Tác hại của ma túy. Xử lý hành vi vi phạm sử dụng chất ma túy
Tác hại của ma túy. Xử lý hành vi vi phạm sử dụng chất ma túy

1. Tại sao ma túy lại nguy hiểm?

Tàn phá sức khỏe: Ma túy và các chất gây nghiện chính là độc chất, chỉ cần dùng quá liều sẽ dẫn đến tử vong. Ngoài ra, cơ thể người nghiện còn bị tổn thương hay nhiễm trùng do cách sử dụng, tức người nghiện dùng chung bơm kim tiêm không được tiệt trùng dẫn đến lây nhiễm viêm gan vi-rút B, C, đặc biệt là HIV/AIDS

Hủy hoại gia đình: Tệ nạn ma túy không chỉ có tác hại khu trú ở cá nhân mà còn tác động đến gia đình và xã hội, chỉ cần gia đình có một người nghiện thì nếp sống gia đình bị xáo trộn, tiền bạc bị thất thoát, sức khỏe của các thành viên trong gia đình bị giảm sút, tình cảm bị rạn nứt. Không những thế,

Phá hoại xã hội: Tăng tỷ lệ tội phạm, gây mất an ninh trật tự, người nghiện rất có thể làm bất cứ điều gì dù cho ảnh hưởng đến an ninh trật tự hay trở thành tội phạm miễn sao có tiền để thỏa mãn cơn nghiện của mình.

Ảnh hưởng đến kinh tế: Gây thiệt hại lớn về kinh tế do chi phí điều trị, mất năng suất lao động. Chỉ tính riêng 180 nghìn người nghiện ma túy ở Việt Nam mỗi năm đã làm thiệt hại trực tiếp từ việc họ sử dụng ma túy khoảng 6.000 tỷ đồng và 180 nghìn người tàn phế không còn khả năng làm ra của cải đóng góp cho xã hôi, chưa kể một khoản kinh phí rất lớn khác mà nhà nước phải đầu từ cho các hoạt động phòng, chống ma túy như: công tác phòng ngừa, đấu tranh, truy tố, xét xử tội phạm về ma túy; công tác cai nghiện phục hồi, v.v…

2. Xử lý hành vi có liên quan đến chất ma túy

2.1 Xử lý hành vi tổ chức sử dụng chất ma túy

Sau khi xác định người đó đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 255 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó:

1) Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

2) Nếu phạm tội trong các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 255 nêu trên thì người phạm tội còn bị phạt từ 07 năm đến 15 năm tù; 15 năm đến dưới 20 năm tù; 20 năm hoặc tù chung thân.

3) Ngoài ra theo quy định tại khoản 5 Điều này, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với người phạm tội là mẹ đơn thân có con chưa đủ 36 tháng tuổi thì có được xét xử cho tại ngoại để được chăm con không?

Căn cứ Điều 67 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về việc hoãn chấp hành phạt tù, nêu: “Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi”.

2.2 Xử lý hành vi mua bán trái phép chất ma túy

Tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 251 Bộ luật Hình sự: Người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) sẽ bị xử lý với từng khung hình phạt như sau:

Khung 1:

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người có hành vi mua bán trái phép chất ma túy.

Khung 2:

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người có hành vi mua bán trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có tổ chức;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Đối với 02 người trở lên;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

- Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;

- Qua biên giới;

- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;

- Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;

- Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;

- Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;

- Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

- Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;

- Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

- Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm h đến điểm o khoản 2 Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nêu trên;

- Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3:

- Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm đối với người có hành vi mua bán trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau:

- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;

- Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;

- Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

- Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;

- Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;

- Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;

- Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

- Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nêu trên.

Khung 4:

Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với người có hành vi mua bán trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau:

- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

- Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

- Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

- Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

- Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

- Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

- Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

- Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) nêu trên.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội mua bán trái phép chất ma túy còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Xử lý hành vi mua bán trái phép chất ma túy
Xử lý hành vi mua bán trái phép chất ma túy

3. Quản lý nhà nước về phòng chống ma túy

Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy
Quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy

Điều 44. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chủ trương, chính sách, kế hoạch về phòng, chống ma túy.

2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

3. Tổ chức bộ máy, đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống ma túy.

4. Kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.

5. Thực hiện công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.

6. Tổ chức đấu tranh phòng, chống ma túy.

7. Thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy.

8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng, chống ma túy.

9. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy.

10. Hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.

11. Khen thưởng, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

Điều 45. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.

2. Bộ Công an là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng, chống ma túy.

4. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống ma túy tại địa phương.

Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng, chống ma túy; tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin tội phạm về ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy theo thẩm quyền.

3. Tổ chức công tác giám định chất ma túy và tiền chất.

4. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác điều tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.

5. Hướng dẫn việc lập danh sách người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy.

6. Chủ trì thực hiện thống kê nhà nước về phòng, chống ma túy; quản lý thông tin tội phạm về ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy, người bị quản lý sau cai nghiện ma túy và kết quả kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.

7. Thực hiện hợp tác quốc tế về phòng, chống ma túy.

Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

2. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan và chính quyền địa phương hướng dẫn việc tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy.

3. Hướng dẫn việc thành lập, giải thể và tổ chức hoạt động của cơ sở cai nghiện ma túy công lập.

4. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.

5. Hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma túy trong hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

6. Thực hiện hợp tác quốc tế về cai nghiện ma túy.

7. Thống kê người nghiện ma túy đang cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy.

Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống ma túy ở khu vực biên giới trên đất liền, trên biển, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

3. Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan, lực lượng chức năng để tiếp nhận, xử lý thông tin tội phạm về ma túy, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về ma túy, kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy tại khu vực, địa bàn quy định tại khoản 2 Điều này theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển Việt Nam.

5. Thống kê người nghiện ma túy trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ do Bộ Quốc phòng quản lý.

Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Y tế

1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma túy.

2. Thực hiện việc nghiên cứu thuốc và phương pháp cai nghiện ma túy; cấp, thu hồi giấy phép lưu hành thuốc, phương pháp cai nghiện ma túy; hỗ trợ về người, chuyên môn kỹ thuật y tế để cai nghiện ma túy.

3. Thống kê người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Điều 50. Trách nhiệm của Bộ Tài chính

Chỉ đạo cơ quan Hải quan thực hiện hoạt động phòng, chống ma túy theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Xem thêm bài viết liên quan

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản giá trị bao nhiêu thì bị phạt tù?

Điều kiện và mức độ trốn thuế bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Ma túy là gì? Các biện pháp phòng, chống ma túy