Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
Số hiệu: | 187/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 20/02/2014 |
Ngày công báo: | 05/12/2013 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/05/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cấm nhập khẩu xe môtô bị tẩy xóa số khung
Từ ngày 20/2/2014 các loại môtô, ôtô, xe gắn máy hoặc xe máy chuyên dùng bị tấy xóa, đục sửa, đóng lại số khung và số động cơ sẽ bị cấm nhập khẩu.
Đây là nội dung được nêu tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Ngoài ra, các mặt hàng sau đây cũng sẽ bị cấm nhập khẩu:
- Hóa chất thuộc Phụ lục III Công ước Rotterdam.
- Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày theo quy định của Luật Bưu chính.
- Các lọai văn hóa phẩm đã có quyết định đình chỉ phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
Nghị định này thay thế Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ban hành ngày 23/01/2006.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa.
2. Hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa phục vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại giao và hành lý cá nhân theo quy định của pháp luật, thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Thương nhân Việt Nam; các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại quy định tại Luật Thương mại.
1. Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):
Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.
2. Đối với thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam:
Các thương nhân, công ty, chi nhánh khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện theo các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố.
3. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan.
2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải bảo đảm các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan.
3. Hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, chỉ phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Việc cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu được các Bộ, cơ quan ngang Bộ xem xét cho phép nhập khẩu trong các trường hợp cụ thể theo nguyên tắc và quy định sau đây:
a) Nhập khẩu hàng hóa để nghiên cứu khoa học: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ xem xét, giải quyết theo phân công và quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Nhập khẩu hàng hóa viện trợ nhân đạo: Bộ Công Thương xem xét, giải quyết trên cơ sở đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
c) Hàng hóa quy định tại Điểm a và b Khoản này là hàng hóa không gây ô nhiễm môi trường, không lây lan dịch bệnh, không ảnh hưởng sức khỏe con người, an toàn giao thông, an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội và không ảnh hưởng xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam.
d) Căn cứ phân công tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan, các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành văn bản quy định và danh mục hàng hóa cụ thể theo đúng mã số HS trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
1. Ban hành kèm theo Nghị định này Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của các Bộ, cơ quan ngang Bộ tại Phụ lục II.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành phải công bố công khai tiêu chuẩn, điều kiện để được cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu. Thủ tục cấp phép nhập khẩu phải phù hợp với Quy chế về thủ tục cấp phép nhập khẩu hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, thực vật, kiểm dịch thủy sản phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố Danh mục hàng hóa phải tiến hành kiểm dịch trước khi thông quan; quy định thủ tục, hồ sơ kiểm dịch và tiêu chuẩn cụ thể các loại hàng hóa thuộc danh mục này.
2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo an toàn thực phẩm; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch y tế và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, được thực hiện theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật An toàn thực phẩm, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật có liên quan, các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo chức năng quản lý công bố Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm trước khi thông quan và hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra, xác nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chống chuyển tải bất hợp pháp, bảo vệ uy tín của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, chống gian lận thương mại, Chính phủ giao Bộ Công Thương, trong từng thời kỳ, quy định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu đối với một số loại hàng hóa.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm thống nhất với Bộ Công Thương về danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã số HS để công bố mã số HS của hàng hóa theo mã số HS trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Việc điều chỉnh danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này do Chính phủ quyết định trên cơ sở đề nghị của Bộ Công Thương sau khi có ý kiến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành.
a) Ô tô các loại đã qua sử dụng chỉ được nhập khẩu nếu bảo đảm điều kiện: loại đã qua sử dụng không quá 5 (năm) năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu.
b) Căn cứ yêu cầu quản lý từng thời kỳ, Chính phủ giao Bộ Công Thương quy định việc nhập khẩu ô tô các loại chở người từ 9 (chín) chỗ ngồi trở xuống.
2. Tái xuất khẩu các loại vật tư nhập khẩu chủ yếu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ để nhập khẩu: Các mặt hàng nhập khẩu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu chỉ được tái xuất khẩu thu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc theo giấy phép của Bộ Công Thương. Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa tái xuất theo giấy phép cho từng thời kỳ và tổ chức thực hiện.
3. Nhập khẩu thuốc lá điếu, xì gà: Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành về sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc lá điếu các loại và các cam kết quốc tế có liên quan, Bộ Công Thương quy định cụ thể việc nhập khẩu mặt hàng này.
4. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ an ninh, quốc phòng: Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ an ninh, quốc phòng, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ: Công an, Quốc phòng quy định việc cấp phép để thực hiện.
5. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, cho phép tạm xuất, tái nhập vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh để sửa chữa phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng.
6. Nhập khẩu máy bay không sử dụng trong hàng không dân dụng không có vũ trang, xe ô tô có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng; súng bắn sơn, đạn sơn và các mặt hàng khác có ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, quốc phòng:
a) Việc nhập khẩu các mặt hàng này thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương sau khi có ý kiến đề nghị của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
b) Bộ Công Thương trao đổi với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để công bố danh mục và quy định cụ thể việc cấp phép nhập khẩu các mặt hàng này.
7. Nhập khẩu gỗ các loại từ các nước có chung đường biên giới: Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể việc nhập khẩu, cửa khẩu nhập khẩu phù hợp pháp luật Việt Nam và các nước cũng như các thỏa thuận có liên quan của Việt Nam với các nước và văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
8. Nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngạch thuế quan: Đối với hàng hóa thuộc danh mục quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan, Bộ quản lý chuyên ngành quyết định lượng hạn ngạch thuế quan, Bộ Công Thương công bố cụ thể và quy định phương thức điều hành nhập khẩu đối với từng mặt hàng sau khi tham khảo ý kiến Bộ Tài chính và các Bộ quản lý chuyên ngành liên quan.
Việc xác định mức thuế nhập khẩu trong hạn ngạch và mức thuế ngoài hạn ngạch thuế quan đối với từng mặt hàng do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành và Bộ Công Thương để quyết định và công bố theo quy định của pháp luật.
9. Đối với hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định, Bộ Công Thương thống nhất với các Bộ quản lý chuyên ngành và Hiệp hội ngành hàng có liên quan để xác định phương thức giao hạn ngạch bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch, hợp lý.
10. Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng phải tuân thủ quy định của Nghị định này, các văn bản pháp luật khác có liên quan và quy định do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành theo quy định tại Nghị định này.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành quy định cụ thể về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng.Bổ sung
1. Trong trường hợp cần thiết, Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu với những thị trường nhất định hoặc với những mặt hàng nhất định để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được công bố công khai để các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước biết.
2. Bộ Công Thương thông báo với các tổ chức kinh tế quốc tế, các nước có liên quan theo thủ tục đã thỏa thuận khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định về việc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nêu tại Khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định sau:
1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, doanh nghiệp phải có giấy phép của Bộ Công Thương.
2. Đối với các loại hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục tạm nhập, tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
3. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng sau đây là loại hình kinh doanh có điều kiện:
a) Hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Hàng hóa dễ gây lây lan mầm bệnh hoặc gây ô nhiễm môi trường.
c) Hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt theo danh mục do Bộ Công Thương công bố.
Chính phủ giao Bộ Công Thương quy định cụ thể điều kiện để doanh nghiệp được kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Khoản 3 Điều này và điều kiện khi kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng này.
4. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, doanh nghiệp có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 (ba mươi) ngày và không quá 2 (hai) lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.
Quá thời hạn nêu trên, doanh nghiệp phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu và thuế.
5. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất phải làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào Việt Nam và chịu sự giám sát của Hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
6. Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
7. Tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
8. Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất:
a) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính theo quy định của pháp luật.
Việc tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu, địa điểm khác thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối với tạm nhập, tái xuất gỗ với các nước có chung đường biên giới, căn cứ quy định của Nghị định này và văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể về cửa khẩu tạm nhập, tái xuất.
9. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất khi tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo cơ chế quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành.Bổ sung
1. Hàng hóa là thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, được phép tạm nhập, tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công, thực hiện dự án đầu tư. Thủ tục tạm nhập, tái xuất giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
2. Việc tạm nhập, tái xuất các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý bằng giấy phép thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành.
3. Thời hạn tạm nhập, tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan cửa khẩu.
4. Thương nhân được tạm nhập hàng hóa mà thương nhân đã xuất khẩu để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài và tái xuất khẩu trả lại thương nhân nước ngoài. Thủ tục tạm nhập, tái xuất giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục tạm nhập, tái xuất đối với các trường hợp sau:
a) Tạm nhập, tái xuất linh kiện, phụ tùng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài; linh kiện, phụ tùng tạm nhập để sửa chữa tàu biển, tàu bay theo hợp đồng ký giữa chủ tàu nước ngoài với nhà máy sửa chữa tại Việt Nam.
b) Tạm nhập, tái xuất phương tiện chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức quay vòng.
c) Tạm nhập, tái xuất dụng cụ biểu diễn, trang thiết bị tập luyện, thi đấu của các đoàn nghệ thuật; đoàn thi đấu, biểu diễn thể thao.
d) Tạm nhập, tái xuất máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh của các tổ chức nước ngoài để khám, chữa bệnh tại Việt Nam vì mục đích nhân đạo.
1. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải để sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê theo các hợp đồng sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê với nước ngoài. Thủ tục tạm xuất, tái nhập quy định như sau:
a) Hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, khi tạm xuất, tái nhập phải có giấy phép của Bộ Công Thương.
b) Các loại hàng hóa khác không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này, thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm xuất, tái nhập tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
2. Thời hạn tạm xuất, tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan cửa khẩu.
3. Hàng hóa tạm xuất quy định tại Điều này được phép nhượng bán, biếu tặng, trả lại khách hàng nước ngoài hoặc dùng làm tài sản để góp vốn vào liên doanh đầu tư ở nước ngoài theo thỏa thuận trong hợp đồng của thương nhân với bên nước ngoài, trừ hàng hóa tạm xuất, tái nhập thuộc Điểm a Khoản 1 Điều này phải có giấy phép của Bộ Công Thương trước khi thực hiện thỏa thuận với bên nước ngoài. Thủ tục thanh khoản lô hàng tạm xuất đó giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm xuất khẩu.
4. Việc thanh toán tiền hàng máy móc, thiết bị thi công, phương tiện vận tải nhượng bán hoặc dùng làm tài sản để góp vốn vào liên doanh đầu tư ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc các quy định hiện hành về đầu tư ra nước ngoài của thương nhân Việt Nam.
5. Đối với hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu chỉ được phép tạm xuất để sửa chữa, bảo hành với điều kiện hàng hóa đó còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu. Thủ tục tạm xuất, tái nhập giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
6. Hàng hóa tạm xuất, tái nhập khi tiêu thụ tại nước ngoài phải thực hiện theo cơ chế quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hiện hành.
Thương nhân được kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:
1. Trừ hàng hóa quy định tại Khoản 2 Điều này, các loại hàng hóa khác đều được phép kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu; thủ tục chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
2. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân được thực hiện chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam sau khi có giấy phép của Bộ Công Thương. Trường hợp việc chuyển khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không cần xin giấy phép của Bộ Công Thương.
3. Hàng hóa chuyển khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam chịu sự giám sát của Hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
4. Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
Để ngăn ngừa tình trạng chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận thương mại, bảo vệ uy tín của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi công bố Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh theo các phương thức tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu; quy định cửa khẩu tạm nhập, tái xuất, điều kiện đối với một số mặt hàng hoặc ban hành danh mục mặt hàng kinh doanh theo các phương thức này phải có giấy phép của Bộ Công Thương.
Thương nhân được ủy thác cho thương nhân khác xuất khẩu, nhập khẩu hoặc được nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu từ thương nhân khác các loại hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, bên ủy thác hoặc bên nhận ủy thác phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác.
Các tổ chức, cá nhân Việt Nam không phải thương nhân, trên cơ sở hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật, được ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ nhu cầu của tổ chức, cá nhân đó, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Quyền lợi và nghĩa vụ của bên ủy thác, bên nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu do các bên tự thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác, nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
1. Thương nhân được làm đại lý mua, bán các loại hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng đại lý sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
2. Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì thương nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.
3. Thương nhân được thanh toán tiền bán hàng đại lý bằng tiền Việt Nam đồng cho thương nhân nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam; được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để thanh toán cho thương nhân nước ngoài theo quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc thanh toán bằng hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; trong trường hợp thanh toán bằng hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
4. Thương nhân làm đại lý mua hàng phải yêu cầu thương nhân nước ngoài chuyển tiền bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng để mua hàng theo hợp đồng đại lý.
1. Hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Thương nhân Việt Nam có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa và hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý bán hàng tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài được tái xuất khẩu nếu không tiêu thụ được tại Việt Nam. Việc hoàn thuế được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Thương nhân Việt Nam được thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán các loại hàng hóa tại nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép quy định tại Nghị định này, thương nhân chỉ được ký hợp đồng thuê đại lý bán hàng tại nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cho phép.
2. Thương nhân thuê đại lý bán hàng tại nước ngoài phải ký hợp đồng đại lý với thương nhân nước ngoài và phải chuyển các khoản tiền thu được từ hợp đồng bán hàng về nước theo quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Trường hợp nhận tiền bán hàng bằng hàng hóa, thương nhân phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về nhập khẩu hàng hóa.
1. Hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý bán hàng tại nước ngoài phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Thương nhân có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hoạt động thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng đại lý bán hàng tại nước ngoài được nhập khẩu trở lại Việt Nam trong trường hợp không tiêu thụ được tại nước ngoài.
2. Hàng hóa nhập khẩu trở lại Việt Nam nêu tại Khoản 1 Điều này không phải chịu thuế nhập khẩu và được hoàn thuế xuất khẩu (nếu có) theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Trừ trường hợp quy định tại Điều 36 Nghị định này , thương nhân Việt Nam, kể cả thương nhân có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam, được nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng sau khi được Bộ Công Thương cấp phép.Bổ sung
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật Thương mại và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản sau:
1. Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.
2. Tên, số lượng sản phẩm gia công.
3. Giá gia công.
4. Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
5. Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.
6. Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).
7. Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.
8. Địa điểm và thời gian giao hàng.
9. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
1. Định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư do các bên thỏa thuận trong hợp đồng gia công, có tính đến các định mức, tỷ lệ hao hụt được hình thành trong các ngành sản xuất, gia công có liên quan của Việt Nam tại thời điểm ký hợp đồng.
2. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nhận gia công trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu vào đúng mục đích gia công và tính chính xác của định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt của nguyên phụ liệu gia công.
Bên nhận gia công được thuê, mượn máy móc, thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công. Việc thuê, mượn hoặc tặng máy móc, thiết bị phải được thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
1. Đối với bên đặt gia công:
a) Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu, vật tư gia công theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công.
b) Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho bên nhận gia công thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp được phép xuất khẩu tại chỗ, tiêu hủy, biếu, tặng theo quy định tại Nghị định này,
c) Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
d) Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa.
đ) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
e) Được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo văn bản thỏa thuận của các bên có liên quan, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với bên nhận gia công:
a) Được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức và tỷ lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia công; được miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm gia công.
b) Được thuê thương nhân khác gia công.
c) Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công; phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, phụ liệu, vật tư mua trong nước.
d) Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu có giấy phép, hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành thì phải tuân thủ các quy định về cấp phép và quản lý chuyên ngành.
đ) Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
e) Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công.
3. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu quy định tại Điểm e Khoản 1 và Điểm e Khoản 2 Điều này được quy định như sau:
a) Phải tuân thủ quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
b) Phải có hợp đồng mua bán ký giữa thương nhân nước ngoài hoặc người được ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài với thương nhân nhập khẩu.
Thương nhân được quyền gia công chuyển tiếp. Theo đó:
1. Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công khác tại Việt Nam.
2. Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công công đoạn trước được giao cho thương nhân theo chỉ định của bên đặt gia công cho hợp đồng gia công công đoạn tiếp theo.
1. Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên ký kết hợp đồng gia công phải thanh lý hợp đồng và làm thủ tục thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan.
Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công của bên nhận gia công với cơ quan Hải quan.
2. Căn cứ để thanh lý hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, định mức tiêu hao vật tư và tỷ lệ hao hụt đã được thỏa thuận tại hợp đồng gia công.
Căn cứ để thanh khoản hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tái xuất, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, định mức tiêu hao vật tư và tỷ lệ hao hụt phù hợp với thực tế thực hiện hợp đồng.
3. Máy móc, thiết bị thuê, mượn theo hợp đồng; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu, phế thải được xử lý theo thỏa thuận của hợp đồng gia công nhưng phải phù hợp với pháp luật Việt Nam.
4. Việc tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm, phế thải (nếu có) chỉ được phép thực hiện sau khi có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên và Môi trường và phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Trường hợp không được phép tiêu hủy tại Việt Nam thì phải tái xuất theo chỉ định của bên đặt gia công.
5. Việc tặng máy móc thiết bị, nguyên, phụ liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm được quy định như sau:
a) Bên đặt gia công phải có văn bản tặng, biếu.
b) Bên được tặng, biếu phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định về nhập khẩu; phải nộp thuế nhập khẩu, thuế khác (nếu có) và đăng ký tài sản theo quy định hiện hành.
c) Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức sử dụng, tỷ lệ hao hụt nếu thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu thì không phải làm thủ tục hải quan; được miễn thuế nhập khẩu; phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan và nghĩa vụ tài chính đối với hàng gia công xuất khẩu và theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến hợp đồng gia công.
1. Việc gia công, tái chế, sửa chữa máy móc, thiết bị cho nước ngoài thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu chỉ được thực hiện nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Phải có phương án, biện pháp xử lý phế liệu, phế thải của quá trình gia công, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường do Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
b) Tái xuất toàn bộ sản phẩm, hàng hóa ra nước ngoài, không được phép tiêu thụ tại Việt Nam.
c) Phải được Bộ quản lý chuyên ngành theo phân công tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này cho phép.
2. Căn cứ phân công tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành hướng dẫn cụ thể hình thức gia công này.
1. Thương nhân được đặt gia công ở nước ngoài các loại hàng hóa đã được phép lưu thông trên thị trường Việt Nam để kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Việc xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công và nhập khẩu sản phẩm gia công phải tuân thủ các quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Hợp đồng đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài và thủ tục hải quan đối với xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đặt gia công theo quy định tại Điều 29 và Điều 35 Nghị định này.
1. Được tạm xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư hoặc chuyển khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư từ nước thứ ba cho bên nhận gia công để thực hiện hợp đồng gia công.
2. Được tái nhập khẩu sản phẩm đã gia công. Khi kết thúc hợp đồng đặt gia công, được tái nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa.
3. Được bán sản phẩm gia công và máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đã xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công tại thị trường nước nhận gia công hoặc thị trường khác và phải nộp thuế theo quy định hiện hành.
4. Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nếu không tái nhập khẩu thì phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
5. Được cử chuyên gia, công nhân kỹ thuật ra nước ngoài để kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm gia công.
6. Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ của hàng hóa.
7. Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế đối với sản phẩm gia công nhập khẩu phục vụ tiêu dùng trong nước.
Thương nhân có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận, vận tải được làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho chủ hàng nước ngoài quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
1. Các loại hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ các loại vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, hàng hóa có độ nguy hiểm cao và hàng hóa thuộc Danh mục cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam. Thủ tục quá cảnh được giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
2. Hàng hóa là vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và hàng hóa có độ nguy hiểm cao chỉ được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Việc vận chuyển hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa có độ nguy hiểm cao quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về vận chuyển hàng nguy hiểm và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, được phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam sau khi được Bộ Công Thương cho phép, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
4. Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chịu sự giám sát của Hải quan Việt Nam trong suốt thời gian lưu chuyển trên lãnh thổ Việt Nam; vào và ra khỏi Việt Nam theo đúng cửa khẩu, tuyến đường quy định; lượng hàng xuất ra phải đúng bằng lượng hàng nhập vào, nguyên đai, nguyên kiện.
5. Chủ hàng quá cảnh phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác áp dụng cho hàng hóa quá cảnh theo quy định hiện hành của Việt Nam.
6. Hàng hóa quá cảnh không được tiêu thụ trên lãnh thổ Việt Nam. Trường hợp cần thiết tiêu thụ tại Việt Nam phải xin phép Bộ Công Thương.
7. Bộ Công Thương hướng dẫn thủ tục thực hiện quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam cho những Hiệp định quá cảnh có quy định khác với quy định tại Điều này.
8. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục lưu kho, lưu bãi hàng hóa quá cảnh, thủ tục sang mạn, thay đổi phương tiện vận chuyển hàng hóa quá cảnh, gia hạn hàng hóa quá cảnh.
1. Bộ Tài chính chỉ đạo ngành Hải quan cung cấp cho Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan tham gia công tác quản lý, điều hành hoạt động xuất nhập khẩu số liệu theo định kỳ và đột xuất về các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và các loại hình kinh doanh theo quy định của Nghị định này; số liệu về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo danh mục mặt hàng, thị trường và những số liệu xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa liên quan cho Bộ Công Thương.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Nghị định này; phát hiện và thông báo để các Bộ, ngành hữu quan điều chỉnh những quy định trái với Nghị định này (nếu có) trong các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
1. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2014, thay thế Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)
Danh mục này áp dụng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại khu vực biên giới; hàng hóa viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ.
STT |
Mô tả hàng hóa |
1. |
Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự. (Bộ Quốc phòng công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). |
2. |
a) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội. b) Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến và lưu hành tại Việt Nam. (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể các Điểm a, b nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). |
3. |
a) Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam. b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính. (Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể các Điểm a, b nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). |
4. |
Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước. (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). |
5. |
a) Động vật, thực vật hoang dã quý hiếm và giống vật nuôi, cây trồng quý hiếm thuộc nhóm IA-IB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và động vật, thực vật hoang dã quý hiếm trong "sách đỏ" mà Việt Nam đã cam kết với các tổ chức quốc tế. b) Các loài thủy sản quý hiếm. c) Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh mục giống vật nuôi quý hiếm và giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định của Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 và Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004. (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục cụ thể từ Điểm a đến Điểm c nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). |
6. |
Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước. (Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện). |
7. |
a) Hóa chất độc Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. b) Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất. (Bộ Công Thương công bố danh mục cụ thể các Điểm a, b nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). |
STT |
Mô tả hàng hóa |
1. |
Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự. (Bộ Quốc phòng công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). |
2. |
Pháo các loại (trừ pháo hiệu an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải), đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông. (Bộ Công an hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). |
3. |
Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: a) Hàng dệt may, giày dép, quần áo. b) Hàng điện tử. c) Hàng điện lạnh. d) Hàng điện gia dụng. đ) Thiết bị y tế. e) Hàng trang trí nội thất. g) Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác. (Bộ Công Thương cụ thể hóa mặt hàng từ Điểm a đến Điểm g nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). h) Hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng. (Bộ Thông tin và Truyền thông công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). |
4. |
a) Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam, b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính. c) Thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện. (Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục cụ thể từ Điểm a đến Điểm c nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). |
5. |
Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến và lưu hành tại Việt Nam. (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện, công bố danh mục và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). |
a) Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay; xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên. b) Các loại ô tô và bộ linh kiện lắp ráp ô tô bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ. c) Các loại mô tô, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ. (Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục cụ thể từ Điểm a đến Điểm c nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). |
|
7. |
Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, gồm: a) Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, máy kéo và xe gắn máy. b) Khung gầm của ô tô, máy kéo có gắn động cơ (kể cả khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng và hoặc khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới). c) Ô tô các loại đã thay đổi kết cấu để chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu hoặc bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ. d) Ô tô cứu thương. (Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục cụ thể từ Điểm a đến Điểm d nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). đ) Xe đạp. e) Mô tô, xe gắn máy. (Bộ Công Thương công bố danh mục cụ thể từ Điểm đ đến Điểm e nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). |
8. |
Hóa chất trong Phụ lục III Công ước Rotterdam. (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, căn cứ phạm vi trách nhiệm được giao, công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). |
9. |
Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam. (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). |
10. |
Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C. (Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục cụ thể và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). |
11. |
Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole. (Bộ Xây dựng công bố danh mục cụ thể và ghi rõ mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). |
12. |
a) Hóa chất độc Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. b) Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất. (Bộ Công Thương công bố danh mục cụ thể các Điểm a, b nêu trên và ghi mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). |
DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP VÀ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Ban hành kèm theo Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ)
Danh mục này áp dụng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại khu vực biên giới; hàng hóa viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ.
I. DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP VÀ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
A. |
Hàng hóa xuất khẩu |
Hình thức quản lý |
1. |
a) Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất. |
a) Thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất và các Nghị định quy định chi tiết thi hành. |
|
b) Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. |
b) Thực hiện theo quy định của Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ. |
|
c) Tiền chất sử dụng trong công nghiệp (theo Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành). |
c) Giấy phép xuất khẩu. |
2. |
Khoáng sản. |
Ban hành danh mục xuất khẩu có điều kiện, quy định điều kiện hoặc tiêu chuẩn. |
3. |
Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp. |
Giấy phép xuất khẩu. |
4. |
Các loại hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định. (Bộ Công Thương công bố phù hợp với thỏa thuận hoặc cam kết quốc tế của Việt Nam với nước ngoài). |
Giấy phép xuất khẩu. |
5. |
Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ. |
Giấy phép xuất khẩu. |
6. |
Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép. |
Giấy phép xuất khẩu tự động. |
B. |
Hàng hóa nhập khẩu |
Hình thức quản lý |
1. |
Súng bắn dây. |
Giấy phép nhập khẩu. |
2. |
Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ. |
Giấy phép nhập khẩu. |
3. |
Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép. |
Giấy phép nhập khẩu tự động. |
4. |
Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan: a) Muối. b) Thuốc lá nguyên liệu. c) Trứng gia cầm. d) Đường tinh luyện, đường thô. Bộ Công Thương cụ thể theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu danh mục các mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan. |
Giấy phép nhập khẩu theo chế độ hạn ngạch thuế quan. |
5. |
a) Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất. |
a) Thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất và các Nghị định quy định chi tiết thi hành. |
|
b) Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. |
b) Thực hiện theo quy định của Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Chính phủ. |
|
c) Tiền chất sử dụng trong công nghiệp (theo Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản hướng dẫn thi hành). |
c) Giấy phép nhập khẩu. |
6. |
Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp. |
Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép. |
7. |
Nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm thuốc lá, giấy vấn điếu thuốc lá; máy móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá và phụ tùng thay thế. |
Thực hiện theo quy định của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. |
Nguyên tắc quản lý:
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định, Bộ Công Thương thống nhất với các Bộ quản lý chuyên ngành và Hiệp hội ngành hàng có liên quan để xác định phương thức giao hạn ngạch bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch, hợp lý.
2. Đối với hàng hóa thuộc danh mục xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép tự động, Bộ Công Thương công bố và tổ chức thực hiện trong từng thời kỳ.
II. DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP VÀ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
A. |
Hàng hóa xuất khẩu |
Hình thức quản lý |
|
Không có. |
|
B. |
Hàng hóa nhập khẩu |
Hình thức quản lý |
|
Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải. (Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quy định thủ tục cấp giấy phép). |
Giấy phép nhập khẩu. |
III. DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP VÀ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
A. |
Hàng hóa xuất khẩu |
Hình thức quản lý |
1. |
a) Động vật, thực vật hoang dã quý hiếm trên cạn, nguy cấp cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của Công ước CITES mà Việt Nam đã cam kết thực hiện. |
a) Căn cứ quy định của Công ước CITES để công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu. |
|
b) Động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm trên cạn thuộc nhóm IIA và IIB quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. |
b) Công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu. |
2. |
Giống cây trồng và giống vật nuôi quý hiếm. |
Hướng dẫn cụ thể theo quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng và Pháp lệnh Giống vật nuôi. |
3. |
Cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ từ rừng tự nhiên trong nước. |
Công bố điều kiện và hồ sơ xuất khẩu. |
4. |
Củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước. |
Công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu. |
5. |
a) Các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện. b) Các loài thủy sản được xuất khẩu thông thường |
Ban hành danh mục các loài thủy sản được xuất khẩu thông thường; các loài và điều kiện xuất khẩu các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện (ban hành danh mục hàng hóa cụ thể theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu). |
B. |
Hàng hóa nhập khẩu |
Hình thức quản lý |
1. |
Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam. |
Giấy phép khảo nghiệm. |
2. |
Chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất dùng trong thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam. |
Giấy phép khảo nghiệm. |
3. |
a) Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam. |
a) Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép. |
|
b) Thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế sử dụng. |
b) Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép. |
4. |
Giống vật nuôi ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng các loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam. |
Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép. |
5. |
Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể khác trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. |
Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép. |
6. |
Giống cây trồng chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc nhập khẩu với mục đích hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư. |
Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép theo quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng và Pháp lệnh Giống vật nuôi. |
7. |
Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. |
Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép. |
8. |
Phân bón ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam. |
Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép. |
9. |
Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật. |
Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép. |
10. |
Động vật, thực vật hoang dã cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Công ước CITES mà Việt Nam đã cam kết thực hiện. |
Căn cứ quy định của Công ước CITES để công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục nhập khẩu. |
11. |
a) Nguyên liệu sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản. |
a) Quy định về quản lý chất lượng nguyên liệu nhập khẩu. |
|
b) Sản phẩm hoàn chỉnh có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện. |
b) Ban hành Danh mục sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam (Danh mục sản phẩm nhập khẩu thông thường) và Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện. |
|
c) Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện. |
c) Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép. |
12. |
a) Giống thủy sản được nhập khẩu thông thường. |
a) Ban hành danh mục giống thủy sản nhập khẩu thông thường. |
|
b) Giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện. |
b) Ban hành danh mục giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện. |
|
c) Giống thủy sản chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam |
c) Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép. |
13. |
a) Thủy sản sống làm thực phẩm có trong danh mục được nhập khẩu thông thường. |
a) Ban hành danh mục thủy sản sống làm thực phẩm được nhập khẩu thông thường. |
|
b) Thủy sản sống làm thực phẩm ngoài danh mục các loài thủy sản sống được nhập khẩu làm thực phẩm tại Việt Nam. |
b) Quy định về việc đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu. |
Nguyên tắc quản lý:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục các loại hàng hóa được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng hoặc lưu hành tại Việt Nam; danh mục các loại hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu thông thường theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa này không cần giấy phép.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và hình thức quản lý theo nguyên tắc sau:
a) Đối với loại hàng hóa mới lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hóa ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng hoặc lưu hành tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép khảo nghiệm.
b) Đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện nhưng không cần cấp giấy phép, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục và quy định cụ thể điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu. Khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, các đơn vị trực tiếp làm thủ tục xuất nhập khẩu với cơ quan Hải quan, không cần xin giấy phép.
c) Đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể về điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu; các trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm, nội dung giấy phép khảo nghiệm, thời hạn khảo nghiệm.
Căn cứ kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cho phép hay không cho phép hàng hóa được sử dụng, lưu hành tại Việt Nam. Khi được phép sử dụng, lưu hành tại Việt Nam, hàng hóa được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu.
3. Hàng năm, 6 tháng một lần, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm công bố bổ sung vào danh mục nhập khẩu thông thường các mặt hàng đã có kết quả khảo nghiệm tốt. Khi được bổ sung vào danh mục nhập khẩu thông thường, hàng hóa được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá và không phải xin cấp phép.
IV. DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP VÀ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
A. |
Hàng hóa xuất khẩu |
Hình thức quản lý |
|
Không có. |
|
B. |
Hàng hóa nhập khẩu |
Hình thức quản lý |
|
Phế liệu. |
Quy định điều kiện hoặc tiêu chuẩn nhập khẩu. |
Nguyên tắc quản lý:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định danh mục, tiêu chuẩn hoặc điều kiện đối với phế liệu được phép nhập khẩu vào Việt Nam, cụ thể hóa danh mục nêu trên theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
2. Trên cơ sở điều kiện hoặc tiêu chuẩn và danh mục các phế liệu được phép nhập khẩu nêu trên, doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục tại cơ quan Hải quan.
V. DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP VÀ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
A. |
Hàng hóa xuất khẩu |
Hình thức quản lý |
1. |
Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch). |
Thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí. |
B. |
Hàng hóa nhập khẩu |
Hình thức quản lý |
1. |
Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch). |
Thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí. |
2. |
Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính. |
Giấy phép nhập khẩu. |
3. |
Thiết bị Viba, thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện có băng tần số nằm trong khoảng từ 9KHz đến 400 GHz, công suất từ 60mW trở lên. |
Giấy phép nhập khẩu. |
4. |
Hệ thống chế bản và sắp chữ chuyên dùng ngành in. |
Thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động in. |
5. |
Máy in các loại (máy in offset, máy in Flexo, máy in ống đồng) và máy photocopy màu. |
Thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động in. |
Nguyên tắc quản lý:
1. Bộ Thông tin và Truyền thông công bố danh mục mặt hàng cụ thể theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; quy định các tiêu chuẩn cần đáp ứng, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép.
2. Đối với nhóm mặt hàng tem bưu chính, căn cứ quy định của pháp luật về bưu chính, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể các trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu, công bố danh mục hàng hóa theo mã số HS, quy định điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.
VI. DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP VÀ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
A. |
Hàng hóa xuất khẩu |
Hình thức quản lý |
1. |
Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác, được ghi trên mọi chất liệu. |
Hồ sơ nguồn gốc. |
2. |
Văn hóa phẩm thuộc các thể loại, mới được sản xuất trên mọi chất liệu. |
Hồ sơ nguồn gốc; Giấy phép sản xuất và lưu hành. |
3. |
Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh. |
Hồ sơ nguồn gốc. |
4. |
Di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. |
Giấy phép xuất khẩu. |
B. |
Hàng hóa nhập khẩu |
Hình thức quản lý |
1. |
Các tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác, ghi trên mọi chất liệu. |
Phê duyệt nội dung. |
2. |
Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh. |
Phê duyệt nội dung. |
3. |
Máy trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trả thưởng và thiết bị chuyên dùng cho trò chơi ở sòng bạc. |
- Quy định điều kiện (về thiết bị, về các chương trình được cài đặt). - Doanh nghiệp được cấp giấy phép đầu tư hoặc đăng ký kinh doanh theo Quyết định số 32/2003/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ được phép nhập khẩu. |
4. |
Đồ chơi trẻ em. |
Công bố tính năng và loại đồ chơi được phép nhập khẩu. |
Nguyên tắc quản lý:
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố cụ thể các danh mục trên theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Các sản phẩm nêu tại Khoản 1, 2, 3 Phần A nêu trên được phép xuất khẩu theo nhu cầu, thủ tục giải quyết tại cơ quan Hải quan, khi:
a) Được phép sản xuất và lưu hành tại Việt Nam, hoặc
b) Có giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể nguyên tắc này; không cấp giấy phép xuất khẩu và không phê duyệt số lượng, trị giá sản phẩm xuất khẩu.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy định cụ thể về việc phê duyệt nội dung các tác phẩm, sản phẩm tại Khoản 1, 2 Phần B nêu trên và ủy quyền cho các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp tỉnh thực hiện việc phê duyệt nội dung các sản phẩm nghe - nhìn không phải tác phẩm điện ảnh do các tổ chức, cá nhân trên địa bàn nhập khẩu.
