Nghị định 06/2008/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại
Số hiệu: | 06/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/01/2018 | Ngày hiệu lực: | 13/02/2008 |
Ngày công báo: | 29/01/2008 | Số công báo: | Từ số 79 đến số 80 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2008/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2008 |
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
2. Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân;
b) Vi phạm quy định về thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hàng hóa của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam;
c) Vi phạm quy định về lưu thông, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường;
d) Vi phạm quy định về hoạt động xúc tiến thương mại;
đ) Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
e) Vi phạm quy định về hoạt động trung gian thương mại;
g) Vi phạm quy định về hoạt động thương mại khác.
4. Các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại không trực tiếp quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại bị xử phạt theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
2. Hàng hóa gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai.
3. Hàng hóa lưu thông trên thị trường là hàng hóa đang trên đường vận chuyển, đang bày bán, để tại kho, bến, bãi, tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc tại địa điểm khác.
4. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp được thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; tổ chức tín dụng được thành lập theo Luật các Tổ chức tín dụng; tổ chức bảo hiểm được thành lập theo Luật Kinh doanh bảo hiểm và các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
5. Hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
6. Dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bao gồm: uỷ thác xuất khẩu, uỷ thác nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập được quy định tại Luật Thương mại và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại.
7. Hàng hóa nhập lậu bao gồm:
a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định;
b) Hàng hóa nhập khẩu có điều kiện hoặc phải có giấy phép mà không có giấy tờ hoặc giấy phép của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp kèm theo hàng hóa;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hoá đơn, chứng từ kèm theo theo quy định hoặc có nhưng không đủ hoá đơn, chứng từ hoặc có hoá đơn, chứng từ nhưng qua điều tra, xác minh của cơ quan chức năng xác định là hoá đơn, chứng từ không hợp pháp như hoá đơn giả, hoá đơn lập khống, hoá đơn mua bán bất hợp pháp, hoá đơn đã qua sử dụng;
đ) Hàng hóa nhập khẩu quy định phải dán tem hàng nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
a) Giả chất lượng và công dụng: hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hóa;
b) Giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: hàng hóa giả mạo tên, địa chỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa; hàng hóa giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa;
c) Giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý; hàng hóa là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan;
d) Các loại đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem chất lượng, tem chống giả, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa có nội dung giả mạo tên, địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa (sau đây gọi tắt là tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả);
đ) Đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nếu pháp luật có quy định riêng thì áp dụng các quy định đó để xác định hàng giả.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Điều 3 và Điều 4 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng nặng áp dụng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định tại các Điều 8, Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại là một năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; hành vi buôn lậu, buôn bán hoặc vận chuyển hàng nhập lậu; hành vi sản xuất kinh doanh hàng giả thì thời hiệu xử phạt là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện.
3. Cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt hành chính. Thời hiệu xử phạt là ba tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ việc vi phạm.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này nếu cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới được quy định tại Nghị định này hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
5. Cách tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
6. Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này thì cá nhân, tổ chức vi phạm không bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính nếu Nghị định này có quy định việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
1. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 7 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Cách tính thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính phải căn cứ vào các chế tài đã được Nghị định này quy định đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
2. Mỗi hành vi vi phạm hành chính chỉ áp dụng một hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền:
a) Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và nếu Nghị định này có quy định hình thức xử phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm hành chính đó;
b) Phạt tiền được áp dụng khi không có các tình tiết quy định tại điểm a khoản này và theo khung tiền phạt quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính như sau:
Đối với hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì mức tiền phạt cụ thể là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức tối đa;
Đối với hành vi vi phạm hành chính có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt;
Đối với hành vi vi phạm hành chính có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên, nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm cụ thể cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như sau:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề và nếu Nghị định này có quy định hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm hành chính đó;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính được áp dụng khi Nghị định này có quy định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm hành chính đó. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bao gồm vật, tiền, hàng hóa, công cụ, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính. Không tịch thu tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra hoặc các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định này nhằm xử lý triệt để vi phạm, loại trừ nguyên nhân, điều kiện tái phạm, khắc phục mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
5. Hình thức xử phạt chính được áp dụng độc lập hoặc kèm theo hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 6 và khoản 6 Điều này.
6. Trường hợp quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 21 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc diện cấm lưu hành, lưu thông và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nếu Nghị định này có quy định hình thức xử phạt bổ sung tịch thu và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm và ra quyết định xử phạt kịp thời trong thời hạn pháp luật quy định. Trường hợp vụ việc vi phạm không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản theo đúng quy định và kịp thời chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm tới người có thẩm quyền xử phạt.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại phải xử phạt đúng thẩm quyền. Trường hợp người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính vắng mặt thì uỷ quyền cho cấp phó trực tiếp thực hiện việc xử phạt theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 14 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Nghiêm cấm hành vi bao che, cản trở việc xử phạt; nghiêm cấm việc giữ lại các vụ việc có dấu hiệu tội phạm để xử phạt vi phạm hành chính hoặc chia tách vụ việc vi phạm để giữ lại xử phạt cho phù hợp với thẩm quyền của cấp mình.
4. Các trường hợp đã ra quyết định xử phạt không đúng thẩm quyền, đối tượng vi phạm, hành vi vi phạm; áp dụng không đúng hình thức, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; xử phạt không đúng thời hiệu, thời hạn xử phạt thì tuỳ theo trường hợp cụ thể phải sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định không đúng pháp luật.
5. Việc xử lý trách nhiệm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 66 Nghị định này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này trong trường hợp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện hoặc hàng hóa đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thu hồi, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép.
5. Các quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này cũng được áp dụng để xử phạt đối với hành vi vi phạm về Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện của thương nhân là tổ chức kinh tế tại các tỉnh, thành phố.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng ngành nghề, mặt hàng, địa điểm kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này trong trường hợp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện hoặc hàng hóa đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thu hồi, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép.
Đối với các vi phạm hành chính về thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư; về trụ sở, địa điểm kinh doanh, biển hiệu của thương nhân và các vi phạm khác về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cá nhân, tổ chức kinh tế thì áp dụng theo các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hoạt động trong thời hạn quy định sau khi được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc đăng báo để thông báo về hoạt động của Văn phòng đại diện hoặc nội dung đăng báo không đúng, không đầy đủ theo quy định;
c) Không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn quy định về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đăng ký;
d) Kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc đăng báo, niêm yết công khai khi chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện hoặc cho thuê lại trụ sở Văn phòng đại diện hoặc hoạt động không đúng địa chỉ ghi trong Giấy phép;
b) Không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không trung thực về hoạt động của Văn phòng đại diện với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy phép theo quy định;
c) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Văn phòng đại diện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
d) Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo quy định;
đ) Ngừng hoạt động quá thời hạn quy định mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
e) Tự viết thêm, tẩy xoá, sửa chữa nội dung trong Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện được cấp.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện;
b) Hoạt động không đúng nội dung ghi trong Giấy phép của Văn phòng đại diện;
c) Thực hiện thêm chức năng đại diện cho thương nhân nước ngoài khác;
d) Người đứng đầu Văn phòng đại diện kiêm nhiệm người đứng đầu Chi nhánh của cùng thương nhân nước ngoài đó tại Việt Nam;
đ) Người đứng đầu Văn phòng đại diện kiêm nhiệm người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài để ký kết hợp đồng mà không có uỷ quyền bằng văn bản của thương nhân nước ngoài;
e) Người đứng đầu Văn phòng đại diện kiêm nhiệm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
g) Người đứng đầu Văn phòng đại diện giao kết, sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã giao kết của thương nhân nước ngoài mà không có văn bản uỷ quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài cho từng lần giao kết, sửa đổi, bổ sung trừ trường hợp pháp luật cho phép;
h) Thuê, muợn hoặc cho thuê, cho mượn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân nước ngoài đã chấm dứt hoạt động;
b) Tiếp tục hoạt động sau khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hoặc Giấy phép hết hạn, không được gia hạn.
5. Ngoài việc áp dụng các hình thức xử phạt nêu trên, người có thẩm quyền xử phạt phải kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong các trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 1; điểm b, điểm c, điểm đ khoản 2 và điểm b, điểm h khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hoạt động trong thời hạn quy định sau khi được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc đăng báo để thông báo về hoạt động của Chi nhánh hoặc nội dung đăng báo không đúng, không đầy đủ theo quy định;
c) Không thông báo với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn quy định về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đăng ký;
d) Kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh;
đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc đăng báo, niêm yết công khai khi chấm dứt hoạt động của Chi nhánh.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có trụ sở Chi nhánh hoặc cho thuê lại trụ sở Chi nhánh hoặc hoạt động không đúng địa chỉ ghi trong Giấy phép;
b) Không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo không trung thực về hoạt động của Chi nhánh với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đã cấp Giấy phép theo quy định;
c) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy phép thành lập Chi nhánh theo quy định;
đ) Ngừng hoạt động quá thời hạn quy định mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
e) Tự viết thêm, tẩy xoá, sửa chữa nội dung trong Giấy phép thành lập Chi nhánh được cấp.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép thành lập Chi nhánh;
b) Hoạt động không đúng nội dung ghi trong Giấy phép thành lập Chi nhánh;
c) Thực hiện chức năng đại diện cho thương nhân nước ngoài khác;
d) Người đứng đầu của Chi nhánh kiêm nhiệm người đại diện theo pháp luật của Văn phòng đại diện của cùng thương nhân nước ngoài đó tại Việt Nam;
đ) Người đứng đầu của Chi nhánh kiêm nhiệm người đại diện theo pháp luật của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài khác tại Việt Nam;
e) Thuê hoặc cho thuê Giấy phép thành lập Chi nhánh.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp tục hoạt động sau khi thương nhân nước ngoài đã chấm dứt hoạt động;
b) Tiếp tục hoạt động sau khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh hoặc Giấy phép hết hạn, không được gia hạn.
5. Ngoài việc áp dụng các hình thức xử phạt nêu trên, người có thẩm quyền xử phạt phải kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh trong các trường hợp vi phạm quy định tại điểm a, điểm d khoản 1; điểm b, điểm c, điểm đ khoản 2 và điểm b, điểm e khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai không trung thực nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
b) Không khai báo về việc mất Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép lập cơ sở bán lẻ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định khi thay đổi một trong các nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
b) Không thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép lập cơ sở bán lẻ trong trường hợp Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bị mất, bị rách, bị nát, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức mạng lưới mua gom hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu trái với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam trái với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam hoặc không phù hợp với pháp luật Việt Nam;
d) Hoạt động ngoài phạm vi nội dung được ghi trong Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy phép lập cơ sở bán lẻ;
đ) Lập cơ sở bán lẻ trái phép tại Việt Nam.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động sau khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hoặc Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ hết hạn không được gia hạn.
5. Ngoài việc áp dụng các hình thức xử phạt nêu trên, người có thẩm quyền xử phạt phải kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đối với vi phạm quy định tại Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu;
b) Không đăng ký địa chỉ liên lạc với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Không làm thủ tục sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu theo quy định;
d) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam sau khi được cấp hoặc được sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc báo cáo thường niên, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân theo quy định hoặc báo cáo không đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn;
b) Không gửi văn bản thông báo về việc chấm dứt hoạt động tới cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hoặc gửi văn bản thông báo không đúng thời hạn trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động theo quy định;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về việc công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam khi dự kiến chấm dứt hoạt động.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu;
b) Mua hàng hóa để xuất khẩu hoặc bán hàng hóa nhập khẩu với thương nhân Việt Nam không có đăng ký kinh doanh các loại hàng hóa đó;
c) Xuất khẩu, nhập khẩu loại hàng hóa không đúng với loại hàng hóa được quyền xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu được cấp, được sửa đổi, bổ sung, gia hạn.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa sau khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hết hạn không được gia hạn.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập hoặc đình chỉ xuất khẩu đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và khoản 4 Điều này.
6. Ngoài việc áp dụng các hình thức xử phạt nêu trên, người có thẩm quyền xử phạt phải kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi môi giới hoặc chứa chấp hoạt động kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục cấm kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục cấm kinh doanh.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Điều này.
4. Ngoài việc áp dụng các hình thức xử phạt nêu trên, người có thẩm quyền xử phạt phải kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh có giá trị đến 5.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
8. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này đối với một trong những trường hợp sau đây:
a) Hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức sản xuất, gia công, chế biến, chế tác, tái chế, phân loại, lắp ráp, sang chiết, nạp, đóng gói, nhập khẩu hàng hóa cấm kinh doanh;
b) Hàng hóa cấm kinh doanh là hoá chất độc hại, các loại thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen và các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam.
9. Các mức phạt tiền quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này cũng được áp dụng xử phạt đối với:
a) Chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh;
b) Chủ kho tàng, bến, bãi, nhà ở có hành vi cố ý chứa chấp, cất giấu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh;
c) Cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa có hành vi cố ý giao nhận hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh.
10. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em và văn hoá phẩm độc hại đối với vi phạm quy định tại Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định;
b) Tịch thu hàng hóa cấm kinh doanh đối với vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp đã áp dụng quy định tại điểm a khoản 10 Điều này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để sản xuất, gia công, chế biến, chế tác, tái chế, phân loại, lắp ráp, sang chiết, nạp, đóng gói hàng hóa cấm kinh doanh đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
d) Tịch thu phương tiện vận chuyển hàng hóa cấm kinh doanh đối với vi phạm tại điểm a và điểm c khoản 9 Điều này nếu thuộc một trong các trường hợp: hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng; vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; sử dụng biển kiểm soát không phải của phương tiện vận chuyển đó hoặc biển kiểm soát phương tiện không phải do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; có hành vi trốn tránh hoặc cản trở người thi hành công vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
11. Ngoài việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên, người có thẩm quyền xử phạt phải kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 50.000.000 đồng hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi kinh doanh loại hàng hóa đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp lưu thông phải có điều kiện hoặc giấy phép nhưng không đảm bảo điều kiện hoặc không có giấy phép theo quy định có giá trị đến 5.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 100.000.000 đồng trở lên.
9. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Hành vi kinh doanh loại hàng hóa đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thu hồi hoặc tạm ngừng lưu thông;
b) Hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức sản xuất, gia công, chế biến, chế tác, tái chế, phân loại, lắp ráp, sang chiết, nạp, đóng gói, nhập khẩu loại hàng hóa đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp buộc phải thu hồi, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép.
10. Đối với hành vi kinh doanh loại hàng hóa đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông thì xử phạt theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
11. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hoá phẩm độc hại đối với vi phạm quy định tại Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định;
b) Tịch thu hàng hóa đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 9 Điều này, trừ trường hợp đã áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 11 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cho thuê hoặc cho mượn Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;
b) Tự viết thêm, tẩy xoá, sửa chữa nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không đảm bảo một trong các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe của cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên trực tiếp mua bán hàng hóa, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh không đảm bảo các điều kiện lưu thông theo quy định;
b) Cơ sở kinh doanh không đảm bảo một trong các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định hoặc trong quá trình hoạt động kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định;
c) Kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa điểm, mặt hàng ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp;
d) Không thực hiện đúng các quy định khác có liên quan khi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thuê hoặc mượn Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh;
b) Tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;
c) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh mà không có Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc Giấy phép kinh doanh đã hết hiệu lực.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này nếu hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức sản xuất, gia công, chế biến, chế tác, tái chế, phân loại, lắp ráp, sang chiết, nạp, đóng gói, nhập khẩu loại hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa không bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ, vệ sinh, môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh đến một năm đối với vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cho thuê hoặc cho mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện;
b) Tự viết thêm, tẩy xoá, sửa chữa các nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện không phải là thương nhân theo quy định;
b) Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên trực tiếp mua bán hàng hóa, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ không đảm bảo một trong các yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo quy định.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo các điều kiện lưu thông theo quy định;
b) Cơ sở kinh doanh không đảm bảo một trong các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định hoặc trong quá trình hoạt động kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện theo quy định;
c) Kinh doanh không đúng nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh được cấp;
d) Không thực hiện đúng các quy định khác có liên quan khi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thuê hoặc mượn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh của thương nhân khác hoặc chứng chỉ hành nghề của người khác để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định;
c) Tiếp tục hoạt động kinh doanh khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đã hết hiệu lực.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này nếu hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức sản xuất, gia công, chế biến, chế tác, tái chế, phân loại, lắp ráp, sang chiết, nạp, đóng gói, nhập khẩu loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện.
6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa không bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ, vệ sinh, môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề đến một năm đối với vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
7. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã được quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực chuyên ngành thì xử phạt theo quy định tại các Nghị định đó.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu có giá trị đến 5.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
8. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
b) Hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức trực tiếp nhập khẩu hàng hóa đó.
9. Các mức phạt tiền quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này cũng được áp dụng xử phạt đối với:
a) Chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;
b) Chủ kho tàng, bến, bãi, nhà ở có hành vi cố ý chứa chấp, cất giấu hàng hóa nhập lậu;
c) Cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa có hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.
10. Trường hợp hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh thì xử phạt theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
11. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hoá phẩm độc hại đối với vi phạm quy định tại Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định;
b) Tịch thu hàng hóa nhập lậu đối với vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp đã áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 11 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập lậu đối với vi phạm tại điểm a và điểm c khoản 9 Điều này nếu thuộc một trong các trường hợp: hàng hóa nhập lậu có giá trị từ trên 70.000.000 đồng; vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm; sử dụng biển kiểm soát không phải của phương tiện vận chuyển đó hoặc biển kiểm soát phương tiện không phải do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; có hành vi trốn tránh hoặc cản trở người thi hành công vụ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Đối với một trong các hành vi kinh doanh hàng hóa có nhãn (kể cả nhãn phụ) bị che lấp, rách nát, mờ nhạt không đọc được các nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa hoặc kinh doanh hàng hóa có nhãn trình bày không đúng quy định về cách ghi, ngôn ngữ sử dụng trên nhãn hàng hóa bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
2. Đối với một trong các hành vi kinh doanh hàng hóa có nhãn (kể cả nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo ghi không đủ những nội dung bắt buộc theo quy định hoặc kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài mà không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam theo quy định bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
3. Đối với một trong các hành vi kinh doanh hàng hóa trên nhãn có nội dung không bắt buộc là hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu chất lượng, tiêu chuẩn chất lượng, biểu tượng chất lượng, mã số mã vạch, huy chương, giải thưởng các loại và các thông tin không bắt buộc khác không đúng sự thật; kinh doanh hàng hóa trên nhãn có các nội dung bắt buộc ghi không đúng với thực tế của hàng hóa hoặc không đúng với nội dung công bố chất lượng; kinh doanh hàng hóa có nhãn (kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ của hàng hóa nhập khẩu) bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
4. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu hàng hóa có nhãn vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm về nhãn hàng hóa là của hàng thực phẩm, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, thuốc thú y, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng;
b) Hành vi vi phạm về nhãn hàng hóa là của cá nhân, tổ chức sản xuất, gia công, chế biến, chế tác, tái chế, sang chiết, nạp, đóng gói, lắp ráp, nhập khẩu hàng hóa.
6. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng thì xử phạt theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
7. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa quy định tại điểm b khoản 8 Điều 3 Nghị định này thì xử phạt theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
8. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ và hàng hóa là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan quy định tại điểm c khoản 8 Điều 3 Nghị định này thì áp dụng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
9. Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đình chỉ lưu thông hàng hóa có nhãn vi phạm đối với vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này;
b) Buộc thương nhân sản xuất, chế biến, lắp ráp, nhập khẩu hàng hóa thu hồi hàng hóa có nhãn vi phạm và khắc phục vi phạm về nhãn hàng hóa trước khi tiếp tục đưa hàng hóa ra lưu thông đối với vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này;
d) Buộc tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng giả có giá trị đến 1.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị từ trên 20.000.000 đến dưới 30.000.000 đồng.
7. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 6 Điều này đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức sản xuất, chế biến, gia công, lắp ráp, tái chế, chế tác, phân loại, sang chiết, nạp, đóng gói, nhập khẩu hàng giả;
b) Hàng giả là thực phẩm, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, mỹ phẩm, thuốc thú y, phân bón, xi măng, sắt thép, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi.
8. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, hàng hóa là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan quy định tại điểm c khoản 8 Điều 3 Nghị định này thì áp dụng các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
9. Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng, không đảm bảo an toàn sử dụng, gây hại tới sản xuất, sức khỏe người, vật nuôi, cây trồng, môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy định tại Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định;
b) Buộc loại bỏ yếu tố giả mạo trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa đối với vi phạm quy định tại Điều này nếu không thuộc trường hợp áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 9 Điều này. Trường hợp không thể loại bỏ được yếu tố giả mạo trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc loại bỏ thì tịch thu để xử lý theo quy định;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để làm hàng giả đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.
1. Đối với hành vi kinh doanh các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả quy định tại điểm d khoản 8 Điều 3 Nghị định này bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng nếu tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng đến 100 cái, chiếc, tờ hoặc đơn vị tính tương đương (sau đây gọi tắt là đơn vị);
b) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng nếu tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ trên 100 đơn vị đến 500 đơn vị;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ trên 500 đơn vị đến 1.000 đơn vị;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ trên 1.000 đơn vị đến 2.000 đơn vị;
đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ trên 2.000 đơn vị đến 3.000 đơn vị;
e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ trên 3.000 đơn vị đến 5.000 đơn vị;
g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng từ trên 5.000 đơn vị đến 10.000 đơn vị;
h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả có số lượng trên 10.000 đơn vị.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả của hàng thực phẩm, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, mỹ phẩm, thuốc thú y, phân bón, xi măng, sắt thép, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi;
b) Hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức làm hoặc nhập khẩu tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả đối với vi phạm quy định tại Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng làm tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây có giá trị hàng hóa đến 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa đã quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xoá, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa của hàng hóa đã hết hạn sử dụng hoặc sắp hết hạn sử dụng nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị hàng hóa từ trên 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị hàng hóa từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị hàng hóa từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị hàng hóa từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị hàng hóa từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị hàng hóa trên 30.000.000 đồng.
8. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 7 Điều này đối với một trong các trường hợp sau đây:
a) Hành vi vi phạm là của cá nhân, tổ chức sản xuất, chế biến, gia công, chế tác, tái chế, lắp ráp, đóng gói, nhập khẩu hàng hóa;
b) Hàng hóa vi phạm là của hàng thực phẩm, thuốc phòng và chữa bệnh cho người, mỹ phẩm, thuốc thú y, phân bón, xi măng, sắt thép, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi.
9. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đình chỉ lưu thông, buộc thu hồi hàng hóa có nhãn hoặc bao bì sai phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc tiêu hủy hàng hóa đối với vi phạm quy định tại Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Có lời nói, hành động, thái độ xúc phạm khách hàng, người tiêu dùng khi bán hàng, cung ứng dịch vụ;
b) Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng do nhầm lẫn;
c) Đánh tráo, gian lận hàng hóa, dịch vụ có giá trị dưới 500.000 đồng khi giao hàng, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng;
d) Không đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng do đánh tráo, gian lận hàng hóa, dịch vụ có giá trị dưới 500.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Có lời nói hoặc hành động cung cấp thông tin sai lệch, thiếu trung thực cho khách hàng, người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh;
b) Không cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng, người tiêu dùng trong trường hợp hàng hóa có khiếm khuyết hoặc có khả năng gây nguy hiểm khi sử dụng;
c) Có lời nói, hành động, thái độ ép buộc khách hàng khi mua bán hàng hóa, dịch vụ.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý bớt lại bao bì, phụ tùng, linh kiện thay thế, hàng khuyến mại, tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng kèm theo khi bán hàng, cung cấp dịch vụ;
b) Không thực hiện bảo hành sản phẩm, dịch vụ theo quy định phải bảo hành hoặc tự công bố bảo hành trong thời hạn đã công bố;
c) Gây khó khăn, trở ngại cho khách hàng, người tiêu dùng trong việc bảo hành hàng hóa, dịch vụ.
4. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp hàng hóa giao dịch có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
5. Phạt tiền gấp ba lần mức tiền phạt quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp hàng hóa giao dịch có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
6. Phạt tiền gấp bốn lần mức tiền phạt quy định tại khoản 3 Điều này trong trường hợp hàng hóa giao dịch có giá trị từ trên 50.000.000 đồng.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi khách hàng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc đền bù, trả lại tiền hoặc đổi lại hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng, người tiêu dùng đối với vi phạm quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều này;
c) Buộc trả lại bao bì, phụ tùng, linh kiện thay thế, hàng khuyến mại, tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng kèm theo khi bán hàng, cung cấp dịch vụ đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, tương tự tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;
d) Buộc thực hiện bảo hành sản phẩm, dịch vụ đối với vi phạm quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này.
Đối với các hành vi vi phạm hành chính khác trong hoạt động thương mại về đo lường hàng hóa, chất lượng hàng hóa, dịch vụ; an toàn, vệ sinh thực phẩm; hoá đơn, chứng từ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; giá cả, niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ; cạnh tranh không lành mạnh; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì áp dụng các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu khách hàng phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào khi thực hiện khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử;
b) Thuê hoặc nhận thực hiện dịch vụ khuyến mại mà không có hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo công khai các thông tin theo quy định hoặc không thực hiện đúng cách thức thông báo khuyến mại phải công khai theo quy định khi tổ chức khuyến mại;
b) Không xác nhận chính xác, kịp thời sự tham gia của khách hàng vào chương trình khách hàng thường xuyên.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh theo quy định nếu thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng;
b) Tổ chức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi;
c) Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ mà có tổng thời gian thực hiện vượt quá 90 ngày trong một năm hoặc một chương trình khuyến mại vượt quá 45 ngày;
b) Tổ chức chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ mà có tổng thời gian vượt quá 180 ngày trong một năm hoặc một chương trình khuyến mại vượt quá 90 ngày;
c) Tổ chức chương trình khuyến mại mà giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức được pháp luật cho phép;
d) Tổ chức chương trình khuyến mại mà tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền;
đ) Tổ chức chương trình khuyến mại mà mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại;
e) Sử dụng vé số dự thưởng có hình thức giống với vé xổ số kiến thiết do nhà nước độc quyền phát hành hoặc sử dụng kết quả xổ số của nhà nước để làm kết quả xác định trúng thưởng;
g) Tổ chức hình thức khuyến mại theo quy định phải đăng ký mà không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn quy định hoặc nội dung đăng ký không trung thực, không đầy đủ theo quy định hoặc chưa được xác nhận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
h) Tổ chức khuyến mại mà không thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại hoặc không gửi báo cáo về kết quả trúng thưởng đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn quy định;
i) Không bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng hoặc không giải quyết rõ ràng, nhanh chóng các khiếu nại liên quan đến chương trình khuyến mại.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định trên phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ; phiếu dự thi; vé số dự thưởng; thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận việc mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng trong các chương trình khuyến mại;
b) Không tổ chức công khai việc mở thưởng chương trình khuyến mại mang tính may rủi hoặc không theo thể lệ đã công bố hoặc không có sự chứng kiến của khách hàng;
c) Tổ chức thi và mở thưởng không công khai, không có sự chứng kiến của đại diện khách hàng, không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức thi, mở thưởng khi thực hiện chương trình khuyến mại bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao giải thưởng;
d) Không tổ chức thi và trao giải thưởng theo thể lệ hoặc tổ chức thi và trao giải thưởng không đúng như đã công bố khi thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao giải thưởng;
đ) Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về thời gian, địa điểm thực hiện việc đưa bằng chứng trúng thưởng vào hàng hóa trong trường hợp việc trúng thưởng được xác định trên cơ sở bằng chứng trúng thưởng kèm theo hàng hóa;
e) Không thông báo công khai kết quả trúng thưởng trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức chương trình khuyến mại hoặc tại các điểm bán hàng thuộc chương trình khuyến mại khi khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mở thưởng trước khi hủy bỏ các vé số dự thưởng chưa phát hành;
b) Khuyến mại bằng hình thức giảm giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà giảm giá xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ thuộc diện nhà nước có quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu;
c) Khuyến mại bằng hình thức giảm giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đối với trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện nhà nước quy định giá cụ thể.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc trì hoãn việc thực hiện các cam kết khuyến mại đã công bố công khai, thông báo hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Không thực hiện việc trích nộp ngân sách nhà nước hoặc không báo cáo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn quy định về việc xử lý giá trị giải thưởng không có người trúng thưởng sau khi hết thời hạn trao giải thưởng khi thực hiện chương trình khuyến mại bằng hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham gia các chương trình mang tính may rủi;
c) Chấm dứt việc thực hiện chương trình khuyến mại trước thời hạn đã công bố hoặc đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận trừ trường hợp pháp luật cho phép và đã thực hiện đầy đủ các điều kiện quy định.
8. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nội dung của chương trình dự thi hoặc sử dụng phiếu dự thi để chọn người trao giải thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố có nội dung, hình thức trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
b) Khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng và hàng hóa kém chất lượng;
c) Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng và hàng hóa kém chất lượng;
d) Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức;
đ) Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi;
e) Dùng thuốc chữa bệnh cho người (kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông) để khuyến mại;
g) Tổ chức khuyến mại tại trụ sở cơ quan quản lý nhà nước, trường học, bệnh viện, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
h) Thực hiện các hình thức khuyến mại ngoài các hình thức khuyến mại theo quy định của pháp luật mà không được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
9. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều này nếu hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
10. Đối với các hành vi vi phạm về khuyến mại cạnh tranh không lành mạnh thì áp dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh để xử phạt.
11. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa chưa được phép lưu thông, hàng hóa kém chất lượng đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định;
b) Buộc hủy bỏ kết quả đã mở thưởng và tổ chức mở thưởng lại đối với vi phạm quy định tại điểm e khoản 4, điểm b, điểm c, điểm d khoản 5 và điểm a khoản 6 Điều này;
c) Buộc thu hồi và tiêu hủy nội dung của chương trình dự thi hoặc phiếu dự thi có nội dung, hình thức trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này;
d) Buộc thông báo công khai kết quả trúng thưởng theo quy định đối với vi phạm quy định tại điểm e khoản 5 Điều này;
đ) Tịch thu hàng hóa, tang vật được sử dụng để thực hiện hành vi khuyến mại đối với vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ và điểm e khoản 8 Điều này.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác các nội dung trong hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm;
b) Không niêm yết chủ đề, thời gian tiến hành hội chợ, triển lãm thương mại tại nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại đó trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại;
c) Không báo cáo bằng văn bản với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn quy định về kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm trong nước hoặc tại nước ngoài;
d) Thay đổi, bổ sung nội dung đã đăng ký khi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam mà không thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong thời gian quy định hoặc chưa được sự xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi, bổ sung nội dung đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thay đổi, bổ sung nội dung đã đăng ký khi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài mà không thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong thời gian quy định hoặc chưa được sự xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi, bổ sung nội dung đã đăng ký;
b) Trưng bày hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật mà không có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Trưng bày hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh với hàng thật mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận đó là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
d) Trưng bày hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà không niêm yết rõ hàng hóa đó là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, hàng hóa không hoặc chưa được phép lưu hành, dịch vụ chưa được phép cung ứng tại Việt Nam hoặc hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm, hết hạn sử dụng;
e) Trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu;
g) Trưng bày tại hội chợ, triển lãm hàng hóa (kể cả hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm) không có nhãn hàng hóa hoặc có nhãn hàng hóa không đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
h) Không thực hiện tái xuất khẩu hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam sau khi kết thúc hội chợ, triển lãm trong thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức hội chợ, triển lãm mà không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định hoặc chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm;
b) Tổ chức cho thương nhân, cá nhân, tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài mà không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có sự xác nhận đăng ký bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Sử dụng tên, chủ đề của hội chợ triển lãm có từ ngữ quảng bá chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ triển lãm mà không có bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân;
d) Cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ triển lãm không đúng quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thương nhân nước ngoài trực tiếp tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam;
b) Bán, tặng hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm thương mại mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Bán, tặng hàng hóa tạm xuất khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài thuộc diện xuất khẩu phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền hoặc thuộc diện cấm xuất khẩu mà không có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
d) Tiêu thụ trái phép tại thị trường Việt Nam hàng hóa tạm nhập khẩu tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đã được quy định đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này nếu hành vi vi phạm là của tổ chức kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại.
6. Các hành vi vi phạm quy định về lưu thông, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ tại hội chợ, triển lãm thương mại tổ chức tại Việt Nam thì xử phạt theo các quy định có liên quan tại Nghị định này.
7. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa không hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, hàng hóa cấm nhập khẩu đối với vi phạm quy định tại điểm đ và điểm e khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy hàng giả, hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm, hết hạn sử dụng đối với vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định;
c) Buộc tái xuất hàng hóa đối với vi phạm tại điểm h khoản 2 Điều này trong thời hạn người có thẩm quyền xử phạt quy định. Trường hợp đã bị buộc tái xuất hàng hóa mà không tái xuất trong thời hạn nói trên thì tịch thu hàng hóa;
d) Tịch thu tang vật hoặc số tiền bán hàng thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trưng bày, giới thiệu hàng hóa không có nhãn hàng hóa hoặc nhãn hàng hóa không đúng quy định;
b) Trưng bày, giới thiệu hàng mẫu không đúng với hàng hóa đang kinh doanh về mẫu mã, bao bì, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, giá cả, thời hạn bảo hành;
c) Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác để so sánh với hàng hóa của mình, trừ trường hợp hàng hóa đem so sánh là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trưng bày, giới thiệu loại hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa không hoặc chưa được phép lưu hành, dịch vụ chưa được phép cung ứng tại Việt Nam, hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã công bố, hàng hóa không đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm, hàng hóa hết hạn sử dụng;
b) Trưng bày, giới thiệu loại hàng hóa thuộc danh mục cấm nhập khẩu;
c) Không tái xuất khẩu hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu sau khi kết thúc việc trưng bày, giới thiệu trong thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các vi phạm sau đây:
a) Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng hình thức, phương tiện trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, cảnh quan, môi trường, sức khỏe con người;
b) Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ hoặc sử dụng hình thức, phương tiện trưng bày, giới thiệu trái với truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam;
c) Trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ làm lộ bí mật quốc gia;
d) Tiêu thụ trái phép hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa không hoặc chưa được phép lưu hành tại Việt Nam, hàng hóa cấm nhập khẩu đối với vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nếu không thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp quy định tại điểm đ khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 3 Điều này;
c) Tịch thu tang vật hoặc số tiền bán hàng thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại điểm d khoản 3 Điều này;
d) Buộc tái xuất hàng hóa đối với vi phạm tại điểm c khoản 2 Điều này trong thời hạn người có thẩm quyền xử phạt quy định. Trường hợp đã bị buộc tái xuất hàng hóa mà không tái xuất trong thời hạn nói trên thì tịch thu hàng hóa;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm, hết hạn sử dụng đối với vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định.
Đối với các hành vi vi phạm hành chính về quảng cáo thương mại thì áp dụng các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu mà không được phép bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu hoặc cấm nhập khẩu mà không được phép bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa gây hại cho sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với vi phạm quy định tại Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định;
b) Tịch thu hàng hóa đối với vi phạm quy định tại Điều này nếu không thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự ý tẩy xoá, sửa chữa, bổ sung, thay đổi nội dung hạn ngạch, Giấy phép xuất khẩu, Giấy phép nhập khẩu hàng hóa.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi làm giả, sử dụng trái phép hạn ngạch, Giấy phép xuất khẩu, Giấy phép nhập khẩu hàng hóa.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có hạn ngạch, Giấy phép xuất khẩu, Giấy phép nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập hoặc đình chỉ xuất khẩu đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy hàng hóa gây hại cho người, ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ủy thác hoặc nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;
b) Ủy thác hoặc nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện nhưng cả bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác đều không có hạn ngạch hoặc Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập hoặc đình chỉ xuất khẩu đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập những mặt hàng quy định phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà không có giấy phép theo quy định;
b) Không tái xuất hàng hóa đã quá thời hạn phải tái xuất;
c) Tạm nhập - tái xuất hàng hóa không đúng cửa khẩu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh tạm nhập - tái xuất loại hàng hóa thuộc diện tạm ngừng kinh doanh theo phương thức tạm nhập - tái xuất.
3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất hàng hóa hoặc đình chỉ tạm nhập - tái xuất đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Buộc tái xuất hàng hóa đối với vi phạm tại điểm b khoản 1 Điều này trong thời hạn người có thẩm quyền xử phạt quy định. Trường hợp đã buộc tái xuất hàng hóa mà không tái xuất hàng hóa trong thời hạn nói trên thì tịch thu hàng hóa;
c) Buộc tạm nhập - tái xuất hàng hóa đúng cửa khẩu quy định hoặc đình chỉ tạm nhập - tái xuất hàng hóa đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển khẩu không đúng chủng loại hoặc vượt số lượng hàng hóa đã được quy định trong giấy phép do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Chuyển khẩu hàng hóa không đúng cửa khẩu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển khẩu hàng hóa theo quy định phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà không có giấy phép;
b) Kinh doanh chuyển khẩu loại hàng hóa thuộc diện tạm ngừng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập hoặc đình chỉ chuyển khẩu hàng hóa đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc chuyển khẩu hàng hóa đúng cửa khẩu quy định hoặc đình chỉ chuyển khẩu hàng hóa đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Tịch thu hàng hóa chuyển khẩu không đúng chủng loại, vượt số lượng được phép chuyển khẩu hoặc hàng hóa tạm ngừng kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu quy định tại điểm a khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi quá cảnh hàng hóa không đúng tuyến đường, cửa khẩu được phép quá cảnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quá cảnh loại hàng hóa phải có giấy phép không đúng tuyến đường, cửa khẩu được phép quá cảnh;
b) Hàng hóa quá cảnh lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn được phép.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quá cảnh loại hàng hóa theo quy định phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà không có giấy phép.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiêu thụ trái phép hàng hóa, phương tiện quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam.
5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc quá cảnh hàng hóa đúng tuyến đường, cửa khẩu đối với vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam tại cửa khẩu nhập đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Buộc quá cảnh hàng hóa đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này trong thời hạn người có thẩm quyền xử phạt quy định. Trường hợp đã bị buộc quá cảnh hàng hóa mà không thực hiện trong thời hạn nói trên thì tịch thu hàng hóa;
d) Tịch thu hàng hóa, phương tiện quá cảnh hoặc số tiền thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng miễn thuế quá định lượng quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng miễn thuế không đúng danh mục đăng ký ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế được cấp.
4. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế không dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định hoặc bán hàng miễn thuế xì gà, thuốc lá điếu sản xuất từ nước ngoài và các loại hàng hóa thuộc diện xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định, bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa đến 2.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp giá trị hàng hóa trên 50.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế loại hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế loại hàng hóa không có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp;
c) Tiêu thụ trái phép ra thị trường nội địa các hàng hóa được phép nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tịch thu hàng hóa đối với vi phạm quy định tại khoản 4 và điểm a, điểm b khoản 5 Điều này;
b) Tịch thu hàng hóa hoặc số tiền thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và điểm c khoản 5 Điều này.
7. Ngoài việc áp dụng các hình thức xử phạt nêu trên, người có thẩm quyền xử phạt phải kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế đối với vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp các tài liệu, chứng từ không đúng sự thật với cơ quan có thẩm quyền khi xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
b) Tự ý tẩy xoá, sửa chữa nội dung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm hoặc sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giả;
b) Đưa hàng hóa giả mạo xuất xứ vào lãnh thổ Việt Nam;
c) Xuất khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ.
3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đình chỉ xuất khẩu đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy hàng hóa gây hại cho người, ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này. Trường hợp không thể áp dụng được biện pháp buộc tiêu hủy hoặc cá nhân, tổ chức vi phạm không thực hiện việc tiêu hủy thì tịch thu để tiêu hủy theo quy định;
c) Tịch thu hàng hóa đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này nếu không thuộc trường hợp phải áp dụng biện pháp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Đối với các vi phạm hành chính khác về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, về trao đổi hàng hóa qua biên giới của cư dân biên giới và các dịch vụ có liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không quy định tại Nghị định này thì áp dụng các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thuê đại diện hoặc làm đại diện cho thương nhân khác không có hợp đồng đại diện theo quy định.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thuê đại diện hoặc làm đại diện cho thương nhân khác mà không phải là thương nhân theo quy định.
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân có hành vi kinh doanh môi giới thương mại mà không phải là thương nhân theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi kinh doanh môi giới thương mại mà không phải là thương nhân theo quy định.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi uỷ thác hoặc nhận uỷ thác mua bán hàng hóa không có hợp đồng uỷ thác theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhận uỷ thác mua bán hàng hóa không phù hợp với ngành nghề, mặt hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cá nhân có hành vi giao đại lý hoặc làm đại lý mà không phải là thương nhân theo quy định;
b) Thương nhân giao đại lý hoặc làm đại lý mà không có hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi giao đại lý hoặc làm đại lý mua bán loại hàng hóa, dịch vụ không đúng với ngành nghề, mặt hàng, dịch vụ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép kinh doanh.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức có hành vi giao đại lý hoặc làm đại lý mà không phải là thương nhân theo quy định;
b) Bên giao đại lý hoặc bên làm đại lý mua bán hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo điều kiện quy định về giao đại lý hoặc làm đại lý mua bán hàng hóa, dịch vụ;
c) Không ghi hoặc ghi không đúng tên, biểu trưng của bên giao đại lý trên biển hiệu tại nơi mua, bán hàng đại lý hoặc cơ sở dịch vụ đại lý theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ theo quy định phải dưới hình thức đại lý mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định;
b) Đại lý mua, bán hàng hóa, dịch vụ không đúng với hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng đại lý;
c) Giả mạo danh nghĩa đại lý mua, bán hàng hóa, dịch vụ để kinh doanh;
d) Không thực hiện đúng điều kiện quy định khi thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt được quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với trường hợp đại lý hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện.
6. Các vi phạm khác về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức đại lý thì xử phạt theo các quy định có liên quan tại Nghị định này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi làm dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa mà không có hợp đồng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Làm dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa mà không phải là thương nhân theo quy định;
b) Không niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hóa đấu giá theo quy định;
c) Không trưng bày hàng hóa, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cho phép người theo quy định không được tham gia đấu giá tham gia đấu giá hàng hóa.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức bán đấu giá không theo đúng trình tự, thủ tục quy định.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người mua hàng hóa đấu giá có hành vi thông đồng, thoả thuận với nhau để ghìm giá.
6. Các hành vi tổ chức bán đấu giá hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, buộc thu hồi hoặc tạm ngừng lưu thông, hàng giả, hàng quá hạn sử dụng thì xử phạt theo các quy định có liên quan tại Nghị định này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả bán đấu giá đối với vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thông báo mời thầu không đầy đủ các nội dung theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lập biên bản khi mở thầu hoặc nội dung biên bản mở thầu được lập không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sửa đổi hồ sơ dự thầu sau khi đã mở thầu.
4. Đối với các hành vi vi phạm về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ liên quan đến mua sắm công và sử dụng nguồn vốn nhà nước thì áp dụng các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả đấu thầu đối với vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Các hành vi vi phạm về kinh doanh cho thuê hàng hóa hoặc thuê hàng hóa là hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, buộc thu hồi hoặc tạm ngừng lưu thông, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng quá hạn sử dụng thì xử phạt theo các quy định có liên quan tại Nghị định này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi uỷ quyền giám định hoặc uỷ quyền lại việc giám định mà không có hợp đồng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dịch vụ giám định ngoài lĩnh vực đã đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ giám định không đảm bảo các điều kiện theo quy định;
b) Chỉ định giám định viên thực hiện dịch vụ giám định thương mại không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng con dấu nghiệp vụ trên Chứng thư giám định khi chưa đăng ký con dấu đó với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Thay đổi, bổ sung con dấu nghiệp vụ mà không đăng ký lại với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Không nộp lại con dấu nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bị xóa đăng ký dấu nghiệp vụ;
d) Thực hiện dịch vụ giám định thương mại trong trường hợp việc giám định đó có liên quan đến quyền lợi của chính doanh nghiệp giám định và của giám định viên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại con dấu nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi nhượng quyền thương mại mà không có hợp đồng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung trong hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
b) Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định;
c) Cung cấp thông tin không trung thực, không đầy đủ các nội dung bắt buộc trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại;
d) Ngôn ngữ và những nội dung chủ yếu của hợp đồng nhượng quyền thương mại không đúng quy định;
đ) Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện theo quy định;
e) Không thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc hoặc báo cáo không trung thực, đầy đủ những vấn đề có liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định;
b) Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh nhượng quyền thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hàng hóa lưu thông bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, buộc thu hồi, tạm ngừng lưu thông;
b) Kinh doanh nhượng quyền thương mại đối với những hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép nhưng không đảm bảo điều kiện hoặc không có giấy phép theo quy định;
c) Tiếp tục kinh doanh nhượng quyền thương mại khi đã hết thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đặt gia công hoặc nhận gia công hàng hóa trong thương mại mà không có hợp đồng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đặt gia công hoặc nhận gia công hàng hóa trong nước loại hàng hóa cấm kinh doanh, hàng hóa lưu thông bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, bị thu hồi, tạm ngừng lưu thông.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đặt gia công hàng hóa hoặc nhận gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép mà không được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài loại hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu mà không có chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài để tiêu thụ trong nước loại hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa bị áp dụng biện pháp khẩn cấp cấm lưu thông, bị thu hồi, tạm ngừng lưu thông hoặc hàng giả và hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiêu thụ tại thị trường Việt Nam máy móc, thiết bị thuê, mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu tạm nhập khẩu để thực hiện gia công và sản phẩm gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài không đúng quy định;
b) Giả mạo hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật đối với vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Tịch thu số tiền thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sao chép, tiết lộ, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ chứng từ điện tử do tổ chức cá nhân khác khởi tạo;
b) Vi phạm các quy định về cung cấp điều khoản của hợp đồng khi tiến hành hoạt động thương mại điện tử;
c) Vi phạm các quy định về sử dụng hệ thống thông tin tự động để giao kết hợp đồng trong thương mại điện tử.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Ngăn cản, hạn chế khả năng của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng chứng từ điện tử, giao kết và thực hiện hợp đồng bằng phương tiện điện tử;
b) Ngăn cản, hạn chế khả năng của tổ chức, cá nhân trong việc lựa chọn công nghệ, phương tiện điện tử để tiến hành hoạt động thương mại;
c) Thay đổi, xóa, hủy trái phép một phần hoặc toàn bộ chứng từ điện tử do tổ chức cá nhân khác khởi tạo;
d) Xâm phạm, can thiệp trái phép vào hệ thống thông tin sử dụng cho hoạt động thương mại điện tử của tổ chức, cá nhân khác;
đ) Không tuân thủ những quy định của pháp luật về kinh doanh bằng phương tiện điện tử.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo, chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ chứng từ điện tử do tổ chức cá nhân khác khởi tạo;
b) Khởi tạo, gửi, truyền, nhận, xử lý các chứng từ điện tử nhằm thực hiện hành vi gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, lừa dối hoặc xâm phạm lợi ích người tiêu dùng;
c) Giả mạo địa chỉ hệ thống thông tin của tổ chức, cá nhân khác để thực hiện các hoạt động thương mại hoặc hoạt động liên quan đến thương mại;
d) Phá hoại hệ thống thông tin sử dụng cho hoạt động thương mại điện tử của tổ chức, cá nhân khác.
4. Đối với các hành vi vi phạm khác về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thương mại thì xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đối tượng được tham gia bán hàng đa cấp;
b) Không xuất trình thẻ tham gia bán hàng đa cấp trước khi giới thiệu hàng hóa hoặc tiếp thị bán hàng;
c) Không thông báo đầy đủ những nội dung theo quy định khi bảo trợ một người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp có một trong các hành vi sau đây:
a) Không tuân thủ quy định trong quy tắc hoạt động và chương trình bán hàng của doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền;
b) Sử dụng một cá nhân tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để giới thiệu hoạt động bán hàng mà không nêu rõ tên tuổi, địa chỉ, thời gian tham gia và lợi nhuận thu được từng kỳ hoặc không xuất trình được biên lai xác nhận của cơ quan thuế đã thu thuế của người đó.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người tham gia bán hàng đa cấp có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người được mình bảo trợ tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp trả bất kỳ khoản phí nào dưới danh nghĩa khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác;
b) Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp để người khác tham gia bán hàng đa cấp;
c) Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để người khác tham gia bán hàng đa cấp;
d) Cung cấp thông tin sai lệch về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp có một trong các hành vi sau đây:
a) Không xây dựng hoặc công bố công khai quy tắc hoạt động của doanh nghiệp và người tham gia trong hoạt động bán hàng đa cấp;
b) Không ký hợp đồng bằng văn bản với người tham gia hoặc hợp đồng không có đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định;
c) Không cấp thẻ tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp cho người tham gia hoặc cấp thẻ không theo mẫu quy định;
d) Không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu theo quy định cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
đ) Vi phạm các quy định về chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
e) Không thực hiện khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia;
g) Không thông báo cho người tham gia những hàng hóa thuộc diện không được doanh nghiệp mua lại trước khi người đó tiến hành mua hàng;
h) Không thực hiện chế độ báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không trung thực, không đúng thời hạn với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
i) Không thông báo, không cung cấp đầy đủ hoặc cung cấp không đúng danh sách người tham gia bán hàng đa cấp trước khi những người này triển khai bán hàng hoặc phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định;
k) Không bồi thường cho người tiêu dùng hoặc người tham gia trong các trường hợp theo quy định;
l) Không thường xuyên giám sát hoạt động của người tham gia để đảm bảo người tham gia thực hiện đúng quy tắc hoạt động và chương trình bán hàng của doanh nghiệp;
m) Không đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bán hàng đa cấp, pháp luật về bán hàng đa cấp cho người tham gia;
n) Đào tạo người tham gia không đúng chương trình đào tạo đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp có một trong các hành vi sau đây:
a) Rút hoặc sử dụng một phần hoặc toàn bộ tiền ký quỹ không đúng quy định của pháp luật trừ trường hợp đã chấm dứt hoặc tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp;
b) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng;
c) Thay đổi nội dung của chương trình bán hàng mà không làm thủ tục đề nghị cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp;
d) Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nơi phát triển mạng lưới bán hàng khi phát triển mạng lưới bán hàng ra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà doanh nghiệp không đặt trụ sở chính theo quy định;
đ) Không thực hiện nghĩa vụ được quy định khi tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động;
e) Cố ý cung cấp các thông tin gian dối trong hồ sơ xin cấp Giấy đăng ký bán hàng đa cấp.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp có một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức bán hàng đa cấp khi chưa có Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp;
b) Không thực hiện đúng quy định về hàng hóa được phép kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp.
7. Đối với các hành vi bán hàng đa cấp bất chính thì áp dụng các quy định của pháp luật cạnh tranh để xử phạt.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu hàng hóa đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này.
9. Ngoài việc áp dụng các hình thức xử phạt nêu trên, người có thẩm quyền xử phạt phải kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp đối với vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5 và điểm b khoản 6 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đặt tên gọi của cơ sở kinh doanh là siêu thị, trung tâm thương mại hoặc từ ngữ tương đương bằng tiếng nước ngoài mà không đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định;
b) Nội quy hoạt động của siêu thị, trung tâm thương mại thể hiện không đầy đủ các nội dung theo quy định hoặc không được phê duyệt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
c) Không niêm yết nội quy hoạt động tại siêu thị, trung tâm thương mại;
d) Không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình hoạt động của siêu thị, trung tâm thương mại theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có biển hiệu siêu thị hoặc trung tâm thương mại;
b) Ghi biển hiệu siêu thị hoặc trung tâm thương mại không đúng nội dung và hình thức theo quy định;
c) Kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại mà không phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại theo quy định;
d) Hàng hóa kinh doanh trong siêu thị, trung tâm thương mại không có tên của hàng hóa, dịch vụ và tên của siêu thị hoặc trung tâm thương mại;
đ) Hàng hóa bán trong siêu thị, trung tâm thương mại có chế độ bảo hành mà không ghi rõ thời hạn và địa điểm bảo hành.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán trong siêu thị, trung tâm thương mại các loại hàng hóa có chứa chất phóng xạ hoặc thiết bị phát bức xạ i-on hoá quá mức độ cho phép; vật liệu nổ, các chất hoá lỏng, chất khí dễ cháy nổ; các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và hàng hóa có chứa hoá chất độc hại thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định.
4. Đối với các hành vi vi phạm khác về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong siêu thị, trung tâm thương mại thì xử phạt theo các quy định có liên quan tại Nghị định này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của nhân viên của Sở Giao dịch hàng hóa thực hiện việc môi giới mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với Sở Giao dịch hàng hóa có một trong các hành vi sau đây:
a) Kê khai không chính xác hoặc không kịp thời các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa;
b) Từ chối chấp thuận tư cách thành viên Sở Giao dịch hàng hóa mà không trả lời bằng văn bản hoặc không nêu rõ lý do của việc từ chối.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với thương nhân có một trong các hành vi sau đây:
a) Tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài không đúng lộ trình, phạm vi và điều kiện theo quy định của pháp luật;
b) Thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa mà không phải là thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa có một trong các hành vi sau đây:
a) Không đảm bảo hạch toán riêng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa của từng khách hàng và của chính mình;
b) Không thông báo cho khách hàng về lý do chấm dứt tư cách thành viên và việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng uỷ thác của khách hàng;
c) Không lưu giữ hợp đồng uỷ thác giao dịch, các lệnh uỷ thác giao dịch và các yêu cầu điều chỉnh hoặc hủy lệnh uỷ thác giao dịch của khách hàng;
d) Không lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch cho khách hàng và cho chính mình;
đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc thông báo các giao dịch cho khách hàng theo quy định;
e) Không ký hợp đồng ủy thác giao dịch bằng văn bản với khách hàng theo quy định của pháp luật hoặc thực hiện giao dịch cho khách hàng khi chưa nhận được lệnh uỷ thác giao dịch từ khách hàng;
g) Làm môi giới mà không có hợp đồng với khách hàng theo quy định;
h) Nhận uỷ thác giao dịch cho khách hàng không đúng quy định.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với Thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa có một trong các hành vi sau đây:
a) Lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại phát sinh hoặc bảo đảm một phần lợi nhuận cho khách hàng;
b) Sử dụng giá giả tạo và các biện pháp gian lận khác khi môi giới cho khách hàng;
c) Thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa mà không phải là thành viên môi giới của Sở Giao dịch hàng hóa.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân đưa tin sai lệch về các giao dịch, thị trường hoặc giá hàng hóa mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với Sở Giao dịch hàng hóa có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố thời gian giao dịch cụ thể theo quy định;
b) Không công bố Điều lệ hoạt động, Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn, cấp, sửa đổi, bổ sung;
c) Không thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa trong trường hợp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác;
d) Không thực hiện thủ tục đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa trong trường hợp có thay đổi các nội dung của Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa;
đ) Không công bố hoặc công bố không kịp thời các trường hợp tạm ngừng giao dịch theo quy định;
e) Không công bố, công bố không đầy đủ hoặc không chính xác danh sách và các thông tin về thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa; thông tin về giao dịch và các lệnh giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa và các thông tin khác theo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa;
g) Không thực hiện hoặc thực hiện không chính xác, đầy đủ quy định về việc báo cáo định kỳ hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa và các thành viên Sở Giao dịch hàng hóa tại thời điểm báo cáo.
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa có một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc ký quỹ giao dịch theo quy định;
b) Không thực hiện đúng quy định về tổng hạn mức giao dịch hoặc hạn mức giao dịch;
c) Lôi kéo khách hàng ký kết hợp đồng bằng cách hứa bồi thường toàn bộ hoặc một phần thiệt hại phát sinh hoặc bảo đảm một phần lợi nhuận cho khách hàng.
9. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với Sở Giao dịch hàng hóa có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng các giấy tờ giả mạo trong hồ sơ đề nghị thành lập, sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa;
b) Chấp thuận tư cách thành viên cho thương nhân không đủ điều kiện theo quy định;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc ký quỹ giao dịch theo quy định;
d) Không thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ và trong giao dịch một cách cần thiết theo quy định;
đ) Cho phép thành viên đã bị chấm dứt tư cách thành viên tiếp tục thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa;
e) Tổ chức hoạt động giao dịch các loại hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền công bố;
g) Không thực hiện đúng quy định về tổng hạn mức giao dịch hoặc hạn mức giao dịch;
h) Không thực hiện đúng các phương thức giao dịch hoặc nguyên tắc khớp lệnh giao dịch hoặc công bố thông tin giao dịch theo quy định.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người nước ngoài có hành vi tiêu thụ trái phép trên lãnh thổ Việt Nam hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu miễn thuế để sử dụng theo tiêu chuẩn quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người nước ngoài có hành vi hoạt động thương mại trái phép trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người nước ngoài có một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức hoạt động thương mại trái phép trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Tiêu thụ trái phép trên lãnh thổ Việt Nam phương tiện đi lại, phương tiện vận tải, máy móc thông tin, thiết bị văn phòng, thiết bị nội thất nhập khẩu miễn thuế để sử dụng theo tiêu chuẩn quy định;
c) Tiêu thụ trái phép trên lãnh thổ Việt Nam phương tiện đi lại, phương tiện vận tải tạm nhập cảnh vào Việt Nam.
4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hoặc tịch thu số tiền thu được do thực hiện vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện việc kê khai, khai báo hoặc kê khai, khai báo không trung thực, không đúng thời hạn theo yêu cầu của người thi hành công vụ xử phạt vi phạm hành chính hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm của người thi hành công vụ xử phạt vi phạm hành chính hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Có hành động cản trở, gây khó khăn đối với hoạt động công vụ của người có thẩm quyền;
b) Có lời nói, hành động đe doạ, lăng mạ, xúc phạm danh dự đối với người đang thi hành công vụ.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tự ý tháo gỡ niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm đang bị niêm phong, tạm giữ hoặc tự ý làm thay đổi hiện trường vi phạm hành chính;
b) Tẩu tán, làm thay đổi, đánh tráo tang vật, phương tiện đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc tạm giữ;
c) Tàng trữ, chứa chấp, tiêu thụ tang vật, phương tiện đang bị thanh tra, kiểm tra, tạm giữ bị tẩu tán.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Trì hoãn, trốn tránh không thi hành các quyết định hành chính về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
b) Hành hung người đang thi hành công vụ.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi các tang vật, phương tiện bị tẩu tán đối với vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 3 Điều này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Những người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường quy định tại Điều 37 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính có quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này và các vi phạm hành chính khác trong hoạt động thương mại quy định tại các Điều 12, Điều 28, Điều 32 và Điều 41 Nghị định này.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều này của Kiểm soát viên thị trường các cấp đang thi hành công vụ:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều này của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng;
d) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm và biện pháp khác đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều này của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm và các biện pháp khác đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều này của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm và các biện pháp khác đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
1. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và chức vụ Công an cấp tỉnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và chức vụ có quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của ngành theo thẩm quyền quy định tại Điều 31 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan có quyền xử phạt đối với các hành vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của mình theo thẩm quyền quy định tại các Điều 32, Điều 33 và Điều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan Thanh tra nhà nước chuyên ngành có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của ngành theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 42 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 13 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 14 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Các vụ việc vi phạm hành chính bị xử phạt đều phải lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt trong thời hạn pháp luật quy định.
1. Đối với các vi phạm hành chính Nghị định này quy định mức phạt tiền theo giá trị hàng hóa vi phạm hoặc quy định hình thức xử phạt tịch thu hàng hóa, tang vật và phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính thì phải tiến hành định giá làm căn cứ cho việc xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính.
2. Tuỳ theo loại hàng hóa, tang vật, phương tiện cụ thể, việc xác định giá dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hàng hóa hoặc tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
b) Giá thị trường tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính;
c) Giá thành của hàng hóa nếu chưa xuất bán;
d) Đối với hàng giả là giá thị trường của hàng hóa thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính;
đ) Giá trị thực tế còn lại của tang vật, phương tiện.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có chức năng kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này phát hiện vi phạm hành chính hoặc đang xử lý vụ việc vi phạm hành chính có trách nhiệm định giá hàng hóa, tang vật vi phạm và phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính làm căn cứ cho việc xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính.
4. Trường hợp áp dụng các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này không phù hợp hoặc hàng hóa, tang vật, phương tiện khó xác định giá trị thì thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước quy định tại khoản 3 Điều này thành lập hội đồng định giá. Thành phần, nguyên tắc làm việc của hội đồng định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Căn cứ định giá và các tài liệu liên quan đến việc định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải thể hiện trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
6. Việc định giá, quản lý và chuyển giao hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sau khi có quyết định tịch thu của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Để ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, những người có thẩm quyền được áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 43 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
1. Cá nhân, tổ chức có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân quy định tại Nghị định này hoặc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện tại toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ kiện hành chính.
3. Trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che vi phạm, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời; xử phạt không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng bị xử phạt, không đúng hành vi vi phạm bị xử phạt; áp dụng không đúng hình thức, mức xử phạt và biện pháp khác; chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền bạc, hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm; làm cản trở lưu thông hàng hóa hợp pháp, gây thiệt hại cho người kinh doanh thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bãi bỏ Nghị định số 175/2004/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.: 06/2008/ND-CP |
Hanoi, January 16, 2008 |
STIPULATING ON HANDLING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN TRADE ACTIVITIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Law on Trade dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law on Competition dated December 03, 2004;
Pursuant to the Law on E-Transactions dated November 29, 2005;
Pursuant to the July 02, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations;
At the proposal of the Minister of Industry and Trade,
DECREES:
1. This Decree provides for administrative violations, forms and sanction level, remedies, competence and procedures of handling administrative violations in the trade activities.
2. The administrative violations in the trade activities are the acts of individuals, organizations intentionally or unintentionally violating provisions on state management in the trade activities but not being crime and according to provisions in this Decree they shall be sanctioned administrative violations.
3. The administrative violations in the trade activities provided in this Decree include:
a) Violations of provisions on the Certificates of business registration of traders;
b) Violations of provisions on the establishment and operation of representative offices and branches of foreign traders in Vietnam; on goods trading activities and activities directly related to the goods purchase and sale of the enterprises with foreign-owned capital in Vietnam; on the rights of export, import of goods of foreign traders without presence in Vietnam;
c) Violations of provisions on circulation, trading of goods and services in the market;
d) Violations of provisions on trade promotion activities;
đ) Violations of regulations on export and import of goods and services related to export and import of goods;
e) Violations of regulations on trade intermediate activities;
g) Violations of regulations on other trade activities.
4. The administrative violations in the trade activities not directly being provided in this Decree are applied according to provisions on handling of administrative violations in the relative state management fields.
Article 2. Subjects of applications
1. Vietnamese individuals, organizations who have administrative violations in the trade activities.
2. Foreign individuals, organizations who have administrative violations in the trade activities within the territory, economic exclusive zone and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam, except for the case the international agreements of which Vietnam is a member provided for otherwise.
3. Minors who commit acts of administrative violations in trade activities sanctioned under the provisions of Article 6 and Article 7 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the following terms are construed as follows:
1. Business is the continuity to conduct one, some or all of the stages of the investment process, from production to consumption of products or provisions of services in the market for seeking profits.
2. Goods including all types of fixed assets, including fixed assets formed in the future and the things attached to land.
3. Goods circulated in the market are goods on the way of being transported, showed to sale, stored in warehouses, wharves, yards, at place of manufacturing, business or at another places.
4. Economic organizations, including enterprises established and operated under the Enterprise Law, Investment Law; Cooperatives and Cooperative Union established under the Cooperative Law; credit institutions established under the Law on Credit Institutions; insurance organizations established under the Insurance Business Law and other economic organizations in accordance with the law regulations.
5. Business households in accordance with provisions in Decree No.88/2006/ND-CP dated August 29, 2006 by the Government on business registration.
6. Services related to export and import of goods including export consignment, import consignment, transshipment, transit, temporary import for re-export, temporary export for re-import are defined in the Commercial Law and the Decrees detailing the implementation of Commercial Law.
7. Smuggled goods, including:
a) Goods banned from import or suspended to import as provided;
b) The imported goods with conditions or must have permits without papers or permits granted by the specialized state management agency attached to goods;
c) Imported goods not being passed through prescribed border, failing to conduct customs procedures according to provisions or fraudulent numbers and types of goods when conducting the customs procedures;
d) Imported goods circulated in the market without invoices and vouchers together as prescribed or having invoices, vouchers but inadequate or having invoices, vouchers but through investigation, verification of function authorities that they are illegal invoices, documents such as fake invoices, invoices to be made untruthfully, invoices used for illegal sale, purchase, invoice used;
đ) Imported goods required to stamp import goods but not doing so as prescribed or having stamps but being counterfeit stamps, stamps which are used.
8. Fake goods include:
a) Faking quality and utility: goods have no value to use or value to use with improper origin, nature, names and the use of goods;
b) Faking goods labels, packaging: goods faking names, addresses of other traders on the labels or packaging of the same goods; goods faking indications on origin or place of manufacturing, packaging, assembling on the labels or packaging of goods;
c) Faking on intellectual property as stipulated in Article 213 of the Intellectual Property Law including goods branding, coincident signs or difficult to distinguish with marks, geographical indication under protection for such goods without permission of the owner of the brand or of geographical indication management organization; goods being copies made without the permission of the subject of copyright or related rights;
d) The types of decals, labels, packaging of goods, quality stamps, stamp of anti-counterfeit, warranty card, goods shrink film seal with contents faking names and addresses of traders, the origin of goods, place of production, packaging and assembly of goods (hereinafter referred to as stamps, labels, packaging of fake goods);
đ) For goods to be subject to specialized management if the law has separate provisions shall apply those provisions to identify counterfeit goods.
Article 4. Principle of handling
The principle of handling of administrative violations in trade activities is implemented according to provision in Article 3 of the Ordinance on handling of administrative violations, Article 3 and Article 4 of Decree No.134/2003/ND-the Government dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on handling of administrative violations.
Article 5. Extenuating, aggravating circumstances
The extenuating or aggravating circumstances applying to sanction against administrative violations in trade activities specified in this Decree shall comply with the provisions in Article 8 and Article 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 6 of Decree No.134/2003/ND-CP of November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 6. The statute of limitations for sanctioning administrative violations
1. The statute of limitations for sanctioning administrative violations in trade activities is a year from the date of administrative violations are made, other than the case stipulated in clause 2 of this Article.
2. For administrative violations in the activities of export and import of goods or services related to export and import of goods; acts of smuggling, trafficking or transport of smuggled goods; acts of manufacturing, trading counterfeit goods, the statute of limitations to sanction shall be two years since the date of administrative violations are made.
3. Individuals who are sued, prosecuted or have been decided on trial upon criminal proceedings procedures, but later have been decided to suspend the investigation or to suspend the cases however the violations have signs of administrative violations as provided in this Decree shall be administratively sanctioned. The statute of limitations to sanction shall be three months since the date that the competent to sanction person receives the suspension decisions and dossiers of the violations.
4. During the period specified in clause 1, clause 2 and clause 3 of this Article, if individuals or organizations that commit new acts of administrative violations specified in this Decree, or deliberately evade or obstruct the sanction, the statute of limitations to sanction administrative violations shall be re-calculated since the time of implementation of new administrative violations or the time to terminate the acts of evading or obstructing the sanction.
5. The method of calculating the statute of limitations to sanction administrative violations in the trade activities is implemented according to provisions in Article 9 of the Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Sanction.
6. Where exceeding the time limit as specified in clause 1, clause 2, clause 3 and clause 4 of this Article, violation individuals or organizations shall not be sanctioned administrative violations, but still be applied measures to overcome consequences specified in clause 3 Article 12 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, if this Decree provides the application of measures to overcome consequences for such administrative violations.
Article 7. The time limit is considered as having not yet been sanctioned administrative violations
1. The time limit is considered as not yet been sanctioned administrative violations in the trade activities is conducted in accordance with clause 1 Article 11 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 7 of Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. The method of calculating the time limit considered as not yet been sanctioned administrative violations in the trade activities is conducted in accordance with provisions in Article 9 of Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 8. Application of forms of sanctioning administrative violations and measures to overcome consequences
1. The application of forms of sanctioning administrative violations and measures to overcome consequences for administrative violations must be based on the sanctions provided by this Decree for each act of administrative violation.
2. Each administrative violation is only applied a form of principle sanction being a warning or a fine:
a) A warning is applied to administrative violations for the first time, having extenuating circumstances and if this Decree provides form of warning sanction for such administrative violations;
b) A Fine is applied when there are no facts provided in point a of this clause and according to the fine bracket prescribed for each administrative violation as follows:
For administrative violations without aggravating or extenuating circumstances, the specific fine level is the average of the fine bracket prescribed for such acts. The average level of the fine bracket is determined by dividing the total of the minimum and maximum level;
For administrative violations with extenuating circumstances, the fine level may be reduced but not be in access of the minimum level of the fine bracket;
For administrative violations with aggravating circumstances, the fine level may be increased but not be in access of the maximum level of the fine bracket.
3. Apart from the principle sanctions, depending on the nature and seriousness of specific violations of administrative violation individuals or organizations may be subject to one or more additional sanctions as follows:
a) Stripping of the right to use licenses, practice certificates for a limited or timeless duration is applied in the case individuals, organizations violate seriously the regulations on the use of permits, practice certificates and if this Decree stipulates form of additional sanctions against such administrative violations;
b) Confiscation of material evidences and means used for administrative violations is applied if this Decree stipulates form of additional sanctions against such administrative violations. Material evidence and means of administrative violations include things, money, goods, tools and means directly related to administrative violations. Not to confiscate material evidences and means appropriated, illegally used by administrative violation individuals and organizations, but return to its owner or manager, legal user under the provisions clause 2 Article 17 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and clause 2 Article 12 of Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
4. Apart from the form of sanction prescribed in clause 2 and clause 3 of this Article administrative violation individuals, organizations may be subject to one or more remedies for the consequences due to administrative violations or other measures as provisions in this Decree in order to thoroughly handle the violations, exclude the causes, recidivism conditions, overcome all consequences caused by administrative violations.
5. Form of principle sanction is applied independently or together with additional sanctions and remedies for the consequences. The forms of additional sanctions and measures to overcome consequences are applied only together with the principle sanctions, except for the cases stipulated in clause 6 Article 6 and clause 6 of this Article.
6. Where exceeding the time limit to issue decisions to sanction administrative violations as specified in clause 1 Article 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 21 of Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, the competent to sanction administrative violation persons are not entitled to issue decisions to sanction administrative violations, however, must issue the decision to confiscate administrative violation material evidences to be of being banned from circulation and application of measures to overcome consequences if this Decree stipulates additional sanctions of confiscation and measures to overcome the consequences for such administrative violations.
Article 9. Responsibilities of the competent persons in administrative violation sanctions
1. Upon detection of administrative violations, the competent to sanction administrative violation persons in trade activities must immediately terminate the violations and timely issue decisions to sanction within the time limit prescribed by law. Where the violation does not fall under the jurisdiction or beyond his/her authority to sanction, it must be made minutes in accordance with provision and the case’s file must promptly be forwarded to the competent to sanction persons.
2. The competent to sanction administrative violation persons in trade activities must sanction in accordance with his/her authority. Where the competent to sanction administrative violation persons are absent, such persons shall authorize to their deputies to directly implement the sanctions as specified in Article 41 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 14 of Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
3. Strictly prohibiting acts of covering or obstructing the sanction; strictly prohibiting the retention of the cases having criminal signs to sanction administrative violation or splitting the violation cases to keep for sanctions in accordance with his/her level’s respective competence.
4. The cases which were issued the decisions to sanction improper competence, violation subjects, violations; application of improper forms, penalty level and remedies for the consequences; sanctions of improper statute of limitation and time limit to sanction, depending on specific circumstances, the competent persons shall modify or cancel the unlawful decision.
5. The handling of responsibility for the competent to sanction administrative violation persons in trade activities in accordance with provisions in Article 66 of this Decree.
ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, SANCTION FORMS AND LEVEL
Item I. VIOLATION OF PROVISIONS ON CERTIFICATE OF BUSINESS REGISTRATION OF TRADERS
Article 10. Violation of provisions on certificate of business registration of traders being economic organizations
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the business acts of improper business lines, goods, business location as recorded in the Certificate of business registration.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the business act under enterprise form without the Certificate of business registration as prescribed.
3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for the act of continuity to carry out business activities when the competent state management agency withdrew the Certificate of business registration.
4. A fine of double the amount of fines specified from clause 1 to clause 3 of this Article in case of trading goods and services to be of the list of goods and services to be restricted business, business with conditions or goods applied urgent measures to be forced to recall, temporarily suspend circulation, circulation with conditions or to be required permits by the state management agencies.
5. The provisions from clause 1 to clause 4 of this Article are also applied to sanction for the violations on investment License, investment Certificate and operation registration Certificate of branches, representative offices of traders being economic organizations in the provinces, cities.
Article 11. Violation of provisions on Certificate of business registration of traders being business households
1. A warning or a fine of between VND 100,000 and 300,000 shall be imposed for the business acts of improper business lines, goods, business location as recorded in the Certificate of business registration.
2. A fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for the business act under business household form without the Certificate of business registration as prescribed.
3. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for the act of continuity to carry out business activities when the competent state management agency withdrew the Certificate of business registration.
4. A fine of twofold fine level specified from clause 1 to clause 3 of this Article in case of trading goods and services to be of the list of goods and services to be restricted business, business with conditions or goods applied urgent measures to be forced to recall, temporarily suspend circulation, circulation with conditions or to be required permits by the state management agencies.
Article 12. Handling administrative violations on business registration, investment registration, head office and signboard of traders
For administrative violations on procedures of business registration, investment registration; head office, business location, signboard of traders and other violations on the Certificate of business registration of individuals, economic organizations shall apply the provisions on sanction of administrative violations in the field of relative state management.
Item II. VIOLATIONS OF REGULATIONS ON ESTABLISHMENT AND OPERATION OF REPRESENTATIVE OFFICES AND BRANCHES OF FOREIGN TRADERS IN VIETNAM; ON ACTIVITIES OF GOODS PURCHASE AND SALE AND ACTIVITIES DIRECTLY RELATED TO THE GOODS PURCHASE AND SALE OF ENTERPRISES WITH FOREIGN OWNED CAPITAL IN VIETNAM; ON RIGHTS OF EXPORT, IMPORT OF FOREIGN TRADERS WITHOUT PRESENCE IN VIETNAM
Article 13. Violations of regulations on establishment and operation of representative offices of foreign traders in Vietnam (hereinafter called as representative offices)
1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Failing to operate within the prescribed period after being granted the License of establishment of representative offices;
b) Failing to perform or improperly perform the provisions on the publication in newspapers to notify the activities of representative offices or its publication content in newspapers is incorrect, incomplete according provisions;
c) Failing to notify to the competent state management agencies within the prescribed time limit on the start to operate at registered office;
d) Declaring dishonestly contents in the dossier requesting for the issuance, re-issuance, amendment, supplement or extension of license of establishment of representative offices;
đ) Failing to perform or improperly perform the provisions on the publication in newspapers, public list when terminating operations of representative offices.
2. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Having no location to base representative offices or re-leasing office of representative office or operating incorrect address stated in the License;
b) Failing to report periodically or dishonestly reporting on the activities of representative offices to the competent state management agencies where the License was granted according to provisions;
c) Failing to report, supply documents or explain matters related to the activities of representative offices at the request of the competent State management agency in accordance with provisions;
d) ) Failing to conduct the procedures for amendment, supplement or re-grant of the License of establishment of representative offices in accordance with provisions;
đ) Terminating its operations exceeding the prescribed time limit without notifying to the competent State management agencies in accordance with provisions;
e) Arbitrarily adding, erasing or modifying the contents of the License of establishment of representative office granted.
3. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Forging papers and documents in the dossier requesting for the issuance, re-issuance, amendment, supplement or extension of License of establishment of representative offices;
b) Operating improper contents stated in the License of establishment of representative offices;
c) Performing additional representative functions to other foreign traders;
d) Head of representative office concurrently is head of the branch of the same foreign trader in Vietnam;
đ) Head of representative office concurrently is legal representative of foreign trader to sign contracts without the legal written authorization of foreign traders;
e) Head of representative office concurrently is legal representative of the enterprise that was established under the law of Vietnam;
g) The head of the representative office engages, amends and supplements the signed contracts of foreign traders without the lawful written authorization of the foreign traders for each engagement, amendment and supplement except for otherwise permitted by law;
h) Hiring, borrowing or leasing, lending License of establishment of representative offices.
4. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Continuing to operate after the foreign traders have ceased its operations;
b) Continuing to operate after the competent state management agencies withdrew the License of establishment of representative office or License expired without being renewed.
5. Apart from the application of above mentioned sanctions, the competent to sanction persons must petition to the competent state management agencies competent to revoke the License of establishment of representative offices in cases of violating the provisions in point a, point d clause 1; point b, point c, point đ clause 2 and point b, point h clause 3 of this Article.
Article 14. Violations of regulations on establishment and trade operation of branches of foreign traders in Vietnam (hereinafter called as Branches for short)
1. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Failing to operate within the prescribed time limit after being granted the License of establishment of branches;
b) Failing to perform or improperly perform the provisions on the publication in newspapers to notify the activities of branches or its publication content in newspapers is incorrect, incomplete according provisions;
c) Failing to notify to the competent state management agencies within the prescribed time limit on the start to operate at registered office;
d) Declaring dishonestly contents in the dossier requesting for the issuance, re-issuance, amendment, supplement or extension of License of branch establishment;
đ) Failing to perform or improperly perform the provisions on the publication in newspapers, public list when terminating operations of branches.
2. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Having no branch’s office or re-leasing branch’s office or operating incorrect address stated in the License;
b) Failing to report periodically or dishonestly reporting on the activities of branches to the competent state management agencies where the License was granted according to provisions;
c) Failing to report, supply documents or explain matters related to the activities of branches at the request of the competent State management agency;
d) Failing to conduct the procedures for amendment, supplement or re-grant of the License of establishment of branches in accordance with provisions;
đ) Terminating its operations exceeding the prescribed time limit without notifying to the competent State management agencies;
e) Arbitrarily adding, erasing or modifying the contents of the License of establishment of branch granted.
3. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Forging papers and documents in the dossier requesting for the issuance, re-issuance, amendment, supplement or extension of License of establishment of branch;
b) Operating improper contents stated in the License of establishment of branch;
c) Performing representative function to other foreign traders;
d) Head of branch concurrently is legal representative of the representative office of the same foreign trader in Vietnam;
đ) Head of branch concurrently is legal representative of the representative office, branch of other foreign traders in Vietnam;
e) Hiring or leasing License of establishment of branch.
4. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Continuing to operate after the foreign traders have ceased its operations;
b) Continuing to operate after the competent state management agencies withdrew the License of establishment of branch or License expired without being renewed.
5. Apart from the application of above mentioned sanctions, the competent to sanction persons must petition to the competent state management agencies to revoke the License of establishment of branch in cases of violating the provisions in point a, point d clause 1; point b, point c, point đ clause 2 and point b, point e clause 3 of this Article.
Article 15. Violations of regulations on activities of goods purchase and sale and activities directly related to the goods purchase and sale of enterprises with foreign owned capital in Vietnam
1. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Declaring dishonestly contents in the dossier requesting for the issuance, re-issuance, amendment, supplement or extension of business License or License to set up retail establishment;
b) Failing to declare the loss of business License or License to set up retail establishment to the competent state management agencies according to provisions;
c) Failing to report, supply documents or explain matters related to the activities of enterprise to the competent State management agencies in accordance with provisions.
2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Failing to conduct procedures for amending and supplementing the business License or License to set up retail establishment in accordance with provisions when changing one of the contents stated in the business Licenses or License to set up retail establishment;
b) Failing to conduct procedures for re-granting business License or License to set up retail establishment where the business License or License to set up retail establishment is lost, torn, crushed, burned or destroyed under other forms in accordance with provisions.
3. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Organizing the network of purchasing goods in Vietnam for export contrary to the provisions of the Vietnam law and international agreements of which the Socialist Republic of Vietnam is a member;
b) Organizing or participating in the system of distributing goods in Vietnam contrary to the provisions of the Vietnam law and international agreements of which the Socialist Republic of Vietnam is a member;
c) Trading goods or services inconsistent with commitments to open markets of Vietnam or not in accordance with the Vietnam law;
d) Operating outside the scope of the contents sated in the business Licenses or License to set up retail establishment;
đ) Setting up illegally the retail establishments in Vietnam.
4. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 shall be imposed for the acts of continuing to operate after the competent state management agencies withdrew business Licenses, License to set up retail establishment or business License, License to set up retail establishment expired without being renewed.
5. Apart from the application of above mentioned sanctions, the competent to sanction persons must petition to the competent state management agencies to revoke business Licenses, License to set up retail establishment for the violations provided in this Article.
Article 16. Violations of regulations on the implementation of rights of export, import of foreign traders without presence in Vietnam
1. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Declaring dishonestly contents in the dossier requesting for the issuance, re-issuance, amendment, supplement or extension of Certificate of registration of rights to export, import;
b) Failing to register contact address to the competent state management agencies as prescribed;
c) Failing to conduct the procedures for amendment, supplement or re-grant, extension of the Certificate of registration of rights to export, import in accordance with provisions;
d) Failing to perform or improperly perform the provisions on the publicity on the mass media of Vietnam after being granted, modified, supplemented and extended the Certificate of registration of rights to export, import.
2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Failing to make annual report, irregular report at the request of the State management agency on the export and import situations of traders in accordance with provisions or reporting insufficiently, inexactly, not being on time;
b) Failing to send written notice of termination of operations to agency issuing the Certificate of registration of rights to export, import or sending written notice not compliance with the time before the date estimated to terminate its operations in accordance provision;
c) Failing to perform or improperly perform the provisions on the publicity on the mass media of Vietnam when estimating to terminate its operations.
3. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Forging papers and documents in the dossier requesting for the issuance, re-issuance, amendment, supplement or extension of the Certificate of registration of rights to export, import;
b) Purchasing goods for export or selling importing goods with Vietnamese traders without business registration for such types of goods;
c) Exporting and importing types of goods not in accordance with the types of goods being entitled to export, import stated in the Certificate of registration of rights to export, import which was granted, modified, supplemented, extended.
4. A fine of between VND 40,000,000 and 50,000,000 shall be imposed for the acts of exporting, importing goods after the competent state management agencies withdrew the Certificate of registration of rights to export, import or Certificate of registration of rights to export, import expired without being renewed.
5. Measures to overcome consequences:
Forced to bring out of the Vietnam territory at the import border gate or suspend the export for violations specified in point c clause 3 and clause 4 of this Article.
6. Apart from the application of above mentioned sanctions, the competent to sanction persons must petition to the competent state management agencies to revoke the Certificate of registration of rights to export, import for violations specified in point a clause 1, point a clause 2 and clause 3 of this Article.
Item III. VIOLATIONS OF REGULATIONS ON CIRCULATION, TRADING GOODS, SERVICES IN THE MARKET
Article 17. Violations of regulations on services to be banned from business
1. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for the acts of doing brokerage or harboring the activity of services business to be of the list of being prohibited from business.
2. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for the acts of services business to be of the list of being prohibited from business.
3. Additional sanctions:
Confiscating material evidence, means used to commit administrative violations for the violations provided in this Article.
4. Apart from the application of above mentioned sanctions, the competent to sanction persons must petition to the competent state management agencies to revoke the Certificate of business registration for the violations provided in this Article in case of violating many times or recidivism.
Article 18. Violations of regulations on goods being prohibited from business
1. A warning or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for the acts of trading goods to be of the list of goods being prohibited from business with a value of up to VND 5,000,000.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for the acts of violations provided in clause 1 of this Article with a value of more than VND 5,000,000 to 10,000,000.
3. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of violations provided in clause 1 of this Article with a value of more than VND 10,000,000 to 20,000,000.
4. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the acts of violations provided in clause 1 of this Article with a value of more than VND 20,000,000 to 30,000,000.
5. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for the acts of violations provided in clause 1 of this Article with a value of more than VND 30,000,000 to 50,000,000.
6. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for the acts of violations provided in clause 1 of this Article with a value of more than VND 50,000,000 to 70,000,000.
7. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for the acts of violations provided in clause 1 of this Article with a value of more than VND 70,000,000 to less than 100,000,000.
8. A fine of twofold fine level provided from clause 1 to clause 7 of this Article for one of the following cases:
a) Violations committed by individuals or organizations that produce, process, manufacture, recycle, classify, assembly, extract, load, pack, import goods banned from business;
b) Goods banned from business are toxic chemicals, types of drugs of disease prevention and treatment for human being, vaccines, medical bio-products, veterinary drugs, plant protection agents, food additives, enhancing substance for processing food, irradiation food, genetically modified foods and types of medical equipment not permitted yet for use in Vietnam.
9. The fine levels provided from clause 1 to clause 8 of this Article are also applied to sanction for:
a) Owners of means of transport or persons who control means of transport having the acts of intentionally transporting goods to be of the list of goods banned from business;
b) Owners of warehouses, ports, yards, houses having the acts of intentionally harboring, concealing goods to be of the list of goods banned from business;
c) Individuals, organizations doing business of receipt-delivery service having the acts of intentionally delivering, receiving goods to be of the list of goods banned from business.
10. Additional sanctions and measures to overcome consequences:
a) Forced to destroy goods, products causing harm to human health, livestock, plants, environment and harmful toys for ethical education and health of children and harmful cultural products for the violations provided in this Article. In case of unable to apply the measures of forcing to destroy or violation individuals and organizations do not implement the destruction, such goods, products shall be confiscated for destruction in accordance with provisions;
b) Confiscating goods banned from business for the violations provided in this Article, except for the case applied provisions in point a clause 10 of this Article;
c) Confiscating material evidence, means used for producing, processing, manufacturing, recycling, classifying, assembling, extracting, loading, packing, of this Article;
d) Confiscating means of transporting goods banned from business for the violations in point a and point c clause 9 of this Article if belonging one of the cases: violating goods are valued at more than VND 50,000,000; repeated violations or recidivism; using license plate not to be of such means of transport or license plate of means of transport not to be issued by the competent State management agency; having the acts of evading or obstructing persons being on official duty, unless the cases stipulated in clause 2 Article 17 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and clause 2 Article 12 of Decree No.134/2003/ND-CP-14 dated November14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations;
11. Apart from the application of above mentioned sanctions and the measures to overcome consequences, the competent to sanction persons must petition to the competent state management agencies to revoke the Certificate of business registration for the violations provided in this Article in case violating goods are valued at more than VND 50,000,000 or repeated violations or recidivism.
Article 19. Violation of regulations on goods circulating in domestic to be subject to the urgent measures
1. A warning or a fine of between VND 100,000 and 500,000 for one of the acts of trading type of goods has been applied the urgent measures of circulation with conditions or with permit by the competent state management agencies but did not guarantee conditions or without permit in accordance with provisions with values up to VND 5,000,000.
2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for one of the acts of violations provided in clause 1 of this Article with a value of more than VND 5,000,000 to 10,000,000.
3. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for one of the acts of violations provided in clause 1 of this Article with a value of more than VND 10,000,000 to 20,000,000.
4. A fine of between VND 2,000,000 to 3,000,000 shall be imposed for one of the acts of violations provided in clause 1 of this Article with a value of more than VND 20,000,000 to 30,000,000.
5. A fine of between VND 3,000,000 to 5,000,000 shall be imposed for one of the acts of violations provided in clause 1 of this Article with a value of more than VND 30,000,000 to 50,000,000.
6. A fine of between VND 5,000,000 to 10,000,000 shall be imposed for one of the acts of violations provided in clause 1 of this Article with a value of more than VND 50,000,000 to 70,000,000.
7. A fine of between VND 10,000,000 to 15,000,000 shall be imposed for one of the acts of violations provided in clause 1 of this Article with a value of more than VND 70,000,000 to 100,000,000.
8. A fine of between VND 15,000,000 to 20,000,000 shall be imposed for one of the acts of violations provided in clause 1 of this Article with a value of more than VND 100,000,000.
9. A fine of twofold fine level provided from clause 1 to clause 8 of this Article for one of the following cases:
a) Acts of trading goods has been applied the urgent measures of being required to revoke or suspend the circulation by the competent state management agencies;
b) Violations committed by individuals or organizations that produce, process, manufacture, recycle, classify, assembly, extract, load, pack, import goods has been applied the urgent measures of being required to revoke or suspend the circulation, circulation with conditions or with permit by the competent state management agencies.
10. For acts of trading type of goods has been applied the urgent measures of banning from circulation by the competent state management agencies shall be sanctioned as prescribed in Article 18 of this Decree.
11. Additional sanctions and measures to overcome consequences:
a) Forced to destroy goods causing harm to human health, livestock, plants, environment and harmful toys for ethical education and health of children and harmful cultural products for the violations provided in this Article. In case of unable to apply the measures of forcing to destroy or violation individuals and organizations do not implement the destruction, such goods, products shall be confiscated for destruction in accordance with provisions;
b) Confiscating goods for the violations provided in point a clause 9 of this Article, except for the case of being applied provisions in point a clause 11 of this Article.
Article 20. Violation of regulations on trading goods, services restricted business
1. A warning and a fine of between VND 100,000 and 500,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Renting out, lending business License of goods, services restricted business;
b) Arbitrarily adding, erasing and modifying the contents of the business license of goods and services restricted business.
2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 VND shall be imposed for one of the acts of not guaranteeing one of the requirements of professionalism, expertise, experience and managers’ health, technicians and staff directly to purchase goods and personnel directly to perform the services as prescribed.
3. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Goods, services restricted business do not ensure conditions of circulations as provided;
b) Business establishments do not guarantee one of the technical requirements, equipment, business processes and other standards according to provisions or during the course of business operation failing to perform or insufficiently, improperly perform the conditions of trading goods and services restricted business in accordance with provisions;
c) Trading improper scope, subject, size, duration, location, the goods recorded in the business License of goods or services restricted business granted;
d) Failing to implement truthfully other relative provisions when trading goods, services restricted business.
4. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Hiring or lending business License of goods, services restricted business of other traders for business;
b) Continuing the business operations when being stripped the right to use or revoked business License of goods, services restricted business by the competent state management agencies;
c) Trading goods, services restricted business without business License of goods, services restricted business granted by the competent state management agencies or the business License expired.
5. A fine of twofold fine level provided from clause 1 to clause 4 of this Article if the violations is of individuals or organizations that produce, process, manufacture, recycle, classify, assembly, extract, load, pack, import type of goods, services restricted business.
6. Additional sanctions and measures to overcome consequences:
a) Forced to destroy goods not guaranteeing safety in prevention and combat fire and explosion, sanitation, environment, affecting human health, livestock and plants for violations specified in point a clause 3 of this Article. In case of unable to apply the measures of forcible destruction or violation individuals and organizations do not implement the destruction, such goods shall be confiscated for destruction in accordance with provisions;
b) Stripping of the right to use business License of goods, services restricted business up to 01 year for violations specified in clause 1, clause 3 and point a clause 4 of this Article in case of repeated violations or recidivism.
Article 21. Violation of regulations on goods, services trading with conditions
1. A warning or a fine of between VND 100,000 and 500,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Renting out or lending business condition sufficient Certificate of goods, services with conditions;
b) Arbitrarily adding, erasing or modifying the contents of the business condition sufficient Certificate of goods, services with conditions.
2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Individuals, organizations trading conditioned business goods, services are not traders in accordance with provisions;
b) Managers, technicians, staffs directly to purchase goods and staffs directly to perform the services do not guarantee one of the requirements on professionalism, expertise, experience and health as prescribed.
3. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Goods and services do not guarantee the conditions of circulation in accordance with provision;
b) Business establishments do not guarantee one of the technical requirements, equipment, business processes and other standards as prescribed or during the course of business operation failing to perform or insufficiently, improperly perform business conditions of goods, services trading with conditions as provided;
c) Trading improper contents recorded in the business condition sufficient Certificate granted;
d) Failing to perform properly other relative provisions when trading conditioned business goods, service.
4. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Hiring or borrowing the business condition sufficient Certificate of other traders or practice Certificate of another person for trading conditioned business goods, services;
b) Trading goods, services to be of the list of conditioned business without the business condition sufficient Certificate granted by the competent state management agency or practice Certificate as provided;
c) Continuing the business operation when being stripped the right to use or revoked the business condition sufficient Certificate; practice Certificate by the competent state management agency or the business condition sufficient Certificate expired.
5. A fine of twofold fine level provided from clause 1 to clause 4 of this Article if the violations to be of individuals or organizations that produce, process, manufacture, recycle, classify, assembly, extract, load, pack, import type of conditioned business goods, services.
6. Additional sanctions and measures to overcome consequences:
a) Forced to destroy goods not guaranteeing safety in prevention and combat fire and explosion, sanitation, environment, affecting human health, livestock and plants for violations specified in point a clause 3 of this Article. In case of unable to apply the measures of forcible destruction or violation individuals and organizations do not implement the destruction, such goods shall be confiscated for destruction in accordance with provisions;
b) Stripping of the right to use the business condition sufficient Certificate; practice Certificate up to 01 year for violations specified in clause 1, clause 3 and point a clause 4 of this Article in case of repeated violations or recidivism.
7. In case the administrative violations on conditions of trading goods, service which were prescribed in Decree of the Government on handling of administrative violations in specialized fields shall be sanctioned according to provisions of such Decrees.
Article 22. Handling violations of trading smuggled goods
1. A warning or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for the acts of trading smuggled goods with a value of up to VND 5,000,000.
2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for the acts of violations provided in clause 1 of this Article with a value of more than VND 5,000,000 to 10,000,000.
3. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for the acts of violations provided in clause 1 of this Article with a value of more than VND 10,000,000 to 20,000,000.
4. A fine of between VND 2,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of violations provided in clause 1 of this Article with a value of more than VND 20,000,000 to 30,000,000.
5. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the acts of violations provided in clause 1 of this Article with a value of more than VND 30,000,000 to 50,000,000.
6. A fine of between VND 5,000,000 and 7,000,000 shall be imposed for the acts of violations provided in clause 1 of this Article with a value of more than VND 50,000,000 to 70,000,000.
7. A fine of between VND 7,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for the acts of violations provided in clause 1 of this Article with a value of more than VND 70,000,000 to less than 100,000,000.
8. A fine of twofold fine level provided from clause 1 to clause 7 of this Article for one of the following cases:
a) Smuggled goods to be of the list of goods banned from import or suspended from import;
b) The violations are of individuals, organizations directly importing such goods.
9. The fine level specified from clause 1 to clause 8 of this Article shall also be applied sanction for:
a) Owner of means of transport or drivers has acts of intentionally transporting smuggled goods;
b) Owner of warehouses, ports, yards, houses have acts of intentionally harboring or concealing smuggled goods;
c) Individuals, organizations trading receipt-delivery service have acts of intentionally delivering, receiving smuggled goods.
10. In case smuggled goods to be of the list of goods banned from business shall be sanctioned in accordance with provisions in Article 18 of this Decree.
11. Additional sanctions and measures to overcome consequences:
a) Forced to destroy goods, products causing harm to human health, livestock, plants, environment and harmful toys for ethical education and health of children and harmful cultural products for the violations provided in this Article. In case of unable to apply the measures of forcible destruction or violation individuals and organizations do not implement the destruction, such goods, products shall be confiscated for destruction in accordance with provisions;
b) Confiscating smuggled goods for the violations provided in this Article, except for the case of being applied measures provided in point a clause 11 of this Article;
c) Confiscating means of transporting smuggled goods for the violations in point a and point c clause 9 of this Article if belonging one of the cases: smuggled goods are valued at more than VND 70,000,000; repeated violations or recidivism; using license plate not to be of such means of transport or license plate of means of transport not to be issued by the competent State management agency; having the acts of evading or obstructing persons being on official duty, unless the cases stipulated in clause 2 Article 17 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and clause 2 Article 12 of Decree No.134/2003/ND-CP-14 dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 23. Violation of regulations on labels
1. For one of the acts of trading goods with labels (including auxiliary labels) which are blinded, tattered, faded leading to unable to read the contents required to write on labels of goods or trading goods with labels displayed not in compliance with provisions on the way to write, the language used on the labels to be fined as follows:
a) A warning or a fine of between VND 50,000 and 100,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of up to VND 5,000,000;
b) A fine of between VND 100,000 and 200,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 5,000,000 to 10,000,000;
c) A fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 10,000,000 to 20,000,000;
d) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 20,000,000 to 30,000,000;
đ) A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 30,000,000 to 50,000,000;
e) A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 50,000,000 to 70,000,000;
g) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 70,000,000 to 100,000,000.
2. For one of the acts of trading goods with labels (including auxiliary labels) or attached documents recording insufficiently forcible contents according to regulations or trading imported goods with original labels in foreign languages without auxiliary labels in Vietnamese accordance with provisions shall be sanctioned as follows:
a) A warning or a fine of between VND 100,000 and 200,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of up to VND 5,000,000;
b) A fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 5,000,000 to 10,000,000;
c) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 10,000,000 to 20,000,000;
d) A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 20,000,000 to 30,000,000;
đ) A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 30,000,000 to 50,000,000;
e) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 50,000,000 to 70,000,000;
g) A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 70,000,000 to 100,000,000.
3. For one of the acts of trading goods which on its labels having contents not required to be pictures, drawings, writings, signs of quality, quality standards, quality icon, barcode, medals, awards of all types and other optional information not in compliance with the true; trading goods which on its labels having the forcible to write contents not in compliance with the actuality of the goods or not complying with quality announced contents; trading goods with labels (including the original labels or auxiliary labels of imported goods) which are erased, modified leading to false information on goods shall be fined as follows:
a) A warning or a fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of up to VND 5,000,000;
b) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 5,000,000 to 10,000,000;
c) A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 10,000,000 to 20,000,000;
d) A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 20,000,000 to 30,000,000;
đ) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 30,000,000 to 50,000,000;
e) A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 50,000,000 to 70,000,000;
g) A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 70,000,000 to 100,000,000.
4. For the acts of trading goods which are required to have labels according provisions but having no one shall be sanctioned as follows:
a) A warning or a fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of up to VND 5,000,000;
b) A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 5,000,000 to 10,000,000;
c) A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 10,000,000 to 20,000,000;
d) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 20,000,000 to 30,000,000;
đ) A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 30,000,000 to 50,000,000;
e) A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 50,000,000 to 70,000,000;
g) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed if goods with violation labels with value of more than VND 70,000,000 to 100,000,000.
5. A fine of twofold fine level provided from clause 1 to clause 4 of this Article for one of the following cases:
a) Violations of the labels is of stuff food, drugs of prevention and treatment for human, veterinary drugs, fertilizers, animal feed, plant protection drugs, plant varieties;
b) Violations of the labels are of individuals or organizations that produce, process, manufacture, recycle, classify, assembly, extract, load, pack, import goods.
6. For the acts of trading expired goods shall be fined as prescribed in Article 26 of this Decree.
7. For the acts of trading goods being counterfeited labels, packaging as stipulated in point b clause 8, Article 3 of this Decree shall be sanctioned in accordance with Article 24 of this Decree.
8. For acts of trading goods being counterfeited labels, protected geographical indications and goods to be copies which are made without the permission of the subject of copyright or related rights specified in point c clause 8 Article 3 of this Decree shall apply the provisions on sanctions of administrative violations in the fields of relative state management.
9. Additional sanctions and measures to overcome consequences:
a) Forced to suspend the circulation of goods with violation labels for the violations provided from clause 1 to clause 5 of this Article;
b) Forced traders that produce, process, assembly, import goods to recall goods with violation labels, overcome violations on labels before continuing to circulate goods for the violations provided from clause 1 to clause 5 of this Article;
d) Forced to destroy goods not guaranteeing safety in use for human being, livestock and plants, affecting ecology, environment for the violations specified from clause 1 to clause 5 of this Article. In case of unable to apply the measures of forcible destruction or violation individuals and organizations do not implement the destruction, such goods shall be confiscated for destruction in accordance with provisions.
Article 24. Sanctioning acts of trading fake goods
1. A warning or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for the acts of trading fake goods with value of up to VND 1,000,000.
2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for the acts of violations provided in clause 1 of this Article with value of more than VND 1,000,000 to 3,000,000.
3. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for the acts of violations provided in clause 1 of this Article with value of more than VND 3,000,000 to 5,000,000.
4. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the acts of violations provided in clause 1 of this Article with value of more than VND 5,000,000 to 10,000,000.
5. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for the acts of violations provided in clause 1 of this Article with value of more than VND 10,000,000 to 20,000,000.
6. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for the acts of violations provided in clause 1 of this Article with value of more than VND 20,000,000 to less than 30,000,000.
7. A fine of twofold fine level provided from clause 1 to clause 6 of this Article for one of the following cases:
a) The violations are of individuals or organizations that produce, process, manufacture, recycle and classify, assembly, extract, load, pack, import fake goods;
b) Counterfeit goods are foodstuff, drugs of prevention and treatment for human being, cosmetics, veterinary drugs, fertilizers, cement, steel, animal feed, plant protection drugs, plant varieties and animal breeds.
8. For acts of trading goods being counterfeited labels, protected geographical indications and goods to be copies which are made without the permission of the subject of copyright or related rights specified in point c clause 8 Article 3 of this Decree shall apply the provisions on sanctions of administrative violations in the fields of relative state management.
9. Additional sanctions and measures to overcome consequences:
a) Forced to destroy fake goods without use value, utility, not guaranteeing safety in use, causing harm to production, human health, livestock and plants, ecology, environment for the violations specified in this Article. In case of unable to apply the measures of forcible destruction or violation individuals and organizations do not implement the destruction, such goods shall be confiscated for destruction in accordance with provisions;
b) Forced to reject fake factors on labels or packages for the violations specified in this Article if not belonging to the cases of applying measures provided in point a clause 9 of this Article. In case of unable to reject fake factors on labels or packages or violation individuals and organizations do not implement the rejection, such goods shall be confiscated for settlement in accordance with provisions;
c) Confiscating material evidence, means used for doing fake goods for the cases of violations provided in point a clause 7 of this Article.
Article 25. Sanction imposed for the acts of trading stamps, labels, packages of fake goods
1. For the acts of trading stamps, labels, packages of fake goods provided in point d clause 8 Article 3 of this Decree shall be sanctioned as follows:
a) A warning or a fine of between VND 50,000 and 100,000 shall be imposed if stamps, packages of fake goods with number of up to 100 pieces, sheets or the equivalent units (hereinafter referred to as units);
b) A fine of between VND 100,000 and 500,000 shall be imposed if stamps, labels, packages of fake goods with number of more than 100 units to 500 units;
c) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed if stamps, labels, packages of fake goods with number of more than 500 units to 1,000 units;
d) A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed if stamps, labels, packages of fake goods with number of more than 1,000 units to 2,000 units;
đ) A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed if stamps, labels, packages of fake goods with number of more than 2,000 units to 3,000 units;
e) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed if stamps, labels, packages of fake goods with number of more than 3,000 units to 5,000 units;
g) A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed if stamps, labels, packages of fake goods with number of more than 5,000 units to 10,000 units;
h) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed if stamps, labels, packages of fake goods with number of more than 10,000 units.
2. A fine of twofold fine level provided in clause 1 of this Article for one of the following cases:
a) Stamps, labels, packages of fake goods are of foodstuff, drugs of prevention and treatment for human being, cosmetics, veterinary drugs, fertilizers, cement, steel, animal feed, plant protection drugs, plant varieties and animal breeds;
b) The violations are of individuals, organizations making or importing stamps, labels, packages of fake goods.
3. Additional sanctions and measures to overcome consequences:
a) Forced to destroy all types of stamps, labels, packages of fake goods for violations provided in this Article. In case of unable to apply measures of forcible destruction or violation individuals and organizations do not implement the destruction, such goods shall be confiscated for destruction in accordance with provisions;
b) Confiscating material evidence, means used for doing stamps, labels, packages of fake goods for the cases of violations provided in point b clause 2 of this Article.
Article 26. Sanctioning the acts of trading expired goods
1. A warning or a fine of between VND 200,000 and 500,000 shall be imposed for one of the following acts with goods value of up to VND 1,000,000:
a) Trading goods expired on the labels or packaging of goods;
b) Exchanging, changing labels, packaging of goods or erasing, modifying time limits for use on labels, packaging of expired goods or going to expire in order to prolong its use term.
2. A fine of between VND 500,000 to 1,000,000 shall be imposed for one of the acts provided in clause 1 of this Article with goods value of more than VND 1,000,000 to 3,000,000.
3. A fine of between VND 1,000,000 to 2,000,000 shall be imposed for one of the acts provided in clause 1 of this Article with goods value of more than VND 3,000,000 to 5,000,000.
4. A fine of between VND 2,000,000 to 5,000,000 shall be imposed for one of the acts provided in clause 1 of this Article with goods value of more than VND 5,000,000 to 10,000,000.
5. A fine of between VND 5,000,000 to 10,000,000 shall be imposed for one of the acts provided in clause 1 of this Article with goods value of more than VND 10,000,000 to 20,000,000.
6. A fine of between VND 10,000,000 to 20,000,000 shall be imposed for one of the acts provided in clause 1 of this Article with goods value of more than VND 20,000,000 to 30,000,000.
7. A fine of between VND 20,000,000 to 30,000,000 shall be imposed for one of the acts provided in clause 1 of this Article with goods value of more than VND 30,000,000.
8. A fine of twofold fine level provided from clause 1 to clause 7 of this Article for one of the following cases:
a) The violations are of individuals or organizations that produce, process, manufacture, recycle and classify, assembly, extract, load, pack, import fake goods;
b) Violation goods are foodstuff, drugs of prevention and treatment for human being, cosmetics, veterinary drugs, fertilizers, cement, steel, animal feed, plant protection drugs, plant varieties and animal breeds.
9. Additional sanctions and measures to overcome consequences:
a) Forced to terminate the circulation, recall goods with labels or packages violating on use term of goods being circulated in the market for the violations provided in this Article;
b) Forced to destroy goods for the violations provided in this Article. In case of unable to apply measures of forcible destruction or violation individuals and organizations do not implement the destruction, such goods shall be confiscated for destruction in accordance with provisions.
Article 27. Violation of regulations on transaction with customers, consumers
1. A warning or a fine of between VND 100,000 and 500,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Having words, actions, attitudes to offend customers, consumers, when selling goods or providing services;
b) Failing to pay compensation, refund money or exchange goods and services to customers, consumers due to mistake;
c) Exchanging fraudulently, cheating goods and services valued at less than VND 500,000 as delivering, providing services to customers, consumers;
d) Failing to pay compensation, refund money or exchange goods and services to customers, consumers due to exchange fraudulently, cheat goods and services valued at less than VND 500,000.
2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Having words or actions to provide lack of honesty, false information to customers, consumers on goods and business services;
b) Failing to provide sufficient information to customers, consumers in case goods to be defective or be able to cause dangerous when they are used;
c) Having words or actions, attitude to force customers when purchasing, selling goods, services.
3. A fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Self-willed reduction of packaging, accessories, replacement parts, promotion goods, technical documentation and manual together with when selling goods, providing services;
b) Failing to implement the warranty of products and services which in accordance with provisions, they must be warranted or self-proclaimed to warranty within the publicized time limit;
c) Causing difficulties and obstacles for customers, consumers in the warranty of goods or services.
4. A fine of twofold fine level provided in clause 3 of this Article in case of transacted goods valued at more than VND 5,000,000 to 20,000,000.
5. A fine of threefold fine level provided in clause 3 of this Article in case of transacted goods valued at more than VND 20,000,000 to 50,000,000.
6. A fine of fourfold fine level provided in clause 3 of this Article in case of transacted goods valued at more than VND 50,000,000.
7. Measures to overcome consequences:
a) Forced to apologize to customers for the violations provided in point a clause 1 and point c clause 2 of this Article;
b) Forced to pay compensation, refund money or exchange goods and services to customers, consumers for the violations provided in point b, point c and point d clause 1 of this Article;
c) Forced to repay packaging, accessories, replacement parts, promotion goods, technical documentation and manual together with when selling goods, providing services for the violations provided in point a clause 3, similar to clause 4, clause 5 and clause 6 of this Article;
d) Forced to implement the warranty of products, services for the violations provided in point b and point c clause 3 of this Article.
Article 28. Sanction for other administrative violations in trade activities
For other administrative violations in trade activities on measurement of goods, quality of goods, services; safety, food hygiene; bills, vouchers of purchasing, selling goods or providing services; price, price listing of goods and services; unfair competition; infringement of intellectual property rights shall apply the provisions on sanctioning of administrative violations in the fields of relative state management.
Item IV. VIOLATION OF REGULATIONS ON TRADE PROMOTION ACTIVITIES
Article 29. Violation of regulations on promotion
1. A warning or a fine of between VND 100,000 and 300,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Requiring customers to make any payment obligations when implementing promotion upon the form of giving samples, providing trial-use service to customers;
b) Hiring or receiving to implement promotion services without written contract or by other forms with equivalent legal validity.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Failing to publicize information under the provisions or failing to properly perform the method to publicize the promotion required to publicize according to provisions when organizing promotion;
b) Failing to confirm accurately and timely the participation of customers into frequent customer program.
3. A fine of between VND 3,000,000 to 5,000,000 for persons operating commerce independently, frequently not be required to register the business if doing one of the following acts:
a) Organizing to sell goods, providing services together with contest ticket to customers to select the winners;
b) Organizing to sell goods, providing services together with participation in risk promotion program;
c) Organizing frequent promotion programs.
4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Organizing promotion programs under the forms of reducing prices for a certain brand of goods and service in which total duration of implementation in excess of 90 days in a year or a promotion program exceeds 45 days;
b) Organizing promotion programs under the forms of selling goods, providing services together with participation in risk promotion program for a certain brand of goods and service in which total duration of implementation in excess of 180 days in a year or a promotion program exceeds 90 days;
c) Organizing promotion programs which material value used to promote for a unit of goods in excess of 50% of the unit price of a promoted goods or service unit prior to the promotional period, except for the promotion under the forms permitted by law;
d) Organizing promotion programs in which total value of goods, service used to promote a promotion program implemented by trader in excess of 50% of total value of promoted goods, services, except for the promotion under the forms giving samples, supplying trial-use services to customers without making payment;
đ) Organizing promotion programs in which the maximum reduction for promoted goods, services in excess of 50% of such goods, services right before the promotion time;
e) Using promotion lottery tickets with form similar to lottery tickets issued monopoly by the State or using the lottery results of the state to determine the winning results;
g) Organizing the forms of promotion which are subject to registration but not registering with the competent state management agencies within the prescribed time limit or registered contents not being honest, sufficient in accordance with provisions or not been confirmed yet in writing by the competent state management agency;
h) Organizing promotions without notice in writing on them or failing to send report on the winning results to the competent management agency within the prescribed time limit;
i) Failing to guarantee the convenient conditions to promotion winning customers to receive the award or settling unclearly, fast the claims related to promotion program.
5. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Failing to write all required contents in accordance with provisions on the coupons, tickets of using the service, contest tickets, promotion lottery tickets, customer cards, receipts of the purchase of goods and services used in the promotion programs;
b) Failing to organize publicly the award opening of risk promotion programs or failing to comply with the announced rules or without witness of customers;
c) Organizing the contests and opening award publicly, without the witness of representatives of consumers, failing to inform to the competent state management agencies on the location to hold the contest, award opening when making sales promotions programs, providing services together with contest tickets to customers to select the winner for the award;
d) Failing to organize the contests and giving awards under rules or organizing the contest and giving awards not in compliance with the publicity when making sales promotions programs under the form of selling goods, providing services together with contest tickets to customers to select the winner for the award;
đ) Failing to notify to the competent state management agency on the time, location to conduct the provision of winning-award proof into goods in case the award winning is determined on the basis of winning-award proof attached to goods;
e) Failing to publicly announce the winning results on at least one mass media at the provinces and cities directly under the Central where hold the promotion program or at the location to sell goods to be of promotion program when promoting under the form of selling goods or providing services together with participation in the risk programs.
6. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Opening the award before destroying the non-issued promotion lottery tickets;
b) Promotion under the form of reducing prices of selling goods or providing services that reduction is lower the minimum price in case of prices of selling goods, providing services to be of the case the State stipulates price brackets or minimum price;
c) Promotion under the form of reducing prices of selling goods or providing services for the case the prices of selling goods or providing services to be of the case the State provided prices specifically.
7. A fine of between VND 20,000,000 and 25,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Failing to implement or implementing insufficiently or delaying the implementation of commitments on promotions publicized, notified or registered with the competent State management agencies;
b) Failing to implement the extraction to remit the state budget or failing to send written report to the competent state management agency within the prescribed time limit on the handling of prize value without winners after the expiry of giving award when implementing promotion program under the form of selling goods, supplying services together with the participation in the risk programs;
c) Terminating the implementation of promotion program prior to the time limit announced or has been confirmed by the competent State management agencies except for the case permitted by law and performed fully conditions provided.
8. A fine of between VND 25,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Contents of contest program or the use of contest tickets to select person for the award according to rules and prizes has been announced with contents, forms contrary to historic tradition, culture, ethics, fine customs of Vietnam;
b) Promotion for goods and services banned from business, restricted business, goods not being permitted yet to circulate and services not being permitted yet to supply and poor quality goods;
c) Using goods, services for promotions being goods and services banned from business, restricted business, goods not being permitted yet to circulate and services not being permitted yet to supply and poor quality goods;
d) Promotion or use of tobacco, liquor with alcoholic volume from 30 degrees or more to promote under any form;
đ) Promotion or use of tobacco, beer to promote for the under 18 year-old person;
e) Using medicines for human treatment (including the drugs had been circulated) to promote;
g) Organizing the promotion at headquarters of state management agencies, schools, hospitals, political organizations, socio-politic organizations, people's armed units;
h) Performing promotional forms other than the one prescribed by law without approval of the competent state management agencies.
9. A fine of twofold fine level specified from clause 1 to clause 8 of this Article if the violation is done in the area of two provinces and cities directly under the central or more.
10. For the violations on unfair competition promotion, the regulations of law on competition shall be applied to sanction.
11. Additional sanctions and measures to overcome consequences:
a) Forced to destroy goods banned from business, goods not being permitted yet to circulate and poor quality goods for the violations provided in point c clause 8 of this Article. In case of unable to apply measures of forcible destruction or violation individuals and organizations do not implement the destruction, such goods shall be confiscated for destruction in accordance with provisions;
b) Forced to destroy award opening results and hold to open award again for the violations provided in point e clause 4, point b, point c, point d clause 5 and point a clause 6 of this Article;
c) Forced to recall and destroy contents of contest program or contest tickets with contents, forms contrary to historic tradition, culture, ethics, fine customs of Vietnam for the violations provided in point a clause 8 of this Article;
d) Forced to publicize the award winning results as provided for the violations provided in point e clause 5 of this Article;
đ) Confiscating goods, material evidence used to implement the acts of promotion for the violations provided in point d, point đ and point e clause 8 of this Article.
Article 30. Violation of regulations on trade exhibitions, fair
1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Declaring unfaithfully, inexactly contents in the dossier of registration to hold fair, exhibitions;
b) Failing to list subject, the time for fairs and exhibitions at the location to hold such trade fairs, exhibitions before the opening date of trade fairs and exhibitions;
c) Failing to report in writing to the competent state management agencies within the prescribed time limit on the results of holding fairs, exhibitions after ending them in domestic or overseas;
d) Changing, supplementing registered contents when holding trade fairs, exhibitions in Vietnam without report in writing to the competent state management agencies within the prescribed time limit or the confirmation on the change, supplement of registered contents by the competent state management agencies.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Changing, supplementing registered contents when holding overseas trade fairs, exhibitions without report in writing to the competent state management agencies within the prescribed time limit or the confirmation on the change, supplement of registered contents by the competent state management agencies;
b) Displaying counterfeit goods and goods infringing the intellectual property rights to compare with the genuine one without the approval of the competent state management agency in accordance with provisions;
c) Displaying counterfeit goods and goods infringing the intellectual property rights to compare with the genuine one which have not confirmed yet by the competent state management agency that they are counterfeit goods, goods infringing the intellectual property rights;
d) Displaying counterfeit goods and goods infringing the intellectual property rights without listing clearly that such goods are the counterfeits, the one infringing the intellectual property rights;
đ) Displaying at trade fairs and exhibitions types of goods or services to be of the list prohibited business, limited business, goods without permission or not yet permitted for circulation, services not yet permitted to supply in Vietnam or goods not in compliance with quality standards, safety, food hygiene, expiry;
e) Displaying at trade fairs and exhibitions types of goods to be of the list banned from import;
g) Displaying at trade fairs and exhibitions goods (including goods of temporary import to display, introduce at the fairs and exhibitions) without labels or with labels not in compliance with regulations of law on labels;
h) Failing to implement the re-export for temporarily imported goods to take part in the fairs and exhibitions in Vietnam after ending the shows within the prescribed limit time.
3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Holding fairs, exhibitions without registration with the competent state management agencies as prescribed or not yet confirmed in writing on the registration to hold fairs, exhibitions by the competent state management agencies;
b) Organizing for traders, individuals, organizations to take part in overseas trade fairs, exhibitions without registration with the competent state management agencies or not yet confirmed in writing on the registration by the competent state management agencies;
c) Using name and subject of the Exhibition with words broadcasting the quality, titles of goods, services or reputation, the title of traders, organizations or individuals taking part in trade fairs without evidence to prove the quality, the title of the goods, services or reputation, the title of merchants, organizations and individuals;
d) Granting awards, certifying quality, the title of the goods, services or reputation, the title of traders, organizations or individuals participating in trade fairs not in compliance with law regulations.
4. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Foreign traders directly hold the trade fairs, exhibitions in Vietnam;
b) Selling, giving temporarily imported goods to display at the trade fairs, exhibitions without approval in writing by the competent state management agencies;
c) Selling, giving temporarily exported goods to take part in the overseas trade fairs, exhibitions to be of export required to have permits of the competent state management agencies or to be of being banned from import without written approval of the competent state management agencies;
d) Unauthorized consumption in Vietnam market of temporarily imported goods for participation in trade fairs and exhibitions.
5. A fine of twofold fine level specified for the violations provided in point a and point b clause 3 of this Article if the violations are of organizations trading services of trade fairs, exhibitions.
6. The violations of regulations on circulation, trading goods and services at trade fairs, exhibitions organized in Vietnam shall be sanctioned under the relevant provisions of this Decree.
7. Additional sanctions and measures to overcome consequences:
a) Confiscating goods banned from business, goods without permission or not yet permitted for circulation in Vietnam, the goods banned from import for the violations specified in point đ and point e clause 2 of this Article;
b) Forced to destroy counterfeit goods or goods not guaranteeing quality standards, safety, food hygiene, expiry for the violations specified in point b, point c, point d and point đ, clause 2 of this Article. In case of unable to apply measures of forcible destruction or violation individuals and organizations do not implement the destruction, such goods shall be confiscated for destruction in accordance with provisions;
c) Forced to re-export goods for the violations specified in point h clause 2 of this Article within the time which the competent to sanction person prescribes. In case of being forced to re-export goods but not doing so within the above mentioned time limit, such goods shall be confiscated;
d) Confiscating material evidences or the money earned from sales due to perform the acts of administrative violations for the violations specified in point b, point c and point d clause 4 of this Article.
Article 31. Violation of regulations on and goods and services introduction, display
1. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Displaying, introducing goods without labels or with labels not in compliance with provisions;
b) Displaying, introducing sample goods not in compliance with goods trading on design, packaging, quality, utility, style, type, price, warranty period;
c) Displaying, introducing goods, services of other traders to compare with goods of themselves, except for the goods to be compared are fake one, goods infringing the intellectual property rights as prescribed.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Displaying, introducing goods, services to be of the list of goods, service banned from business, good without being permitted or not yet permitted from circulation, services not yet supplied in Vietnam, goods not guaranteeing quality standards announced, safety, foods hygiene, goods expired;
b) Displaying, introducing goods to be of the list banned from import;
c) Failing to re-export temporarily imported goods to display, introduce after ending the display, introduction within the prescribed time limit.
3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Displaying and introducing goods, services or using the form, means to display, introduce goods and services causing harm to national security, public order, social security, landscape, environment and human health;
b) Displaying and introducing goods, services or using the form, means to display, introduce contrary to historic tradition, culture, ethnic, fine customs of Vietnam;
c) Displaying and introducing goods, services disclosing national secrets;
d) Illegal consumption of goods being temporarily imported to display, introduce.
4. Additional sanctions and measures to overcome consequences:
a) Confiscating goods banned from business, goods without permission or not yet permitted for circulation in Vietnam, the goods banned from import for the violations specified in point a and point b clause 2 of this Article, if not belonging to the have-to-apply-measures cases as provided in point đ clause 4 of this Article;
b) Confiscating material evidence, means of violation for the violations provided in point a, point b and point c clause 3 of this Article;
c) Confiscating material evidences or the money earned from sales due to perform the acts of administrative violations for the violations specified in point d clause 3 of this Article;
d) Forced to re-export goods for the violations specified in point c clause 2 of this Article within the time which the competent to sanction person prescribes. In case of being forced to re-export goods but not doing so within the above mentioned time limit, such goods shall be confiscated;
đ) Forced to destroy goods not guaranteeing quality standards, safety, food hygiene, expiry for the violations specified in point a and point b clause 2 of this Article. In case of unable to apply measures of forcible destruction or violation individuals and organizations do not implement the destruction, such goods shall be confiscated for destruction in accordance with provisions.
Article 32. Sanction of administrative violations on trade advertisement
For the administrative violations on trade advertisement, the provisions on sanction of administrative violations in the field of relative state management shall be applied.
Article 33. Violation of regulations on goods banned from export, import or suspended the export, import
1. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for acts of exporting or importing the goods to be subject to temporary suspension of export and import without the written permission of the competent state management agencies.
2. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for acts of exporting or importing the goods to be of the list of being banned from export or import without the written permission of the competent state management agencies.
3. Additional sanctions and measures to overcome consequences:
a) Forced to destroy goods causing harm to human health, environmental pollution, spread of disease for the violations specified in this Article. In case of unable to apply measures of forcible destruction or violation individuals and organizations do not implement the destruction, such goods shall be confiscated for destruction in accordance with provisions;
b) Confiscating goods for the violations provided in this Article if not belonging to the have-to-apply-measures cases as provided in point a clause 3 of this Article.
Article 34. Violation of regulations on quotas, goods import, export licenses
1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for acts of arbitrarily erasing, correcting, supplementing, changing contents of quotas, goods import and export licenses.
2. A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for acts of forgery, unauthorized use of quotas, goods import and export licenses.
3. A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for acts of exporting, importing goods without quotas, goods import and export licenses according to provisions.
4. Additional sanctions and measures to overcome consequences:
a) Forced to bring out of the Vietnam territory at the entry border gate or export suspension for the violations provided in clause 3 of this Article;
b) Forced to destroy goods causing harm to human health, environmental pollution, spread of disease for the violations specified in clause 3 of this Article. In case of unable to apply measures of forcible destruction or violation individuals and organizations do not implement the destruction, such goods shall be confiscated for destruction in accordance with provisions.
Article 35. Violation of regulations on goods import, export consignment
1. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Consigning or receiving the consignment of goods import and export to be of the list of goods banned from export, suspended export, banned from import, suspended import;
b) Consigning or receiving the consignment of goods import and export to be of the list of importing, exporting goods with conditions but the consigning party and consigned party having no quotas, goods import and export licenses granted by the competent state management agencies.
2. Measures to overcome consequences:
Forced to bring out of the Vietnam territory at the entry border gate or export suspension for the violations provided in clause 1 of this Article.
Article 36. Violation of regulations on goods temporary import for re-export, temporary export for re-imports
1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Temporary import for re-export, temporary export for re-import of goods which are required permit of the competent state management agencies but having no one as prescribed;
b) Failing to re-export goods which have exceeded the must-re-export time limit;
c) Temporarily importing goods for re-export not in compliance with border gate as prescribed.
2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for acts of trading temporary import for re-export of goods to be of the case of trade suspension according to the mode of temporary import for re-export.
3. Additional sanctions and measures to overcome consequences:
a) Forced to re-export goods or suspend the temporary import for re-export for the violations provided in point a clause 1 and clause 2 of this Article;
b) Forced to re-export goods for the violations provided in point b clause 1 of this Article within the time limit that the competent to sanction person prescribes. In case of being forced to re-export goods but not doing so within the above mentioned time limit, such goods shall be confiscated;
c) Forced to temporarily import for re-export of goods in compliance with border gate as provided or suspending the temporary import for re-export of goods for the violations provided in point c clause 1 of this Article.
Article 37. Violation of regulations on transfer of goods
1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Transferring improper category or in access of the number of goods specified in the permit issued by the competent state management agency;
b) Transferring goods not incompliance with border gate as provided.
2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Transferring goods required to have permit issued by the competent state management agency but having no one;
b) Trading the transfer of type of goods to be of the case being suspended business according to the mode of transfer.
3. Measures to overcome consequences:
a) Forced to bring out of the Vietnam territory at the entry border gate or transfer suspension of goods for the violations provided in point a clause 2 of this Article;
b) Forced to transfer goods in compliance with border gate as provided or suspending the transfer of goods for the violations provided in point b clause 1 of this Article;
c) Confiscating goods transferred not in compliance with categories, exceeding the number of goods allowed to transfer or goods which are suspended business by the mode of transfer specified in point a clause 1 and point b clause 2 of this Article.
Article 38. Violation of regulations on transit of goods
1. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for acts of transiting goods not in compliance with route, border gate allowed to transit, except for the case prescribed in point a clause 2 of this Article.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Transiting type of goods required to have permit not in compliance with route, border gate allowed to transit;
b) Goods in transit stay on the Vietnam territory exceeding the permitted time limit.
3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for the acts of transiting type of goods required to have permit issued by the competent state management agency but having no one.
4. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for the acts of consuming illegally transited goods, means in Vietnam territory.
5. Additional sanctions and measures to overcome consequences:
a) Forced to transfer goods in compliance with route, border gate for the violations provided in clause 1 and point a clause 2 of this Article;
b) Forced to bring out of the Vietnam territory at the entry border gate for the violations provided in clause 3 of this Article;
c) Forced to transit goods for the violations provided in point b clause 2 of this Article within the time limit that the competent to sanction person prescribes. In case of being forced to transit goods but not doing so within the above mentioned time limit, such goods shall be confiscated;
d) Confiscating transited goods, transit means or the amount collected due to conduct the acts of administrative violations for the violations specified in clause 4 of this Article.
Article 39. Violation of regulations on duty free shop
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of trading duty-free goods exceeding prescribed quantities.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the acts of trading duty-free goods not in compliance with subjects.
3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for acts of trading duty-free goods not in compliance with the registered list recorded in the Certificate of sufficient conditions for trading duty-free goods granted.
4. For the acts of trading goods at duty-free shops not stamping "Vietnam duty not paid" in accordance with provisions or trading duty-free goods such as cigars and cigarettes produced from abroad and types of goods which are subject to export, import with conditions but having no export, import license as prescribed shall be sanctioned as follows:
a) A warning or a fine of between VND 100,000 and 500,000 shall be imposed in case of goods with value of up to VND 2,000,000;
b) A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed in case of goods with value of more than VND 2,000,000 to 5,000,000;
c) A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed in case of goods with value of more than VND 5,000,000 to 10,000,000;
d) A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed in case of goods with value of more than VND 10,000,000 to 20,000,000;
đ) A fine of between VND 10,000,000 and 15,000,000 shall be imposed in case of goods with value of more than VND 20,000,000 to 30,000,000;
e) A fine of between VND 15,000,000 and 20,000,000 shall be imposed in case of goods with value of more than VND 30,000,000 to 50,000,000;
g) A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed in case of goods with value of more than VND 50,000,000.
5. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Trading at duty-free shop type of goods banned from export, import or suspended export, import;
b) Trading at duty-free shop type of goods without origin from lawful import;
c) Selling illegally in domestic market types of goods permitted to import for selling at duty-free shop.
6. Additional sanctions and measures to overcome consequences:
a) Confiscating goods for the violations provided in clause 4 and point a, point b clause 5 of this Article;
b) Confiscating goods or the amount collected due to conduct the acts of administrative violations for the violations specified in clause 1, clause 2 and point c clause 5 of this Article.
7. Apart from the application of above mentioned sanctions, the competent to sanction persons must petition to the competent state management agencies to revoke the Certificate of sufficient conditions for trading duty-free goods for the violations provided in this Article in case of repeated violations or recidivism.
Article 40. Violation of regulations on origin of exports, imports
1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Supplying untruth documents, vouchers to the competent agencies when requesting for Certificate of origin;
b) Arbitrarily erasing, modifying contents of the Certificate of origin (C/O) granted.
2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Making or using fake C/O;
b) Bringing origin faked goods into Vietnam territory;
c) Exporting origin faked goods.
3. Additional sanctions and measures to overcome consequences:
a) Forced to suspend the export for the violations provided in point c clause 2 f this Article;
b) Forced to destroy goods causing harm to human health, environmental pollution, spread of disease for the violations specified in point b clause 2 of this Article. In case of unable to apply measures of forcible destruction or violation individuals and organizations do not implement the destruction, such goods shall be confiscated for destruction in accordance with provisions;
c) Confiscating goods for the violations provided in point b clause 2 of this Article if not belonging to the must-apply-measures case as prescribed in point b clause 3 of this Article.
Article 41. Sanction of other administrative violations on export and import of goods and services related to export and import of goods
For other administrative violations on export and import of goods, exchange of goods across the border of border residents and the services related to export and import of goods not specified in this Decree, the provisions on sanctioning of administrative violations in the field of relative state management shall be applied.
Item V. VIOLATION OF REGULATIONS ON TRADE INTERMEDIATE ACTIVITIES
Article 42. Violation of regulations on representatives for traders
1. A warning or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for the acts of hiring representatives or being representatives to other traders without representative contract in accordance provisions.
2. A fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for the acts of hiring representatives or being representatives to other traders which are not traders as prescribed.
Article 43. Violation of regulations on trade intermediate
1. A fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for individuals with acts of trading, commercial intermediate which are not traders as prescribed.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for organizations with acts of trading, commercial intermediate which are not traders as prescribed.
Article 44. Violation of regulations on consignment of purchasing, selling goods
1. A warning or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for the acts of consigning or receiving the consignment of purchasing, selling goods without consignment contract as prescribed.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of receiving the consignment not in compliance with business lines, goods recorded in the Certificate of business registration.
Article 45. Violation of regulations on agents of purchasing, selling goods, services
1. A warning or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Individuals having the acts of assigning agents or being agents which are not traders as prescribed;
b) Traders assigning agents or to be agents without agent contract of purchasing, selling goods in accordance provisions.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of assigning agents or being agents of purchasing, selling goods, services not in compliance with business lines, goods and services recorded in the Certificate of business registration or business License.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Organizations having the acts of assigning agents or being agents which are not traders as prescribed;
b) Agents assigning party or receive-to-be agents party of purchasing, selling goods, services not guaranteeing prescribed conditions on assigning agents or being agents of purchasing, selling goods, services;
c) Failing to record or recording improper name, logo of agents assigning party on the signboard at the location of purchasing, selling agent goods or agent service establishment as prescribed.
4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Trading goods, services which are required the form of agent as prescribed but not implementing or implementing not in compliance with provisions;
b) The agents purchasing, selling goods, services not in compliance with goods, services according to agent contracts;
c) Forging name of agents to purchase, sell goods and services for business;
d) Failing to implement according to conditions provided when hiring foreign traders to be agent to sell goods in overseas.
5. A fine of twofold fine level provided from clause 1 to clause 4 of this Article for the case agents of goods, services restricted from business or conditioned business.
6. Other violations on trading goods, services under the form of agent shall be sanctioned according to relative provisions in this Decree.
Item VI. VIOLATION OF REGULATIONS ON OTHER TRADE ACTIVITIES
Article 46. Violation of regulations on trading goods auction
1. A warning or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for the acts of making services of holding goods auction without contract as prescribed.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Making services of holding goods auction which are not traders as prescribed;
b) Failing to list publicly, fully, exactly necessary information related to auctioned goods as prescribed;
c) Failing to display goods, goods sample or documents to introduce them to the participation in auction persons for consideration.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the acts of permitting persons who are not allowed to take part in auction as prescribed to participate in goods auction.
4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for the acts of holding to auction not in compliance with proper order, procedures as prescribed.
5. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for persons who buy auctioned goods with acts in collusion, of agreement together to peg prices.
6. The acts of organizing the auction of goods banned from business, goods which are subject to urgent measures banning from circulation, being forced to withdraw or suspend the circulation, counterfeit goods and goods with expired dates shall be sanctioned according to relevant provisions in this Decree.
7. Measures to overcome consequences:
Forced to cancel results of auction for the violations provided in clause 3, clause 4 and clause 5 of this Article.
Article 47. Violation of regulations on trading services, goods auction
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of notice for bidding with insufficient contents as prescribed.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for the acts of failing to make minute when opening bidding or the contents of the bidding opening minute are made not in compliance with provisions.
3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for the acts of modifying bidding documents after the bidding was opened.
4. For the violations on bidding goods and services related to public procurement and use of state funds shall apply the provisions on sanction of administrative violations in the field of relative state management.
5. Measures to overcome consequences:
Forced to cancel results of bidding for the violations provided in clause 3 of this Article.
Article 48. Violation of regulations on trading goods lease
The violations on trading goods lease or leasing goods which are banned from business and goods which are subject to urgent measures banning from circulation, being forced to withdraw or suspend the circulation, smuggled goods, counterfeit goods, goods with expired dates shall be sanctioned under the relevant provisions in this Decree.
Article 49. Violation of regulations on trading services of trade assessment
1. A warning or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for the acts of authorizing to assess or re-authorizing the assessment without contract as prescribed.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of supplying assessment services out of the registered field in the business registration Certificate or equivalent valued papers as prescribed.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Trading assessment services not ensuring the conditions as prescribed;
b) Assigning expert to implement commercial assessment services not ensuring the standards as prescribed.
4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Using professional seal on the Certificate of Assessment when having not yet registered such seal with the competent state management agencies under the provisions;
b) Changing, supplementing professional seal without re-registering with the competent state management agencies as prescribed;
c) Failing to hand in professional seal to the competent state management agencies in case of being deleted professional seal registration;
d) Implementing commercial assessment services in case such assessment relating to interests of the assessment enterprise and of the expert.
5. Measures to overcome consequences:
Forced to hand in the professional seal to the competent state management agencies for the violations provided in point c clause 4 of this Article.
Article 50. Violation of regulations on trading franchise
1. A warning or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for the acts of franchising without contract as prescribed.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Declaring unfaithfully, inexactly contents in dossier requesting for registration of franchise activity;
b) Failing to supply, supplying insufficiently, inexactly information in franchise activity as prescribed;
c) Supplying unfaithful, insufficient information of compulsory contents in the written introduction on franchise;
d) Language and major contents of the franchise contract not in compliance with provisions;
đ) Trading franchise without satisfying conditions as prescribed;
e) Failing to implement the report, supply of documents or reporting unfaithfully, insufficiently matters relating to franchise activity at the request of the competent state management agencies.
3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Failing to register franchise activity as prescribed;
b) Failing to notify to the competent state management agencies on changes in franchise activity as prescribed.
4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Trading franchise for goods, services banned from business, circulating goods which are subject to the urgent measures banning from circulation, forced to withdraw, suspend the circulations;
b) Trading franchise for goods which are subject to the urgent measures circulating with conditions or required to have permit but not ensuring conditions or without permit as prescribed;
c) Continuing to trade franchise when the term of franchise contract expired.
5. Additional sanctions:
Confiscating goods for the violations provided in point a clause 4 of this Article.
Article 51. Violation of regulations on processing in trade
1. A warning or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for the acts of ordering or receiving to process goods in trade without contract in accordance with provisions.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for the acts of ordering or receiving to process domestic goods for types of goods banned from business, circulating goods which are subject to the urgent measures banning from circulation, forced to withdraw, suspend the circulations.
3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Ordering to process or receiving to process goods with foreign traders types of imports, exports which are required to have permit without approval of the competent state management agencies as prescribed;
b) Receiving to process goods with foreign traders types of goods to be of the list of goods banned from export, import and suspended export, import without written approval of the competent state management agencies as prescribed;
c) Ordering to process overseas goods for domestic consumption for types of goods banned from export, import and suspended export, import or goods which are subject to the urgent measures banning from circulation, forced to withdraw, suspend the circulations or fake goods and goods not ensuring food hygiene and safety.
4. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Consuming in Vietnam market machinery, leased, borrowed equipment; raw materials, auxiliary materials, surplus materials, substandard products, waste materials which are temporarily imported for processing and products to process goods to foreign traders not in compliance with regulations;
b) Forging processing contract with foreign traders.
5. Additional sanctions:
a) Confiscating material evidence for violations provided in clause 2, clause 3 and clause 4 of this Article;
b) Confiscating collected amount due to conduct the act of administrative violations for the violations provided in point a clause 4 of this Article.
Article 52. Violation of regulations on electronic trade (E-Trade)
1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Copying, disclosing, unauthorized moving part or all of the electronic documents initially made by other organizations, individuals;
b) Violating provisions on supplying clauses of contract when conducting E-Trade activities;
c) Violating provisions on using automatic information system to enter into contract in E-Trade.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Preventing, restricting the ability of organizations and individuals in the use of electronic documents, entering into and performance of contracts by electronic means;
b) Preventing, restricting the ability of organizations and individuals in selection of technology, electronic means to conduct trade activity;
c) Illegally changing, deleting and destroying part or all of the electronic documents initially made by other organizations, individuals;
d) Infringement, illegal interference in the information systems used for electronic commerce activities of other organizations and individuals;
đ) Failing to comply with provisions of law on trade by electronic means.
3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Forging, appropriating part or all of the electronic documents initially made by other organizations, individuals;
b) Creating, sending, transmitting, receiving and processing electronic documents to carry out commercial fraud, unfair competition, cheat or infringement of the interests of consumers;
c) Forging address of information systems of organizations and individuals to carry out commercial activities or related to commercial activities;
d) Destroying information systems used for e-commerce activities of other organizations and individuals.
4. Other violations on information technology application in trade activity shall be sanctioned according to provisions on administrative violation sanction in relative state management field.
Article 53. Violation of regulations on multi-level sales activities
1. A warning or a fine of between VND 300,000 and 500,000 shall be imposed for participants in multi-level sales with one of the following acts:
a) Failing to implement according to provisions on subjects to be participated in multi-level sales;
b) Failing to present card of participation in multi-level sales before introduce goods or marketing to sale goods;
c) Failing to inform fully the contents according to provision when sponsoring another person to participate in multi-level sales network.
2. A warning or a fine of between VND 1,000,000 and 2,000,000 shall be imposed for participants in multi-level sales with one of the following acts:
a) Failing to comply with provisions of the rule of operation and goods sale of multi-level sale enterprises registered with the competent agencies;
b) Using an individuals participating in multi-level sales network to introduce sales activities without stating clearly names, addresses, time to take part in and profits collected for each period or failing to present the receipt confirmed by the tax authorities that such person has paid tax.
3. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for participants in multi-level sales with one of the following acts:
a) Requiring persons to be sponsored to participate in multi-level sales network to pay any fees under the nominal of a course, training course, conference, social activities or other equivalent activities;
b) Providing false information on the benefits of participation in multi-level sales for others to take part in multi-level sales;
c) Providing false information on the nature and use of goods for others to join in multi-level sales;
d) Providing false information on the activities of multi-level sales enterprises to solicit others to join in multi-level sales.
4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for multi-level sales enterprises with one of the following acts:
a) Failing to built or publicize operation rule of enterprises and participants in multi-level sales activities;
b) Failing to sign written contract with participants or contract without in full basic contents as prescribed;
c) Failing to supply card to participate in multi-level sales network to participants or supplying not in compliance with form as prescribed;
d) Failing to supply sufficient information and documents as prescribed for people intending to participate in multi-level sales network;
đ) Violating regulations on termination of the contract participating in multi-level sales;
e) Failing to withhold personal income taxes of the participants to pay to the state budget before paying commissions, bonuses or other economic benefits to participants;
g) Failing to notify to the participants on the goods are of not being acquired by enterprise before such participants carry out to purchase;
h) Failing to conduct the report regime or reporting incompletely, unfaithfully, not on time to the competent state management agencies under the provisions;
i) Failing to notify, provide completely or providing incorrect list of participants in multi-level sales before these people conduct to sell goods or developing multi-level sales network outside the province, city directly under Central Government where the enterprises locate its head office to the State management agencies in accordance with provisions;
k) Failing to pay compensation for consumers or participants in the cases as prescribed;
l) Failing to regularly monitor the activities of the participants to ensure the participants to comply with rules of activities and the sales program of enterprise;
m) Failing to train, foster multi-level sales skill and profession, law on multi-level sales to the participants;
n) Training participants not in compliance with training program registered with the competent state management agency.
5. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for multi-level sales enterprises with one of the following acts:
a) Withdrawing or using part or all of the deposits not in compliance with law provisions except for the case multi-level sales activities were terminated or suspended;
b) Refusing to pay without legitimate reason for the commissions, bonuses or other economic benefits that participants are entitled to enjoy;
c) Changing the contents of the sales program without conducting the procedures requesting for additional issuance of the Registration of multi-level sales organization;
d) Failing to notify to the competent state management agency where the sales network are developed when developing the sales network to the provinces and cities directly under the Central Government that the enterprises do not locate their head offices in accordance provisions;
đ) Failing to perform the prescribed obligations when suspending or terminating its activities;
e) Trying to provide false information in the dossier requesting for granting multi-level sales Registration.
6. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for multi-level sales enterprises with one of the following acts:
a) Organizing to sell multi-level goods without the multi-level sales Registration issued by competent state management agencies;
b) Failing to perform in compliance with provisions on goods being entitled to carry out business according to the mode of multi-level sales.
7. For the illicit acts of multi-level sales, the provisions of competition law shall be applied to sanction.
8. Additional sanctions:
Confiscating goods for the violations provided in point b clause 6 of this Article.
9. Apart from the application of above mentioned sanctions, the competent to sanction persons must petition to the competent state management agencies to revoke the Registration to organize multi-level sales for the violations provided in clause 4, clause 5 and point b clause 6 of this Article in case of repeated violations or recidivism.
Article 54. Violation of regulations on management of trading supermarkets, trade centers
1. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Naming the business establishments being supermarkets, trade centers or similar words in foreign languages without satisfying the standards as prescribed;
b) Internal rules of operation of supermarkets, trade centers show insufficiently the contents as prescribed or are not approved by the competent state management agency;
c) Failing to list internal rules of operation at supermarkets, trade centers;
d) Failing to report periodically or irregularly on the operation situation of supermarkets, trade centers at the request of the competent state management agency.
2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Having no signboards of supermarkets or trade centers;
b) Recording signboards of supermarkets or trade centers not in compliance with contents and forms as prescribed;
c) Trading supermarkets or trade centers that are not the enterprises registered to trade commercial activities as prescribed;
d) Goods traded in supermarkets, trade centers do not have the name of goods, services, and the names of supermarkets or trade centers;
đ) Goods sold in supermarkets, trade centers have warranty regime without specifying clearly term and location of warranty.
3. A fine of between VND 10,000,000 to 20,000,000 shall be imposed for acts of trading the types of commodities containing radioactive substances or ionized radiation devices beyond the permissible level; explosive materials, liquefied substances, flammable gas, veterinary drugs, plant protection drugs and goods containing toxic chemicals to be of the list restricted business in accordance with provisions in supermarkets, trade centers.
4. Other violations on trading goods and services in supermarkets, trade centers, shall be sanctioned under the relevant provisions of this Decree.
Article 55. Violation of regulations on goods Exchange
1. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for the acts of employees of the goods Exchange conduct brokerage of purchasing, selling goods through the Goods Exchange.
2. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Declaring incorrectly or untimely contents in the dossiers requesting for issuance, re-issuance, amendment, supplement of establishment permit of goods Exchange;
b) Refusing to accept membership status of goods Exchange without replying in writing or stating clearly the reason of the refusal.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for traders with one of the following acts:
a) Joining in activities to buy and sell goods through the Goods Exchange in overseas not in compliance with route, scope and conditions under the provisions of law;
b) Implementing activities of purchasing and selling goods through the Goods Exchange that are not trading members of the Goods Exchange.
4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for members of Goods Exchange with one of the following acts:
a) Failing to warrant separate cost-accounting of activities of purchasing and selling goods through the Goods Exchange of each customer and its own;
b) Failing to notify to customer for the reason to terminate member status and the implementation of consignment contract obligations of customer;
c) Failing to keep transactions consignment contract, transactions consignment orders and requirements to adjust or cancel transactions consignment orders of customers;
d) Failing to keep fully documents and accounts reflecting details, accuracy of transactions to customers and its own;
đ) Failing to implement or implementing improperly the notification of transactions to customers as prescribed;
e) Failing to sign transactions consignment contract in writing with customers according to provisions of law or implementing the transactions to customers when not yet received transactions consignment orders from customers;
g) Being brokerage without contract with customers as prescribed;
h) Receiving transactions consignment to customers not in compliance with provisions.
5. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for members of Goods Exchange with one of the following acts:
a) Soliciting customers to sign contracts by promising to compensate the whole or part of damages incurred or guarantee part of profit to customers;
b) Using artificial prices and other cheating measures as conducting brokerage to customers;
c) Performing brokerage activities of purchasing and selling goods through Goods Exchange that are not brokerage members of the Goods Exchange.
6. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for organizations and individuals to supply false information for the transactions, market or price of goods purchased, sold through the Goods Exchange.
7. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for Goods Exchange with one of the following acts:
a) Failing to publicize specific time to transact as prescribed;
b) Failing to publicize Chapter of operation, License of establishing Goods Exchange approved, granted, amended, supplemented by the competent state management agencies;
c) Failing to implement the procedures requesting for re-issuance of License of establishing Goods Exchange in the case the License of establishing Goods Exchange lost, torn, burnt or destroyed under other forms;
d) Failing to implement the procedures requesting for amendment, supplement of the License of establishing Goods Exchange in case of any change to contents of the License of establishing Goods Exchange;
đ) Failing to publicize or publicizing untimely the cases of transaction suspension as prescribed;
e) Failing to publicize or publicizing incomplete or inaccurate information and list of members of the Goods Exchange; information on transactions and the transaction orders of purchasing, selling goods through the Goods Exchange and other information according to Chapter of operation of the Goods Exchange;
g) Failing to implement or implementing incorrectly, fully provisions on periodic report or irregular report at the request of the competent state management agencies on the information related to activities of purchasing, selling goods through the Goods Exchange and members of the Goods Exchange at the time of report.
8. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for members of the Goods Exchange with one of the following acts:
a) Failing to implement or implementing incorrectly the transaction deposit as prescribed;
b) Fail to comply with regulations on the total transaction limit or transaction limit;
c) Enticing customers to sign contracts by promising to compensate the whole or part of damages incurred or guarantee part of profit to customers.
9. A fine of between VND 30,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for the Goods Exchange with one of the following acts:
a) Using false documents in the dossier requesting for the establishment, amendment, supplement or re-issuance of License of establishing Goods Exchange;
b) Approving membership status to traders which are not conditions enough in accordance with provisions;
c) Failing to implement or implementing incorrectly the transaction deposit as prescribed;
d) Failing to establish system of internal controls, risk management and supervision, preventing interest conflicts in the internal and transaction necessarily in accordance with provisions;
đ) Letting members who terminated member status continue the implementation of operations of selling, purchasing goods through the Goods Exchange;
e) Organizing the activities of trading goods not to be of the list of goods publicized by the competent state agencies;
g) Fail to comply with regulations on the total transaction limit or transaction limit;
h) Failing to comply with the transaction methods or principles of matching transaction order or transaction information disclosure in accordance with provisions.
Article 56. Sanction imposed for illegal commercial activities of foreign organizations or individuals (hereinafter referred to as foreigner)
1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for foreigners with acts of illegally selling in the Vietnam territory the duty free imported consumption goods for use according to prescribed standards.
2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 shall be imposed for foreigners with acts of operating illegal trade in the Vietnam territory.
3. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 shall be imposed for foreigners with one of the following acts:
a) Organizing illegal commercial activities in the Vietnam territory;
b) Consuming illegally in the territory of Vietnam the transportation, vehicles, information machinery, office equipment, duty free imported furniture equipment for use under prescribed standards;
c) Consuming illegally in the territory of Vietnam the transportation, vehicles temporarily imported into Vietnam.
4. Additional sanctions and measures to overcome consequences:
Confiscating material evidence, means of violations or the collected amount due to conduct the administrative violations for the violations provided in this Article.
Article 57. Sanctioning for the act of obstructing official duty activity of the competent to sanction administrative violations person
1. A warning or fine of between VND 500,000 and 1,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Failing to implement the enumeration, declaration or enumerating, declaring unfaithfully, untimely at the request of person to execute the public service of sanctioning administrative violations or the competent sate management agencies;
b) Failing to provide or providing incompletely vouchers, documents relating to the inspection, examination and sanction of violations of the person to execute the public service of sanctioning administrative violations or the competent sate management agencies.
2. A fine of between VND 1,000,000 and 3,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Having actions to obstruct or cause difficulties for public service activities of the competent persons;
b) Having words, threatening actions, revilement, hurting of the honor for those who are on duty.
3. A fine of between VND 3,000,000 and 5,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Arbitrarily removing seal of material evidence, violation means being sealed, temporarily seizing or arbitrarily changing the place of action of administrative violations;
b) Dispersing, being made to change, exchanging material evidence and means being inspected, examined or temporarily seized;
c) Storing, harboring, consuming material evidence and means being inspected, examined or temporarily seized which are dispersed.
4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts:
a) Delaying or shirking the execution of administrative decisions on inspection, examination and handling of administrative violations of the competent persons or agencies;
b) Assaulting persons who are on duty.
5. Measures to overcome consequences:
Forced to withdraw material evidence, means dispersed for the violations provided in point b, point c clause 3 of this Article.
COMPETENCE AND PROCEDURES TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 58. Competence to sanction administrative violations of the People’s Committee
1. Presidents of Commune-level People’s Committees are competent to sanction against administrative violations in trade activities specified in this Decree according to competence as provided in Article 28 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. Presidents of District-level People’s Committees are competent to sanction against administrative violations in trade activities specified in this Decree according to competence as provided in Article 29 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
3. Presidents of Provincial-level People’s Committees are competent to sanction against administrative violations in trade activities specified in this Decree according to competence as provided in Article 30 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 59. Competence to sanction administrative violations of the market management agencies
1. The competent persons of the market management agencies as provided in Article 37 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations are competent to sanction against administrative violations in trade activities specified in this Decree and other administrative violations in trade activities specified in Article 12, Article 28, Article 32 and Article 41 of this Decree.
2. The competent to sanction administrative violations according to clause 1 of this Article of market controller at all level to be on duty:
a) Warning;
b) A fine of up to VND 200,000 shall be imposed.
3. The competent to sanction administrative violations according to clause 1 of this Article of chief of team of market management:
a) Warning;
b) A fine of up to VND 5,000,000 shall be imposed;
c) Confiscating material evidence, means used for administrative violations valued at VND 30,000,000;
d) Forced to destroy products causing harmful to human health, animals, plants, harmful cultural products;
đ) Forced to implement remedies measures and other measures against administrative violations as provided in this Decree.
4. The competent to sanction administrative violations according to clause 1 of this Article of manager of market management Branches:
a) Warning;
b) A fine of up to VND 20,000,000 shall be imposed;
c) Stripping of the right to use license, practice certificate under competence;
d) Confiscating material evidence, means used for administrative violations;
đ) Forced to destroy products causing harmful to human health, animals, plants, harmful cultural products;
e) Forced to implement remedies measures and other measures against administrative violations as provided in this Decree.
5. The competent to sanction administrative violations according to clause 1 of this Article of Director of market management Department:
a) Warning;
b) A fine of up to VND 70,000,000 shall be imposed;
c) Stripping of the right to use license, practice certificate under competence;
d) Confiscating material evidence, means used for administrative violations;
đ) Forced to destroy products causing harmful to human health, animals, plants, harmful cultural products;
e) Forced to implement remedies measures and other measures against administrative violations as provided in this Decree.
Article 60. Competence to sanction administrative violations of the Police, Customs, Border Guard, Coast Police and the specialized state Inspection
1. District-level Police Chief, Chief of Police Office investigating economic crime and position of the provincial-level Police, Director of the provincial-level Police and Director of Department of Police investigating economic crime and position are competent to sanction against administrative violations in trade activities specified in this Decree to be of the area and management field of branch according to the competence defined in Article 31 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. The competent persons to sanction administrative violations of Border Guard, Coast Police and Customs are competent to sanction against administrative violations in trade activities specified in this Decree relating to activities of goods import, export to be of the area and its management field according to the competence defined in Article 32, Article 33 and Article 34 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
3. The competent persons to sanction administrative violations of the specialized state Inspection is competent to sanction against administrative violations in trade activities specified in this Decree to be of the area and management field of branch according to the competence defined in Article 38 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 61. Principle determining competence to sanction administrative violations and authority to sanction administrative violations
1. Principle determining competence to sanction administrative violations is implemented according to provision in Article 42 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 13 of Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. The authority to sanction administrative violations is implemented according to provision in Article 41 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 14 of Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 62. Procedures of handling of administrative violations and execution of decisions to sanction
1. Procedures of handling of administrative violations according to provision of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. Competence, procedures applying coercive measures of the execution of decisions to sanction administrative violations are implemented according to provision in the Decree No.37/2005/ND-CP dated March 18, 2005 of the Government providing for procedures of applying coercive measures of the execution of decisions to sanction administrative violations.
3. The cases of administrative violations which are sanctioned must be made into file and archived in full at the agencies to sanction within the time limit prescribed by law.
Article 63. Valuating goods, material evidences and violation means to determine fine level and competent to sanction administrative violations
1. For administrative violations of this Decree stipulated fine level according to value of infringing goods or prescribed form of sanctions being confiscation of goods, material evidences and means used for administrative violations must carry out the value assessment for use as a basis for determining the fine level and competence to sanction for administrative violations.
2. Depending on the type of goods, material evidences and specific means, the determination of price based on one of the bases according to priority orders as follows:
a) List price or the price stated in the contract or invoice purchasing, selling goods or importing goods declaration;
b) Market price at the time of detection of administrative violations;
c) The cost of goods if not yet sold;
d) For counterfeit goods, they shall be the market value of genuine goods or goods with the same features, technology and utilities at the time of detection of administrative violations;
đ) The remaining real value of material evidences, means.
3. The heads of the state management agencies with functions of examination, inspection and administrative violation sanctions prescribed in this Decree detecting administrative violations or handling the administrative violations shall be responsible for assessing goods, violation material evidences and means used for administrative violations for use as a basis for determining the fine level and competence to sanction for administrative violations.
4. In case of applying the grounds specified in clause 2 of this Article not in compliance with or goods, material evidences and means which are difficult to value, the heads of state management agencies specified in clause 3 of this Article shall establish price appraisal council. Composition and working principles of price appraisal council of goods, material evidences and means of administrative violations shall comply with the law regulations.
5. Bases of valuation and documents relating to the valuation of goods, material evidences and means of administrative violations must be stated in the dossiers of sanctioning administrative violations.
6. The valuation, management and transfer of goods, material evidences and means of administrative violations after having the decision on confiscation of the competent to sanction administrative violations in the trade activities persons is carried out in accordance with the provisions in the Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 64. Application of administrative violations prevention measures and ensuring the handling of administrative violations
1. In order to prevent timely the administrative violations and ensure the handling of administrative violations in trade activities, the competent persons are entitled to apply measures to prevent administrative violations and ensure that the sanctions of administrative violations according to provisions in Article 43 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. Competence, procedures of applying administrative violations prevention measures and ensuring the handling of administrative violations in trade activities are implemented according to provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the Decrees of the Government guiding the implementation of the Ordinance.
COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 65. Complaints, denunciations and handling of complaints, denunciations
1. Individuals and organizations are entitled to denounce to competent state agencies on administrative violations of organizations and individuals stipulated in this Decree or to denounce violations of the law of persons who are competent to sanction administrative violations in trade activities in accordance with the law.
2. Individuals and organizations are sanctioned for administrative violations, be subjected to administrative prevention measures, then or their legal representatives have the right to complaint decisions of administrative violation sanctions or of applying administrative violations prevention measures according to the law on complaints, denunciations or sue to the competent court under the provisions of law on procedures for settlement of administrative proceedings.
3. The order, procedures and time limits and rights of complaints and denunciations, and jurisdiction of settling complaints and denunciations on sanctioning administrative violations in trade activities are carried out in accordance with the law regulations on complaints, denunciations and settling complaints and denunciations.
Article 66. Handling of violations to persons who are competent to sanction administrative violations
Persons who are competent to sanction administrative violations in trade activities having acts of harassment, tolerating or cover up of violations, failing to settle or settling but not timely; sanctioning with improper competence, improper subjects to be sanctioned, improper violations to be sanctioned; application of improper form, sanction level and other measures; appropriating, using illegally money, goods, material evidences and violation means; impede legitimate flow of goods, causing damages to trader, depending on the nature and seriousness of their violations, shall be disciplined or prosecuted for penal liability and compensation under the provisions of law.
1. This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.
2. Annulling Decree No.175/2004/ND-CP dated October 10, 2004 of the Government on handling of administrative violations in trade activities.
Article 68. Responsibility for the implementation
1. The Minister of Industry and Trade takes responsibility for organizing the implementation of this Decree.
2. The Ministers, heads of Ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, chairmen of the People’s Committees of Cities, Provinces directly under the Central are responsible for the implementation of this Decree./.
|
FOR THE GOVERNMENT |
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
Điều 6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
Điều 9. Trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính
Điều 10. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân là tổ chức kinh tế
Điều 11. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân là hộ kinh doanh
Điều 18. Vi phạm quy định về hàng hóa cấm kinh doanh
Điều 22. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu
Điều 23. Vi phạm quy định về nhãn hàng hóa
Điều 24. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng giả
Điều 30. Vi phạm quy định về hội chợ, triển lãm thương mại
Điều 62. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt
Điều 64. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính