- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (213)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Ly hôn (73)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Thừa kế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Nộp thuế (17)
- Hàng hóa (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Trẻ em phạm tội thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
1. Trẻ em phạm tội thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định như sau:
- Trẻ em
- Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Theo đó trẻ em là người dưới 16 tuổi. Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Như vậy, trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, cụ thể:
+ Tội giết người (Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội hiếp dâm (Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội cưỡng dâm (Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội mua bán người (Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội cướp tài sản (Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội cướp giật tài sản (Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội đua xe trái phép (Điều 266 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 286 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử (Điều 287 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác (Điều 289 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản (Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội khủng bố (Điều 299 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 Bộ luật Hình sự 2015).
+ Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự (Điều 304 Bộ luật Hình sự 2015).
Còn trẻ em phạm tội là người dưới 14 tuổi thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Trẻ em phạm tội thì có áp dụng hình phạt tù có thời hạn không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 101 Bộ luật Hình sự 2015, mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
1. Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định;
2. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
Như vậy, trẻ em phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 12 năm tù.
Nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.
3. Phạm tội giết người khi dưới 16 tuổi có bị phạt tù không?
Căn cứ Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015, người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Giết 02 người trở lên;
- Giết người dưới 16 tuổi;
- Giết phụ nữ mà biết là có thai;
- Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
- Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
- Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
- Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
- Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
- Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
- Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
- Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
- Thuê giết người hoặc giết người thuê;
- Có tính chất côn đồ;
- Có tổ chức;
- Tái phạm nguy hiểm;
- Vì động cơ đê hèn.
Vì vậy, người nào giết người thuộc trường hợp giết người dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm theo quy định tại Khoản 4 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015.
Trong phiên tòa xét xử về tội giết người thuộc trường hợp giết người dưới 16 tuổi, Hội đồng xét xử sẽ xem xét mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự và các yêu tố khác để áp dụng hình phạt đối với người phạm tội.
4. Các biện pháp xử lý đối với trẻ em phạm tội
- Giáo dục tại gia đình và cộng đồng: Đây là biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất.
- Giáo dục tại các trung tâm giáo dục: Đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng hơn, trẻ em có thể được đưa vào các trung tâm giáo dục để được hướng dẫn và cải tạo.
- Các biện pháp xử lý hành chính: Trong một số trường hợp, trẻ em có thể bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính như cảnh cáo, phạt tiền cha mẹ.
Lưu ý: Việc áp dụng các biện pháp xử lý đối với trẻ em phạm tội phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật và đảm bảo quyền lợi của trẻ.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Đồng phạm là gì? Xác định trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm ra sao?
Các yếu tố cấu thành tội trốn thuế theo Bộ luật Hình sự