Hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo
Hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo

1. Một số quy định về Án treo

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Theo đó, Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. Người được hưởng án treo không được xuất cảnh trong thời gian thử thách.

Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định.

Một số quy định về Án treo
Một số quy định về Án treo

Nghĩa vụ của người được hưởng án treo: có mặt theo giấy triệu tập và cam kết việc chấp hành án theo quy định; thực hiện nghiêm chỉnh cam kết trong việc tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, nơi làm việc, học tập; chấp hành đầy đủ hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp vì lý do khách quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận; chịu sự giám sát, giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi cư trú, nơi làm việc; phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; hằng tháng phải báo cáo bằng văn bản với Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành nghĩa vụ của mình.

Người được hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú nếu có lý do chính đáng và phải xin phép theo quy định, phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú. Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sỹ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó.

2. Người được hưởng án treo được nhận quyết định thi hành án treo trong vòng bao nhiêu ngày?

Căn cứ Điều 84 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định quyết định thi hành án treo như sau:

1. Quyết định thi hành án treo phải ghi rõ họ, tên, chức vụ người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người được hưởng án treo; mức hình phạt tù và thời gian thử thách của người được hưởng án treo; hình phạt bổ sung, trừ hình phạt bổ sung là hình phạt tiền; hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định tại khoản 5 Điều 65 của Bộ luật Hình sự; Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo.

Người được hưởng án treo được nhận quyết định thi hành án treo trong vòng bao nhiêu ngày?
Người được hưởng án treo được nhận quyết định thi hành án treo trong vòng bao nhiêu ngày?

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án treo, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân, cơ quan sau đây:

a) Người được hưởng án treo và người đại diện trong trường hợp người được hưởng án treo là người dưới 18 tuổi;

b) Viện kiểm sát cùng cấp;

c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi người được hưởng án treo làm việc;

d) Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người được hưởng án treo;

đ) Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.

Như vậy, đối chiếu theo quy định này thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án treo, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cá nhân được hưởng án treo. Tới giờ là 1 tuần kể từ khi con của anh/chị được Tòa tuyên hưởng án treo mà vẫn chưa nhận được quyết định thì con của anh/chị có thể làm đơn hỏi gửi đến Tòa án về quyết định hưởng án treo của mình theo quy định.

3. Hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo được pháp luật quy định như thế nào ?

Người được hưởng án treo vẫn có thể phải chịu hình phạt bổ sung, nhưng không phải chịu tất cả các loại hình phạt bổ sung mà chỉ phải chịu một số loại hình phạt bổ sung. Theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Bộ luật hình sự thì người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được quy định tại Điều 30Điều 36 Bộ luật hình sự. Tuy nhiên, có một số trường hợp phạm tội, Bộ luật hình sự quy định việc áp dụng hình phạt bổ sung là bắt buộc đối với người bị kết án, thì việc áp dụng hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo sẽ thực hiện thế nào? Vấn đề này, tại Nghị quyết số 1 ngày 18-10-1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn như sau:

Hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo được pháp luật quy định như thế nào ?
Hình phạt bổ sung đối với người được hưởng án treo được pháp luật quy định như thế nào ?

“Đối với các tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt bổ sung là bắt buộc, thì ngoài hình phạt bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 44 (này là khoản 3 Điều 60 Bộ luật hình sự 1999), người được hưởng án treo còn phải chịu thêm hình phạt bổ sung bắt buộc đó”. Thời hạn thi hành hình phạt bổ sung được tính đối với người được hưởng án treo theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 1 ngày 18-10-1990 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là từ ngày tuyên bản án đầu tiên cho hưởng án treo mà có hình phạt bổ sung. Hướng dẫn này, theo chúng tôi vẫn còn phù hợp với thực tiễn xét xử và những quy định về án treo tại Điều 60 Bộ luật hình sự năm 1999.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Trẻ em phạm tội thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Xử lý hành vi liên quan đến các tệ nạn xã hội. Trách nhiệm của từng cá nhân và tổ chức

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?