Nghị định 112/2010/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/2008/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
Số hiệu: | 112/2010/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 01/12/2010 | Ngày hiệu lực: | 01/02/2011 |
Ngày công báo: | 11/12/2010 | Số công báo: | Từ số 717 đến số 718 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 112/2010/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2010 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 06/2008/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 01 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008 (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh);
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, như sau:
1. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 4. Nguyên tắc xử phạt
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại thực hiện theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh và Điều 3 Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh (sau đây gọi tắt là Nghị định số 128)."
2. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng nặng áp dụng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Pháp lệnh và Điều 6 Nghị định số 128."
3. Khoản 5 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"5. Cách tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 128."
4. Khoản 6 Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"6. Trường hợp quá thời hiệu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này thì cá nhân, tổ chức vi phạm không bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh nếu Nghị định này có quy định việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính đó."
5. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh và Điều 7 Nghị định số 128.
2. Cách tính thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 128."
6. Điểm b khoản 3 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính được áp dụng khi Nghị định này có quy định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm hành chính đó. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bao gồm vật, tiền, hàng hóa, công cụ, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính. Không tịch thu tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh và khoản 2 Điều 12 Nghị định số 128."
7. Khoản 6 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"6. Trường hợp quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh và Điều 23 Nghị định số 128 thì người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc diện cấm lưu hành, lưu thông và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nếu Nghị định này có quy định hình thức xử phạt bổ sung tịch thu và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính đó".
8. Khoản 2 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại phải xử phạt đúng thẩm quyền. Việc ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh và Điều 16 Nghị định số 128."
9. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 10. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
4. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này trong trường hợp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện hoặc hàng hóa đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thu hồi, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép.
5. Các quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này cũng được áp dụng xử phạt đối với hành vi vi phạm về Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố."
10. Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 11. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
4. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này trong trường hợp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện hoặc hàng hóa đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thu hồi, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép."
11. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 12. Xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh
Đối với các vi phạm hành chính về thủ tục đăng ký kinh doanh, về trụ sở, địa điểm kinh doanh, biển hiệu của thương nhân và các vi phạm khác về Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh được áp dụng theo các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan".
12. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 18. Vi phạm quy định về hàng hóa cấm kinh doanh
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh có giá trị đến 5.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
9. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này đối với một trong những trường hợp sau đây:
a) Hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức sản xuất, gia công, chế biến, chế tác, tái chế, phân loại, lắp ráp, sang chiết, nạp, đóng gói, nhập khẩu hàng hóa cấm kinh doanh;
b) Hàng hóa cấm kinh doanh là hóa chất độc hại, các loại thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen và các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
10. Các mức phạt tiền quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này cũng được áp dụng xử phạt đối với:
a) Chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải có hành vi vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh;
b) Chủ kho tàng, bến bãi, nhà ở có hành vi chứa chấp, cất giấu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh;
c) Cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa có hành vi giao nhận hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh.
11. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em và văn hóa phẩm độc hại đối với vi phạm quy định tại Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định;
b) Tịch thu hàng hóa cấm kinh doanh đối với vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp đã áp dụng quy định tại điểm a khoản 11 Điều này.
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để sản xuất, gia công, chế biến, chế tác, tái chế, phân loại, lắp ráp, sang chiết, nạp, đóng gói hàng hóa cấm kinh doanh đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 9 Điều này;
d) Tịch thu phương tiện vận chuyển hàng hóa cấm kinh doanh đối với vi phạm quy định tại điểm a và điểm c khoản 10 Điều này nếu hành vi vi phạm là cố ý thuộc một trong các trường hợp: hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng; vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; sử dụng biển kiểm soát không phải của phương tiện vận chuyển đó hoặc biển kiểm soát phương tiện không phải do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; phương tiện bị hoán cải để vận chuyển hàng cấm; có hành vi trốn tránh hoặc cản trở người thi hành công vụ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh và khoản 2 Điều 12 Nghị định số 128."
13. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 22. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu có giá trị đến 5.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 100.000.000 đồng trở lên.
9. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này đối với một trong những trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
b) Cá nhân, tổ chức vi phạm là người trực tiếp nhập lậu hàng hóa đó.
10. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm là người trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử phạt hành chính theo mức tiền phạt quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này.
11. Các mức phạt tiền quy định từ khoản 1 đến khoản 10 Điều này cũng được áp dụng xử phạt đối với:
a) Chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tả có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;
b) Chủ kho tàng, bến, bãi, nhà ở có hành vi cố ý chứa chấp, cất giấu hàng hóa nhập lậu;
c) Cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa có hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.
12. Trường hợp hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh thì xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 18 Nghị định này; hàng hóa nhập lậu là rượu và thuốc lá thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với rượu và thuốc lá nhập lậu.
13. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm độc hại đối với vi phạm quy định tại Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định;
b) Tịch thu hàng hóa nhập lậu đối với vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp đã áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 13 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập lậu đối với vi phạm tại quy định điểm a và điểm c khoản 11 Điều này nếu thuộc một trong các trường hợp: hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên; vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; sử dụng biển kiểm soát không phải của phương tiện vận chuyển đó hoặc biển kiểm soát phương tiện không phải do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; phương tiện bị hoán cải để vận chuyển hàng lậu; có hành vi trốn tránh hoặc cản trở người thi hành công vụ, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh và khoản 2 Điều 12 Nghị định số 128."
14. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 23. Vi phạm quy định về nhãn hàng hóa
1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa có nhãn (kể cả nhãn phụ) bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung trên nhãn hàng hóa; kinh doanh hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng và đơn vị đo lường thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
2. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa có nhãn (kể cả nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa; kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam theo quy định thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng;
3. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng, huy chương, giải thưởng và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó; kinh doanh hàng hóa có nhãn (kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ của hàng hóa nhập khẩu) bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng;
4. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; kinh doanh hàng hóa nhập khẩu không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị đánh tráo thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng;
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm về nhãn hàng hóa là của hàng lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi, xi măng, thép xây dựng, mũ bảo hiểm cho người đi mô tô;
b) Vi phạm về nhãn hàng hóa là của cá nhân, tổ chức sản xuất, gia công, chế biến, pha trộn, chế tác, tái chế, sang chiết, nạp, đóng gói, lắp ráp, nhập khẩu hàng hóa.
6. Đối với các hành vi gian lận về thời hạn sử dụng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa thì xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
7. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm b khoản 8 Điều 3 Nghị định này thì xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thương nhân có trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa thực hiện biện pháp khắc phục vi phạm về nhãn hàng hóa đối với vi phạm quy định tại Điều này;
c) Buộc tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định."
15. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 24. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng giả
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng giả có giá trị đến 1.000.000 đồng;
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
8. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức sản xuất, chế biến, pha trộn, gia công, lắp ráp, tái chế, chế tác, phân loại, sang chiết, nạp, đóng gói, nhập khẩu hàng giả;
b) Hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi nếu không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
9. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 3 Nghị định này thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
10. Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, không đảm bảo an toàn sử dụng, gây hại tới sản xuất, sức khỏe người, vật nuôi, cây trồng, môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy định tại Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định;
b) Buộc loại bỏ yếu tố giả mạo trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa đối với vi phạm quy định tại Điều này nếu không thuộc trường hợp áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 10 Điều này. Trường hợp không thể loại bỏ được yếu tố giả mạo trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc loại bỏ thì tịch thu để xử lý theo quy định;
c) Tịch thu tang vật và phương tiện được sử dụng để làm hàng giả đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này."
16. Điểm d khoản 1 Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"d) Không tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký hoặc thay đổi, bổ sung nội dung đã đăng ký khi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam mà không thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn quy định hoặc chưa được sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi, bổ sung nội dung đã đăng ký."
17. Điểm g khoản 2 Điều 30 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"g) Trưng bày tại hội chợ, triển lãm hàng hóa không có nhãn hàng hóa hoặc có nhãn hàng hóa không đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, trừ hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất;"
18. Điều 61 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 61. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 42 Pháp lệnh và Điều 15 Nghị định số 128.
2. Việc ủy quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo Điều 41 Pháp lệnh và Điều 16 Nghị định số 128."
19. Khoản 1 Điều 62 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Pháp lệnh và Nghị định số 128."
20. Điều 63 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 63. Xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt
Việc xác định giá trị tang vật, phương tiện vi phạm làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thực hiện theo quy định tại Điều 34 Nghị định số 128."
21. Điều 64 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 64. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính
1. Để ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, những người có thẩm quyền được áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 43 Pháp lệnh.
2. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại thực hiện theo quy định tại Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47, Điều 48, Điều 49 Pháp lệnh và Điều 17 Nghị định số 128".
22. Điều 65 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 65. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo
Việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo."
23. Điều 68 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"Điều 68. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công thương có trách nhiệm quy định chi tiết và tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể các mẫu biên bản, quyết định sử dụng thống nhất trong hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Quản lý thị trường các cấp trong các lĩnh vực có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này."
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2011.
2. Bãi bỏ Điều 12 Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại; bãi bỏ các Điều 23, Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp
1. Hành vi vi phạm hành chính được thực hiện và lập biên bản vi phạm hành chính trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì việc xử phạt được áp dụng theo các quy định có liên quan tại các Nghị định của Chính phủ số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại; số 107/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2008 quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại và số 54/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
2. Hành vi vi phạm hành chính đã lập biên bản vi phạm hành chính trong thời gian Nghị định này chưa có hiệu lực, nhưng tại thời điểm xử phạt Nghị định này đã có hiệu lực thì việc xử phạt áp dụng theo quy định của Nghị định này nếu Nghị định này không quy định bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc quy định hình thức xử phạt và mức phạt nhẹ hơn.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 112/2010/ND-CP |
Hanoi, December 01, 2010 |
DECREE
AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE GOVERNMENT'S DECREE NO. 06/2008/ ND-CP OF JANUARY 16, 2008, ON SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN COMMERCIAL ACTIVITIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Commercial Law;
Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the April 2, 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations (below referred to as the Ordinance);
At the proposal of the Minister of Industry and Trade,
DECREES:
Article 1. To amend and supplement a number of articles of the Government's Decree No. 06/2008/ND-CP of January 16, 2008, on sanctioning of administrative violations in commercial activities, as follows:
1. To amend and supplement Article 4 as follows:
"Article 4. Sanctioning principles
Principles of sanctioning administrative violations in commercial activities comply with Article 3 of the Ordinance and Article 3 of the Government's Decree No. 128/2008/ND-CP of December 16, 2008, detailing a number of articles of the Ordinance (below referred to as Decree No. 128)."
2. To amend and supplement Article 5 as follows:
"Article 5. Extenuating and aggravating circumstances
Extenuating or aggravating circumstances applicable in sanctioning administrative violations in commercial activities specified in this Decree comply with Articles 8 and 9 of the Ordinance and Article 6 of Decree No. 128."
3. To amend and supplement Clause 5, Article 6 as follows:
"5. The method of counting the statute of limitations for sanctioning administrative violations in commercial activities complies with Article 9 of Decree No. 128."
4. To amend and supplement Clause 6, Article 6 as follows:
"6. Past the statute of limitations specified in Clause 1, 2, 3 or 4 of this Article, a violator shall not be sanctioned for his/her administrative violation but is still subject to the remedies specified in Clause 3, Article 12 of the Ordinance if this Decree provides for the application of remedies with respect to such violation."
5. To amend and supplement Article 7 as follows:
"Article 7. Time limit after which violators are regarded as having not yet been administratively handled
1. The time limit after which violators are regarded as having not yet been handled for administrative violations in commercial activities complies with Clause 1, Article 11 of the Ordinance and Article 7 of Decree No. 128.
2. The method of counting the time limit after which violators are regarded as having not yet been handled for administrative violations in commercial activities complies with Article 9 of Decree No. 128."
