Nghị định 20/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Số hiệu: | 20/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 20/02/2006 | Ngày hiệu lực: | 16/03/2006 |
Ngày công báo: | 01/03/2006 | Số công báo: | Từ số 1 đến số 2 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết Luật Thương mại về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghị định này áp dụng đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
1. Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc theo yêu cầu của một trong các bên tham gia hợp đồng có liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cần giám định; theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.
2. Dịch vụ giám định thương mại được thực hiện theo nguyên tắc độc lập, khách quan, khoa học và chính xác.
3. Không được thực hiện dịch vụ giám định thương mại trong trường hợp dịch vụ giám định thương mại đó có liên quan đến quyền lợi của chính doanh nghiệp giám định và của giám định viên.
1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại với các nội dung quản lý cụ thể sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;
b) Hướng dẫn và kiểm tra các Sở Thương mại (Sở Thương mại Du lịch) trong việc đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;
c) Trực tiếp kiểm tra, thanh tra hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại khi cần thiết;
d) Xây dựng hệ thống thông tin để quản lý thống nhất việc đăng ký con dấu nghiệp vụ của các thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi thương nhân đăng ký kinh doanh hướng dẫn thực hiện việc đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại theo quy định tại Nghị định này.
1. Thương nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định thương mại theo pháp luật về đầu tư tại Việt Nam phù hợp với cam kết tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên được thực hiện việc giám định và cấp Chứng thư giám định theo ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Việc thực hiện dịch vụ giám định thương mại theo ủy quyền của thương nhân nước ngoài quy định tại Điều 267 Luật Thương mại được tiến hành theo quy định tại Mục 3 Chương II Nghị định này.
1. Thương nhân kinh doanh (giám đốc doanh nghiệp) dịch vụ giám định thương mại ra quyết định công nhận giám định viên đối với những người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 259 Luật Thương mại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Chỉ những người có quyết định được công nhận là giám định viên của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được thực hiện hoạt động giám định theo sự phân công của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
Khi thực hiện hoạt động giám định theo sự phân công của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, giám định viên có quyền và nghĩa vụ sau:
1. Độc lập thực hiện việc giám định được giao và phải từ chối thực hiện việc giám định khi việc giám định đó có liên quan đến quyền lợi của mình.
2. Thực hiện việc giám định một cách trung thực, khách quan, khoa học, kịp thời, chính xác, theo đúng yêu cầu chính đáng đã được thoả thuận với bên yêu cầu giám định.
3. Có quyền yêu cầu được cung cấp thông tin tài liệu cần thiết liên quan tới công việc giám định mà mình được phân công thực hiện.
4. Có quyền từ chối sự can thiệp của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào vào hoạt động giám định dẫn đến sai lệch tính chính xác, trung thực của dịch vụ giám định mà mình đang thực hiện.
5. Phản ánh trung thực kết quả giám định trong Chứng thư giám định và ký Chứng thư giám định.
6. Có trách nhiệm giữ bí mật về thông tin, tài liệu liên quan tới kết quả giám định theo yêu cầu của khách hàng.
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định về tính chính xác của kết quả giám định.
1. Chữ ký trong Chứng thư giám định được quy định như sau:
a) Chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại ở phía dưới bên phải của Chứng thư giám định;
b) Chữ ký của giám định viên ở phía dưới bên trái của Chứng thư giám định.
2. Con dấu nghiệp vụ trong Chứng thư giám định có hình chữ nhật, chiều dài 6cm, chiều rộng 2cm. Phía trên con dấu có dòng chữ “Thay mặt Công ty”, phía dưới con dấu có biểu tượng (nếu có) và tên của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
3. Con dấu nghiệp vụ trong Chứng thư giám định được đóng trùm lên khoảng một phần ba (1/3) về phía bên trái chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
1. Sở Thương mại (Sở Thương mại Du lịch) nơi thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định đăng ký kinh doanh có trách nhiệm lập Sổ riêng để đăng ký dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.
2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại nộp lệ phí khi đăng ký dấu nghiệp vụ; mức lệ phí và chế độ quản lý, sử dụng lệ phí thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại bao gồm:
a) Đơn đề nghị đăng ký dấu nghiệp vụ theo mẫu do Bộ Thương mại ban hành;
b) Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư (đối với thương nhân hoạt động theo pháp luật về đầu tư tại Việt Nam);
c) Mẫu con dấu nghiệp vụ trong Chứng thư giám định mà thương nhân dự định đăng ký.
2. Trường hợp thay đổi, bổ sung con dấu nghiệp vụ trong chứng thư giám định thì thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải đăng ký lại với Sở Thương mại (Sở Thương mại Du lịch) nơi thương nhân đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký lại thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ đề nghị đăng ký dấu nghiệp vụ đầy đủ quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này, Sở Thương mại (Sở Thương mại Du lịch) nơi thương nhân đăng ký kinh doanh có trách nhiệm đăng ký con dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định của thương nhân vào Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ và thông báo cho thương nhân biết bằng văn bản.
2. Trường hợp không chấp nhận việc đăng ký dấu nghiệp vụ, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, Sở Thương mại (Sở Thương mại Du lịch) phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Việc xoá đăng ký dấu nghiệp vụ khỏi Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ được cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ thực hiện trong những trường hợp sau:
a) Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại ngừng kinh doanh hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh;
b) Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;
c) Thương nhân hoặc người đại diện có thẩm quyền của thương nhân có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động giám định.
2. Trong trường hợp bị xóa đăng ký dấu nghiệp vụ, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại có trách nhiệm nộp lại dấu nghiệp vụ cho cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ.
3. Cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm thu hồi dấu nghiệp vụ và công bố công khai việc thu hồi này.
Hợp đồng ủy quyền giám định phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật.
1. Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho bên thứ ba nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
2. Hợp đồng uỷ quyền lại phải phù hợp với hình thức hợp đồng ủy quyền ban đầu.
3. Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu.
1. Bên uỷ quyền giám định có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên được ủy quyền giám định thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định;
b) Yêu cầu bên được uỷ quyền giám định thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc theo hợp đồng uỷ quyền;
c) Được yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên được uỷ quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định này.
2. Bên uỷ quyền giám định có các nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để phục vụ yêu cầu giám định;
b) Chịu trách nhiệm về kết quả giám định đối với bên yêu cầu giám định;
c) Trả thù lao dịch vụ và các chi phí khác theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định;
d) Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Bên được uỷ quyền giám định có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên ủy quyền giám định cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để phục vụ việc giám định theo hợp đồng ủy quyền giám định;
b) Được thuê chuyên gia giám định trong và ngoài nước để thực hiện dịch vụ giám định; được tạm nhập tái xuất phương tiện kỹ thuật để thực hiện nghiệp vụ giám định;
c) Nhận thù lao dịch vụ và các chi phí khác theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền giám định.
2. Bên được uỷ quyền giám định có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện công việc theo hợp đồng ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó;
b) Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;
c) Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc uỷ quyền;
d) Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản này;
đ) Cung cấp chứng thư giám định theo hợp đồng uỷ quyền.
1. Khi có yêu cầu giám định, các cơ quan, tổ chức nhà nước tiến hành lựa chọn (bằng văn bản) thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật Thương mại và phải phù hợp với yêu cầu giám định cụ thể để thực hiện yêu cầu giám định của mình.
2. Cơ quan, tổ chức nhà nước yêu cầu giám định có trách nhiệm trả thù lao giám định cho thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại theo thoả thuận giữa hai bên trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm yêu cầu giám định.
1. Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại, giám định viên có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật:
a) Kinh doanh dịch vụ giám định khi chưa đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Cung cấp dịch vụ giám định ngoài lĩnh vực đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư;
c) Công nhận giám định viên đối với người chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 259 Luật Thương mại;
d) Sử dụng dấu nghiệp vụ trong Chứng thư giám định khi con dấu đó chưa được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 9 Nghị định này;
đ) Thực hiện việc giám định trong trường hợp việc giám định đó có liên quan đến quyền lợi của chính thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định và của giám định viên;
e) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện dịch vụ giám định cho thương nhân nước ngoài không có hợp đồng uỷ quyền thực hiện dịch vụ giám định;
h) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.
2. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại hoặc giám định viên vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan, ngoài việc bị xử lý về trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 20/1999/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ giám định hàng hoá.
3. Những quy định trước đây về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại trái với quy định tại Nghị định này đều bị bãi bỏ.
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, các thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại trước ngày Nghị định này có hiệu lực có trách nhiệm đăng ký dấu nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 20/2006/ND-CP |
Hanoi, February 20, 2006, |
DETAILING THE PROVISIONS OF THE COMMERCIAL LAW ON PROVISION OF COMMERCIAL ASSESSMENT SERVICES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Commercial Law;
At the proposal of the Trade Minister,
DECREES:
This Decree details the provisions of the Commercial Law on provision of commercial assessment services in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Article 2.- Subjects of application
This Decree applies to traders providing commercial assessment services which are established under Vietnamese law.
Article 3.- Principles for provision of commercial assessment services
1. Commercial assessment services shall be provided under an agreement between involved parties or at the request of any of parties to a contract relating to goods or services which need to be assessed; or at the request of individuals, organizations or state agencies.
2. Commercial assessment services shall be provided on the principle of independence, objectivity, scientificity and accuracy.
3. It is prohibited to provide commercial assessment services in cases where such services are related to interests of assessing enterprises and assessors.
Article 4.- Competence to perform state management of provision of commercial assessment services
1. The Trade Ministry shall be answerable to the Government for unifying the state management of the provision of commercial assessment services with the following specific management contents:
a/ Promulgating according to its competence or proposing the Government to promulgate, amend or supplement legal documents concerning provision of commercial assessment services;
b/ Guiding and inspecting provincial/municipal Trade Services (Trade and Tourism Services) in registering professional stamps of traders providing commercial assessment services;
c/ Directly inspecting and examining activities of providing commercial assessment services when deeming it necessary;
d/ Building an information system for unified management of registration of professional stamps of traders providing commercial assessment services;
e/ Settling complaints and denunciations and handling acts of violating the provisions of law on provision of commercial assessment services according to its competence.
2. Ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies shall, within the ambit of their powers, perform the state management over provision of commercial assessment services.
3. Provincial/municipal People's Committees of localities where traders have made their business registration shall guide the registration of professional stamps of traders providing commercial assessment services according to the provisions of this Decree.
Article 5.- Provision of commercial assessment services by foreign traders
1. Foreign traders that establish enterprises for providing commercial assessment services under the law on foreign investment in Vietnam and in compliance with the provisions of treaties to which Vietnam is a contracting party shall be permitted to conduct the assessment and issue assessment certificates according to their business lines stated in their business registration certificates or papers of equivalent validity according to current provisions of law.
2. The provision of commercial assessment services under authorization of foreign traders stipulated in Article 267 of the Commercial Law shall comply with the provisions of Section 3, Chapter II of this Decree.
ASSESSORS, PROFESSIONAL STAMPS AND AUTHORIZATION OF ASSESSMENT
Article 6.- Accreditation of assessors
1. Traders (directors of enterprises) providing commercial assessment services shall issue decisions on accreditation of assessors who fully satisfy the criteria specified in Article 259 of the Commercial Law and take responsibility before law for their decisions.
2. Only persons having been accredited under decisions as assessors of traders providing commercial assessment services shall be permitted to conduct assessing activities assigned by such traders.
Article 7.- Rights and obligations of assessors
When conducting assessing activities assigned by traders providing commercial assessment services, assessors shall have the following rights and obligations:
1. To conduct assigned assessment jobs independently and to be obliged to refuse to conduct the assessment which is related to their own interests.
2. To conduct the assessment in an honest, objective, scientific, timely and accurate manner and in compliance with reasonable requirements agreed upon with the assessment-requesting parties.
3. To request supply of necessary information and documents related to the assessment jobs assigned to them.
4. To reject interference by any individuals or organizations in assessing activities which may affect the accuracy or untruthfulness of assessment services they are providing.
5. To honestly reflect assessment results in assessment certificates and sign such certificates.
6. To be responsible for keeping confidential information and documents relating to assessment results at the request of clients.
7. To be held responsible before law and traders providing assessment services for the accuracy of assessment services.
Section 2. PROFESSIONAL STAMPS IN ASSESSMENT CERTIFICATES
Article 8.- Signatures and professional stamps
1. Signatures in an assessment certificate are stipulated as follows:
a/ The signature of the authorized representative of the trader providing commercial assessment services shall be put on the bottom right of the assessment certificate;
b/ The signature of the assessor shall be put on the bottom left of the assessment certificate;
2. The professional stamp in an assessment certificate shall have a rectangular shape of 6 cm in length and 2 cm in width. On the upper part of the stamp face is the phrase "on behalf of the company," while the lower part bears the emblem (if any) and the name of the trader providing commercial assessment services.
3. The professional stamp in an assessment certificate shall be affixed on about one third (1/3) to the left of the signature of the authorized representative of the trader providing commercial assessment services.
4. Alt professional stamps shall use blue ink.
Article 9.- Registration of professional stamps
1. Provincial/municipal Trade Services (Trade and Tourism Services) of localities where traders providing assessment services have registered their business shall have to open separate registers for registration of professional stamps for use in assessment certificates by traders providing commercial assessment services.
2. Traders providing commercial assessment services shall pay a fee upon registration of their professional stamps; the fee rates and the regime of fee management and use shall comply with the Finance Ministry's guidance.
Article 10.- Dossiers for registration of professional stamps
1. A dossier for registration of the professional stamp of a trader providing commercial assessment services comprises:
a/ An application for registration of professional stamp, made according to a form set by the Trade Ministry;
b/ A notarized copy of the business registration certificate or the investment license (for traders operating under the law on investment in Vietnam);
c/ The specimen of the professional stamp for use in assessment certificates intended to be registered by the trader.
2. In case of changes in or supplements to professional stamps, traders providing commercial assessment services shall have to re-register such stamps with provincial/municipal Trade Services (Trade and Tourism Services) of localities where such traders have registered their business. Dossiers for re-registration shall comply with the provisions of Clause 1 of this Article.
Article 11.- Time limit for making replies to dossiers for registration of professional stamps
1. Within 10 working days after receiving complete dossiers of application for registration of professional stamps specified in Clause 1, Article 10 of this Decree, provincial/municipal Trade Services (Trade and Tourism Services) of localities where traders have registered their business shall have to register professional stamps for use in assessment certificates of traders in their professional stamp registers and notify such in writing to traders.
2. Where they refuse to register professional stamps, provincial/municipal Trade Services (Trade and Tourism Services) shall, within 10 working days after receiving complete dossiers, have to reply in writing and clearly state reasons for refusal.
Article 12.- Deletion of registration of professional stamps
1. Registration of professional stamps shall be deleted from professional stamp registers by agencies in charge of registration of professional stamps in the following cases:
a/ Traders providing commercial assessment services terminate their business operation or change to other business lines;
b/ Traders have their business registration certificates or investment licenses withdrawn;
c/ Traders or their authorized representatives commit serious illegal acts in assessing activities.
2. Where the registration of their professional stamps is deleted, traders providing commercial assessment services shall have to return such professional stamps to the agency in charge of registration of professional stamps.
3. The agency in charge of registration of professional stamps shall have to withdraw professional stamps and publicly announce such withdrawal.
Section 3. MANDATE OF ASSESSMENT
Article 13.- Assessment mandate contracts
Assessment mandate contracts must be established in writing or any other form of equivalent legal validity according to the provisions of law.
Article 14.- Assessment certificates in case of mandate of assessment
In an assessment certificate issued by a mandated trader, the words "issued under mandate of (name of the mandating trader)" must be clearly inscribed and the professional stamp of the mandated trader must be affixed according to the provisions of Article 8 of this Decree.
1. A mandated party shall only be allowed to sub-mandate a third party if it is so consented to by the mandating party or provided for by law.
2. A sub-mandate contract must be in a form consistent with the form of the original mandate contract.
3. The sub-mandate must not go beyond the scope of the original mandate.
Article 16.- Rights and obligations of assessment-mandating parties
1. Assessment-mandating parties shall have the following rights:
a/ To request mandated parties to strictly observe agreements in assessment mandate contracts;
b/ To request mandated parties to fully notify the performance of jobs under mandate contracts;
c/ To claim damages where mandated parties breach their obligations specified in Clause 2, Article 17 of this Decree.
2. Assessment-mandating parties shall have the following obligations:
a/ To supply necessary information and documents to fulfill the assessment requirements;
b/ To be responsible for assessment results to assessment-requesting parties;
c/ To pay service charges and other expenses as agreed upon in assessment mandate contracts;
d/ To fulfill their financial obligations according to the provisions of Vietnamese law.
Article 17.- Rights and obligations of mandated parties
1. Parties mandated to conduct assessment shall have the following rights:
a/ To request assessment-mandating parties to supply necessary information and documents in service of assessment under assessment mandate contracts;
b/ To hire domestic and foreign assessment experts to perform assessment services; to temporarily import for re-export technical means to perform assessment operations;
c/ To receive service charges and other payments as agreed upon in assessment mandate contracts.
2. Parties mandated to conduct assessment shall have the following obligations:
a/ To perform jobs under assessment mandate contracts and report to mandating parties on the performance of such jobs;
b/ To preserve documents and means assigned to them for performance of mandated jobs;
c/ To keep confidential information they have acquired in the course of performing mandated jobs;
d/ To pay compensations for damage caused by breaches of obligations specified at Points a, b and c of this Clause;
e/ To provide assessment certificates under mandate contracts.
Article 18.- Assessment at the request of state agencies
1. When having requests for assessment, state agencies or organizations shall select (in writing) traders providing commercial assessment services, which fully satisfy the conditions and criteria specified in the Commercial Law and are suitable with specific assessment requirements, to realize their assessment requests.
2. State agencies or organizations which request assessment shall have to pay assessment charges to traders providing commercial assessment services as agreed upon between the two parties and based on the market price at the time of requesting assessment.
Section 4. HANDLING OF VIOLATIONS OF LAW IN PROVISION OF COMMERCIAL ASSESSMENT SERVICES
Article 19.- Illegal acts in provision of commercial assessment services
1. Traders providing commercial assessment services and assessors that commit the following illegal acts shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability according to the provisions of law:
a/ Providing assessment services without fully satisfying the conditions required by law;
b/ Providing assessment services outside the registered business lines in their business registration certificates or investment licenses;
c/ Accrediting assessors who have not yet satisfied the criteria specified in Article 259 of the Commercial Law;
d/ Using professional stamps in assessment certificates which have not yet been registered with competent agencies defined in Article 9 of this Decree;
e/ Performing the assessment which is related to their own interests and assessors' interests;
f/ Failing to abide by requests of competent state agencies which conduct inspection or examination according to the provisions of law;
g/ Providing assessment services for foreign traders without contracts for mandate for provision of such assessment services;
h/ Violating other provisions of this Decree.
2. Where traders providing commercial assessment services or assessors commit violations, causing material damage to relevant organizations or individuals, they shall, apart from being handled for administrative, civil or penal liability, have to pay compensations for damage according to the provisions of law.
Article 20.- Competence and procedures for handling violations
Competence and procedures for handling acts of violation specified in Article 19 of this Decree shall comply with current provisions of law.
Article 21.- Implementation effect
1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
2. This Decree replaces the Government's Decree No. 20/1999/ND-CP of April 12, 1999, on commercial provision of goods assessment services.
3. All previous stipulations on provision of commercial assessment services which are contrary to the provisions of this Decree are hereby annulled.
Article 22.- Transitional provisions
Within three months after the effective date of this Decree, traders that have provided commercial assessment services before such date shall have to register their professional stamps according to the provisions of this Decree.
Article 23.- Organization of implementation
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ giám định thương mại
Điều 8. Chữ ký và con dấu nghiệp vụ
Điều 10. Hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ
Điều 11. Thời hạn trả lời hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ
Điều 12. Xoá đăng ký dấu nghiệp vụ
Điều 19. Hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh dịch vụ giám định thương mại