Chương VI Nghị định 158/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa: Ủy thác mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá
Số hiệu: | 158/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/12/2006 | Ngày hiệu lực: | 22/01/2007 |
Ngày công báo: | 07/01/2007 | Số công báo: | Từ số 13 đến số 14 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Tổ chức, cá nhân không phải là thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa có thể ủy thác cho thành viên kinh doanh thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Việc ủy thác mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng ủy thác giao dịch bằng văn bản.
3. Lệnh uỷ thác giao dịch được thực hiện cho từng lần giao dịch cụ thể trên cơ sở hợp đồng ủy thác giao dịch. Lệnh ủy thác giao dịch có thể được lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có thể lưu giữ được do các bên thoả thuận.
4. Thành viên kinh doanh chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng sau khi nhận được lệnh uỷ thác giao dịch.
5. Trên cơ sở yêu cầu bằng văn bản của khách hàng về việc điều chỉnh hoặc huỷ lệnh uỷ thác giao dịch, thành viên kinh doanh sẽ điều chỉnh hoặc huỷ lệnh giao dịch tương ứng cho khách hàng đó trong trường hợp chưa khớp lệnh.
6. Thành viên kinh doanh phải lưu giữ hợp đồng uỷ thác giao dịch, các lệnh uỷ thác giao dịch và các yêu cầu điều chỉnh hoặc huỷ lệnh uỷ thác giao dịch của khách hàng.
1. Nội dung của hợp đồng uỷ thác giao dịch do các bên thoả thuận.
2. Lệnh uỷ thác giao dịch bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Loại giao dịch;
b) Hàng hoá giao dịch;
c) Khối lượng giao dịch;
d) Giá cả;
đ) Hợp đồng giao dịch.
3. Thành viên kinh doanh có thể quy định thêm các nội dung khác, tuỳ theo đặc thù của từng loại giao dịch, loại hàng hoá được giao dịch và quy định về nội dung lệnh giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa.
1. Thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa phải yêu cầu khách hàng ký quỹ để đảm bảo thực hiện các giao dịch mà khách hàng đã uỷ thác cho thành viên kinh doanh thực hiện thông qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Hình thức ký quỹ bao gồm ký quỹ ban đầu, ký quỹ bổ sung và các hình thức ký quỹ khác theo thoả thuận giữa thành viên kinh doanh và khách hàng.
3. Mức ký quỹ được xác định cụ thể theo thoả thuận của các bên nhưng không được thấp hơn 5% trị giá lệnh uỷ thác giao dịch. Mức ký quỹ này phải được duy trì bằng hình thức ký quỹ bổ sung theo từng ngày giao dịch để đảm bảo mức ký quỹ mà các bên thỏa thuận.
4. Trong một thời hạn nhất định theo hợp đồng uỷ thác giao dịch, thành viên kinh doanh có quyền tất toán hợp đồng của khách hàng trong trường hợp khách hàng đó không bổ sung tiền ký quỹ quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Trong trường hợp mức ký quỹ vượt quá mức cần thiết theo quy định tại khoản 3 Điều này thì khách hàng có quyền rút lại khoản vượt mức đó.
1. Ngay sau khi thực hiện các giao dịch cho khách hàng, thành viên kinh doanh phải thông báo đến khách hàng bằng văn bản kết quả đặt lệnh qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Trong trường hợp khớp lệnh, thành viên kinh doanh phải thông báo đến khách hàng các nội dung sau đây:
a) Hình thức giao dịch;
b) Hàng hoá giao dịch;
c) Thời điểm và ngày giao dịch được thực hiện;
d) Số lượng hợp đồng bán hoặc mua;
đ) Giá cả giao dịch;
e) Tổng trị giá các giao dịch đã thực hiện;
g) Phí giao dịch;
h) Các nội dung khác theo thoả thuận với khách hàng.
3. Trong trường hợp lệnh giao dịch không thực hiện được thì thành viên kinh doanh phải thông báo ngay cho khách hàng và giải thích rõ lý do.
4. Ngay sau khi nhận được thông báo về việc thực hiện giao dịch theo các khoản 1, 2 và 3 Điều này, nếu phát hiện thông báo không đúng hoặc không phù hợp thì khách hàng có quyền khiếu nại bằng văn bản đến các thành viên kinh doanh về các nội dung được thông báo.
5. Trong trường hợp thực hiện hợp đồng bằng phương thức giao nhận hàng hoá thì thành viên kinh doanh phải thông báo đến khách hàng các nội dung quy định tại các điểm quy định tại khoản 2 Điều này và các nội dung sau:
a) Tên của kho hàng;
b) Tên người bán hoặc người mua hàng hóa;
c) Số chứng nhận kho hàng;
d) Các nội dung khác theo thoả thuận của các bên;
1. Thành viên kinh doanh phải thông báo thường xuyên đến khách hàng bằng văn bản tình trạng tài khoản của khách hàng và yêu cầu khách hàng xác nhận tình trạng tài khoản đó.
2. Trong trường hợp tiền ký quỹ vượt quá mức cần thiết theo thoả thuận của các bên thì thành viên kinh doanh phải thông báo ngay đến khách hàng và thực hiện theo các yêu cầu của khách hàng về việc hoàn lại số tiền ký quỹ vượt mức.
3. Trong trường hợp tiền ký quỹ không đủ mức cần thiết theo thoả thuận của các bên thì thành viên kinh doanh phải thông báo ngay đến khách hàng và yêu cầu khách hàng ký quỹ bổ sung cho đủ mức ký quỹ cần thiết.
4. Khi không đồng ý với thông tin về tình trạng tài khoản mà thành viên kinh doanh cung cấp, khách hàng phải khiếu nại ngay đến thành viên kinh doanh và thành viên kinh doanh đó phải trả lời cho khách hàng bằng văn bản.
ENTRUSTED GOODS PURCHASE AND SALE THROUGH THE GOODS EXCHANGE
Article 45.- Entrusted goods purchase and sale through the Goods Exchange
1. Organizations and individuals other than trading members of the Goods Exchange may entrust trading members to conduct goods purchase and sale through the Goods Exchange.
2. The entrusted goods purchase and sale through the Goods Exchange must be conducted on the basis of written trading entrustment contracts.
3. Entrusted trading orders are executed for each specific trading on the basis of a trading entrustment contract. Entrusted trading orders may be made in writing or in other archivable forms as agreed upon by the parties.
4. Trading members may only conduct transactions for their customers after receiving entrusted trading orders.
5. On the basis of written requests of customers for adjustment or cancellation of entrusted trading orders, trading members shall adjust or cancel the corresponding trading orders for those customers if such orders are not matched.
6. Trading members shall archive trading entrustment contracts, entrusted trading orders and customers' requests for adjustment or cancellation of entrusted trading orders.
Article 46.- Contents of trading entrustment contracts
1. Contents of a trading entrustment contract is agreed upon by contracting parties.
2. An entrusted trading order consists of the following principal contents:
a/ Type of transaction;
b/ Goods for trading;
c/ Trading volume;
d/ Price;
e/ Trading contract.
3. Trading members may add other contents, depending on particular characteristics of each type of transaction, type of goods to be traded and the Goods Exchange's regulations on contents of trading orders.
Article 47.- Methods of securing transaction execution
1. Trading members of the Goods Exchange shall request their customers to pay collaterals to secure the execution of transactions entrusted by customers to them through the Goods Exchange.
2. Collateral forms include initial collateral, additional collateral and other collateral forms as agreed upon by trading members and their customers.
3. Collateral level is specifically determined according to agreement between parties but must not be lower than 5% of the value of the entrusted trading order. That collateral level must be maintained in the form of additional collateral upon each trading day to ensure the collateral level agreed upon by the parties.
4. Within a time limit specified in the trading entrustment contract, a trading member may finally settle contracts of its customer in case that customer fails to add collateral amount as specified in Clause 3 of this Article.
5. If the collateral level exceeds the necessary level specified in Clause 3 of this Article, the customer may withhold the excess.
Article 48.- Notification of execution of transactions
1. Right after executing transactions for their customers, trading members shall notify in writing those customers of results of order placement through the Goods Exchange.
2. In case of order matching, trading members shall notify their customers of the following information:
a/ Trading form;
b/ Goods for trading;
c/ Time and date of transaction execution;
d/ Number of sale or purchase contracts;
e/ Trading price;
f/ Total value of executed transactions;
g/ Trading charge;
h/ Other contents as agreed upon between them and their customers.
3. If trading orders cannot be executed, trading members shall promptly notify their customers of the failure, clearly justifying the reasons therefor.
4. After receiving notices on execution of transactions according to Clauses 1, 2 and 3 of this Article, if detecting that those notices are incorrect or inappropriate, customers may lodge with trading members written complaints about the notified contents.
5. In case of contract performance by the mode of goods delivery and receipt, trading members shall notify their customers of the contents specified in Clause 2 of this Article and the following contents:
a/ The name of the goods warehouse;
b/ The name of the goods seller or purchaser;
c/ The certification number of the warehouse;
d/ Other contents as agreed upon by the parties.
Article 49.- Notification of accounts of customers
1. Trading members shall regularly notify in writing their customers of the status of their accounts and request the latter to certify that account status.
2. If the collateral amounts exceed the necessary level agreed upon by the parties, trading members shall promptly notify their customers of the excess and refund that collateral excess at the request of the customers.
3. If the collateral amounts do not reach the necessary level agreed upon by the parties, trading members shall promptly notify their customers of the deficit and request the latter to pay additional collateral amounts to ensure necessary collateral level.
4. When disagreeing with information on account status notified by trading members, customers shall promptly complain with trading members and those trading members shall reply in writing the customers.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài
Điều 6. Địa vị pháp lý của Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 7. Thẩm quyền cho phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 8. Điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 9. Hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 10. Thẩm tra và cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 11. Nội dung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 13. Cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 14. Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 15. Quyền hạn của Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 17. Thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 18. Chấp thuận tư cách thành viên Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 21. Thành viên kinh doanh
Điều 27. Quyền của Trung tâm Thanh toán
Điều 28. Nghĩa vụ của Trung tâm Thanh toán
Điều 32. Hàng hoá được phép mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 41. Phương thức thực hiện hợp đồng
Điều 46. Nội dung của hợp đồng uỷ thác giao dịch
Điều 52. Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa