- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là một chế định quan trọng trong pháp luật hình sự Việt Nam, thể hiện ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Vậy pháp luật quy định như thế nào về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Khái niệm về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, tùy vào tính chất mức độ hành vi phạm tội mà mỗi tội phạm có một thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự riêng, khi hết thời hạn này thì người phạm tội sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa.
2. Cách xác định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
- 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng:
Đối chiếu quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự thì Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
- 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng:
Đối chiếu quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự thì Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
- 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng:
Đối chiếu quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự thì Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
- 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng:
Đối chiếu quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự thì Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
3. Thời điểm bắt đầu tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Bộ luật hính sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì có 3 trường hợp xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự:
- Trường hợp 1: Thời hiệu được tính liên tục từ ngày tội phạm được thực hiện. Như vậy, thời điểm bắt đầu tính thời hiệu chính là ngày tội phạm được thực hiện, nghĩa là hành vi đó đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm mà không phân biệt ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt hay tội phạm đã hoàn thành. Trường hợp này, cần lưu ý các vấn đề như đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt; đối với tội phạm kéo dài; đối với tội phạm liên tục; đối với các trường hợp phạm nhiều tội, phạm tội nhiều lần.
- Trường hợp 2: Trường hợp này được hiểu, nếu một người đã thực hiện tội phạm, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự mà lại phạm tội mới có mức cao nhất của khung hình phạt là trên 01 năm tù thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện tội phạm mới. Như vậy, để thuộc trường hợp này cần đáp ứng hai điều kiện. Điều kiện thứ nhất là người đó lại phạm tội mới trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự của tội cũ. Điều kiện thứ hai là tội phạm mới mà người phạm tội thực hiện phải có mức cao nhất của khung hình phạt là trên 01 năm.
- Trường hợp 3: Là trường hợp một người thực hiện hành vi phạm tội, vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu được tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
4. Những trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại Điều 28 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật hình sự 2015 đối với các tội phạm sau đây:
- Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương XIII của Bộ luật hình sự 2015.
- Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật hình sự 2015.
- Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353 của Bộ luật hình sự 2015; tội nhận hối lộ thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354 của Bộ luật hình sự 2015.