04 loại hợp đồng không phải đóng BHXH bắt buộc mới nhất 2025?
04 loại hợp đồng không phải đóng BHXH bắt buộc mới nhất 2025?

1. 04 loại hợp đồng không phải đóng BHXH bắt buộc mới nhất 2025?

1.1. Hợp đồng lao động xác định thời hạn dưới 01 tháng

Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Do đó, đối với hợp đồng lao động dưới 01 tháng sẽ không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

1.2. Hợp đồng dịch vụ

Theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện. Trong khi đó, theo Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng dịch vụ được quy định là sự thoả thuận giữa các bên, bên cung ứng dịch vụ thực hiện các công việc cho bên sử dụng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ trả phí dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.

Hợp đồng dịch vụ không có sự ràng buộc về thời gian, địa điểm làm việc cũng như tiền lương hay kỷ luật lao động như đối với hợp đồng lao động mà chỉ cung ứng các dịch vụ theo yêu cầu.

Như vậy, hợp đồng dịch vụ không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.3. Hợp đồng thuê khoán dân sự không có nội dung cơ bảo của hợp đồng lao động

Nếu hợp đồng thuê khoán này mang bản chất là hợp đồng thuê khoán dân sự, không có các nội dung cơ bản của hợp đồng lao động thì Hợp đồng thuê khoán của công ty không chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động, không thuộc trường hợp phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.4. Hợp đồng thử việc

Hợp đồng này được ký khi người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về việc làm thử, nội dung hợp đồng chưa mang tính chất như một hợp đồng lao động chính thức cho nên sẽ không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội.

2. Từ 01/7/2025, thời hạn đóng BHXH bắt buộc là khi nào?

2.1. Thời hạn đóng BHXH bắt buộc của người lao động

Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định thời hạn đóng BHXH bắt buộc của người lao động chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng đối với:

  • Đối tượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác).
  • Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí.
  • Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ.
  • Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương.

2.2. Thời hạn đóng BHXH bắt buộc của người sử dụng lao động

Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất đối với người sử dụng lao động được quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:

  • Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo đối với phương thức đóng hằng tháng;
  • Ngày cuối cùng của tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần hoặc 06 tháng một lần.

3. 05 điều cần biết về bảo hiểm xã hội bắt buộc mới nhất năm 2025

3.1. Mở rộng đối tượng được tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định mở rộng đối tượng được tham gia và thụ hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội bằng việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh; Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố; Người lao động làm việc không trọn thời gian; Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương.

3.2. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Điều 37. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:

a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian tối đa 12 tháng;

b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng.

Thời hạn đóng bù chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theo tháng kết thúc việc tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.

2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam, tạm đình chỉ công việc thì người lao động và người sử dụng lao động tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; trường hợp người lao động được truy lĩnh đủ tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động đóng bù cho thời gian bị tạm giam, tạm đình chỉ công việc bằng số tiền phải đóng của những tháng tạm dừng đóng.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định các trường hợp khác tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Trên đây là Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 quy định về trường hợp khi nào tạm dừng đóng bảo hiểm xã

3.3. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp nào?

Các trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không được hưởng chế độ ốm đau được quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:

2. Người lao động không được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp sau đây:

a) Tự gây thương tích hoặc tự gây tổn hại cho sức khỏe của mình;

b) Sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định, trừ trường hợp sử dụng thuốc tiền chất hoặc thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

c) Trong thời gian lần đầu phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Trong thời gian nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng với thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động hoặc đang nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác hoặc đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Theo đó người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ không được hưởng chế độ ốm đau nếu thuộc các trường hợp sau đây:

  • Tự gây thương tích hoặc tự gây tổn hại cho sức khỏe của mình
  • Sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy thuộc danh mục quy định, trừ trường hợp sử dụng thuốc tiền chất hoặc thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Trong thời gian lần đầu phải nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
  • Thời gian trùng với thời gian nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động hoặc đang nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật chuyên ngành khác hoặc đang nghỉ việc hưởng chế độ thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3.4. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi khám thai

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ, thai ngoài tử cung do người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định nhưng tối đa:

  • 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
  • 20 ngày nếu thai từ đủ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
  • 40 ngày nếu thai từ đủ 13 tuần tuổi đến dưới 22 tuần tuổi;
  • 50 ngày nếu thai từ đủ 22 tuần tuổi trở lên.

Đối với lao động nữ mang thai từ đủ 22 tuần tuổi trở lên đủ điều kiện quy định mà bị sảy thai, phá thai, thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ thì lao động nữ và người chồng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như trường hợp lao động nữ sinh con.

Thời gian nghỉ tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hàng tuần.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì? 05 điều cần biết về bảo hiểm xã hội bắt buộc mới nhất năm 2025
04 loại hợp đồng không phải đóng BHXH bắt buộc mới nhất 2025?

3.5. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2024:

Điều 71. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 64, Điều 65 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 70 của Luật này hoặc chưa hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điều 23 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy có thể được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong trường hợp sau:

4. Các đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc từ ngày 01/07/2025 mới nhất

Luật bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 quy định các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại khoản 1 Điều 2 như sau:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;

b) Cán bộ, công chức, viên chức;

c) Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

e) Dân quân thường trực;

g) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;

h) Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí;

i) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã có hưởng tiền lương;

k) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;

l) Đối tượng quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất;

m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;

n) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương.

Bên cạnh đó tại khoản 7 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định các trường hợp không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a) Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng.

Chính phủ quy định đối tượng hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

b) Lao động là người giúp việc gia đình;

c) Đối tượng quy định tại điểm m và điểm n khoản 1 Điều này đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, trừ trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu tối đa 06 tháng quy định tại khoản 7 Điều 33 của Luật này.

5. Chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc

Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng các chế độ theo khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1. Người đóng bảo hiểm xã hội chết có được rút tiền không mới nhất 2025?

Khi một người đóng bảo hiểm xã hội qua đời, thân nhân của họ sẽ không thể rút tiền đã đóng bảo hiểm xã hội nhưng sẽ được hưởng các chế độ tử tuất theo quy định của pháp luật tại mục 4 chương V đối với người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và mục 3 chương VI của Luật Bảo hiểm xã hội 2024

6.2. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa 2025 là bao nhiêu?

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa từ ngày 01/7/2024 là 46.800.000 đồng/tháng.

Lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định lương cơ sở từ 1/7/2024 là 2.340.000 đồng/tháng.

6.3. Người già 75 tuổi không có lương hưu được hưởng chế độ gì?

Đối tượng này sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí. Theo đó, người dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi từ đủ 75 tuổi trở lên và không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.