Nghị định 77/2016/NĐ-CP sửa đổi quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liểu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công thương
Số hiệu: | 77/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 27/07/2016 | Số công báo: | Từ số 779 đến số 780 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ ------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 77/2016/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2016 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ, HÓA CHẤT, VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, PHÂN BÓN, KINH DOANH KHÍ, KINH DOANH THỰC PHẨM THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật an toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 30 tháng 6 năm 2011 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ ngày 12 tháng 7 năm 2013;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất; vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
“11. Đối với xuất khẩu, nhập khẩu khoáng sản:
a) Là thương nhân theo quy định của Luật thương mại;
b) Riêng đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu than, thương nhân còn phải sở hữu hoặc thuê địa điểm kinh doanh, phương tiện vận tải, phương tiện bốc rót, kho bãi, bến cảng, phương tiện cân, đo khối lượng than để phục vụ hoạt động kinh doanh và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện an toàn, vệ sinh môi trường và phòng chống cháy nổ theo các quy định hiện hành.”
“2. Trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất và hàng hóa thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục tạm nhập tái xuất hàng hóa tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập tái xuất. Chính phủ giao Bộ Công Thương công bố Danh mục hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định tại khoản này.
3. Những mặt hàng sau đây thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện:
a) Hàng hóa đã qua sử dụng;
b) Hàng thực phẩm đông lạnh;
c) Hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt.
Chính phủ giao Bộ Công Thương công bố Danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện nêu tại khoản này.”
“Điều 11a. Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Danh mục do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có số tiền ký quỹ là 10 tỷ đồng Việt Nam nộp tại một tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh, cụ thể:
a) Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 công-ten-nơ lạnh loại 40 feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m2. Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5 m; có đường dành cho xe chở công-ten-nơ di chuyển ra vào kho, bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi;
b) Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa của kho, bãi;
c) Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê; phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới, trên cơ sở thống nhất với Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Công Thương, quy định để xây dựng kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh;
d) Kho, bãi mà doanh nghiệp đã kê khai để xin cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không được cho doanh nghiệp khác thuê toàn bộ hoặc một phần để sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.”
“Điều 11b. Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Danh mục do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành phải có số tiền ký quỹ là 07 tỷ đồng Việt Nam nộp tại một tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”
“Điều 11c. Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng phải có số tiền ký quỹ là 07 tỷ đồng Việt Nam nộp tại một tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”
“Điều 11d. Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất
1. Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa (sau đây viết tắt là Mã số tạm nhập, tái xuất) khi doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 11a hoặc Điều 11b hoặc Điều 11c Nghị định này.
2. Mã số tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều này là Mã số riêng đối với từng nhóm hàng hóa. Doanh nghiệp được cấp Mã số tạm nhập, tái xuất nhóm hàng hóa nào thì được kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng thuộc phạm vi của nhóm hàng hóa đó.
3. Trường hợp hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới thì chỉ doanh nghiệp có Mã số tạm nhập, tái xuất của nhóm hàng hóa đó mới được đứng tên trên tờ khai hải quan nhập, xuất kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất. Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
4. Hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan hàng hóa thuộc quy định tại Điều 11a, Điều 11b và Điều 11c Nghị định này trong đó doanh nghiệp không thực hiện xuất khẩu, tái xuất qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc không thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện và không phải có Mã số tạm nhập, tái xuất. Trong trường hợp cần thiết đáp ứng yêu cầu quản lý, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ áp dụng quy định về cấp Mã số tạm nhập tái xuất đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện tạm nhập tái xuất, gửi kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các cửa khẩu biên giới không thuộc phía Bắc.”
“Điều 28a. Điều kiện cấp Giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài
Bộ Công Thương cấp giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài sau khi có ý kiến xác nhận bằng văn bản của Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng theo các điều kiện sau:
1. Phải có hợp đồng mua bán, sản xuất hoặc gia công ký giữa Bên đặt sản xuất, gia công với cơ quan chịu trách nhiệm mua sắm, đảm bảo hậu cần cho các lực lượng vũ trang nước ngoài hoặc xác nhận về đơn vị, cơ quan, tổ chức sử dụng cuối cùng sản phẩm quân phục đặt sản xuất, gia công tại Việt Nam.
2. Trường hợp xuất khẩu sang Hoa Kỳ, khi lần đầu nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, phải có văn bản cấp Mã số Nhà sản xuất (mã MID) hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã được Bộ Công Thương cấp.”
“Điều 12a. Điều kiện sản xuất, kinh doanh tiền chất công nghiệp
1. Điều kiện sản xuất tiền chất công nghiệp
Tổ chức, cá nhân sản xuất tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về sản xuất hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất.
2. Điều kiện kinh doanh tiền chất công nghiệp
Tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 26/2011/NĐ-CP và các điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
b) Người trực tiếp tiếp xúc với tiền chất tại cơ sở kinh doanh gồm người phụ trách, người bán hàng, giao hàng, thủ kho đã được đào tạo về an toàn hóa chất theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP;
c) Địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phải bảo đảm giữ được chất lượng tiền chất công nghiệp theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Kho tồn trữ, bảo quản tiền chất hoặc khu vực tồn trữ, bảo quản tiền chất phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn và có các cảnh báo cần thiết tại nơi tồn trữ, bảo quản theo quy định của Luật hóa chất;
d) Cơ sở kinh doanh tiền chất công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
đ) Tiền chất công nghiệp phải có đầy đủ nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Chứng từ, hóa đơn mua bán tiền chất phải chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp các loại tiền chất. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu tiền chất từ nước ngoài vào Việt Nam phải có một trong các tài liệu liên quan đến mua bán tiền chất như: Hợp đồng; thỏa thuận bán hàng, mua hàng; bản ghi nhớ; hóa đơn thương mại;
e) Có Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc có xác nhận của bên mua, bên bán theo quy định của Luật hóa chất đối với tiền chất công nghiệp là Sulfuric acid và Hydrochloric acid.”
“Điều 15. Điều kiện sản xuất hóa chất Bảng 1
1. Tổ chức, cá nhân không được phép sản xuất hóa chất Bảng 1, trừ trường hợp đặc biệt để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng, chống dịch bệnh thì việc sản xuất hóa chất Bảng 1 phải đáp ứng các điều kiện sau:
c) Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ và kho chứa phù hợp để sản xuất hóa chất Bảng 1 đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Dây chuyền sản xuất hóa chất phải bảo đảm được chất lượng của hóa chất. Máy móc, thiết bị để sản xuất hóa chất Bảng 1 phải có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp. Máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định hiện hành về kiểm định máy móc, thiết bị, đáp ứng được công suất sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất;
Kho chứa hoặc kho chứa theo hợp đồng thuê kho phải phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu công nghệ bảo quản hóa chất, đảm bảo tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về phòng, chống cháy nổ. Kho chứa hóa chất phải có bảng nội quy về an toàn hóa chất, có biển báo nguy hiểm treo ở nơi dễ nhận thấy, có hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm và thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm của hóa chất;
Các hóa chất tồn trữ phải có nhãn theo quy định của pháp luật hiện hành về ghi nhãn. Nhãn hóa chất Bảng 1 phải đảm bảo độ bền cơ học, hóa học trong suốt quá trình tồn tại của hóa chất.
d) Có phòng thử nghiệm, phân tích để quản lý chất lượng. Phòng thử nghiệm của cơ sở sản xuất hóa chất phải có khả năng phân tích được các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đầu ra và các chỉ tiêu chất lượng quy định tại tiêu chuẩn áp dụng đối với nguyên liệu đầu vào để kiểm soát chất lượng sản phẩm;
Trường hợp không có phòng thử nghiệm hoặc không có đủ năng lực thử nghiệm chỉ tiêu theo quy định thì phải có hợp đồng dịch vụ với tổ chức thử nghiệm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa và được chỉ định về kiểm soát chất lượng hóa chất.
đ) Có hệ thống xử lý khí thải và chất thải hóa chất tuân thủ quy định của pháp luật về môi trường và đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về khí thải công nghiệp, về ngưỡng chất thải nguy hại, về chất thải rắn;
h) Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất hóa chất phải có trình độ từ đại học trở lên về chuyên ngành hóa chất; cán bộ quản lý, kỹ thuật, điều hành hoạt động sản xuất của cơ sở sản xuất hóa chất phải có bằng đại học về chuyên ngành hóa chất hoặc có chứng chỉ chứng minh trình độ chuyên môn về hóa chất;
i) Người lao động trực tiếp tiếp xúc với hóa chất của cơ sở sản xuất phải được đào tạo, huấn luyện về an toàn hóa chất và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất.”
“3. Yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật:
a) Địa điểm kho chứa, bến cảng, nơi tiếp nhận bốc dỡ tiền chất thuốc nổ phải đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự; có trang thiết bị an toàn phòng, chống cháy nổ và đáp ứng các điều kiện về phòng, chống cháy nổ theo quy định của Luật phòng cháy và chữa cháy; đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, theo quy định của pháp luật về hóa chất và các quy định có liên quan. Tổ chức kinh doanh nitrat amôn hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) phải có Giấy Chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự do cơ quan có thẩm quyền cấp;
b) Công cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ tiền chất thuốc nổ phải bảo đảm được chất lượng và vệ sinh môi trường, không bị rò rỉ, thấm nước, phải được làm sạch, khô ráo trước khi chứa tiền chất thuốc nổ; phương tiện vận chuyển tiền chất thuốc nổ phải đáp ứng các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm;
c) Kho chứa tiền chất thuốc nổ thuộc sở hữu (hoặc thuê theo hợp đồng) đáp ứng được các điều kiện về bảo quản chất lượng trong thời gian kinh doanh.”