VII. DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP VÀ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA BỘ Y TẾ
A. |
Hàng hóa xuất khẩu |
Hình thức quản lý |
1. |
Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ (bao gồm nguyên liệu, thuốc thành phẩm đơn chất và ở dạng phối hợp). |
Giấy phép xuất khẩu. |
B. |
Hàng hóa nhập khẩu |
Hình thức quản lý |
1. |
Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ (bao gồm cả thuốc thành phẩm ở dạng đơn chất và phối hợp). |
Giấy phép nhập khẩu quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép. |
2. |
Thuốc thành phẩm phòng và chữa bệnh cho người, đã có số đăng ký. |
Được nhập khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng nhập khẩu. |
3. |
Thuốc thành phẩm phòng và chữa bệnh cho người, chưa có số đăng ký. |
Giấy phép nhập khẩu. |
4. |
Nguyên liệu sản xuất thuốc, dược liệu, tá dược, vỏ nang thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc, loại mới sử dụng ở Việt Nam. |
Giấy phép nhập khẩu và công bố. |
5. |
Mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. |
Công bố sản phẩm. |
6. |
Vắc xin, sinh phẩm y tế chưa có số đăng ký. |
Giấy phép nhập khẩu. |
7. |
Thiết bị y tế có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, ngoài danh mục được nhập khẩu theo nhu cầu. |
Giấy phép nhập khẩu. |
Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. |
Đăng ký lưu hành. |
|
Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành tại Việt Nam. |
Giấy phép nhập khẩu. |
|
10. |
Mỹ phẩm chưa được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố, nhập khẩu dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm. |
Giấy phép nhập khẩu. |
Nguyên tắc quản lý:
1. Hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của giấy phép nhập khẩu được nhập khẩu theo số lượng được duyệt trong đơn hàng nhập khẩu.
2. Hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của biện pháp đăng ký lưu hành khi đã có số đăng ký hoặc hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của biện pháp công bố sản phẩm khi đã có số tiếp nhận Phiếu công bố, được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu, trừ hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt theo quy định của Luật Dược.
3. Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện và cụ thể danh mục hàng hóa nêu trên theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
VIII. DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP VÀ THUỘC DIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
A. |
Hàng hóa xuất khẩu |
Hình thức quản lý |
|
Không có. |
|
B. |
Hàng hóa nhập khẩu |
Hình thức quản lý |
1. |
Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại. |
Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu. |
2. |
Cửa kho tiền (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định). |
Giấy phép nhập khẩu. |
3. |
Giấy in tiền. |
Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu. |
4. |
Mực in tiền. |
Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu. |
5. |
Máy ép phôi chống giả và phôi chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý. |
Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu. |
6. |
Máy in tiền (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố). |
Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu. |
7. |
Máy đúc, dập tiền kim loại (theo tiêu chuẩn kỹ thuật do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố). |
Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu. |
Nguyên tắc quản lý:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu các loại hàng hóa quy định tại danh mục này; quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu; điều kiện nhập khẩu và chịu trách nhiệm quản lý sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư đúng mục đích./.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Hanoi, November 20, 2013 |
DECREE
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE COMMERCIAL LAW REGARDING INTERNATIONAL GOODS SALE AND PURCHASE AND GOODS SALE, PURCHASE, PROCESSING AND TRANSIT AGENCY ACTIVITIES WITH FOREIGN COUNTRIES
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 14, 2005 Commercial Law;
At the proposal of the Minister of Industry and Trade;
The Government promulgates the Decree to detail the implementation of the Commercial Law regarding international goods sale and purchase and goods sale, purchase, processing and transit agency activities with foreign countries.
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree details the implementation of the Commercial Law regarding international goods purchase and sale, including import and export, temporary import for re-export, temporary export for re-import, border-gate transfer; import and export entrustment and entrustment undertaking; and goods purchase, sale, processing and transit agency.
2. Goods being moveable assets and goods serving the needs of individuals with diplomatic status, and personal baggage prescribed by law comply with separate regulations of the Government and Prime Minister.
Article 2. Subjects of application
Vietnamese traders, and other organizations and individuals engaged in trade-related activities prescribed in the Commercial Law.
IMPORT AND EXPORT OF GOODS
Article 3. The right to conduct import and export business
1. For Vietnamese traders having no foreign direct investment capital (below referred to as traders):
Traders may import and export goods regardless of their registered business lines, except goods on the List of goods banned from export or suspended from export and goods on the List of goods banned from import or suspended from import provided in this Decree and other legal documents.
Traders’ branches may import and export goods as authorized by traders.
2. For traders with foreign investment capital, foreign companies and branches of foreign companies in Vietnam:
Traders, companies and branches, when carrying out commercial activities falling within the scope of regulation of this Decree shall, apart from complying with this Decree, implement other relevant laws, commitments of the Socialist Republic of Vietnam in treaties which it has signed or acceded to, and the roadmap announced by the Ministry of Industry and Trade.
3. When importing or exporting goods subject to conditional import or export, traders shall, apart from complying with this Decree, implement regulations on conditions for import or export of such goods.
Article 4. Import and export procedures
1. Traders that wish to import or export goods subject to import or export permits shall obtain permits of related ministries or sectors.
2. Imports and exports must comply with relevant regulations on quarantine, food safety, and quality standards and regulations, and must be inspected by competent agencies before customs clearance.
3. Goods outside the List of goods banned from export or suspended from export, the List of goods banned from import or suspended from import, and goods other than those specified in Clauses 1 and 2 of this Article, are only required to go through import or export procedures at border-gate customs branches.
Article 5. Goods banned from import, banned from export
1. Goods banned from import and those banned from export are specified in current legal documents and the Lists of goods banned from import and export provided in Appendix I to this Decree.
2. The Prime Minister may decide to permit the import or export of goods on the List of goods banned from import or export provided in Appendix I to this Decree, except the cases specified in Clause 3 of this Article.
3. Goods on the List of goods banned from import may be considered for import permission on a case-by-case basis pursuant to the following principles and provisions:
a/ Import of goods for scientific research: Ministries and ministerial-level agencies shall consider permitting the import according to their assigned responsibilities and Appendix I to this Decree;
b/ Import of humanitarian aid goods: The Ministry of Industry and Trade shall consider permitting the import based on requests of competent agencies in accordance with law;
c/ Goods specified at Points a and b of this Clause are those not likely to cause environmental pollution, spread epidemics and diseases, impact human health, traffic safety, security, national defense and social order and badly affect morality and fine traditions and custom of Vietnam;
d/ Based on the responsibility assignment in Appendix I to this Decree and relevant laws, ministries and ministerial-level agencies shall promulgate regulations on and specific lists of goods with HS codes in the Import and Export Tariffs.
Article 6. Goods imported and exported under permits of, and subject to specialized management by, ministries and ministerial-level agencies
1. Promulgated together with this Decree in Appendix II is a list of goods imported and exported under permits of, and subject to specialized management by, ministries and ministerial-level agencies.
2. Line ministries and ministerial-level agencies shall publicize criteria and conditions for the grant of import or export permits. Procedures for the grant of import permits comply with the Regulation on procedures for the grant of import permits promulgated by the Prime Minister.
Article 7. Imports and exports subject to quarantine, inspection of food safety, inspection of quality and border-gate regulations
1. Imports and exports subject to animal, plant or aquatic product quarantine must be quarantined before customs clearance in accordance with law.
The Ministry of Agriculture and Rural Development shall publicize a list of goods subject to quarantine before customs clearance and prescribe quarantine procedures and dossiers and specific standards for goods on this list.
2. Imports and exports which must ensure food safety; those subject to medical quarantine and those which must ensure quality and satisfy technical regulations comply with the Law on Product and Goods Quality, the Law on Standards and Technical Regulations, the Law on Food Safety, the Law on Prevention and Control of Infectious Diseases, and documents guiding the implementation of these Laws.
Pursuant to the laws on product and goods quality, technical regulations and food safety and other relevant laws, ministries and ministerial-level agencies shall, according to their management functions, publicize the List of imports and exports subject to inspection of conformity with quality standards, technical regulations and food safety requirements before customs clearance, and specifically guide the inspection and certification of quality of imports and exports.
3. In order to satisfy requirements of the management and inspection of quality of imports and exports, combat illegal transportation, protect the reputation of Vietnamese exports, and combat trade fraud, the Government assigns the Ministry of Industry and Trade to designate border gates of importation or exportation for a number of goods in each period.
Article 8. Announcement of lists of goods with HS codes and modification of the lists of goods in Appendices I and II
1. Line ministries and ministerial-level agencies shall reach agreement with the Ministry of Industry and Trade on the lists of goods in Appendices I and II to this Decree, and with the Ministry of Finance on their HS codes for announcing the HS codes of the goods according to the HS codes in the Import and Export Tariffs.
2. Modification of the lists of goods in Appendices I and II to this Decree shall be decided by the Government at the request of the Ministry of Industry and Trade after consulting line ministries and ministerial-level agencies.
Article 9. Imports and exports subject to separate regulations
1. Import of automobiles:
a/ To be imported, used automobiles of all kinds must ensure the condition that they have been used for not more than 5 (five) years, counting from the year of manufacture to the year of importation;
b/ Based on management requirements in each period, the Government assigns the Ministry of Industry and Trade to regulate the import of passenger cars of all types with 9 (nine) seats or less.
2. Re-export of major supplies which have been imported with foreign currencies guaranteed by the State: Goods imported with foreign currencies guaranteed by the State to meet domestic demands may only be re-exported when they are paid for in freely convertible foreign currencies or under permits of the Ministry of Industry and Trade. The Ministry of Industry and Trade shall announce the list of goods which can be re-exported under permits for each period, and organize the implementation.
3. Import of cigarettes and cigars: Pursuant to current laws on production, trading and use of cigarettes and based on relevant international commitments, the Ministry of Industry and Trade shall specify the import of these goods.
4. Import and export of goods to serve security and national defense: The import and export of goods to serve security and national defense must comply with decisions of the Prime Minister. Based on decisions of the Prime Minister, the Ministers of Public Security and National Defense shall prescribe the grant of permits.
5. The Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense shall consider and permit the temporary import for re-export of weapons, military and security equipment for repair for security and national defense purposes.
6. Regarding import of unarmed aircraft not for use in civil aviation, armored automobiles not fitted with military weapons; paintball guns, paintballs and other goods which directly affect security and national defense:
a/ The import of these goods must comply with permits of the Ministry of Industry and Trade at the request of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense;
b/ The Ministry of Industry and Trade shall discuss with the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense before announcing the list and issuing specific regulations on the grant of permits for import of these goods.
7. Import of timber of all types from countries bordering on Vietnam: The Ministry of Industry and Trade shall specifically guide the import of timber and border gates of importation in accordance with the laws of Vietnam and these countries, relevant agreements between Vietnam and these countries and written directions of the Prime Minister.
8. Import of goods under tariff quotas: For goods on the list of goods subject to import management under tariff quotas, the line ministries shall decide on such quotas, and the Ministry of Industry and Trade shall specifically announce and prescribe the method of import management for each goods item after consulting the Ministry of Finance and related line ministries.
The import duty rates of goods items imported within tariff quotas and of those imported without quotas shall be decided and announced by the Ministry of Finance in coordination with line ministries and ministerial-level agencies and the Ministry of Industry and Trade in accordance with law.
9. For goods exported under tariff quotas set by foreign countries, the Ministry of Industry and Trade shall reach agreement with related line ministries and commodity associations to determine the method of quota allocation in a public, transparent and reasonable manner.
10. The import of used machinery, equipment and technological lines must comply with this Decree, relevant legal documents, and regulations promulgated by the Ministry of Industry and Trade in accordance with this Decree.
The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, promulgating specific regulations on import of used machinery, equipment and technological lines.
Article 10. Suspension of import or export of goods
1. In case of necessity, the Prime Minister shall decide to suspend the import from or export to particular markets or import or export of some particular goods items in order to protect security and national interests in accordance with the laws of Vietnam and treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
These decisions of the Prime Minister must be publicly announced.
2. When the Prime Minister makes a decision on the suspension of the import or export of goods specified in Clause 1 of this Article, the Ministry of Industry and Trade shall notify such decision to concerned international economic organizations and countries according to the agreed procedures.
TEMPORARY IMPORT FOR RE-EXPORT, TEMPORARY EXPORT FOR RE-IMPORT, BORDER-GATE TRANSFER OF GOODS
Article 11. Temporary import for re-export of goods
Enterprises established in accordance with the Law on Enterprises may conduct temporary import for re-export of goods according to the following provisions:
1. For temporary import for re-export of goods on the list of goods banned from import and export provided in Appendix I to this Decree, of goods banned or suspended from import and goods banned or suspended from export as prescribed by law; and goods imported or exported under permits, enterprises shall obtain permits of the Ministry of Industry and Trade.
2. For goods other than those specified in Clause 1 of this Article, enterprises are only required to carry out procedures for temporary import for re-export at border-gate customs branches.
3. Temporary import for re-export of the following goods is a conditional business:
a/ Goods banned or suspended from import, goods banned or suspended from export as specified in Clause 1 of this Article.
b/ Goods which are likely to spread pathogens or cause environmental pollution.
c/ Goods subject to excise tax on a list announced by the Ministry of Industry and Trade.
The Government assigns the Ministry of Industry and Trade to specify conditions for enterprises to conduct temporary import for re-export under Clause 3 of this Article, and conditions for temporary import for re-export of these goods items.
4. Goods temporarily imported for re-export may be stored in Vietnam for no more than 60 (sixty) days, counting from the date of completion of customs procedures for temporary import. In case of necessity to extend this time limit, enterprises shall send written requests to customs branches that have carried out customs procedures for temporary import. Each extension must not exceed 30 (thirty) days and no more than 2 (two) extensions may be permitted for each shipment of goods temporarily imported for re-export.
Past that time limit, enterprises shall re-export goods out of Vietnam or destroy them. If importing these goods into Vietnam, they shall comply with regulations on import and duties.
5. Goods temporarily imported into Vietnam for re-export must go through customs procedures and be subject to customs supervision till they are actually exported out of Vietnam.
6. The payment for goods temporarily imported for re-export must comply with regulations on foreign exchange management and the guidance of the State Bank of Vietnam.
7. Temporary import for re-export must be carried out on the basis of two separate contracts: export contract and import contract, signed between Vietnamese traders and foreign traders. The export contract may be signed before or after the import contract.
8. Border gates for temporary import for re-export
a/ Goods eligible for temporary import for re-export may be temporarily imported for re-export through international or main border gates as prescribed by law.
The temporary import for re-export through other border gates and places must comply with regulations of the Prime Minister;
b/ For temporary import for re-export of timber with bordering countries, based on this Decree and written directions of the Prime Minister, the Ministry of Industry and Trade shall specifically guide border gates for this activity.
9. If being put for domestic consumption, goods temporarily imported for re-export are subject to the current mechanism of management of imports and exports.
Article 12. Other forms of temporary import for re-export
1. Equipment, machinery, construction vehicles, molds, samples and models outside the lists of goods banned or suspended from import, goods banned or suspended from export may be temporarily imported for re-export under lease or borrowing contracts signed between Vietnamese traders and foreign parties for production, construction or implementation of investment projects.
Procedures for temporary import for re-export shall be carried out at border-gate customs branches.
2. The temporary import for re-export of imports or exports subject to permit-based management must comply with permits of the Ministry of Industry and Trade after obtaining consent of line ministries and ministerial-level agencies.
3. The time limit of temporary import for re-export may be agreed upon between traders and their partners and must be registered with border-gate customs branches.
4. Traders may temporarily import goods which they have exported for re-processing or warranty at the request of foreign traders, and shall re-export them back to foreign traders. The procedures for temporary import for re-export shall be carried out at border-gate customs branches.
5. The Ministry of Finance guides procedures for temporary import for re-export in the following cases:
a/ Temporary import for re-export of parts and spare parts without contracts to serve replacement and repair of foreign seagoing ships and aircraft; parts and spare parts temporarily imported for repair of seagoing ships and aircraft under contracts signed between foreign ship owners and repairers in Vietnam.
b/ Temporary import for re-export of vehicles containing imports or exports by turnaround;
c/ Temporary import for re-export of instruments for performances, equipment for training and competition of art troupes and sports competition and performance teams;
d/ Temporary import for re-export of machinery, equipment and instruments of foreign organizations for medical examination and treatment in Vietnam for humanitarian purposes.
Article 13. Temporary export for re-import of goods
1. Traders may temporarily export for re-import all kinds of machinery, equipment and means of transport for repair, warranty, production, construction or lease under repair, warranty, production, construction or lease contracts with foreign countries. The procedures for temporary export for re-import are prescribed as follows:
a/ Permits of the Ministry of Industry and Trade are required for goods banned or suspended from import, goods banned or suspended from export, or goods imported or exported under permits;
b/ For goods other than those specified at Point a, Clause 1 of this Article, traders are only required to carry out procedures for temporary import for re-export at border-gate customs branches.
2. The time limit of temporary export for re-import may be agreed upon between traders and their partners, and must be registered with border-gate customs branches.
3. Goods temporarily exported as specified in this Article may be sold, donated or returned to foreign customers, or contributed as capital to investment joint ventures in foreign countries as agreed upon in contracts between traders and foreign parties, excluding goods temporarily exported for re-import stated at Point a, Clause 1 of this Article for which permits of the Ministry of Industry and Trade must be obtained before implementing agreements with foreign parties. The procedures for liquidation of such shipments of temporarily exported goods must be carried out at border-gate customs branches that have carried out temporary export procedures.
4. The payment for machinery, construction equipment or means of transport sold or contributed as capital to investment joint ventures in foreign countries must comply with regulations on foreign exchange management and the guidance of the State Bank of Vietnam or current regulations on offshore investment by Vietnamese traders.
5. Used consumer goods, parts and spare parts on the list of goods banned or suspended from import may only be temporarily exported for repair or warranty on the condition that the warranty duration of such goods has not yet expired under import contracts. The procedures for temporary export for re-import must be carried out at border-gate customs branches.
6. To be sold abroad, goods temporarily exported for re-import must comply with the current mechanism of import and export management.
Article 14. Border-gate transfer of goods
Traders may conduct the business of border-gate transfer of goods under the following provisions:
1. Except the goods specified in Clause 2 of this Article, all kinds of goods may be dealt in by the mode of border-gate transfer; the procedures for transfer through Vietnamese border gates must be carried out at border-gate customs branches.
2. For goods on the lists of goods banned or suspended from import, goods on the list of goods banned or suspended from export, and goods exported and imported under permits, traders may transport them through Vietnamese border gates after obtaining permits of the Ministry of Industry and Trade.
For transport not through Vietnamese border gates, such permits are not required.
3. Goods transported through Vietnamese border gates are subject to customs supervision until they are actually exported out of Vietnam.
4. The payment for goods in border-gate transfer must comply with regulations on foreign exchange management and the guidance of the State Bank of Vietnam.
5. Border-gate transfer must be carried out on the basis of two separate contracts: purchase contract signed between Vietnamese traders and exporting countries’ traders, and sale contract signed between Vietnamese traders and importing countries’ traders. The purchase contract may be signed before or after the sale contract.
Article 15. Combat of illegal transshipment of goods
In order to prevent illegal transshipment of goods, combat trade fraud and protect the reputation of Vietnamese exports, in case of necessity, the Minister of Industry and Trade shall report to the Prime Minister before announcing a list of goods banned or suspended from in the forms of temporary import for re-export and border-gate transfer; designate border gates for temporary import for re-export, and prescribe conditions on a number of goods items or promulgate a list of goods that may be dealt in by these modes and under permits of the Ministry of Industry and Trade.
ENTRUSTMENT OF IMPORT AND EXPORT AND UNDERTAKING OF ENTRUSTED IMPORT AND EXPORT OF GOODS
Article 16. Entrustment of import and export and undertaking of entrusted import and export of goods
Traders may entrust other traders to import or export all kinds of goods, or undertake import and export of all kinds of goods entrusted by other traders, except those on the list of goods banned or suspended from import and on the list of goods banned or suspended from export.
Article 17. Entrustment of import and export and undertaking of entrusted import and export of goods under permits
For goods imported or exported under permits, the entruster or the entrustee shall obtain import or export permits before signing entrustment or entrustment undertaking contracts.
Article 18. Entrustment of import and export of goods of organizations and individuals other than traders
Vietnamese organizations and individuals other than traders may, on the basis of contracts signed in accordance with law, entrust the import or export of goods to meet their needs, except those on the list of goods banned or suspended from import and on the list of goods banned or suspended from export.
Article 19. Interests and obligations of the import or export entruster and entrustee
The interests and obligations of the import or export entruster and entrustee may be agreed upon by the involved parties in entrustment or entrustment undertaking contracts.
GOODS SALE AND PURCHASE AGENCY FOR FOREIGN COUNTRIES
Section 1. GOODS SALE AND PURCHASE AGENCY FOR FOREIGN TRADERS
Article 20. Traders acting as goods sale or purchase agents for foreign traders
1. Traders may act as agents of sale or purchase of all kinds of goods for foreign traders, except those on the list of goods banned or suspended from import and on the list of goods banned or suspended from export. For goods on the list of goods exported and imported under permits, traders may sign agency contracts only after obtaining permits of a competent agency.
2. Where it is specifically provided by law that agents may only enter into agency contracts with one principal for a certain kind of goods or service, traders shall observe such provision.
3. Traders may pay the turnover from the agency sale of goods in Vietnam dong to foreign traders present in Vietnam; or may remit abroad foreign-currency amounts as payments to foreign traders under regulations on foreign exchange management and the guidance of the State Bank of Vietnam, or make payment in goods not on the list of goods banned or suspended from export; in case of paying in goods on the list of goods exported under permits, they shall obtain permits of a competent agency.
4. If acting as purchase agents, traders shall request foreign traders to transfer money in a freely convertible foreign currency via bank so that they can purchase goods under agency contracts.
1. Goods under purchase or sale agency contracts are liable to taxes and other financial obligations as prescribed by Vietnamese law.
2. Vietnamese traders shall register, declare and pay taxes and other financial obligations related to goods under sale or purchase agency contracts and to their business activities as prescribed by law.
Article 22. Import and export procedures
Goods under sale or purchase agency contracts with foreign traders, when imported or exported, must go through the procedures applicable to imports or exports as prescribed in Article 4 of this Decree.
Goods under agency contracts for sale in Vietnam for foreign traders may be re-exported if they are unsaleable in Vietnam. The tax refund complies with regulations of the Ministry of Finance.
Section 2. HIRE OF FOREIGN TRADERS AS AGENTS FOR OVERSEAS SALE OF GOODS
Article 24. Hire of foreign traders as agents for overseas sale of goods
1. Traders may hire foreign traders to act as agents for overseas sale of all kinds of goods, except those on the list of goods banned or suspended from export. For goods on the list of goods exported under permits as prescribed in this Decree, traders may sign contracts to hire agents for overseas sale only after obtaining permits of the Ministry of Industry and Trade.
2. Traders that hire agents for overseas goods sale shall sign agency contracts with foreign traders and shall remit to Vietnam amounts of money earned from sale contracts according to regulations on foreign exchange management and the guidance of the State Bank of Vietnam.
3. In case of receiving payments for the sale in goods, traders shall observe the current law on import of goods.
1. Goods under agency contracts for overseas sale of goods are liable to taxes and other financial obligations prescribed by Vietnamese law.
2. Traders shall register, declare and pay taxes and other financial obligations related to the hire of foreign traders to act as agents for overseas sale of goods under the guidance of the Ministry of Finance.
Article 26. Receipt of returned goods
1. Goods exported under agency contracts for overseas sale may be re-imported into Vietnam if they are unsaleable overseas.
2. Goods re-imported into Vietnam mentioned in Clause 1 of this Article are not liable to import duty and are eligible for refund of export duty (if any) under the guidance of the Ministry of Finance.
Article 27. Import and export procedures
Goods under agency contracts for overseas sale, when exported from or re-imported into Vietnam under Article 26 of this Decree, must go through the procedures applicable to imports or exports as prescribed in Article 4 of this Decree.
GOODS PROCESSING INVOLVING FOREIGN ELEMENTS
Section 1. PROCESSING OF GOODS FOR FOREIGN TRADERS
Article 28. Traders undertaking processing of goods for foreign traders
Except the cases specified in Article 36 of this Decree, Vietnamese traders, including those with foreign investment in Vietnam, may undertake processing of goods for foreign traders, except goods on the list of goods banned or suspended from import and goods on the list of goods banned or suspended from export. For goods to be imported or exported under permits, traders may sign contracts only after obtaining permits of the Ministry of Industry and Trade.
Article 29. Processing contracts
A processing contract must be made in writing or in another form of equivalent legal validity in accordance with the Commercial Law and must include at least the following clauses and terms:
1. Names and addresses of the contracting parties and the direct processor.
2. Names and quantities of products to be processed.
3. Processing price.
4. Payment time limit and mode.
5. List, quantities and values of imported raw materials, auxiliary materials and supplies and home-made raw materials, auxiliary materials and supplies (if any) for processing; use norms of raw materials, auxiliary materials and supplies; norms of supplies consumption and wastage rates of raw materials in processing.
6. List and value of machinery and equipment (if any) hired, borrowed or donated for processing.
7. Measures to treat waste materials, scraps and faulty products and principles of disposal of hired or borrowed machinery and equipment and unused raw materials, auxiliary materials and supplies after the termination of the processing contract.
8. Place and time of goods delivery.
9. Trademarks and appellations of origin of goods.
10. Validity duration of the contract.
Article 30. Use and consumption norms and wastage rates of raw materials, auxiliary materials and supplies
1. Use and consumption norms and wastage rates of raw materials, auxiliary materials and supplies may be agreed upon by the parties in processing contracts, taking into account norms and wastage rates established in relevant production and processing sectors of Vietnam at the time of signing such contracts.
2. At-law representatives of traders directly undertaking the processing shall take responsibility before law for using imported raw materials, auxiliary materials and supplies for proper processing purposes and the accuracy of use and consumption norms and wastage rates of raw and auxiliary materials for processing.
Article 31. Lease, borrowing and importation of machinery and equipment of principals for the performance of processing contracts
Processors may rent or borrow machinery and equipment of principals for the performance of processing contracts. The lease, borrowing or donation of machinery and equipment must be agreed upon in processing contracts.
Article 32. Rights and obligations of principals and processors
1. Principals:
a/ To deliver all or part of raw materials and supplies for the processing as agreed upon in processing contracts;
b/ To receive back all processed products; machinery and equipment rent or borrowed by processors; raw materials, auxiliary materials, supplies and scraps after the liquidation of processing contracts, except when they are permitted to be exported on the spot, destroyed or donated under this Decree;
c/ To send experts to Vietnam to provide technical guidance on production and inspect the quality of processed products as agreed upon in processing contracts;
d/ To take responsibility for the right to use trademarks and appellations of origin of goods;
dd/ To strictly observe relevant Vietnamese laws on processing activities and terms and clauses of signed processing contracts;
e/ To export on the spot processed products; leased or lent machinery and equipment; unused raw materials, auxiliary materials and supplies; faulty products and scraps under written agreements of involved parties in accordance with current regulations on goods import and export management, and perform tax and other financial obligations as prescribed by law.
2. Processors:
a/ To enjoy exemption from import duty on machinery, equipment, raw materials, auxiliary materials and supplies temporarily imported within prescribed norms and wastage rates for the performance of processing contracts; to enjoy exemption from export duty on processed products;
b/ To hire other traders to conduct processing;
c/ To be supplied with part or the whole of raw materials, auxiliary materials and supplies for processing as agreed upon in processing contracts; and to pay export duty in accordance with the Law on Import Duty and Export Duty for quantities of domestically purchased raw materials, auxiliary materials and supplies;
d/ To receive remunerations from principals in the form of processed products, except products on the list of goods banned or suspended from import. Products on the list of imports subject to permits or goods subject to specialized management permits must comply with regulations on grant of permits and specialized management;
dd/ To observe the Vietnamese law on processing activities, export, import and domestic manufacture of goods, and terms and clauses of signed processing contracts;
e/ To carry out procedures for on-the-spot export of processed goods; leased or borrowed machinery and equipment; unused raw materials, auxiliary materials and supplies; faulty products and scraps as authorized by principals.
3. Conditions for the on-the-spot export of processed products; leased and borrowed machinery and equipment; unused raw materials, auxiliary materials and supplies; and faulty products and scraps specified at Point e, Clause 1 and Point e, Clause 2 of this Article are prescribed as follows:
a/ Strictly complying with regulations on import and export management, taxes and other financial obligations prescribed by law;
b/ Having sale and purchase contracts signed between foreign traders or their lawful authorized persons and importing traders.
Article 33. Intermediary processing
Traders may undertake intermediary processing, whereby:
1. Processed products under a processing contract are used as raw materials for another processing contract in Vietnam.
2. Processed products under the first-stage processing contract are delivered under the principal’s designation to traders under the next-stage processing contract.
Article 34. Liquidation and settlement of processing contracts
1. Upon the termination of a processing contract or when a processing contract ceases to be effective, the contracting parties shall liquidate the processing contract and carry out the procedures for settling the contract with customs offices.
The Ministry of Finance shall guide procedures for settlement of processing contracts by processors with customs offices.
2. The bases for liquidation of a processing contract are the quantity of imported raw materials, auxiliary materials and supplies and the quantity of exported products according to the use norms of raw materials, auxiliary materials and supplies, consumption norms of supplies, and wastage rates as agreed in the processing contract.
The bases for settlement of a processing contract are the quantity of imported raw materials, auxiliary materials and supplies, the quantity of re-exported raw materials, auxiliary materials and supplies, and the quantity of exported products according to the use norms of raw materials, auxiliary materials and supplies, consumption norms of supplies, and wastage rates conformable with the practical performance of the contract.
3. Machinery and equipment leased or borrowed under the contract; unused raw materials, auxiliary materials and supplies, faulty products and scraps must be disposed of as agreed upon in the processing contract and in accordance with Vietnamese law.
4. The destruction of waste materials, faulty products and scraps (if any) may be effected only after obtaining written approval of provincial-level Natural Resources and Environment Departments, and is subject to customs supervision. If destruction is not permitted in Vietnam, they must be re-exported as designated by principals.
5. The donation of machinery, equipment, raw materials, auxiliary materials, supplies, scraps and faulty products is provided for as follows:
a/ The principal shall make a written document on the donation;
b/ The donation recipient shall carry out import procedures according to current import regulations; pay import duty and other taxes (if any), and make property registration according to current regulations;
c/ Scraps and faulty products within the use norms and wastage rates and on the list of scraps permitted for import are not required to go through customs procedures, are exempted from import duty but liable to value-added tax and enterprise income tax.
Article 35. Customs procedures
The Ministry of Finance shall guide customs procedures and financial obligations for processed goods for export, and supervise the import and export related to processing contracts.
Article 36. Other forms of processing
1. The processing, reprocessing or repair of machinery and equipment for foreigners on the list of goods banned from import or export may be conducted only if the following conditions are satisfied:
a/ It has a plan and measures to treat waste materials and scraps of the processing and prevent environmental pollution approved by the provincial-level Natural Resources and Environment Department;
b/ All products and goods are re-exported overseas and may not be sold in Vietnam;
c/ Permission of a line ministry according to the responsibility assignment specified in Appendix I to this Decree is obtained.
2. Based on the responsibility assignment specified in Appendix I to this Decree, line ministries and ministerial-level agencies shall specifically guide these forms of processing.
Section 2. ORDERING OF OVERSEAS PROCESSING OF GOODS
Article 37. General provisions
1. Traders may order overseas processing of goods which are permitted to be circulated in the Vietnamese market for business purposes as prescribed by law.
2. The exportation of machinery, equipment, raw materials, auxiliary materials and supplies for processing and the importation of processed products must comply with regulations on import and export management.
3. Contracts on overseas processing of goods and customs procedures applicable to the import and export of processed goods must comply with Articles 29 and 35 of this Decree.
Article 38. Rights and obligations of traders ordering overseas processing of goods
1. To temporarily export machinery, equipment, raw materials, auxiliary materials and supplies, to transfer through border gates machinery, equipment, raw materials, auxiliary materials and supplies from a third country to the processor for the performance of the processing contract.
2. To re-import processed products. Upon the termination of a processing contract, to re-import machinery, equipment and unused raw materials, auxiliary materials and supplies.
3. To sell processed products and machinery, equipment, raw materials, auxiliary materials and supplies already exported for the performance of the processing contract on the market of the country where the processing is conducted or on another market, and pay taxes according to current regulations.
4. To be exempted from import duty and export duty on machinery, equipment, raw materials, auxiliary materials and supplies which are temporarily exported and re-imported; if not re-importing them, to pay export duty in accordance with the Law on Import Duty and Export Duty.
5. To send experts and technical workers to test and inspect processed products before acceptance.
6. To take responsibility for the right to use trademarks and appellations of origin of goods.
7. The Ministry of Finance shall guide the performance of tax obligations for processed goods imported for domestic consumption.
TRANSIT OF GOODS THROUGH VIETNAMESE TERRITORY
Article 39. Traders providing the service of transporting goods in transit
Traders that have business registration certificates of forwarding and transportation business lines may provide the service of transporting goods of foreign owners on transit through the Vietnamese territory.
Article 40. Transit of goods through the Vietnamese territory
1. All kinds of goods owned by foreign organizations or individuals, except weapons, ammunitions, explosives, highly dangerous goods and goods on the lists of goods banned from trading or export, suspended from export, banned or suspended from import, may be transited through the Vietnamese territory.
Transit procedures must be carried out at border-gate customs branches.
2. Weapons, ammunitions, explosives and highly dangerous goods may be transited through the Vietnamese territory only after it is so permitted by the Prime Minister.
The transportation of goods on the list of highly dangerous goods through the Vietnamese territory must comply with the Vietnamese law on transportation of dangerous goods and relevant treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
3. Goods on the lists of goods banned from trading or export, suspended from export, banned or suspended from import, and goods imported and exported under permits may be transited through the Vietnamese territory after it is so permitted by the Ministry of Industry and Trade; where treaties to which Vietnam is a contracting party provide otherwise, such treaties prevail.
4. Goods transited through the Vietnamese territory are subject to supervision by Vietnamese customs throughout their movement in the Vietnamese territory, be taken in and out of Vietnam via prescribed border gates and along prescribed routes; the quantity of goods taken out of Vietnam must be exactly the same as the quantity of goods taken in and in the original packages and containers.
5. Owners of transited goods shall pay customs fees and other charges applicable to transited goods under current regulations of Vietnam.
6. Transited goods may not be sold in the Vietnamese territory. In case of necessity for such goods to be sold in Vietnam, permission of the Ministry of Industry and Trade is required.
7. The Ministry of Industry and Trade shall guide procedures for transiting goods through the Vietnamese territory to implement transit agreements which contain provisions different from those of this Article.
8. The Ministry of Finance shall guide procedures for storage of transited goods in warehouses and storage yards, procedures for change of means of transport of transited goods, and for extension of time limits related to transited goods.
9. The Ministry of Transport shall guide transit routes.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION AND IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 41. Implementation provisions
1. The Ministry of Finance shall direct the customs service to provide on a periodical or unexpected basis the Ministry of Industry and Trade and related ministries and sectors involved in the management of import and export activities with data on enterprises conducting import and export business and other business lines prescribed in this Decree, on import and export values according to the lists of goods and markets, and the Ministry of Industry and Trade with relevant data on goods import and export.
2. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors and provincial-level People’s Committees in, supervising the implementation of this Decree; shall detect and notify concerned ministries and sectors of improper regulations (if any) in the latter’s legal documents guiding the implementation of this Decree for revision of these regulations.
Article 42. Implementation provisions
1. This Decree takes effect on February 20, 2014, and replaces the Government’s Decree No 12/2006/ND-CP of January 23, 2006, detailing the implementation of the Commercial Law regarding export, import, processing and goods purchase and sale agency activities with foreign countries.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government- attached agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall guide and implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
APPENDIX I
LIST OF GOODS BANNED FROM IMPORT OR EXPORT
(To the Government’s Decree No. 187/2013/ND-CP of November 20, 2013)
This list applies to the import and export of goods for commercial and non-commercial purposes, the import and export of goods in border areas; and aid goods of governments or non-governmental organizations.
I. GOODS BANNED FROM EXPORT
Number |
Description of goods |
1 |
Weapons, ammunitions, explosives (excluding industrial explosives), military technical equipment. (The Ministry of National Defense shall publish a list of goods with HS codes in the Import and Export Tariffs) |
2 |
a/ Relics, antiques, national treasures under ownership by the State, ownership of political or socio-political organizations; b/ Assorted cultural publications banned or decided to be suspended from dissemination and circulation in Vietnam. (The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall guide the implementation, publish a list of goods specified at Points a and b above with HS codes in the Import and Export Tariffs) |
3 |
a/ Assorted publications banned from dissemination and circulation in Vietnam; b/ Postage stamps banned from trading, exchange, display and dissemination in accordance with the Law on Post. (The Ministry of Information and Communications shall guide the implementation, publish a list of goods at Points a and b above with HS codes in the Import and Export Tariffs) |
4 |
Logs, sawn timber from domestic natural forests. (The Ministry of Agriculture and Rural Development shall guide the implementation, publish a list of goods with HS codes in the Import and Export Tariffs) |
5 |
a/ Precious and rare wild animals and plants and precious and rare domestic animals and plants of IA-IB groups as specified in the Government’s Decree No. 32/2006/ND-CP of March 30, 2006, on management of endangered, precious and rare forest plants and animals and precious and rare wild animals and plants in the “Red Book” already committed by Vietnam with international organizations; b/ Precious and rare aquatic species; c/ Livestock breeds and plant varieties on the list of precious and rare livestock breeds and plant varieties banned from export promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development in conformity with the 2004 Ordinance on Livestock Breeds and the 2004 Ordinance on Plant Varieties. (The Ministry of Agriculture and Rural Development shall publish a list of goods specified at Points a, b and c above with HS codes in the Import and Export Tariffs) |
6 |
Encrypted products used for protection of state secrets. (The Ministry of National Defense shall guide the implementation) |
7 |
a/ Schedule-1 toxic chemicals defined in the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction and Annex 1 to the Government’s Decree No. 100/2005/ND-CP of August 3, 2005, on the implementation of the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction. b/ Chemicals on the list of banned chemicals prescribed in Appendix III to the Government’s Decree No. 108/2008/ND-CP of October 7, 2008, detailing and guiding a number of articles of the Law on Chemicals. (The Ministry of Industry and Trade shall publish a list of goods specified at Points a and above b with HS codes in the Import and Export Tariffs) |
II. GOODS BANNED FROM IMPORT
Number |
Description of goods |
1 |
Weapons, ammunitions, explosives (excluding industrial explosives), military technical equipment. (The Ministry of National Defense shall publish a list of goods with HS codes in the Import and Export Tariffs) |
2 |
Assorted fireworks (excluding signal fires used for navigational safety under the guidance of the Ministry of Transport), sky lanterns, assorted devices causing interference to vehicle speedometers. (The Ministry of Public Security shall guide the implementation and publish a list of goods with HS codes in the Import and Export Tariffs) |
3 |
Used consumer goods, including the following goods groups: a/ Textiles and garments, footwear, clothes; b/ Electronic appliances; c/ Refrigerating appliances; d/ Home electric appliances; dd/ Medical equipment; e/ Interior decoration goods; g/ Home appliances made of pottery, ceramic, glass, metal, plastic, rubber, and other materials. (The Ministry of Industry and Trade shall specify goods at Points a thru g above with HS codes in the Import and Export Tariffs); h/ Goods being used information technology products. (The Ministry of Information and Communications shall publish a list of goods with HS codes in the Import and Export Tariffs) |
4 |
a/ Assorted publications banned from dissemination and circulation in Vietnam; b/ Postage stamps banned from trading, exchange, display and dissemination in accordance with the Law on Post; c/ Radio equipment and radio-wave appliances which do not comply with radio frequency master plans and relevant technical regulations in accordance with the Law on Radio Frequencies. (The Ministry of Information and Communications shall guide the implementation and publish a list of goods specified at Points a, b and c above with HS codes in the Import and Export Tariffs) |
5 |
Assorted cultural publications banned from dissemination and circulation or decided to be suspended from dissemination and circulation in Vietnam. (The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall guide the implementation and publish a list of goods with HS codes in the Import and Export Tariffs) |
6 |
a/ Right-hand drive means of transport (including those in knocked-down forms and those with converted drive before being imported in Vietnam), excluding special-use right-hand drive vehicles operating within a restricted location and not joining traffic, including: crane trucks; canal diggers, street sweepers, street washers; garbage trucks; road builders; passenger cars in airports and lifting trucks in warehouses and ports; concrete-pumping vehicles; vehicles moving only within golf courses or parks; b/ Assorted automobiles and their spare parts which have their frame or engine numbers erased, modified or tampered with; c/ Assorted motorcycles, special-use motorbikes and motorbikes which have their frame or engine numbers erased, modified or tampered with; (The Ministry of Transport shall publish a list of goods specified at Points a, b and c above with HS codes in the Import and Export Tariffs) |
7 |
Used supplies and vehicles, including: a/ Engines, frames, inner tubes, tires, spare parts and motors of cars, tractors and motorbikes; b/ Chassis of cars and tractors, fitted with engines (including new chassis fitted with used engines and used chassis fitted with new engines); c/ Assorted cars which have been transformed in structure compared with their original designs or have their frame or engine numbers erased, modified or tampered with; d/ Ambulances; (The Ministry of Transport shall publish a list of goods specified at Points a thru d above with HS codes in the Import and Export Tariffs); dd/ Bicycles; e/ Motorcycles and motorbikes. (The Ministry of Industry and Trade shall publish a list of goods specified at Points dd and e above with HS codes in the Import and Export Tariffs) |
8 |
Chemicals in Annex III of the Rotterdam Convention. (The Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Industry and Trade shall, based on their assigned responsibility, publish a list of goods with HS codes in the Import and Export Tariffs) |
9 |
Pesticides banned from use in Vietnam. (The Ministry of Agriculture and Rural Development shall publish a list of goods with HS codes in the Import and Export Tariffs) |
10 |
Wastes and scraps, refrigerating equipment using C.F.C. (The Ministry of Natural Resources and Environment shall publish a list of goods with HS codes in the Import and Export Tariffs) |
11 |
Products and materials containing asbestos of the amphibole group. (The Ministry of Construction shall publish a list of goods with HS codes in the Import and Export Tariffs) |
12 |
a/ Schedule-I toxic chemicals defined in the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction and Annex 1 to the Government’s Decree No. 100/2005/ND-CP of August 3, 2005, on the implementation of the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction b/ Chemicals on the list of banned chemicals prescribed in Appendix III to the Government’s Decree No. 108/2008/ND-CP of October 7, 2008, detailing and guiding a number of articles of the Law on Chemicals. (The Ministry of Industry and Trade shall publish a list of goods specified at Points a and b above with HS codes in the Import and Export Tariffs) |
APPENDIX II
LIST OF GOODS IMPORTED AND EXPORTED UNDER PERMITS AND SUBJECT TO SPECIALIZED MANAGEMENT
(To the Government’s Decree No. 187/2013/ND-CP of November 20, 2013)
This list applies to the import and export of goods for commercial and non-commercial purposes, the import and export of goods in border areas; and aid goods of governments or non-governmental organizations.
I. LIST OF GOODS IMPORTED AND EXPORTED UNDER PERMITS AND SUBJECT TO SPECIALIZED MANAGEMENT BY THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
A |
Exports |
Mode of management |
1 |
a/ Chemicals and products containing chemicals |
a/ Complying with the Law on Chemicals and Decrees detailing the implementation |
|
b/ Schedule-2 and 3 chemicals provided in Annex 1 to the Government’s Decree No. 100/2005/ND-CP of August 3, 2005, on the implementation of the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction |
b/ Complying with the Government’s Decree No. 100/2005/ND-CP of August 3, 2005 |
|
c/ Pre-substances used in industries (according to the Law on Drug Prevention and Control and documents guiding the implementation) |
c/ Export permit |
2 |
Minerals |
Promulgation of lists of goods subject to conditional export, with prescribed conditions or standards |
3 |
Explosive pre-substances, industrial explosives |
Export permit |
4 |
Goods exported within quotas set by foreign countries. (The Ministry of Industry and Trade shall announce these goods in conformity with Vietnam’s agreements or international commitments with foreign countries) |
Export permit |
5 |
Goods subject to export control in accordance with international treaties to which Vietnam is a contracting party, to be promulgated by the Ministry of Industry and Trade for each period |
Export permit |
6 |
Goods subject to the grant of automatic export permits: The Ministry of Industry and Trade shall publish a list of goods to which the grant of automatic export permits applies for each period and organize the grant of such permits under current regulations on grant of permits. |
Automatic export permit |
B |
Imports |
Mode of management |
1 |
Line thrower |
Import permit |
2 |
Goods subject to import control in accordance with international treaties to which Vietnam is a contracting party, to be promulgated by the Ministry of Industry and Trade for each period |
Import permit |
3 |
Goods subject to the grant of automatic import permits: The Ministry of Industry and Trade shall publish a list of goods to which the grant of automatic import permits applies for each period and organize the grant of such permits under current regulations on grant of permits |
Automatic import permit |
4 |
Goods subject to tariff quotas: a/ Salt; b/ Material tobacco; c/ Poultry eggs; d/ Refined sugar, crude sugar. The Ministry of Industry and Trade shall specify these goods items with HS codes in the Import and Export Tariffs |
Import permit according to tariff quotas |
5 |
a/ Chemicals and products containing chemicals |
a/ Complying with the Law on Chemicals and Decrees detailing the implementation |
|
b/ Schedule-2 and 3 chemicals provided in Annex 1 to the Government’s Decree No. 100/2005/ND-CP of August 3, 2005, on the implementation of the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction |
b/ Complying with the Government’s Decree No. 100/2005/ND-CP of August 3, 2005 |
|
c/ Pre-substances used in industries (according to the Law on Drug Prevention and Control and documents guiding the implementation) |
c/ Import permit |
6 |
Explosive pre-substances, industrial explosives |
Import permit, clearly prescribing conditions and procedures for grant of permits |
7 |
Tobacco materials, tobacco products, cigarette rolling papers; machines and equipment exclusively used for cigarette production and spare parts |
Complying with the Government’s regulations on cigarette production and trading |
Management principles:
1. For goods exported within quotas set by foreign countries, the Ministry of Industry and Trade shall reach agreement with line ministries and related commodity associations on determining quota allocation methods to ensure publicity, transparency and rationality.
2. For goods on the lists of goods imported and exported under automatic permits, the Ministry of Industry and Trade shall publish these lists and organize the implementation in each period.
II. LIST OF GOODS IMPORTED AND EXPORTED UNDER PERMITS AND SUBJECT TO SPECIALIZED MANAGEMENT BY THE MINISTRY OF TRANSPORT
A |
Exports |
Mode of management |
|
None |
|
B |
Imports |
Mode of management |
|
Signal fires for navigational safety (The Ministry of Transport shall publish a list of goods with HS codes in the Import and Export Tariffs, and prescribe procedures for grant of permits) |
Import permit |
III. LIST OF GOODS IMPORTED AND EXPORTED UNDER PERMITS AND SUBJECT TO SPECIALIZED MANAGEMENT BY THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
A |
Exports |
Mode of management |
1 |
a/ Precious and rare, endangered, wild, terrestrial animals and plants which need to be placed under export control in accordance with the CITES which Vietnam has committed to implement |
a/ Based on the provision of the CITES, prescribing export conditions and guiding procedures |
|
b/ Precious and rare, wild, terrestrial animals and plants of groups IIA and IIB specified in the Government’s Decree No. 32/2006/ND-CP |
b/ Prescribing conditions and guiding procedures for export |
2 |
Precious and rare plant varieties and livestock breeds |
Guiding in details in accordance with the Ordinance on Plant Varieties and the Ordinance on Livestock Breeds |
3 |
Ornamental, shade and old trees from domestic natural forests |
Prescribing conditions and dossiers for export |
4 |
Firewood, charcoal or firewood originating from domestic natural forests |
Prescribing conditions and guiding procedures for export |
5 |
a/ Aquatic species subject to conditional export; b/ Aquatic species which may be normally exported |
Promulgating the list of aquatic species which may be normally exported; species and conditions for export of aquatic species subject to conditional export. (promulgating lists of goods with HS codes in the Import and Export Tariffs) |
B |
Imports |
Mode of management |
1 |
Veterinary drugs and materials for production thereof registered for first-time importation into Vietnam |
Test permit |
2 |
Biological and microbiological preparations, chemicals used in veterinary medicine registered for first-time importation into Vietnam |
Test permit |
3 |
a/ Pesticides and materials for production thereof outside the list of those permitted for use in Vietnam |
a/ Import permit, clearly prescribing conditions, volumes and procedures for grant of permits |
|
b/ Pesticides and materials for production thereof on the list of those subject to restricted use |
b/ Import permit, clearly prescribing conditions, volumes and procedures for grant of permits |
4 |
Livestock breeds outside the list of those permitted for production and trading in Vietnam; assorted insects not existing in Vietnam; sperms, embryos of livestock breeds imported for the first time into Vietnam |
Import permit or test permit, clearly prescribing conditions and procedures for grant of permits |
5 |
Plant varieties, live organisms in the field of plant protection and other articles on the list of articles subject to plant quarantine for pest risk analysis before being imported into Vietnam |
Import permit, clearly prescribing conditions and procedures for grant of permits |
6 |
Plant varieties outside the list of plant varieties permitted for production and trading in Vietnam which are imported for research, test, trial production or imported for international cooperation, as samples for display at exhibitions and gifts or implementing investment programs, projects |
Import permit or test permit, clearly prescribing conditions and procedures for grant of permits in accordance with the Ordinance on Plant Varieties and the Ordinance on Livestock Breeds |
7 |
Livestock feeds and materials for production thereof; aquatic feeds and materials for production thereof, outside the list of feeds permitted for circulation in Vietnam |
Import permit or test permit, clearly prescribing conditions and procedures for grant of permits |
8 |
Fertilizers outside the list permitted for production, trading and use in Vietnam |
Import permit, clearly prescribing conditions and procedures for grant of permits |
9 |
Gene sources of plants, domestic animals, microorganisms for research, scientific and technical exchange |
Import permit, clearly prescribing conditions and procedures for grant of permits |
10 |
Wild animals and plants which need to be placed under import control in accordance with the CITES which Vietnam has committed to implement |
Based on the provisions of the CITES, prescribing conditions and guiding procedures for import |
11 |
a/ Materials for production of biological and microbiological preparations, chemicals and substances used in aquaculture to improve environment |
a/ Regulations on the management of quality of imported materials |
|
b/ Finished products on the list of products permitted for circulation in Vietnam or on the list of products subject to conditional import |
b/ Promulgating the list of products permitted for circulation in Vietnam (the list of products which may be normally imported) and the list of products subject to conditional import |
|
c/ Finished products neither on the list of products permitted for circulation in Vietnam nor the list of products subject to conditional import |
c/ Import permit, clearly prescribing conditions, volumes and procedures for grant of permits |
12 |
a/ Aquatic species which may be normally imported |
a/ Promulgating the list of aquatic species which may be normally imported |
|
b/ Aquatic species subject to conditional import |
b/ Promulgating the list of aquatic species subject to conditional import |
|
c/ Aquatic species outside the list of products permitted for normal import which are imported for the first time into Vietnam |
c/ Import permit, clearly prescribing conditions, volumes and procedures for grant of permits |
13 |
a/ Live aquatic animals used as food on the list of normal imports |
a/ Promulgating the list of live aquatic animals used as food, which may be normally imported |
|
b/ Live aquatic animals used as food outside the list of live aquatic species imported to be used as food in Vietnam |
b/ Regulations on risk assessment, grant of permits. |
Management principles:
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall issue a list of goods permitted for production, trading, use or circulation in Vietnam; a list of goods which may be normally exported or imported with HS codes in the Import and Export Tariffs. Permits are not required for such imports and exports.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall publicly announce lists of imports, exports subject to specialized management with HS codes in the Import and Export Tariffs and modes of management under following principles:
a/ For goods imported for the first time into Vietnam and goods outside the list permitted for production, trading, use or circulation in Vietnam, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall grant import permits or test permits;
b/ For goods items subject to conditional import or export without permits, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall issue a list and clearly prescribes import or export conditions. When fully meeting such conditions, units shall carry out import or export procedures directly with customs offices, without having to apply for permits;
c/ For goods exported or imported under permits, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall guide in detail conditions, dossiers and procedures for grant of import permits; cases of import for test, contents of test permits and duration.
Based on test results, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall decide to permit or not to permit the use and circulation of goods in Vietnam. If permitted for use and circulation in Vietnam, goods may be imported as needed, without any restrictions on quantity and value and without import permits.
3. Every six months, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall announce goods items which have obtained good test results to be added to the list of normal imports. Such goods may be imported as needed, without any restrictions on quantity and value and without import permits.
IV. LIST OF GOODS IMPORTED AND EXPORTED UNDER PERMITS AND SUBJECT TO SPECIALIZED MANAGEMENT BY THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
A |
Exports |
Mode of management |
|
None |
|
B |
Imports |
Mode of management |
|
Scraps |
Prescribing import conditions or standards |
Management principles:
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall specify the list, standards or conditions required for scraps permitted for import in Vietnam, the aforesaid list of goods with HS codes in the Import and Export Tariffs.
2. Based on conditions or standards and the aforesaid list of scraps permitted for import, importing enterprises shall carry out procedures at customs offices.
V. LIST OF GOODS IMPORTED AND EXPORTED UNDER PERMITS AND SUBJECT TO SPECIALIZED MANAGEMENT BY THE MINISTRY OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS
A |
Exports |
Mode of management |
1 |
Publications (books, newspapers, magazines, paintings, photos, calendars) |
Complying with the laws on publication and press |
B |
Imports |
Mode of management |
1 |
Publications (books, newspapers, magazines, paintings, photos, calendars) |
Complying with the laws on publication and press |
2 |
Postage stamps, stamp publications and postage stamp items |
Import permit |
3 |
Microwave equipment, transmitters, transmitters and receivers of radio waves of frequency band of between 9 KHz and 400 GHz, and an output of 60 mW or higher |
Import permit |
4 |
Special-use plate-making and type-setting systems of the printing industry |
Complying with the law on printing activities. |
5 |
Printing machines of all kinds (offset, Flexo, gravure) and color photocopiers |
Complying with the law on printing activities |
Management principles:
1. The Ministry of Information and Communications shall publish lists of goods with HS codes in the Import and Export Tariffs; prescribe standards to be complied with, dossiers and procedures for grant of permits.
2. For the postage stamp group, pursuant to the Law on Post, the Ministry of Information and Communications shall specify cases requiring import permits, publish a list of goods with HS codes, prescribe conditions and procedures for grant of permits.
VI. LIST OF GOODS IMPORTED AND EXPORTED UNDER PERMITS AND SUBJECT TO SPECIALIZED MANAGEMENT BY THE MINISTRY OF CULTURE, SPORTS AND TOURISM
A |
Exports |
Mode of management |
1 |
Cinematographic works and other audio-visual products, recorded on any material |
Dossier of origin |
2 |
Cultural works of all genres, newly produced on any material |
Dossier of origin; production and circulation permit |
3 |
Plastic-art works and works of applied art, paintings, photographic works |
Dossier of origin |
4 |
Relics and antiques not under the state ownership or the ownership by political organizations and socio-political organizations |
Export permit |
B |
Imports |
Mode of management |
1 |
Cinematographic works and other audio-visual products, recorded on any material |
Approval of content |
2 |
Plastic-art works and works of applied art, paintings, photographic works |
Approval of content |
3 |
Electronic game machines installed with prize-awarding programs and special-use equipment of casino games |
- Prescribing conditions (on equipment and installed programs) |
|
|
- Enterprises having investment licenses or business registration certificates granted under the Prime Minister’s Decision No. 32/2003/QD- TTg of February 27, 2003, may import these goods. |
4 |
Children’s toys |
Publicizing utilities and kinds of toys permitted for import |
Management principles:
1. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall publish the aforesaid lists of goods with HS codes in the Import and Export Tariffs.
Products specified in Clauses 1, 2 and 3 of Part A above may be permitted for export as needed and go through export procedures at customs offices when:
a/ They have been permitted for production and circulation in Vietnam, or
b/ They have papers evidencing their origin.
The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall guide in detail this principle; and refuse to grant export permits and approve the quantities and values of exported products.
2. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall specify the approval of contents of works and products specified in Clauses 1 and 2 of Part B above and shall authorize provincial-level Culture, Sports and Tourism Departments to approve the contents of audio-visual products other than cinematographic works imported by organizations and individuals in the localities.
VII. LIST OF GOODS IMPORTED AND EXPORTED UNDER PERMITS AND SUBJECT TO SPECIALIZED MANAGEMENT BY THE MINISTRY OF HEALTH
A |
Exports |
Mode of management |
1 |
Addictive drugs, psychotropics, pre-substances used as drugs and radioactive drugs (including materials, finished drugs in single substances and in combined substances) |
Export permit |
B |
Imports |
Mode of management |
1 |
Addictive drugs, psychotropics, pre-substances used as drugs and radioactive drugs (including materials, finished drugs in single substances and in combined substances) |
Import permit, clearly prescribing conditions and procedures for grant of permits |
2 |
Finished medicines for prevention and treatment of human diseases, with registration numbers |
To be imported as needed; certification of packing lists of imports is not required |
3 |
Finished medicines for prevention and treatment of human diseases, without registration numbers |
Import permit |
4 |
Materials for production of medicines, pharmaceuticals, adjuvants, empty capsules and packages in direct contact with medicines, of kinds newly used in Vietnam |
Import permit and publication |
5 |
Cosmetics directly affecting human health |
Publicizing products |
6 |
Vaccines, medical biologicals, without registration numbers |
Import permit |
7 |
Medical equipment that can directly affect human health, outside the list of those permitted for import as needed |
Import permit |
8 |
Chemicals and preparations for killing insects and bacteria for domestic and medical uses |
Registering circulation |
9 |
Chemicals and preparations for killing insects and bacteria for domestic and medical uses, which have not been granted certificates of registration and circulation in Vietnam |
Import permit |
10 |
Cosmetics not granted numbers of promulgation papers may be imported for research and test |
Import permit |
Management principles:
1. Goods subject to import permit may be imported in quantities approved in import orders.
2. Goods subject to circulation registration, once they have been granted registration numbers or goods subject to product publicization with numbers of publicization papers, may be imported as needed, without any restrictions on quantity and value and without import permits, excluding goods on the list under special control in accordance with the Law on Pharmacy.
3. The Ministry of Health shall guide in detail and specify the aforesaid lists of goods with HS codes in the Import and Export Tariffs.
VIII. LIST OF GOODS IMPORTED AND EXPORTED UNDER PERMITS AND SUBJECT TO SPECIALIZED MANAGEMENT BY THE STATE BANK OF VIETNAM
A |
Exports |
Mode of management |
|
None |
|
B |
Imports |
Mode of management |
1 |
Metal casts used for minting and stamping coins |
Designating enterprises permitted to import |
2 |
Vault doors (according to technical standards prescribed by the State Bank of Vietnam) |
Import permit |
3 |
Banknote-printing paper |
Designating enterprises permitted to import |
4 |
Banknote-printing ink |
Designating enterprises permitted to import |
5 |
Anti-counterfeiting blank paper-pressing machines and anti-counterfeiting blank papers used for banknote, checks and other valuable certificates and papers issued and managed by the banking service |
Designating enterprises permitted to import |
6 |
Banknote-printing presses (according to technical standards prescribed by the State Bank of Vietnam). |
Designating enterprises permitted to import. |
7 |
Coin-molding and -minting machines (according to technical standards prescribed by the State Bank of Vietnam). |
Designating enterprises permitted to import. |
Management principles:
The State Bank shall publish lists of good subject to specialized management with HS codes in the Export and Import Tariffs; designate enterprises permitted to import goods on these lists; prescribe conditions and procedures for grant of import permits; import conditions; and be responsible for managing the use of machines, equipment and supplies for proper purposes.-