6. To amend and supplement Point b, Clause 3, Article 8 as follows:
"b/ Confiscation of material evidence or means used in administrative violations will apply when this Decree provides for the application of additional sanctions with respect to such violations. Material evidence or means used in administrative violations include things, cash, goods, tools and means directly related to administrative violations. Material evidence and means which are appropriated or illegally used by violators shall not be confiscated but shall be returned to their lawful owners or managers or users under Clause 2. Article 17 of the Ordinance and Clause 2, Article 12 of Decree No. 128."
7. To amend and supplement Clause 6, Article 8 as follows:
"6. Past the time limit for issuing a sanctioning decision under Clause 1, Article 56 of the Ordinance and Article 23 of Decree No. 128, the person with sanctioning competence may not issue such decision but shall still issue a decision to confiscate material evidence used in an administrative violation which is banned from sale or circulation and apply remedies if this Decree provides for confiscation as an additional sanction and remedy for such violation."
8. To amend and supplement Clause 2, Article 9 as follows:
"2. Persons with sanctioning competence shall sanction administrative violations in commercial activities according to their competence. Authorization of administrative sanctioning complies with Article 41 of the Ordinance and Article 16 of Decree No. 128.'*
9. To amend and supplement Article 10 as follows:
"Article 10. Violations of regulations on enterprise registration certificates
1. A fine of between VND 1 million and 3 million shall be imposed for trading in business lines or commodities or at places other than those indicated in enterprise registration certificates.
2. A fine of between VND 3 million and 5 million shall be imposed for doing business as enterprises without enterprise registration certificates as required.
3. A fine of between VND 5 million and 10 million shall be imposed for continuing doing business when having enterprise registration certificates revoked by competent state management agencies.
4. A fine doubling the fine specified in Clauses 1 thru 3 of this Article shall be imposed for trading in goods or services restricted from business or subject to conditional business or goods subject lo application of the urgent measure of forced recall, sale suspension or conditional sale by competent state management agencies or for which a license is required.
5. The provisions of Clauses 1 thru 4 of this Article are also applicable to sanctioning violations of regulations on investment licenses, investment certificates and operation registration certificates of enterprises' branches and representative offices in provinces and cities."
10. To amend and supplement Article 11 as follows:
"Article 11. Violations of regulations on business household registration certificates
1. Caution or a fine of between VND 100,000 and 300,000 shall be imposed for trading in business lines or commodities or at places other than those indicated in business household registration certificates.
2. A fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for doing business as business households without business household registration certificates as required.
3. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for continuing doing business when having business household registration certificates revoked by competent state management agencies.
4. A fine doubling the fine specified in Clauses 1 thru 3 of this Article shall be imposed for trading in goods or services restricted from business or subject to conditional business or goods subject to application of the urgent measure of forced recall, sale suspension or conditional sale or for which a license is required."
11. To amend and supplement Article 12 as follows:
"Article 12. Sanctioning of administrative violations in business registration
Administrative violations of regulations on business registration procedures, business offices and places or traders' signboards and other violations of regulations on enterprise registration certificates or business household registration certificates shall be sanctioned under regulations on sanctioning of administrative violations in relevant state management domains."
12. To amend and supplement Article 18 as follows:
"Article 18. Violations of regulations on goods banned from business
1. Caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for trading in goods banned from business which are valued at up to VND 5 million.
2. A fine of between VND 1 million and 2 million shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving goods valued at between over VND 5 million and 10 million.
3. A fine of between VND 2 million and 3 million shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving goods valued at between over VND 10 million and 20 million.
4. A fine of between VND3 million and 5 million shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving goods valued at between over VND 20 million and 30 million.
5. A fine of between VND 5 million and 10 million shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving goods valued at between over VND 30 million and 50 million.
6. A fine of between VND 10 million and 20 million shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving goods valued at between over VND 50 million and 70 million.
7. A fine of between VND 20 million and 30 million shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving goods valued at between over VND 70 million and under 100 million.
8. A fine of between VND 30 million and 35 million shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving goods valued at VND 100 million or more if violators are not subject to penal liability examination.
9. A fine doubling the fine specified in Clauses 1 thru 8 of this Article shall be imposed in either of the following cases:
a/ Violations are committed by producers, subcontract producers, processors, manufacturers, recyclers, classifiers, assemblers, bottlers, chargers, packers or importers of goods banned from business;
b/ Goods banned from business are toxic chemicals, preventive and curative medicines for human use, veterinary drugs, plant protection drugs, food additives, food processing aids, irradiated food, genetically modified food and medical equipment not yet permitted for use in Vietnam.
10. The fines specified in Clauses 1 thru 9 of this Article shall also be imposed on:
a/ Owners or operators of vehicles who transport goods banned from business;
b/ Owners of warehouses, wharves, storing yards or houses who store or hide goods banned from business;
c/ Goods delivery service providers who deliver goods banned from business.
11. Additional sanctions and remedies:
a/ Forced destruction of goods or articles harmful to human or animal health, plants or the environment, toys harmful to child personality education and health, and harmful cultural products, for the violations specified in this Article. When forced destruction is inapplicable or violators fail to destroy the goods, such goods shall be confiscated for destruction under regulations;
b/ Confiscation of goods banned from business, for the violations specified in this Article, except cases specified at Point a, Clause 11 of this Article;
c/ Confiscation of material evidence or means used for production, subcontract production, processing, manufacture, re-processing, classification, assembly, bottling, charging or packing of goods banned from business, for the violations specified at Point a, Clause 9 of this Article;
d/ Confiscation of vehicles carrying goods banned from business, for the violations specified at Points a and c, Clause 10 of this Article, if such violations are intentional in any of the following cases: involved goods are valued at over VND 70 million; repeated violations or recidivism; using number plates of other vehicles or number plates not granted by competent state management agencies; using vehicles converted for transporting banned goods; shirking or obstructing persons on duty, except the cases specified in Clause 2. Article 17 of the Ordinance and Clause 2, Article 12 of Decree No. 128."
13. To amend and supplement Article 22 as follows:
"Article 22. Sanctioning of acts of trading in illegal imports
1. Caution or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for trading in illegal imports valued at up to VND 5 million.
2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving imports valued at between over VND 5 million and 10 million.
3. A fine of between VND 1 million and 2 million shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving imports valued at between over VND 10 million and 20 million.
4. A fine of between VND 2 million and 3 million shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving imports valued at between over VND 20 million and 30 million.
5. A fine of between VND 3 million and 5 million shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving imports valued at between over VND 30 million and 50 million.
6. A fine of between VND 5 million and 7 million shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving imports valued at between over VND 50 million and 70 million.
7. A fine of between VND 7 million and 10 million shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving imports valued at between over VND 70 million and under 100 million.
8. A fine of between VND 10 million and 20 million shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving imports valued at VND 100 million or more.
9. A fine doubling the fine specified in Clauses 1 thru 8 of this Article shall be imposed in either of the following cases:
a/ Illegal imports are banned or suspended from import;
b/ Violators directly import such goods.
10. Violators who illegally import goods valued at VND 100 million or more but are not subject to penal liability examination shall be fined at the levels specified in Clauses 8 and 9 of this Article.
11. The fines specified in Clauses 1 thru 10 of this Article shall also be imposed on:
a/ Owners or operators of vehicles who intentionally transport illegal imports;
b/ Owners of warehouses, wharves, storing yards or houses who intentionally store or hide illegal imports;
c/ Goods delivery service providers who intentionally deliver illegal imports.
12. For illegal imports banned from business, violators shall be administratively sanctioned under Article 18 of this Decree; illegally imported liquor and tobacco shall be handled under relevant regulations on administrative sanctioning.
13. Additional sanctions and remedies:
a/ Forced destruction of goods or articles harmful to human or animal health, plants or the environment, toys harmful to child personality education and health, and harmful cultural products, for the violations specified in this Article. When forced destruction is inapplicable or violators fail to destroy the goods, such goods shall be confiscated for destruction under regulations;
b/ Confiscation of illegal imports, for the violations specified in this Article, except the cases specified at Point a, Clause 13 of this Article;
c/ Confiscation of vehicles carrying illegal imports, for the violations specified at Points a and c, Clause 11 of this Article in any of the following cases: illegal imports are valued at VND 100 million or more; repeated violations or recidivism; using number plates of other vehicles or number plates not granted by competent slate management agencies; using vehicles converted for transporting illegal imports; or shirking or obstructing persons on duty, except the cases specified in Clause 2, Article 17 of the Ordinance and Clause 2, Article 12 of Decree No. 128."
14. To amend and supplement Article 23 as follows:
"Article 23. Violations of regulations on goods labeling
1. Trading in goods with hidden, torn or faded labels (including supplementary labels) which are wholly or partially unreadable; goods with labels which are printed with improper font sizes of Vietnamese and foreign languages, language and units of measurement, shall be sanctioned as follows;
a/ Caution or a fine of between VND 50,000 and 100,000, if involved goods are valued at up to VND 5 million;
b/ A fine of between VND 100,000 and 200,000, if involved goods are valued at between over VND 5 million and 10 million;
c/ A fine of between VND 200,000 and 500,000, if involved goods are valued at between over VND 10 million and 20 million;
d/ A fine of between VND 500,000 and 1,000,000, if involved goods arc valued at between over VND 20 million and 30 million;
e/ A fine of between VND 1 million and 3 million, if involved goods are valued at between over VND 30 million and 50 million;
f/ A fine of between VND 3 million and 5 million, if involved goods are valued at between over VND 50 million and 70 million;
g/ A fine of between VND 5 million and 7 million, if involved goods are valued at between over VND 70 million and 100 million;
h/ A fine of between VND 7 million and 10 million, if involved goods are valued at over VND 100 million.
2. Trading in goods with labels (including supplementary labels) or attached documents which are printed with incomplete or incorrect compulsory contents based on the goods' characteristics under the law on goods labeling; imports with original labels in a foreign language without supplementary labels in Vietnamese as required, shall be sanctioned as follows:
a/ Caution or a fine of between VND 100,000 and 200,000. if involved goods are valued at up to VND 5 million;
b/ A fine of between VND 200,000 and 500,000, if involved goods are valued at between over VND 5 million and 10 million;
c/ A fine of between VND 500,000 and 1,000,000, if involved goods are valued at between over VND 10 million and 20 million;
d/ A fine of between VND 1 million and 2 million, if involved goods are valued at between over VND 20 million and 30 million;
e/ A fine of between VND 2 million and 5 million, if involved goods are valued at between over VND 30 million and 50 million;
f/ A fine of between VND 5 million and 7 million, if involved goods are valued at between over VND 50 million and 70 million;
g/ A fine of between VND 7 million and 10 million, if involved goods are valued at between over VND 70 million and 100 million;
h/ A fine of between VND 10 million and 15 million, if involved goods are valued at over VND 100 million.
3. Trading in goods with labels containing images, pictures, letters, signs, symbols, medals, prizes and other information which are untruthful about such goods; goods with labels (including original or supplementary labels of imports) which are erased or modified to distort information on such goods, shall be sanctioned as follows:
a/ Caution or a fine of between VND 200,000 and 500,000, if involved goods are valued at up to VND 5 million;
b/ A fine of between VND 500,000 and 1,000,000, if involved goods are valued at between over VND 5 million and 10 million;
c/ A fine of between VND 1 million and 2 million, if involved goods arc valued at between over VND 10 million and 20 million;
d/ A fine of between VND 2 million and 5 million, if involved goods are valued at between over VND 20 million and 30 million;
e/ A fine of between VND 5 million and 8 million, if involved goods are valued at between over VND 30 million and 50 million;
f/ A fine of between VND 8 million and 12 million, if involved goods are valued at between over VND 50 million and 70 million;
g/ A fine of between VND 12 million and 16 million, if involved goods are valued at between over VND 70 million and 100 million;
h/ A fine of between VND 16 million and 20 million, if involved goods are valued at over VND 100 million.
4. Trading in unlabeled goods for which labels are required under regulations or imports without original labels or with original labels which have been fraudulently exchanged shall be sanctioned as follows:
a/ Caution or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000, if involved goods are valued at up to VND 5 million;
b/ A fine of between VND 1 million and 2 million, if involved goods are valued at between over VND 5 million and 10 million;
c/ A fine of between VND 2 million and 5 million, if involved goods are valued at between over VND 10 million and 20 million;
d/ A fine of between VND 5 million and 10 million, if involved goods are valued at between over VND 20 million and 30 million;
e/ A fine of between VND 10 million and 15 million, if involved goods are valued at between over VND 30 million and 50 million;.
f/ A fine of between VND 15 million and 20 million, if involved goods are valued at between over VND 50 million and 70 million:
g/ A fine of between VND 20 million and 25 million, if involved goods are valued at between over VND 70 million and 100 million;
h/ A fine of between VND 25 million and 30 million, if involved goods are valued at over VND 100 million.
5. A fine doubling the fine specified in Clauses 1 thru 4 of this Article in either of the following cases:
a/ Violations involve food, curative and preventive medicines, functional food, cosmetics, animal feeds, fertilizers, veterinary drugs, plant protection drugs, plant varieties, animal breeds, cement, construction steel and helmets for motorcycle riders;
b/ Violations are committed by goods producers, subcontract producers, processors, mixers, manufacturers, re-processors, bottlers, chargers, packers, assemblers or importers.
6. Giving untruthful information on the shelf life of goods on labels shall be sanctioned under Article 26 of this Decree.
7. Trading in goods with fake labels or packings under Point b. Clause 8, Article 3 of this Decree shall be sanctioned under Article 24 of this Decree.
8. Remedies:
a/ Forced recall of marketed goods with violating labels, for the violations specified in this Article;
b/ Forcing traders responsible for goods labeling to remedy label-related violations, for the violations specified in this Article;
c/ Forced destruction of goods which are unsafe for humans, livestock or plants or affect the environment, for the violations specified in Clauses 1 thru 5 of this Article. When forced destruction is inapplicable or violators fail to destroy the goods, such goods shall be confiscated for destruction under regulations."
15. To amend and supplement Article 24 as follows:
"Article 24. Sanctioning of trading in fake goods
1. Caution or a fine of between VND 300.000 and 500,000 shall be imposed for trading in fake goods valued at up to VND 1 million.
2. A fine of between VND 500,000 and 1.000,000 shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving goods valued at between over VND 1 million and 3 million.
3. A fine of between VND 1 million and 2 million shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving goods valued at between over VND 3 million and 5 million.
4. A fine of between VND 2 million and 5 million shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving goods valued at between over VND 5 million and 10 million.
5. A fine of between VND 5 million and 10 million shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving goods valued at between over VND 10 million and 20 million.
6. A fine of between VND 10 million and 20 million shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving goods valued at between over VND 20 million and 30 million.
7. A fine of between VND 20 million and 30 million shall be imposed for the violations specified in Clause 1 of this Article involving goods valued at VND 30 million or more if violators are not subject to penal liability examination.
8. A fine doubling the fines specified in Clauses 1 thru 7 of this Article shall be imposed in either of the following cases:
a/ Violations are committed by producers, processors, mixers, subcontract producers, assemblers, re-processors, manufacturers, classifiers, bottlers, chargers, packers or importers of fake goods;
b/ Fake goods are food, curative or preventive medicines, animal feeds, fertilizers, veterinary drugs, plant protection drugs, plant varieties or animal breeds, if violators are not subject to penal liability examination.
9. Trading in fake goods specified at Point c, Clause 8, Article 3 of this Decree shall be sanctioned under regulations on sanctioning of administrative violations in relevant state management domains.
10. Additional sanctions and remedies:
a/ Forced destruction of fake goods which are unusable, unsafe and harmful to production, human or livestock health, plants or the environment, for the violations specified in this Article. When forced destruction is inapplicable or violators fail to destroy the goods, such goods shall be confiscated for destruction under regulations.
b/ Forced removal of untruthful elements on goods labels or packings, for the violations specified in this Article but not specified at Point a, Clause 10 of this Article. When it is impossible to remove the untruthful elements or violators fail to remove them, such goods shall be confiscated and handled under regulations;
c/ Confiscation of material evidence and means used for making fake goods, for the violations specified at Point a. Clause 8 of this Article."
16. To amend and supplement Point d, Clause 1, Article 30 as follows:
"d/ Failing to organize registered trade fairs or exhibitions in Vietnam or modifying registered contents without notifying in writing such to competent state agencies within the specified time limit or without obtaining competent state agencies' certification of such modification."
17. To amend and supplement Point g, Clause 2, Article 30 as follows:
"g/ Displaying at fairs or exhibitions goods without labels or with labels incompliant with the law on goods labeling, except goods temporarily imported for display at fairs or exhibitions then re-exported;"
18. To amend and supplement Article 61 as follows:
"Article 61. Principles of determining the sanctioning competence and authorization of sanctioning powers
1. The principles of determining the sanctioning competence comply with Article 42 of the Ordinance and Article 15 of Decree No.128.
2. Authorization of sanctioning powers complies with Article 41 of the Ordinance and Article 16of Decree No. 128."
19. To amend and supplement Clause 1, Article 62 as follows:
"1. Administrative sanctioning procedures comply with the Ordinance and Decree No. 128."
20. To amend and supplement Article 63 as follows:
"Article 63. Determination of the value of material evidence and means used in violations as a basis for determining fine levels and sanctioning competence
The value of material evidence and means used in violations as a basis for determining fine levels and sanctioning competence shall be determined under Article 34 of Decree No. 128."
21. To amend and supplement Article 64 as follows:
"Article 64. Application of measures to stop administrative violations and assure their handling
1. In order to promptly stop, and assure the handling of, administrative violations in commercial activities, competent persons may take measures to stop administrative violations and assure their sanctioning under Article 43 of the Ordinance.
2. The Competence and procedures to apply measures to stop, and assure the handling of, administrative violations in commercial activities comply with Articles 44 thru 49 of the Ordinance and Article 17 of Decree No. 128."
22. To amend and supplement Article 65 as follows:
"Article 65. Complaints and denunciations and settlement thereof
Lodging and settlement of complaints and denunciations about sanctioning of administrative violations in commercial activities comply with the law on complaints and denunciations."
23. To amend and supplement Article 68 as follows:
"Article 68. Implementation responsibility
1. The Minister of Industry and Trade shall detail and organize the implementation of this Decree.
2. The Minister of Industry and Trade shall issue forms of sanctioning records and decisions for uniform use in the inspection and sanctioning of administrative violations by market management agencies at all levels within their sanctioning competence.
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees and concerned organizations and individuals shall implement this Decree."
Article 2. Effect
1. This Decree takes effect on February 01, 2011.
2. To annul Article 12 of the Government's Decree No. 107/2008/ND-CP of September 22, 2008, on administrative sanctioning of acts of goods speculation and hoarding, price hiking, rumor spreading, smuggling and trade frauds; and Articles 23, 24 and 25 of the Government's Decree No. 54/2009/ND-CP of June 5, 2009, on sanctioning of administrative violations in the domain of standards, metrology and product and goods quality.
Article 3. Transitional provisions
1. Administrative violations which are committed and for winch records are made before the effective date of this Decree shall be sanctioned under relevant provisions of the Government's Decrees No. 06/2008/ND-CP of January 16, 2008, on sanctioning of administrative violations in commercial activities; No. 107/2008/ND-CP of September 22, 2008, on administrative sanctioning of acts of goods speculation and hoarding, price hiking, rumor spreading, smuggling and trade frauds; and No. 54/2009/ND-CP of June 5, 2009, on sanctioning of administrative violations in the domain of standards, metrology and product and goods quality.
2. Administrative violations for which records are made before the effective date of this Decree but which are sanctioned after the effective date of this Decree shall be sanctioned under this Decree if they arc subject to no administrative sanctioning or to lighter sanctioning forms and levels under this Decree.
Article 4. Implementation responsibilities
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People's Committees and concerned organizations and individuals shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |