1. Khái niệm

Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật và đạo đức, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội. Các hình thức tệ nạn xã hội đa dạng, từ những hành vi đơn giản như hút thuốc lá, uống rượu đến những hành vi phức tạp hơn như ma túy, mại dâm, cờ bạc, tội phạm...

Xử lý hành vi liên quan đến các tệ nạn xã hội. Trách nhiệm của từng cá nhân và tổ chức
Xử lý hành vi liên quan đến các tệ nạn xã hội. Trách nhiệm của từng cá nhân và tổ chức

- Tệ nạn xã hội bao gồm nhiều hành vi tiêu cực, trái pháp luật và đạo đức như:

+ Tệ nạn ma túy: Sử dụng, buôn bán, tàng trữ trái phép các chất ma túy.

+ Mại dâm: Mua bán dâm, môi giới mại dâm.

+ Cờ bạc: Đánh bạc, tổ chức đánh bạc.

+ Các tệ nạn khác: Đánh nhau, gây rối trật tự công cộng,

2. Xử lý vi phạm liên quan đến phòng chống tệ nạn xã hội

2.1 Xử lý vi phạm liên quan đến ma túy

Xử lý vi phạm liên quan đến ma túy
Xử lý vi phạm liên quan đến ma túy

Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Theo đó, hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, vận chuyển trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy;

c) Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua, bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trồng các loại cây thuốc phiện, cây cần sa, cây coca, cây khát và các loại cây khác có chứa chất ma túy.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật, người được giao quản lý cơ sở kinh doanh, dịch vụ, người quản lý phương tiện giao thông hoặc cá nhân khác có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, hoạt động kinh doanh karaoke, hoạt động kinh doanh vũ trường, kinh doanh trò chơi điện tử, các phương tiện giao thông để xảy ra hoạt động tàng trữ, mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy trong khu vực, phương tiện do mình quản lý;

b) Môi giới, giúp sức hoặc hành vi khác giúp người khác sử dụng trái phép chất ma túy.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Cung cấp địa điểm, phương tiện cho người khác sử dụng, tàng trữ, mua, bán trái phép chất ma túy;

b) Vi phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tiền chất ma túy;

c) Vi phạm các quy định về nghiên cứu, giám định, kiểm định, kiểm nghiệm, sản xuất, bảo quản, tồn trữ chất ma túy, tiền chất ma túy;

d) Vi phạm các quy định về giao nhận, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;

đ) Vi phạm các quy định về phân phối, mua bán, sử dụng, trao đổi chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất ma túy;

e) Vi phạm các quy định về quản lý, kiểm soát, lưu giữ chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất tại các khu vực cửa khẩu, biên giới, trên biển;

g) Thực hiện cai nghiện ma túy vượt quá phạm vi hoạt động được ghi trong giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện.

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng hoặc sử dụng giấy phép hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện vào các mục đích khác.

7.Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện khi chưa được đăng ký hoặc cấp phép hoạt động.

2.2 Xử lý vi phạm liên quan đến mại dâm

- Đối với người mua dâm:

Theo Pháp lệnh phòng, chống mại dâm 2003, người mua dân, bán dân tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Trong trường hợp người mua dâm người dưới 18 tuổi có thể bị truy cứu TNHS theo Điều 329 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) về tội mua dâm người dưới 18 tuổi.

Cụ thể, người nào đủ 18 tuổi trở lên mua dâm người dưới 18 tuổi (trừ trường hợp giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi) thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Mức phạt tối đa đối với người có hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi nêu trên là từ 03 năm đến 07 năm tù giam. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

+ Người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 148 Bộ luật Hình sự.

Theo đó, người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm. Mức phạt cao nhất đối với tội danh này lên đến 07 năm tù giam.

- Đối với người bán dâm

Hiện nay, Bộ luật Hình sự chưa quy định cụ thể về xử phạt đối với hành vi bán dâm mà chỉ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại mục 2.2 nêu trên.

Tuy nhiên, trong trường hợp người bán dâm biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 148 Bộ luật Hình sự về tội lây truyền HIV cho người khác.

Trong trường hợp người bán dâm còn có hành vi chứa mại dâm, môi giới mại dâm thì có thể bị truy cứu TNHS theo Điều 327 (Tội chứa mại dâm) hoặc Điều 328 Bộ luật Hình sự (Tội môi giới mại dâm).

2.3 Xử lý vi phạm liên quan đến cờ bạc

Xử lý vi phạm liên quan đến cờ bạc
Xử lý vi phạm liên quan đến cờ bạc

Theo Điều 321 Bộ Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Điều 322. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;

b) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị 20.000.000 đồng trở lên;

c) Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánh bạc;

d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

3. Trách nhiệm của cá nhân,tổ chức

3.1 Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong phòng chống ma túy

Điều 44 Luật phòng, chống ma túy

Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống ma tuý bao gồm:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch về phòng, chống ma tuý;

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý;

3. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về phòng, chống ma tuý;

4. Ban hành, sửa đổi, bổ sung, công bố danh mục chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

5. Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động hợp pháp liên quan đến ma tuý;

6. Quyết định thành lập, giải thể cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của các cơ sở khác về cai nghiện ma tuý; tổ chức và quản lý việc cai nghiện ma tuý và hoà nhập cộng đồng cho người đã cai nghiện ma tuý;

7. Tổ chức đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma tuý;

8. Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma tuý;

9. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng, chống ma tuý;

10. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma tuý;

11. Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma tuý;

12. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý.

3.2 Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong phòng chống mại dâm

1. Mọi cá nhân và gia đình có trách nhiệm tham gia phòng, chống mại dâm.

2. Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống mại dâm; động viên, khuyến khích việc phát hiện, tố giác, đấu tranh với tệ nạn mại dâm và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm.

Xem thêm các bài viết liên quan

Ma túy là gì? Các biện pháp phòng chống ma túy

Tác hại của ma túy. Xử lý hành vi vi phạm sử dụng chất ma túy

Quy định xử phạt vi phạm hành chính