Nghị định 158/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa
Số hiệu: | 158/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/12/2006 | Ngày hiệu lực: | 22/01/2007 |
Ngày công báo: | 07/01/2007 | Số công báo: | Từ số 13 đến số 14 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Nghị định này quy định chi tiết Luật Thương mại về việc thành lập Sở Giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
Nghị định này áp dụng đối với Sở Giao dịch hàng hóa và các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa (sau đây gọi tắt là Điều lệ hoạt động) là Quy tắc điều chỉnh hoạt động giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa, của các thành viên và các chủ thể khác liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Hoạt động tự doanh là việc thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa cho chính mình.
3. Lệnh giao dịch là yêu cầu bằng văn bản để mua hoặc bán hàng hóa của thành viên kinh doanh nhằm thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.
4. Lệnh ủy thác giao dịch là yêu cầu bằng văn bản của khách hàng đối với thành viên kinh doanh thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa trên cơ sở hợp đồng ủy thác giao dịch.
5. Ngày đầu tiên giao dịch hợp đồng là ngày do Sở Giao dịch hàng hóa ấn định để kể từ ngày đó hợp đồng này được phép giao dịch.
6. Ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng là ngày do Sở Giao dịch hàng hóa ấn định để kể từ sau ngày đó hợp đồng này không còn được phép giao dịch.
7. Ký quỹ bảo đảm tư cách thành viên là việc thành viên gửi một khoản tiền hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa theo chỉ định của Sở Giao dịch hàng hóa để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thành viên.
8. Ký quỹ giao dịch là việc thành viên gửi một khoản tiền vào tài khoản phong tỏa theo chỉ định của Sở Giao dịch hàng hóa để bảo đảm thực hiện giao dịch.
9. Phí thành viên là khoản tiền thành viên phải nộp cho Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định tại Điều lệ hoạt động.
10. Phí giao dịch là khoản tiền thành viên phải trả cho Sở Giao dịch hàng hóa để được thực hiện từng giao dịch.
11. Tháng đáo hạn hợp đồng là tháng mà hợp đồng giao dịch phải được thực hiện.
12. Tất toán hợp đồng là việc thanh toán tất cả các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng mà các bên nắm giữ hợp đồng phải thực hiện.
13. Khách hàng là tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa, thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa thông qua việc uỷ thác cho thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa.Bổ sung
1. Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa. Bộ Thương mại thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa;
b) Quyết định việc thành lập và hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, phê chuẩn Điều lệ hoạt động và phê chuẩn việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa; ban hành danh mục hàng hoá được phép giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa;
c) Thực hiện các biện pháp quản lý cần thiết trong trường hợp khẩn cấp;
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa;
đ) Quy định lộ trình và điều kiện cho thương nhân Việt Nam tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài trong từng thời kỳ;
e) Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước khác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Thương mại.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn chế độ thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa; quy định cụ thể điều kiện hoạt động của Trung tâm thanh toán.
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các chế độ về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa; phối hợp với Bộ Thương mại trong việc thẩm tra năng lực tài chính của các sáng lập viên của Sở Giao dịch hàng hóa.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại trong việc thẩm tra tính khả thi của việc thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Thương nhân Việt Nam có quyền tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài theo lộ trình, điều kiện và phạm vi do Bộ Thương mại quy định và công bố trong từng thời kỳ.
2. Khi tham gia hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài, thương nhân Việt Nam phải tuân thủ các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, thanh toán quốc tế và các quy định liên quan khác của pháp luật Việt Nam.Bổ sung
Sở Giao dịch hàng hóa là pháp nhân được thành lập và hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định của Nghị định này.
Sở Giao dịch hàng hóa được thành lập nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Vốn pháp định là một trăm năm mươi tỷ đồng trở lên;
2. Điều lệ hoạt động phù hợp với quy định của Nghị định này;
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên và có thời gian công tác trong lĩnh vực kinh tế - tài chính ít nhất là 05 năm; có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
4. Các điều kiện khác theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa gồm:
1. Văn bản đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa theo mẫu của Bộ Thương mại;
2. Danh sách các thành viên trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn và các giấy tờ kèm theo sau đây:
a) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
b) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
3. Danh sách cổ đông sáng lập trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần và các giấy tờ kèm theo sau đây:
a) Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
b) Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, giấy chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền;
5. Giải trình kinh tế - kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm thành lập, tiến độ thành lập và đi vào hoạt động, giải pháp công nghệ để thực hiện giao dịch;
6. Dự thảo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa;
7. Dự thảo Điều lệ doanh nghiệp.
1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm thẩm tra các điều kiện và hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định này.
2. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa, Bộ Thương mại phải xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và có thể yêu cầu bổ sung hồ sơ, nếu còn thiếu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
3. Bộ Thương mại hoàn tất thẩm tra trong thời hạn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Thời hạn này có thể được gia hạn nhưng không quá sáu mươi ngày.
4. Hết thời hạn quy định tại tại khoản 3 Điều này, Bộ Thương mại phải quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Thương mại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bao gồm các nội dung sau:
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, văn phòng đại diện, chi nhánh và nơi tổ chức các giao dịch mua bán hàng hoá;
2. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của Sở Giao dịch hàng hóa;
3. Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên hoặc cổ đông sáng lập Sở Giao dịch hàng hóa là cá nhân;
4. Số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của chủ sở hữu công ty, của thành viên trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn;
5. Số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông sáng lập là tổ chức trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần;
6. Vốn điều lệ trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn; số cổ phần và giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền chào bán trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa hoạt động dưới hình thức Công ty cổ phần;
7. Loại hàng hoá giao dịch.
1. Trường hợp có thay đổi các nội dung của Giấy phép thành lập được quy định tại Điều 11 Quyết định này, Sở Giao dịch hàng hóa phải nộp hồ sơ đề nghị Bộ Thương mại sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập.
2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa bao gồm:
a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa theo mẫu của Bộ Thương mại;
b) Bản gốc Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ nêu tại khoản 2 Điều này, Bộ Thương mại phải quyết định việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa. Trong trường hợp không sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa, Bộ Thương mại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Trường hợp Giấy phép thành lập sở Giao dịch hàng hóa bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, Sở Giao dịch hàng hóa phải nộp hồ sơ đề nghị Bộ Thương mại cấp lại Giấy phép thành lập.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giáo dịch hàng hóa theo mẫu của Bộ Thương mại;
b) Bản gốc hoặc bản sao Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá (nếu có).
3. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ nêu tại khoản 2 Điều này, Bộ Thương mại phải quyết định việc cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa. Trong trường hợp không cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa, Bộ Thương mại phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Điều kiện và thủ tục chấp thuận tư cách thành viên; quyền và nghĩa vụ thành viên;
b) Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên và trách nhiệm khi chấm dứt tư cách thành viên;
c) Loại hàng hoá giao dịch; tiêu chuẩn và đơn vị đo lường của loại hàng hoá đó;
d) Mẫu hợp đồng giao dịch và lệnh giao dịch;
đ) Thời hạn giao dịch hợp đồng và quy trình thực hiện giao dịch;
e) Hạn mức giao dịch, ký quỹ giao dịch và phí giao dịch;
g) Các phương thức, thủ tục thực hiện hợp đồng;
h) Nội dung công bố thông tin của Sở Giao dịch hàng hóa và các báo cáo hoạt động, báo cáo tài chính của các thành viên;
i) Các biện pháp quản lý rủi ro;
k) Giải quyết tranh chấp;
l) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động;
m) Các nội dung có liên quan khác .
2. Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa không được trái với các quy định của Nghị định này và pháp luật hiện hành.Bổ sung
1. Lựa chọn loại hàng hoá trong danh mục hàng hoá được quy định tại Điều 32 Nghị định này để tổ chức giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Tổ chức, điều hành và quản lý hoạt động giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
3. Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
4. Yêu cầu các thành viên kinh doanh ký quỹ đảm bảo tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
5. Thu phí thành viên, phí giao dịch, phí cung cấp dịch vụ thông tin và các loại phí dịch vụ khác theo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa và theo quy định của pháp luật.
6. Ban hành các quy chế niêm yết, công bố thông tin và giao dịch mua bán hàng hoá tại Sở Giao dịch hàng hóa hóa.
7. Kiểm tra, giám sát hoạt động giao dịch và công bố thông tin của các thành viên.
8. Yêu cầu các thành viên thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro được quy định trong Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
9. Chỉ định thành viên kinh doanh khác thực hiện các hợp đồng đang được nắm giữ bởi một thành viên kinh doanh bị chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
10. Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
11. Thực hiện các quyền khác theo quy định của Nghị định này, Điều lệ hoạt động và theo quy định của pháp luật.Bổ sung
1. Tổ chức hoạt động mua bán hàng hoá đúng với quy định của Nghị định này và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Tổ chức các giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa một cách công bằng, trật tự và hiệu quả.
3. Công bố Điều lệ hoạt động, Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa đã được Bộ trưởng Bộ Thương mại phê chuẩn, cấp, sửa đổi, bổ sung; công bố danh sách và các thông tin về thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa; công bố thông tin về các giao dịch và lệnh giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa và các thông tin khác theo Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
4. Thực hiện việc báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Thương mại về các thông tin liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa và danh sách thành viên tại thời điểm báo cáo.
5. Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác thanh tra, kiểm tra và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
6. Thực hiện chế độ thống kê, kế toán, kiểm toán theo quy định của pháp luật.
7. Chịu trách nhiệm cuối cùng về mọi hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
8. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ.
9. Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa gây thiệt hại cho các thành viên, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa và theo các quy định khác của pháp luật.Bổ sung
1. Thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa bao gồm:
a) Thương nhân môi giới (sau đây gọi là thành viên môi giới);
b) Thương nhân kinh doanh (sau đây gọi là thành viên kinh doanh).
2. Chỉ những thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa mới được thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
3. Chỉ các thành viên môi giới mới được thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
1. Thương nhân có nguyện vọng trở thành thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa có quyền đề nghị Sở Giao dịch hàng hóa chấp thuận tư cách thành viên.
2. Căn cứ các điều kiện quy định tại các Điều 19, Điều 20 Nghị định này và theo quy định của Điều lệ hoạt động, Sở Giao dịch hàng hóa xem xét việc chấp thuận tư cách thành viên cho thương nhân.
3. Trong trường hợp từ chối chấp thuận tư cách thành viên, Sở Giao dịch hàng hóa phải trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do của việc từ chối chấp thuận.
4. Trong trường hợp Sở Giao dịch hàng hóa chấp thuận tư cách thành viên cho thương nhân không đủ điều kiện theo quy định tại Điều 19 hoặc Điều 21 Nghị định này, Bộ Thương mại có quyền đình chỉ tư cách thành viên của các thương nhân đó. Sở Giao dịch hàng hóa phải chịu trách nhiệm về các hậu quả phát sinh từ việc đình chỉ này.
Thành viên môi giới phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Vốn pháp định là năm tỷ đồng trở lên.
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
4. Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
Quyền và nghĩa vụ của thành viên môi giới thực hiện theo Luật Thương mại và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
Thành viên kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Vốn pháp định là bẩy mươi lăm tỷ đồng trở lên.
3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
4. Các điều kiện khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
1. Thành viên kinh doanh có quyền thực hiện các hoạt động tự doanh hoặc nhận uỷ thác mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa cho khách hàng.
2. Yêu cầu khách hàng ký quỹ để đảm bảo thực hiện giao dịch trong trường hợp nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa cho khách hàng.
3. Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
1. Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Ký quỹ bảo đảm tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch trước khi thực hiện các giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.
3. Nộp phí thành viên, phí giao dịch và các loại phí khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
4. Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ và trong giao dịch.
5. Trong trường hợp nhận uỷ thác, phải ký kết hợp đồng uỷ thác bằng văn bản với khách hàng và chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng khi nhận được lệnh uỷ thác giao dịch từ khách hàng.
6. Cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời thông tin cho khách hàng.
7. Lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch cho khách hàng và cho chính mình.
8. Ưu tiên thực hiện lệnh uỷ thác giao dịch của khách hàng trước lệnh giao dịch của chính mình.
9. Giao dịch trung thực và công bằng, vì lợi ích của khách hàng.
10. Đảm bảo hạch toán riêng hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa của từng khách hàng và của chính mình.
11. Thực hiện chỉ định của Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định này;
12. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
Thương nhân chấm dứt tư cách thành viên trong các trường hợp sau đây:
1. Không còn đáp ứng đủ các điều kiện trở thành thành viên.
2. Giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
3. Tự đề nghị chấm dứt tư cách thành viên và được Sở Giao dịch hàng hóa chấp thuận theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
4. Có hành vi vi phạm là điều kiện chấm dứt tư cách thành viên theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa hoặc quy định của pháp luật.
1. Thương nhân khi chấm dứt tư cách thành viên phải thông báo cho khách hàng về lý do chấm dứt tư cách thành viên và việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo uỷ thác của khách hàng.
2. Trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên theo quy định tại Nghị định này, Sở Giao dịch hàng hóa có quyền yêu cầu thành viên đó phải uỷ nhiệm cho thành viên khác thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Trường hợp thành viên bị chấm dứt không uỷ nhiệm được thì Sở Giao dịch hàng hóa có quyền chỉ định thành viên khác thực hiện.
3. Thương nhân chấm dứt tư cách thành viên có nghĩa vụ chuyển giao các thông tin cần thiết về khách hàng cho thành viên nhận uỷ nhiệm hoặc được chỉ định.
4. Sau khi việc uỷ nhiệm hoặc chỉ định thành viên thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện, tiền ký quỹ của khách hàng cho thành viên bị chấm dứt tư cách thành viên phải được chuyển thành tiền ký quỹ của khách hàng cho thành viên kinh doanh nhận uỷ nhiệm hoặc được chỉ định.
5. Thương nhân chấm dứt tư cách thành viên phải trả phí thực hiện nghĩa vụ hợp đồng cho thương nhân mình uỷ nhiệm hoặc được Sở Giao dịch hàng hóa chỉ định theo quy định tại Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
6. Thương nhân khi chấm dứt tư cách thành viên phải thực hiện các nghĩa vụ đã phát sinh với khách hàng và các chủ thể khác liên quan đến hoạt động giao dịch của mình tại Sở Giao dịch hàng hóa, trường hợp gây thiệt hại cho khách hàng thì phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật.
1. Trung tâm thanh toán mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa (dưới đây gọi tắt là Trung tâm Thanh toán) là tổ chức thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Sở Giao dịch hàng hóa có thể thành lập Trung tâm Thanh toán trực thuộc hoặc uỷ quyền cho một tổ chức tín dụng thực hiện chức năng của Trung tâm Thanh toán.
3. Trung tâm Thanh toán phải hoạt động độc lập với các thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa.
4. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm Thanh toán.
1. Yêu cầu các bên liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa thực hiện các nghĩa vụ bảo đảm thanh toán.
2. Thu phí dịch vụ thanh toán.
3. Trong trường hợp thành viên mất khả năng thanh toán theo yêu cầu của Trung tâm Thanh toán để thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa, Trung tâm Thanh toán có quyền giữ lại tất cả các khoản tiền ký quỹ, các chứng từ giao nhận hàng hoá và các tài sản khác, không phân biệt là tài sản của thành viên đó hay của khách hàng của họ.
4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ thanh toán và quy định của Nghị định này.
1. Lưu giữ tiền ký quỹ của các thành viên và các tài liệu liên quan đến các giao dịch.
2. Bảo đảm thanh toán chính xác các giao dịch.
3. Thông báo chính xác, kịp thời các thông tin liên quan đến tài khoản của các thành viên.
4. Thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến bảo mật thông tin.
5. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về cung cấp dịch vụ thanh toán và quy định của Nghị định này.
1. Trung tâm giao nhận hàng hoá là tổ chức thực hiện chức năng lưu giữ, bảo quản và giao nhận hàng hoá cho các hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Sở Giao dịch hàng hóa có thể thành lập Trung tâm giao nhận hàng hoá trực thuộc hoặc uỷ quyền cho tổ chức khác thực hiện chức năng của Trung tâm giao nhận hàng hoá.
1. Từ chối tiếp nhận hàng hoá không đảm bảo yêu cầu theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Từ chối nhận hàng, giao hàng khi chưa có đầy đủ chứng từ hợp lệ.
3. Thu phí lưu giữ, bảo quản hàng hoá theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa.
4. Các quyền khác theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa và các quy định tại Nghị định này.
1. Không được tiếp nhận hàng hoá không đảm bảo yêu cầu theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Bảo quản hàng hoá đúng tiêu chuẩn, chất lượng và số lượng trong thời hạn do Sở Giao dịch hàng hóa yêu cầu.
3. Giao hàng theo lệnh giao hàng của Sở Giao dịch hàng hóa trong trường hợp nhận được đầy đủ chứng từ hợp lệ.
4. Báo cáo việc lưu giữ, bảo quản và giao nhận hàng hoá theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa.
5. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa và các quy định tại Nghị định này.
1. Bộ trưởng Bộ Thương mại công bố danh mục hàng hoá cụ thể được phép giao dịch mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa trong từng thời kỳ.
2. Sở Giao dịch hàng hóa chỉ được tổ chức thực hiện hoạt động mua bán các loại hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Thương mại quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chất lượng, đơn vị đo lường và các tiêu chuẩn khác của hàng hoá do Sở Giao dịch hàng hóa công bố phù hợp với pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường hiện hành.
1. Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố thời gian giao dịch cụ thể, bao gồm ngày giao dịch, phiên giao dịch, thời gian khớp lệnh giao dịch và giờ mở cửa, đóng cửa của ngày giao dịch.
2. Sở Giao dịch hàng hóa có thể tạm thời thay đổi thời gian giao dịch trong các trường hợp sau đây:
a) Hệ thống giao dịch có sự cố dẫn đến việc không thể thực hiện các lệnh giao dịch như thường lệ;
b) Quá nửa số thành viên có sự cố về hệ thống chuyển lệnh giao dịch;
c) Các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
3. Khi xảy ra các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Giao dịch hàng hóa phải tạm ngừng giao dịch cho đến khi khắc phục được các trường hợp này. Trường hợp không khắc phục được trong phiên giao dịch thì phiên giao dịch được coi là kết thúc vào lần khớp lệnh ngay trước đó.
4. Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố kịp thời các trường hợp được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
1. Tổng hạn mức giao dịch đối với một loại hàng hoá của toàn bộ các hợp đồng đang trong thời hạn giao dịch không được vượt quá 50% tổng khối lượng hàng hoá đó được sản xuất tại Việt Nam của năm ngay trước đó.
2. Hạn mức giao dịch của một thành viên không được vượt quá 10% tổng hạn mức giao dịch quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Sở Giao dịch hàng hóa có quyền quy định hạn mức giao dịch cụ thể thoả mãn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trong trường hợp cần thiết, để đảm bảo an ninh kinh tế và bình ổn thị trường, Bộ trưởng Bộ Thương mại có quyền thay đổi tổng hạn mức giao dịch đối với từng loại hàng hoá.
1. Thành viên kinh doanh yêu cầu giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa bằng lệnh giao dịch.
2. Nội dung lệnh giao dịch cho từng loại giao dịch và từng loại hàng hoá do Sở Giao dịch hàng hóa quy định.
3. Thành viên được phép sửa đổi hoặc huỷ bỏ lệnh giao dịch của mình trong trường hợp chưa khớp lệnh và các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
Sở Giao dịch hàng hóa tổ chức giao dịch theo phương thức khớp lệnh tập trung, trên cơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán theo nguyên tắc xác định giá sau đây:
1. Là mức giá thực hiện đạt được khối lượng giao dịch lớn nhất;
2. Nếu có nhiều mức giá thoả mãn khoản 1 Điều này thì lấy mức giá trùng hoặc gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất;
3. Nếu vẫn có nhiều mức giá thoả mãn khoản 2 Điều này thì lấy mức giá cao nhất.
Nguyên tắc khớp lệnh được thực hiện như sau:
1. Lệnh mua có mức giá cao hơn được ưu tiên thực hiện trước;
2. Lệnh bán có mức giá thấp hơn được ưu tiên thực hiện trước;
3. Trường hợp các lệnh cùng loại có cùng mức giá thì lệnh giao dịch nhập trước vào hệ thống giao dịch được ưu tiên thực hiện trước.
Sở Giao dịch hàng hóa phải công bố các thông tin sau đây:
1. Chỉ số giá giao dịch trên tổng lượng hàng hoá giao dịch trong từng ngày, bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, mức giá cao nhất, mức giá thấp nhất và các mức giá được khớp đối với từng loại hàng hoá được giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Kết quả giao dịch theo phương thức khớp lệnh, nội dung khớp lệnh bao gồm loại hàng hoá, số lượng hàng hoá khớp lệnh bán với lệnh mua và các nội dung khác theo quy định của Điều lệ hoạt động.
3. Các thông tin khác được quy định trong Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa.
1. Sở Giao dịch hàng hóa quy định cụ thể mức ký quỹ ban đầu khi đặt lệnh giao dịch nhưng không được thấp hơn 5% trị giá của từng lệnh giao dịch.
2. Khi đặt lệnh giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa, thành viên kinh doanh phải đảm bảo số dư tài khoản của mình mở tại Trung tâm thanh toán đáp ứng các điều kiện về mức ký quỹ giao dịch khi đặt lệnh.
3. Trong một thời hạn nhất định theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, thành viên kinh doanh phải bổ sung tiền ký quỹ khi có biến động giá. Trường hợp không bổ sung tiền ký quỹ đúng hạn, Sở Giao dịch hàng hóa có quyền tất toán hợp đồng với thành viên kinh doanh.
4. Trong trường hợp số dư tài khoản vượt mức ký quỹ theo quy định thì thành viên kinh doanh có quyền rút lại khoản vượt mức đó.
1. Thời hạn giao dịch hợp đồng qua Sở Giao dịch hàng hóa được tính từ phiên giao dịch đầu tiên của ngày đầu tiên giao dịch hợp đồng cho đến phiên giao dịch cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng.
2. Ngay sau khi hết thời hạn giao dịch hợp đồng, các bên nắm giữ hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện hợp đồng.
1. Các bên giao dịch hợp đồng kỳ hạn có thể lựa chọn thực hiện hợp đồng theo một trong hai phương thức dưới đây:
a) Thanh toán bù trừ qua Trung tâm thanh toán vào phiên cuối cùng của ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng;
b) Giao nhận hàng hoá qua Trung tâm giao nhận hàng hoá.
2. Các bên giao dịch hợp đồng quyền chọn có thể lựa chọn thực hiện theo một trong hai phương thức dưới đây:
a) Thực hiện quyền chọn theo các phương thức quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Không thực hiện quyền chọn.
3. Trước ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng, theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, Sở Giao dịch hàng hóa phải yêu cầu các thành viên kinh doanh lựa chọn việc thực hiện hợp đồng theo các phương thức được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Các thành viên kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định của Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa trong trường hợp lựa chọn thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá.
5. Trường hợp lựa chọn thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá, trong một thời hạn nhất định theo quy định của Sở Giao dịch hàng hóa, thành viên kinh doanh có nghĩa vụ:
a) Nộp tiền vào tài khoản nếu là bên mua;
b) Giao hàng vào Trung tâm giao nhận hàng hoá nếu là bên bán.
1. Trung tâm thanh toán có trách nhiệm thông báo cho thành viên kinh doanh số dư tài khoản hàng ngày của thành viên được thanh toán bù trừ với giá giao dịch đóng cửa của ngày giao dịch đó.
2. Việc bù trừ giao dịch phải được thực hiện phù hợp với số lượng hàng hóa và số tiền ghi trong các chứng từ giao dịch.
Việc giao nhận hàng hoá của mỗi hợp đồng phải được thực hiện trong những ngày giao nhận hàng hóa của tháng sau tháng đáo hạn hợp đồng do Sở Giao dịch hàng hóa thông báo.
1. Sở Giao dịch hàng hóa chỉ định các tổ chức giám định thực hiện việc giám định hàng hoá mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Thành viên kinh doanh được quyền lựa chọn tổ chức giám định cụ thể trong số các tổ chức giám định được Sở Giao dịch hàng hóa chỉ định để giám định hàng hoá.
1. Tổ chức, cá nhân không phải là thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa có thể ủy thác cho thành viên kinh doanh thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Việc ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ủy thác giao dịch bằng văn bản.
3. Lệnh uỷ thác giao dịch được thực hiện cho từng lần giao dịch cụ thể trên cơ sở hợp đồng ủy thác giao dịch. Lệnh ủy thác giao dịch có thể được lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có thể lưu giữ được do các bên thoả thuận.
4. Thành viên kinh doanh chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng sau khi nhận được lệnh uỷ thác giao dịch.
5. Trên cơ sở yêu cầu bằng văn bản của khách hàng về việc điều chỉnh hoặc huỷ lệnh uỷ thác giao dịch, thành viên kinh doanh sẽ điều chỉnh hoặc huỷ lệnh giao dịch tương ứng cho khách hàng đó trong trường hợp chưa khớp lệnh.
6. Thành viên kinh doanh phải lưu giữ hợp đồng uỷ thác giao dịch, các lệnh uỷ thác giao dịch và các yêu cầu điều chỉnh hoặc huỷ lệnh uỷ thác giao dịch của khách hàng.
1. Nội dung của hợp đồng uỷ thác giao dịch do các bên thoả thuận.
2. Lệnh uỷ thác giao dịch bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Loại giao dịch;
b) Hàng hoá giao dịch;
c) Khối lượng giao dịch;
d) Giá cả;
đ) Hợp đồng giao dịch.
3. Thành viên kinh doanh có thể quy định thêm các nội dung khác, tuỳ theo đặc thù của từng loại giao dịch, loại hàng hoá được giao dịch và quy định về nội dung lệnh giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa.
1. Thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa phải yêu cầu khách hàng ký quỹ để đảm bảo thực hiện các giao dịch mà khách hàng đã uỷ thác cho thành viên kinh doanh thực hiện thông qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Hình thức ký quỹ bao gồm ký quỹ ban đầu, ký quỹ bổ sung và các hình thức ký quỹ khác theo thoả thuận giữa thành viên kinh doanh và khách hàng.
3. Mức ký quỹ được xác định cụ thể theo thoả thuận của các bên nhưng không được thấp hơn 5% trị giá lệnh uỷ thác giao dịch. Mức ký quỹ này phải được duy trì bằng hình thức ký quỹ bổ sung theo từng ngày giao dịch để đảm bảo mức ký quỹ mà các bên thỏa thuận.
4. Trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng uỷ thác giao dịch, thành viên kinh doanh có quyền tất toán hợp đồng của khách hàng trong trường hợp khách hàng đó không bổ sung tiền ký quỹ quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Trong trường hợp mức ký quỹ vượt quá mức cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều này thì khách hàng có quyền rút lại khoản vượt mức đó.
1. Ngay sau khi thực hiện các giao dịch cho khách hàng, thành viên kinh doanh phải thông báo đến khách hàng bằng văn bản kết quả đặt lệnh qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Trong trường hợp khớp lệnh, thành viên kinh doanh phải thông báo đến khách hàng các nội dung sau đây:
a) Hình thức giao dịch;
b) Hàng hoá giao dịch;
c) Thời điểm và ngày giao dịch được thực hiện;
d) Số lượng hợp đồng bán hoặc mua;
đ) Giá cả giao dịch;
e) Tổng trị giá các giao dịch đã thực hiện;
g) Phí giao dịch;
h) Các nội dung khác theo thoả thuận với khách hàng.
3. Trong trường hợp lệnh giao dịch không thực hiện được thì thành viên kinh doanh phải thông báo ngay cho khách hàng và giải thích rõ lý do.
4. Ngay sau khi nhận được thông báo về việc thực hiện giao dịch theo các khoản 1, 2 và 3 Điều này, nếu phát hiện thông báo không đúng hoặc không phù hợp thì khách hàng có quyền khiếu nại bằng văn bản đến các thành viên kinh doanh về các nội dung được thông báo.
5. Trong trường hợp thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá thì thành viên kinh doanh phải thông báo đến khách hàng các nội dung quy định tại các điểm quy định tại khoản 2 Điều này và các nội dung sau:
a) Tên của kho hàng;
b) Tên người bán hoặc người mua hàng hóa;
c) Số chứng nhận kho hàng;
d) Các nội dung khác theo thoả thuận của các bên;
1. Thành viên kinh doanh phải thông báo thường xuyên đến khách hàng bằng văn bản tình trạng tài khoản của khách hàng và yêu cầu khách hàng xác nhận tình trạng tài khoản đó.
2. Trong trường hợp tiền ký quỹ vượt quá mức cần thiết theo thoả thuận của các bên thì thành viên kinh doanh phải thông báo ngay đến khách hàng và thực hiện theo các yêu cầu của khách hàng về việc hoàn lại số tiền ký quỹ vượt mức.
3. Trong trường hợp tiền ký quỹ không đủ mức cần thiết theo thoả thuận của các bên thì thành viên kinh doanh phải thông báo ngay đến khách hàng và yêu cầu khách hàng ký quỹ bổ sung cho đủ mức ký quỹ cần thiết.
4. Khi không đồng ý với thông tin về tình trạng tài khoản mà thành viên kinh doanh cung cấp, khách hàng phải khiếu nại ngay đến thành viên kinh doanh và thành viên kinh doanh đó phải trả lời cho khách hàng bằng văn bản.
Tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa được giải quyết theo quy định về giải quyết tranh chấp trong thương mại của Luật Thương mại và pháp luật liên quan.
Việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa được giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1. Sở Giao dịch hàng hóa, các thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa và các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Thực hiện các hành vi bị cấm theo quy định tại Điều 70 và 71 của Luật Thương mại;
b) Không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến quản lý nhà nước hoặc không tuân thủ yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Luật Thương mại và Nghị định này;
c) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này và của pháp luật liên quan.
2. Trường hợp thương nhân có hành vi vi phạm gây thiệt đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
1. Bộ trưởng Bộ Thương mại, Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 158/2006/ND-CP |
Hanoi, December 28, 2006 |
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE COMMERCIAL LAW REGARDING GOODS PURCHASE AND SALE THROUGH THE GOODS EXCHANGE
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Commercial Law;
At the proposal of the Trade Minister,
DECREES:
This Decree details the provisions of the Commercial Law on the establishment of the Goods Exchange and goods purchase and sale through the Goods Exchange.
Article 2.- Subjects of application
This Decree applies to the Goods Exchange and other organizations and individuals involved in the goods purchase and sale through the Goods Exchange.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Operation charter of the Goods Exchange (hereinafter referred to as the operation charter for short) means the rules regulating the transactions of the Goods Exchange, its members and other subjects involved in the goods purchase and sale through the Goods Exchange.
2. Dealing means goods purchase and sale through the Goods Exchange by a trading member of the Goods Exchange for itself.
3. Trading order means a written request of a trading member for a goods purchase or sale transaction to be conducted through the Goods Exchange.
4. Entrusted trading order means a written request of a customer for a goods purchase or sale transaction to be conducted by a trading member through the Goods Exchange under a trading entrustment contract.
5. First day of contractual trading means the day specified by the Goods Exchange from which the contractual trading is allowed to be conducted.
6. Last day of contractual trading means the day specified by the Goods Exchange from which the contractual trading is no longer allowed to be conducted.
7. Member status collateral means the depositing by a member of a sum of money or other valuable papers in a frozen account designated by the Goods Exchange to secure the performance of the member obligations.
8. Trading collateral means the depositing by a member of a sum of money in a frozen account designated by the Goods Exchange to secure the execution of a transaction.
9. Membership fee means a sum of money paid by a member to the Goods Exchange according to the operation charter.
10. Trading fee means a sum of money paid by a member to the Goods Exchange for execution of each transaction.
11. Month of contract maturity means the month when a trading contract should be performed.
12. Contract final settlement means the final settlement of all obligations under a contract which the contracting parties ought to perform.
13. Customer means an organization or individual that is not a member of the Goods Exchange and conducts goods purchase and sale through the Goods Exchange by entrusting a trading member of the Goods Exchange.
1. The Government performs the unified management of goods purchase and sale through the Goods Exchange.
2. The Trade Ministry is answerable to the Government for managing goods purchase and sale through the Goods Exchange. The Trade Ministry shall perform the following tasks:
a/ Submitting to the Government for promulgation legal documents governing goods purchase and sale through the Goods Exchange;
b/ Deciding on the establishment and operation of the Goods Exchange; approving the operation charter of the Goods Exchange as well as amendments and supplements thereto; promulgating the list of goods permitted for trading through the Goods Exchange;
c/ Taking necessary management measures in emergency circumstances;
d/ Organizing inspection and supervision of activities related to goods purchase and sale through the Goods Exchange;
e/ Providing for roadmap and conditions for Vietnamese traders to participate in goods purchase and sale through Goods Exchanges overseas in each period;
f/ Performing other state management activities according to its functions, tasks and powers.
3. The State Bank of Vietnam shall guide the regulations on payment in goods purchase and sale through the Goods Exchange; and provide specific conditions for operation of the Payment Center.
4. The Finance Ministry shall guide regulations on taxes, charges and fees for goods purchase and sale through the Goods Exchange; and coordinate with the Trade Ministry in inspecting the financial capability of founding members of the Goods Exchange.
5. The Planning and Investment Ministry shall coordinate with the Trade Ministry in examining the feasibility of the establishment of the Goods Exchange.
6. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People's Committees shall manage goods purchase and sale through the Goods Exchange within their respective functions, tasks and powers.
Article 5.- Goods purchase and sale through Goods Exchanges overseas
1. Vietnamese traders may participate in goods purchase and sale through Goods Exchanges overseas according to the roadmap, conditions and scope specified and announced by the Trade Ministry in each period.
2. When participating in goods purchase and sale through Goods Exchanges overseas, Vietnamese traders shall comply with regulations on export, import, international payment and relevant provisions of Vietnamese law.
Article 6.- Legal position of the Goods Exchange
The Goods Exchange is a legal entity established and operating as a limited liability company or a joint-stock company according to the provisions of the Enterprise Law and this Decree.
Article 7.- Competence to license the establishment of the Goods Exchange
The Trade Minister shall decide on granting, re-granting, amending or supplementing the establishment license of the Goods Exchange; and approve the operation charter of the Goods Exchange.
Article 8.- Conditions for establishment of the Goods Exchange
The Goods Exchange is established when the following conditions are satisfied:
1. Its legal capital is one hundred and fifty billion dong or more;
2. Its operation charter is compliant with this Decree;
3. Its director or general director possesses bachelor or higher degree and has worked in the economic-financial domain for at least five years; has full civil act capacity and is not banned from corporate administration according to the provisions of the Enterprise Law;
4. Other conditions specified by the Enterprise Law.
Article 9.- Dossier of application for establishment license of the Goods Exchange
The dossier of application for establishment license of the Goods Exchange comprises:
1. An application for establishment license of the Goods Exchange, made according to a form set by the Trade Ministry;
2. A list of members in case the Goods Exchange operates as a limited liability company and the following enclosed documents:
a/ For individual members: Copies of their identity cards or other lawful personal identification papers;
b/ For institutional members: Copies of their establishment decisions, business registration certificates or other equivalent documents; powers of attorney, identity cards or lawful personal identification papers of their authorized representatives.
3. A list of founding shareholders in case the Goods Exchange operates as a joint-stock company and the following enclosed documents:
a/ For individual shareholders: Copies of their identity cards or other lawful personal identification papers;
b/ For institutional shareholders: Copies of their establishment decisions, business registration certificates or other equivalent documents; powers of attorney, identity cards or lawful personal identification papers of their authorized representatives.
4. The competent agency's written certification of the legal capital;
5. The econo-technical explanation, stating objectives, location, schedule for establishment and operation commencement, and technological solutions to conduct transactions;
6. Draft operation charter of the Goods Exchange;
7. Draft charters of enterprises.
Article 10.- Examination of conditions and dossier and grant of establishment license of the Goods Exchange
1. The Trade Ministry shall examine the conditions and dossier of application for establishment license of the Goods Exchange specified in Articles 8 and 9 of this Decree.
2. Within seven working days after receiving the dossier of application for establishment license of the Goods Exchange, the Trade Ministry shall examine its validity and may request supplementation of the incomplete dossier contents according to Article 9 of this Decree.
3. The Trade Ministry shall complete the examination within forty five days after receiving the valid dossier. This time limit may be prolonged but must not exceed sixty days.
4. Upon the expiration of the time limit specified in Clause 3 of this Article, the Trade Ministry shall decide to grant or refuse to grant the establishment license of the Goods Exchange. In case of refusal to grant the license, the Trade Ministry shall notify it in writing, clearly stating the reason therefor.
Article 11.- Contents of the establishment license of the Goods Exchange
The establishment license of the Goods Exchange serves concurrently as its business registration license and contains the following information:
1. The name and address of the head office of the enterprise, its representative offices and branches and the place where goods purchase and sale transactions are conducted;
2. The full name, permanent residence address, nationality, serial number of identity card, passport or another personal identification number of the representative at law of the Goods Exchange;
3. The full names, permanent residence addresses, nationalities, serial numbers of identity cards, passports or other personal identification numbers of the Goods Exchange's founding members or individual shareholders;
4. The serial numbers of the establishment decisions or the business registration certificates of the owner of the company or the members in case the Goods Exchange operates as a limited liability company;
5. The serial numbers of the establishment decisions or the business registration certificates of the founding institutional shareholders in case the Goods Exchange operates as a joint-stock company;
6. The charter capital in case the Goods Exchange operates as a limited liability company; the number of shares, value of paid-up equity capital and number of shares eligible for sale offer in case the Goods Exchange operates as a joint-stock company;
7. Type of goods to be traded.
Article 12.- Amendments and supplements to the establishment license of the Goods Exchange
1. In case of a change in the contents of the establishment license specified in Article 11 of this Decision, the Goods Exchange shall file to the Trade Ministry a dossier of request for amendment or supplementation of the establishment license.
2. A dossier of request for amendment or supplementation of the establishment license of the Goods Exchange comprises:
a/ A written request for amendment or supplementation of the establishment license of the Goods Exchange, made according to a form set by the Trade Ministry;
b/ The original establishment license of the Goods Exchange.
3. Within 15 days after receiving the valid dossier specified in Clause 2 of this Article, the Trade Ministry shall decide on amendment or supplementation of the establishment license of the Goods Exchange. In case the amendment or supplementation of the establishment license of the Goods Exchange is rejected, the Trade Ministry shall notify the rejection in writing, clearly stating the reason therefor.
Article 13.- Re-grant of the establishment license of the Goods Exchange
1. If the establishment license of the Goods Exchange is lost, torn or burned or otherwise damaged, the Goods Exchange shall file to the Trade Ministry its dossier of application for re-grant of its establishment license.
2. A dossier of application for re-grant of the establishment license of the Goods Exchange comprises:
a/ An application for re-grant of the establishment license of the Goods Exchange, made according to a form set by the Trade Ministry;
b/ The original or a copy of the establishment license of the Goods Exchange (if any).
3. Within 10 days after receiving the valid dossier specified in Clause 2 of this Article, the Trade Ministry shall re-grant the establishment license of the Goods Exchange. In case of refusal to re-grant the establishment license of the Goods Exchange, the Trade Ministry shall notify it in writing, clearly stating the reason therefor.
Article 14.- The operation charter of the Goods Exchange
1. The operation charter of the Goods Exchange must have the following principal contents:
a/ Conditions and procedures for recognizing the member status; rights and obligations of members;
b/ Cases of termination of the member status and responsibilities thereupon;
c/ Type of goods for trading; standards and units of measurement of such type of goods;
d/ Model trading contract and trading order;
e/ Time limit for contractual trading and trading process;
f/ Trading limits, collateral and fee;
g/ Methods and procedures for contract performance;
h/ Information to be disclosed by the Goods Exchange and operation reports and financial statements of the members;
i/ Risk management measures;
j/ Settlement of disputes;
k/ Amendment or supplementation of the operation charter;
l/ Other relevant contents.
2. The operation charter of the Goods Exchange must not contravene the provisions of this Decree and current provisions of law.
Article 15.- Powers of the Goods Exchange
1. To select goods on the list of goods specified in Article 32 of this Decree and organize the trading of that goods through the Goods Exchange.
2. To organize, administer and manage goods purchase and sale through the Goods Exchange.
3. To accept or revoke the member status according to the provisions of the operation charter of the Goods Exchange.
4. To request trading members to pay member status collaterals and trading collaterals according to the operation charter of the Goods Exchange.
5. To collect membership fee, trading fee, information supply service charge and other service charges according to the provisions of the operation charter of the Goods Exchange and provisions of law.
6. To promulgate regulations on listing, information disclosure and goods purchase and sale at the Goods Exchange.
7. To inspect and supervise trading and information disclosure activities of members.
8. To request members to take risk management measures specified in the operation charter of the Goods Exchange.
9. To designate another trading member to perform a contract being currently held by a trading member whose member status has been terminated according to the provisions of Article 24 of this Decree.
10. To act, when requested, as a conciliator upon the appearance of disputes related to goods purchase and sale through the Goods Exchange.
11. To exercise other rights provided for in this Decree, its operation charter and law.
Article 16.- Responsibilities of the Goods Exchange
1. To organize goods purchase and sale in strict compliance with the provisions of this Decree and its operation charter.
2. To organize goods purchase and sale transactions through the Goods Exchange in a fair, orderly and efficient manner.
3. To announce its operation charter and establishment license which have already been approved, granted, amended or supplemented by the Trade Minister; to announce the list of and information on its members; to disclose information on transactions and trading orders for goods purchase and sale through the Goods Exchange and other information according to its operation charter.
4. To report periodically or extraordinarily at the request of the Trade Ministry on information related to goods purchase and sale through the Goods Exchange and the list of members at the time of reporting.
5. To supply information on and coordinate with competent agencies in inspecting, preventing and combating law-breaking acts related to goods purchase and sale through the Goods Exchange.
6. To observe the statistical, accounting and audit regimes provided for by law.
7. To bear the final responsibility for all activities of goods purchase and sale through the Goods Exchange.
8. To set up a system for internal control, risk management and monitoring and prevention of internal conflicts of interest.
9. To pay compensations for damage caused by the Goods Exchange to its members, except for damage caused by force majeure circumstances as prescribed by law.
10. To perform other obligations specified in this Decree, the Enterprise Law, the operation charter of the Goods Exchange and relevant provisions of law.
Article 17.- Members of the Goods Exchange
1. Members of the Goods Exchange include:
a/ Brokers (hereinafter referred to as brokerage members);
b/ Traders (hereinafter referred to as trading members).
2. Only trading members of the Goods Exchange are allowed to conduct activities of goods purchase and sale through the Goods Exchange.
3. Only brokerage members are allowed to conduct activities of brokering goods purchase and sale through the Goods Exchange.
Article 18.- Acceptance of Goods Exchange member status
1. Traders wishing to become members of the Goods Exchange may request the Goods Exchange to accept their member status.
2. Based on the conditions specified in Articles 19 and 20 of this Decree and the provisions of its operation charter, the Goods Exchange shall consider the acceptance of the member status for traders.
3. In case of refusal to accept the member status, the Goods Exchange shall reply traders in writing, clearly stating reasons for the refusal.
4. If the Goods Exchange accepts the member status of traders that fail to satisfy the conditions specified in Article 19 or Article 21 of this Decree, the Trade Ministry may terminate the member status of those traders. The Goods Exchange shall bear responsibility for the consequences of that termination.
Article 19.- Brokerage members
A brokerage member must fully satisfy the following conditions:
1. Being an enterprise established under the Enterprise Law.
2. Having legal capital of five billions Vietnam dong or more.
3. Its director or general director possesses the university degree (bachelor or higher degree), has full civil act capacity and is not banned from corporate administration according to the provisions of the Enterprise Law.
4. Other conditions specified in the operation charter of the Goods Exchange.
Article 20.- Rights and obligations of brokerage members
Rights and obligations of brokerage members shall comply with the Commercial Law and the operation charter of the Goods Exchange.
A trading member must fully satisfy the following conditions:
1. Being an enterprise established under the Enterprise Law.
2. Having legal capital of seventy five billions Vietnam dong or more.
3. Its director or general director possesses the university degree (bachelor or higher degree), has full civil act capacity and is not banned from corporate administration according to the provisions of the Enterprise Law.
4. Other conditions specified in the operation charter of the Goods Exchange.
Article 22.- Rights of trading members
1. To conduct dealing activities or be entrusted to conduct goods purchase and sale for their customers through the Goods Exchange.
2. To request their customers to pay collateral to secure the performance of transactions in case they are entrusted to conduct goods purchase and sale for their customers through the Goods Exchange.
3. Other rights provided for in this Decree and the operation charter of the Goods Exchange.
Article 23.- Obligations of trading members
1. To strictly and fully perform the obligations arising from transactions through the Goods Exchange.
2. To pay member status collateral and trading collateral before conducting transactions through the Goods Exchange.
3. To pay the membership fee, trading fee and other fees specified in the operation charter of the Goods Exchange.
4. To set up a system for internal control, risk management and monitoring and prevention of internal and transaction conflicts of interest.
5. In case of undertaking entrustment, to sign written entrustment contracts with their customers and be allowed to conduct transactions for their customers only when receiving entrusted trading orders from customers.
6. To supply adequate, truthful and prompt information to their customers.
7. To keep all documents and accounts specifically and accurately reflecting transactions for their customers and for themselves.
8. To execute their customers' entrusted trading orders before their own ones.
9. To conduct honest and fair transactions in their customers' interest.
10. To separately account activities of goods purchase and sale through the Goods Exchange for each customer and for itself.
11. To abide by the Goods Exchange's designation according to the provisions of Clause 2, Article 25 of this Decree.
12. Other obligations specified in this Decree and the operation charter of the Goods Exchange.
Article 24.- Termination of the member status
The member status of a trader is terminated in the following cases:
1. It no longer satisfies the conditions for being a member.
2. It dissolves, goes bankrupt or terminates its operation according to the provisions of law.
3. It proposes at its own will the termination of its member status and gets approval of the Goods Exchange according to the operation charter of the Goods Exchange.
4. It commits a violation constituting a condition for termination of its member status as specified in the operation charter of the Goods Exchange or the provisions of law.
Article 25.- Performance of obligations upon member status termination
1. When its member status is terminated, a trader shall notify its customers of the reason(s) for the termination of its member status and the performance of contractual obligations as entrusted by its customers.
2. In case of termination of member status of a member according to this Decree, the Goods Exchange may request that member to authorize another member to perform the contractual obligations. If the terminated member fails to make authorization, the Goods Exchange may designate another member to do so.
3. The trader with its member status terminated is obliged to transfer necessary information on customers to the authorized or designated member.
4. After the authorization or designation of a member to perform the contractual obligations according to the provisions of Clause 2 of this Article is made, the collateral paid by customers for the trader with its member status terminated must be converted into collateral of customers for the authorized or designated trading member.
5. The trader with its member status terminated shall pay charge for the performance of contractual obligations to the trader authorized by itself or designated by the Goods Exchange according to the provisions of the operation charter of the Goods Exchange.
6. Upon the termination of its member status, the trader shall perform obligations arising towards its customers and other subjects related to its trading activities at the Goods Exchange. If damage is caused to customers, it shall pay compensations therefor according to law.
THE PAYMENT CENTER AND THE GOODS FORWARDING CENTER
Article 26.- The Payment Center
1. The Center for payment for goods purchase and sale through the Goods Exchange (hereinafter referred to as the Payment Center for short) means an organization functioning to provide payment services for goods purchase and sale through the Goods Exchange.
2. The Goods Exchange may establish its attached payment center or authorize a credit institution to function as a payment center.
3. The Payment Center shall operate independently from members of the Goods Exchange.
4. The State Bank shall specifies the conditions for establishment and operation of the Payment Center.
Article 27.- Rights of the Payment Center
1. To request parties involved in the goods purchase and sale through the Goods Exchange to perform the payment security obligations.
2. To collect the payment service charge.
3. If a member is insolvent to pay at the request of the Payment Center for performing the obligations related to goods purchase and sale through the Goods Exchange, the Payment Center may retain all collateral amounts and documents on delivery and receipt of goods and other assets, regardless of whether those assets are owned by that member or its customers.
4. Other rights provided for by law on payment service provision and this Decree.
Article 28.- Obligations of the Payment Center
1. To keep collaterals of members and documents related to transactions.
2. To ensure accurate payment for transactions.
3. To notify accurately and promptly information on accounts of members.
4. To perform obligations related to information confidentiality.
5. Other obligations specified by law on payment service provision and this Decree.
Article 29.- The Goods Forwarding Center
1. The Goods Forwarding Center is an organization functioning to store, preserve and forward goods for purchase and sale through the Goods Exchange.
2. The Goods Exchange may establish its attached goods forwarding center or authorize another organization to function as a goods forwarding center.
Article 30.- Rights of the Goods Forwarding Center
1. To refuse to receive goods not up to the requirements of the Goods Exchange.
2. To refuse to receive or deliver goods without sufficient valid documents.
3. To collect goods storage and preservation charges specified by the Goods Exchange.
4. Other rights provided by the Goods Exchange and this Decree.
Article 31.- Obligations of the Goods Forwarding Center
1. Not to receive goods not up to the requirements of the Goods Exchange.
2. To preserve goods to ensure their standards, quality and quantity for a duration requested by the Goods Exchange.
3. To deliver goods under delivery orders of the Goods Exchange when receiving sufficient valid documents.
4. To report the goods storage, preservation and forwarding according to regulations of the Goods Exchange.
5. Other obligations specified by the Goods Exchange and this Decree.
GOODS PURCHASE AND SALE THROUGH THE GOODS EXCHANGE
Article 32.- Goods permitted for purchase and sale through the Goods Exchange
1. The Trade Minister shall announce a detailed list of goods permitted for purchase and sale through the Goods Exchange in each period.
2. The Goods Exchange may only organize the purchase and sale of goods on the list promulgated by the Trade Minister mentioned in Clause 1 of this Article.
3. Quality, units of measurement and other standards of goods shall be announced by the Goods Exchange in compliance with current law on standards and measurement.
1. The Goods Exchange shall announce specific trading time, including trading day, trading session, time of matching trading orders and opening and closing hours of the trading day.
2. The Goods Exchange may change temporarily the trading time in the following circumstances:
a/ The trading system is out of order, making it impossible to normally execute trading orders;
b/ The trading order transfer systems of more than half of members are out of order;
c/ Force majeure circumstances specified by law.
3. Upon occurrence of the circumstances specified in Clause 2 of this Article, the Goods Exchange shall temporarily cease trading until those circumstances are redressed. If a circumstance cannot be redressed within a trading session, that trading session is considered closed at the preceding order matching.
4. The Goods Exchange shall promptly announce circumstances specified in Clauses 2 and 3 of this Article.
1. The total trading limit for a type of goods of all contracts within the trading time limit in a year must not exceed 50% of the total volume of such goods made in Vietnam in the preceding year.
2. The trading limit of a member must not exceed 10% of the total trading limit specified in Clause 1 of this Article.
3. The Goods Exchange may set specific trading limits compliant with the provisions of Clauses 1 and 2 of this Article.
4. In case of necessity to assure economic security and market stability, the Trade Minister may change the total trading limit applicable to each type of goods.
1. Trading members request transactions through the Goods Exchange with trading order.
2. Contents of trading orders for each kind of transaction and each type of goods are specified by the Goods Exchange.
3. Members may modify or cancel their trading orders if the orders are not yet matched and in other circumstances specified in the operation charter of the Goods Exchange.
The Goods Exchange organizes trading by mode of centralized matching of buying orders and selling orders on the following quoting principles:
1. The executed price conducive to the largest trading volume is chosen;
2. When there are many prices satisfying the condition specified in Clause 1 of this Article, the price equal or closest to the executed price of the latest order matching is chosen;
3. When there are still many prices satisfying the condition specified in Clause 2 of this Article, the highest one is chosen.
Article 37.- Principle for matching trading orders
The principle for matching orders requires:
1. Buying orders with higher prices are executed first;
2. Selling orders with lower prices are executed first;
3. When orders of the same type have the same price, the trading orders earlier entering the trading system are executed first.
Article 38.- Disclosure of trading information by the Goods Exchange
The Goods Exchange shall disclose the following information:
1. Trading quotations on total volume of goods traded each day, including opening, closing, the highest and lowest prices and prices matched for each type of goods traded through the Goods Exchange.
2. Trading results by mode of order matching and order matching contents, including types of goods and volumes of goods for which selling orders match buying orders and other contents specified in the operation charter.
3. Other information specified in the operation charter of the Goods Exchange.
Article 39.- Trading collateral
1. The Goods Exchange specifies the initial collateral level for placement of trading orders, which, however, must not be lower than 5% of the value of each trading order.
2. When placing trading orders through the Goods Exchange, trading members shall ensure that the balance of their accounts opened at the Payment Center satisfies the conditions on the trading collateral level for order placement.
3. Within a time limit specified in the operation charter of the Goods Exchange, trading members shall add collateral amounts upon any price fluctuation. If collateral amounts are not added in time, the Goods Exchange may finally settle contracts with those trading members.
4. If the account balance exceeds the required collateral amount, trading members may withhold the excess.
Article 40.- Contractual trading time limit
1. The time limit for contractual trading through the Goods Exchange is counted from the first trading session of the first day of contractual trading to the last trading session of the last day of contractual trading.
2. Upon expiration of the contractual trading time limit, the contract holding parties are obliged to perform the contract.
Article 41.- Mode of contract performance
1. Term-contract trading parties may choose to perform their contract by either of two following modes:
a/ Clearing payment through the Payment Center at the last session of the last day of contractual trading;
b/ Delivery and receipt of goods through the Goods Forwarding Center.
2. Contractual trading parties may choose to perform their contract by either of two following modes:
a/ Exercise of the right to option by the modes specified in Clause 1 of this Article;
b/ Non-exercise of the right to option.
3. Before the last day of contractual trading, the Goods Exchange shall, as required by its operation charter, request trading members to choose to perform contracts by the modes specified in Clauses 1 and 2 of this Article.
4. Trading members shall, as required by the operation charters of the Goods Exchange, notify in writing the Goods Exchange of their option to perform contracts by mode of goods forwarding.
5. If choosing to perform a contract by mode of goods forwarding, within a time limit specified by the Goods Exchange, a trading member is obliged:
a/ To remit money into its account if it is the purchaser;
b/ To deliver goods to the Goods Forwarding Center if it is the seller.
1. The Payment Center shall notify trading members of account balance of members entitled to clearing payment on a day at closed trading price of that trading day.
2. The clearing of transactions must be made in compatibility with goods volumes and money amounts written in transaction documents.
Article 43.- Goods delivery and receipt
The delivery and receipt of goods of each contract must be effected on goods forwarding days of the month following the month of contract maturity as announced by the Goods Exchange.
1. The Goods Exchange designates assessing organizations to assess goods purchased and sold through the Goods Exchange.
2. Trading members may select specific assessing organizations among those designated by the Goods Exchange to assess goods.
ENTRUSTED GOODS PURCHASE AND SALE THROUGH THE GOODS EXCHANGE
Article 45.- Entrusted goods purchase and sale through the Goods Exchange
1. Organizations and individuals other than trading members of the Goods Exchange may entrust trading members to conduct goods purchase and sale through the Goods Exchange.
2. The entrusted goods purchase and sale through the Goods Exchange must be conducted on the basis of written trading entrustment contracts.
3. Entrusted trading orders are executed for each specific trading on the basis of a trading entrustment contract. Entrusted trading orders may be made in writing or in other archivable forms as agreed upon by the parties.
4. Trading members may only conduct transactions for their customers after receiving entrusted trading orders.
5. On the basis of written requests of customers for adjustment or cancellation of entrusted trading orders, trading members shall adjust or cancel the corresponding trading orders for those customers if such orders are not matched.
6. Trading members shall archive trading entrustment contracts, entrusted trading orders and customers' requests for adjustment or cancellation of entrusted trading orders.
Article 46.- Contents of trading entrustment contracts
1. Contents of a trading entrustment contract is agreed upon by contracting parties.
2. An entrusted trading order consists of the following principal contents:
a/ Type of transaction;
b/ Goods for trading;
c/ Trading volume;
d/ Price;
e/ Trading contract.
3. Trading members may add other contents, depending on particular characteristics of each type of transaction, type of goods to be traded and the Goods Exchange's regulations on contents of trading orders.
Article 47.- Methods of securing transaction execution
1. Trading members of the Goods Exchange shall request their customers to pay collaterals to secure the execution of transactions entrusted by customers to them through the Goods Exchange.
2. Collateral forms include initial collateral, additional collateral and other collateral forms as agreed upon by trading members and their customers.
3. Collateral level is specifically determined according to agreement between parties but must not be lower than 5% of the value of the entrusted trading order. That collateral level must be maintained in the form of additional collateral upon each trading day to ensure the collateral level agreed upon by the parties.
4. Within a time limit specified in the trading entrustment contract, a trading member may finally settle contracts of its customer in case that customer fails to add collateral amount as specified in Clause 3 of this Article.
5. If the collateral level exceeds the necessary level specified in Clause 3 of this Article, the customer may withhold the excess.
Article 48.- Notification of execution of transactions
1. Right after executing transactions for their customers, trading members shall notify in writing those customers of results of order placement through the Goods Exchange.
2. In case of order matching, trading members shall notify their customers of the following information:
a/ Trading form;
b/ Goods for trading;
c/ Time and date of transaction execution;
d/ Number of sale or purchase contracts;
e/ Trading price;
f/ Total value of executed transactions;
g/ Trading charge;
h/ Other contents as agreed upon between them and their customers.
3. If trading orders cannot be executed, trading members shall promptly notify their customers of the failure, clearly justifying the reasons therefor.
4. After receiving notices on execution of transactions according to Clauses 1, 2 and 3 of this Article, if detecting that those notices are incorrect or inappropriate, customers may lodge with trading members written complaints about the notified contents.
5. In case of contract performance by the mode of goods delivery and receipt, trading members shall notify their customers of the contents specified in Clause 2 of this Article and the following contents:
a/ The name of the goods warehouse;
b/ The name of the goods seller or purchaser;
c/ The certification number of the warehouse;
d/ Other contents as agreed upon by the parties.
Article 49.- Notification of accounts of customers
1. Trading members shall regularly notify in writing their customers of the status of their accounts and request the latter to certify that account status.
2. If the collateral amounts exceed the necessary level agreed upon by the parties, trading members shall promptly notify their customers of the excess and refund that collateral excess at the request of the customers.
3. If the collateral amounts do not reach the necessary level agreed upon by the parties, trading members shall promptly notify their customers of the deficit and request the latter to pay additional collateral amounts to ensure necessary collateral level.
4. When disagreeing with information on account status notified by trading members, customers shall promptly complain with trading members and those trading members shall reply in writing the customers.
HANDLING OF VIOLATIONS, SETTLEMENT OF COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND DISPUTES
Article 50.- Settlement of disputes
Disputes related to goods purchase and sale through the Goods Exchange shall be settled according to the provisions of the Commercial Law and relevant laws on settlement of commercial disputes.
Article 51.- Settlement of complaints and denunciations
Complaints and denunciations related to goods purchase and sale through the Goods Exchange shall be settled according to the current provisions of law on settlement of complaints and denunciations.
Article 52.- Law-breaking acts in goods purchase and sale through the Goods Exchange
1. The Goods Exchange, its members and concerned organizations and individuals involved in goods purchase and sale through the Goods Exchange that commit the following acts of violation shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned according to the provisions of law on handling of administrative violations:
a/ Taking the prohibited acts specified in Articles 70 and 71 of the Commercial Law;
b/ Failing to fulfill obligations related to state management or failing to satisfy requests of competent state management agencies defined in the Commercial Law and this Decree;
c/ Violating other provisions of this Decree and relevant laws.
2. If traders commit acts of violation causing damage to material interests of concerned organizations and individuals, they shall pay compensations therefor according to the provisions of law.
Article 53.- Competence and procedures for handling of administrative violations
Competence and procedures for handling of acts of administrative violation specified in Article 52 of this Decree shall comply with the provisions of law on handling of administrative violations.
This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 55.- Organization of implementation
1. The Trade Minister, other ministers and heads of concerned ministerial-level agencies shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, guide the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài
Điều 6. Địa vị pháp lý của Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 7. Thẩm quyền cho phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 8. Điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 9. Hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 10. Thẩm tra và cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 11. Nội dung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 13. Cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 14. Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 15. Quyền hạn của Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 17. Thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 18. Chấp thuận tư cách thành viên Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 21. Thành viên kinh doanh
Điều 27. Quyền của Trung tâm Thanh toán
Điều 28. Nghĩa vụ của Trung tâm Thanh toán
Điều 32. Hàng hoá được phép mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 41. Phương thức thực hiện hợp đồng
Điều 46. Nội dung của hợp đồng uỷ thác giao dịch
Điều 52. Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa