Luật Phòng, chống ma túy 2021 số 73/2021/QH14
Số hiệu: | 73/2021/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 30/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 30/04/2021 | Số công báo: | Từ số 567 đến số 568 |
Lĩnh vực: | Trách nhiệm hình sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về phòng, chống ma túy; quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy; cai nghiện ma túy; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống ma túy; quản lý nhà nước và hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.
2. Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
3. Chất hướng thần là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
4. Tiền chất là hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy được quy định trong danh mục tiền chất do Chính phủ ban hành.
5. Thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất là thuốc thú y có chứa các chất được quy định tại các khoản 2, 3 và 4 của Điều này.
6. Cây có chứa chất ma túy là cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định.
7. Phòng, chống ma túy là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
8. Tệ nạn ma túy là việc sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy và các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy mà chưa đến mức hoặc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
9. Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là việc cho phép, theo dõi, kiểm tra, giám sát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy và phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động đó vào mục đích khác.
10. Người sử dụng trái phép chất ma túy là người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương tính.
11. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể là việc thực hiện các kỹ thuật chuyên môn nhằm xác định chất ma túy trong cơ thể thông qua mẫu nước tiểu, mẫu máu hoặc các mẫu vật khác của cơ thể người.
12. Người nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.
13. Cai nghiện ma túy là quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội, giúp người nghiện ma túy dừng sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để chấm dứt việc sử dụng trái phép các chất này.
14. Cơ sở cai nghiện ma túy là cơ sở được thành lập để thực hiện đầy đủ quy trình cai nghiện theo quy định của Luật này, bao gồm cơ sở cai nghiện ma túy công lập và cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống ma túy; kết hợp với phòng, chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.
2. Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục về công tác phòng, chống ma túy; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy.
3. Ưu tiên nguồn lực phòng, chống ma túy cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực biên giới và địa bàn phức tạp về ma túy.
4. Cán bộ, chiến sĩ thuộc cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy, người làm công tác cai nghiện ma túy trong các cơ sở cai nghiện ma túy công lập được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ, địa bàn hoạt động theo quy định của Chính phủ.
5. Bảo vệ, hỗ trợ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma túy.
6. Quản lý chặt chẽ người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy; khuyến khích người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện ma túy, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.
7. Bảo đảm kinh phí cai nghiện ma túy bắt buộc; hỗ trợ kinh phí cai nghiện ma túy tự nguyện, kinh phí quản lý sau cai nghiện ma túy.
8. Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào hoạt động cai nghiện ma túy, hỗ trợ quản lý sau cai nghiện ma túy, phòng, chống tái nghiện ma túy được miễn, giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
9. Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao trong phòng, chống ma túy.
10. Khen thưởng cá nhân, tổ chức, cơ quan có thành tích trong phòng, chống ma túy.
1. Ngân sách nhà nước.
2. Nguồn tài trợ, viện trợ, đầu tư, tặng cho của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
3. Chi trả của gia đình, người nghiện ma túy.
4. Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
1. Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy.
2. Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, xử lý, trao đổi, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh trái phép chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
3. Chiếm đoạt chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
4. Giao nhận, quản lý, kiểm soát, lưu giữ, cấp phát, bảo quản chất ma túy, tiền chất trái quy định của pháp luật; cho phép người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần trái quy định của pháp luật.
5. Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy; chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma túy.
6. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy.
7. Chống lại hoặc cản trở việc xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể, xác định tình trạng nghiện ma túy, quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy, cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.
8. Trả thù hoặc cản trở người thực thi nhiệm vụ phòng, chống ma túy, người tham gia phòng, chống ma túy.
9. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
10. Hướng dẫn sản xuất, hướng dẫn sử dụng trái phép chất ma túy; quảng cáo, tiếp thị chất ma túy.
11. Kỳ thị người sử dụng trái phép chất ma túy, người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy.
12. Các hành vi bị nghiêm cấm khác do luật định liên quan đến ma túy.
1. Tuyên truyền, giáo dục thành viên trong gia đình, người thân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; quản lý, ngăn chặn thành viên trong gia đình vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
2. Thực hiện đúng chỉ định của người có thẩm quyền về sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
3. Hợp tác với cơ quan chức năng trong đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy; tham gia hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; theo dõi, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma túy.
4. Cung cấp kịp thời thông tin về tội phạm, tệ nạn ma túy và việc trồng cây có chứa chất ma túy cho cơ quan công an hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tham gia xóa bỏ cây có chứa chất ma túy do chính quyền địa phương tổ chức.
1. Tổ chức phòng, chống ma túy trong cơ quan, đơn vị; phòng ngừa, ngăn chặn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý và cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy; tuyên truyền, vận động Nhân dân phát hiện, tố giác, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy.
2. Tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước về quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội để thay thế việc trồng cây có chứa chất ma túy tại các vùng xóa bỏ cây có chứa chất ma túy.
1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma túy; phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên, học viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma túy.
3. Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tổ chức xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên sử dụng trái phép chất ma túy.
Cơ quan báo chí có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống ma túy.
1. Tổ chức và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng, chống ma túy trong Nhân dân; vận động Nhân dân tham gia phòng, chống ma túy và thực hiện các phong trào phòng, chống ma túy.
2. Phòng ngừa, ngăn chặn người của tổ chức mình và mọi công dân vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
3. Phối hợp với chính quyền địa phương các cấp, cơ quan có thẩm quyền vận động người nghiện ma túy thực hiện biện pháp cai nghiện ma túy, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; tham gia cảm hóa, giáo dục, dạy nghề, tìm việc làm và giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng; phòng, chống tái nghiện ma túy.
1. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy bao gồm:
a) Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân;
b) Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam và Hải quan.
2. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Công an nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống tội phạm về ma túy.
3. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy thuộc Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, Hải quan, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với cơ quan công an, cơ quan, tổ chức khác có liên quan thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn và đấu tranh chống tội phạm về ma túy tại khu vực hoặc địa bàn quản lý, kiểm soát.
4. Trên cùng một địa bàn khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan thì cơ quan phát hiện trước có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền do pháp luật quy định; trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của mình thì chuyển giao hồ sơ, người, tang vật vi phạm pháp luật cho cơ quan có thẩm quyền chủ trì giải quyết.
5. Chính phủ quy định việc phối hợp của các cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy.
1. Hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy là hoạt động được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, bao gồm:
a) Nghiên cứu, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, sản xuất chất ma túy (không bao gồm trồng cây có chứa chất ma túy), tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;
b) Vận chuyển, bảo quản, tồn trữ, mua bán, phân phối, sử dụng, xử lý, trao đổi chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất;
c) Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất.
2. Hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy quy định tại khoản 1 Điều này được kiểm soát chặt chẽ theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất chất ma túy (không bao gồm trồng cây có chứa chất ma túy), tiền chất phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo dõi, kiểm tra, giám sát.
2. Chính phủ quy định cơ quan có thẩm quyền cho phép, trình tự, thủ tục cho phép, việc theo dõi, kiểm tra, giám sát quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì được vận chuyển chất ma túy, tiền chất; khi thực hiện việc vận chuyển phải đóng gói, niêm phong theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng, có biện pháp bảo vệ an toàn, không để bị thất thoát trong quá trình vận chuyển và chịu sự theo dõi, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Việc kiểm soát hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc thực hiện theo quy định của pháp luật về dược, trừ hoạt động quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 17 của Luật này.
Việc kiểm soát hoạt động liên quan đến thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Các hoạt động sau đây phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép:
a) Nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập chất ma túy, tiền chất;
b) Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc.
2. Hoạt động quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc phải theo đúng hành trình đã ghi trong giấy phép quá cảnh. Cơ quan, tổ chức thực hiện việc quá cảnh phải làm thủ tục, chịu sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Hoạt động nghiên cứu, giám định, sản xuất, vận chuyển, tồn trữ, bảo quản, sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất vì mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Việc mang theo thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất dự phòng cho việc sơ cứu, cấp cứu trên tàu thủy, tàu bay, tàu hỏa, ô tô hoặc các phương tiện vận tải khác trong cuộc hành trình, du lịch quốc tế không bị coi là mang hàng xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
Người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải có trách nhiệm khai báo với cơ quan Hải quan của Việt Nam, giải trình về số lượng thuốc đã sử dụng, áp dụng các biện pháp an toàn thích hợp để ngăn chặn việc sử dụng không đúng mục đích hoặc vận chuyển trái phép các thuốc đó và chịu sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Việc mang theo thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất để điều trị bệnh cho bản thân người nhập cảnh, xuất cảnh hoặc quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ và chịu sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc, thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất bị thu giữ trong các vụ án hình sự, vụ việc vi phạm hành chính được xử lý theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
1. Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể được thực hiện đối với người thuộc trường hợp sau đây:
a) Người bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
b) Người mà cơ quan, người có thẩm quyền có căn cứ cho rằng có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy;
c) Người sử dụng trái phép chất ma túy đang trong thời hạn quản lý;
d) Người đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy; đang cai nghiện ma túy; đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; đang trong thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy.
2. Người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy tiến hành xét nghiệm chất ma túy theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, người có chuyên môn xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính thì gửi ngay kết quả đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người có kết quả xét nghiệm dương tính cư trú, trừ trường hợp người đó đang cai nghiện ma túy bắt buộc.
3. Nhà nước bảo đảm kinh phí xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là biện pháp phòng ngừa nhằm giúp người sử dụng trái phép chất ma túy không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của họ.
Quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy không phải là biện pháp xử lý hành chính.
2. Thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là 01 năm kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định quản lý.
3. Nội dung quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy bao gồm:
a) Tư vấn, động viên, giáo dục, giúp đỡ người sử dụng trái phép chất ma túy để họ không tiếp tục sử dụng trái phép chất ma túy;
b) Xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể;
c) Ngăn chặn người sử dụng trái phép chất ma túy có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xét nghiệm dương tính của người cư trú tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ra quyết định và tổ chức quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy cư trú tại địa phương.
5. Trong thời hạn quản lý, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định dừng quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy trong các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng trái phép chất ma túy được xác định là người nghiện ma túy;
b) Người sử dụng trái phép chất ma túy bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy;
c) Người sử dụng trái phép chất ma túy bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
d) Người sử dụng trái phép chất ma túy phải thi hành án phạt tù;
đ) Người sử dụng trái phép chất ma túy trong danh sách quản lý chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy của mình cho công an cấp xã nơi cư trú.
2. Chấp hành việc quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã.
1. Gia đình người sử dụng trái phép chất ma túy có trách nhiệm sau đây:
a) Quản lý, giáo dục người sử dụng trái phép chất ma túy; ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép chất ma túy;
b) Cung cấp thông tin về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy của người sử dụng trái phép chất ma túy cho công an cấp xã nơi người đó cư trú;
c) Ngăn chặn người sử dụng trái phép chất ma túy có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội;
d) Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền đưa người sử dụng trái phép chất ma túy đi xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể.
2. Cơ quan, tổ chức nơi người sử dụng trái phép chất ma túy làm việc, cộng đồng nơi người sử dụng trái phép chất ma túy sinh sống có trách nhiệm sau đây:
a) Động viên, giúp đỡ, giáo dục người sử dụng trái phép chất ma túy; ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép chất ma túy;
b) Phối hợp với gia đình, cơ quan có thẩm quyền đưa người sử dụng trái phép chất ma túy đi xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể.
1. Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp lập danh sách người sử dụng trái phép chất ma túy cư trú tại địa phương.
2. Khi người sử dụng trái phép chất ma túy thay đổi nơi cư trú thì công an cấp xã nơi chuyển đi có trách nhiệm thông báo cho công an cấp xã nơi chuyển đến trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người đó chuyển khỏi địa phương để đưa vào danh sách và tiếp tục quản lý.
3. Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp đưa ra khỏi danh sách người sử dụng trái phép chất ma túy trong các trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng trái phép chất ma túy không có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy trong thời gian quản lý quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
b) Người sử dụng trái phép chất ma túy thuộc trường hợp dừng quản lý quy định tại khoản 5 Điều 23 của Luật này;
c) Người sử dụng trái phép chất ma túy chuyển đến cư trú ở địa phương khác.
1. Xác định tình trạng nghiện ma túy được thực hiện đối với người thuộc trường hợp sau đây:
a) Người sử dụng trái phép chất ma túy đang trong thời gian quản lý bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
b) Người sử dụng trái phép chất ma túy không có nơi cư trú ổn định;
c) Người đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấp hành xong biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy mà bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
d) Người đang trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
đ) Người tự nguyện xác định tình trạng nghiện ma túy.
2. Công an cấp xã nơi phát hiện người thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này lập hồ sơ đề nghị cơ sở y tế có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy.
3. Trường hợp công an cấp huyện, công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện hoặc trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ việc vi phạm pháp luật mà phát hiện trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này thì cơ quan công an đang thụ lý lập hồ sơ đề nghị cơ sở y tế có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy.
4. Khi có kết quả xác định tình trạng nghiện ma túy, cơ sở y tế có trách nhiệm gửi ngay kết quả đến cơ quan đề nghị, người được xác định tình trạng nghiện ma túy.
5. Người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy có quyền và trách nhiệm sau đây:
a) Được bảo đảm danh dự, nhân phẩm; hỗ trợ đi lại, ăn ở, điều trị hội chứng cai và các bệnh kèm theo trong thời gian xác định tình trạng nghiện ma túy;
b) Chấp hành nội quy, quy chế của cơ sở xác định tình trạng nghiện ma túy; khai báo trung thực với nhân viên y tế về tiền sử sử dụng ma túy, các biểu hiện của việc sử dụng ma túy;
c) Người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này khi nhận được kết quả xác định là nghiện ma túy có trách nhiệm đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện theo quy định tại Điều 28 của Luật này hoặc đăng ký điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong trường hợp nghiện các chất dạng thuốc phiện với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.
6. Chính phủ quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy; hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy.
7. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình chuyên môn để xác định tình trạng nghiện ma túy.
8. Nhà nước bảo đảm kinh phí xác định tình trạng nghiện ma túy đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
1. Biện pháp cai nghiện ma túy bao gồm:
a) Cai nghiện ma túy tự nguyện;
b) Cai nghiện ma túy bắt buộc.
2. Biện pháp cai nghiện ma túy tự nguyện được thực hiện tại gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện ma túy; biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc được thực hiện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
1. Quy trình cai nghiện ma túy bao gồm các giai đoạn sau đây:
a) Tiếp nhận, phân loại;
b) Điều trị cắt cơn, giải độc, điều trị các rối loạn tâm thần, điều trị các bệnh lý khác;
c) Giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi, nhân cách;
d) Lao động trị liệu, học nghề;
đ) Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.
2. Việc cai nghiện ma túy bắt buộc phải bảo đảm đầy đủ các giai đoạn quy định tại khoản 1 Điều này; việc cai nghiện ma túy tự nguyện phải bảo đảm hoàn thành đủ 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là việc người nghiện ma túy thực hiện cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với sự hỗ trợ chuyên môn của tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy, sự phối hợp, trợ giúp của gia đình, cộng đồng và chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
3. Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 29 của Luật này được hỗ trợ kinh phí.
4. Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;
b) Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp nhận đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
b) Hướng dẫn, quản lý người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
c) Cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.
6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
a) Giao nhiệm vụ cho các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền trên địa bàn cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
b) Tiếp nhận đăng ký và công bố danh sách tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
c) Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã danh sách tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
d) Bố trí kinh phí hỗ trợ công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
đ) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.
7. Cơ sở cai nghiện ma túy, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp một hoặc nhiều hoạt động cai nghiện theo quy trình cai nghiện ma túy quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này được cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp nhận và tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng;
b) Thực hiện đúng quy trình chuyên môn nghiệp vụ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người cai nghiện ma túy sử dụng dịch vụ hoặc tự ý chấm dứt việc sử dụng dịch vụ hoặc hoàn thành dịch vụ phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng.
8. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thì được đăng ký cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
9. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
2. Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 29 của Luật này được hỗ trợ kinh phí.
3. Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về cai nghiện ma túy tự nguyện và tuân thủ hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;
b) Nộp chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy theo quy định.
Trường hợp người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập mà có hoàn cảnh khó khăn được xét giảm hoặc miễn chi phí phải nộp.
4. Cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện cho người cai nghiện ma túy.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
2. Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
3. Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện;
4. Trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy mà tái nghiện.
1. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt cai nghiện ma túy tự nguyện;
b) Trong thời gian cai nghiện ma túy tự nguyện bị phát hiện sử dụng trái phép chất ma túy;
c) Người nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện không đăng ký, không thực hiện hoặc tự ý chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế hoặc bị chấm dứt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế do vi phạm quy định về điều trị nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ các quy định về cai nghiện ma túy bắt buộc, nội quy, quy chế và chịu sự quản lý, giáo dục, điều trị của cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Tham gia các hoạt động điều trị, chữa bệnh, giáo dục, tư vấn, học văn hóa, học nghề, lao động trị liệu và các hoạt động phục hồi hành vi, nhân cách.
3. Thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi là từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.
4. Việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định và không phải là biện pháp xử lý hành chính.
5. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định trình tự, thủ tục Tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
1. Việc lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi được thực hiện như sau:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc có hành vi vi phạm trong trường hợp không xác định được nơi cư trú lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Trường hợp người nghiện ma túy do công an cấp huyện hoặc công an cấp tỉnh phát hiện hoặc trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ việc vi phạm pháp luật mà đối tượng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi thuộc diện đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cơ quan công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đó;
c) Hồ sơ đề nghị bao gồm biên bản vi phạm, bản tóm tắt lý lịch, tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người đó, bản tường trình của người nghiện ma túy hoặc của người đại diện hợp pháp của họ, ý kiến của cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp;
d) Công an cấp xã có trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp thu thập các tài liệu và lập hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Cơ quan, người lập hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 Điều này phải chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ đề nghị. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị, cơ quan, người lập hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cha, mẹ, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của họ về việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi ý kiến về việc lập hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn đọc hồ sơ, cơ quan, người đã lập hồ sơ gửi hồ sơ cho Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi người bị đề nghị cư trú hoặc có hành vi vi phạm trong trường hợp không xác định được nơi cư trú. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện chuyển lại cơ quan, người đã lập hồ sơ để bổ sung hồ sơ, thời hạn bổ sung là 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại hồ sơ. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung, Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;
b) Văn bản của Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc đề nghị xem xét đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Trong nội dung văn bản của Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải nêu ý kiến về bảo vệ quyền trẻ em.
5. Hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc lập hồ sơ đề nghị đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ cai nghiện ma túy áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi.
1. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
2. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập phải bố trí các khu sau đây:
a) Khu lưu trú tạm thời đối với người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy và người trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Khu cai nghiện ma túy bắt buộc;
c) Khu cai nghiện ma túy tự nguyện;
d) Khu cai nghiện cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi;
đ) Khu cai nghiện cho người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, nhóm B theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
e) Khu cai nghiện cho người có hành vi gây rối trật tự, vi phạm nội quy, quy chế của cơ sở cai nghiện ma túy.
3. Trong các khu quy định tại khoản 2 Điều này phải bố trí khu riêng cho nam giới và khu riêng cho nữ giới. Người có sự khác nhau giữa thực thể và giới tính ghi trong hồ sơ, lý lịch được quản lý tại phòng riêng trong khu vực theo giới tính biểu hiện trên thực thể học viên.
4. Hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy công lập bao gồm:
a) Tiếp nhận và tổ chức thực hiện cai nghiện ma túy cho người nghiện ma túy bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện;
b) Thực hiện việc xác định tình trạng nghiện ma túy;
c) Tiếp nhận, quản lý, giáo dục, tư vấn, điều trị hội chứng cai, điều trị rối loạn tâm thần và các bệnh khác đối với người đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có quyền sau đây:
a) Tiếp nhận người nghiện ma túy vào cai nghiện ma túy tự nguyện phù hợp với khả năng tiếp nhận của cơ sở cai nghiện;
b) Người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy công lập được quyết định áp dụng các biện pháp phù hợp để quản lý, giáo dục, chữa trị cho người cai nghiện ma túy.
6. Cơ sở cai nghiện ma túy công lập có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ các quy định về xác định tình trạng nghiện ma túy, quy trình cai nghiện ma túy, quản lý người đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người cai nghiện ma túy, người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy và người đang trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bảo đảm quyền của người nghiện ma túy trong thời gian cai nghiện và cấp giấy xác nhận hoàn thành cai nghiện ma túy bắt buộc cho người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi;
d) Người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy công lập có trách nhiệm bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy; niêm yết công khai chi phí cai nghiện ma túy tại cơ sở theo quy định của pháp luật;
đ) Phòng, chống thẩm lậu ma túy vào cơ sở;
e) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người cai nghiện ma túy tự nguyện được tiếp nhận hoặc tự ý chấm dứt việc sử dụng dịch vụ hoặc hoàn thành quy trình cai nghiện ma túy phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện.
7. Chính phủ quy định điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự của cơ sở cai nghiện ma túy công lập và chế độ quản lý tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
1. Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện do cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ cai nghiện ma túy thành lập. Chính phủ quy định điều kiện và thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện.
2. Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện có quyền sau đây:
a) Tiếp nhận người nghiện ma túy vào cai nghiện ma túy tự nguyện phù hợp với khả năng tiếp nhận của cơ sở cai nghiện;
b) Được thu các khoản chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy;
c) Được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện có trách nhiệm sau đây:
a) Tuân thủ quy trình cai nghiện ma túy;
b) Tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người cai nghiện ma túy;
c) Bảo đảm quyền của người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi trong thời gian cai nghiện ma túy;
d) Người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy có trách nhiệm bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy; niêm yết công khai chi phí liên quan đến cai nghiện ma túy tại cơ sở theo quy định của pháp luật;
đ) Phòng, chống thẩm lậu ma túy vào cơ sở;
e) Bố trí các khu hoặc phòng riêng khi tiếp nhận các đối tượng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A, nhóm B theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, nữ giới; người có sự khác nhau giữa thực thể và giới tính ghi trong hồ sơ, lý lịch được quản lý tại phòng riêng trong khu vực theo giới tính biểu hiện trên thực thể học viên;
g) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người cai nghiện ma túy được tiếp nhận hoặc tự ý chấm dứt việc sử dụng dịch vụ hoặc hoàn thành quy trình cai nghiện ma túy phải thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện.
1. Người Việt Nam bị nước ngoài trục xuất về Việt Nam do có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy, nghiện ma túy khi về nước phải tiến hành xác định tình trạng nghiện ma túy. Trường hợp được xác định là nghiện ma túy thì người đó phải thực hiện các biện pháp cai nghiện ma túy theo quy định của Luật này.
2. Người nước ngoài nghiện ma túy sinh sống tại Việt Nam có trách nhiệm đăng ký thực hiện cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy theo quy định của Luật này và phải chi trả toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến cai nghiện. Trường hợp không thực hiện cai nghiện ma túy tự nguyện thì người đó bị xử lý theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước áp dụng biện pháp cai nghiện thích hợp đối với người nghiện ma túy là người bị tạm giam, phạm nhân, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng.
2. Giám thị trại giam, giám thị trại tạm giam, trưởng nhà tạm giữ, giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc, hiệu trưởng trường giáo dưỡng phối hợp chặt chẽ với cơ sở y tế tại địa phương để thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi đang cai nghiện ma túy bắt buộc mà bị phát hiện thực hiện hành vi phạm tội trước hoặc trong thời gian chấp hành quyết định cai nghiện ma túy bắt buộc và bị Tòa án xử phạt tù nhưng không được hưởng án treo thì được miễn chấp hành thời gian còn lại trong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
1. Người đã hoàn thành cai nghiện ma túy tự nguyện, người đã hoàn thành điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đã chấp hành xong quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hoàn thành việc cai nghiện hoặc chấp hành xong quyết định.
2. Người đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chịu sự quản lý sau cai nghiện ma túy trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định.
3. Nội dung quản lý sau cai nghiện ma túy bao gồm:
a) Lập danh sách người bị quản lý sau cai nghiện ma túy;
b) Tư vấn, giúp đỡ, phòng, chống tái nghiện ma túy;
c) Theo dõi, phát hiện, ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
4. Hỗ trợ xã hội trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy bao gồm:
a) Hỗ trợ học văn hóa đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi;
b) Hỗ trợ học nghề, vay vốn, tìm việc làm và tham gia các hoạt động xã hội để hòa nhập cộng đồng.
5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định và tổ chức quản lý, hỗ trợ xã hội sau cai nghiện ma túy.
6. Chính phủ quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục, chế độ quản lý và chính sách hỗ trợ cho người bị quản lý sau cai nghiện ma túy.
1. Biện pháp can thiệp giảm tác hại đối với người sử dụng trái phép chất ma túy và người nghiện ma túy là biện pháp làm giảm tác hại liên quan đến hành vi sử dụng trái phép chất ma túy gây ra cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
2. Biện pháp can thiệp giảm tác hại đối với người sử dụng trái phép chất ma túy và người nghiện ma túy bao gồm:
a) Điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
b) Các biện pháp khác theo quy định của Chính phủ.
1. Gia đình người nghiện ma túy có trách nhiệm sau đây:
a) Hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện ma túy, sau cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng;
b) Phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền trong việc lập hồ sơ áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc; phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng.
2. Cộng đồng nơi người nghiện ma túy cư trú có trách nhiệm sau đây:
a) Động viên, giúp đỡ người nghiện ma túy;
b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan hỗ trợ người nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy và hòa nhập cộng đồng.
1. Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp lập danh sách người nghiện ma túy và người bị quản lý sau cai nghiện ma túy cư trú tại địa phương.
2. Khi người nghiện ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy thay đổi nơi cư trú thì công an cấp xã nơi chuyển đi có trách nhiệm thông báo cho công an cấp xã nơi chuyển đến trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người đó chuyển khỏi địa phương để đưa vào danh sách và phối hợp quản lý.
3. Công an cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp đưa ra khỏi danh sách người nghiện ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy đối với các trường hợp sau đây:
a) Trong thời hạn quản lý sau cai nghiện ma túy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này mà không phát hiện người đó sử dụng trái phép chất ma túy;
b) Người nghiện ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy phải thi hành án phạt tù;
c) Người nghiện ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển đến cư trú ở địa phương khác;
d) Người nghiện ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy chết, bị Tòa án tuyên bố mất tích.
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch về phòng, chống ma túy.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
3. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống ma túy.
4. Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
5. Thực hiện công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
6. Tổ chức đấu tranh phòng, chống ma túy.
7. Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy.
8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng, chống ma túy.
9. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy.
10. Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.
11. Khen thưởng, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.
2. Bộ Công an là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng, chống ma túy.
4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy tại địa phương.
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng, chống ma túy; tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin tội phạm về ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy theo thẩm quyền.
3. Tổ chức công tác giám định chất ma túy và tiền chất.
4. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác điều tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.
5. Hướng dẫn việc lập danh sách người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy.
6. Chủ trì thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy; quản lý thông tin tội phạm về ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy và kết quả kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
7. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương hướng dẫn việc tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.
3. Hướng dẫn việc thành lập, giải thể và tổ chức hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy công lập.
4. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.
5. Hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy trong hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về cai nghiện ma túy.
7. Thống kê người nghiện ma túy đang cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy.
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống ma túy ở khu vực biên giới trên đất liền, trên biển, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
3. Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan, lực lượng chức năng để tiếp nhận, xử lý thông tin tội phạm về ma túy, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy tại khu vực, địa bàn quy định tại khoản 2 Điều này theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển Việt Nam.
5. Thống kê người nghiện ma túy trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ do Bộ Quốc phòng quản lý.
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.
2. Thực hiện việc nghiên cứu thuốc và phương pháp cai nghiện ma túy; cấp, thu hồi giấy phép lưu hành thuốc, phương pháp cai nghiện ma túy; hỗ trợ về người, chuyên môn kỹ thuật y tế để cai nghiện ma túy.
3. Thống kê người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
Chỉ đạo cơ quan Hải quan thực hiện hoạt động phòng, chống ma túy theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Nhà nước Việt Nam thực hiện điều ước quốc tế về phòng, chống ma túy và điều ước quốc tế khác có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các bên cùng có lợi; hợp tác với các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong hoạt động phòng, chống ma túy.
2. Trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, thỏa thuận quốc tế đã ký kết, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện chương trình hợp tác về phòng, chống ma túy với cơ quan có liên quan của các nước, tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế đa phương và song phương trong lĩnh vực phòng, chống ma túy trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền quốc gia với các nước; khuyến khích tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài hợp tác với cơ quan, tổ chức của Việt Nam hỗ trợ lẫn nhau về cơ sở vật chất, tăng cường năng lực pháp luật, thông tin, công nghệ đào tạo và y tế cho hoạt động phòng, chống ma túy.
Nhà nước Việt Nam thực hiện yêu cầu chuyển giao hàng hóa có kiểm soát trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để phát hiện và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội về ma túy. Việc quyết định áp dụng và tiến hành biện pháp này thực hiện theo thỏa thuận giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước có liên quan.
1. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành:
a) Người đang thực hiện cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng hoặc tại cơ sở cai nghiện thì tiếp tục thực hiện cai nghiện ma túy tự nguyện đến hết thời hạn đã đăng ký theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2008/QH12 và bị quản lý sau cai nghiện ma túy theo quy định của Luật này;
b) Người đang bị quản lý sau cai nghiện ma túy thì tiếp tục chấp hành quyết định quản lý sau cai nghiện ma túy đến hết thời hạn quản lý sau cai nghiện theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2008/QH12. Trường hợp người đang trong thời gian quản lý sau cai nghiện ma túy đủ 18 tuổi kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà tái nghiện thì áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Người đang chấp hành quyết định cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2008/QH12 thì được đăng ký cai nghiện tự nguyện theo quy định của Luật này. Thời gian đã chấp hành quyết định cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng được tính vào thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện;
d) Người thuộc trường hợp phải đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2008/QH12 đang trong quá trình lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì thực hiện việc cai nghiện ma túy theo quy định của Luật này;
đ) Giấy phép liên quan đến hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy đã được cấp tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn ghi trên giấy phép.
2. Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc được thành lập theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2008/QH12 phải đáp ứng đủ điều kiện của cơ sở cai nghiện ma túy công lập theo quy định của Luật này.
Các cơ sở khác về cai nghiện ma túy theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy số 23/2000/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 16/2008/QH12 đã được cấp giấy phép hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động cho đến khi hết thời hạn của giấy phép.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Law No. 73/2021/QH14 |
Hanoi, March 30, 2021 |
ON PREVENTION AND CONTROL OF NARCOTIC SUBSTANCES
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly hereby promulgates the Law on Prevention and Control of Narcotic Substances.
This Law provides for prevention and control of narcotic substances; management of persons using narcotic substances illegally; responsibilities of individuals, families, regulatory bodies and organizations for prevention and control of narcotic substances; state management of and international cooperation in prevention and control of narcotic substances.
For the purposes of this Law, the terms below shall be construed as follows:
1. “narcotic substance” means an addictive substance or psychotropic substance included in the list of narcotic substances promulgated by the Government.
2. “addictive substance” means a stimulant or depressant to which the user is likely to become addicted.
3. “psychotropic substance” means a stimulant or depressant or hallucinogen to which the user may become addicted after multiple uses.
4. “precursor” means a chemical necessary for the production of a narcotic substance and included in the list of precursors promulgated by the Government.
5. “veterinary drug containing narcotic substance or precursor” means a veterinary drug that contains any of the substances mentioned in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.
6. “plants containing narcotic substances” includes the poppy plant, coca plant, cannabis plant and other plants containing a narcotic substance stipulated by the Government.
7. “prevention and control of narcotic substance” means the prevention of and fight against crime and evils related to narcotic substances and control of legal activities related to narcotic substances.
8. “social evils related to narcotic substances" includes illegal use of narcotic substances, narcotic substance dependence and violations against regulations of law on narcotic substances that are not yet or not liable to criminal prosecution.
9. “control of legal activities related to narcotic substances” consists of authorization, monitoring, inspection and supervision of legal activities related to narcotic substances, and prevention of the misuse of these activities.
10. “person using a narcotic substance illegally” means an individual who uses a narcotic substance without the permission of the competent person or authority and whose body tests positive for the narcotic substance (hereinafter referred to as “drug user”).
11. “testing for narcotic substance in body” means the performance of specialized techniques to detect a narcotic substance in the human body via urine sample, blood sample or other samples from the body.
12. “person suffering from narcotic substance dependence” means a person who uses a narcotic substance, narcotic drug or psychotropic drug and becomes dependent on the substance or drug (hereinafter referred to as “drug addict”).
13. “narcotic substance rehabilitation” means a process where medical, psychological and social assistance is provided for a drug addict to help them stop using a narcotic substance, narcotic drug or psychotropic drug, make physical and mental recovery, have a better understanding and change their behaviors to cease using the substance illegally (hereinafter referred to as “rehabilitation”).
14. “narcotic substance rehabilitation centers” means facilities established to carry out the rehabilitation process provided for by this Law, including public narcotic substance rehabilitation centers and voluntary narcotic substance rehabilitation centers (hereinafter referred to as “rehabilitation centers”).
Article 3. State policies on prevention and control of narcotic substances
1. Take measures against narcotic substances together with measures against HIV/AIDS and other social evils in a consistent manner.
2. Raise the awareness of narcotic substance prevention and control; encourage organizations and individuals to participate in this task.
3. Prioritize resources for narcotic substance prevention and control for ethnic minority areas, mountainous areas, remote and isolated areas, islands, border areas and areas plagued with issues related to narcotic substances.
4. Officials and soldiers of authorities of prevention and control of crime related to narcotic substances (hereinafter referred to as “drug-related crime preventing authorities”) and persons in charge of drug rehabilitation in public rehabilitation centers are entitled to benefits appropriate to their duties and work locations according to the Government’s regulations.
5. Protect and support individuals, families, regulatory bodies and organizations involved in narcotic substance prevention and control.
6. Properly manage drug users and drug addicts; encourage drug addicts to undergo rehabilitation and/or receive opioid substitution therapy; encourage individuals, families, regulatory bodies and organizations to participate in and support rehabilitation and post-rehabilitation management.
7. Ensure funding for compulsory rehabilitation; provide financial assistance for voluntary rehabilitation and post-rehabilitation management.
8. Vietnamese and foreign organizations and individuals investing in rehabilitation, post-rehabilitation management and prevention of narcotic substance relapse are entitled to land rents and/or corporate income tax exemption or reduction as prescribed by law.
9. Scientific research, technology development and application of high technology in prevention and control of narcotic substances are encouraged.
10. Individuals, organizations and regulatory bodies having achievements in prevention and control of narcotic substances shall be commended.
Article 4. Funding for prevention and control of narcotic substances
Prevention and control of narcotic substances shall be funded by:
1. State budget.
2. Sponsorship, aid, investments and gifts from Vietnamese and foreign organizations and individuals.
3. Payment from drug addicts and families thereof.
4. Other legal funding sources.
1. Growing of plants containing narcotic substances; provision of instructions for growing of plants containing narcotic substances.
2. Illegal research, examination, testing, inspection, production, storage, transport, preservation, trade, distribution, processing, exchange, export, import, temporary import, re-export, temporary export, re-import and transit of narcotic substances, precursors, narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs, and medicinal ingredients being narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors used for production of medicines or veterinary drugs containing narcotic substances or precursors.
3. Appropriation of narcotic substances, precursors, narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs and medicinal ingredients being narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors used for production of medicines or veterinary drugs containing narcotic substances or precursors.
4. Illegal delivery, receipt, management, control, storage, dispensing and preservation of narcotic substances and precursors; allowing illegal use of narcotic substances, narcotic drugs or psychotropic drugs.
5. Illegal use or organization of illegal use of narcotic substances; forcing or persuading others to use narcotic substances illegally; aiding and abetting illegal use of narcotic substances.
6. Illegal production, storage, transport and trade of equipment used for illegal production or use of narcotic substances.
7. Resisting or obstructing testing for narcotic substance in body, diagnosis of narcotic substance dependence, drug user management, rehabilitation or post-rehabilitation management.
8. Taking revenge on or obstructing persons performing duties of narcotic substance prevention and control and participants in narcotic substance prevention and control.
9. Abusing positions, powers or jobs to commit violations against regulations of law on narcotic substance prevention and control.
10. Provision of instructions for illegal production or use of narcotic substances; advertising narcotic substances.
11. Discrimination against drug users, persons undergoing rehabilitation and persons having completed rehabilitation.
12. Other prohibited acts involving narcotic substances provided for by regulations of law.
RESPONSIBILITIES FOR PREVENTION AND CONTROL OF NARCOTIC SUBSTANCES
Article 6. Responsibilities of individuals and families
1. Raise the awareness of family members of the harm of narcotic substances and compliance with regulations of law on narcotic substance prevention and control; manage and prevent family members from committing violations against regulations of law on narcotic substance prevention and control.
2. Properly follow indications for use of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs and veterinary drugs containing narcotic substances or precursors from competent persons.
3. Cooperate with competent authorities in fighting against crime and social evils related to narcotic substances; support voluntary rehabilitation at home and in communities, rehabilitation in rehabilitation centers and opioid substitution therapy; monitor and assist persons having completed rehabilitation with integrating into society; and prevent relapse.
4. Promptly provide information on crime and social evils related to narcotic substances and growing of plants containing narcotic substances for the police or competent authorities; participate in removal of plants containing narcotic substances organized by local governments.
Article 7. Responsibilities of state agencies
1. Organize narcotic substance prevention and control in state agencies; prevent officials, public employees and workers under their management and officials and soldiers of the people’s armed force from committing violations against regulations of law on narcotic substance prevention and control; encourage the people to detect, report and fight against crime and social evils related to narcotic substances.
2. Organize implementation of state guidelines and policies on planning and socio - economic development to replace plants containing narcotic substances in areas where plants containing narcotic substances are removed.
Article 8. Responsibilities of educational institutions
1. Organize adoption of educational programs on narcotic substance prevention and control; raise awareness of law on narcotic substance prevention and control of their students; properly manage and prevent their students from committing violations against regulations of law on narcotic substance prevention and control.
2. Cooperate with families, regulatory bodies, organizations and local government in managing and educating their students on narcotic substance prevention and control.
3. Cooperate with competent persons, organizations and authorities in organizing testing for narcotic substance in body where necessary to detect students using narcotic substances illegally.
Article 9. Responsibilities of news agencies
Cooperate with relevant regulatory bodies and organizations in disseminating guidelines, policies and law on narcotic substance prevention and control.
Article 10. Responsibilities of Vietnam Fatherland Front, member organizations thereof and other organizations
1. Organize and cooperate with competent authorities in dissemination of knowledge and law on narcotic substance prevention and control among people; encourage people to prevent and control narcotic substances and join narcotic substance prevention and control movements.
2. Prevent workers of their organizations and all citizens from committing violations against regulations of law on narcotic substance prevention and control.
3. Cooperate with local governments at all levels and competent authorities in encouraging drug addicts to undergo rehabilitation and/or receive opioid substitution therapy; provide education, vocational training, employment opportunities and assistance for persons having completed rehabilitation to integrate into society; and prevent relapse.
Article 11. Drug-related crime preventing authorities
1. Drug-related crime preventing authorities include:
a) Drug-related crime preventing authorities affiliated to the police;
b) Drug-related crime preventing authorities affiliated to the Border Guard, Vietnam Coast Guard and customs authorities.
2. Within their competence, drug-related crime preventing authorities affiliated to the police shall take charge and cooperate with relevant regulatory bodies and organizations in preventing and fighting against crime related to narcotic substances.
3. Within their competence, drug-related crime preventing authorities affiliated to the Border Guard, Vietnam Coast Guard and customs authorities shall take charge and cooperate with the police and other relevant regulatory bodies and organizations in preventing and fighting against crime related to narcotic substances in areas under their management.
4. In any locality, the first authority to detect a violation against regulations of law related to the duties and powers of multiple authorities in the locality shall handle the violation within its competence as per the law; and hand over persons involved in violations beyond its competence and documents and exhibits thereof to the competent authority for handling.
5. The Government shall provide for the cooperation between drug-related crime preventing authorities.
CONTROL OF LEGAL ACTIVITIES RELATED TO NARCOTIC SUBSTANCES
Article 12. Legal activities related to narcotic substances
1. Legal activities related to narcotic substances are activities permitted by competent authorities, including:
a) Research, examination, testing, inspection and production of narcotic substances (excluding growing of plants containing narcotic substances), precursors, narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs and medicinal ingredients being narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors used for production of medicines and veterinary drugs containing narcotic substances or precursors;
b) Transport, preservation, storage, trade, distribution, use, processing and exchange of narcotic substances, precursors, narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs and medicinal ingredients being narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors used for production of medicines and veterinary drugs containing narcotic substances or precursors;
c) Import, export, temporary import, re-export, temporary export, re-import and transit of narcotic substances, precursors, narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs and medicinal ingredients being narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors used for production of medicines and veterinary drugs containing narcotic substances or precursors.
2. The legal activities related to narcotic substances mentioned in Clause 1 herein must be strictly controlled according to regulations of this Law and other relevant law provisions.
Article 13. Control of research, examination and production of narcotic substances and precursors
1. Research, examination and production of narcotic substances (excluding growing of plants containing narcotic substances) and precursors are subject to monitoring, inspection and supervision of competent authorities.
2. The Government shall stipulate the authorities with competence in permitting the abovementioned research, examination and production and procedures for granting of such permission and the monitoring, inspection and supervision mentioned in Clause 1 of this Article.
Article 14. Control of transport of narcotic substances and precursors
1. Regulatory bodies, organizations and individuals may transport narcotic substances and precursors with the permission of competent authorities; must pack and seal transported items according to regulations of competent authorities when carrying out such transport; and shall take responsibility for quantity and quality of transported items, take measures to protect these items and prevent loss during the transport process, and be subject to monitoring, inspection and supervision of competent authorities.
2. The Government shall elaborate this Article.
Article 15. Control of activities involving narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs and medicinal ingredients being narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors used for production of medicines
Activities involving narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs and medicinal ingredients being narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors used for production of medicines, excluding the activities mentioned in Point b Clause 1 and Clause 2 Article 17 of this Law, shall be controlled in compliance with regulations of law on pharmaceuticals.
Article 16. Control of activities involving veterinary drugs containing narcotic substances or precursors
Activities involving veterinary drugs containing narcotic substances or precursors shall be controlled according to the Government’s regulations.
Article 17. Control of import, export, temporary import, re-export, temporary export, re-import and transit of narcotic substances, precursors, narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs and medicinal ingredients being narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors used for production of medicines
1. The following activities require permission of competent authorities:
a) Import, export, temporary import, re-export, temporary export and re-import of narcotic substances and precursors;
b) Temporary import, re-export, temporary export and re-import of narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs and medicinal ingredients being narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors used for production of medicines.
2. Transit of narcotic substances, precursors, narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs and medicinal ingredients being narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors used for production of medicines through Vietnamese territory must be carried out according to the itinerary stated in the transit permit. Regulatory bodies and organizations in charge of such transit must carry out procedures and are under the control of customs authorities and competent authorities of Vietnam.
3. The Government shall elaborate this Article.
Article 18. Formulation of documents on legal activities related to narcotic substances
Regulatory bodies, organizations and individuals carrying out the activities mentioned in Clause 1 Article 12 of this Law shall formulate documents and reports on these activities according to the Government’s regulations.
Article 19. Control of legal activities related to narcotic substances for national defense and security purposes
Research, examination, production, transport, storage, preservation, use, import, export, temporary import, re-export, temporary export, re-import and transit of narcotic substances, precursors, narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs and medicinal ingredients being narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors used for production of medicines and veterinary drugs containing narcotic substances or precursors for national defense and security purposes shall be carried out in accordance with the Government’s regulations.
Article 20. Control of narcotic drugs, psychotropic drugs and precursor drugs used for first aid and emergency aid in international travel and medical treatment of persons entering, exiting or transiting through Vietnam
1. Narcotic drugs, psychotropic drugs and precursor drugs that are carried on watercrafts, aircrafts, trains, automobiles or other transport vehicles travelling internationally for first aid and emergency aid are not considered exports, imports or goods transiting through Vietnamese territory.
Operators of transport vehicles shall make a declaration with Vietnamese customs authorities, explain the amount of drugs used, take suitable safety measures to prevent misuse or illegal transport of these drugs and be under the control of competent Vietnamese authorities.
2. Carry of narcotic drugs, psychotropic drugs and precursor drugs used for the medical treatment of persons entering, exiting or transiting through Vietnam shall abide by the Government’s regulations and be under the control of competent Vietnamese authorities.
Article 21. Handling of narcotic substances, precursors, narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs and medicinal ingredients being narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors used for production of medicines or veterinary drugs containing narcotic substances or precursors seized in violations of law
Narcotic substances, precursors, narcotic drugs, psychotropic drugs, precursor drugs and medicinal ingredients being narcotic active ingredients, psychotropic active ingredients or precursors used for production of medicines or veterinary drugs containing narcotic substances or precursors seized in criminal cases and cases of administrative violations shall be handled in compliance with regulations of law on criminal procedures and handling of administrative violations.
Article 22. Testing for narcotic substance in body
1. The following cases are required to test for narcotic substance in body:
a) Persons found to have used a narcotic substance illegally;
b) Persons presumed to have used a narcotic substance illegally by the competent authority or person based on sufficient grounds;
c) Drug users currently under management;
d) Persons currently subject to commune-level educational measures due to illegal use of narcotic substances; currently undergoing rehabilitation; currently receiving opioid substitution therapy; or currently under post-rehabilitation management.
2. Heads of rehabilitation centers and facilities for opioid substitution therapy; and persons having competence in imposing administrative penalties on illegal use of narcotic substances have the power to carry out testing for narcotic substance in body intra vires or request qualified authorities or persons to perform this test for the cases mentioned in Clause 1 herein.
Positive test results shall be immediately sent to Chairpersons of the People’s Committees of the communes where the persons testing positive reside, unless these persons are undergoing compulsory rehabilitation.
3. Testing for narcotic substance in body for the cases mentioned in Clause 1 of this Article shall be covered by the State.
Article 23. Drug user management
1. Drug user management is a precaution that helps prevent drug users from using narcotic substances illegally and committing violations against the law.
Drug user management is not an administrative penalty.
2. Time period during which a drug user is subject to drug user management shall be 01 year starting from the date of issuance of the management decision by the Chairperson of the commune-level People’s Committee.
3. Content of drug user management includes:
a) Provide counsel, encouragement, education and assistance for drug users to stop using narcotic substances illegally;
b) Test for narcotic substance in body;
c) Prevent drug users from disrupting public order and threatening social safety.
4. Within 03 working days from the date of receipt of the positive test result of a person residing in their commune, the Chairperson of the commune-level People’s Committee shall issue a decision and organize management of the drug user in their commune.
5. While a drug user is subject to drug user management, the Chairperson of the commune-level People’s Committee shall issue a decision to stop the management in any of the following cases:
a) The drug user is determined to be a drug addict;
b) The drug user is subject to commune-level educational measures due to illegal use of a narcotic substance;
c) The drug user is taken to a correctional institution;
d) The drug user has to serve a prison sentence;
dd) The drug user is included in list of deceased persons or persons declared missing by the Court.
6. The Government shall elaborate this Article.
Article 24. Responsibilities of drug users
1. Provide sufficient and accurate information on their illegal use of narcotic substances for the police of the communes where they reside.
2. Comply with management by the commune-level People’s Committee.
Article 25. Responsibilities of families, regulatory bodies, organizations and communities for drug user management
1. Responsibilities of families of drug users:
a) Manage and educate drug users; prevent drug users from using narcotic substances illegally;
b) Provide information on illegal use of narcotic substances of drug users for the police of the communes where the drug users reside;
c) Prevent drug users from disrupting public order and threatening social safety;
d) Cooperate with competent authorities in having drug users tested for narcotic substances in their bodies.
2. Responsibilities of workplaces of drug users and communities where drug users live:
a) Provide drug users with encouragement, assistance and education; prevent drug users from using narcotic substances illegally;
b) Cooperate with families of drug users and competent authorities in having drug users tested for narcotic substances in their bodies.
Article 26. Formulation of drug user list
1. Commune-level police shall assist the People's Committee at the same level in formulating a list of drug users living in the commune.
2. When a drug user changes their place of residence, the police of the commune where their old place of residence is located shall notify the police of the commune where the new place of residence is located within 05 working days from the date on which the drug user moves to the new place to have the drug user added to the drug user list and managed.
3. Commune-level police shall assist the People's Committee at the same level in removing the following cases from the drug user list:
a) Drug users who do not use a narcotic substance illegally during the management period provided for in Clause 2 Article 23 of this Law;
b) Drug users who are no longer subject to drug user management according to regulations in Clause 5 Article 23 of this Law;
c) Drug users who change their places of residence.
Article 27. Diagnosis of narcotic substance dependence
1. The following cases are subject to diagnosis of narcotic substance dependence:
a) Drug users who are currently subject to drug user management and found to have used a narcotic substance illegally;
b) Drug users who do not have a place of residence;
c) Persons who are found to have used a narcotic substance illegally while subject to commune-level educational measures due to illegal use of narcotic substances or within 01 year after end of commune-level educational measures imposed due to illegal use of narcotic substances;
d) Persons who are currently subject to post-rehabilitation management and found to have used a narcotic substance illegally;
dd) Persons wishing to have their narcotic substance dependence diagnosed.
2. The police of the communes where the persons mentioned in Points a, b, c and d Clause 1 herein are found shall submit applications to diagnose the narcotic substance dependence of these persons to competent health authorities.
3. District-level or provincial police forces that found any of the persons mentioned in Points a, b, c and d Clause 1 herein directly or during the investigation into or handling of violations against the law shall submit applications to diagnose the narcotic substance dependence of these persons to competent health authorities.
4. When narcotic substance dependence diagnosis results are available, the responsible health authorities shall immediately send the results to the applicants and diagnosed persons.
5. Rights and responsibilities of persons receiving narcotic substance dependence diagnosis:
a) Have their honor and dignity protected; receive assistance for travel, meals, accommodations and treatment of withdrawal syndrome and concomitant conditions while their narcotic substance dependence is being diagnosed;
b) Comply with regulations of the facilities for narcotic substance dependence diagnosis; declare their history of narcotic substance use and manifestations of narcotic substance use to healthcare workers in an honest manner;
c) Persons aged 18 or older or parents, guardians or authorized legal representatives of persons from 12 to under 18 years old in the cases mentioned in Points a, b, c and dd Clause 1 herein, if they are diagnosed with narcotic substance dependence, shall register for voluntary rehabilitation according to regulations in Article 28 of this Law or opioid substitution therapy (if they are dependent on opioids) with the People’s Committees of the communes where they reside.
6. The Government shall provide for healthcare facilities eligible for narcotic substance dependence diagnosis; and applications and procedures for narcotic substance dependence diagnosis.
7. The Minister of Health shall stipulate professional procedures and criteria for narcotic substance dependence diagnosis.
8. Diagnosis of narcotic substance dependence of the cases mentioned in Points a, b, c and d Clause 1 of this Article shall be covered by the State.
Article 28. Rehabilitation measures
1. Rehabilitation measures consist of:
a) Voluntary rehabilitation;
b) Compulsory rehabilitation.
2. Voluntary rehabilitation shall take place in families, communities or rehabilitation centers; compulsory rehabilitation shall take place in public rehabilitation centers.
Article 29. Rehabilitation procedures
1. Rehabilitation comprises the following stages:
a) Receipt and classification;
b) Detoxification, treatment of mental disorders and treatment of other conditions;
c) Education, counseling and behavior and personality recovery;
d) Therapeutic working and vocational training;
dd) Preparation for reintegration into society.
2. Compulsory rehabilitation must carry out all of the stages mentioned in Clause 1 herein; voluntary rehabilitation must complete the stages provided for in Points a, b and c Clause 1 herein.
3. The Government shall elaborate this Article.
Article 30. Voluntary rehabilitation in families and communities
1. Voluntary rehabilitation in families and communities is the process where drug addicts undergo voluntary rehabilitation in their families and communities with professional assistance from rehabilitation service providers, cooperation and support from their families and communities and management of the commune-level People’s Committee.
2. Voluntary rehabilitation in families and communities shall last from 06 to 12 months.
3. Persons undergoing voluntary rehabilitation in families and communities are entitled to financial assistance for their rehabilitation after they have completed at least 03 stages provided for in Points a, b and c Clause 1 Article 29 of this Law.
4. Responsibilities of persons undergoing voluntary rehabilitation in families and communities:
a) Fully comply with regulations on voluntary rehabilitation and guidelines from specialized agencies;
b) Pay rehabilitation-related costs according to regulations.
5. Responsibilities of Chairpersons of commune-level People’s Committees:
a) Receive registration for voluntary rehabilitation in families and communities;
b) Provide instructions for and manage persons undergoing voluntary rehabilitation in families and communities;
c) Issue confirmations of completion of voluntary rehabilitation in families and communities.
6. Responsibilities of Chairpersons of district-level People’s Committees:
a) Assign tasks of providing services of voluntary rehabilitation in families and communities to public service providers under their management in their districts;
b) Receive applications for provision of services of voluntary rehabilitation in families and communities and announce list of eligible providers;
c) Notify list of eligible providers of services of voluntary rehabilitation in families and communities to commune-level People's Committees;
d) Provide financial assistance for voluntary rehabilitation in families and communities;
dd) Provide direction and guidelines for and inspect voluntary rehabilitation in families and communities.
7. Rehabilitation centers, organizations and individuals eligible to provide one or more than one rehabilitation activities mentioned in Clause 1 Article 29 of this Law may provide services of voluntary rehabilitation in families and communities and have the following responsibilities:
a) Receive drug addicts and provide services of voluntary rehabilitation in families and communities;
b) Properly follow professional procedures according to regulations of competent authorities;
c) Within 05 working days from the date on which a drug addict uses the services or stops using the services without permission or the services are completed, notify the People's Committee of the commune where the drug addict registers for voluntary rehabilitation in their family/ community.
8. Organizations and individuals eligible to provide services of voluntary rehabilitation in families and communities shall apply for such provision to the district-level People's Committee.
9. The Government shall elaborate this Article.
Article 31. Voluntary rehabilitation in rehabilitation centers
1. Voluntary rehabilitation in rehabilitation centers shall last from 06 to 12 months.
2. Persons undergoing voluntary rehabilitation in rehabilitation centers are entitled to financial assistance for their rehabilitation after they have completed at least 03 stages provided for in Points a, b and c Clause 1 Article 29 of this Law.
3. Responsibilities of persons undergoing voluntary rehabilitation in rehabilitation centers:
a) Fully comply with regulations on voluntary rehabilitation and guidelines from specialized agencies;
b) Pay rehabilitation-related costs according to regulations.
Persons in difficult conditions undergoing voluntary rehabilitation in public rehabilitation centers may be exempt from paying all or part of the costs incurred.
4. Rehabilitation centers shall issue confirmations of completion of voluntary rehabilitation to persons having completed the rehabilitation.
5. The Government shall elaborate this Article.
Article 32. Persons subject to administrative penalty of compulsory rehabilitation in rehabilitation centers
Drug addicts aged 18 or older shall be subject to the administrative penalty of compulsory rehabilitation in rehabilitation centers according to regulations of the Law on Handling Administrative Violations in any of the following cases:
1. They fail to register for, fail to undergo or stop voluntary rehabilitation without permission;
2. They are undergoing voluntary rehabilitation and found to have used a narcotic substance illegally;
3. They are dependent on opioids and fail to register for, fail to undergo or stop opioid substitution therapy without permission or are forced to terminate opioid substitution therapy after committing a violation against regulations on dependence treatment;
4. They relapse while subject to post-rehabilitation management.
Article 33. Rehabilitation for persons from 12 to under 18 years old
1. Drug addicts from 12 to under 18 years old shall be subject to compulsory rehabilitation in rehabilitation centers in any of the following cases:
a) They fail to register for, fail to undergo or stop voluntary rehabilitation without permission;
b) They are undergoing voluntary rehabilitation and found to have used a narcotic substance illegally;
c) They are dependent on opioids and fail to register for, fail to undergo or stop opioid substitution therapy without permission or are forced to terminate opioid substitution therapy after committing a violation against regulations on dependence treatment.
2. Responsibilities of drug addicts from 12 to under 18 years old undergoing compulsory rehabilitation in rehabilitation centers:
a) Comply with regulations on compulsory rehabilitation and rules, and be managed by and receive education and treatment from rehabilitation centers;
b) Participate in activities in relation to treatment, education, counseling, general education, vocational training, therapeutic working and behavior and personality recovery.
3. Compulsory rehabilitation for drug addicts from 12 to under 18 years old shall last from 06 to 12 months.
4. Sending drug addicts from 12 to under 18 years old to rehabilitation centers for compulsory rehabilitation shall be decided by the district-level People’s Court and is not considered an administrative penalty.
5. The Standing Committee of the National Assembly shall provide for procedures for consideration of and decision on sending drug addicts from 12 to under 18 years old to rehabilitation centers for compulsory rehabilitation by People’s Courts.
Article 34. Formulation of applications to send drug addicts from 12 to under 18 years old to rehabilitation centers for compulsory rehabilitation
1. An application to send a drug addict from 12 to under 18 years old to a rehabilitation center for compulsory rehabilitation shall be formulated as follows:
a) Chairperson of the People’s Committee of the commune where the drug addict resides or committed the violation (if their place of residence cannot be determined) shall formulate the application;
b) The district-level or provincial police force that found the drug addict directly or during the investigation into or handling of a violation against the law shall verify, collect documents and formulate the application;
c) An application includes an offence notice, curriculum vitae, documentary proof of narcotic substance dependence of the drug addict, statement of the drug addict or legal representative thereof, and opinion of the father, mother, guardian or legal representative;
d) The commune-level police shall assist the Chairperson of the People’s Committee at the same level in collecting documents and formulating the application according to regulations in Point a Clause 1 herein.
2. The regulatory body or person formulating the application according to Clause 1 herein shall take responsibility for the validity of the application. After completing the application, the regulatory body or person formulating the application shall notify the drug addict and their father, mother, guardian or legal representative of the application in writing. These persons have the right to read the application and have their opinions on the application recorded within 03 working days from the date of receipt of the notification.
3. Within 01 working day after the deadline for reading the application, the regulatory body or person formulating the application shall send it to the head of the labor - war invalid and social affairs authority of the district where the drug addict resides or committed the violation (if their place of residence cannot be determined). Within 02 working days from the date of receipt of the application, the head of the labor - war invalid and social affairs authority shall decide to send the application to the People’s Court of the district for decision on sending the drug addict to a rehabilitation center. If the application is inadequate, the head of the labor - war invalid and social affairs authority shall return it to the regulatory body or person formulating it for amendment, which must be completed within 02 working days from the date of receipt of the returned application. Within 02 working days from the date of receipt of the amended application, the head of the labor - war invalid and social affairs authority shall decide to send it to the People’s Court of the district for decision on sending the drug addict to a rehabilitation center.
4. Application to the district-level People’s Court for consideration of and decision on sending the drug addict to a rehabilitation center for compulsory rehabilitation includes:
a) The application to send the drug addict to a rehabilitation center formulated according to regulations in Point c Clause 1 herein;
b) Proposal for sending the drug addict to a rehabilitation center from the head of the district-level labor - war invalid and social affairs authority.
This proposal must include opinions on children’s rights protection.
5. Applications to send drug addicts from 12 to under 18 years old to rehabilitation centers for compulsory rehabilitation must have their pages numbered and retained as per regulations of law on archiving.
6. The Government shall provide for formulation of applications to send drug addicts from 12 to under 18 years old to rehabilitation centers for compulsory rehabilitation; and rehabilitation applicable to persons from 12 to under 18 years old.
Article 35. Public rehabilitation centers
1. Chairpersons of provincial People’s Committees have the power to decide establishment of public rehabilitation centers.
2. Every public rehabilitation center must have the following areas:
a) Temporary accommodations for persons undergoing narcotic substance dependence diagnosis and persons whose applications for imposition of the administrative penalty of compulsory rehabilitation in a rehabilitation center are being formulated;
b) Compulsory rehabilitation area;
c) Voluntary rehabilitation area;
d) Rehabilitation area for persons from 12 to under 18 years old;
dd) Rehabilitation area for persons having infectious diseases of group A or B according to regulations of the Law on Prevention and Control of Infectious Diseases;
e) Rehabilitation area for persons having disrupted order in or committed a violation against regulations of the rehabilitation center.
3. The areas mentioned in Clause 2 of this Article must be sex-segregated. Any person whose physical characteristics differ from that of the sex written in their documents or curriculum vitae shall stay in the area assigned to the sex indicated by their physical characteristics.
4. Operations of public rehabilitation centers consist of:
a) Receive drug addicts undergoing compulsory and voluntary rehabilitation and organize their rehabilitation;
b) Diagnose narcotic substance dependence;
c) Receive, manage and provide education, counseling and treatment for withdrawal syndrome, mental disorders and other conditions for persons whose applications for compulsory rehabilitation in rehabilitation centers are being formulated.
5. Rights of public rehabilitation centers:
a) Receive drug addicts undergoing rehabilitation voluntarily as appropriate to their capacity;
b) Heads of public rehabilitation centers have the power to decide imposition of suitable management, educational and treatment measures on persons undergoing rehabilitation.
6. Responsibilities of public rehabilitation centers:
a) Adhere to regulations on narcotic substance dependence diagnosis, rehabilitation procedures and management of persons whose applications for compulsory rehabilitation in rehabilitation centers are being formulated;
b) Respect the life, health, honor, dignity and property of persons undergoing rehabilitation, persons subject to narcotic substance dependence diagnosis and persons whose applications for compulsory rehabilitation in rehabilitation centers are being formulated;
c) Ensure the rights of drug addicts throughout the rehabilitation process and issue confirmations of completion of compulsory rehabilitation to persons from 12 to under 18 years old;
d) Heads of public rehabilitation centers shall ensure the operating conditions of their centers; and openly post rehabilitation costs of their centers as per the law;
dd) Prevent narcotic substances from entering their centers;
e) Within 05 working days from the date on which a person who undergoes rehabilitation voluntarily is received or stops using rehabilitation services without permission or completes rehabilitation, notify the People's Committee of the commune where this person registers for voluntary rehabilitation.
7. The Government shall stipulate requirements for facilities, equipment and workforce of public rehabilitation centers and management in public rehabilitation centers.
Article 36. Voluntary rehabilitation centers
1. Voluntary rehabilitation centers shall be established by providers of rehabilitation services. The Government shall provide for conditions for, competence in and procedures for issuance and revocation of licenses to operate voluntary rehabilitation center.
2. Rights of voluntary rehabilitation centers:
a) Receive drug addicts undergoing rehabilitation voluntarily as appropriate to their capacity;
b) Collect payments for rehabilitation-related costs;
c) Enjoy incentive policies as prescribed by law.
3. Responsibilities of voluntary rehabilitation centers:
a) Follow rehabilitation procedures;
b) Respect the life, health, honor, dignity and property of persons undergoing rehabilitation;
c) Ensure the rights of drug addicts from 12 to under 18 years old throughout the rehabilitation process;
d) Heads of rehabilitation centers shall ensure the operating conditions of their centers; and openly post rehabilitation-related costs of their centers as per the law;
dd) Prevent narcotic substances from entering their centers;
e) Provide separate areas or rooms for persons from 12 to under 18 years old, persons having infectious diseases of group A or B according to regulations of the Law on Prevention and Control of Infectious Diseases and women; any person whose physical characteristics differ from that of the sex written in their documents or curriculum vitae shall stay in the area assigned to the sex indicated by their physical characteristics;
g) Within 05 working days from the date on which a person who undergoes rehabilitation is received or stops using rehabilitation services without permission or completes rehabilitation, notify the People's Committee of the commune where this person registers for voluntary rehabilitation.
Article 37. Rehabilitation for Vietnamese citizens deported due to illegal use of narcotic substances and/or narcotic substance dependence; and foreign drug addicts living in Vietnam
1. Vietnamese citizens deported due to illegal use of narcotic substances and/or narcotic substance dependence must undergo narcotic substance dependence diagnosis upon their arrival in Vietnam. Those diagnosed with narcotic substance dependence must take rehabilitation measures according to regulations of this Law.
2. Foreign drug addicts living in Vietnam shall register for voluntary rehabilitation in rehabilitation centers according to regulations of this Law and incur all rehabilitation-related costs. Otherwise, they shall be handled as per the law.
Article 38. Rehabilitation for persons kept in temporary detention, prisoners and students of correctional institutions
1. The State shall impose suitable rehabilitation measures upon drug addicts being persons kept in temporary detention, prisoners and students of correctional institutions.
2. Prison officers, superintendents of custody centers, heads of detention centers and heads of correctional institutions shall closely cooperate with local healthcare facilities in implementing regulations in Clause 1 herein.
Article 39. Exemption from remaining duration of compulsory rehabilitation per decisions on sending persons from 14 to under 18 years old to rehabilitation centers for compulsory rehabilitation
For persons from 14 to under 18 years old who are undergoing compulsory rehabilitation and found to have committed a crime before or during the implementation of their compulsory rehabilitation decisions and sentenced to imprisonment by the Court but not eligible for sentence suspension, they may be exempt from the remaining duration of their compulsory rehabilitation decisions.
Article 40. Post-rehabilitation management in places of residence
1. Persons having completed voluntary rehabilitation, persons having completed opioid substitution therapy and persons from 12 to under 18 years old having fully served compulsory rehabilitation decisions shall be subject to post-rehabilitation management for 01 year starting from the date on which rehabilitation is completed or the compulsory rehabilitation decision is fully served.
2. Persons having fully served decisions on imposition of administrative penalty of compulsory rehabilitation in rehabilitation centers shall be subject to post-rehabilitation management for 02 years starting from the date on which the decision is fully served.
3. Post-rehabilitation management consists of:
a) Draw up list of persons subject to post-rehabilitation management;
b) Provide counsel and assistance, and prevent relapse;
c) Monitor, detect and prevent illegal use of narcotic substances.
4. Social assistance during post-rehabilitation management includes:
a) Assistance for persons from 12 to under 18 years old to receive general education;
b) Assistance for vocational training, loans, job search and participation in social activities for integration into society.
5. Chairpersons of commune-level People’s Committees have the power to issue decisions on and organize post-rehabilitation management and social assistance.
6. The Government shall provide for documents, procedures and requirements concerning post-rehabilitation management and assistance policies for persons subject to post-rehabilitation management.
Article 41. Harm reduction measures for drug users and drug addicts
1. Harm reduction measures for drug users and drug addicts are measures taken to reduce the harm associated with illegal use of narcotic substances done to drug users and drug addicts and their families and communities.
2. Harm reduction measures for drug users and drug addicts comprise:
a) Opioid substitution therapy;
b) Other measures according to the Government’s regulations.
Article 42. Responsibilities of families of drug addicts and communities
1. Responsibilities of families of drug addicts:
a) Support drug addicts during rehabilitation, after rehabilitation and in integration into society;
b) Cooperate with competent authorities and persons in formulating documents for imposition of compulsory rehabilitation; cooperate with relevant regulatory bodies, organizations and units in supporting drug addicts during rehabilitation, in post-rehabilitation management and in integration into society.
2. Responsibilities of communities where drug addicts reside:
a) Provide drug addicts with encouragement and support;
b) Cooperate with relevant regulatory bodies, organizations and units in supporting drug addicts during rehabilitation, in post-rehabilitation management and in integration into society.
Article 43. Formulation of lists of drug addicts and persons subject to post-rehabilitation management
1. Commune-level police shall assist People's Committees at the same level in formulating lists of drug addicts and persons subject to post-rehabilitation management living in their communes.
2. When a drug addict or person subject to post-rehabilitation management changes their place of residence, the police of the commune where their old place of residence is located shall notify the police of the commune where the new place of residence is located within 05 working days from the date on which this person moves to the new place to have this person added to the list of drug addicts or persons subject to post-rehabilitation management and cooperate in managing this person.
3. Commune-level police shall assist People's Committees at the same level in removing the following cases from lists of drug addicts and persons subject to post-rehabilitation management:
a) Persons not found using a narcotic substance illegally during the post-rehabilitation management period provided for in Clauses 1 and 2 Article 40 of this Law;
b) Drug addicts and persons subject to post-rehabilitation management having to serve a prison sentence;
c) Drug addicts and persons subject to post-rehabilitation management having a new place of residence in another commune;
d) Drug addicts and persons subject to post-rehabilitation management who are deceased or declared missing by the Court.
STATE MANAGEMENT OF PREVENTION AND CONTROL OF NARCOTIC SUBSTANCES
Article 44. Contents of state management of prevention and control of narcotic substances
1. Formulate strategies, guidelines, policies and plans for prevention and control of narcotic substances and organize implementation thereof.
2. Promulgate and organize implementation of legislative documents on prevention and control of narcotic substances.
3. Organize apparatus, and provide training and refresher courses for persons in charge of prevention and control of narcotic substances.
4. Control legal activities related to narcotic substances.
5. Carry out rehabilitation and post-rehabilitation management.
6. Organize prevention and control of narcotic substances.
7. Produce state statistics on prevention and control of narcotic substances.
8. Organize research on and application of scientific and technological advances in relation to prevention and control of narcotic substances.
9. Raise awareness of prevention and control of narcotic substances.
10. Carry out international cooperation in prevention and control of narcotic substances.
11. Give commendation, perform inspections, settle complaints and denunciations and impose penalties on regulatory violations concerning prevention and control of narcotic substances.
Article 45. Responsibilities for state management of prevention and control of narcotic substances
1. The Government shall unify state management of prevention and control of narcotic substances.
2. The Ministry of Public Security shall take charge of and assist the Government in state management of prevention and control of narcotic substances.
3. Ministries, ministerial-level agencies and Governmental agencies shall carry out and cooperate with relevant regulatory bodies and organizations in prevention and control of narcotic substances intra vires.
4. People’s Committees at all levels shall exercise state management of prevention and control of narcotic substances in their localities intra vires.
Article 46. Responsibilities of Ministry of Public Security
1. Promulgate legislative documents on prevention and control of narcotic substances within its competence or propose these documents to competent authorities for promulgation.
2. Take charge and cooperate with relevant regulatory bodies and organizations in prevention and control of narcotic substances; organize receipt and processing of information on crime related to narcotic substances; and control legal activities related to narcotic substances intra vires.
3. Organize examination of narcotic substances and precursors.
4. Provide training and refresher courses for persons in charge of investigation into and prevention and control of crime related to narcotic substances.
5. Provide guidelines for formulation of lists of drug users, drug addicts and persons subject to post-rehabilitation management.
6. Take charge of state statistics on prevention and control of narcotic substances; manage information on crime related to narcotic substances, drug users, drug addicts and persons subject to post-rehabilitation management and results of control of legal activities related to narcotic substances.
7. Carry out international cooperation in prevention and control of narcotic substances.
Article 47. Responsibilities of Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs
1. Promulgate legislative documents on prevention and control of narcotic substances within its competence or propose these documents to competent authorities for promulgation.
2. Take charge and cooperate with relevant regulatory bodies and organizations and local governments in providing guidance on voluntary rehabilitation in families and communities, rehabilitation in rehabilitation centers and post-rehabilitation management.
3. Provide guidelines for establishment, dissolution and organization of operations of public rehabilitation centers.
4. Provide training and refresher courses for persons in charge of rehabilitation and post-rehabilitation management.
5. Provide guidance and direction for raising awareness of prevention and control of narcotic substances in vocational education institutions.
6. Carry out international cooperation in rehabilitation.
7. List drug addicts undergoing voluntary rehabilitation in families and communities and rehabilitation in rehabilitation centers.
Article 48. Responsibilities of Ministry of National Defense
1. Promulgate legislative documents on prevention and control of narcotic substances within its competence or propose these documents to competent authorities for promulgation.
2. Organize implementation of plans for prevention and control of narcotic substances along land boundaries and maritime boundaries, in contiguous zones and exclusive economic zone and on continental shelves.
3. Direct the Border Guard and Vietnam Coast Guard to take charge and cooperate with relevant regulatory bodies and organizations in receiving and handling information on crime related to narcotic substances, detecting, preventing and fighting against violations against regulations of law on narcotic substances, and controlling legal activities related to narcotic substances in the areas mentioned in Clause 2 of this Article in compliance with regulations of this Law and other relevant law provisions.
4. Provide training and refresher courses for persons in charge of prevention and control of crime related to narcotic substances of the Border Guard and Vietnam Coast Guard.
5. List drug addicts in prisons, detention centers and custody centers under the management of the Ministry of National Defense.
Article 49. Responsibilities of Ministry of Health
1. Promulgate legislative documents on prevention and control of narcotic substances within its competence or propose these documents to competent authorities for promulgation.
2. Conduct research on drugs and methods for rehabilitation; grant and revoke marketing authorizations for rehabilitation drugs and licenses for rehabilitation methods; provide medical assistance and healthcare workers for rehabilitation.
3. List persons currently receiving opioid substitution therapy.
Article 50. Responsibilities of Ministry of Finance
Direct customs authorities to prevent and control narcotic substances in accordance with this Law and other relevant provisions of law.
INTERNATIONAL COOPERATION IN PREVENTION AND CONTROL OF NARCOTIC SUBSTANCES
Article 51. Rules for international cooperation in prevention and control of narcotic substances
1. The Vietnamese State shall adopt conventions on prevention and control of narcotic substances and other relevant conventions to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory on the basis of respect for independence, sovereignty and territorial integrity and mutual benefits; and cooperate with other countries, international organizations and foreign organizations and individuals in prevention and control of narcotic substances.
2. On the basis of conventions to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory, regulations of this Law and other relevant law provisions, and signed international agreements, competent Vietnamese authorities shall launch programs on cooperation in prevention and control of narcotic substances with relevant authorities of other countries, international organizations and foreign organizations and individuals.
Article 52. Policies for international cooperation in prevention and control of narcotic substances
The Vietnamese State shall adopt multilateral and bilateral policies for international cooperation in prevention and control of narcotic substances on the basis of respect for independence and sovereignty; and encourage international organizations and foreign organizations and individuals to cooperate with Vietnamese authorities and organizations in providing mutual assistance for facilities and enhancing regulatory, information, training technology and healthcare capacity for the purpose of preventing and controlling narcotic substances.
Article 53. Transfer of controlled goods
The Vietnamese State shall grant requests for transfer of controlled goods based on conventions to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory to detect and initiate criminal prosecution against persons committing crime related to narcotic substances. This measure shall be decided and imposed in accordance with agreements between competent authorities of Vietnam and relevant countries.
1. This Law takes effect from January 01, 2022.
2. The Law on Drug Prevention and Fight No. 23/2000/QH10, which is amended in accordance with the Law No. 16/2008/QH12, is annulled from the date on which this Law comes into force.
Article 55. Transitional clause
1. Starting from the entry into force of this Law:
a) Persons currently undergoing voluntary rehabilitation in families and communities or rehabilitation centers shall continue to undergo voluntary rehabilitation until the end of the rehabilitation period according to regulations of the Law on Drug Prevention and Fight No. 23/2000/QH10, which is amended in compliance with Law No. 16/2008/QH12, and be subject to post-rehabilitation management according to regulations of this Law;
b) Persons currently subject to post-rehabilitation management shall fully serve their post-rehabilitation management decisions according to regulations of the Law on Drug Prevention and Fight No. 23/2000/QH10, which is amended in compliance with Law No. 16/2008/QH12. Persons aged 18 or older and subject to post-rehabilitation management and relapsing after the entry into force of this Law shall be sent to rehabilitation centers for compulsory rehabilitation as an administrative penalty;
c) Persons currently serving decisions on compulsory rehabilitation in communities according to regulations of the Law on Drug Prevention and Fight No. 23/2000/QH10, which is amended in compliance with Law No. 16/2008/QH12, may register for voluntary rehabilitation according to regulations of this Law. Time spent serving compulsory rehabilitation in communities may be counted towards the voluntary rehabilitation duration;
d) Persons who are to be sent to rehabilitation centers for compulsory rehabilitation according to regulations of the Law on Drug Prevention and Fight No. 23/2000/QH10, which is amended in compliance with Law No. 16/2008/QH12, and whose applications for compulsory rehabilitation in rehabilitation centers are being formulated shall undergo rehabilitation in compliance with this Law;
dd) Licenses related to legal activities related to narcotic substances that have been issued may be used until they expire.
2. Within 02 years after the entry into force of this Law, rehabilitation centers for compulsory rehabilitation established under the Law on Drug Prevention and Fight No. 23/2000/QH10, which is amended in compliance with Law No. 16/2008/QH12, must meet requirements for public rehabilitation centers according to this Law.
Other facilities for rehabilitation according to the Law on Drug Prevention and Fight No. 23/2000/QH10, which is amended in accordance with the Law No. 16/2008/QH12, granted the operating license before the entry into force of this Law may continue to operate until the license expires.
This Law was passed by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, 14th legislature, 11th session, on March 30, 2021.
|
THE CHAIRWOMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |