Chương II Bộ luật Dân sự 2015: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự
Số hiệu: | 91/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 24/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2017 |
Ngày công báo: | 28/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1243 đến số 1244 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật dân sự 2015 vừa được ban hành ngày 24/11/2015 với nhiều nội dung mới về xác lập, bảo vệ quyền dân sự; năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, pháp nhân; hộ gia đình, tổ hợp tác; tài sản; giao dịch dân sự; đại diện; thời hạn, thời hiệu; quyền tài sản; …
Bộ luật dân sự 2015 gồm 6 Phần, 27 Chương, 689 Điều (Thay vì Bộ luật dân sự 2005 là 7 Phần, 36 Chương, 777 Điều). Cấu trúc Bộ luật dân sự năm 2015 có phần khác biệt BLDS cũ, được sắp xếp như sau:
Phần thứ nhất: Quy định chung
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự
Chương III: Cá nhân
Chương IV: Pháp nhân
Chương V: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở đỊa phương trong quan hệ dân sự
Chương VI: Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự
Chương VII: Tài sản
Chương VIII: Giao dịch dân sự
Chương IX: Đại diện
Chương X: Thời hạn và thời hiệu
Phần thứ hai: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản
Chương XI: Quy định chung
Chương XII: Chiếm hữu
Chương XIII: Quyền sở hữu
Chương XIV: Quyền khác đối với tài sản
Phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng
Chương XV: Quy định chung
Chương XVI: Một số hợp đồng thông dụng
Chương XVII: Hứa thưởng , thi có giải
Chương XVIII: Thực hiện công việc không có uỷ quyền
Chương XIX: Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
Chương XX: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Phần thứ tư: Thừa kế
Chương XXI: Quy định chung
Chương XXII: Thừa kế theo di chúc
Chương XXIII: Thừa kế theo pháp luật
Chương XXIV: Thanh toán và phân chia di sản
Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Chương XXV: Quy định chung
Xhương XXVI: Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân
Chương XXVII: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân
Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành
Theo đó, Bộ luật DS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Chuyển đổi giới tính
Theo Điều 37 Bộ luật dân sự 2015, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của BLDS 2015 và luật khác có liên quan.
- Pháp nhân thương mại
Tại Điều 75 Luật dân sự 2015 có quy định pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
- Thời hiệu thừa kế
+ Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
+ Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
+ Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Điều kiện giao dịch chung trong giao kết hợp đồng
Tại Điều 406 Luật dân sự 2015 có quy định:
+ Điều kiện giao dịch chung là những điều khoản ổn định do một bên công bố để áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.
+ Điều kiện giao dịch chung chỉ có hiệu lực với bên xác lập giao dịch trong trường hợp điều kiện giao dịch này đã được công khai để bên xác lập giao dịch biết hoặc phải biết về điều kiện đó.
+ Trường hợp điều kiện giao dịch chung có quy định về miễn trách nhiệm của bên đưa ra điều kiện giao dịch chung, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì quy định này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Quyền khác đối với tài sản tại Điều 159 Bộ luật dân sự năm 2015
+ Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.
+ Quyền khác đối với tài sản bao gồm: Quyền đối với bất động sản liền kề; Quyền hưởng dụng; Quyền bề mặt.
BLDS 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Quyền dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:
1. Hợp đồng.
2. Hành vi pháp lý đơn phương.
3. Quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của luật.
4. Kết quả của lao động, sản xuất, kinh doanh; kết quả của hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
5. Chiếm hữu tài sản.
6. Sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
7. Bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
8. Thực hiện công việc không có ủy quyền.
9. Căn cứ khác do pháp luật quy định.
1. Cá nhân, pháp nhân không được lạm dụng quyền dân sự của mình gây thiệt hại cho người khác, để vi phạm nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện mục đích khác trái pháp luật.
2. Trường hợp cá nhân, pháp nhân không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác căn cứ vào tính chất, hậu quả của hành vi vi phạm mà có thể không bảo vệ một phần hoặc toàn bộ quyền của họ, buộc bồi thường nếu gây thiệt hại và có thể áp dụng chế tài khác do luật quy định.
Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
1. Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
2. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
3. Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
4. Buộc thực hiện nghĩa vụ.
5. Buộc bồi thường thiệt hại.
6. Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
7. Yêu cầu khác theo quy định của luật.
Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
1. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền khác có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân.
Trường hợp quyền dân sự bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì việc bảo vệ quyền được thực hiện theo pháp luật tố tụng tại Tòa án hoặc trọng tài.
Việc bảo vệ quyền dân sự theo thủ tục hành chính được thực hiện trong trường hợp luật quy định. Quyết định giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính có thể được xem xét lại tại Tòa án.
2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng.
Khi giải quyết yêu cầu bảo vệ quyền dân sự, Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
Trường hợp quyết định cá biệt bị hủy thì quyền dân sự bị xâm phạm được khôi phục và có thể được bảo vệ bằng các phương thức quy định tại Điều 11 của Bộ luật này.
ESTABLISHMENT, EXERCISE AND PROTECTION OF CIVIL RIGHTS
Article 8. Bases for establishment of civil rights
Civil rights shall be established on the following bases:
1. Contracts;
2. Unilateral legal acts;
3. Decisions of courts or other competent state agencies as prescribed;
4. Outcomes of labor, production and business; or creation of subjects of intellectual property rights;
5. Possession of property;
6. Illegal use of assets or illegal gain therefrom;
7. Damage caused by an illegal act;
8. Performance of a task without authorization;
9. Other bases specified by law.
Article 9. Exercise of civil rights
1. Each person shall exercise his/her civil on his/her own will in accordance with Article 3 and Article 10 of this Code.
2. The non-exercise of civil rights does not constitute a basis for termination of those rights, unless otherwise prescribed by law.
Article 10. Limitations on exercise of civil rights
1. Each person may not abuse his/her own civil rights to cause damage to other persons or violate his/her own obligations or for other unlawful purposes.
2. If a person fails to comply with Clause 1 of this Article, a court or a competent agency shall, according to the nature and consequences of the violation, either protect part or the whole of his/her rights, compel him/her to given compensation and other sanctions as prescribed by law.
Article 11. Methods for protecting civil rights
If a person has his/her civil rights violated, he/she may protect them himself/herself as prescribed in this Code, other relevant laws or request competent authorities to:
1. Recognize, respect, protect and guarantee of his/her civil rights;
2. Order the termination of the act of violation;
3. Order a public apology and/or rectification;
4. Order the performance of civil obligations;
5. Order compensation for damage;
6. Cancellation of isolated unlawful decision of competent agencies, organizations or persons;
7. Other requirements specified by law.
Article 12. Self-protection of civil rights
The self-protection of a particular civil right must conform to the nature and severity of the violation against such civil right and be not contrary to basic principles of civil law prescribed in Article 3 of this Code.
Article 13. Compensation for damage
Each person has his/her civil rights violated shall be eligible for total damage, unless otherwise agreed by parties or unless otherwise prescribed by law.
Article 14. Protection of civil rights by competent authorities
1. Each court and a competent authority must respect and protect civil rights of persons.
If a particular civil right is violated or is under a dispute, the protection of such right shall be implemented as prescribed in procedural law at the court or arbitrator.
The protection of civil rights under administrative procedures shall be implemented as prescribed by law. A decision on settlement of case/matter under administrative procedures may be re-examined at a court.
2. Each court may not refuse to settle a civil matter or case with the season that there is no provision of law to apply; in this case, regulations in Article 5 and Article 6 of this Code shall apply.
Article 15. Cancellation of isolated unlawful decisions of competent agencies, organizations or persons
A court or a competent authority is entitled to cancel an isolated decision of another competent agency, organization or person, upon a request for protection of civil rights.
If the isolated decision is cancelled, the civil right against which the decision violates shall be restored and protected by the methods prescribed in Article 11 of this Code.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Mục 3. BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
Điều 294. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong tương lai
Điều 297. Hiệu lực đối kháng với người thứ ba
Điều 305. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm
Điều 311. Nghĩa vụ của bên cầm cố
Điều 312. Quyền của bên cầm cố
Tiểu mục 4. ĐẶT CỌC, KÝ CƯỢC, KÝ QUỸ
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân
Điều 588. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Điều 598. Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra