434. Time limits for performance of sale contracts
1. The time limit for performance of a sale contract shall be as agreed by the parties. The seller must deliver the property to the purchaser at the agreed time. The seller may only deliver the property prior to the time limit with the consent of the purchaser.
2. Where the parties have not agreed on a time limit for delivery of the property, the purchaser has the right to demand, at any time, the seller to deliver the property and the seller also has the right to demand, at any time, the purchaser to accept the property, but the parties must give an advanced reasonable notice to each other.
3. The purchaser shall make the payment according to the agreed time. Where the parties have no agreement or have an unclear agreement on the time limit for payment, the purchaser must pay immediately upon receipt of the property or documents proving the ownership of the property.
Article 435. Place for delivery of property
The place for delivery of the property shall be as agreed by the parties. If there is no agreement, Clause 2 of Article 277 of this Code shall apply.
Article 436. Method for delivery of property
1. Property shall be delivered by the method as agreed by the parties. If there is no agreement on the method for delivery of the property, the property shall be delivered at one time directly to the purchaser.
2. If the parties agreed that the seller shall deliver property to the purchaser many times, but the seller violates obligation of delivery in a certain time, the purchaser may cancel the part of contract related to such violation and claim compensation.
Article 437. Liability in respect of delivery of objects in incorrect quantities
1. Where a seller delivers objects in a quantity which is more than that agreed, the purchaser has the right to accept or not to accept the excess. If it accepts the excess, payment shall be made in accordance with the agreement on the excess.
2. Where a seller delivers objects in a quantity which is less than that agreed, the purchaser has one of the following rights:
a) Accept the amount delivered and set a time limit for the seller to deliver the amount outstanding;
b) Accept the amount delivered and demand compensation for damage;
c) Cancel the contract and demand compensation for damage if the violation prevents the purchaser from achieving the purposes of enter into the contract.
Article 438. Liability in respect of delivery of incomplete integrated objects
1. Where an integrated object is delivered incomplete, thereby rendering the object unusable, the purchaser has one of the following rights:
a) Accept the object and demand the seller to deliver the remaining parts, demand compensation for damage, and postpone payment in respect of the parts received until the missing parts are delivered;
b) Cancel the contract and demand compensation for damage.
2. Where a purchaser has paid for, but not yet accepted, the delivery of an incomplete integrated object, the purchaser shall be paid interest on the amount pre-paid as agreed by the parties provided it does not exceed the interest rate prescribed in Clause 1 Article 468 of this Code. If the parties do not agree the interest rate, Clause 2 Article 468 of this Code shall apply and the purchaser may demand the seller to compensate for damage due to the delivery of the incomplete integrated object from the time when the contract is required to be performed to the time when the complete integrated object is delivered.
Article 439. Liability in respect of delivery of objects of incorrect type
Where an object delivered is of an incorrect type, the purchaser has one of the following rights:
1. Accept the object and pay the agreed price;
2. Demand delivery of an object of the correct type and compensation for damage;
3. c) Cancel the contract and demand compensation for damage if the delivery of incorrect type prevents the purchaser from achieving the purposes of enter into the contract.
With regard to an object including many types, if the seller fails to deliver it in conformity with the agreement, the purchaser may cancel the part of contract related to such object and claim compensation.
Article 440. Obligation to make payment
1. A purchaser must pay the full price at the agreed place and time.
2. If the parties only agree on time limit for delivery of object, the time limit for payment shall be determined equivalent to the time limit for delivery of object. If the parties do not agree on time limit for delivery of object and payment, the purchaser must make payment upon the receipt of the object.
3. If the purchaser fails to make payment, he/she/it must pay interest on the late payment as prescribed in Article 357 of this Code.
Article 441. Transfer of risks
1. The seller shall bear all risks of the property until the property is delivered to the purchaser, the purchaser shall bear all risks of the property from the time of acceptance of the property, unless otherwise agreed or prescribed by law.
2. Where the law requires that ownership rights with respect to property which is the subject matter of a contract for sale and purchase must be registered, the seller bear all risks until the completion of the registration procedures and the purchaser bear all risks from the completion of the registration procedures, unless otherwise agreed.
Article 442. Transport costs and costs related to transfer of ownership rights
1. Transport costs and costs related to transfer of ownership rights shall be agreed by the parties, unless otherwise prescribed by law.
2. Where the parties do not reach an agreement or reach an unclear agreement on transport costs and costs related to transfer of ownership rights, those costs shall be determined according to the costs proclaimed or prescribed by a competent authority or industry standards.
3. If there is no basis prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article, the transport costs and costs related to transfer of ownership rights shall be determined according to normal standards or separate standards in conformity with the purposes of entering into contract.
4. Where the parties have not agreed on and the law does not provide transport costs and costs related to transfer of ownership rights, the seller shall be liable for the costs of transportation to the place of delivery of the property and the costs related to the transfer of the ownership rights.
Article 443. Obligation to provide information and instructions for use
A seller has the obligation to provide a purchaser with necessary information on the property for sale and instructions on the use of the property. If the seller fails to perform this obligation, the purchaser has the right to require the seller to perform such obligation within a reasonable time limit and, if the seller still fails to perform such obligation that prevents the purchaser from achieving the purposes of entering into the contract, the purchaser has the right to cancel the contract and demand compensation for damage.
Article 444. Assurances as to ownership rights of purchasers with respect to purchased property
1. A seller has the obligation to assure that the ownership rights with respect to the property sold to a purchaser are not disputed by a third person.
2. Where ownership rights with respect to property are disputed by a third person, the seller must support the purchaser in protecting the interests of the purchaser. If a third person has the ownership rights with respect to all or part of the property for sale and purchase, the purchaser has the right to cancel the contract and require the seller to compensate for damage.
3. Where a purchaser knows or should know that property for sale and purchase is under the ownership of a third person but, nevertheless, purchases the property, the purchaser must return the property to the owner and does not have the right to demand compensation for damage.
Article 445. Assurances as to quality of objects for sale
1. A seller must assure the utility value or the characteristics of the object for sale and purchase. If, after having purchased an object, a purchaser discovers defects which cause the object to lose its value or diminish its utility value, the purchaser must notify the seller immediately of such defects and has the right to require the seller to repair or replace the defective object with another object, to reduce its price and to compensate for damage, unless otherwise agreed.
2. A seller must assure that an object for sale corresponds to descriptions on any package, to any trademark or to any sample selected by the purchaser.
3. A seller shall not be liable for any defect of an object in the following cases:
a) Where the purchaser knew or should have known of the defect at the time of purchase;
b) Where the object was sold at an auction or a second-hand shop;
c) Where the purchaser was at fault for causing the defect.
Article 446. Warranty obligation
If agreed by parties or provided by law, a seller has the obligation to provide a warranty for the object for sale and purchase for a certain period, hereinafter referred to as the warranty period.
The warranty period shall be calculated from the time when the purchaser has the obligation to accept the object.
Article 447. Right to claim on warranty
If a purchaser discovers a defect in a purchased object during the warranty period, it has the right to require the seller to repair the object free of charge, or reduce its price or replace it with another object, or it has the right to return the object in exchange for a refund.
Article 448. Repairs of objects during warranty periods
1. A seller must repair a defective object and assure that it satisfies the quality standards or characteristics as undertaken.
2. A seller shall pay the costs for repairing a defective object and for transporting it from the place of residence or head office of the purchaser to the place of repair and vice versa.
3. A purchaser has the right to require the seller to complete the repairs within a time limit agreed by the parties or within a reasonable time. If the seller is not able to make or complete the repairs within such time, the purchaser has the right to demand a price reduction or replacement of the defective object with another object, or it has the right to return the object in exchange for a refund.
Article 449. Compensation for damage during warranty periods
1. In addition to demanding the performance of warranty obligations, a purchaser has the right to require the seller to compensate for damage caused during the warranty period due to technical defects of the object.
2. A seller shall not be liable to compensate for damage if it is able to prove that the damage was caused due to the fault of the purchaser. The seller shall be entitled to a reduction in the amount of compensation for the damage where the purchaser has failed to take all necessary measures available to it to mitigate the damage.
Article 450. Sale of property rights
1. Where property rights are sold, a seller must deliver the relevant documents and complete the procedures for transferring the ownership rights to the purchaser and the purchaser must pay the seller.
2. Where property rights are the right to demand payment of a debt and the seller has guaranteed the ability to pay of the debtor, the seller must be jointly liable for payment if the debt falls due and the debtor fails to pay.
3. The time when ownership rights with respect to property rights are transferred is the time when a purchaser receives documents evidencing the ownership rights with respect to the property rights, or the time when the transfer of the ownership rights is registered if so provided by law.
Property may be sold at an auction as required by the owner or as provided by law. A sale by auction of multiple ownership property must have the consent of all owners, unless otherwise agreed or otherwise provided by law.
The auction must be conducted in conformity of principles of objective, public and transparent, assurance of lawful rights and interests of the participants and in accordance with law on auction.
Article 452. Purchases after trial use
1. Parties may agree on the trial use of purchased property by the purchaser for a period, hereinafter referred to as the trial use period. During the trial use period, the purchaser may inform the seller whether or not the purchaser wishes to make the purchase. If the purchaser fails to inform the seller prior to the expiry of the trial use period, the purchaser shall be deemed to have accepted the purchase on the terms agreed prior to the property being received for trial use.
If the parties do not reach an agreement and reach an unclear agreement on the trial use period, such period shall be determined according to the customary practice of the transactions with the same subject matter.
2. During the trial use period, property shall remain under the ownership of the seller. The seller shall bear all risks of the property, unless otherwise agreed. During the trial use period, the seller may not sell, give, lease, exchange, mortgage or pledge the property until the purchaser informs the seller whether or not it wishes to make the purchase.
3. Where a prospective purchaser informs the seller that it does not wish to make the purchase, the prospective purchaser must return the property to the seller and must compensate the seller if the prospective purchaser loses or damages the trial property. The prospective purchaser shall not be liable for normal wear and tear caused by the trial use and shall not have to return any yield derived from the trial use.
Article 453. Purchases by deferred payment or payment in instalments
1. Parties may agree that the purchaser may purchase by deferred payment or payment in instalments of the purchase price within a time limit after delivery of the purchased property. The seller has title retention of the property sold until the purchaser has paid the purchase price in full, unless otherwise agreed.
2. Contracts for purchase by deferred payment or payment in instalments shall be made in writing. The purchaser may use the property purchased by deferred payment or payment in instalments and bear all risks during the period of use, unless otherwise agreed.
Article 454. Buy-back of property sold
1. A seller and purchaser of property may agree that the seller has the right to buy-back the property within a period of time following the sale (hereinafter referred to as the buy-back period).
The buy-back period for property shall be as agreed by the parties but shall not exceed one year in respect of moveable property, and five years in respect of immoveable property, from the time of delivery of the property, unless otherwise prescribed by law. During this period, the seller may buy back the property at any time provided that reasonable prior notice is given to the purchaser. The buy-back price shall be the market price at the time when and place where the buy-back occurs, unless otherwise agreed.
2. During the buy-back period, a purchaser may not sell, exchange, give, lease, mortgage or pledge the property, and shall bear all risks with respect to the property, unless otherwise agreed.
Section 2. CONTRACTS FOR EXCHANGE OF PROPERTY
Article 455. Contracts for exchange of property
1. Contract for the exchange of property means an agreement between parties whereby they deliver property, and transfer the ownership rights thereto, to each other.
2. A contract for the exchange of property must be made in writing, and must be notarized, certified or registered if so provided by law.
3. Where one party exchanges with another party property which it does not own or property in respect of which it has no authorization from the owner, the other party may cancel the contract and demand compensation for damage.
4. Each party shall be deemed to be the seller of the property delivered to the other party and the purchaser of the property delivered to it. The provisions on contracts for sale and purchase in articles 430 to 439 inclusive and articles 449 to 454 inclusive of this Code shall also apply to contracts for the exchange of property.
Article 456. Settlement of differences in value
Where exchanged property differs in value, the parties must settle that difference between themselves, unless otherwise agreed or otherwise provided by law.
Section 3. CONTRACTS FOR GIFTS OF PROPERTY
Article 457. Contracts for gifts of property
Contract for a gift of property means an agreement between parties whereby the giver delivers its property and transfers its ownership rights to the recipient without requiring compensation and the recipient agrees to accept the gift.
Article 458. Gifts of moveable property
1. A contract for a gift of moveable property shall take effect when the recipient accepts the property, unless otherwise agreed.
2. Where the law requires the ownership rights with respect to such moveable property to be registered, the contract shall take effect from the time of registration.
Article 459. Gifts of immoveable property
1. A gift of immoveable property must be recorded in writing and notarized or certified, and must be registered if the law on immoveable property requires registration of ownership.
2. A contract for a gift of immoveable property shall take effect from the time of registration. In the case of immoveable property for which no registration of ownership rights is required, the gift contract shall take effect from the time when the property is delivered.
Article 460. Liability in respect of intentional gift of property not under one's ownership
Where a giver intentionally gives property which is not under its ownership and the recipient does not know or is not able to know, such giver must reimburse the recipient for expenses incurred by the recipient in increasing the value of the property at such time as it is reclaimed by the owner.
Article 461. Disclosure of defects in gifts
A giver has the obligation to notify the recipient of any defects in a gift. If the giver knows about defects in a gift but fails to provide notice thereof, the giver must be liable to compensate for damage caused to the recipient; but if the giver does not know about defects in a gift, the giver shall not be liable to compensate for damage.
Article 462. Conditional gifts of property
1. A giver may require a recipient to perform one or several civil obligations prior to or after the giving of a gift. The conditions for giving a gift must not contravene the law or social morals.
2. Where a recipient performs an obligation required to be performed as a condition to the giving of a gift and the giver fails to deliver the gift, the giver must pay for the obligation already performed by the recipient.
3. Where a recipient fails to perform an obligation required to be performed after the giving of a gift, the giver may reclaim the gift and demand compensation for damage.
Section 4. CONTRACTS FOR LOAN OF PROPERTY
Section 463. Contracts for loan of property
Contract for the loan of property means an agreement between parties whereby a lender delivers property to a borrower. When the loan falls due, the borrower must repay the lender property of the same type in accordance with the correct quantity and quality, and must pay interest if so agreed or so provided by law.
Article 464. Ownership rights with respect to property lent
A borrower shall become the owner of borrowed property from the time of delivery of the property.
Article 465. Obligations of lenders
1. Deliver the property to the borrower in full, strictly in accordance with the quality and quantity, and at the time and place, agreed.
2. Compensate the borrower for any damage where the lender knows that the property is not of the agreed quality but fails to notify the borrower, unless the borrower accepts the property with knowledge that the property is not of the agreed quality.
3. Do not demand the borrower to return the property prior to the due date, except in the cases provided in article 470 of this Code or relevant laws.
Article 466. Obligations of borrowers to repay loans
1. Where the property lent is a sum of money, the borrower must repay the lender the loan in full when due. If the property is an object, the borrower must deliver to the lender an object of the same type, quantity and quality, unless otherwise agreed.
2. Where a borrower is not able to deliver an object, it may, with the consent of the lender, repay the value of the borrowed object, in cash, as at the time and place of delivery.
3. The place for repayment of a loan shall be the place of residence or head office of the lender, unless otherwise agreed.
4. If a borrower fails to repay all or any instalment of an interest-free loan, in whole or in part, when payment falls due, the borrower must, if the parties so agree, pay interest on the overdue amount from the due date until the date on which payment is made, at the basic interest rate prescribed in Clause 2 Article 468 of this Code, unless otherwise agreed or otherwise prescribed by law.
5. If a borrower fails to repay, in whole or in part, a loan with interest, the borrower must pay:
a) Interest on the principal as agreed in proportion to the overdue loan term and interest at the rate prescribed in Clause 2 Article 468 in case of late payment;
b) Overdue interest on the principal equals one hundred and fifty (150) per cent of the interest rate in proportion to the late payment period, unless otherwise agreed.
Article 467. Use of borrowed property
Parties may agree that borrowed property may only be used for the agreed purpose of the loan. The lender may check the use of the property and may demand its early return if, despite warning, the borrower continues to use the property contrary to the agreed purpose.
1. The rate of interest for a loan shall be as agreed by the parties.
The rate of interest for a loan agreed by the parties may not exceed 20% per year, unless otherwise prescribed by law. According to actual conditions and at the proposal of the Government, the Standing Committee of National Assembly shall adjust the above interest and send report to the National Assembly at the latest session.
If the agreed interest exceeds the maximum interest prescribed in this Clause, the agreed interest shall become invalid.
2. Where parties agree that interest will be payable but fail to specify the interest rate, or where there is a dispute as to the interest rate, the interest rate for the duration of the loan shall equal 50% of the maximum interest prescribed in Clause 1 of this Article at the repayment time.
Article 469. Performance of contracts for loans without fixed term
1. With respect to a contract for an interest-free loan without a fixed term, the lender may reclaim the property, and the borrower may repay the debt, at any time provided that each party gives reasonable prior notice to the other party, unless otherwise agreed.
2. With respect to a contract for a loan with interest without a fixed term, the lender may reclaim the property at any time, subject to giving reasonable prior notice to the borrower, and shall be paid interest until the time when the property is returned. The borrower may also return the property at any time, subject to giving reasonable prior notice to the lender, in which case the borrower shall pay interest only up to the date on which repayment is made.
Article 470. Performance of contracts for fixed term loans
1. With respect to a contract for a fixed term interest-free loan, the borrower may return the property at any time, subject to giving reasonable prior notice to the lender. The lender may reclaim the property prior to the due date, subject to the consent of the borrower.
2. With respect to a contract for a fixed term loan with interest, the borrower may return the property prior to the due date, but must pay interest for the entire term, unless otherwise agreed or otherwise prescribed by law.
Article 471. "Họ, hụi, biêu, phường"
1. "Họ, hụi, biêu, phường" (hereinafter referred to as "ho") means a form of transaction regarding property in accordance with customary practice on the basis of an agreement reached by a group of people who assemble together and jointly determine the number of people, the term, the amount of money or other property, the form of contribution and payment of "ho", and the rights and obligations of the members of the group.
2. "Ho" is aimed at mutual assistance of citizens and shall be implemented in accordance with law.
3. If "ho" is organized with interest, it shall comply with this Code.
4. It shall be strictly prohibited to organize "ho" in the form of lending at high interest rates.
Section 5. CONTRACTS FOR LEASE OF PROPERTY
Sub-section 1. GENERAL PROVISIONS ON CONTRACTS FOR LEASE OF PROPERTY
Article 472. Contracts for lease of property
Contract for lease of property means an agreement between parties whereby a lessor delivers property to a lessee for use during a fixed term and the lessee is required to pay rent.
Lease contracts of houses or lease contracts of houses for other purposes shall comply with this Code, the Law on Housing and relevant laws.
1. Rent for a lease of property shall be as agreed by the parties or determined by a third party at the request of the parties, unless otherwise prescribed by law.
2. Where parties reach no agreement or reach an agreement with unclear terms about the rent, it shall be determined according to the market price at the time and place of entering into the contract.
1. The term of a lease shall be as agreed by the parties. If there is no agreement, the term of the lease shall be determined according to the purpose of the lease.
2. Where parties have not agreed on the term of a lease or where the term of a lease is not able to be determined according to the purpose of the lease, the lease shall terminate when the lessee has achieved the purpose of the lease.
A lessee may sub-lease leased property with the consent of the lessor.
Article 476. Delivery of leased property
1. A lessor must deliver property to the lessee strictly in accordance with the agreed quantity, quality, type and condition and at the agreed place and time, and must provide information necessary for use of the property.
2. Where a lessor is late in delivering property, the lessee may extend the time for the delivery of the property or may cancel the contract and demand compensation for damage. If the leased property is not of the quality agreed, the lessee has the right to require the lessor to repair the property or reduce the rent, or to cancel the contract and demand compensation for damage.
Article 477. Obligation to assure utility value of leased property
1. A lessor must assure that leased property is in the condition agreed and is suitable for the purpose of the lease contract for the entire term of the lease. The lessor must repair any damage to or defect in the leased property, with the exception of minor damage which the lessee must repair in accordance with customary practice.
2. Where the utility value of leased property decreases otherwise than due to the fault of the lessor, the lessee has the right to demand the lessor:
a) Repair the property;
b) Reduce the rent;
c) Replace the property or, if the leased property is beyond repair and the purpose of the lease is not able to be achieved as a result or if the property has defects which the lessee did not know of, the lessee may terminate unilaterally the performance of the contract and demand compensation for damage.
3. Where a lessee demands repair but the lessor fails to repair in time or at all, provided that the lessee informs the lessor, the lessee has the right to repair personally the leased property and has the right to require the lessor to reimburse the costs of repair.
Article 478. Obligation to assure right of lessees to use property
1. A lessor must assure the right of a lessee to uninterfered use of the property.
2. In the event of a dispute as to the ownership rights with respect to leased property, which interferes with use of that property by the lessee, the lessee has the right to terminate unilaterally the performance of the contract and demand compensation for damage.
Article 479. Obligation to take care of leased property
1. A lessee shall take care of leased property as if it were its own and shall carry out minor repairs and maintenance. If the lessee causes any loss of or damage to the property, it must compensate the lessor.
The lessee shall not be liable for normal wear and tear due to the use of the leased property.
2. A lessee may, with the consent of the lessor, carry out repairs and improvements to leased property which increase its value and may require reimbursement from the lessor for reasonable costs incurred.
Article 480. Obligation to use leased property strictly in accordance with utility and purpose
1. A lessee must use leased property strictly in accordance with its utility and the agreed purpose.
2. Where a lessee fails to use leased property strictly in accordance with its utility and purpose, the lessor has the right to terminate unilaterally the performance of the contract and to demand compensation for damage.
1. A lessee must pay rent in full and on time as agreed. If there is no agreement on the time for payment of rent, the time shall be determined in accordance with the customary practice at the place of payment. If it is not possible to determine the time of payment in accordance with such customary practice, the lessee must make payment when the lessee returns the leased property.
2. Where the parties have agreed on payment of rent in instalments, if the lessee fails to make payment for three consecutive instalments, the lessor has the right to terminate unilaterally the performance of the lease contract, unless otherwise agreed or otherwise provided by law.
Article 482. Return of leased property
1. A lessee must return leased property in the same condition in which it was received, normal wear and tear excepted, or in the condition agreed. If the value of the leased property has decreased in comparison with its condition at the time it was received, the lessor has the right to demand compensation for any damage, normal wear and tear excepted.
2. Where leased property is moveable property, the place for returning the leased property shall be the place of residence or head office of the lessor, unless otherwise agreed.
3. Where leased property is livestock, the lessee must return both the leased livestock and any offspring born during the term of the lease, unless otherwise agreed. The lessor must reimburse the lessee for expenses incurred in caring for the offspring.
4. Where a lessee is late in returning leased property, the lessor has the right to require the lessee to return the leased property and to pay rent for the period of delay and the lessee must compensate for damage. The lessee must pay a penalty for the late return of the leased property if so agreed.
5. The lessee must bear the risk in relation to the leased property during the period of delay.
Sub-section 2. CONTRACTS FOR "THUE KHOAN" OF PROPERTY
Article 483. Contracts for "thue khoan" of property
Contract for "thue khoan" of property means an agreement between parties whereby a "thue khoan" lessor delivers the property to a "thue khoan" lessee for the exploitation of its utility and for the enjoyment of the yield and income derived from such property and the lessee has the obligation to pay rent.
Article 484. Subject matter of contracts for "thue khoan" of property
The subject matter of a contract for "thue khoan" may be land, forest, and water surfaces which have not been exploited, livestock, production and business facilities, and other means of production together with the equipment required to exploit the utility of such property and to enjoy the benefits and income derived therefrom, unless otherwise provided by law.
Article 485. Terms of "thue khoan"
The term of a "thue khoan" shall be agreed by parties. If the parties do not reach an agreement and reach an unclear agreement on the term of “thue khoan”, such period shall be determined according to the production or business cycle appropriate to the nature of the subject matter of the "thue khoan".
Article 486. Rent in respect of "thue khoan"
Rent in respect of a "thue khoan" shall be as agreed by the parties. If a "thue khoan" is awarded by tender, the rent in respect of such "thue khoan" shall be determined in the bidding process.
Article 487. Delivery of "thue khoan" property
Upon delivery of "thue khoan" property, parties must record their assessment of the condition and value of the property.
If the parties are not able to determine the value, a third person shall be invited to determine the value. Such determination shall be made in writing.
Article 488. Payment of "thue khoan" rent and method of payment
1. "Thue khoan" rent may be paid in kind or money, or by performance of acts.
2. A "thue khoan" lessee must pay "thue khoan" rent in full even where the lessee does not exploit the utility of the "thue khoan" property.
3. When entering into a contract for "thue khoan", parties may agree on conditions for a reduction in rent. If at least one third of the benefits or income is lost due to an event of force majeure, a "thue khoan" lessee may demand a reduction of or exemption from rent, unless otherwise agreed.
4. Where a "thue khoan" lessee must pay in kind according to the season or cycle in the exploitation of the utility of the "thue khoan" property, payment must be made at the end of such season or cycle, unless otherwise agreed.
5. Where a "thue khoan" lessee is required to perform an act, the "thue khoan" lessee must perform that particular act.
6. Repayment term of “thue khoan” shall be agreed by the parties. If the parties have no agreement, the lessee has to pay on the last day of each month; in case the “thue khoan” follows the business cycle, the payment must be made at the end of the business cycle at the latest.
Article 489. Exploitation of "thue khoan" property
A "thue khoan" lessee must exploit "thue khoan" property strictly in accordance with the agreed purpose and must inform the "thue khoan" lessor periodically of its condition and its exploitation. If the "thue khoan" lessor demands or requires information at any other time, the "thue khoan" lessee must provide such information promptly. If the "thue khoan" lessee does not exploit the "thue khoan" property strictly in accordance with the agreed purpose, the "thue khoan" lessor has the right to terminate unilaterally the performance of the contract and demand compensation for damage.
Article 490. Taking care, maintenance and disposal of "thue khoan" property
1. During the period of exploitation of the "thue khoan" property, the "thue khoan" lessee must take care of and preserve the "thue khoan" property and any related equipment at its own expense, unless otherwise agreed. If the "thue khoan" lessee loses or damages the "thue khoan" property or causes any loss or reduction in its value, the "thue khoan" lessee must compensate for damage. The "thue khoan" lessee shall not be liable for normal wear and tear due to the use of the "thue khoan" property.
2. A "thue khoan" lessee may replace or improve "thue khoan" property if the parties so agree, but must preserve its value.
A "thue khoan" lessor must reimburse a "thue khoan" lessee for the reasonable expenses incurred in replacing or improving the "thue khoan" property as agreed.
3. A "thue khoan" lessee may not sub-lease "thue khoan" property without the consent of the "thue khoan" lessor.
Article 491. Enjoyment of benefits and liability for damage with respect to "thue khoan" livestock
During the term of a "thue khoan" of livestock, the "thue khoan" lessee shall be entitled to enjoy half of the number of offspring born and shall be liable for half of any damage of the "thue khoan" livestock caused by an event of force majeure, unless otherwise agreed.
Article 492. Unilateral termination of performance of contracts for "thue khoan"
1. Where a party terminates unilaterally the performance of a "thue khoan" contract, that party must give reasonable prior notice to the other party. If the "thue khoan" is based on a season or cycle of exploitation, the period of prior notice must conform to such season or cycle.
2. Where a "thue khoan" lessee breaches an obligation and the exploitation of the "thue khoan" property is the sole means of livelihood of the lessee and continuation of the "thue khoan" would not seriously affect the interests of the "thue khoan" lessor, the "thue khoan" lessor may not terminate unilaterally the performance of the contract. In such case, the "thue khoan" lessee must undertake to the "thue khoan" lessor not to commit further breaches of the contract.
Article 493. Return of "thue khoan" property
Upon termination of a "thue khoan" contract, the "thue khoan" lessee must return the "thue khoan" property in a condition which takes into account the agreed depreciation. If the "thue khoan" lessee has caused any reduction in the value of the "thue khoan" property, the "thue khoan" lessee must compensate for damage.
Section 6. CONTRACTS FOR BORROWING PROPERTY
Article 494. Contracts for borrowing property
Contract for borrowing property means an agreement between parties whereby a lender delivers property to a borrower for use free of charge for a period of time and the borrower returns the property at the end of the period of time or when the purpose of the borrowing has been achieved.
Article 495. Subject matter of contracts for borrowing property
Any non-consumable object may be the subject matter of a contract for borrowing property.
Article 496. Obligation of borrowers of property
1. Take care of and preserve the borrowed property and not to change the condition thereof at the volition of the borrower. The borrower must repair any normal damage to the property.
2. Do not on-lend the property to any other person without the consent of the lender.
3. Return the borrowed property on the due date. If there is no agreement on the time for returning the property, the borrower must return the property immediately after the purpose of the borrowing has been achieved.
4. Compensate for damage where the borrower causes damage to or loss of the borrowed property.
5. The borrower must bear the risk in relation to the borrowed property during the period of late return.
Article 497. Rights of borrowers of property
1. Use the borrowed property strictly in accordance with its utility and agreed purpose.
2. Require the lender to reimburse reasonable expenses incurred in carrying out repairs or improvements to the borrowed property which increase its value if so agreed.
3. Do not bear liability for normal wear and tear of the borrowed property.
Article 498. Obligations of lenders of property
1. Provide necessary information on the use of the property and its defects, if any.
2. Reimburse the borrower for expenses incurred in carrying out repairs or improvements to the borrowed property which increase its value if so agreed.
3. Where the lender knows but fails to notify the borrower of a defect in the property which results in damage to the borrower, to compensate the borrower for such damage, except where the borrower knows or should know of such defect.
Article 499. Rights of lenders of property
1. Reclaim the property immediately after the borrower has achieved its purpose where there is no agreement on the borrowing period. If the lender suddenly and urgently needs to use the borrowed property, the lender may reclaim it upon giving reasonable prior notice to the borrower, even if the borrower has not yet achieved its purpose.
2. Reclaim the property where the borrower fails to use it strictly in accordance with the agreed purpose, utility, or method or where the borrower on-lends the property without the consent of the lender.
3. Demand compensation for damage to the property caused by the borrower.
Section 7. CONTRACTS OF LAND USE RIGHTS
Article 500. Contract of land use rights
The contract of land use rights means the agreement between the parties that the land user convert, transfer, lease, sublease, donate, mortgage and contribute land use rights as capital or exercise other rights to the other party as prescribed in the Law on land; and the other party shall exercise rights and perform obligations according to the contract to the land user.
Article 501. Contents of contract of land use rights
1. General provisions on contracts and the content of common contracts related in this Code shall also apply to contracts on land use rights, unless otherwise provided by law.
2. Contents of the contract of land use rights are not contrary to the provisions of the purpose of use, the duration of land use, zoning, land use planning and the rights and obligations stipulated by law on land and other provisions of relevant laws.
Article 502. Forms and procedures for performing contract of land use rights
1. Contracts relating to land use rights must be made in writing in the form consistent with the provisions of this Code, the law on land and other provisions of relevant laws.
2. The performance of the contract for the land use rights must follow the procedures prescribed by the law of the land and other provisions of relevant laws.
Article 503. Effect of the transfer of land use rights
The transfer of land use rights shall be effect from the date of registration under the provisions of the law on land.
Section 8. COOPERATION CONTRACT
Article 504. Cooperation contract
1. A cooperation contract means an agreement between natural and/or juridical persons regarding the property contribution, effort to perform certain jobs, the same benefit and mutual responsibility.
2. Each cooperation contract must be made in writing.
Article 505. Contents of cooperation contract
Each cooperation contract shall contain the major contents below:
1. Purpose and duration of cooperation;
2. Full name and place of residence of natural person; name and headquarters of juridical person;
3. Contributed property (if any);
4. Contributed labor (if any);
5. Method of distributing the yield and/or income;
6. Rights and obligations of cooperative members;
7. Rights and obligations of representatives (if any);
8. Conditions for participation and withdrawal from the cooperation contract (if any);
9. Conditions for termination of cooperation.
Article 506. Common property of the cooperative members
1. Property contributed and created by the members and other property as prescribed by law shall be considered as common property part of the cooperative members.
Where there is agreement on the contribution that members fail to contribute money on schedule, they must pay interest on the unpaid portion of the money under the provisions of Article 357 of this Code and must pay damages.
2. The disposition of the property is land use rights, housing, factories, other production materials must have a written agreement of all the members; the disposal of other property shall be decided by the representatives of the members, unless otherwise agreed.
3. The common property may not be divided before the termination of the cooperation contract, unless otherwise agreed by all members.
The division of common property shall not change or terminate the rights and obligations established before the division time.
Article 507. Rights and obligations of cooperative members
1. Enjoy the yield and income gained from cooperation activities.
2. Participate in decisions involving issues of performance of cooperation contract and co-operation monitoring.
3. Compensate for damages to other cooperative members caused by their faults.
4. Perform other rights and obligations under the contract.
Article 508. Establishing and performing civil transactions
1. Where the cooperative members appoint representatives, they shall establish and perform civil transactions.
2. Where the cooperative members do not appoint any representative, they shall jointly establish and perform civil transactions, unless otherwise agreed.
3. Civil transactions that are be established and performed by entities specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall give rise to rights and obligations of all cooperative members.
Article 509. Civil liability of cooperative members
The cooperative members are responsible for general civil liability by their common property; if the common property is insufficient to fulfill the obligation, the members shall be held responsible by their own property corresponding to its contribution, unless otherwise specified by the cooperation contract or otherwise prescribed by law.
Article 510. Withdrawal from the cooperation contract
1. A member has the right to withdraw from the cooperation contract in any of the following cases:
a) Satisfy the conditions specified in the cooperation contract;
b) There is a good reason and the consent of more than half the total cooperative members.
2. The member withdrawing from the cooperation contract has the right to reclaim contributed property, divided part of the property in the common property and must pay all obligations under the agreement. Where the division of property in kind affects the cooperation activities, the property are worth the money to divide.
The withdrawal of a member from the cooperation contract does not terminate his/her rights and obligations that are established or performed before the withdrawal time.
3. The withdrawal of a member from the contract in a case other than Clause 1 of this Article shall be defined as the breach of contract and should execute the civil liability as prescribed in this Code and other relevant laws.
Article 511. Joining cooperation contract
Unless the cooperation contract otherwise specifies, a natural or juridical person shall become a new member of the contract with the consent of more than half the total cooperative members.
Article 512. Termination of cooperation contract
1. A cooperation contract shall terminate in any of the following cases:
a) As agreed by cooperative members;
b) The time limit mentioned in the cooperation contract has expired;
c) The purpose of cooperation has been achieved;
d) Pursuant to a decision of a competent authority;
dd) Other cases prescribed in this Code or other relevant laws.
2. Upon the termination of the cooperation contract, the debts arising from the contract must be paid; if the common property is insufficient to repay it to private assets of cooperative members to pay under the provisions of Article 509 of this Code.
Where the debt was repaid and the common property still exists, it shall be divided by the cooperative members in proportion to the contribution of each person, unless otherwise agreed.
Section 9. CONTRACTS FOR SERVICES
Article 513. Contracts for services
Contract for services means an agreement between parties whereby a service provider performs an act for a client which pays a fee for that act.
Article 514. Subject matter of contracts for services
The subject matter of a contract for services must be an act which is capable of being performed, which is not prohibited by law and which does not contravene social morals.
Article 515. Obligations of clients
1. Supply the service provider with the information, documentation and facilities necessary for the performance of the act if so agreed or required for the performance of the act.
2. Pay a fee to the service provider as agreed.
Article 516. Rights of clients
1. Require the service provider to perform the act strictly in accordance with the agreement on quality, quantity, time, location and other matters.
2. Where a service provider commits a serious breach of its obligations, the client may terminate unilaterally performance of the contract and demand compensation for damage.
Article 517. Obligation of service providers
1. Perform the act strictly in accordance with the agreement on quality, quantity, time, location and other matters.
2. Do not assign the act to another person for performance on its behalf without the consent of the client.
3. Take care of, and to return to the client after completion of the act, the documents and facilities provided to it.
4. Notify the client promptly of any inadequacy in the information or documents and any failure of the facilities to satisfy the quality required for the completion of the act.
5. Keep confidential any information of which it has had knowledge during the period of providing the service as agreed or as provided by law.
6. Compensate the client for damage where the service provider causes any loss of or damage to the documents or facilities supplied or discloses confidential information.
Article 518. Rights of service providers
1. Require the client to provide information, documents and facilities.
2. Amend the terms of service in the interests of the client without necessarily asking for the opinion of the client where waiting for such opinion would cause damage to the client provided that the service provider promptly informs the client thereof.
3. Require the client to pay the fee.
1. A client must pay the agreed fee for services.
2. If, upon entering a contract, there is no agreement on the service fee rate or on the method for fixing the fee for services and there are no other instructions on fees, the service fee rate shall be fixed on the basis of market fees for services of the same type at the time when and place where the contract was entered into.
3. A client must pay the fee for services at the place where the service is provided and at the time of its completion, unless otherwise agreed.
4. Where the services provided fail to meet the terms of the agreement or the act is not completed in time, the client has the right to reduce the fee for services and demand compensation for damage.
Article 520. Unilateral termination of performance of contracts for services
1. Where the continued provision of services does not benefit the client, the client has the right to terminate unilaterally the performance of the contract but must provide reasonable prior notice to the service provider, in which case the client must pay a fee according to the portion of services already provided and [must] compensate for damage.
2. Where the client fails to perform its obligations or performs its obligations not as agreed, the service provider has the right to terminate unilaterally the performance of the contract and demand compensation for damage.
Article 521. Continuation of contracts for services
If, after the expiry of the agreed period for the provision of services, the act has not been completed and the service provider continues its performance and the client is aware of this but does not object, the performance of the contract for services shall automatically be deemed to continue in accordance with the agreed terms until the act is completed.
Section 10. TRANSPORT CONTRACTS
Sub-section 1. Transport contracts
Article 522. Contracts for transport of passengers
Contract for transport of passengers means an agreement between parties whereby a carrier transports passengers and luggage to an agreed destination and the passengers must pay transport fares.
Article 523. Formalities for contracts for transport of passengers
1. A contract for transport of passengers may be made in writing or orally.
2. A ticket is evidence of the entry into a contract for transport of passengers by the parties.
Article 524. Obligations of carriers
1. Carry the passengers safely from the place of departure to the agreed destination on time, in a civilized and courteous manner, by the means agreed and on the agreed route; to ensure that there are sufficient seats for the passengers and that the transport capacity of the carrier is not exceeded.
2. Purchase civil liability insurance for the passengers, as provided by law.
3. Ensure that the departure time is adhered to as notified or agreed.
4. Carry and return the luggage to the passenger or person entitled to receive the luggage in accordance with the agreed destination, time and route.
5. Refund the transport fare to any passenger as agreed or as prescribed by law.
Article 525. Rights of carriers
1. Require the passengers to pay in full the passenger transport fares and fares for the transport of personal luggage in excess of the prescribed limit.
2. Refuse to carry a passenger in the following cases:
a) Where the passenger fails to follow the regulations of the carrier, where the acts of the passenger disturb public order, obstruct the work of the carrier, or pose a threat to life, health or property of other persons, or where a passenger commits other acts which make it impossible to ensure safety during the journey. In this case, the passenger shall not receive a refund of the passenger transport fare, and must pay a fine if so provided by the transport regulations;
b) Where the health of the passenger is such that it is obvious to the carrier that the transport [of such person] will endanger the passenger or other persons during the journey;
c) In order to prevent the spread of contagious diseases.
Article 526. Obligations of passengers
1. Pay in full the passenger transport fare and fares for the transport of luggage in excess of the prescribed limit, and to take care of his or her hand-luggage.
2. Present at the place of departure at the agreed time.
3. Respect and comply strictly with the regulations of the carrier and all other regulations ensuring traffic safety.
Article 527. Rights of passengers
1. Request to be transported by the agreed means of transport, in the class commensurate with the value of the ticket and in accordance with the agreed route.
2. Be exempt from transport fares for check-in luggage and hand-luggage within the limits as agreed or as provided by law.
3. Demand reimbursement of expenses incurred or compensation for any damage if the carrier is at fault in failing to transport according to the agreed time schedule and destination.
4. Receive a refund of all or part of the transport fare in the cases provided for in Points b and c Clauses 2 of Article 525 of this Code and in other cases as agreed or as provided by law.
5. Receive the luggage at the agreed destination in accordance with the agreed time and route.
6. Request temporary interruption of the journey for the duration and in accordance with the procedures provided by law.
Article 528. Liability to compensate for damage
1. In case of loss of life of or damage to the health or luggage of a passenger, the carrier must compensate for any damage in accordance with law.
2. Unless otherwise provided by law, a carrier shall not be liable to compensate for loss of life of or damage to the health and luggage of a passenger in the case where such loss or damage is entirely due to the fault of the passenger, unless otherwise prescribed by law.
3. A passenger which breaches the agreed terms for transport or the transport regulations, thereby causing damage to the carrier or a third person, must compensate.
Article 529. Unilateral termination of contracts for transport of passengers
1. A carrier has the right to terminate unilaterally the performance of a contract in the cases provided in Clause 2 of Article 525 of this Code.
2. A passenger has the right to terminate unilaterally the performance of a contract where the carrier breaches the obligations provided in Clauses 1, 3 and 4 of article 524 of this Code.
Sub-section 2. CONTRACTS FOR TRANSPORT OF PROPERTY
Article 530. Contracts for transport of property
Contract for transport of property means an agreement between parties whereby a carrier has the obligation to transport property to an agreed destination and to deliver it to the authorized recipient, and the customer has the obligation to pay the freight charges.
Article 531. Formalities for contracts for transport of property
1. A contract for transport of property may be entered into orally or in writing or a specific act.
2. A bill of lading or equivalent source document of transport shall be evidence of the entering into of a contract by the parties.
Article 532. Delivery of property to carriers
1. A customer has the obligation to deliver property to a carrier at the agreed time and place and pack the property in accordance with the agreed specifications. The customer must bear the costs f loading the property onto and unloading the property from the means of transport, unless otherwise agreed.
2. Where a customer is late in delivering property to the agreed place, the customer must reimburse the carrier for the costs associated with the delay and pay the freight charges for transporting the property to the place agreed in the contract, or must pay a penalty for breach of the contract.
If the carrier is late in accepting the property at the agreed at the agreed place, it shall be liable for the costs incurred due to such late acceptance.
1. The rate of freight charges shall be as agreed by the parties. If the law regulates freight charges, charges shall apply as regulated.
2. A customer must pay freight charges in full after the property is loaded onto the means of transport, unless otherwise agreed.
Article 534. Obligations of carriers
1. Transport the property in its entirety and safely to the agreed destination at the agreed time.
2. Deliver the property to the person entitled to receive it.
3. Bear all costs related to the transport of the property, unless otherwise agreed.
4. Purchase civil liability insurance as required by law.
5. Compensate the customer for damage where the loss of or damage to the property is caused by the fault of the carrier, unless otherwise agreed or otherwise provided by law.
Article 535. Rights of carriers
1. Check the authenticity of the property and the bill of lading or equivalent source document of transport.
2. Refuse to transport property which is different from that agreed in the contract.
3. Demand the full and timely payment of the freight charges by the customer.
4. Refuse to transport property if the carrier knows or should know that the transacting of such property is prohibited or the property is of a dangerous or toxic nature.
Article 536. Obligations of customers
1. Pay in full the freight charges to the carrier, at the time and by the method of payment as agreed.
2. Provide necessary information about the transported property to ensure its safety.
3. Take care of the property during transport if so agreed. Where the customer takes care of the property and it is lost or damaged, the customer shall not be entitled to compensation.
Article 537. Rights of customers
1. Demand the carrier to transport the property to the agreed destination at the agreed time.
2. Receive directly the property which has been transported, or appoint a third person to receive it.
Article 538. Delivery of property to recipients
1. A recipient of property may be the customer or a third person appointed by the customer to receive the property.
2. A carrier must deliver the property to a recipient in full, at the time and place and by the method as agreed.
3. Where property has been delivered to the point of delivery on time but there is no recipient of the property, the carrier may deposit such property at a place of bailment and must notify immediately the customer or the recipient of the property. The customer or recipient of the property must bear the reasonable expenses incurred in relation to the bailment of the property.
The obligation to deliver property shall be completed upon bailment of the property in compliance with the agreed terms and when the customer or the recipient of the property has been notified about the bailment.
Article 539. Obligation of recipients of property
1. Produce to the carrier the bill of lading or other equivalent source document of transport, and to receive the property at the agreed time and place.
2. Bear the costs for loading and unloading the transported property, unless otherwise agreed or otherwise provided by law.
3. Reimburse the carrier for reasonable costs incurred due to late acceptance of the property.
4. Notify the customer of the acceptance of the property and provide other necessary information required by the customer if the recipient is a third party appointed by the customer.
Article 540. Rights of recipients of property
1. Verify the quantity and quality of the delivered property.
2. Accept the delivered property.
3. Require the carrier to reimburse reasonable costs incurred due to any delay by the carrier in delivering the property.
4. Require the carrier compensate for loss of or damage to the property.
Article 541. Liability to compensate for damage
1. Where a carrier is responsible for the loss of or damage to property, the carrier must compensate the customer for damage, except in the case provided in Clause 3 of Article 536 of this Code.
2. A customer must compensate a carrier and any third parties for damage caused by the transport of dangerous or toxic property which is not safely packaged or the safety of which is not otherwise ensured.
3. A carrier shall not be liable to compensate for damage in the event of force majeure causing loss or deterioration of or damage to the property during transport, unless otherwise agreed or otherwise provided by law.
Section 11. PROCESSING CONTRACTS
Article 542. Processing contracts
Processing contract means an agreement between parties whereby a processor carries out work to create products at the request of a supplier, and the supplier receives the products and pays fees.
Article 543. Subject matter of processing contracts
The subject matter of a processing contract shall be items which are specified by samples, the standard of which is agreed by the parties or provided by law.
Article 544. Obligation of suppliers
1. Supply raw materials to the processor strictly in accordance with the agreed quantity, quality, time and place, unless otherwise agreed by the parties; and to provide necessary documents relating to the processing.
2. Provide the processor with instructions as to how to perform the contract.
3. Pay agreed fees.
Article 545. Rights of suppliers
1. Accept the processed products in accordance with the agreed quantity, quality, manner, time and place.
2. Terminate unilaterally performance of the contract and demand compensation for damage if the processor commits a serious breach of the contract.
3. Where the products are not of the agreed quality and the supplier accepts the products but requests repairs, but the processor is not able to perform the repairs within the agreed time, the supplier has the right to cancel the contract and demand compensation for damage.
Article 546. Obligations of processors
1. Take care of the raw materials supplied by the supplier.
2. Notify the supplier to replace any raw materials supplied which are not of the agreed quality; to refuse to perform the processing if the use of the raw materials may create products which pose a danger to society.
3. Deliver the products to the supplier strictly in accordance with the agreed quantity, quality, method, time and place.
4. Keep confidential all information relating to the processing and the products.
5. Bear liability for the quality of the products, unless the lack of quality is due to the raw materials supplied by the supplier or due to the unreasonable instructions of the supplier.
6. Return any leftover raw materials to the supplier after completing performance of the contract.
Article 547. Rights of processors
1. Require the supplier to deliver the raw materials strictly in accordance with the agreed quality, quantity, time and place.
2. Refuse to comply with unreasonable instructions of the supplier where the processor is of the view that [compliance with] such instructions could decrease the quality of the products provided that the processor immediately informs the supplier.
3. Require the supplier to make payment of the fees in full, at the time and by the method as agreed.
Article 548. Liability for risk
Unless otherwise agreed, the owner of the raw materials shall bear all risks with respect to such materials and the products processed therefrom until the products are delivered to the supplier.
If the supplier is late in accepting the products, it shall bear all risks during the period of delayed acceptance, including where the products are processed from the raw materials of the processor, unless otherwise agreed.
If the processor delays delivery of the products and the delay damages the processed property, the processor must compensate for damage suffered by the supplier.
Article 549. Delivery and acceptance of processed products
A processor must deliver, and the supplier must accept, products at the agreed time and place.
Article 550. Late delivery and acceptance of processed products
1. Where the processor is late in delivering processed products, the supplier may extend the time of delivery. If, upon expiry of such extension, the processor still has not delivered the products, the supplier has the right to terminate unilaterally the performance of the contract and demand compensation for damage.
2. Where the supplier is late in accepting the products, the processor may deposit the products at a place of bailment and must notify the supplier immediately. The obligation to deliver the products shall be fulfilled when the agreed terms are satisfied and the supplier has been notified. The supplier must bear all costs incurred for bailment.
Article 551. Unilateral termination of performance of processing contracts
1. Unless otherwise agreed or otherwise provided by law, each party has the right to terminate unilaterally the performance of a processing contract if continued performance would not benefit that party but must give reasonable prior notice to the other party.
2. If the supplier terminates unilaterally the performance of the contract, the supplier must pay fees for the work already performed, unless otherwise agreed. If the processor terminates unilaterally the performance of the contract, it shall not be paid fees, unless otherwise agreed.
3. A party which unilaterally terminates the performance of a contract and thereby causes damage to the other party must compensate.
1. Unless otherwise agreed, the supplier must pay fees in full at the time of accepting the products.
2. If there is no agreement on the rate of fees, the applicable rate shall be the average rate charged for the production of products of the same type at the place of processing at the time of payment.
3. If the products fail to meet the agreed quality due to the raw materials supplied or the unreasonable instructions provided by the supplier, the supplier does not have the right to reduce the fees.
Article 553. Dealing with leftover raw materials
Unless otherwise agreed, the processor must return leftover raw materials to the supplier upon termination of the processing contract.
Section 12. CONTRACTS FOR BAILMENT OF PROPERTY
Article 554. Contracts for bailment of property
Contract for bailment of property means an agreement between parties whereby a bailee accepts the property of a bailor for safekeeping, for return to the bailor upon expiry of the duration of the contract, and the bailor must pay a fee to the bailee, except where the bailment is free of charge.
Article 555. Obligation of bailors of property
1. Inform the bailee of the condition of the property and the appropriate safekeeping measures upon delivery of the property; if the bailor fails to inform the bailee, and the property is destroyed or damaged as a result of inappropriate safekeeping, the bailor must be liable itself for such destruction of or damage to the bailed property and must compensate for other damage caused.
2. Pay the bailment fees in full, at the time and by the method as agreed.
Article 556. Rights of bailors of property
1. Reclaim the property at any time subject to giving reasonable prior notice to the bailee if the bailment contract does not specify a period of time.
2. Demand compensation for loss of or damage to the bailed property caused by the bailee, except in the case of an event of force majeure.
Article 557. Obligation of bailees of property
1. Take care of the property as agreed and return it to the bailor in the same condition in which the bailee received it.
2. Change the method for safekeeping of the property only where such change is necessary for better safekeeping of such property and provided that the bailor is notified immediately of the change.
3. Notify promptly the bailor in writing and request the bailor to advise, within a certain period of time, a solution where, due to its nature, the bailed property is in danger of being damaged or destroyed. If the bailor fails to reply within such period of time, the bailee has the right to take all necessary measures to take care of the property and to require the bailee to reimburse the costs incurred.
4. Compensate for damage where the bailee causes any loss of or damage to the bailed property, except in the case of an event of force majeure.
Article 558. Rights of bailees of property
1. Require the bailor to pay the agreed bailment fees.
2. Require the bailor to pay the reasonable costs of taking care of the property where the bailment is free of charge.
3. Request, at any time, the bailor to take back the property subject to giving reasonable prior notice to the bailor where the bailment is for an indefinite period of time.
4. Sell the property in the interests of the bailor where the bailed property is in danger of being damaged or destroyed, inform the bailor thereof and pay the proceeds of the sale to the bailor after deduction of reasonable expenses incurred for the sale of the property.
Article 559. Return of bailed property
1. A bailee must return the same property that was received, including any benefits derived therefrom, unless otherwise agreed.
The bailed property shall be returned to the bailor at the place where it was delivered. If the bailor wishes to have the property returned at another place, the bailor must bear the transport costs to such place, unless otherwise agreed.
2. A bailee must return property at the agreed time and only has the right to request the bailor take back the property prior to such time for a legitimate reason.
Article 560. Late taking back of bailed property
If a bailee is late in returning the property, the bailee may not require the bailor to pay bailment fees and costs for taking care of the property incurred from the agreed time for return of the property to the time it is actually returned and bears the risk with respect to the property during such period.
Where a bailor is late in taking back property, the bailor must pay all costs for taking care of the property and the bailment fees to the bailee during the period for which the bailor is late.
1. A bailor must pay bailment fees in full when taking back the bailed property, unless otherwise agreed.
2. Where the parties have no agreement on the rate of bailment fees, the applicable rate shall be the average rate of bailment fees at the time when and place where the bailment fee is paid.
3. Notwithstanding that the bailor takes back the property prior to the agreed time, the bailor must pay the bailment fees in full and must pay the necessary costs which the bailee incurs due to the return of the property by the bailee prior to the agreed time, unless otherwise agreed.
4. Where a bailee requests a bailor to take back the property prior to the agreed time, the bailee shall not be entitled to be paid bailment fees and must compensate for any damage to the bailor, unless otherwise agreed.
Section 13. AUTHORIZATION CONTRACTS
Article 562. Authorization contracts
Authorization contract means an agreement between parties whereby an attorney has the obligation to perform an act in the name of a principal. The principal shall only be required to pay remuneration if so agreed or so provided by law.
Article 563. Duration of authorization
The duration of the authorization shall be as agreed by the parties or as provided by law. If there is no agreement and the duration is not provided by law, the authorization contract shall be effective for one year from the date on which the authorization is made.
Article 564. Sub-authorization
1. An attorney may only sub-authorize its authorization to a third person in any of the following cases:
a) With the consent of the principal;
b) Due to force majeure events that if the sub-authorization does not apply, the purposes of entering into a civil transaction for the interests of the principal is unachievable.
2. A sub-authorization shall not exceed the scope of the original authorization.
3. The formalities of the sub-authorization contract must conform to the formalities of the original authorization contract.
Article 565. Obligation of attorneys
1. Perform the act in accordance with the authorization and inform the principal of such performance.
2. Notify any third parties involved in the performance of the authorized act of the duration and scope of the authorization and of any amendments of or additions to such scope.
3. Take care of and preserve documents and facilities provided for the performance of the authorized act.
4. Keep all information confidential which the attorney comes to know during the performance of the authorized act.
5. Return to the principal any property received and benefits derived during the performance of the authorized act as agreed or as provided by law.
6. Compensate for damage caused by a breach of any of the obligations provided in this Article.
Article 566. Rights of attorneys
1. Require the principal to provide the information, documentation and facilities necessary for performance of the authorized act.
2. Receive remuneration and be reimbursed for reasonable expenses incurred in the performance of the authorized act.
Article 567. Obligation of principals
1. Provide the information, documentation and facilities necessary for the attorney to perform the authorized act.
2. Be liable for undertakings given by the attorney within the scope of the authorization.
3. Reimburse the attorney for reasonable expenses incurred by the attorney in the performance of the authorized act and pay any agreed remuneration to the attorney.
Article 568. Rights of principals
1. Require the attorney to report fully on the performance of the authorized act.
2. Require the attorney to return any property and benefits derived from the performance of the authorized act, unless otherwise agreed.
3. Compensate for damage caused by a breach of any of the obligations provided in Article 565 of this Code.
Article 569. Unilateral termination of performance of authorization contracts
1. Where an authorization involves payment of remuneration, the principal has the right, at any time, to terminate unilaterally the performance of the contract but must remunerate the attorney in proportion to the acts performed and compensate for damage. If the authorization does not involve payment of remuneration, the principal has the right, at any time, to terminate the performance of the contract, subject to giving reasonable prior notice to the attorney.
A principal must notify any third person in writing of the termination of the performance of the contract by the principal. If the principal fails to do so, any contract with any such third person shall remain in effect, unless such third person knows or should know of the termination of the performance of the contract.
2. Where an authorization does not involve payment of remuneration, the attorney has the right, at any time, to terminate unilaterally the performance of the contract, subject to giving reasonable prior notice to the principal. If the authorization involves payment of remuneration, the attorney has the right, at any time, to terminate unilaterally the performance of the contract and must compensate for any damage caused to the principal.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực