Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Số hiệu: | 124/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 05/01/2016 |
Ngày công báo: | 01/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1161 đến số 1162 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/10/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
1. Nghị định 124 sửa đổi Khoản 3 Điều 2 về đối tượng bị xử phạt hành chính như sau:
Tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 185/2013/NĐ-CP gồm cả các DN; HTX, liên hiệp HTX; các tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo pháp luật và các đơn vị trực thuộc của các tổ chức kinh tế nói trên; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại VN; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại VN.
2. Điều 6 về hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được Nghị định 124/2015 sửa đổi như sau:
- Phạt từ 1 – 2 triệu đồng hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong GCNĐKKD.
- Phạt tiền 2- 3 triệu đồng hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có GCN đăng ký hộ kinh doanh.
- Nghị định 124/2015/NĐ-CP quy định phạt từ 3 – 5 triệu đồng hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức DN mà không có GCN đăng ký doanh nghiệp.
- Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị đình chỉ hoặc thu hồi GCNĐKKD.
- Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt trên trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
3. Sửa đổi Điều 25 về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu như sau:
Nghị định 124/CP quy định đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên thì người đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền từ 70 – 100 triệu đồng.
4. Nghị định 124 năm 2015 sửa đổi Điều 63 về hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
- Phạt từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung GCN xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ hoặc văn bản chấp thuận tự chứng nhận XXHH.
- Phạt tiền 20- 30 triệu đồng đối với hành vi cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật khi đề nghị cấp hoặc xác minh GCN xuất xứ hàng hóa.
- Theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP, phạt từ 30 - 40 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm: Tự chứng nhận sai xuất xứ hàng hóa; Làm giả GCN xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận XXHH; Cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật khi đề nghị được tự chứng nhận XXHH hoặc xác minh chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
- Phạt tiền 40 – 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng GCN xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận XXHH giả.
Nghị định 124 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh, thương mại; hàng giả, hàng cấm; xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; xử lý vi phạm hành chính về website thương mại điện tử;… Nghị định 124/2015 có hiệu lực từ ngày 05/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 124/2015/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 19 tháng 11 năm 2015 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 185/2013/NĐ-CP NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2013 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ, HÀNG CẤM VÀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
1. Bổ sung Khoản 5 Điều 1 như sau:
“5. Đối với các hành vi đầu cơ hàng hóa, găm hàng, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và nhượng quyền thương mại có dấu hiệu của hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh thì áp dụng quy định về điều tra và xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh.”
2. Sửa đổi Khoản 3 Điều 2 như sau:
“3. Tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều này gồm cả tổ chức kinh tế là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; các tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật và các đơn vị trực thuộc của các tổ chức kinh tế nói trên; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam.”
3. Sửa đổi Điểm b Khoản 8 Điều 3 như sau:
“b) Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;”
4. Bổ sung Khoản 14 Điều 3 như sau:
“14. “Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa.”
5. Sửa đổi Điểm d Khoản 5 Điều 4 như sau:
“d) Buộc thu hồi tiêu hủy hoặc buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm được áp dụng đối với các loại sản phẩm, hàng hóa quy định tại các Điều 33, 35 và 36 Luật Xử lý vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính đã tiêu thụ, đã bán còn đang lưu thông trên thị trường;”
6. Sửa đổi Khoản 2 Điều 5 như sau:
“2. Đối với tang vật là hàng giả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản 8 Điều 3 Nghị định này thì giá của tang vật là giá thị trường của hàng hóa thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp không xác định được giá như trên thì xác định giá trị theo quy định tại Khoản 1 Điều này.”
“Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.”
“Điều 7. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy phép kinh doanh
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;
b) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa bàn, địa điểm, mặt hàng ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh mà không có Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh khi Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
c) Sử dụng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
6. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.”
9. Sửa đổi tên Điều 10 như sau:
“Điều 10. Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm”
10. Sửa đổi Điểm a Khoản 3 Điều 10 như sau:
“a) Người có hành vi vận chuyển hàng cấm;”
11. Sửa đổi Khoản 4 Điều 13 như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả quy định tại Điều này;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”
12. Sửa đổi Khoản 4 Điều 14 như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc tiêu hủy hàng giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn, bao bì hàng giả hoặc buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”
“Điều 16. Hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì giả
1. Đối với hành vi sản xuất tem, nhãn, bao bì giả quy định tại Điểm h Khoản 8 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng dưới 100 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tính tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị);
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 500 đơn vị;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 500 đơn vị đến dưới 1.000 đơn vị;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 1.000 đơn vị đến dưới 2.000 đơn vị;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 2.000 đơn vị đến dưới 3.000 đơn vị;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 3.000 đơn vị đến dưới 5.000 đơn vị;
g) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 5.000 đơn vị đến dưới 10.000 đơn vị;
h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp tem, nhãn, bao bì giả có số lượng từ 10.000 đơn vị trở lên.
2. Phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Tem, nhãn, bao bì giả của lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh cho người, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, mũ bảo hiểm;
b) Tem, nhãn, bao bì giả của chất tẩy rửa, diệt côn trùng, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng.
a) Tịch thu tem, nhãn, bao bì giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc và vật khác được sử dụng để sản xuất tem, nhãn, bao bì giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
d) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất vi phạm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì giả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thu hồi tiêu hủy tem, nhãn, bao bì giả đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”
14. Sửa đổi Khoản 2 Điều 17 như sau:
“2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu quy định tại Khoản 1 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người vi phạm là người trực tiếp nhập hàng hóa;
b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
c) Hàng hóa nhập lậu là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, diệt côn trùng, trang thiết bị y tế, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, sắt thép xây dựng, mũ bảo hiểm.”
15. Sửa đổi Khoản 3 Điều 17 như sau:
“3. Các mức phạt tiền quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:
a) Người có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;
b) Chủ kho tàng, bến, bãi, nhà ở có hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu;
c) Người có hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.”
16. Sửa đổi Khoản 5 Điều 17 như sau:
“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không được phép lưu thông, lưu hành hoặc không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thu hồi tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không được phép lưu thông, lưu hành hoặc không bảo đảm an toàn sử dụng đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”
17. Sửa đổi tên Điều 21 như sau:
“Điều 21. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác”
18. Sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 21 như sau:
“a) Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;”
19. Bổ sung Điểm đ Khoản 1 Điều 21 như sau:
“đ) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.”
20. Sửa đổi Điểm b Khoản 14 Điều 21 như sau:
“b) Tịch thu phương tiện vi phạm là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.”
21. Sửa đổi Khoản 15 Điều 21 như sau:
“15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm; buộc thu hồi tiêu hủy tang vật vi phạm đang lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều này;
b) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; buộc thu hồi loại bỏ yếu tố vi phạm trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”
“Điều 25. Hành vi vi phạm về buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu
1. Đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 10 bao (1 bao = 20 điếu, đối với các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao);
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 10 bao đến dưới 20 bao;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 20 bao đến dưới 50 bao;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 200 bao;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 200 bao đến dưới 300 bao;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 bao đến dưới 400 bao;
h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 400 bao đến dưới 500 bao.
2. Đối với hành vi buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao trở lên thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
3. Các mức phạt tiền quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:
a) Người có hành vi vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu;
b) Chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở có hành vi tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu;
c) Người có hành vi giao nhận hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu.
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu trong trường hợp tang vật có số lượng từ 500 bao trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh thuốc lá từ 12 tháng đến 24 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.”
23. Sửa đổi Điểm h Khoản 1 Điều 26 như sau:
“h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trọng lượng từ 1.000 kg đến dưới 1.500 kg;”
24. Sửa đổi Điểm b Khoản 4 Điều 26 như sau:
“b) Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển nguyên liệu thuốc lá nhập lậu trong trường hợp tang vật có số lượng từ 2.000 kg trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;”
25. Bãi bỏ Điểm b Khoản 3 Điều 45.
“Điều 63. Hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi đề nghị cấp hoặc xác minh Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tự chứng nhận sai xuất xứ hàng hóa khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận cho tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
b) Làm giả Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
c) Cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc xác minh chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả.
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật về xuất xứ hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”
“Điều 68. Hành vi vi phạm về đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc hủy bỏ hoặc sửa đổi nội dung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc trái với nguyên tắc chung về giao kết hợp đồng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đăng ký hoặc không đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định;
b) Không thông báo cho người tiêu dùng về việc thay đổi hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định;
c) Không áp dụng đúng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định.
3. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.”
“Điều 72. Hành vi vi phạm về hợp đồng giao kết từ xa
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi giao kết hợp đồng từ xa với người tiêu dùng đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Không cung cấp đầy đủ, rõ ràng các thông tin theo quy định;
b) Không hoàn lại tiền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày người tiêu dùng tuyên bố đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết hoặc không trả lãi đối với khoản tiền chậm trả cho người tiêu dùng theo quy định;
c) Hạn chế hoặc cản trở người tiêu dùng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết trong thời hạn mười ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin theo quy định;
d) Buộc hoặc yêu cầu người tiêu dùng phải trả chi phí để được phép thực hiện việc chấm dứt hợp đồng đã giao kết ngoại trừ chi phí đối với phần hàng hóa, dịch vụ đã được người tiêu dùng sử dụng.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm b và d Khoản 1 Điều này.”
29. Bổ sung Điểm e và g Khoản 1 Điều 74 như sau:
“e) Không giải thích đầy đủ, chính xác cho người tiêu dùng về điều kiện của hợp đồng, các thông tin liên quan đến hàng hóa, dịch vụ sẽ giao dịch với người tiêu dùng;
g) Hợp đồng bán hàng tận cửa không được lập thành văn bản và giao cho người tiêu dùng một bản theo quy định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.”
30. Sửa đổi Điểm a Khoản 1 Điều 75 như sau:
“a) Không cung cấp cho người tiêu dùng Giấy tiếp nhận bảo hành trong đó ghi rõ thời gian thực hiện bảo hành;”
“Điều 80. Hành vi vi phạm khác trong quan hệ với khách hàng, người tiêu dùng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị dưới 5.000.000 đồng:
a) Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng do nhầm lẫn;
b) Đánh tráo, gian lận hàng hóa, dịch vụ khi giao hàng, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng;
c) Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ bị đánh tráo, gian lận cho khách hàng, người tiêu dùng;
d) Tự ý bớt lại bao bì, phụ tùng, linh kiện thay thế, hàng khuyến mại, tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng kèm theo khi bán hàng, cung cấp dịch vụ;
đ) Thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại, đề nghị giao dịch trực tiếp với đối tượng là người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người mất năng lực hành vi dân sự;
e) Yêu cầu hoặc buộc người tiêu dùng thanh toán chi phí hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không có thỏa thuận trước với người tiêu dùng;
g) Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người tiêu dùng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để cung cấp hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ giao dịch có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không giải trình hoặc giải trình không đúng thời hạn hoặc không cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định;
b) Từ chối tiếp nhận yêu cầu tiến hành thương lượng của người tiêu dùng hoặc không tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người tiêu dùng theo quy định.
Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hàng hóa không bảo đảm chất lượng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.”
“Điều 81. Hành vi vi phạm về thiết lập website thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động (gọi tắt là ứng dụng di động)
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không bổ sung hồ sơ thông báo liên quan đến website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng trên nền tảng di động (sau đây gọi là ứng dụng bán hàng) theo quy định;
b) Không bổ sung hồ sơ đăng ký liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trên nền tảng di động (sau đây gọi là ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử) theo quy định;
c) Không thông báo sửa đổi, bổ sung theo quy định khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng sau khi đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không tuân thủ quy định về hình thức, quy cách công bố thông tin trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc sai lệch khi thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng;
b) Công bố thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử không đúng với nội dung đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thiết lập website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Không thông báo sửa đổi, bổ sung khi có sự thay đổi thông tin liên quan đến website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Nhận chuyển nhượng website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không làm thủ tục chuyển nhượng hoặc không tiến hành đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Triển khai cung cấp dịch vụ thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký;
d) Gian dối hoặc cung cấp thông tin sai sự thật khi đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
đ) Giả mạo thông tin đăng ký trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
e) Tiếp tục hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký.
Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 3 và Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, c, đ và e Khoản 4 Điều này.”
“Điều 82. Hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không cung cấp đầy đủ cho khách hàng thông tin về thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động, thông tin về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, vận chuyển, giao nhận, phương thức thanh toán, các điều khoản hợp đồng và điều kiện giao dịch chung trước khi khách hàng tiến hành giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;
b) Không cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửa đổi hoặc xác nhận nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động để gửi đề nghị giao kết hợp đồng;
c) Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử hoặc website cung cấp các dịch vụ trực tuyến khác mà không công bố thông tin minh bạch, đầy đủ về quy trình, thủ tục chấm dứt hợp đồng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng đường dẫn để cung cấp thông tin trái ngược hoặc sai lệch so với thông tin được công bố tại khu vực website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động có gắn đường dẫn này;
b) Can thiệp vào hệ điều hành và trình duyệt internet tại các thiết bị điện tử truy cập vào website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động nhằm buộc khách hàng lưu lại website hoặc cài đặt ứng dụng di động trái với ý muốn của mình.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp thông tin sai lệch về thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động, thông tin về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, vận chuyển, giao nhận, phương thức thanh toán, các điều khoản hợp đồng và điều kiện giao dịch chung trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;
b) Không cho phép khách hàng lưu trữ thông tin xác nhận nội dung giao dịch sau khi tiến hành giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;
c) Thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử hoặc website cung cấp các dịch vụ trực tuyến khác mà không cung cấp cho khách hàng công cụ trực tuyến để khách hàng có thể gửi yêu cầu chấm dứt hợp đồng khi hết nhu cầu sử dụng dịch vụ;
d) Triển khai chức năng thanh toán trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động nhưng không có cơ chế để khách hàng rà soát và xác nhận thông tin chi tiết về từng giao dịch thanh toán trước khi sử dụng chức năng này để thực hiện việc thanh toán;
đ) Không thực hiện lưu trữ dữ liệu về các giao dịch thanh toán thực hiện qua hệ thống của mình theo thời hạn quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng các đường dẫn, biểu trưng hoặc công nghệ khác để gây nhầm lẫn về mối liên hệ với thương nhân, tổ chức, cá nhân khác;
b) Sử dụng biểu trưng của các chương trình đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động khi chưa được những chương trình này chính thức công nhận;
c) Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử;
d) Không triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật cho giao dịch thanh toán của khách hàng.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giả mạo hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc để gây nhầm lẫn, gây mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó;
b) Đánh cắp, tiết lộ, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức khác hoặc thông tin cá nhân của người tiêu dùng trong thương mại điện tử khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;
b) Lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép từ các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác.
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 và 6 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 và 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3, Điểm a, b và c Khoản 4 và Điểm a Khoản 5 Điều này;
b) Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 và 6 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 và 6 Điều này.”
“Điều 83. Hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không công bố rõ trên website quy trình tiếp nhận, trách nhiệm xử lý khiếu nại của khách hàng và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giao kết trên website khuyến mại trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
b) Không công khai cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch trên sàn giao dịch thương mại điện tử và website đấu giá trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
c) Không hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi phát sinh mâu thuẫn với người bán trong giao dịch trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thiết lập chức năng đặt hàng trực tuyến trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử để cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện giao kết hợp đồng nhưng quy trình giao kết hợp đồng không tuân thủ quy định của pháp luật;
b) Không đảm bảo an toàn cho thông tin cá nhân của người tiêu dùng và thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia giao dịch trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không công bố quy chế hoặc công bố quy chế trên website khác với thông tin tại hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận;
b) Thay đổi các nội dung của quy chế website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử mà không thông báo cho các chủ thể sử dụng dịch vụ trước khi áp dụng những thay đổi đó;
c) Không yêu cầu thương nhân, tổ chức, cá nhân là người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử cung cấp thông tin theo quy định;
d) Không lưu trữ thông tin đăng ký của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
đ) Không công bố đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trên website khuyến mại trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử theo quy định;
e) Thiết lập website đấu giá trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử nhưng không cung cấp công cụ để người bán hàng có thể thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hóa đấu giá, bao gồm cả hình ảnh về hàng hóa và các tài liệu giới thiệu kèm theo;
g) Thiết lập website đấu giá trực tuyến hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử nhưng hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động đấu giá trực tuyến không tuân thủ quy định của pháp luật;
h) Không có biện pháp ngăn chặn và loại bỏ khỏi website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động những thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật và hàng hóa hạn chế kinh doanh theo quy định.
i) Không thực hiện nghĩa vụ thống kê, báo cáo theo quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có biện pháp xử lý khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
b) Không cung cấp thông tin và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử;
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức mạng lưới kinh doanh, tiếp thị cho dịch vụ thương mại điện tử trong đó mỗi người tham gia phải đóng một khoản tiền ban đầu để mua dịch vụ và được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc vận động người khác tham gia mạng lưới.
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi tên miền “.vn” của website thương mại điện tử hoặc buộc gỡ bỏ ứng dụng di động trên các kho ứng dụng hoặc trên các địa chỉ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.”
“Điều 84. Hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xây dựng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân không đúng quy định;
b) Không hiển thị cho người tiêu dùng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân tại vị trí dễ thấy trên website thương mại điện tử.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không hiển thị cho người tiêu dùng chính sách bảo vệ thông tin cá nhân trước hoặc tại thời điểm thu thập thông tin;
b) Không tiến hành kiểm tra, cập nhật, điều chỉnh, hủy bỏ thông tin cá nhân khi có yêu cầu của chủ thể thông tin.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thiết lập cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến việc thông tin cá nhân bị sử dụng sai mục đích hoặc phạm vi đã thông báo;
b) Không xây dựng, ban hành hoặc không thực hiện chính sách đảm bảo an toàn, an ninh cho việc thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thu thập thông tin cá nhân của người tiêu dùng mà không được sự đồng ý trước của chủ thể thông tin;
b) Thiết lập cơ chế mặc định buộc người tiêu dùng phải đồng ý với việc thông tin cá nhân của mình bị chia sẻ, tiết lộ hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo và các mục đích thương mại khác;
c) Sử dụng thông tin cá nhân của người tiêu dùng không đúng với mục đích và phạm vi đã thông báo.
Đình chỉ hoạt động thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.”
“Điều 85. Hành vi vi phạm về hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không công bố các quy trình và tiêu chí đánh giá, giám sát và chứng thực trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;
b) Không bổ sung hồ sơ đăng ký hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động theo quy định;
c) Không bổ sung, cập nhật và công bố danh sách các website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động đã được mình đánh giá, giám sát và chứng thực theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy trình và tiêu chí đánh giá, giám sát và chứng thực như đã công bố;
b) Không giám sát hoạt động của các website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động được mình đánh giá, giám sát và chứng thực.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử không đúng với hồ sơ đăng ký hoặc cấp phép;
b) Không thực hiện nghĩa vụ thống kê, báo cáo theo quy định.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử khi chưa được xác nhận đăng ký hoặc cấp phép theo quy định;
b) Gian dối hoặc cung cấp thông tin giả mạo khi đăng ký hoặc xin cấp phép dịch vụ đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử;
c) Không phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động đã được gắn biểu tượng tín nhiệm nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
d) Không phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước trong việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các thương nhân, tổ chức đã được chứng nhận về chính sách bảo vệ thông tin cá nhân nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
đ) Không cung cấp tài liệu và hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước điều tra các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến chứng từ điện tử mà mình lưu trữ và chứng thực.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử để thu lợi bất chính;
b) Tiếp tục hoạt động sau khi đã chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký, chấm dứt hoặc bị thu hồi Giấy phép hoạt động đánh giá, giám sát và chứng thực trong thương mại điện tử.
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép hoạt động đánh giá và chứng nhận chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, Giấy phép chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại điện tử từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 4 và Điểm a Khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động đánh giá tín nhiệm website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a và b Khoản 4 và Điểm a Khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.”
“Điều 92. Hành vi vi phạm về hoạt động bán hàng đa cấp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thực hiện hoạt động bán hàng đa cấp khi chưa được cấp thẻ thành viên theo quy định;
b) Không xuất trình thẻ thành viên khi giới thiệu hàng hóa hoặc tiếp thị bán hàng;
c) Không cung cấp đầy đủ những thông tin về doanh nghiệp và hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp của doanh nghiệp theo quy định khi bảo trợ một người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân thủ quy định trong quy tắc hoạt động, chương trình trả thưởng của doanh nghiệp trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
b) Cung cấp thông tin không trung thực hoặc không chính xác về hàng hóa được chào bán.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp có hành vi yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp trả một khoản tiền nhất định, nộp tiền đặt cọc hoặc phải mua một lượng hàng nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp có hành vi cung cấp thông tin sai lệnh hoặc gây nhầm lẫn về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp hoặc tính chất, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của thương nhân bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng, hội thảo giới thiệu sản phẩm hoặc đào tạo mà không được thương nhân bán hàng đa cấp ủy quyền bằng văn bản;
b) Lôi kéo, dụ dỗ, mua chuộc người tham gia bán hàng đa cấp của thương nhân khác tham gia vào mạng lưới của thương nhân bán hàng đa cấp mà mình đang tham gia;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, địa vị xã hội để yêu cầu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp hoặc mua hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với thương nhân bán hàng đa cấp có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đáp ứng đầy đủ các điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động bán hàng đa cấp;
b) Không thực hiện thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có thay đổi liên quan đến hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định;
c) Không thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp bị mất, bị rách hoặc bị tiêu hủy theo quy định;
d) Cung cấp thông tin gian dối trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
đ) Giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với cá nhân không đủ điều kiện tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
g) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến việc cấp, đổi, thu hồi thẻ thành viên bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
h) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ việc công bố công khai tại trụ sở và cung cấp cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp của thương nhân các thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật;
i) Không thực hiện việc giám sát thường xuyên hoạt động của người tham gia bán hàng đa cấp để bảo đảm người tham gia bán hàng đa cấp thực hiện đúng quy tắc hoạt động, chương trình trả thưởng của doanh nghiệp;
k) Không khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia bán hàng đa cấp để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia bán hàng đa cấp;
l) Không quản lý người tham gia bán hàng đa cấp qua hệ thống thẻ thành viên theo quy định của pháp luật;
m) Không thông báo hoặc thông báo không đúng, không đầy đủ cho người tham gia bán hàng đa cấp những hàng hóa thuộc diện không được doanh nghiệp mua lại trước khi người đó tiến hành mua hàng;
n) Ký kết hợp đồng với người tham gia bán hàng đa cấp không bằng hình thức văn bản hoặc không bao gồm đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật;
o) Không thực hiện thu hồi và nộp lại Chứng chỉ đào tạo viên trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Chứng chỉ đào tạo viên theo quy định.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân bán hàng đa cấp có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đối tượng kinh doanh theo phương thức đa cấp hoặc kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với hàng hóa chưa đăng ký với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các nghĩa vụ được pháp luật quy định khi tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp hoặc tiếp tục hoạt động bán hàng đa cấp sau thời gian tạm ngừng;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thông báo đến cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp;
d) Tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi chưa có xác nhận bằng văn bản của Sở Công Thương tỉnh, thành phố đó về việc tiếp nhận hồ sơ thông báo hoạt động bán hàng đa cấp;
đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thông báo đến Sở Công Thương nơi tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo theo quy định của pháp luật;
e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mua lại hàng hóa đã bán cho người tham gia bán hàng đa cấp khi người tham gia bán hàng đa cấp có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
g) Trả cho người tham gia bán hàng đa cấp tổng giá trị hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trong một năm vượt quá 40% doanh thu bán hàng đa cấp trong năm đó của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
h) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ pháp luật quy định khi chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
i) Rút khoản tiền ký quỹ trong quá trình thương nhân hoạt động bán hàng đa cấp khi chưa có văn bản đồng ý của cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định;
k) Không thực hiện việc ký quỹ hoặc cung cấp văn bản xác nhận nộp tiền ký quỹ mới cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có thay đổi trụ sở sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ báo cáo định kỳ về hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
m) Không thông báo với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp có hoạt động bán hàng đa cấp sau khi sửa đổi, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp;
n) Thông báo tổ chức hội thảo, hội nghị, đào tạo nhưng thực hiện không đúng như nội dung đã thông báo.
8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
9. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 8 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1, Điểm b Khoản 2 và Khoản 4 Điều này.”
“Điều 100. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 101 đến Điều 103 của Nghị định này và Trinh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.”
“Điều 103. Phân định thẩm quyền của Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra
1. Những người có thẩm quyền của cơ quan Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 103a Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Những người có thẩm quyền của cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 9 Chương II và các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa quy định tại các Điều 11, 13, 15, 17, 18, 21, 25, 26, 27, 29, 33, 41, 42, 49, 50, 53, 90 và 91 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 103b Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Những người có thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 2 Chương II và các Điều 17, 21, 25, 55 và 91 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 103c Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Những người có thẩm quyền của Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 2 Chương II và các Điều 17, 21, 25, 26, 55, 56, 59, 61 và 91 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 103d Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Những người có thẩm quyền của Thanh tra có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 103đ Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.”
40. Bổ sung Điều 103a như sau:
“Điều 103a. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II và Điều 25 của Nghị định này; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
41. Bổ sung Điều 103b như sau:
“Điều 103b. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
42. Bổ sung Điều 103c như sau:
“Điều 103c. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II và Điều 25 của Nghị định này; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
“Điều 103d. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II và Điều 25 của Nghị định này; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II và Điều 25 của Nghị định này; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II và Điều 25 của Nghị định này; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
7. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
44. Bổ sung Điều 103đ như sau:
“Điều 103đ. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh Thanh tra sở, Chi cục trưởng An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương II và Điều 25 của Nghị định này; phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2016.
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 124/2015/ND-CP |
Hanoi, November 19, 2015 |
AMENDMENTS AND SUPPLEMENTS TO A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT’S DECREE No. 185/2013/ND-CP DATED NOVEMBER 15, 2013 REGULATING PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN COMMERCIAL ACTIVITIES, PRODUCTION AND TRADING IN COUNTERFEIT AND BANNED GOODS, AND PROTECTION OF CONSUMER RIGHTS
Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Actions against administrative violations dated June 20, 2012;
Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Enterprise dated November 26, 2014;
Pursuant to the Law on Commerce dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law on Electronic transaction dated November 29, 2005;
Pursuant to the Law on Tobacco Harm Prevention dated June 18, 2012;
Pursuant to the Law on consumers’ right protection dated November 17, 2010;
At the request of the Minister of Industry and Trade,
The Government promulgates the Decree providing amendments and supplements to a number of articles of the Government’s Decree No. 185/2013/ND-CP dated November 15, 2013 regulating penalties for administrative violations in commercial activities, production and trading in counterfeit and banned goods, and protection of consumer rights.
Article 1. Amendments and supplements to a number of articles of the Government’s Decree No. 185/2013/ND-CP dated November 15, 2013 regulating penalties for administrative violations in commercial activities, production and trading in counterfeit and banned goods, and protection of consumer rights
1. Supplements to Clause 5, Article 1:
“5. For acts of commercial speculation, hoarding of goods, procurement of goods and services, and franchising that show signs of competition restriction under the law on competition, apply provisions on investigation and handling of violations of the law on competition.”
2. Amendments to Clause 3, Article 2:
“3. Organizations as prescribed in Clause 1, this Article include economic organizations being enterprises established and operating under the Law on Enterprise; cooperatives, and unions of cooperatives established under the Law on Cooperatives; other economic organizations established and operating according to law provisions and their affiliates; representative offices, branches of foreign dealers in Vietnam; representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam.”
3. Amendments to Point b, Clause 8, Article 3:
“b) Goods that include at least one of quality norms or basic technical characteristics creating value in use only reaching a level of 70% and lower in comparison with the quality standards or technical standards registered, announced for application or printed on packages;”
4. Supplements to Clause 14, Article 3:
“14. “Goods with origin unclear” mean the goods that are circulating in the market without clear origin.”
5. Amendments to Point d, Clause 5, Article 4:
“d) Force withdrawal, destruction or elimination of factors of violations applied to types of products, goods as prescribed in Articles 33, 35 and 36 of the Law on Actions against administrative violations that are still circulating in the market and consumed, sold by individuals or organizations who commit administrative violations;”
6. Amendments to Clause 2, Article 5:
“2. For exhibits being counterfeits as prescribed in Points a, b, c, d, dd, and e of Clause 8, Article 3 of this Decree, price of such exhibits is market price of actual goods or goods having the same technical features and use at the time the violation is detected as prescribed in Point d, Clause 2, Article 60 of the Law on Actions against administrative violations. Apply Clause 1, this Article in case price can not be determined.
7. Amendments to Article 6:
“Article 6. Acts of violation in business activities according to business registration certificates
1. “A fine from VND 1,000,000 - 2,000,000 with respect to business activities conducted on locations or head offices inconsistent with Certificate of Business registration.
2. “A fine from VND 2,000,000 - 3,000,000 with respect to business activities in the form of business households without Certificate of business household registration as prescribed.
3. “A fine from VND 3,000,000 - 5,000,000 with respect to business activities in the form of enterprises without Certificate of Enterprise registration as prescribed.
4. “A fine from VND 5,000,000 - 10,000,000 with respect to acts of continuing business activities which are currently being suspended by competent state management agencies or with Certificate of Business registration being revoked.
5. A fine twice the level for violations as prescribed from Clauses 1 – 4, this Article shall be applied with respect to conditional business lines and trades."
8. Amendments to Article 7:
“Article 7. Acts of violation in business activities according to business licenses
1. “Warnings or fines from VND 500,000 – 1,000,000 for illegal supplements, erasure or rectification of information printed on certificates for goods and services subject to business restriction.
2. A fine from VND 1,000,000 – 3,000,000 for one of the following acts:
a) Lease out, lend, mortgage, sell or transfer certificates for goods and services subject to business restriction;
b) Lease, borrow, receive a mortgage, buy or receive transfer of certificates for goods and services subject to business restriction.
3. A fine from VND 3,000,000 - 5,000,000 for business activities inconsistent with scope, entities, scale, time, administrative division, locations and commodities specified in granted certificates for goods and services subject to business restriction;
4. A fine from VND 5,000,000 – 10,000,000 for one of the following acts:
a) Trade in goods and services subject to business restriction without certificates for goods and services subject to business restriction as prescribed;
b) Trade in goods and services subject to business restriction when the certificate for goods and services subject to business restriction expires;
c) Use the certificate for goods and services subject to business restriction owned by others for doing business;
5. A fine from VND 10,000,000 - 15,000,000 with respect to acts of continuing business activities which are currently being suspended by competent state management agencies or with Certificate for goods and services subject to business restriction being revoked.
6. A fine twice the level for violations as prescribed in Clauses 1 – 5, this Article shall be imposed on activities of industrial production or distribution and trading in alcoholic, tobacco products, and tobacco ingredients committing administrative violations.
7. Additional penalties:
Strip certificates for goods and services subject to business restriction from 1 - 3 months for violations as prescribed in Point a, Clauses 2 and 3, this Article in case of multiple or repeated violations."
9. Amendments to heading of Article 10:
“Article 10. Acts of production, trading, transport, hoarding, delivery and receipt of banned goods”
10. Amendments to Point a, Clause 3, Article 10:
“a) Acts of transporting banned goods;”
11. Amendments to Clause 4, Article 13:
“4. Remedial measures:
a) Force removal of factors of violations from labels, packages of counterfeits or destroy counterfeits for violations as prescribed in this Article;
b) Force withdrawal or removal of factors of violations from labels, packages of counterfeits or withdraw counterfeits that are circulating in the market for violations as prescribed in this Article;
c) Force out of Vietnam’s territory or re-exportation of counterfeits for acts of importation of counterfeits as prescribed in this Article;
d) Force re-payment of illegal profits made by violations as prescribed in this Article.”
12. Amendments to Clause 4, Article 14:
“4. Remedial measures:
a) Force removal of factors of violations from labels, packages of counterfeits or destroy counterfeits for violations as prescribed in this Article;
b) Force withdrawal or removal of factors of violations from labels, packages of counterfeits or withdraw counterfeits that are circulating in the market for violations as prescribed in this Article;
d) Force re-payment of illegal profits made by violations as prescribed in this Article.”
13. Amendments to Article 16:
“Article 16. Acts of producing counterfeit stamps, labels, and packages
1. For acts of producing counterfeit stamps, labels, and packages as prescribed in Point h, Clause 8, level of penalties as follows:
a) Warnings or a fine from VND 300,000 – 500,000 in case quantity of counterfeit stamps, labels, and packages is under 100 pieces;
b) A fine from VND 500,000 – 1,000,000 in case quantity of counterfeit stamps, labels, and packages is from 100 – less than 500 pieces;
c) A fine from VND 1,000,000 – 2,000,000 in case quantity of counterfeit stamps, labels, and packages is from 500 – less than 1,000 pieces;
d) A fine from VND 2,000,000 – 5,000,000 in case quantity of counterfeit stamps, labels, and packages is from 1,000 – less than 2,000 pieces;
dd) A fine from VND 5,000,000 – 10,000,000 in case quantity of counterfeit stamps, labels, and packages is from 2,000 – less than 3,000 pieces;
e) A fine from VND 10,000,000 – 15,000,000 in case quantity of counterfeit stamps, labels, and packages is from 3,000 – less than 5,000 pieces;
g) A fine from VND 15,000,000 – 20,000,000 in case quantity of counterfeit stamps, labels, and packages is from 5,000 – less than 10,000 pieces;
h) A fine from VND 20,000,000 – 30,000,000 in case quantity of counterfeit stamps, labels, and packages is from 10,000 pieces and over;
2. A fine twice the level for violations as prescribed in Clause 1, this Article for one of the following cases:
a) Counterfeit stamps, labels, and packages produced for food, food additives, food processing aids, food preservatives, functional food, preventive drugs, conventional medicine, cosmetics, medical equipment, helmets;
b) Counterfeit stamps, labels, and packages for detergents, insecticides, animal feed, fertilizers, veterinary medicine, pesticide, plant and animal varieties, cements, construction steel;
3. Additional penalties:
a) Confiscate counterfeit stamps, labels, and packages for violations as prescribed in this Article;
b) Confiscate tools, machinery and other things used for production of counterfeit stamps, labels, and packages for violations as prescribed in this Article;
c) Strip practice certificate, licenses from 3 - 6 months for violations as prescribed in Point a, Clauses 2 and 3, this Article in case of multiple or repeated violations.
d) Suspend part or whole of the production activity from 3 - 6 months for violations as prescribed in this Article;
4. Remedial measures:
a) Force destruction of counterfeit stamps, labels, and packages for violations as prescribed in this Article;
b) Force withdrawal or destruction of counterfeit stamps, labels, and packages currently in circulation for violations as prescribed in this Article;
d) Force re-payment of illegal profits made by violations as prescribed in this Article.”
14. Amendments to Clause 2, Article 17:
“2. A fine twice the level imposed on activities of trading in illegal imports as prescribed in Clause 1, this Article for one of the following cases:
a) Offenders are importers of the goods;
b) Illegal goods are among the list of items banned or temporarily suspended from import;
c) Illegal imports include food, food additives, food processing aids, food preservatives, functional food, preventive drugs, conventional medicine, cosmetics, detergent, insecticides, medical equipment, animal feed, fertilizers, veterinary medicine, pesticides, plant and animal varieties, cements, construction steel, helmets.”
15. Amendments to Clause 3, Article 17:
“3. Level of financial penalties as prescribed in Clauses 1 and 2, this Article is also applied to impose administrative penalties on:
a) Deliberate transport of illegal imports;
b) Owners of storage facilities (warehouses, wharves, yards, houses...) who carry out transport of illegal imports;
c) Deliberate delivery and receipt of illegal imports;”
16. Amendments to Clause 5, Article 17:
“5. Remedial measures:
a) Force destruction of goods or items harmful to health of people, domestic animals, plants, environment, toys harmful to character education and children health, damaging cultural products, goods banned from circulation or not safe for violations as prescribed in this Article;
b) Force withdrawal or destruction of goods or items harmful to health of people, domestic animals, plants, environment, toys harmful to character education and children health, damaging cultural products, goods banned from circulation or not safe for violations as prescribed in this Article;
c) Force re-payment of illegal profits made by violations as prescribed in this Article.”
17. Amendments to Article 21:
“Article 21. Violations in shelf life of goods, goods of unclear origin and others”
18. Amendments to Point a, Clause 1, Article 21:
“a) Trade in goods exceeding shelf life as printed on labels or packages;”
19. Supplements to Point dd, Clause 1, Article 21:
“dd) Purchase, sell, transport, hoard, consume mineral products without legal origin.”
20. Amendments to Point b, Clause 14, Article 21:
“b) Confiscate tools, machinery or other things used for committing administrative violations for violations as prescribed in Point b, Clause 1, this Article.”
21. Amendments to Clause 15, Article 21:
“15. Remedial measures:
a) Force destruction of exhibits of violations; force withdrawal of exhibits of violations currently circulating in the market for violations as prescribed in Points a and b, Clause 1, this Article;
b) Force removal of factors of violations from labels, packages; force withdrawal or elimination of factors of violations from labels, packages for violations as prescribed in Point d, Clause 1, this Article;
c) Force re-payment of illegal profits made by violations as prescribed in this Article.”
22. Amendments to Article 25:
“Article 25. Violations in trading, transport, hoarding, delivery and receipt of banned goods as illegally imported tobacco
1. Acts of trading in banned goods as illegally imported tobacco (hereinafter referred to as ‘illegal tobacco’), level of penalties as follows:
a) Warnings or a fine from VND 500,000 – 1,000,000 in case quantity of illegal tobacco is less than 10 packs (1 pack = 20 cigarettes (pieces) or 1 pack = 20 gram (for tobacco of other forms))
b) A fine from VND 1,000,000 – 2,000,000 in case quantity of illegal tobacco is from 10 – less than 20 packs;
c) A fine from VND 2,000,000 – 5,000,000 in case quantity of illegal tobacco is from 20 – less than 50 packs;
d) A fine from VND 5,000,000 – 10,000,000 in case quantity of illegal tobacco is from 50 – less than 100 packs;
dd) A fine from VND 10,000,000 – 20,000,000 in case quantity of illegal tobacco is from 100 – less than 200 packs;
e) A fine from VND 20,000,000 – 30,000,000 in case quantity of illegal tobacco is from 200 – less than 300 packs;
g) A fine from VND 30,000,000 – 50,000,000 in case quantity of illegal tobacco is from 300 – less than 400 packs;
h) A fine from VND 50,000,000 – 70,000,000 in case quantity of illegal tobacco is from 400 – less than 500 packs;
2. If quantity of illegal tobacco is found from 500 packs and over, the case should be transferred to the criminal proceedings agency for criminal prosecution as prescribed in Article 62 of the Law on Actions against administrative violations; in case the legal proceeding agency decides not to bring the case into court, a fine from VND 70,000,000 – 100,000,000 shall be applied.
3. Financial penalties as prescribed in Clauses 1 and 2, this Article is also applied to impose administrative penalties on:
a) Deliberate transport of illegal tobacco;
b) Owners of storage facilities (warehouses, wharves, yards, houses...) who carry out hoarding of illegal tobacco;
c) Delivery and receipt of illegal tobacco;
4. Additional penalties:
a) Confiscate exhibits of violations for violations as prescribed in this Article;
b) Confiscate transport vehicles used for transport of illegal tobacco in case quantity is found from 500 packs and over or in case of multiple or repeated violations for violations as prescribed as prescribed in this Article;
c) Strip tobacco business licenses from 12 - 24 months for violations as prescribed in Clause 1, this Article in case of multiple or repeated violations.
23. Amendments to Point h, Clause 1, Article 26:
“h) A fine from VND 30,000,000 – 50,000,000 in case quantity of illegal tobacco is from 400 – less than 500 packs;
24. Amendments to Point b, Clause 4, Article 26:
“b) Confiscate transport vehicles used for transport of raw materials of illegal tobacco in case exhibits are found from 2,000 kg and over or in case of multiple or repeated violations for violations as prescribed as prescribed in this Article;
25. Point b, Clause 3, Article 45 is hereby annulled.
26. Amendments to Article 63:
“Article 63. Violations in origin of imported, exported goods
1. A fine from VND 10,000,000 - 20,000,000 for deliberate falsification of Certificate of Origin or documents of self-certification of product origin, or written approval for self-certification of product origin issued by competent agencies;
2. A fine from VND 20,000,000 - 30,000,000 for supply of falsified documents or materials to competent agencies as requested or for verification of Certificate of Product Origin.
3. A fine from VND 30,000,000 – 40,000,000 for one of the following acts:
a) Falsify product origin as granted the right to self-certify product origin by competent state agencies;
b) Forge Certificate of Product Origin or documents of self-certification of product origin;
c) Supply falsified documents or materials to competent agencies as requested for self-certification of product origin or for verification of documents of self-certification of product origin;
4. A fine from VND 40,000,000 - 50,000,000 for use of fake certificate of product origin or documents of self-certification of product origin;
5. Additional penalties:
Confiscate exhibits for violations as prescribed in this Article;
6. Remedial measures:
a) Force re-payment of illegal profits made by violations as prescribed in this Article.”
b) Force correction of misleading information about product origin for violations as prescribed in this Article.”
27. Amendments to Article 68:
“Article 68. Violations in registration for model contracts, general transaction conditions
1. A fine from VND 20,000,000 – 30,000,000 for failure to comply with requirements of competent state agencies for postponement or amendments to model contracts, general transaction conditions violating the law on customers’ right protection or in conflict with general principles on contracting.
2. A fine from VND 30,000,000 – 50,000,000 for one of the following acts:
a) Failure to register model contracts, general transaction conditions with competent state management agencies on customers’ right protection as prescribed;
b) Failure to make notification to consumers about change of model contracts, general transaction conditions as prescribed;
c) Failure to apply model contracts, general transaction conditions with competent state management agencies on customers’ right protection as prescribed;
3. A fine twice the level for violations as prescribed in Clauses 1 and 2, this Article for violations committed on administrative divisions from two central-affiliated cities and provinces and over.”
28. Amendments to Article 72:
“Article 72. Violations of remotely concluded contract
1. A fine from VND 10,000,000 – 20,000,000 for acts of concluding contracts remotely with consumers for one of the following cases:
a) Fail to provide information as prescribed;
b) Fail to refund within 30 days since consumer unilaterally declares termination of the contract or failure to pay interests on the delayed payment to the consumer as prescribed;
c) Restrict or hinder the consumer from unilaterally terminating the contract within ten days since the contract is concluded in case business organizations and individuals fail to provide adequate information as prescribed;
d) Force or require consumers to pay fees for permission to terminate the contract except for expenses for goods and services already used by the consumer;
2. Remedial measures:
Force re-payment of illegal profits made by violations as prescribed in Points b and d, Clause 1, this Article.”
29. Supplements to Points e and g, Clause 1, Article 74:
“e) Fail to provide adequate and accurate explanation to consumers about terms and conditions of the contract and information concerning goods and services to be transacted with consumers;
g) Door-to-door delivery contract is not made in writing and sent to consumers a copy as prescribed unless otherwise as agreed."
30. Amendments to Point a, Clause 1, Article 75:
“a) Fail to provide a warranty note to consumers;"
31. Amendments to Article 80:
“Article 80. Other violations in client and consumer relationship
1. Warnings or a fine from VND 500,000 to 1,000,000 for one of the following acts in case transacted goods or services are less than VND 5,000,000 in value:
a) Fail to compensate, refund or change goods, services mistakenly delivered to clients or consumers;
b) Swap or cheat on delivery or supply of goods and services to clients, consumers;
c) Fail to compensate, refund or change swapped or cheated goods, services for consumers;
d) Willingly cut down packages, spare parts, promotion items, technical documents and user manual attached upon delivery of goods and services;
dd) Conduct trade promotion activities or propose transaction with persons incapable of civil acts;
e) Force or require consumers to make payment for delivered goods and services without prior agreement;
g) Take advantage of difficult circumstances of consumers or take advantage of natural disasters, epidemics to provide goods and services without quality assurance;
2. A fine from VND 1,000,000 to 5,000,000 for violations as prescribed in Clause 1, this Article in case transacted goods or services are from VND 5,000,000 – less than 20,000,000 in value.
3. A fine from VND 5,000,000 to 10,000,000 for violations as prescribed in Clause 1, this Article in case transacted goods or services are from VND 20,000,000 – less than 50,000,000 in value.
4. A fine from VND 10,000,000 to 15,000,000 for violations as prescribed in Clause 1, this Article in case transacted goods or services are from VND 50,000,000 – less than 100,000,000 in value.
5. A fine from VND 15,000,000 to 20,000,000 for violations as prescribed in Clause 1, this Article in case transacted goods or services are from VND 100,000,000 in value.
6. A fine from VND 1,000,000 –5,000,000 for one of the following acts:
a) Fail to provide explanation, or provide explanation outside prescribed time, or fail to provide information, documents or evidence at request of state administration agencies for protection of consumer rights;
b) Refuse to receive request for negotiation from consumers or fail to conduct negotiation with consumers within seven working days since receipt of request from consumers as prescribed.
7. Additional penalties:
Strip business licenses, certificates of satisfaction of business conditions, practice certificates, or suspend operation for one to three months for violations as prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5, this Article in case of multiple or repeated violations.
8. Remedial measures:
a) Force recall of goods without quality assurance for violations as prescribed in Point g, Clause 1, this Article;
b) Force re-payment of illegal profits made by violations as prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5, this Article.”
32. Amendments to Article 81:
“Article 81. Violations in establishment of e-commerce websites or mobile-based e-commerce applications (mobile apps)
1. A fine from VND 1,000,000 –5,000,000 for one of the following acts:
a) Fail to provide additional information for the announcement of selling e-commerce websites or mobile-based selling applications (hereinafter referred to as ‘selling apps’) as prescribed;
b) Fail to provide addition information for the registration for websites providing e-commerce services (hereinafter referred to as e-commerce service websites) or mobile-based e-commerce service supply applications (hereinafter referred to as ‘e-commerce service apps’);
b) Fail to make notice about amendments or supplements to website-related information as prescribed;
d) Fail to comply with regulations on manners of publishing information on e-commerce service websites or e-commerce service apps.
2. A fine from VND 5,000,000 –10,000,000 for one of the following acts:
a) Provide inadequate or misleading information when making notice about the establishment of selling e-commercial websites or selling apps to competent state management agencies;
b) Publish registration information on e-commerce service websites or e-commerce service apps inconsistent with information registered with competent state management agencies;
3. A fine from VND 10,000,000 –20,000,000 for one of the following acts:
a) Establish selling e-commerce websites or selling apps without making notice to competent state management agencies as prescribed;
b) Fail to make notice about amendments and supplements made to e-commerce service websites or e-commerce service apps registered with competent state management agencies as prescribed;
4. A fine from VND 20,000,000 –30,000,000 for one of the following acts:
a) Establish e-commerce service websites or e-commerce service apps without registration with competent state management agencies as prescribed;
b) Receive transfer of e-commerce service websites or e-commerce service apps without following procedures on transfer or fail to register again with competent state management agencies as prescribed;
c) Carry out supply of e-commerce services inconsistently with registration documents;
d) Falsify information for registration of e-commerce service websites or e-commerce service apps;
dd) Forge registration information on e-commerce service websites or e-commerce service apps;
e) Continue supply of e-commerce services after termination or postponement of registration;
5. Additional penalties:
Suspend e-commerce activities from six to 12 months for violations as prescribed in Clauses 2, 3 and Points a, b, c and d, Clause 4, this Article in case of multiple or repeated violations.
6. Remedial measures:
Force withdrawal of domains “.vn” of e-commerce websites or removal of mobile apps from app stores or from supplied addresses for violations as prescribed in Points b, c, dd and e, Clause 4, this Article.”
33. Amendments to Article 82:
“Article 82. Violations in information and transaction on e-commerce websites or mobile apps;
1. A fine from VND 1,000,000 –5,000,000 for one of the following acts:
a) Fail to provide the client with adequate information about dealers, organizations, individuals as owners of e-commerce websites or mobile apps, information about goods, services, price, transportation, delivery, receipt, payment terms, contract provisions and general transaction conditions before the client has concluded the contract for use of online order placement function on e-commerce websites or mobile apps;
b) Fail to allow the client to check, supplement, amend or confirm transaction information before use of online order placement function on e-commerce websites or mobile apps for sending request for concluding the contract;
c) Establish e-commerce service websites or e-commerce service apps or other websites without public announcement of processes and procedures on termination of the contract as prescribed.
2. A fine from VND 5,000,000 –10,000,000 for one of the following acts:
a) Use links to provide information in conflict with the information announced in the area of e-commerce websites or mobile apps attached with such links;
b) Intervene in the operating system and internet browser in electronic devices accessing e-commerce websites or mobile apps to force the client to save unwanted websites or mobile apps;
3. A fine from VND 10,000,000 –20,000,000 for one of the following acts:
a) Provide misleading information about dealers, organizations, individuals as owners of e-commerce websites or mobile apps, goods, services, price, transportation, delivery, receipt, payment terms, contract provisions and general transaction conditions on e-commerce websites or mobile apps;
b) Fail to allow the client to save confirmations on transaction after concluding the contract for use of online order placement function on e-commerce websites or mobile apps;
c) Establish e-commerce service websites or e-commerce service apps or other websites without provision of online tools to the client for sending request for termination of contract when demands for use of services expire;
d) Develop online payment functions on e-commerce websites or mobile apps without a mechanism for the client to check and confirm details of payment transaction before use of this function for payment;
dd) Fail to store data about payment transactions via its system according to prescribed time;
4. A fine from VND 20,000,000 –30,000,000 for one of the following acts:
a) Use links, icons or other technologies to cause confusions over relationship with other dealers, organizations and individuals;
b) Use icons of e-commerce website or mobile apps credit rating programs without prior consent;
c) Forge information from other dealers, organizations and individuals to participate in e-commerce activities;
d) Fail to develop measures to ensure safety and confidentiality for the client's payment transactions;
5. A fine from VND 30,000,000 –40,000,000 for one of the following acts:
a) Forge or make illegal copy of interfaces of e-commerce websites or mobile apps owned by other dealers, organizations and individuals to make profits or cause the client’s confusions and mistrust in such dealers, organizations and individuals;
b) Steal, disclose, transfer or sell business secrets of other dealers, organizations or individuals or consumers' personal information in e-commerce without prior consent of relevant parties;
6. A fine from VND 40,000,000 –50,000,000 for one of the following acts:
a) Cheat clients on e-commerce websites or mobile apps;
b) Take advantage of business activities of e-commerce to illegally mobilize capital from other dealers, organizations and individuals;
7. Additional penalties:
a) Confiscate exhibits, means used for committing violations as prescribed in Clauses 5 and 6, this Article;
b) Suspend e-commerce activities from six to 12 months for violations as prescribed in Clauses 5 and 6, this Article;
8. Remedial measures:
a) Force rectification of untrue or confusing information for violations as prescribed in Point a, Clause 3, Points a, b, and c, Clause 4 and Point a, Clause 5, this Article;
b) Force withdrawal of domains “.vn” of e-commerce websites or removal of mobile apps from app stores or from supplied addresses for violations as prescribed in Clauses 5 and 6, this Article;
c) Force re-payment of illegal profits made by violations as prescribed in Clauses 1, 2, 3, 5 and 6, this Article.”
34. Amendments to Article 83:
“Article 83. Violations in supply of e-commerce services
1. A fine from VND 1,000,000 –3,000,000 for one of the following acts:
a) Fail to make online announcement of the process of receiving and handling complaints from clients and the mechanism of settling disputes concerning the contract concluded on online promotion websites or e-commerce service apps;
b) Fail to make public disclosure of the mechanism of settling disputes arising during the transaction on e-commerce trading floor and online auction websites or e-commerce service apps;
c) Fail to assist the client in protecting his/her lawful rights and interests in case of conflicts with sellers during transaction on e-commerce service websites or apps;
2. A fine from VND 10,000,000 –20,000,000 for one of the following acts:
a) Establish online order placement function on e-commerce service websites or apps for dealers, organizations and individuals to carry out concluding of contract but the concluding of contract fails to comply with law provisions;
b) Fail to ensure safety for consumers’ personal information and business secrets of dealers, organizations and individuals involved in transactions on e-commerce service websites or apps;
3. A fine from VND 30,000,000 –30,000,000 for one of the following acts:
b) Fail to publish the statute on the website or the statute published on the website is found inconsistent with registration documents for e-commerce service websites or e-commerce service apps confirmed by competent state management agencies;
b) Change information of the statute of e-commercial service websites or apps without notice to service users;
c) Fail to require dealers, organizations and individuals as sellers on e-commerce service websites or e-commerce service apps to provide information as prescribed;
d) Fail to store registration information provided by dealers, organizations and individuals participating in e-commerce service websites or e-commerce service apps;
dd) Fail to publish information about goods and services promoted on online promotion websites or e-commerce service apps as prescribed;
e) Establish online auction websites or e-commerce service apps but fail to provide tools for sellers to make notice, public announcement of necessary information related to auction goods including images of goods and attached documents;
g) Establish online auction websites or e-commerce service apps but technical system serving online auction activities fails to comply with law provisions;
h) Fail to provide measures to prevent and remove from e-commerce websites or mobile apps information about sale or supply of goods and services belonging to the list of goods banned from trading and subject to business restriction as prescribed;
i) Fail to perform statistical reports as prescribed;
4. A fine from VND 30,000,000 –40,000,000 for one of the following acts:
a) Fail to take handling measures upon detection or receipt of reports on illegal business acts on e-commerce service websites or e-commerce service apps;
b) Fail to provide information and assist state administration agencies in investigating illegal business acts on e-commerce service websites or e-commerce service apps;
5. A fine from VND 40,000,000 – 50,000,000 for organization of a business and marketing network for e-commerce services where each participant pays an initial amount for purchasing the service and receiving commissions, bonus or other economic interests from persuading other people to take part in the network.
6. Additional penalties:
a) Confiscate exhibits, means used for committing violations for violations as prescribed in Clauses 5, this Article;
b) Suspend e-commerce activities from six to 12 months for violations as prescribed in Clauses 5, this Article;
7. Remedial measures:
b) Force withdrawal of domains “.vn” of e-commerce websites or removal of mobile apps from app stores or from supplied addresses for violations as prescribed in Clauses 5, this Article;
b) Force re-payment of illegal profits made by violations as prescribed in Clauses 1, 2, 3, 5, this Article.”
35. Amendments to Article 84:
“Article 84. Violations in protection of personal information in e-commerce activities
1. A fine from VND 1,000,000 –5,000,000 for one of the following acts:
a) Establishment of policies on protection of personal information is in conflict with law provisions;
b) Fail to display on e-commerce websites policies on protection of personal information for consumers;
2. A fine from VND 5,000,000 –10,000,000 for one of the following acts:
a) Fail to display policies on protection of personal information before or at the time of information collection;
b) Fail to inspect, update, adjust or postpone personal information as requested;
3. A fine from VND 10,000,000 –20,000,000 for one of the following acts:
a) Fail to establish mechanism of receiving and handling consumers’ complaints about personal information wrongly used;
b) Fail to establish, issue or implement policies on safety and security for the collection and use of personal information of consumers;
4. A fine from VND 20,000,000 –30,000,000 for one of the following acts:
a) Collect personal information without prior consent;
b) Establish default option which forces consumers to agree that their personal information may be shared, disclosed or used for purposes of advertising or other commercial purposes;
c) Abuse personal information of consumers;
5. Additional penalties:
Suspend e-commerce activities from six to 12 months for violations as prescribed in Clauses 4, this Article in case of multiple or repeated violations;
6. Remedial measures:
Force re-payment of illegal profits made by violations as prescribed in Clauses 4, this Article.”
36. Amendments to Article 85:
“Article 85. Violations in activities of assessment, supervision and authentication in e-commerce
1. A fine from VND 5,000,000 –10,000,000 for one of the following acts:
a) Fail to publish processes and criteria for assessment, supervision and authentication on e-commerce websites or mobile apps;
b) Fail to add registration documents for activities of assessment, supervision and authentication on e-commerce websites or mobile apps as prescribed;
c) Fail to add, update and publicly announce the list of e-commerce websites or mobile apps that have been assessed, supervised and authenticated by its own as prescribed;
2. A fine from VND 10,000,000 –20,000,000 for one of the following acts:
a) Fail to follow the process and criteria for assessment, supervision and authentication as publicly announced;
b) Fail to conduct supervision of e-commerce websites or mobile apps that have been assessed, supervised and authenticated by its own;
3. A fine from VND 20,000,000 –30,000,000 for one of the following acts:
a) Supply services of assessment, supervision and authentication inconsistently with registration documents;
b) Fail to perform statistical reports as prescribed;
4. A fine from VND 30,000,000 –40,000,000 for one of the following acts:
a) Supply services of assessment, supervision and authentication without permission as prescribed;
b) Falsify information to apply for licenses for assessment, supervision and authentication of e-commerce;
c) Fail to cooperate with state administration agencies in conducting inspection, investigation and handling of e-commerce websites or mobile apps attached with credit symbol but showing signs of violations;
d) Fail to cooperate with state administration agencies in conducting inspection, investigation and handling of dealers, organizations with policies on protection of personal information certified but showing signs of violations;
dd) Fail to provide documents and assist state administration agencies in carrying out inspection of violations concerning electronic documentary evidence stored and authenticated by its own;
5. A fine from VND 40,000,000 –50,000,000 for one of the following acts:
a) Take advantage of activities of assessment, supervision and authentication in e-commerce for illegal profits;
b) Continue operation even though registration for activities of assessment, supervision and authentication is postponed or terminated, or the license thereto is terminated or revoked;
6. Additional penalties:
a) Strip licenses for activities of assessment and certification of policies on protection of personal information, licenses for electronic contract authentication in e-commerce from six to 12 months for violations as prescribed in Point b, Clause 4, and Point a, Clause 5 hereof;
b) Suspend activities of credit rating for e-commerce websites or mobile apps from six to 12 months for violations as prescribed in Points a and b, Clause 4, and Point a, Clause 5 hereof;
7. Remedial measures:
Force re-payment of illegal profits made by violations as prescribed in Clauses 5, this Article.”
37. Amendments to Article 92:
“Article 92. Violations in activities of multi-level marketing
1. A fine from VND 500,000 –1,000,000 to persons involved in multi-level marketing who commit one of the following acts:
a) Carry out activities of multi-level marketing without member card as prescribed;
b) Fail to present member card when introducing or marketing goods;
c) Fail to provide adequate information about companies and goods traded in the form of multi-level marketing as prescribed when sponsoring other persons to participate in the multi-level marketing network;
2. A fine from VND 1,000,000 – 3,000,000 to persons involved in multi-level marketing who commit one of the following acts:
a) Fail to comply with the company’ operation rules, prize winning programs as included in the application for issuance of certificate of multi-level marketing registration;
b) Falsify information about goods offered;
3. A fine from VND 3,000,000 – 5,000,000 to persons involved in multi-level marketing who require others to pay a certain amount of money, a deposit or buy a certain quantity of goods in any form for the right to participate in the multi-level marketing network;
4. A fine from VND 5,000,000 – 10,000,000 to persons involved in multi-level marketing who falsify information about benefits of participation in multi-level marketing as well as characteristics, uses of traded goods or activities of multi-level dealers to entice other to participate in multi-level marketing;
5. A fine from VND 10,000,000 – 20,000,000 for persons involved in multi-level marketing who commit one of the following acts:
a) Organize client conferences, seminars, product introduction conferences or training workshops without written authorization from multi-level dealers;
b) Entice or bribe people from other multi-level marketing networks into joining its own network;
c) Misuse title, power, or social status for requiring others to participate in multi-level marketing network or to buy goods traded under multi-level marketing manner;
6. A fine from VND 10,000,000 – 20,000,000 to multi-level dealers who commit one of the following acts:
a) Fail to satisfy conditions for registration for activities of multi-level marketing as prescribed during the operation;
b) Fail to follow procedures on amendments or supplements to certificates of multi-level marketing registration when making changes to the application for issuance of certificates of multi-level marketing registration as prescribed;
c) Fail to follow procedures on re-issuance of certificates of multi-level marketing registration in case the old one is lost, damaged or destroyed as prescribed;
d) Falsify information to apply for issuance of certificates of multi-level marketing registration;
dd) Conclude contracts with individuals unqualified for multi-level marketing as prescribed;
e) Reject or underestimate provision of training to staff involved in multi-level marketing as prescribed;
g) Reject or underestimate obligations for issuance, renewal or revocation of multi-level marketing member cards as prescribed;
h) Reject or underestimate public announcement of information, documents at the head office or supply of such information, documents to persons who plan to participate in multi-level marketing as prescribed;
i) Fail to carry out regular supervision of multi-level marketing participants (hereinafter referred to as ‘participants’) to ensure they comply with the company’s operation rules, prize winning programs;
k) Fail to deduct personal income tax of participants for state budget before paying commissions, bonus or other economic interests to the participants;
l) Fail to control participants through member card system as prescribed;
m) Reject or underestimate public announcement of goods that are supposed not to be re-purchased by the enterprise to participants before they make a purchase;
n) Contracts concluded with participants are not made in writing or do not include basic information as prescribed;
o) Fail to carry out recovery and return of certificates of training skills within 15 working days since receipt of decision on recovery of certificates as prescribed;
7. A fine from VND 20,000,000 – 30,000,000 to multi-level dealers who commit one of the following acts:
a) Fail to comply with regulations on multi-level marketing entities or manners with respect to goods not registered with the licensing agency as prescribed;
b) Reject or underestimate obligations as prescribed when temporarily suspending or resuming multi-level marketing activities after a break;
c) Reject or underestimate obligations for making notice to competent agencies upon termination of multi-level marketing activities;
d) Organize multi-level marketing activities in central-affiliated cities and provinces without official confirmations by the Service of Industry and Trade of such provinces, cities;
dd) Reject or underestimate obligations for making notice to the Service of Industry and Trade where client conferences, seminars, training workshops are organized;
e) Reject or underestimate obligations for re-purchasing the goods from participants at their request as prescribed;
g) Total value of commissions, bonus and other interests combined in a year paid to the participants exceeds 40% of the company’s revenue in such year.
h) Reject or underestimate obligations as prescribed upon termination of the contract for participation in multi-level marketing;
k) Fail to make a deposit or provide written confirmation of a new deposit to the licensing agency when changing head office into other central-affiliated cities and provinces;
l) Reject or underestimate provision of regular reports on multi-level marketing activities to competent state agencies as prescribed;
m) Fail to make notification about amendments and supplements to certificates of multi-level marketing registration to the Service of Industry and Trade of central-affiliated cities and provinces where the company is headquartered;
n) Public notice about organization of conferences, seminars and training workshops is inconsistent with published information;
8. A fine from VND 30,000,000 - 50,000,000 for multi-level marketing activities without registration with competent state agencies;
9. A fine twice the level for violations as prescribed in Clauses 8, this Article for violations committed on administrative divisions from two central-affiliated cities and provinces and over;
10. Remedial measures:
a) Force re-payment of illegal profits made by violations as prescribed in this Article.”
b) Force rectification of untrue or confusing information for violations as prescribed in Point c, Clause 1, Points b, Clause 2 and Clause 4, this Article;”
38. Amendments to Article 100:
“Article 100. Authority to make written record of administration violation
Competent persons as prescribed in Articles from 101 – 103 hereof and scouts of the Coast guard on duty have the authority to make a written record of administrative violations prescribed hereof within assigned functions, tasks, powers.”
39. Amendments to Article 103:
“Article 103. Assignment of authorities of People’s Police, Customs authorities, the Border guard, the Coast guard and Inspectorate
1. Competent persons of the People’s Police have the authority to impose penalties on administrative violations and take remedial measures for consequences caused by acts of violations as prescribed hereof within competence prescribed in Article 103a hereof and assigned functions, tasks, powers.
2. Competent persons of Customs authorities have the authority to impose penalties on administrative violations and take remedial measures for consequences caused by acts of violations as prescribed in Section 9, Chapter II and administrative violations in connection with importation, exportation, temporary importation for export, temporary exportation for import, and transshipment of goods as prescribed in Articles 11, 13, 15, 17, 18, 21, 25, 26, 27, 29, 33, 41, 42, 49, 50, 53, 90 and 91 hereof in transit within competence prescribed in Article 103a hereof and assigned functions, tasks, powers.
3. Competent persons of the Border guard have the authority to impose penalties on administrative violations and take remedial measures for consequences caused by acts of violations as prescribed in Section 2, Chapter II and Articles 17, 21, 25, 55 and 91 hereof within competence prescribed in Article 103a hereof and assigned functions, tasks, powers.
4. Competent persons of the Coast guard have the authority to impose penalties on administrative violations and take remedial measures for consequences caused by acts of violations as prescribed in Section 2, Chapter II and Articles 17, 21, 25, 26, 55, 56, 59, 61 and 91 hereof within competence prescribed in Article 103d hereof and assigned functions, tasks, powers.
5. Competent persons of the Inspectorate have the authority to impose penalties on administrative violations and take remedial measures for consequences caused by acts of violations as prescribed hereof within competence prescribed in Article 103dd hereof and assigned functions, tasks, powers.
40. Supplements to Article 103a:
“Article 103a. Authority of the People’s Police
1. People's police soldiers on duty has the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 500,000;
2. Chief, heads of police station as prescribed in Clause 1, this Article have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 1,500,000;
3. Heads of commune-level police authorities, heads of police stations based in checkpoints or processing and exporting zones have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 2,500,000;
c) Confiscate the exhibits and instruments for committing administrative violations with value not in excess of penalty levels as prescribed in Point b, this Clause;
d) Take remedial measures for consequences as prescribed in Points a, c and dd, Clause 1, Article 28 of the Law on Actions against administrative violations
4. Heads of commune-level police authorities; heads of professional department affiliated to the Agency of Railway, Road Traffic Police; heads of professional department affiliated to Agency of Waterways Police; heads of provincial-level police authorities have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 25,000,000 for acts of violations as prescribed in Section 2, Chapter II and Article 25 hereof; a fine up to VND 20,000,000 for other violations as prescribed hereof;
c) Impose temporary suspension of practice licenses and certificates or the operation;
c) Confiscate the exhibits and instruments for committing administrative violations with value not in excess of penalty levels as prescribed in Point b, this Clause;
dd) Take remedial measures for consequences as prescribed in Points a, c, dd and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Actions against administrative violations;
5. Directors of provincial-level police authorities have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 50,000,000 for violations as prescribed hereof:
c) Impose temporary suspension of practice licenses and certificates or the operation;
d) Confiscate the exhibits and instruments for committing administrative violations with value not in excess of penalty levels as prescribed in Point b, this Clause;
dd) Take remedial measures for consequences as prescribed in Points a, c, dd, i and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Actions against administrative violations;
6. General directors of Agency of internal political security, Agency of economical security, Agency of ideology-cultural security, Agency of network security and information security, Agency of socio-economic criminal investigation, Agency of drug-related criminal investigation, Agency of railway, road traffic police, Agency of waterway police; Agency of environment-related criminal prevention and fighting, Agency of hi-tech related criminal prevention and fighting have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a maximum fine as prescribed hereof;
c) Impose temporary suspension of practice licenses and certificates or the operation;
d) Confiscating the exhibits and instruments for committing administrative violations;
dd) Take remedial measures for consequences as prescribed in Points a, c, dd, i and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Actions against administrative violations;
41. Supplements to Article 103b:
“Article 103b. Authority of Customs authorities
1. Customs officials on duty has the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 500,000;
2. Captains of Sub-department of Customs, Sub-department of Post-Clearance Inspection have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 5,000,000;
3. Directors of Sub-department of Customs, Sub-department of Post-Clearance Inspection, captains of control teams pertaining to customs departments of central-affiliated cities, provinces, inter-provinces, captains of smuggling control teams, captains of customs procedure teams have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 25,000,000;
c) Confiscate the exhibits and instruments for committing administrative violations that are not in excess of penalty levels as prescribed in Point b, this Clause;
dd) Take remedial measures for consequences as prescribed in Points d, dd, g, i and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Actions against administrative violations;
4. General directors of the Smuggling Investigation and Prevention Department, Post-Clearance Inspection Department, customs departments of central-affiliated cities, provinces, inter-provinces have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 5,000,000;
c) Impose temporary suspension of practice licenses and certificates or the operation;
d) Confiscate the exhibits and instruments for committing administrative violations with value not in excess of penalty levels as prescribed in Point b, this Clause;
dd) Take remedial measures for consequences as prescribed in Points d, dd, g, i and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Actions against administrative violations;
5. General Director of the General Department of Customs has the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a maximum fine as prescribed hereof;
d) Confiscate the exhibits and instruments for committing administrative violations;
dd) Take remedial measures for consequences as prescribed in Points d, dd, g, i and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Actions against administrative violations;
42. Supplements to Article 103c:
“Article 103c. Authority of Border guard
1. Border guard's soldiers on duty have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 500,000;
2. Station chiefs, heads as prescribed in Clause 1, this Article has the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 2,500,000;
3. Chiefs of border guard stations, captains of Naval groups, commanders of border sub-committees, commanders of port checkpoints have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 25,000,000 for acts of violations as prescribed in Section 2, Chapter II and Article 25 hereof; a fine up to VND 20,000,000 for other violations as prescribed hereof;
c) Confiscate the exhibits and instruments for committing administrative violations that are not in excess of penalty levels as prescribed in Point b, this Clause;
dd) Take remedial measures for consequences as prescribed in Points a, c, dd and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Actions against administrative violations;
4. Commanders of provincial-level border guards, commanders of naval battalions affiliated to High command of Border guard have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a maximum fine as prescribed hereof;
c) Impose temporary suspension of practice licenses and certificates or the operation;
d) Confiscate the exhibits and instruments for committing administrative violations;
dd) Take remedial measures for consequences as prescribed in Points a, c, dd, i and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Actions against administrative violations;
43. Supplements to Article 103d:
“Article 103d. Authority of Coast guard
1. Coast guards on duty have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 1,500,000;
2. Heads of operation teams have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 5,000,000;
3. Heads of operation groups, chiefs of coast guard stations have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 10,000,000;
c) Take remedial measures for consequences as prescribed in Points a, c and dd, Clause 1, Article 28 of the Law on Actions against administrative violations
4. Captains of Naval groups have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 25,000,000 for acts of violations as prescribed in Section 2, Chapter II and Article 25 hereof; a fine up to VND 20,000,000 for other violations as prescribed hereof;
c) Confiscate the exhibits and instruments for committing administrative violations that are not in excess of penalty levels as prescribed in Point b, this Clause;
dd) Take remedial measures for consequences as prescribed in Points a, c, dd and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Actions against administrative violations;
5. Captains of Naval battalions have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 50,000,000 for acts of violations as prescribed in Section 2, Chapter II and Article 25 hereof; a fine up to VND 30,000,000 for other violations as prescribed hereof;
c) Confiscate the exhibits and instruments for committing administrative violations that are not in excess of penalty levels as prescribed in Point b, this Clause;
dd) Take remedial measures for consequences as prescribed in Points a, c, d, dd and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Actions against administrative violations;
6. Commanders of border guard zone have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 100,000,000 for acts of violations as prescribed in Section 2, Chapter II and Article 25 hereof; a fine up to VND 50,000,000 for other violations as prescribed hereof;
c) Confiscate the exhibits and instruments for committing administrative violations that are not in excess of penalty levels as prescribed in Point b, this Clause;
dd) Take remedial measures for consequences as prescribed in Points a, c, d, dd and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Actions against administrative violations;
7. Commanders of High command of Border guard have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a maximum fine as prescribed hereof;
c) Impose temporary suspension of practice licenses and certificates or the operation;
d) Confiscate the exhibits and instruments for committing administrative violations;
dd) Take remedial measures for consequences as prescribed in Points a, b, c, d, dd and k, Clause 1, Article 28 of the Law on Actions against administrative violations;"
44. Supplements to Article 103đ:
“Article 103đ. Authority of Inspectorate
1. Inspectors who are assigned to conduct specialty inspection have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 500,000;
c) Confiscate the exhibits and instruments for committing administrative violations that are not in excess of penalty levels as prescribed in Point b, this Clause;
d) Take remedial measures for consequences as prescribed in Points a, c and dd, Clause 1, Article 28 of the Law on Actions against administrative violations
2. Chief inspectors of departments, directors of Branches of food safety and hygiene, directors of Branches of crop production and plant protection, directors of Branches of livestock and veterinary medicine, directors of Branches of fisheries, directors of Branches of agro-forestry-fisheries quality assurance affiliated to the Service of Agriculture and Rural Development have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 50,000,000;
c) Impose temporary suspension of practice licenses and certificates or the operation;
d) Confiscate the exhibits and instruments for committing administrative violations with value not in excess of penalty levels as prescribed in Point b, this Clause;
dd) Take remedial measures for consequences as prescribed in Clause 1, Article 28 of the Law on Actions against administrative violations;
3. Chief inspectors of the ministries, ministerial-level agencies, general directors of Directorate for standards, metrology, and quality, Directorate of forest, Directorate of fisheries, Directorate of geology and minerals of Vietnam, Directorate of environment, directors of Chemical agency, Industrial safety techniques and environment agency, Agency of animal health, Agency of plant protection, Agency of crop production, Agency of livestock, National agro-forestry-fisheries quality assurance agency, Agency of processing for agro- forestry- fisheries products and salt production, Agency of telecommunications, Agency of broadcasting and electronic information, Agency of press, Agency of publication, print and release, Drug administration of Vietnam, Agency of health examination and treatment, Agency of administration of environmental health, Agency of preventive medicine, Agency of foods safety have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a maximum fine as prescribed hereof;
c) Impose temporary suspension of practice licenses and certificates or the operation;
d) Confiscate the exhibits and instruments for committing administrative violations;
dd) Take remedial measures for consequences as prescribed in Clause 1, Article 28 of the Law on Actions against administrative violations;
4. Heads of departmental inspectorate, heads of inspectorate of state administration agencies have the authority to impose penalties as prescribed in Clause 2, this Article.
5. Heads of ministerial inspectorate have the authority to:
a) Impose penalties as a warning;
b) Impose a fine up to VND 140,000,000 for acts of violations as prescribed in Section 2, Chapter II and Article 25 hereof; a fine up to VND 70,000,000 for other violations as prescribed hereof;
c) Impose temporary suspension of practice licenses and certificates or the operation;
d) Confiscate the exhibits and instruments for committing administrative violations with value not in excess of penalty levels as prescribed in Point b, this Clause;
dd) Take remedial measures for consequences as prescribed in Clause 1, Article 28 of the Law on Actions against administrative violations;
This Decree takes effect since January 05, 2016.
Article 3. Implementary provisions
1. The Minister of Industry and Trade shall be responsible for monitoring and providing guidance on this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, presidents of People’s committees of central-affiliated cities and provinces and relevant agencies, organizations, and individuals shall be responsible for executing this Decree./.
|
PP THE GOVERNMENT |
------------------------------------------------------------------------------------------------------
This translation is made by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT, Ho Chi Minh City, Vietnam and for reference purposes only. Its copyright is owned by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT and protected under Clause 2, Article 14 of the Law on Intellectual Property.Your comments are always welcomed
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực