Tự ý hủy hợp đồng đặt cọc đã công chứng có được phép không?
Tự ý hủy hợp đồng đặt cọc đã công chứng có được phép không?

1. Hợp đồng đặt cọc là gì?

Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Như vậy, có thể hiểu đặt cọc là sự thoả thuận giữa các bên, một bên giao cho bên kia một tài sản trong một thời hạn nhất định nhằm xác nhận các bên đã thống nhất sẽ giao kết một hợp đồng hoặc đã giao kết một hợp đồng và buộc các bên phải thực hiện đúng nội dung đã cam kết. Xử lý tài sản đặt cọc chỉ xảy ra khi một trong các bên không thực hiện điều khoản đã cam kết, giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

2. Tự ý hủy hợp đồng đặt cọc đã công chứng có được phép không?

Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác. Ngoài ra, Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Theo đó, khi hợp đồng đã được công chứng thì các bên phải có nghĩa vụ thi hành; nếu trường hợp bên nào không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng thì bên khác còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Một trong các yêu cầu có thể đưa ra khởi kiện tại Tòa đó là yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng đã giao kết và đã được công chứng đó vô hiệu nếu rơi vào các trường hợp giao dịch vô hiệu theo pháp luật dân sự; cụ thể khi rơi vào một trong 08 trường hợp sau theo quy định từ Điều 122 – 130 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì các bên không được phép tự ý hủy hợp đồng đặt cọc đã công chứng.

3. Tự ý hủy hợp đồng đặt cọc đã công chứng có phải bồi thường không?

Tự ý hủy hợp đồng đặt cọc đã công chứng có phải bồi thường không?
Tự ý hủy hợp đồng đặt cọc đã công chứng có phải bồi thường không?

Điều 360 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Về nguyên tắc, việc bồi thường thiệt hại khi một bên tự ý hủy hợp đồng đặt cọc chỉ xảy ra khi có thiệt hại phát sinh. Theo đó, bên vi phạm có trách nhiệm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, chi phí phát sinh do vi phạm nghĩa vụ khi tự ý hủy hợp đồng đặt cọc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Như vậy, mức bồi thường thiệt hại khi tự ý hủy hợp đồng đặt cọc do các bên thỏa thuận, được quy định trong hợp đồng đặt cọc trước khi xảy ra hành vi vi phạm nghĩa vụ hoặc được thỏa thuận sau khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ, trường hợp hợp đồng không quy định được xác định theo các quy định pháp luật cụ thể.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Thanh lý hợp đồng là gì? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng thông dụng

Hợp đồng dịch vụ là gì? Quyền, nghĩa vụ các bên trong hợp đồng này

Quy định về hợp đồng mua bán ô tô giữa công ty và cá nhân

Phụ lục hợp đồng là gì? Tổng hợp 7 mẫu phụ lục hợp đồng 2024

Hợp đồng mua bán hàng hoá là gì? Mẫu hợp đồng mua bán hàng hoá chi tiết nhất