Nghị định 23/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Số hiệu: | 23/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 12/02/2007 | Ngày hiệu lực: | 11/03/2007 |
Ngày công báo: | 24/02/2007 | Số công báo: | Từ số 103 đến số 104 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/01/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối, các hoạt động khác được quy định tại Chương IV, Chương V, Chương VI của Luật Thương mại.
2. Xuất khẩu, nhập khẩu là các hoạt động được quy định tại Điều 28 của Luật Thương mại.
3. Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền tổ chức mạng lưới mua gom hàng hoá tại Việt Nam để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
4. Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hoá đó tại Việt Nam; bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hoá nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hoá tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
5. Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý mua bán hàng hoá và nhượng quyền thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối.
7. Bán buôn là hoạt động bán hàng hoá cho thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
8. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
9. Cơ sở bán lẻ là đơn vị thuộc sở hữu của doanh nghiệp để thực hiện việc bán lẻ.
1. Điều kiện để doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam bao gồm:
a) Là nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và trong Điều ước quốc tế đó Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa;
b) Hình thức đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với pháp luật Việt Nam;
c) Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam;
d) Phạm vi hoạt động phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam và phù hợp với pháp luật Việt Nam;
đ) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này chấp thuận.
2. Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu trách nhiệm công bố lộ trình đã cam kết trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các điều kiện cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đối với nhà đầu tư nước ngoài không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trước khi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấp phép kinh doanh, Bộ trưởng Bộ Thương mại xem xét, chấp thuận cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa đối với từng trường hợp cụ thể.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm cấp Giấy phép kinh doanh để hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá (sau đây gọi tắt là Giấy phép kinh doanh) cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư (gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thương mại.
2. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam có đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa thì nộp hồ sơ để làm thủ tục đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư. Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư lấy ý kiến của Bộ Thương mại và chỉ cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa nếu được Bộ Thương mại chấp thuận bằng văn bản. Trong trường hợp này, Giấy chứng nhận đầu tư có giá trị đồng thời là Giấy phép kinh doanh. Thủ tục đầu tư được thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.
3. Trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đề nghị bổ sung kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu mà không kinh doanh phân phối hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa thì cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư căn cứ vào lộ trình mở cửa thị trường trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cấp hoặc bổ sung Giấy chứng nhận đầu tư, không cần chấp thuận của Bộ Thương mại.
4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền phân phối được lập cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định này. Việc lập thêm cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo hướng dẫn của Bộ Thương mại và theo trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này.
1. Ngoài việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Nghị định này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và pháp luật liên quan khác.
2. Trường hợp các hoạt động quy định tại Chương IV, Chương V, Chương VI của Luật Thương mại đã được Nghị định khác điều chỉnh thì áp dụng quy định của Nghị định đó.
3. Khi thực hiện thủ tục cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh và Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
1. Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu của Bộ Thương mại.
2. Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
3. Nội dung kinh doanh mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa dự kiến của doanh nghiệp.
4. Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư.
1. Doanh nghiệp nộp 03 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Thương mại. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thương mại gửi ý kiến bằng văn bản về những vấn đề thuộc chức năng quản lý của mình.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Thương mại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc cấp Giấy phép kinh doanh.
Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy phép kinh doanh, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sao gửi Giấy phép kinh doanh đến Bộ Thương mại và Ủy ban nhân dân tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
1. Nội dung của Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Nội dung kinh doanh mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa theo quy định tại Điều 12 Nghị định này;
c) Thời hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh.
2. Đối với trường hợp quy định tại Điều 5 Nghị định này, thời hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh bằng thời hạn hoạt động của dự án đầu tư được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư.
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh tại cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh khi có yêu cầu thay đổi một trong những nội dung quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh theo mẫu của Bộ Thương mại;
b) Bản sao Giấy phép kinh doanh đã được cấp.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh nếu đề nghị sửa đổi, bổ sung đó phù hợp với pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trường hợp không chấp thuận sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.
4. Khi nhận Giấy phép kinh doanh mới đã được sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy phép kinh doanh cũ cho cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh.
1. Giấy phép kinh doanh được cấp lại trong trường hợp bị mất, bị rách, bị nát, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác.
2. Trường hợp bị mất Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp phải khai báo với cơ quan công an nơi mất giấy phép, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng ba lần liên tiếp. Sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo lần thứ nhất, doanh nghiệp có công văn đề nghị cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh cấp lại Giấy phép.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh theo mẫu của Bộ Thương mại;
b) Xác nhận của cơ quan công an về việc khai báo mất Giấy phép kinh doanh; bản giải trình lý do bị rách, nát, cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh có trách nhiệm cấp lại Giấy phép kinh doanh.
1. Nội dung hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải được quy định cụ thể trong Giấy phép kinh doanh, trong đó nêu rõ:
a) Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa được quyền thực hiện;
b) Các loại hàng hoá không được kinh doanh đối với từng hoạt động nêu ở mục a khoản 1 Điều này;
c) Các loại dịch vụ liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá được thực hiện.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được tiến hành các hoạt động phù hợp với nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh.
3. Trường hợp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được phép kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1. Văn bản đề nghị lập cơ sở bán lẻ tại Việt Nam theo mẫu của Bộ Thương mại, gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Tên, địa chỉ các cơ sở bán lẻ đã thành lập;
c) Tên, địa chỉ cơ sở bán lẻ dự định thành lập;
d) Nội dung hoạt động của cơ sở bán lẻ;
đ) Họ tên, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu cơ sở bán lẻ;
e) Họ tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
2. Bản sao Giấy phép kinh doanh.
1. Doanh nghiệp nộp 03 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Thương mại. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thương mại gửi ý kiến bằng văn bản về những vấn đề thuộc chức năng quản lý của mình.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Thương mại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.
Trường hợp không cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sao gửi Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đến Bộ Thương mại và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
1. Nội dung của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bao gồm:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Tên, địa chỉ của cơ sở bán lẻ;
c) Nội dung hoạt động của cơ sở bán lẻ;
d) Họ tên, nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu cơ sở bán lẻ;
đ) Thời hạn hiệu lực của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
2. Trong trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này, thời hạn hiệu lực của Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bằng thời hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh.
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định thay đổi một trong những nội dung quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 15, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo mẫu của Bộ Thương mại, trong đó nêu rõ nội dung sửa đổi, bổ sung.
b) Bản sao Giấy phép lập cơ sở bán lẻ đã được cấp.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
4. Khi nhận Giấy phép lập cơ sở bán lẻ mới đã được sửa đổi, bổ sung, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp lại bản gốc Giấy phép lập cơ sở bán lẻ cũ cho cơ quan cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ trong trường hợp bị mất, bị rách, bị nát, bị cháy hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác.
2. Hồ sơ và thủ tục cấp lại Giấy phép lập cơ sở bán lẻ được thực hiện như quy định đối với việc cấp lại Giấy phép kinh doanh tại Điều 11 Nghị định này.
1. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Trường hợp có hành vi vi phạm nghiêm trọng thì bị thu hồi Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
2. Trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ Tài chính quy định cụ thể mức và việc quản lý lệ phí cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh, Giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 23/2007/ND-CP |
Hanoi, February 12, 2007 |
DETAILING THE COMMERCIAL LAW REGARDING GOODS PURCHASE AND SALE ACTIVITIES OR GOODS PURCHASE AND SALE RELATED ACTIVITIES OF FOREIGN-INVESTED ENTERPRISES IN VIETNAM
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Commercial Law;
At the proposal of the Minister of Trade,
DECREES:
This Decree details the Commercial Law regarding goods purchase and sale activities or goods purchase and sale related activities of foreign-invested enterprises in Vietnam.
Article 2.- Subjects of application
This Decree applies to foreign-invested enterprises, and organizations and individuals involved in the management of goods purchase and sale activities or goods purchase and sale related activities of foreign-invested enterprises in Vietnam.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Goods purchase and sale activities or goods purchase and sale related activities means import, export, distribution and other activities specified in Chapters IV, V and VI of the Commercial Law.
2. Import and export means activities specified in Article 28 of the Commercial Law.
3. Right to export means the right to purchase goods in Vietnam for export, including the right to have one's name written in the exports declaration in order to carry out, and take responsibility for, export-related procedures. The right to export excludes the right to establish a network for purchasing goods in Vietnam for export, unless otherwise provided for by Vietnamese law or treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
4. Right to import means the right to import goods from foreign countries into Vietnam for sale to traders that have the right to distribute those goods in Vietnam; the right to import includes the right to have one's name written in the imports declaration in order to carry out, and take responsibility for, import-related procedures. The right to import excludes the right to establish, or participate in, a goods distribution system in Vietnam, unless otherwise provided for by Vietnamese law or treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
5. Distribution means activities of goods whole-sale, retail, purchase and sale agency, and commercial franchise as provided for by Vietnamese law.
6. Right to distribution means the right to directly conduct distribution activities.
7. Wholesale means the sale of goods to traders or other organizations, excluding the sale of goods directly to the end consumer.
8. Retail means the sale of goods directly to the end consumer.
9. Retail establishment means an enterprise-owned unit that retails goods.
Article 4.- Conditions for a foreign-invested enterprise to be granted a permit for dealing in goods purchase and sale activities or goods purchase and sale related activities in Vietnam
1. Conditions for a foreign-invested enterprise to be granted a permit for dealing in goods purchase and sale activities or goods purchase and sale related activities in Vietnam include:
a/ Being an investor from a country or territory which has acceded to a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party and under which Vietnam has committed to open its market for goods purchase and sale activities or goods purchase and sale related activities;
b/ Making investment in a form conformable with the roadmap already committed in treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party and compliant with Vietnamese law;
c/ Dealing in goods or services in accordance with Vietnam's market-opening commitments and Vietnamese law;
d/ Operating within a scope compliant with Vietnam's market-opening commitments and Vietnamese law;
e/ Obtaining approval from a competent state agency defined in Article 5 of this Decree.
2. The Minister of Trade shall announce the roadmap already committed in treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party and the conditions specified in Clause 1 of this Article.
3. For foreign investors not defined at Point a, Clause 1 of this Article, before a competent agency grants a business permit, the Minister of Trade shall, on a case-by-case basis, consider and approve goods purchase and sale activities or goods purchase and sale related activities.
Article 5.- Competence to grant a permit for dealing in goods purchase and sale activities or goods purchase and sale related activities and a permit for setting up a retail establishment
1. Provincial-level People's Committees shall grant permits for dealing in goods purchase and sale activities or goods purchase and sale related activities (below referred to as business permits for short) to foreign-invested enterprises already granted investment certificates or investment licenses (collectively referred to as investment certificates) after obtaining the Trade Ministry's written approval.
2. A foreign investor that invests in goods purchase and sale activities or goods purchase and sale related activities in Vietnam for the first time shall submit the dossier for carrying out investment procedures to the investment-managing state agency. This agency shall consult the Ministry of Trade and grant investment certificates for goods purchase and sale activities or goods purchase and sale related activities only after obtaining the Trade Ministry's written approval. In this case, the investment certificate is as valid as the business permit. Investment procedures shall be carried out in accordance with the Investment Law.
3. When a foreign investor invests in import or export activities only or when a foreign-invested enterprise applies for additional import or export activities only but not for goods distribution or goods purchase and sale activities or goods purchase and sale related activities, the investment-managing state agency shall, based on the market-opening roadmap committed in treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party, grant or supplement the investment certificate without having to obtain the Trade Ministry's approval.
4. A foreign-invested enterprise which already has the right to distribution may set up the first retail establishment without having to carry out the procedures for application for a permit up for setting up a retail establishment according to the provisions of this Decree. The provincial-level People's Committee shall, under the Trade Ministry's guidance, decide on the setting up of other retail establishments, in addition to the first one, according to the order and procedures specified in this Decree.
Article 6.- Observance of relevant provisions of law
1. Apart from the rights and obligations defined in this Decree, foreign-invested enterprises shall also observe the provisions of the Enterprise Law, the Investment Law and relevant laws.
2. When activities specified in Chapters IV, V and VI of the Commercial Law are governed by another Decree, the provisions of that Decree prevail.
3. When carrying out the procedures for grant, re-grant or modification of business permits or permits for setting up retail establishments, foreign-invested enterprises shall pay fees according to the Finance Ministry's regulations.
4. When necessary, foreign-invested enterprises are obliged to report or supply documents on, or explain issues related to their activities at the request of competent state management agencies according to Vietnamese law.
PROCEDURES FOR GRANT OF A BUSINESS PERMIT
Article 7.- Dossier of application for a business permit
1. A written application for a business permit, made according to a form set by the Trade Ministry.
2. A written explanation about the satisfaction of conditions set at Points a, b, c and d, Clause 1, Article 4 of this Decree.
3. Planned goods purchase and sale activities and goods purchase and sale related activities of the enterprise.
4. A copy of the investment certificate.
Article 8.- Process of granting a business permit
1. An enterprise shall submit 03 sets of dossier, including 01 original, to the People's Committee of the province or centrally run city where the enterprise is headquartered.
2. Within 03 working days after receiving the dossier, the dossier-receiving agency shall verify the validity of the dossier and send that dossier to the Trade Ministry for comments. If the dossier is invalid, the dossier-receiving agency shall notify in writing the investor of such invalidity for modification of the dossier.
3. Within 15 working days after receiving the dossier, the Trade Ministry shall send its written comments on issues falling within its management competence.
4. Within 15 working days after receiving the Trade Ministry's comments, the provincial-level People's Committee shall decide to grant a business permit.
If refusing to grant a business permit, the dossier-receiving agency shall notify in writing the enterprise of such refusal and clearly state the reasons therefor.
5. Within 07 working days after granting a business permit, the dossier-receiving agency shall send copies of that permit to the Trade Ministry and the People's Committee of the province or centrally run city where the enterprise is headquartered.
Article 9.- Contents and valid duration of a business permit
1. Contents of a business permit cover:
a/ Name and address of the head office of the enterprise;
b/ Goods purchase and sale activities or goods purchase and sale related activities as stipulated in Article 12 of this Decree;
c/ Validity duration of the business permit.
2. For cases defined in Article 5 of this Decree, the validity duration of the business permit shall be the same as the investment project's operation duration written in the investment certificate.
Article 10.- Modification of a business permit
1. A foreign-invested enterprise shall carry out the procedures for modification of the business permit at the business permit-granting agency if wishing to modify one of the contents specified at Point or b, Clause 1, Article 9 of this Decree.
2. A dossier of application for the modification of a business permit comprises:
a/ A written application for modification of the business permit, made according to a form set by the Trade Ministry;
b/ A copy of the granted business permit.
3. Within 10 working days after receiving the enterprise's complete and valid dossier as stipulated in Clause 2 of this Article, the business permit-granting agency shall modify the business permit if such application for modification complies with Vietnamese law and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party. If refusing to modify the business permit, the business permit-granting agency shall notify in writing the enterprise of such refusal and clearly state the reasons therefor.
4. When receiving the modified business permit, the enterprise shall turn in the original of the old business permit to the business permit-granting agency.
Article 11.- Re-grant of a permit for dealing in goods purchase and sale activities or goods purchase and sale related activities
1. A business permit shall be re-granted when it is lost, torn, damaged, burnt, or otherwise destroyed.
2. When a business permit is lost, the enterprise shall report such loss to the Public Security agency of the locality where the permit is lost and to the business permit-granting agency and announce the loss on the mass media for three consecutive times. After 30 days from the date of the first-time announcement, the enterprise shall send an official letter requesting the business permit-granting agency to re-grant the permit.
3. A dossier of application for the re-grant of a business permit comprises:
a/ A written application for re-grant of the business permit, made according to a form set by the Trade Ministry;
b/ The Public Security agency's certification of the declaration of the loss of the business permit; a written explanation about the reasons why the permit is torn, damaged, burnt, or otherwise destroyed.
4. Within 07 working days after receiving the complete and valid dossier, the business permit-granting agency shall re-grant the business permit.
Article 12.- Goods purchase and sale activities or goods purchase and sale related activities
1. Goods purchase and sale activities or goods purchase and sale related activities of a foreign-invested enterprise must be specified in the business permit, specifically:
a/ Goods purchase and sale activities or goods purchase and sale related activities permitted to be carried out;
b/ Types of goods banned from trading with regard to each activity specified at Point a, Clause 1 of this Article;
c/ Goods purchase and sale related services permitted to be provided.
2. A foreign-invested enterprise may carry out only activities indicated in its business permit.
3. An enterprise may deal in goods or services which are by law subject to conditional business only when it fully meets the conditions provided for by Vietnamese law.
PROCEDURES FOR GRANT OF A PERMIT FOR SETTING UP A RETAIL ESTABLISHMENT
Article 13.- Dossier of application for setting up a retail establishment
1. A written application for setting up a retail establishment in Vietnam, made according to a form set by the Trade Ministry, indicating:
a/ Name and address of the head office of the enterprise;
b/ Name(s) and address(es) of the retail establishment(s) already set up;
c/ Name and address of the retail establishment to be set up;
d/ Activities of the retail establishment;
e/ Full name, place of residence, identity card or passport number, or other lawful personal identification papers of the head of retail establishment;
f/ Full name and signature of the representative at law of the enterprise.
2. A copy of the business permit.
Article 14.- Process of granting a permit for setting up a retail establishment
1. An enterprise shall submit 03 sets of dossier, including 01 original, to the People's Committee of the province or centrally run city where the retail establishment is planned to be located.
2. Within 03 working days after receiving the dossier, the dossier-receiving agency shall verify the validity of the dossier and send that dossier to the Trade Ministry for comments. If the dossier is invalid, the dossier-receiving agency shall notify in writing the investor of such invalidity for modification of the dossier.
3. Within 15 working days after receiving the dossier, the Trade Ministry shall send its written comments on issues falling within its management competence.
4. Within 15 working days after receiving the Trade Ministry's comments, the provincial-level People's Committee shall decide to grant the permit for setting up a retail establishment, When necessary, this time limit may be extended for no more than 30 days.
If refusing to grant a permit for setting up a retail establishment, the dossier-receiving agency shall notify in writing enterprise of such refusal and clearly state the reasons therefor.
5. Within 07 working days after granting a permit for setting up a retail establishment, the dossier-receiving agency shall send copies of such permit to the Trade Ministry and the People's Committee of the province or centrally run city where the enterprise is headquartered.
Article 15.- Contents and validity duration of a permit for setting up a retail establishment
1. Contents of a permit for setting up a retail establishment cover:
a/ Name and address of the head office of the enterprise;
b/ Name and address of the retail establishment;
c/ Activities of the retail establishment;
d/ Full name, place of residence, identity card or passport number, or other lawful personal identification papers of the head of the retail establishment;
e/ Validity duration of the permit.
2. For the case defined in Clause 4, Article 5 of this Decree, the validity duration of a permit for setting up a retail establishment shall be the same as that of the business permit.
Article 16.- Modification of a permit for setting up a retail establishment
1. Within 10 days after deciding to change any of the contents specified at Point a, b, c or d, Clause 1 of Article 15, a foreign-invested enterprise shall carry out the procedures for modification of a permit for setting up a retail establishment.
2. A dossier of application for the modification of a permit for setting up a retail establishment comprises:
a/ A written application for the modification of a permit for setting up a retail establishment, made according to a form set by the Trade Ministry, clearly indicating the to be-modified contents;
b/ A copy of the granted permit.
3. Within 10 working days after receiving the complete and valid dossier as stipulated in Clause 2 of this Article, the agency granting a permit for setting up a retail establishment shall modify that permit.
4. When receiving the modified permit, the foreign-invested enterprise shall turn in the original of the old permit to the permit-granting agency.
Article 17.- Re-grant of a permit for setting up a retail establishment
1. A foreign-invested enterprise shall be re-granted a permit for setting up a retail establishment when that permit is lost, torn, damaged, burnt, or otherwise destroyed.
2. The dossier and procedures for re-grant of a permit for setting up a retail establishment shall be the same as those for re-grant of a business permit as specified in Article 11 of this Decree.
Article 18.- Handling of violations
1. Depending on the nature and severity of their violations, foreign-invested enterprises shall be administratively handled according to the law on handling of administrative violations. If committing serious violations, they shall have their business permits or permits for setting up retail establishments revoked.
2. When there are enough criminal elements in an act of violation, the violator shall be examined for penal liability according to law.
Article 19.- Implementation effect
This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 20.- Organization of implementation
1. The Ministry of Trade shall guide the implementation of this Decree.
2. The Ministry of Finance shall specify the levels and management of fees for grant, re-grant or modification of business permits or permits for setting up retail establishments.
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |