Nghị định 140/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Lo-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Lo-gi-stíc
Số hiệu: | 140/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/09/2007 | Ngày hiệu lực: | 29/09/2007 |
Ngày công báo: | 14/09/2007 | Số công báo: | Từ số 670 đến số 671 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/02/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 140/2007/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2007 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LÔ-GI-STÍC VÀ GIỚI HẠN TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI THƯƠNG NHÂN KINH DOANH DỊCH VỤ LÔ-GI-STÍC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ 1ô-gi-stíc.
Nghị định này áp dụng đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác hoạt động liên quan đến địch vụ lô-gi-stíc.
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Dịch vụ lô-gi-stíc là hoạt động thương mại được quy định tại Điều 233 Luật Thương mại.
2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc là thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ lô-gi-stíc cho khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại thương nhân khác thực hiện một hoặc nhiều công đoạn của dịch vụ đó.
3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc là thương nhân thuộc các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có cam kết trong các điều ước quốc tế về mở cửa thị trường kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc.
4. Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ lô-gi-stíc theo quy định tại Nghị định này.
Dịch vụ lô-gi-stíc theo quy định tại Điều 233 Luật thương mại được phân loại như sau:
1. Các dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu, bao gồm:
a) Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;
b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;
c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;
d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi lô-gi-stíc; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.
2. Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải, bao gồm:
a) Dịch vụ vận tải hàng hải;
b) Dịch vụ vận tải thủy nội địa;
c) Dịch vụ vận tải hàng không;
d) Dịch vụ vận tải đường sắt;
đ) Dịch vụ vận tải đường bộ;
e) Dịch vụ vận tải đường ống.
3. Các dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác, bao gồm:
a) Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
b) Dịch vụ bưu chính;
c) Dịch vụ thương mại bán buôn;
d) Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;
đ) Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc chủ yếu theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
2. Có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hoá thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%;
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ kho bãi thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%; hạn chế này chấm dứt vào năm 2014;
c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ đại lý vận tải thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, được thành lập công ty liên doanh không hạn chế tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài kể từ năm 2014;
d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bổ trợ khác thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010 và chấm dứt hạn chế vào năm 2014.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
2. Tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 Điều này chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hải thì chỉ được thành lập công ty liên doanh vận hành đội tàu từ năm 2009, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; được thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ vận tải biển quốc tế trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%, hạn chế này chấm dứt vào năm 2012;
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải thủy nội địa thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;
c) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thì thực hiện theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam;
d) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt thì chỉ được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%;
đ) Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải đường bộ thì được thành lập công ty liên doanh, trong đó tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%; hạn chế này là 51% kể từ năm 2010;
e) Không được thực hiện dịch vụ vận tải đường ống, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc liên quan khác theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam.
2. Thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc chỉ được kinh doanh các dịch vụ lô-gi-stíc khi tuân theo những điều kiện cụ thể sau đây:
a) Trường hợp kinh doanh dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật:
Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ thì chỉ được thực hiện dưới hình thức liên doanh sau ba năm hoặc dưới các hình thức khác sau năm năm, kể từ khi doanh nghiệp tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.
Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.
Việc thực hiện dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ bưu chính, dịch vụ thương mại bán buôn, dịch vụ thương mại bán lẻ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
c) Không được thực hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
1. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc liên quan đến vận tải thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan về giới hạn trách nhiệm trong lĩnh vực vận tải.
2. Giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc không thuộc phạm vi khoản 1 Điều này do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về giá trị của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường;
b) Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về giá trị của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc xác nhận thì giới hạn trách nhiệm là toàn bộ giá trị của hàng hóa đó.
3. Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.
1. Bộ Công thương chịu trách nhiệm chung trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc.
2. Các Bộ: Giao thông vận tải, Công thương, Thông tin và Truyền thông trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc liên quan, bao gồm tổ chức kiểm tra, giám sát việc bảo đảm các điều kiện kinh doanh và tuân thủ các quy định pháp luật của thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc trong lĩnh vực được phân công.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn việc đăng ký kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc theo quy định hiện hành của pháp luật.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với các Bộ nêu tại các khoản 1, 2, 3 Điều này trong công tác quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc, tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm quy định của Nghị định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ lô-gi-stíc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thực hiện hoạt động lô-gi-stíc trước thời điểm có hiệu lực của Nghị định này được phép tiếp tục kinh doanh và không phải đăng ký lại.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 140/2007/ND-CP |
Hanoi, September 05, 2007 |
DECREE
PROVIDING DETAILED REGULATIONS ON THE COMMERCIAL LAW REGARDING CONDITIONS FOR ENGAGING IN LOGISTIC SERVICES BUSINESS, AND LIMITATIONS ON LIABILITY OF LOGISTIC SERVICES BUSINESS ENTITIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated 25 December 2001;
Pursuant to the Commercial Law dated 14 June 2005;
Having considered the proposal of the Minister of Industry and Trade;
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1 Governing scope
This Decree provides detailed regulations for implementation of the Commercial Law with regard to conditions for engaging in logistic services business and the limitations on liability of business entities engaging in logistic services business.
Article 2 Applicable entities
This Decree applies to business entities engaging in logistic services business and to other organizations and individuals with activities related to logistic services.
Article 3 Interpretation of terms
In this Decree, the following terms shall be construed as follows:
1. Logistic services means the commercial activities stipulated in article 233 of the Commercial Law.
2. Business entity engaging in logistic services business means a business entity who organizes the performance of logistic services for clients by itself conducting such services or by hiring another business entity to conduct one or a number of stages of such services.
3. Foreign business entity engaging in logistic services business means a business entity from any country or territory with which Vietnam has an undertaking in an international treaty regarding opening of the logistic services business market.
4. Limitation on liability means the maximum level at which a business entity engaging in logistic services business is liable to pay compensation to a client for loss and damage arising during the process of organization of the performance of logistic services in accordance with the provisions in this Decree.
Article 4 Classification of logistic services
Logistic services as stipulated in article 233 of the Commercial Law shall be classified as follows:
1. Principal logistic services, comprising:
(a) Services of arranging pickup and loading of goods, including loading goods into containers;
(b) Goods warehousing and storage services, including the business of warehousing in containers and storage for processing raw materials and equipment;
(c) Transportation agency services, including agency activities of conducting customs procedures and preparing plans for unloading goods1;
(d) Other subsidiary services including activities of receiving, archiving and managing information about transportation and storage of goods throughout the entire logistic process; activities being reprocessing of goods returned by clients, reprocessing of goods in storage and of outof-date goods and redistribution of such goods; and activities being leasing out and hire purchase of containers.
2. Logistic services relating to transportation, comprising:
(a) Sea carriage services;
(b) Internal waterways carriage services;
(c) Aviation carriage services;
(d) Rail carriage services;
(dd) Road carriage services;
(e) Pipeline conduit services.
3. Other related logistic services, comprising:
(a) Services being technical checks and analysis;
(b) Post services;
(c) Wholesale commercial services;
(d) Retail commercial services, including activities of managing goods in storage; collecting goods from various sources, assembling and classifying the goods, and redistributing and delivering them;
(e) Other subsidiary transportation services.
Chapter II
CONDITIONS FOR ENGAGING IN LOGISTIC SERVICES BUSINESS AND LIMITATIONS ON LIABILITY OF BUSINESS ENTITIES ENGAGING IN LOGISTIC SERVICES BUSINESS
Article 5 Conditions for engaging in logistic services business applicable to principal logistic services Business entities engaging in the principal logistic services stipulated in article 4.1 of this Decree must satisfy all the following conditions:
1. The enterprise must have lawful business registration in accordance with the law of Vietnam.
2. There must be adequate facilities, equipment and working facilities which ensure technical [standards] and safety criteria, and there must be a team of staff who satisfy the requirements.
3. Foreign business entities, in addition to satisfying the conditions stipulated in clause 2 of this article, shall only be permitted to engage in logistic services business when they also satisfy the following specific conditions:
(a) In the case of business in unloading goods, a foreign business entity shall only be permitted to establish a joint venture company in which the capital contribution ratio of the foreign investor does not exceed 50%;
(b) In the case of business in warehousing services, the foreign business entity shall be permitted to establish a joint venture company in which the capital contribution ratio of the foreign investor does not exceed 51%; this restriction shall terminate in year 2014;
(c) In the case of business in transportation agency services, the foreign entity shall be permitted to establish a joint venture company in which the capital contribution ratio of the foreign investor does not exceed 51%, and as from year 2014 the establishment of a joint venture company shall not be restricted in terms of the capital contribution ratio of the foreign investor;
(d) In the case of business in other subsidiary services, the foreign business entity shall be permitted to establish a joint venture company in which the capital contribution ratio of the foreign investor does not exceed 49%; this restriction shall be 51% as from year 2010 and [this restriction] shall terminate in year 2014.
Article 6 Business conditions applicable to entities engaging in logistic services relating to transportation
Any business entity engaging in logistic services relating to transportation as stipulated in article 4.2 of this Decree must satisfy the following conditions:
1. The enterprise must have lawful business registration in accordance with the law of Vietnam.
2. Compliance with the conditions applicable to transportation business as stipulated by the law of Vietnam.
3. Foreign business entities engaging in logistic services business, in addition to satisfying the conditions stipulated in clause 2 of this article, shall only be permitted to engage in logistic services business when they also satisfy the following specific conditions:
(a) In the case of business in maritime transportation services, a foreign business entity shall only be permitted to establish a fleet operating joint venture company as from year 2009 in which the capital contribution ratio of the foreign investor does not exceed 49%; and shall be permitted to establish an international sea transportation services joint venture in which the capital contribution ratio of the foreign investor does not exceed 51%, and this restriction shall terminate in year 2012;
(b) In the case of business in internal waterway transportation services, a foreign business entity shall only be permitted to establish a joint venture company in which the capital contribution ratio of the foreign investor does not exceed 49%;
(c) Aviation transport business services shall be implemented in accordance with the Law on Civil Aviation of Vietnam;
(d) In the case of rail transportation business services, a foreign business entity shall only be permitted to establish a joint venture company in which the capital contribution ratio of the foreign investor may not exceed 49%;
(dd) In the case of business in road transportation services, a foreign business entity shall be permitted to establish a joint venture company in which the capital contribution ratio of the foreign investor does not exceed 49%; and this restriction shall be 51% as from year 2010;
(e) It shall not be permitted to provide pipeline conduit services, except where an international treaty of which the Socialist Republic of Vietnam is a member contains some other provision.
Article 7 Business conditions applicable to entities engaging in other relevant logistic services
Any business entity engaging in the other logistic services stipulated in article 4.3 of this Decree must satisfy all the following conditions:
1. The enterprise must have lawful business registration in accordance with the law of Vietnam.
2. Foreign business entities engaging in logistic services business shall only be permitted to conduct business in [other] logistic services when they satisfy the following specific conditions:
(a) In the case of business in services of technical checks and analysis:
In the case of services provided in order to exercise authority of the Government, they may only be provided in the form of a joint venture after three years or in other forms after five years, as from the date on which the private enterprise is permitted to conduct business in such services.
It shall not be permitted to conduct business in services of acceptance testing of, and issuance of certificates for transportation facilities.
The provision of services of technical checks and analysis shall be restricted [not permitted] in geographical locations as determined by the competent body for reasons of national defence and security.
(b) Business in services being posts, wholesale commercial services and retail commercial services shall be subject to discrete regulations of the Government.
(c) It shall not be permitted to provide other subsidiary transportation services, unless an international treaty of which the Socialist Republic of Vietnam is a member contains some other provision.
Article 8 Limitations on liability
1. The limitations on the liability of any business entity engaging in logistic services business relating to transportation shall be as stipulated by the relevant law on limitations on liability in the transportation sector.
2. The limitation on liability of any business entity engaging in logistic services business not within the scope of clause 1 of this article shall be as agreed by the parties. If the parties do not have any agreement, then the issue shall be regulated as follows:
(a) In a case where a client does not provide prior notice about the value of the goods, then the maximum liability shall be 500 (five hundred) million dong applicable to each claim for compensation;
(b) In a case where a client provided prior notice of the value of the goods and this was verified by the business entity engaging in the logistic services business, then the limitation on liability shall be the entire value of such goods.
3. In a case where a business entity organizes a number of work stages which stipulate different limitations on liability, then the limitation on liability of a work stage shall be the highest limitation of any one work stage.
Chapter III
STATE ADMINISTRATION OF LOGISTIC SERVICES BUSINESS ACTIVITIES
Article 9 State administration
1. The Ministry of Industry and Trade shall be responsible before the Government for the exercise of State administration of logistic services business activities.
2. The Ministry of Transport, the Ministry of Industry and Trade, and the Ministry of Information and Communication shall, within the scope of their respective duties and powers, be responsible to check and supervise logistic services business activities, including checking and supervising compliance with business conditions and compliance by business entities concerned with the law on logistic services business in the sectors in which administration is delegated to such ministries.
3. The Ministry of Planning and Investment shall be responsible to guide business registration for logistic services in accordance with current regulations.
4. Other ministries, ministerial equivalent bodies and Government bodies shall be responsible to coordinate with the ministries stipulated in clauses 1, 2 and 3 above during the work of State administration of logistic services business activities.
Article 10 Dealing with breaches
Any business entity engaging in logistic services business activities, or any other organization or individual concerned who breaches the provisions of this Decree shall, depending on the nature and seriousness of the breach, be subject to a disciplinary penalty or an administrative penalty or shall be subject to criminal prosecution; and if the offender causes loss and damage, then the offender must pay compensation in accordance with law.
Chapter IV
IMPLEMENTING PROVISIONS
Article 11 Transitional provision
Any business entity engaging in logistic services business which received permission from the competent State body to provide such services before the effective date of this Decree shall be permitted to continue such business and shall not be required to re-register.
Article 12 Effectiveness
1. This Decree shall be of full force and effect fifteen (15) days from the date of its publication in the Official Gazette.
2. Ministers, heads of ministerial equivalent bodies and Government bodies and chairmen of people's committees of provinces and cities under central authority shall be responsible for the implementation of this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực