Chương I Nghị định 06/2008/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại: Quy định chung
Số hiệu: | 06/2008/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 16/01/2018 | Ngày hiệu lực: | 13/02/2008 |
Ngày công báo: | 29/01/2008 | Số công báo: | Từ số 79 đến số 80 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
2. Hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại là hành vi của cá nhân, tổ chức cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong hoạt động thương mại mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân;
b) Vi phạm quy định về thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu hàng hóa của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam;
c) Vi phạm quy định về lưu thông, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên thị trường;
d) Vi phạm quy định về hoạt động xúc tiến thương mại;
đ) Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;
e) Vi phạm quy định về hoạt động trung gian thương mại;
g) Vi phạm quy định về hoạt động thương mại khác.
4. Các vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại không trực tiếp quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
1. Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.
2. Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại bị xử phạt theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
2. Hàng hóa gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai.
3. Hàng hóa lưu thông trên thị trường là hàng hóa đang trên đường vận chuyển, đang bày bán, để tại kho, bến, bãi, tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc tại địa điểm khác.
4. Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp được thành lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã; tổ chức tín dụng được thành lập theo Luật các Tổ chức tín dụng; tổ chức bảo hiểm được thành lập theo Luật Kinh doanh bảo hiểm và các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
5. Hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
6. Dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bao gồm: uỷ thác xuất khẩu, uỷ thác nhập khẩu, chuyển khẩu, quá cảnh, tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập được quy định tại Luật Thương mại và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại.
7. Hàng hóa nhập lậu bao gồm:
a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định;
b) Hàng hóa nhập khẩu có điều kiện hoặc phải có giấy phép mà không có giấy tờ hoặc giấy phép của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp kèm theo hàng hóa;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hoá đơn, chứng từ kèm theo theo quy định hoặc có nhưng không đủ hoá đơn, chứng từ hoặc có hoá đơn, chứng từ nhưng qua điều tra, xác minh của cơ quan chức năng xác định là hoá đơn, chứng từ không hợp pháp như hoá đơn giả, hoá đơn lập khống, hoá đơn mua bán bất hợp pháp, hoá đơn đã qua sử dụng;
đ) Hàng hóa nhập khẩu quy định phải dán tem hàng nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
a) Giả chất lượng và công dụng: hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của hàng hóa;
b) Giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa: hàng hóa giả mạo tên, địa chỉ của thương nhân khác trên nhãn hoặc bao bì cùng loại hàng hóa; hàng hóa giả mạo chỉ dẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp trên nhãn hoặc bao bì hàng hóa;
c) Giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý; hàng hóa là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan;
d) Các loại đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, tem chất lượng, tem chống giả, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa có nội dung giả mạo tên, địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa (sau đây gọi tắt là tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả);
đ) Đối với hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nếu pháp luật có quy định riêng thì áp dụng các quy định đó để xác định hàng giả.
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được thực hiện theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Điều 3 và Điều 4 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tình tiết tăng nặng áp dụng xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định tại các Điều 8, Điều 9 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại là một năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; hành vi buôn lậu, buôn bán hoặc vận chuyển hàng nhập lậu; hành vi sản xuất kinh doanh hàng giả thì thời hiệu xử phạt là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện.
3. Cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì bị xử phạt hành chính. Thời hiệu xử phạt là ba tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ việc vi phạm.
4. Trong thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này nếu cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới được quy định tại Nghị định này hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.
5. Cách tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
6. Trường hợp quá thời hạn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này thì cá nhân, tổ chức vi phạm không bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 12 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính nếu Nghị định này có quy định việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
1. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 7 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
2. Cách tính thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
1. Việc áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả đối với vi phạm hành chính phải căn cứ vào các chế tài đã được Nghị định này quy định đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
2. Mỗi hành vi vi phạm hành chính chỉ áp dụng một hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền:
a) Phạt cảnh cáo được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và nếu Nghị định này có quy định hình thức xử phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm hành chính đó;
b) Phạt tiền được áp dụng khi không có các tình tiết quy định tại điểm a khoản này và theo khung tiền phạt quy định đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính như sau:
Đối với hành vi vi phạm hành chính không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì mức tiền phạt cụ thể là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức tối đa;
Đối với hành vi vi phạm hành chính có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống, nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt;
Đối với hành vi vi phạm hành chính có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên, nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm cụ thể cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như sau:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không thời hạn các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy định sử dụng các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề và nếu Nghị định này có quy định hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm hành chính đó;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính được áp dụng khi Nghị định này có quy định áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm hành chính đó. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bao gồm vật, tiền, hàng hóa, công cụ, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính. Không tịch thu tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, sử dụng trái phép mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
4. Ngoài hình thức xử phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra hoặc các biện pháp khác theo quy định tại Nghị định này nhằm xử lý triệt để vi phạm, loại trừ nguyên nhân, điều kiện tái phạm, khắc phục mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
5. Hình thức xử phạt chính được áp dụng độc lập hoặc kèm theo hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 6 và khoản 6 Điều này.
6. Trường hợp quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 21 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhưng vẫn phải ra quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính thuộc diện cấm lưu hành, lưu thông và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả nếu Nghị định này có quy định hình thức xử phạt bổ sung tịch thu và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính đó.
1. Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại phải đình chỉ ngay hành vi vi phạm và ra quyết định xử phạt kịp thời trong thời hạn pháp luật quy định. Trường hợp vụ việc vi phạm không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản theo đúng quy định và kịp thời chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm tới người có thẩm quyền xử phạt.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại phải xử phạt đúng thẩm quyền. Trường hợp người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính vắng mặt thì uỷ quyền cho cấp phó trực tiếp thực hiện việc xử phạt theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 14 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Nghiêm cấm hành vi bao che, cản trở việc xử phạt; nghiêm cấm việc giữ lại các vụ việc có dấu hiệu tội phạm để xử phạt vi phạm hành chính hoặc chia tách vụ việc vi phạm để giữ lại xử phạt cho phù hợp với thẩm quyền của cấp mình.
4. Các trường hợp đã ra quyết định xử phạt không đúng thẩm quyền, đối tượng vi phạm, hành vi vi phạm; áp dụng không đúng hình thức, mức phạt và biện pháp khắc phục hậu quả; xử phạt không đúng thời hiệu, thời hạn xử phạt thì tuỳ theo trường hợp cụ thể phải sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định không đúng pháp luật.
5. Việc xử lý trách nhiệm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 66 Nghị định này.
1. This Decree provides for administrative violations, forms and sanction level, remedies, competence and procedures of handling administrative violations in the trade activities.
2. The administrative violations in the trade activities are the acts of individuals, organizations intentionally or unintentionally violating provisions on state management in the trade activities but not being crime and according to provisions in this Decree they shall be sanctioned administrative violations.
3. The administrative violations in the trade activities provided in this Decree include:
a) Violations of provisions on the Certificates of business registration of traders;
b) Violations of provisions on the establishment and operation of representative offices and branches of foreign traders in Vietnam; on goods trading activities and activities directly related to the goods purchase and sale of the enterprises with foreign-owned capital in Vietnam; on the rights of export, import of goods of foreign traders without presence in Vietnam;
c) Violations of provisions on circulation, trading of goods and services in the market;
d) Violations of provisions on trade promotion activities;
đ) Violations of regulations on export and import of goods and services related to export and import of goods;
e) Violations of regulations on trade intermediate activities;
g) Violations of regulations on other trade activities.
4. The administrative violations in the trade activities not directly being provided in this Decree are applied according to provisions on handling of administrative violations in the relative state management fields.
Article 2. Subjects of applications
1. Vietnamese individuals, organizations who have administrative violations in the trade activities.
2. Foreign individuals, organizations who have administrative violations in the trade activities within the territory, economic exclusive zone and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam, except for the case the international agreements of which Vietnam is a member provided for otherwise.
3. Minors who commit acts of administrative violations in trade activities sanctioned under the provisions of Article 6 and Article 7 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the following terms are construed as follows:
1. Business is the continuity to conduct one, some or all of the stages of the investment process, from production to consumption of products or provisions of services in the market for seeking profits.
2. Goods including all types of fixed assets, including fixed assets formed in the future and the things attached to land.
3. Goods circulated in the market are goods on the way of being transported, showed to sale, stored in warehouses, wharves, yards, at place of manufacturing, business or at another places.
4. Economic organizations, including enterprises established and operated under the Enterprise Law, Investment Law; Cooperatives and Cooperative Union established under the Cooperative Law; credit institutions established under the Law on Credit Institutions; insurance organizations established under the Insurance Business Law and other economic organizations in accordance with the law regulations.
5. Business households in accordance with provisions in Decree No.88/2006/ND-CP dated August 29, 2006 by the Government on business registration.
6. Services related to export and import of goods including export consignment, import consignment, transshipment, transit, temporary import for re-export, temporary export for re-import are defined in the Commercial Law and the Decrees detailing the implementation of Commercial Law.
7. Smuggled goods, including:
a) Goods banned from import or suspended to import as provided;
b) The imported goods with conditions or must have permits without papers or permits granted by the specialized state management agency attached to goods;
c) Imported goods not being passed through prescribed border, failing to conduct customs procedures according to provisions or fraudulent numbers and types of goods when conducting the customs procedures;
d) Imported goods circulated in the market without invoices and vouchers together as prescribed or having invoices, vouchers but inadequate or having invoices, vouchers but through investigation, verification of function authorities that they are illegal invoices, documents such as fake invoices, invoices to be made untruthfully, invoices used for illegal sale, purchase, invoice used;
đ) Imported goods required to stamp import goods but not doing so as prescribed or having stamps but being counterfeit stamps, stamps which are used.
8. Fake goods include:
a) Faking quality and utility: goods have no value to use or value to use with improper origin, nature, names and the use of goods;
b) Faking goods labels, packaging: goods faking names, addresses of other traders on the labels or packaging of the same goods; goods faking indications on origin or place of manufacturing, packaging, assembling on the labels or packaging of goods;
c) Faking on intellectual property as stipulated in Article 213 of the Intellectual Property Law including goods branding, coincident signs or difficult to distinguish with marks, geographical indication under protection for such goods without permission of the owner of the brand or of geographical indication management organization; goods being copies made without the permission of the subject of copyright or related rights;
d) The types of decals, labels, packaging of goods, quality stamps, stamp of anti-counterfeit, warranty card, goods shrink film seal with contents faking names and addresses of traders, the origin of goods, place of production, packaging and assembly of goods (hereinafter referred to as stamps, labels, packaging of fake goods);
đ) For goods to be subject to specialized management if the law has separate provisions shall apply those provisions to identify counterfeit goods.
Article 4. Principle of handling
The principle of handling of administrative violations in trade activities is implemented according to provision in Article 3 of the Ordinance on handling of administrative violations, Article 3 and Article 4 of Decree No.134/2003/ND-the Government dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on handling of administrative violations.
Article 5. Extenuating, aggravating circumstances
The extenuating or aggravating circumstances applying to sanction against administrative violations in trade activities specified in this Decree shall comply with the provisions in Article 8 and Article 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 6 of Decree No.134/2003/ND-CP of November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 6. The statute of limitations for sanctioning administrative violations
1. The statute of limitations for sanctioning administrative violations in trade activities is a year from the date of administrative violations are made, other than the case stipulated in clause 2 of this Article.
2. For administrative violations in the activities of export and import of goods or services related to export and import of goods; acts of smuggling, trafficking or transport of smuggled goods; acts of manufacturing, trading counterfeit goods, the statute of limitations to sanction shall be two years since the date of administrative violations are made.
3. Individuals who are sued, prosecuted or have been decided on trial upon criminal proceedings procedures, but later have been decided to suspend the investigation or to suspend the cases however the violations have signs of administrative violations as provided in this Decree shall be administratively sanctioned. The statute of limitations to sanction shall be three months since the date that the competent to sanction person receives the suspension decisions and dossiers of the violations.
4. During the period specified in clause 1, clause 2 and clause 3 of this Article, if individuals or organizations that commit new acts of administrative violations specified in this Decree, or deliberately evade or obstruct the sanction, the statute of limitations to sanction administrative violations shall be re-calculated since the time of implementation of new administrative violations or the time to terminate the acts of evading or obstructing the sanction.
5. The method of calculating the statute of limitations to sanction administrative violations in the trade activities is implemented according to provisions in Article 9 of the Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Sanction.
6. Where exceeding the time limit as specified in clause 1, clause 2, clause 3 and clause 4 of this Article, violation individuals or organizations shall not be sanctioned administrative violations, but still be applied measures to overcome consequences specified in clause 3 Article 12 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, if this Decree provides the application of measures to overcome consequences for such administrative violations.
Article 7. The time limit is considered as having not yet been sanctioned administrative violations
1. The time limit is considered as not yet been sanctioned administrative violations in the trade activities is conducted in accordance with clause 1 Article 11 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 7 of Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
2. The method of calculating the time limit considered as not yet been sanctioned administrative violations in the trade activities is conducted in accordance with provisions in Article 9 of Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
Article 8. Application of forms of sanctioning administrative violations and measures to overcome consequences
1. The application of forms of sanctioning administrative violations and measures to overcome consequences for administrative violations must be based on the sanctions provided by this Decree for each act of administrative violation.
2. Each administrative violation is only applied a form of principle sanction being a warning or a fine:
a) A warning is applied to administrative violations for the first time, having extenuating circumstances and if this Decree provides form of warning sanction for such administrative violations;
b) A Fine is applied when there are no facts provided in point a of this clause and according to the fine bracket prescribed for each administrative violation as follows:
For administrative violations without aggravating or extenuating circumstances, the specific fine level is the average of the fine bracket prescribed for such acts. The average level of the fine bracket is determined by dividing the total of the minimum and maximum level;
For administrative violations with extenuating circumstances, the fine level may be reduced but not be in access of the minimum level of the fine bracket;
For administrative violations with aggravating circumstances, the fine level may be increased but not be in access of the maximum level of the fine bracket.
3. Apart from the principle sanctions, depending on the nature and seriousness of specific violations of administrative violation individuals or organizations may be subject to one or more additional sanctions as follows:
a) Stripping of the right to use licenses, practice certificates for a limited or timeless duration is applied in the case individuals, organizations violate seriously the regulations on the use of permits, practice certificates and if this Decree stipulates form of additional sanctions against such administrative violations;
b) Confiscation of material evidences and means used for administrative violations is applied if this Decree stipulates form of additional sanctions against such administrative violations. Material evidence and means of administrative violations include things, money, goods, tools and means directly related to administrative violations. Not to confiscate material evidences and means appropriated, illegally used by administrative violation individuals and organizations, but return to its owner or manager, legal user under the provisions clause 2 Article 17 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and clause 2 Article 12 of Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
4. Apart from the form of sanction prescribed in clause 2 and clause 3 of this Article administrative violation individuals, organizations may be subject to one or more remedies for the consequences due to administrative violations or other measures as provisions in this Decree in order to thoroughly handle the violations, exclude the causes, recidivism conditions, overcome all consequences caused by administrative violations.
5. Form of principle sanction is applied independently or together with additional sanctions and remedies for the consequences. The forms of additional sanctions and measures to overcome consequences are applied only together with the principle sanctions, except for the cases stipulated in clause 6 Article 6 and clause 6 of this Article.
6. Where exceeding the time limit to issue decisions to sanction administrative violations as specified in clause 1 Article 56 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 21 of Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, the competent to sanction administrative violation persons are not entitled to issue decisions to sanction administrative violations, however, must issue the decision to confiscate administrative violation material evidences to be of being banned from circulation and application of measures to overcome consequences if this Decree stipulates additional sanctions of confiscation and measures to overcome the consequences for such administrative violations.
Article 9. Responsibilities of the competent persons in administrative violation sanctions
1. Upon detection of administrative violations, the competent to sanction administrative violation persons in trade activities must immediately terminate the violations and timely issue decisions to sanction within the time limit prescribed by law. Where the violation does not fall under the jurisdiction or beyond his/her authority to sanction, it must be made minutes in accordance with provision and the case’s file must promptly be forwarded to the competent to sanction persons.
2. The competent to sanction administrative violation persons in trade activities must sanction in accordance with his/her authority. Where the competent to sanction administrative violation persons are absent, such persons shall authorize to their deputies to directly implement the sanctions as specified in Article 41 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 14 of Decree No.134/2003/ND-CP dated November 14, 2003 of the Government detailing the implementation of a number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.
3. Strictly prohibiting acts of covering or obstructing the sanction; strictly prohibiting the retention of the cases having criminal signs to sanction administrative violation or splitting the violation cases to keep for sanctions in accordance with his/her level’s respective competence.
4. The cases which were issued the decisions to sanction improper competence, violation subjects, violations; application of improper forms, penalty level and remedies for the consequences; sanctions of improper statute of limitation and time limit to sanction, depending on specific circumstances, the competent persons shall modify or cancel the unlawful decision.
5. The handling of responsibility for the competent to sanction administrative violation persons in trade activities in accordance with provisions in Article 66 of this Decree.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
Điều 6. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Điều 7. Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
Điều 9. Trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử phạt vi phạm hành chính
Điều 10. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân là tổ chức kinh tế
Điều 11. Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân là hộ kinh doanh
Điều 18. Vi phạm quy định về hàng hóa cấm kinh doanh
Điều 22. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu
Điều 23. Vi phạm quy định về nhãn hàng hóa
Điều 24. Xử phạt hành vi kinh doanh hàng giả
Điều 30. Vi phạm quy định về hội chợ, triển lãm thương mại
Điều 62. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử phạt
Điều 64. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính