Chương III Nghị định 06/2008/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại: Thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính
Số hiệu: | 06/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/01/2018 | Ngày hiệu lực: | 13/02/2008 |
Ngày công báo: | 29/01/2008 | Số công báo: | Từ số 79 đến số 80 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Những người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường quy định tại Điều 37 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính có quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này và các vi phạm hành chính khác trong hoạt động thương mại quy định tại các Điều 12, Điều 28, Điều 32 và Điều 41 Nghị định này.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều này của Kiểm soát viên thị trường các cấp đang thi hành công vụ:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 200.000 đồng.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều này của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng;
d) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm và biện pháp khác đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều này của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm và các biện pháp khác đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
5. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều này của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm và các biện pháp khác đối với vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
1. Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và chức vụ Công an cấp tỉnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và chức vụ có quyền xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của ngành theo thẩm quyền quy định tại Điều 31 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan có quyền xử phạt đối với các hành vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của mình theo thẩm quyền quy định tại các Điều 32, Điều 33 và Điều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan Thanh tra nhà nước chuyên ngành có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này thuộc địa bàn và lĩnh vực quản lý của ngành theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 42 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 13 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Việc uỷ quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 14 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
3. Các vụ việc vi phạm hành chính bị xử phạt đều phải lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt trong thời hạn pháp luật quy định.
1. Đối với các vi phạm hành chính Nghị định này quy định mức phạt tiền theo giá trị hàng hóa vi phạm hoặc quy định hình thức xử phạt tịch thu hàng hóa, tang vật và phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính thì phải tiến hành định giá làm căn cứ cho việc xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính.
2. Tuỳ theo loại hàng hóa, tang vật, phương tiện cụ thể, việc xác định giá dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn mua bán hàng hóa hoặc tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
b) Giá thị trường tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính;
c) Giá thành của hàng hóa nếu chưa xuất bán;
d) Đối với hàng giả là giá thị trường của hàng hóa thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính;
đ) Giá trị thực tế còn lại của tang vật, phương tiện.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có chức năng kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này phát hiện vi phạm hành chính hoặc đang xử lý vụ việc vi phạm hành chính có trách nhiệm định giá hàng hóa, tang vật vi phạm và phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính làm căn cứ cho việc xác định mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính.
4. Trường hợp áp dụng các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này không phù hợp hoặc hàng hóa, tang vật, phương tiện khó xác định giá trị thì thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước quy định tại khoản 3 Điều này thành lập hội đồng định giá. Thành phần, nguyên tắc làm việc của hội đồng định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của pháp luật.
5. Căn cứ định giá và các tài liệu liên quan đến việc định giá hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải thể hiện trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
6. Việc định giá, quản lý và chuyển giao hàng hóa, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sau khi có quyết định tịch thu của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Để ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, những người có thẩm quyền được áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 43 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
COMPETENCE AND PROCEDURES TO SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Article 58. Competence to sanction administrative violations of the People’s Committee
1. Presidents of Commune-level People’s Committees are competent to sanction against administrative violations in trade activities specified in this Decree according to competence as provided in Article 28 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. Presidents of District-level People’s Committees are competent to sanction against administrative violations in trade activities specified in this Decree according to competence as provided in Article 29 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
3. Presidents of Provincial-level People’s Committees are competent to sanction against administrative violations in trade activities specified in this Decree according to competence as provided in Article 30 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 59. Competence to sanction administrative violations of the market management agencies
1. The competent persons of the market management agencies as provided in Article 37 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations are competent to sanction against administrative violations in trade activities specified in this Decree and other administrative violations in trade activities specified in Article 12, Article 28, Article 32 and Article 41 of this Decree.
2. The competent to sanction administrative violations according to clause 1 of this Article of market controller at all level to be on duty:
a) Warning;
b) A fine of up to VND 200,000 shall be imposed.
3. The competent to sanction administrative violations according to clause 1 of this Article of chief of team of market management:
a) Warning;
b) A fine of up to VND 5,000,000 shall be imposed;
c) Confiscating material evidence, means used for administrative violations valued at VND 30,000,000;
d) Forced to destroy products causing harmful to human health, animals, plants, harmful cultural products;
đ) Forced to implement remedies measures and other measures against administrative violations as provided in this Decree.
4. The competent to sanction administrative violations according to clause 1 of this Article of manager of market management Branches:
a) Warning;
b) A fine of up to VND 20,000,000 shall be imposed;
c) Stripping of the right to use license, practice certificate under competence;
d) Confiscating material evidence, means used for administrative violations;
đ) Forced to destroy products causing harmful to human health, animals, plants, harmful cultural products;
e) Forced to implement remedies measures and other measures against administrative violations as provided in this Decree.
5. The competent to sanction administrative violations according to clause 1 of this Article of Director of market management Department:
a) Warning;
b) A fine of up to VND 70,000,000 shall be imposed;
c) Stripping of the right to use license, practice certificate under competence;
d) Confiscating material evidence, means used for administrative violations;
đ) Forced to destroy products causing harmful to human health, animals, plants, harmful cultural products;
e) Forced to implement remedies measures and other measures against administrative violations as provided in this Decree.
Article 60. Competence to sanction administrative violations of the Police, Customs, Border Guard, Coast Police and the specialized state Inspection
1. District-level Police Chief, Chief of Police Office investigating economic crime and position of the provincial-level Police, Director of the provincial-level Police and Director of Department of Police investigating economic crime and position are competent to sanction against administrative violations in trade activities specified in this Decree to be of the area and management field of branch according to the competence defined in Article 31 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. The competent persons to sanction administrative violations of Border Guard, Coast Police and Customs are competent to sanction against administrative violations in trade activities specified in this Decree relating to activities of goods import, export to be of the area and its management field according to the competence defined in Article 32, Article 33 and Article 34 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
3. The competent persons to sanction administrative violations of the specialized state Inspection is competent to sanction against administrative violations in trade activities specified in this Decree to be of the area and management field of branch according to the competence defined in Article 38 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 61. Principle determining competence to sanction administrative violations and authority to sanction administrative violations
1. Principle determining competence to sanction administrative violations is implemented according to provision in Article 42 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 13 of Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. The authority to sanction administrative violations is implemented according to provision in Article 41 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 14 of Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 62. Procedures of handling of administrative violations and execution of decisions to sanction
1. Procedures of handling of administrative violations according to provision of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. Competence, procedures applying coercive measures of the execution of decisions to sanction administrative violations are implemented according to provision in the Decree No.37/2005/ND-CP dated March 18, 2005 of the Government providing for procedures of applying coercive measures of the execution of decisions to sanction administrative violations.
3. The cases of administrative violations which are sanctioned must be made into file and archived in full at the agencies to sanction within the time limit prescribed by law.
Article 63. Valuating goods, material evidences and violation means to determine fine level and competent to sanction administrative violations
1. For administrative violations of this Decree stipulated fine level according to value of infringing goods or prescribed form of sanctions being confiscation of goods, material evidences and means used for administrative violations must carry out the value assessment for use as a basis for determining the fine level and competence to sanction for administrative violations.
2. Depending on the type of goods, material evidences and specific means, the determination of price based on one of the bases according to priority orders as follows:
a) List price or the price stated in the contract or invoice purchasing, selling goods or importing goods declaration;
b) Market price at the time of detection of administrative violations;
c) The cost of goods if not yet sold;
d) For counterfeit goods, they shall be the market value of genuine goods or goods with the same features, technology and utilities at the time of detection of administrative violations;
đ) The remaining real value of material evidences, means.
3. The heads of the state management agencies with functions of examination, inspection and administrative violation sanctions prescribed in this Decree detecting administrative violations or handling the administrative violations shall be responsible for assessing goods, violation material evidences and means used for administrative violations for use as a basis for determining the fine level and competence to sanction for administrative violations.
4. In case of applying the grounds specified in clause 2 of this Article not in compliance with or goods, material evidences and means which are difficult to value, the heads of state management agencies specified in clause 3 of this Article shall establish price appraisal council. Composition and working principles of price appraisal council of goods, material evidences and means of administrative violations shall comply with the law regulations.
5. Bases of valuation and documents relating to the valuation of goods, material evidences and means of administrative violations must be stated in the dossiers of sanctioning administrative violations.
6. The valuation, management and transfer of goods, material evidences and means of administrative violations after having the decision on confiscation of the competent to sanction administrative violations in the trade activities persons is carried out in accordance with the provisions in the Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 64. Application of administrative violations prevention measures and ensuring the handling of administrative violations
1. In order to prevent timely the administrative violations and ensure the handling of administrative violations in trade activities, the competent persons are entitled to apply measures to prevent administrative violations and ensure that the sanctions of administrative violations according to provisions in Article 43 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. Competence, procedures of applying administrative violations prevention measures and ensuring the handling of administrative violations in trade activities are implemented according to provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the Decrees of the Government guiding the implementation of the Ordinance.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
Điều 6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
Điều 9. Trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính
Điều 10. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân là tổ chức kinh tế
Điều 11. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân là hộ kinh doanh
Điều 18. Vi phạm quy định về hàng hóa cấm kinh doanh
Điều 22. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu
Điều 23. Vi phạm quy định về nhãn hàng hóa
Điều 24. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng giả
Điều 30. Vi phạm quy định về hội chợ, triển lãm thương mại
Điều 62. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt
Điều 64. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính