Chương I Nghị định 158/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa: Quy định chung
Số hiệu: | 158/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/12/2006 | Ngày hiệu lực: | 22/01/2007 |
Ngày công báo: | 07/01/2007 | Số công báo: | Từ số 13 đến số 14 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Nghị định này quy định chi tiết Luật Thương mại về việc thành lập Sở Giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
Nghị định này áp dụng đối với Sở Giao dịch hàng hóa và các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
Trong Nghị định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa (sau đây gọi tắt là Điều lệ hoạt động) là Quy tắc điều chỉnh hoạt động giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa, của các thành viên và các chủ thể khác liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Hoạt động tự doanh là việc thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa cho chính mình.
3. Lệnh giao dịch là yêu cầu bằng văn bản để mua hoặc bán hàng hóa của thành viên kinh doanh nhằm thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa.
4. Lệnh ủy thác giao dịch là yêu cầu bằng văn bản của khách hàng đối với thành viên kinh doanh thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa trên cơ sở hợp đồng ủy thác giao dịch.
5. Ngày đầu tiên giao dịch hợp đồng là ngày do Sở Giao dịch hàng hóa ấn định để kể từ ngày đó hợp đồng này được phép giao dịch.
6. Ngày cuối cùng giao dịch hợp đồng là ngày do Sở Giao dịch hàng hóa ấn định để kể từ sau ngày đó hợp đồng này không còn được phép giao dịch.
7. Ký quỹ bảo đảm tư cách thành viên là việc thành viên gửi một khoản tiền hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa theo chỉ định của Sở Giao dịch hàng hóa để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thành viên.
8. Ký quỹ giao dịch là việc thành viên gửi một khoản tiền vào tài khoản phong tỏa theo chỉ định của Sở Giao dịch hàng hóa để bảo đảm thực hiện giao dịch.
9. Phí thành viên là khoản tiền thành viên phải nộp cho Sở Giao dịch hàng hóa theo quy định tại Điều lệ hoạt động.
10. Phí giao dịch là khoản tiền thành viên phải trả cho Sở Giao dịch hàng hóa để được thực hiện từng giao dịch.
11. Tháng đáo hạn hợp đồng là tháng mà hợp đồng giao dịch phải được thực hiện.
12. Tất toán hợp đồng là việc thanh toán tất cả các nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng mà các bên nắm giữ hợp đồng phải thực hiện.
13. Khách hàng là tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa, thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa thông qua việc uỷ thác cho thành viên kinh doanh của Sở Giao dịch hàng hóa.Bổ sung
1. Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa.
2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa. Bộ Thương mại thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa;
b) Quyết định việc thành lập và hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa, phê chuẩn Điều lệ hoạt động và phê chuẩn việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa; ban hành danh mục hàng hoá được phép giao dịch qua Sở Giao dịch hàng hóa;
c) Thực hiện các biện pháp quản lý cần thiết trong trường hợp khẩn cấp;
d) Tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa;
đ) Quy định lộ trình và điều kiện cho thương nhân Việt Nam tham gia giao dịch mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài trong từng thời kỳ;
e) Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước khác theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Thương mại.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn chế độ thanh toán trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa; quy định cụ thể điều kiện hoạt động của Trung tâm thanh toán.
4. Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn các chế độ về thuế, phí, lệ phí đối với hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa; phối hợp với Bộ Thương mại trong việc thẩm tra năng lực tài chính của các sáng lập viên của Sở Giao dịch hàng hóa.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại trong việc thẩm tra tính khả thi của việc thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Thương nhân Việt Nam có quyền tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài theo lộ trình, điều kiện và phạm vi do Bộ Thương mại quy định và công bố trong từng thời kỳ.
2. Khi tham gia hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài, thương nhân Việt Nam phải tuân thủ các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, thanh toán quốc tế và các quy định liên quan khác của pháp luật Việt Nam.Bổ sung
This Decree details the provisions of the Commercial Law on the establishment of the Goods Exchange and goods purchase and sale through the Goods Exchange.
Article 2.- Subjects of application
This Decree applies to the Goods Exchange and other organizations and individuals involved in the goods purchase and sale through the Goods Exchange.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Operation charter of the Goods Exchange (hereinafter referred to as the operation charter for short) means the rules regulating the transactions of the Goods Exchange, its members and other subjects involved in the goods purchase and sale through the Goods Exchange.
2. Dealing means goods purchase and sale through the Goods Exchange by a trading member of the Goods Exchange for itself.
3. Trading order means a written request of a trading member for a goods purchase or sale transaction to be conducted through the Goods Exchange.
4. Entrusted trading order means a written request of a customer for a goods purchase or sale transaction to be conducted by a trading member through the Goods Exchange under a trading entrustment contract.
5. First day of contractual trading means the day specified by the Goods Exchange from which the contractual trading is allowed to be conducted.
6. Last day of contractual trading means the day specified by the Goods Exchange from which the contractual trading is no longer allowed to be conducted.
7. Member status collateral means the depositing by a member of a sum of money or other valuable papers in a frozen account designated by the Goods Exchange to secure the performance of the member obligations.
8. Trading collateral means the depositing by a member of a sum of money in a frozen account designated by the Goods Exchange to secure the execution of a transaction.
9. Membership fee means a sum of money paid by a member to the Goods Exchange according to the operation charter.
10. Trading fee means a sum of money paid by a member to the Goods Exchange for execution of each transaction.
11. Month of contract maturity means the month when a trading contract should be performed.
12. Contract final settlement means the final settlement of all obligations under a contract which the contracting parties ought to perform.
13. Customer means an organization or individual that is not a member of the Goods Exchange and conducts goods purchase and sale through the Goods Exchange by entrusting a trading member of the Goods Exchange.
1. The Government performs the unified management of goods purchase and sale through the Goods Exchange.
2. The Trade Ministry is answerable to the Government for managing goods purchase and sale through the Goods Exchange. The Trade Ministry shall perform the following tasks:
a/ Submitting to the Government for promulgation legal documents governing goods purchase and sale through the Goods Exchange;
b/ Deciding on the establishment and operation of the Goods Exchange; approving the operation charter of the Goods Exchange as well as amendments and supplements thereto; promulgating the list of goods permitted for trading through the Goods Exchange;
c/ Taking necessary management measures in emergency circumstances;
d/ Organizing inspection and supervision of activities related to goods purchase and sale through the Goods Exchange;
e/ Providing for roadmap and conditions for Vietnamese traders to participate in goods purchase and sale through Goods Exchanges overseas in each period;
f/ Performing other state management activities according to its functions, tasks and powers.
3. The State Bank of Vietnam shall guide the regulations on payment in goods purchase and sale through the Goods Exchange; and provide specific conditions for operation of the Payment Center.
4. The Finance Ministry shall guide regulations on taxes, charges and fees for goods purchase and sale through the Goods Exchange; and coordinate with the Trade Ministry in inspecting the financial capability of founding members of the Goods Exchange.
5. The Planning and Investment Ministry shall coordinate with the Trade Ministry in examining the feasibility of the establishment of the Goods Exchange.
6. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People's Committees shall manage goods purchase and sale through the Goods Exchange within their respective functions, tasks and powers.
Article 5.- Goods purchase and sale through Goods Exchanges overseas
1. Vietnamese traders may participate in goods purchase and sale through Goods Exchanges overseas according to the roadmap, conditions and scope specified and announced by the Trade Ministry in each period.
2. When participating in goods purchase and sale through Goods Exchanges overseas, Vietnamese traders shall comply with regulations on export, import, international payment and relevant provisions of Vietnamese law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 5. Mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài
Điều 6. Địa vị pháp lý của Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 7. Thẩm quyền cho phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 8. Điều kiện thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 9. Hồ sơ đề nghị thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 10. Thẩm tra và cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 11. Nội dung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 12. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 13. Cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 14. Điều lệ hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 15. Quyền hạn của Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 16. Trách nhiệm của Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 17. Thành viên của Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 18. Chấp thuận tư cách thành viên Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 21. Thành viên kinh doanh
Điều 27. Quyền của Trung tâm Thanh toán
Điều 28. Nghĩa vụ của Trung tâm Thanh toán
Điều 32. Hàng hoá được phép mua bán qua Sở Giao dịch hàng hóa
Điều 41. Phương thức thực hiện hợp đồng
Điều 46. Nội dung của hợp đồng uỷ thác giao dịch
Điều 52. Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa