- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (82)
- Nghĩa vụ quân sự (70)
- Thuế thu nhập cá nhân (41)
- Doanh nghiệp (28)
- Hợp đồng (23)
- Tiền lương (22)
- Bảo hiểm xã hội (22)
- Hình sự (21)
- Đất đai (19)
- Hành chính (19)
- Dân sự (14)
- Nhà ở (13)
- Bảo hiểm y tế (13)
- Lao động (12)
- Trách nhiệm hình sự (12)
- Hôn nhân gia đình (12)
- Xử phạt hành chính (11)
- Thuế (10)
- Bằng lái xe (10)
- Mã số thuế (10)
- Pháp luật (9)
- Bộ máy nhà nước (9)
- Kết hôn (9)
- Khai sinh (8)
- Trợ cấp - phụ cấp (8)
- Nộp thuế (7)
- Quyết toán thuế TNCN (7)
- Hộ chiếu (7)
- Xây dựng (7)
- Nợ (7)
- Chung cư (7)
- Tạm trú (6)
- Vốn (6)
- Đóng thuế TNCN (6)
- Đăng ký thuế (6)
- Ly hôn (6)
- Hợp đồng lao động (6)
- Văn hóa xã hội (6)
- Đăng ký kết hôn (6)
- Thuế giá trị gia tăng (6)
- Thủ tục tố tụng (6)
- Căn cước công dân (5)
- Phương tiện giao thông (5)
- Bồi thường thiệt hại (5)
- Tội phạm (5)
- Bảo hiểm (5)
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (5)
- Lý lịch (5)
- Viên chức (5)
- Tính thuế TNCN (5)
- Công ty TNHH (5)
- Thừa kế (5)
- Nợ xấu (5)
- Giấy phép lái xe (4)
- Bằng B2 (4)
- Giáo dục (4)
- Đóng bảo hiểm (4)
- Tính lương (4)
- Tranh chấp lao động (4)
- Tài sản (4)
Truy nã đỏ Interpol là gì? Hiệu lực của lệnh truy nã đỏ Interpol?
1. Khái quát về Lệnh truy nã đỏ Interpol.
1.1. Lệnh truy nã đỏ Interpol là gì?
Lệnh truy nã đỏ được chính thức ban hành bởi Tổng thư ký Interpol theo yêu cầu của các quốc gia thành viên hoặc một tòa án quốc tế dựa trên một lệnh bắt giữ quốc gia hợp lệ. Lệnh truy nã đỏ không phải là lệnh bắt giữ quốc tế.
Lệnh truy nã đỏ được ban hành với những cá nhân đang bị truy tìm để truy tố hoặc bắt giam. Do đó họ được xem là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội (nói cách khác là bị kết tội).
Lệnh truy nã đỏ bao gồm 2 thông tin chính:
- Đặc điểm nhận dạng của người bị truy nã (tên, ngày sinh, quốc tịch, màu mắt, tóc, ảnh hoặc dấu vân tay nếu có).
- Nhắm tới tội danh giết người, hiếp dâm hoặc xâm hại trẻ em.
1.2. Ý nghĩa của Lệnh truy nã đỏ Interpol.
Lệnh truy nã đỏ mang lại khả năng hiển thị quốc tế cao. Tất cả thông tin về tội phạm và nghi phạm đều được gửi tới các cán bộ biên phòng, cửa khẩu, hải quan khiến việc di chuyển của họ trở nên khó khăn.
Các quốc gia có thể yêu cầu và chia sẻ thông tin quan trọng liên quan đến một cuộc điều tra.
2. Hiệu lực của Lệnh truy nã đỏ Interpol.
Interpol không thể ép buộc bất kỳ quốc gia thành viên nào phải bắt giữ một cá nhân là đối tượng của lệnh truy nã đỏ. Các quốc gia thành viên không có nghĩa vụ bắt buộc phải bắt giữ một cá nhân là đối tượng của lệnh truy nã đỏ. Mỗi quốc gia thành viên phải tự quyết định giá trị pháp lý đối với lệnh truy nã đỏ trong biên giới của họ.
Nghi can chỉ bị truy nã bởi một quốc gia hoặc một tòa án quốc tế và Interpol đưa ra một lệnh truy nã đỏ chỉ đơn giản là để thông báo cho các quốc gia thành viên rằng người này bị truy nã dựa trên một lệnh bắt giữ hoặc một quyết định tư pháp tương đương được ban hành bởi một quốc gia hay một tòa án quốc tế. Interpol không ban hành các lệnh bắt giữ.
Lện truy nã đỏ là lệnh truy nã rất quan trọng, nó mang lại khả năng hiển thị quốc tế cao. Tất cả các thông tin về tội phạm và nghi phạm đề được gửi tới các cán bộ biên phòng, cửa khẩu, hải quan khiến việc di chuyển của họ trở nên khó khăn. Các quốc gia có thể yêu cầu và chia sẻ thông tin liên quan quan trọng đến một cuộc điều tra.
3. Quy trình ban hành Lệnh truy nã đỏ Interpol.
Bước 1: Quốc gia thành viên đưa ra yêu cầu.
Cụ thể, cảnh sát quốc gia thành viên gửi yêu cầu về một lệnh truy nã đỏ thông qua việc cung cấp thông tin về vụ việc. Yêu cầu được gửi thông qua văn phòng hay trung tâm Interpol ở quốc gia thành viên. Tại Việt Nam, Văn phòng Interpol Việt Nam là đơn vị trực thuộc Văn phòng Cơ quan cành sát điều tra Bộ công an.
Bước 2: Sau khi đưa ra yêu cầu, bước tiếp theo cần làm là gửi yêu cầu đến Tổng thư ký Interpol xem xét, quyết định. Yêu cầu về lệnh truy nã đỏ sẽ được Tổng thư ký Interpol xem xét, kiểm tra và chuyển cho các chuyên gia pháp lý của Interpol thẩm định trong thời hạn một tuần.
Bước 3: Ban hành lệnh truy nã đỏ.
Trong thời hạn quy định, Tổng thư ký Interpol ký duyệt ban hành, lệnh truy nã đỏ sẽ được thông báo tới các quốc gia thành viên trên hệ thống mạng của Interpol.
Như vậy, quy trình ban hành lệnh truy nã đỏ là sự phối hợp của cơ quan có thẩm quyền quốc gia, Cơ quan đại diện Interpol tại quốc gia đó và Tổng thư ký Interpol, chuyên gia pháp lý của Interpol, cụ thể, quốc gia thành viên Interpol sẽ đưa ra yêu cầu về việc ban hành lệnh truy nã đỏ cho trung tâm Interpol ở quốc gia đó, sau đó sẽ gửi yêu cầu này đến Tổng thư ký Interpol. Trong thời hạn quy định, tổng thư ký Interpol xem xét, kiểm tra và chuyển cho các chuyên gia pháp lý của Interpol thẩm định trong thời hạn 1 tuần sau đó nếu đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu, Tổng thư ký Interpol sẽ ký duyệt ban hành, lệnh truy nã đỏ sẽ được thông báo tới các quốc gia thành viên trên hệ thống mạng của Interpol. Việc ban hành lệnh truy nã đỏ trước hết xuất phát từ yêu cầu của quốc gia thành viên sau đó sẽ qua các bước thẩm định và sự ký duyệt của Tổng thư ký.
4. Các loại lệnh truy nã khác của Interpol.
Truy nã đen (loại thông báo nhằm xác định tung tích các nạn nhận đã chết ở bên ngoài quốc gia sở tại);
Truy nã xanh lá cây (cảnh báo về các đối tượng phạm tội từ các nước khác nghi đã thâm nhập vào nước sở tại hoặc đối tượng gây án ở nước sở tại rồi trốn ra nước ngoài);
Truy nã xanh lam (nhằm xác định và cung cấp thông tin, đường di chuyển của các loại tội phạm, đối tượng hoạt động xuyên quốc gia);
Truy nã vàng (mục đích truy tìm người mất tích);
Truy nã màu da cam (nhằm cảnh báo các thông tin liên quan đên tội phảm khủng bố đến các nước thành viên Interpol về những biến động, di chuyển và hoạt động phức tạp của bọn tội phạm khủng bố trên toàn cầu);
Truy nã tím (nhằm cung cấp các thông tin về phương thức hoạt động, thủ đoạn, thiết bị, công cụ hoặc nơi ấn nấp của tội phạm).
Xem thêm các bài viết liên quan:
Xử lý hành vi vi phạm về đầu tư trong nước và nước ngoài
04 quy định về phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự
Bộ luật Hình sự hợp nhất hiện hành và những quy định liên quan