- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (82)
- Nghĩa vụ quân sự (70)
- Thuế thu nhập cá nhân (41)
- Doanh nghiệp (28)
- Hợp đồng (23)
- Tiền lương (22)
- Bảo hiểm xã hội (22)
- Hình sự (21)
- Đất đai (19)
- Hành chính (19)
- Dân sự (14)
- Nhà ở (13)
- Bảo hiểm y tế (13)
- Lao động (12)
- Trách nhiệm hình sự (12)
- Hôn nhân gia đình (12)
- Xử phạt hành chính (11)
- Thuế (10)
- Bằng lái xe (10)
- Mã số thuế (10)
- Pháp luật (9)
- Bộ máy nhà nước (9)
- Kết hôn (9)
- Khai sinh (8)
- Trợ cấp - phụ cấp (8)
- Nộp thuế (7)
- Quyết toán thuế TNCN (7)
- Hộ chiếu (7)
- Xây dựng (7)
- Nợ (7)
- Chung cư (7)
- Tạm trú (6)
- Vốn (6)
- Đóng thuế TNCN (6)
- Đăng ký thuế (6)
- Ly hôn (6)
- Hợp đồng lao động (6)
- Văn hóa xã hội (6)
- Đăng ký kết hôn (6)
- Thuế giá trị gia tăng (6)
- Thủ tục tố tụng (6)
- Căn cước công dân (5)
- Phương tiện giao thông (5)
- Bồi thường thiệt hại (5)
- Tội phạm (5)
- Bảo hiểm (5)
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (5)
- Lý lịch (5)
- Viên chức (5)
- Tính thuế TNCN (5)
- Công ty TNHH (5)
- Thừa kế (5)
- Nợ xấu (5)
- Giấy phép lái xe (4)
- Bằng B2 (4)
- Giáo dục (4)
- Đóng bảo hiểm (4)
- Tính lương (4)
- Tranh chấp lao động (4)
- Tài sản (4)
Thế nào là hành vi đe dọa cấu thành tội phạm đe dọa giết người theo quy định pháp luật hình sự?
1. Hình vi đe dọa
1.1. Định nghĩa hành vi đe dọa
Hành vi đe dọa được hiểu là việc một người hoặc một nhóm người sử dụng lời nói, hành động hoặc các phương tiện khác nhằm gây ra sự sợ hãi, lo lắng cho người khác về việc có thể bị tổn hại đến tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của mình. Trong pháp luật hình sự Việt Nam, hành vi này có thể cấu thành tội phạm nếu nó đạt đến mức độ nghiêm trọng nhất định.
1.2. Đặc điểm của hành vi đe dọa
Hành vi đe dọa thường mang tính chất chủ quan, phản ánh ý định của người thực hiện. Đặc điểm này bao gồm:
- Mục đích: Nhằm gây ra sự sợ hãi hoặc áp lực tinh thần cho nạn nhân.
- Hình thức: Có thể thực hiện bằng lời nói, văn bản, hoặc các hành động cụ thể.
- Hệ quả: Làm cho nạn nhân cảm thấy lo lắng, bất an về khả năng bị tổn hại.
1.3. Đe dọa giết người là gì?
Đe dọa giết người có thể được hiểu là hành vi làm cho người khác lo sợ rằng người đe dọa sẽ có hành vi giết người.
2. Tội đe doạ giết người theo Điều 133 Bộ luật Hình sự
Tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội đe doạ giết người như sau:
- Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
+ Đối với người dưới 16 tuổi;
+ Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Việc áp dụng tội đe doạ giết người có thể tham khảo tại Chương 2 Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 quy định như sau:
- Tội đe doạ giết người phải có hai dấu hiệu bắt buộc có hành vi đe dọa giết người; có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.
- Phải xác định hành vi đe dọa giết người là có thật (như: nói trực tiếp công khai là sẽ giết, giơ phương tiện như súng, dao đe dọa) và phải xem xét “căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ…”, một cách khách quan, toàn diện như:
+ Thời gian;
+ Hoàn cảnh;
+ Địa điểm diễn biến;
+ Nguyên nhân sâu xa (nếu có) và trực tiếp của sự việc;
+ Mối tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa (về thể lực, tuổi đời, trình độ v.v…).
Nếu thông thường ai cũng phải lo lắng là sự đe dọa (về thể lực, tuổi đời, trình độ v.v…). Nếu thông thường ai cũng phải lo lắng là sự đe dọa sẽ được thực hiện, thì đó là trường hợp lo lắng có căn cứ.
Nếu cùng với hành vi đe dọa, còn có hành vi chuẩn bị giết người bị đe dọa (như mài dao, lau súng đạn…) thì xử lý các hành vi đó về tội giết người (ở giai đoạn chuẩn bị). Nếu sau khi đe dọa đã giết người bị đe dọa, thì xử lý về tội giết người.
Nếu đe dọa giết người để chống người thi hành công vụ, thì xử lý về tội chống người thi hành công vụ mà không áp dụng tội đe doạ giết người.
3. Cấu thành tội phạm của tội đe doạ giết người theo Điều 133 Bộ luật Hình sự
3.1. Về mặt khách quan của tội phạm:
- Về hành vi: Người phạm tội đã thực hiện hành vi đe dọa giết người bị hại trái pháp luật. Hành vi đe dọa này có thể thực hiện bằng lời nói, hành động, cử chỉ... không nhằm mục đích giết người bị hại mà chỉ nhằm làm người bị hại phải lo lắng, sợ hãi, hình thành trong tư tưởng rằng người phạm tội sẽ thực hiện hành vi giết người bị hại như đã đe dọa.
- Về mặt hậu quả: Gây nên tâm lý lo lắng, sợ hãi cho người bị hại; người bị hại thật sự tin rằng hành vi đe dọa sẽ được người phạm tội thực hiện.
3.2.Về mặt chủ quan của tội phạm:
- Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi vô ý trực tiếp.
Theo đó, người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là đe dọa người bị hại, làm cho người bị hại lo sợ có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra;
- Mục đích của hành vi phạm tội: Nhằm đe dọa người bị hại để người bị hại làm hoặc không làm một việc gì đó.
3.3. Khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.
3.4. Chủ thể của tội phạm:
Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hình sự.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Bộ luật Hình sự hợp nhất hiện hành và những quy định liên quan
Trẻ em phạm tội thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?