“4. Yêu cầu về đảm bảo an toàn hóa chất
a) Có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền xác nhận hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật hóa chất;
b) Có Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt đối với các tiền chất thuốc nổ do tổ chức kinh doanh ban hành và được lưu tại nơi có chứa tiền chất thuốc nổ;
c) Có nội quy về an toàn hóa chất và hệ thống báo hiệu phù hợp với mức độ nguy hiểm của hóa chất tại khu vực tồn trữ, bảo quản tiền chất thuốc nổ. Trường hợp tiền chất thuốc nổ có nhiều đặc tính nguy hiểm khác nhau thì biểu trưng cảnh báo phải thể hiện đầy đủ các đặc tính nguy hiểm đó;
d) Không để tiền chất thuốc nổ trong điều kiện ngoài trời; không để cùng với vật liệu dễ cháy, hóa chất có tính khử và hóa chất, vật liệu có khả năng sinh nhiệt khi hút ẩm.”
“Điều 17. Điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp
6. Lãnh đạo quản lý, công nhân, người phục vụ liên quan đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, cụ thể:
a) Người liên quan trực tiếp đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có giấy tờ chứng nhận nhân thân hợp lệ và không bị cấm tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP;
- Có trình độ chuyên môn tương xứng với nhiệm vụ được giao và phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP và quy định tại QCVN 01:2012/BCT, QCVN 02:2008/BCT đối với hoạt động vật liệu nổ công nghiệp; TCVN 5507:2002 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đối với tiền chất thuốc nổ và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp;
- Có sức khỏe đáp ứng yêu cầu của từng ngành nghề theo quy định pháp luật lao động hiện hành;
- Người lao động có liên quan trực tiếp đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ phải được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn phù hợp với vị trí, chức trách đảm nhiệm.
b) Người nước ngoài làm việc liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc đáp ứng các điều kiện tại điểm a khoản 6 Điều này, còn phải được cơ quan lao động có thẩm quyền cấp Giấy phép lao động; được huấn luyện kiến thức pháp luật về vật liệu nổ công nghiệp và các quy định pháp luật liên quan của Việt Nam;
c) Lãnh đạo tổ chức, người quản lý bộ phận, người lao động liên quan trực tiếp đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận. Nội dung huấn luyện theo yêu cầu tại điểm a khoản 6 Điều này.
Giám đốc phải có bằng tốt nghiệp đại học; Phó Giám đốc kỹ thuật, người quản lý các bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phải có bằng tốt nghiệp đại học một trong các chuyên ngành: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa thuốc phóng, thuốc nổ; khai thác mỏ, địa chất; xây dựng công trình giao thông, thủy lợi.”
“Điều 20a. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp
1. Điều kiện nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp
a) Được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
b) Có Hợp đồng mua vật liệu nổ công nghiệp với doanh nghiệp nước ngoài và Hợp đồng bán vật liệu nổ công nghiệp với doanh nghiệp trong nước.
2. Điều kiện xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp
a) Được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
b) Có Hợp đồng bán vật liệu nổ công nghiệp với doanh nghiệp nước ngoài và Hợp đồng mua vật liệu nổ công nghiệp với doanh nghiệp trong nước;
c) Đối với trường hợp xuất khẩu (tái xuất) vật liệu nổ công nghiệp của các doanh nghiệp dầu khí nước ngoài - có Hợp đồng mua vật liệu nổ công nghiệp từ doanh nghiệp nước ngoài và Hợp đồng bán vật liệu nổ công nghiệp cho doanh nghiệp nước ngoài khác.”
“Điều 21. Điều kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
2. Có hoạt động khoáng sản, dầu khí hoặc công trình xây dựng, công trình nghiên cứu, thử nghiệm cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải đảm bảo các điều kiện về an ninh trật tự, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và quy định liên quan. Tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải có:
a) Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản đối với các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản; Giấy phép thăm dò, khai thác dầu khí đối với các doanh nghiệp hoạt động dầu khí; Quyết định trúng thầu thi công công trình hoặc Hợp đồng nhận thầu hoặc văn bản ủy quyền, giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng thi công công trình của tổ chức quản lý doanh nghiệp;
b) Thiết kế thi công các hạng mục công trình xây dựng, thiết kế khai thác mỏ có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với các công trình quy mô công nghiệp; phương án thi công, khai thác đối với các hoạt động xây dựng, khai thác thủ công, rà phá bom mìn, vật nổ. Thiết kế hoặc phương án do chủ đầu tư phê duyệt phải thỏa mãn các yêu cầu an toàn theo QCVN 04:2009/BCT hoặc QCVN 05:2012/BLĐTBXH hoặc QCVN 01:2011/BCT hoặc QCVN 18:2014/BXD và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng liên quan;
c) Phương án nổ mìn theo nội dung hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
3. Có kho chứa, công nghệ, thiết bị, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thỏa mãn các yêu cầu theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và các quy định tại Mục 6 Nghị định này; trường hợp không có kho, phương tiện vận chuyển, phải có hợp đồng thuê bằng văn bản với các tổ chức được phép bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp hoặc bản sao công chứng hợp đồng nguyên tắc với tổ chức được phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp để cung ứng vật liệu nổ công nghiệp đến công trình theo hộ chiếu nổ mìn.
4. Lãnh đạo quản lý, chỉ huy nổ mìn, thợ mìn, người phục vụ liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải có: Quyết định bổ nhiệm người Chỉ huy nổ mìn của lãnh đạo doanh nghiệp và Danh sách thợ mìn, người liên quan trực tiếp đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; Giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc có liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (nếu có).
Người Chỉ huy nổ mìn phải được lãnh đạo tổ chức sử dụng vật liệu nổ công nghiệp ký quyết định bổ nhiệm và phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Tốt nghiệp từ trung cấp trở lên một trong các ngành khai thác mỏ, địa chất; xây dựng công trình giao thông, thủy lợi; vũ khí đạn, công nghệ hóa thuốc phóng, thuốc nổ và có thời gian làm việc trong lĩnh vực sử dụng vật liệu nổ công nghiệp ít nhất 01 năm đối với trình độ đại học, cao đẳng, và 02 năm đối với trình độ trung cấp kỹ thuật; trường hợp tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các ngành kỹ thuật khác, người chỉ huy nổ mìn phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực sử dụng vật liệu nổ công nghiệp ít nhất 02 năm đối với trình độ đại học, cao đẳng; 03 năm đối với trình độ trung cấp kỹ thuật, phải học tập bổ sung kiến thức về kỹ thuật nổ mìn và quy phạm, quy chuẩn an toàn trong khai thác khoáng sản, dầu khí hoặc thi công công trình xây dựng tương ứng với lĩnh vực có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Thợ mìn hoặc người lao động làm công việc có liên quan trực tiếp đến vật liệu nổ công nghiệp phải được đào tạo và có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí, chức trách đảm nhiệm thỏa mãn các yêu cầu tại Phụ lục C, QCVN 02:2008/BCT.”
“2. Có đủ điều kiện theo quy định của Nghị định này về sử dụng, bảo quản và vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và con người tối thiểu đủ để cung ứng dịch vụ cho 05 tổ chức thuê dịch vụ.
Có văn bản đề nghị cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với hình thức dịch vụ nổ mìn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Nghị định này.”
1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 8
“Điều 8. Điều kiện sản xuất phân bón
3. Yêu cầu về nhân lực
a) Có ít nhất một cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên một trong các chuyên ngành sau: Hóa, lý, sinh học, nông nghiệp, trồng trọt, khoa học cây trồng, nông hóa thổ nhưỡng”.
2. Bổ sung Điều 8a
“Điều 8a. Điều kiện sản xuất phân bón vô cơ
Các điều kiện sản xuất phân bón vô cơ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 8 được thực hiện như sau:
1. Dây chuyền sản xuất phải được cơ giới hóa và phải bảo đảm được chất lượng loại phân bón sản xuất. Máy móc, thiết bị để sản xuất phân bón phải có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp. Máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định.
2. Quy trình công nghệ sản xuất đối với từng loại phân bón phải phù hợp với máy móc thiết bị và công suất sản xuất.
3. Phòng thử nghiệm của cơ sở sản xuất phân bón phải có khả năng phân tích được các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đầu ra và các chỉ tiêu chất lượng quy định tại tiêu chuẩn áp dụng đối với nguyên liệu đầu vào để kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Cơ sở sản xuất phân bón vô cơ không có phòng thử nghiệm hoặc có phòng thử nghiệm nhưng không thử nghiệm được hết các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận để kiểm soát chất lượng phân bón sản phẩm.
4. Tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ phải có hợp đồng bằng văn bản và phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP. Tổ chức, cá nhân nhận thuê sản xuất phân bón vô cơ phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP và yêu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này. Tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo quy định của Bộ Công Thương.”
“Điều 8b. Điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác
Điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 8 được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác. Trong thời gian quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chưa được ban hành thì thực hiện theo quy định sau:
1. Công suất sản xuất
Công suất sản xuất phân bón phải phù hợp với dây chuyền, máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất.
2. Diện tích phục vụ sản xuất
a) Có hoặc thuê nhà xưởng, kho/bãi chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm với diện tích phù hợp với công suất sản xuất;
b) Có hoặc thuê diện tích mặt bằng đáp ứng yêu cầu về giao thông nội bộ, nhà điều hành, phòng kiểm nghiệm hoặc các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
3. Kho chứa thành phẩm và kho chứa nguyên liệu
a) Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa phù hợp với công suất sản xuất hoặc kế hoạch sản xuất;
b) Kho chứa có mái che, tường bao chắc chắn, có nền chống thấm và có các phương tiện bảo quản, trừ kho chứa nguyên liệu hữu cơ;
c) Có nội quy kho chứa đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn lao động.
4. Máy móc, thiết bị sản xuất
a) Có dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng được công suất sản xuất và quy trình công nghệ. Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy móc, thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa: Xúc, đảo trộn nguyên liệu, khi sản xuất phân bón rễ; nghiền sàng đối với phân bón dạng rắn, dạng bột; khuấy trộn, lọc đối với phân bón dạng lỏng; dây chuyền vận chuyển; hệ thống sấy, tạo hạt đối với phân bón dạng hạt, viên hoặc hệ thống sấy khi có yêu cầu phải sấy đối với dạng bột; hệ thống cân, đóng gói thành phẩm;
b) Trường hợp tự sản xuất chủng men giống để sản xuất phân hữu cơ vi sinh hoặc phân vi sinh vật, các thiết bị tạo môi trường và nuôi cấy vi sinh vật gồm: Cân kỹ thuật, máy lắc, nồi hấp tiệt trùng, tủ ấm, tủ sấy, máy lắc nhu động, lò vi sóng, tủ cấy vi sinh vật, tủ lạnh, nồi lên men hoặc thiết bị lên men đối với sản xuất phân bón vi sinh vật và phân hữu cơ vi sinh;
c) Trường hợp tự lên men để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân sinh học phải có hệ thống thiết bị lên men thủy phân theo dây chuyền từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.
6. Quy trình công nghệ sản xuất
Có quy trình công nghệ sản xuất đối với từng loại phân bón phù hợp với máy móc thiết bị và công suất sản xuất.
7. Quản lý chất lượng
Có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trở lên hoặc tương đương; đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau một năm kể từ ngày thành lập.
8. Nguyên liệu, phụ gia sản xuất phân bón
a) Có bản kê khai loại nguyên liệu, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất, phù hợp với công nghệ sản xuất;
b) Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng về nguyên liệu và phụ gia.
9. Phòng kiểm nghiệm
a) Có phòng kiểm nghiệm phân tích được các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc có hợp đồng với phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc công nhận để kiểm soát chất lượng cho từng lô phân bón được sản xuất;
b) Trường hợp có phòng kiểm nghiệm để tự kiểm nghiệm, các máy móc, thiết bị đo lường kiểm nghiệm phải có giấy kiểm định hiệu chuẩn định kỳ theo quy định.”
“Điều 15a. Điều kiện kinh doanh phân bón vô cơ
Các điều kiện kinh doanh phân bón vô cơ quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 15 được thực hiện như sau:
1. Cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phân bón vô cơ phải có biển hiệu, có bảng giá bán công khai từng loại phân bón, niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. Phân bón bày bán phải được xếp đặt riêng, không để lẫn với các loại hàng hóa khác, phải được bảo quản ở nơi khô ráo, đảm bảo giữ được chất lượng phân bón và điều kiện vệ sinh môi trường.
2. Bao bì, các dụng cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ, vận chuyển phải bảo đảm được chất lượng phân bón, bảo đảm vệ sinh môi trường, không rò rỉ, phát tán phân bón ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Phải có biện pháp xử lý bao bì, vỏ chai, lọ và phân bón đã quá hạn sử dụng.
3. Kho chứa phải đảm bảo các yêu cầu về vị trí xây dựng, yêu cầu về thiết kế phù hợp với phân bón đang kinh doanh, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, về phòng chống cháy nổ. Trong kho chứa, phân bón phải được xếp đặt riêng rẽ, không để lẫn với các loại hàng hóa khác.
4. Phân bón nhập khẩu phải có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ theo quy định của pháp luật, thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng nhập khẩu phân bón đối với lô hàng nhập khẩu trước khi lưu thông. Phân bón trong nước phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh rõ nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp loại phân bón kinh doanh.
5. Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón vô cơ, trường hợp không có kho chứa thì các công cụ, thiết bị chứa đựng phân bón phải đảm bảo được chất lượng phân bón, vệ sinh môi trường và phòng, chống cháy nổ.”
“Điều 15b. Điều kiện kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác
Các quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 15 về điều kiện kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác được hướng dẫn thực hiện như sau:
1. Cửa hàng hoặc địa điểm kinh doanh, nơi bày bán phân bón hữu cơ, phân bón khác phải có biển hiệu, có bảng giá bán công khai niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. Phân bón hữu cơ, phân bón khác bày bán phải được xếp đặt riêng, không để lẫn với các loại hàng hóa khác, phải được bảo quản ở nơi khô ráo, đảm bảo giữ được chất lượng và điều kiện vệ sinh môi trường.
2. Bao bì, các dụng cụ, thiết bị chứa đựng, lưu giữ và phương tiện vận chuyển bảo đảm được chất lượng; không rò rỉ, phát tán ra ngoài ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Phải có biện pháp xử lý bao bì, vỏ chai, lọ phân bón hữu cơ, phân bón khác đã quá hạn sử dụng.
3. Có kho chứa hoặc hợp đồng thuê kho chứa phân bón hữu cơ, phân bón khác thành phẩm đảm bảo các yêu cầu về vị trí xây dựng, thiết kế phù hợp với phân bón đang kinh doanh, yêu cầu về bảo vệ môi trường, về phòng chống cháy nổ; trong kho chứa phân bón hữu cơ, phân bón khác phải được xếp đặt tách biệt với các hàng hóa khác, không bị ảnh hưởng trực tiếp của mưa, nắng, gió, bảo đảm vệ sinh môi trường, không rò rỉ, gây mùi làm ô nhiễm khu vực lân cận.
4. Đối với các cửa hàng bán lẻ phân bón hữu cơ và phân bón khác, trường hợp không có kho chứa thì các công cụ, thiết bị chứa đựng phải đảm bảo được chất lượng và điều kiện vệ sinh môi trường.
5. Có chứng từ, hóa đơn hợp pháp về nguồn gốc nơi sản xuất, nơi nhập khẩu hoặc nơi cung cấp đối với từng loại phân bón hữu cơ, phân bón khác.”
“Điều 20. Khảo nghiệm phân bón
1a. Tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện dưới đây được thực hiện khảo nghiệm phân bón:
a) Đối với cơ sở khảo nghiệm phân bón: Có chức năng, nhiệm vụ khảo nghiệm phân bón hoặc nghiên cứu phân bón trong quyết định thành lập do cơ quan có thẩm quyền cấp; về nhân lực: Có ít nhất 03 cán bộ kỹ thuật là biên chế chính thức hoặc hợp đồng từ 01 năm trở lên, có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành: Nông hóa thổ nhưỡng, nông học, trồng trọt hoặc các ngành có liên quan như: Hóa học, sinh học, môi trường và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khảo nghiệm hoặc nghiên cứu về phân bón;
b) Đối với cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu phân bón tự khảo nghiệm: Có Giấy phép sản xuất phân bón (đối với cơ sở sản xuất phân bón) hoặc có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với cơ sở chuyên nhập khẩu phân bón để kinh doanh); về nhân lực: theo quy định tại điểm a khoản này.”
“Điều 18a. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG
1. Trạm kiểm định chai chứa LPG đáp ứng các điều kiện sau đây được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có đầy đủ các quy định an toàn, quy trình kiểm định chai chứa LPG được lãnh đạo phê duyệt theo quy định;
c) Có đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác kiểm định, cụ thể:
- Thiết bị thu hồi LPG còn lại trong chai;
- Thiết bị đo chiều dày kim loại, thiết bị siêu âm mối hàn;
- Thiết bị tháo lắp van chai;
- Thiết bị thử bền, thử kín;
- Thiết bị loại bỏ nước;
- Thiết bị kiểm tra bên trong;
- Thiết bị làm sạch bề mặt;
- Cân khối lượng;
- Thiết bị đóng dấu;
- Thiết bị hút chân không.
Tất cả các thiết bị trên phải có các thông số kỹ thuật và công suất phù hợp với công suất kiểm định của trạm.
d) Có đầy đủ nhân lực cần thiết phục vụ cho công tác kiểm định: Nhân viên trực tiếp thực hiện kiểm định chai phải được huấn luyện và cấp chứng chỉ về chuyên môn và an toàn trong công tác kiểm định chai và có kinh nghiệm làm việc tối thiểu là 02 năm;
đ) Phải có đầy đủ phương án phòng cháy chữa cháy được phê duyệt, các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định.
2. Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai chứa LPG”
“Điều 18b. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG
1. Cơ sở sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG khi đảm bảo các yêu cầu sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có đầy đủ các quy định về an toàn, quy trình chế tạo chai chứa LPG và các quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm sau chế tạo đã được lãnh đạo cơ sở phê duyệt;
c) Có các trang thiết bị kiểm tra đáp ứng yêu cầu kiểm tra an toàn và chất lượng chai chứa LPG sau chế tạo, cụ thể:
- Hệ thống thử áp: Tạo được áp suất không nhỏ hơn 3 MPa;
- Hệ thống kiểm tra độ kín khí;
- Thiết bị kiểm tra không phá hủy: Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn, thiết bị đo chiều dày bằng siêu âm;
- Thiết bị kiểm tra thành phần, cơ tính của vật liệu chế tạo chai;
- Thiết bị đo khối lượng;
- Thiết bị đo mô men xiết.
d) Có đầy đủ nhân lực vận hành các trang thiết bị kiểm tra và thợ hàn đáp ứng các yêu cầu:
- Nhân viên kỹ thuật vận hành các thiết bị kiểm tra phải được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, huấn luyện kỹ thuật an toàn theo quy định;
- Thợ hàn chai chứa LPG phải có chứng chỉ hàn thiết bị áp lực theo quy định.
đ) Phải có đầy đủ phương án phòng cháy chữa cháy được phê duyệt, các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định.
2. Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai chứa LPG.”
1. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương phải đáp ứng đủ điều kiện sau:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương;
b) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Mục 2, 3, 4, 5, 6, 7 Chương VI của Nghị định này.
2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Mục 8 Chương VI của Nghị định này;
b) Thực hiện ký cam kết với cơ quan có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
1. Điều kiện chỉ định cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc quyết định giao nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền;
b) Hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005;
c) Trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu phương pháp thử;
d) Có ít nhất 02 thử nghiệm viên là cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học được đào tạo về kiểm nghiệm trong cùng lĩnh vực;
đ) Các phương pháp thử được cập nhật và xác nhận giá trị sử dụng;
e) Các chỉ tiêu/phép thử phải đáp ứng quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các yêu cầu khác có liên quan theo quy định của bộ quản lý ngành.
2. Điều kiện chỉ định cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng thực phẩm:
a) Đã được Bộ Công Thương chỉ định theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Hệ thống quản lý chất lượng phải được công nhận phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc Tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 và còn hiệu lực ít nhất 01 năm kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký chỉ định;
c) Kết quả thử nghiệm thành thạo hoặc so sánh liên phòng đạt yêu cầu đối với các chỉ tiêu/phép thử đăng ký chỉ định thử nghiệm kiểm chứng.
1. Địa điểm, môi trường:
a) Có đủ diện tích để bố trí khu vực sản xuất thực phẩm, các khu vực phụ trợ và thuận tiện cho hoạt động sản xuất, bảo quản và vận chuyển thực phẩm;
b) Khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm không bị ngập nước, đọng nước;
c) Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại;
d) Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác.
2. Thiết kế, bố trí nhà xưởng:
a) Nhà xưởng sản xuất và các khu vực phụ trợ phải đủ diện tích để bố trí trang thiết bị của dây chuyền sản xuất thực phẩm và phù hợp với công năng thiết kế của cơ sở;
b) Quy trình sản xuất thực phẩm phải được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
c) Khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan phải được thiết kế tách biệt. Nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm, vật liệu bao gói thực phẩm, phế thải phải được để riêng biệt;
d) Đường nội bộ phải được xây dựng bảo đảm vệ sinh; cống rãnh thoát nước thải phải được che kín, bảo đảm vệ sinh;
đ) Nơi tập kết, xử lý chất thải phải ở ngoài khu vực nhà xưởng sản xuất thực phẩm và bảo đảm vệ sinh.
3. Kết cấu nhà xưởng:
a) Nhà xưởng phải có kết cấu vững chắc, phù hợp với tính chất, quy mô và quy trình công nghệ sản xuất thực phẩm;
b) Vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải bảo đảm tạo ra bề mặt nhẵn, không thấm nước, không thôi nhiễm chất độc hại ra thực phẩm, không bị bào mòn bởi các chất tẩy rửa, tẩy trùng và dễ lau chùi, khử trùng;
c) Tường nhà phẳng, sáng màu, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh; trần nhà phẳng, sáng màu, không bị dột, thấm nước, rạn nứt, dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;
d) Nền nhà phẳng, nhẵn, chịu tải trọng, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước và dễ làm vệ sinh;
đ) Cửa ra vào, cửa sổ nhẵn, ít thấm nước, kín, phẳng thuận tiện làm vệ sinh, bảo đảm tránh được côn trùng, vật nuôi xâm nhập;
e) Cầu thang, bậc thềm và các kệ không trơn, dễ làm vệ sinh và bố trí ở vị trí thích hợp với quy trình sản xuất.
4. Hệ thống thông gió:
a) Bảo đảm thông gió cho các khu vực của cơ sở và phù hợp với yêu cầu loại hình sản xuất thực phẩm; dễ bảo dưỡng và làm vệ sinh;
b) Hướng gió của hệ thống thông gió phải bảo đảm không được thổi từ khu vực có nguy cơ ô nhiễm sang khu vực có yêu cầu sạch.
5. Hệ thống chiếu sáng:
a) Bảo đảm theo quy định để đáp ứng yêu cầu sản xuất, kiểm soát chất lượng, an toàn sản phẩm;
b) Bóng đèn chiếu sáng phải được che chắn an toàn bằng hộp, lưới để tránh bị vỡ và bảo đảm mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm.
6. Hệ thống cung cấp nước:
a) Bảo đảm đủ nước sạch để sản xuất thực phẩm và phù hợp với quy định về chất lượng nước ăn uống;
b) Bảo đảm đủ nước sạch để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở và phù hợp với quy định về chất lượng nước sinh hoạt;
c) Các nguồn nước do cơ sở khai thác, xử lý và sử dụng phải được kiểm tra và bảo đảm phù hợp với quy định về chất lượng, vệ sinh ít nhất 6 tháng/lần.
a) Hơi nước, khí nén sử dụng cho sản xuất thực phẩm phải bảo đảm sạch, an toàn, không gây ô nhiễm cho thực phẩm;
b) Nước dùng để sản xuất hơi nước, làm lạnh, phòng cháy, chữa cháy hay sử dụng cho mục đích khác phải có đường ống riêng, màu riêng để dễ phân biệt và không được nối với hệ thống nước sử dụng cho sản xuất thực phẩm.
8. Hệ thống xử lý chất thải, rác thải:
a) Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ được làm bằng vật liệu chắc chắn, bảo đảm kín, có nắp đậy, có khóa (nếu cần thiết). Dụng cụ chứa đựng chất thải nguy hiểm phải được thiết kế đặc biệt, dễ phân biệt, khi cần có thể khóa để tránh ô nhiễm;
b) Hệ thống xử lý chất thải phải được vận hành thường xuyên và chất thải được xử lý đạt các tiêu chuẩn theo quy định về vệ sinh môi trường.
9. Nhà vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ lao động:
a) Nhà vệ sinh phải được bố trí riêng biệt với khu vực sản xuất thực phẩm; cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực sản xuất; ít nhất phải có 01 nhà vệ sinh cho 5 người;
b) Thông gió bố trí phù hợp, bảo đảm không được thải từ nhà vệ sinh sang khu vực sản xuất; thoát nước thải phải dễ dàng và bảo đảm vệ sinh. Có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở vị trí dễ nhìn, dễ thấy tại khu vực vệ sinh;
c) Có phòng thay trang phục bảo hộ lao động trước và sau khi làm việc.
10. Nguyên liệu thực phẩm và bao bì thực phẩm:
a) Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, chất bảo quản sử dụng trong sản xuất thực phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và bảo đảm an toàn theo quy định;
b) Bao bì thực phẩm phải bảo đảm, an toàn; không thôi nhiễm và bị ô nhiễm gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm.
1. Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thiết kế chế tạo phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất; bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm, dễ làm sạch, khử trùng, bảo dưỡng. Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất di động phải bền, dễ di chuyển, tháo lắp và làm vệ sinh.
2. Phương tiện rửa và khử trùng tay:
a) Có đủ trang thiết bị rửa tay, khử trùng tay, ủng; giầy, dép trước khi sản xuất thực phẩm;
b) Nơi rửa tay phải có đủ nước sạch, nước sát trùng, khăn hoặc giấy lau tay sử dụng một lần hay máy sấy khô tay;
c) Xưởng sản xuất thực phẩm phải có đủ bồn rửa tay cho người lao động.
3. Thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm:
a) Có đủ và phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói thực phẩm;
b) Được chế tạo bằng vật liệu không độc, ít bị mài mòn, không bị han gỉ, không thôi nhiễm các chất độc hại, không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm;
c) Dễ làm vệ sinh, bảo dưỡng; không làm nhiễm bẩn thực phẩm do dầu mỡ bôi trơn, mảnh vụn kim loại;
d) Phương tiện, trang thiết bị của dây chuyền sản xuất phải có đủ quy trình vệ sinh, quy trình sử dụng, vận hành.
4. Phòng chống côn trùng và động vật gây hại:
a) Trang thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại phải được làm bằng các vật liệu không gỉ, dễ tháo rời để làm vệ sinh, thiết kế phù hợp, đảm bảo phòng chống hiệu quả côn trùng và động vật gây hại;
b) Không sử dụng thuốc, động vật để diệt chuột, côn trùng và động vật gây hại trong khu vực sản xuất thực phẩm.
5. Thiết bị dụng cụ giám sát, đo lường:
a) Có đủ thiết bị, dụng cụ giám sát chất lượng, an toàn sản phẩm và phải đánh giá được các chỉ tiêu chất lượng, an toàn sản phẩm chủ yếu của thực phẩm. Thiết bị, dụng cụ, phương tiện đo phải bảo đảm độ chính xác trong quá trình sử dụng, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật về đo lường;
b) Bảo đảm độ chính xác, bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định.
6. Chất tẩy rửa và sát trùng:
a) Chỉ sử dụng các hóa chất tẩy rửa, sát trùng theo quy định;
b) Phải được đựng trong bao bì dễ nhận biết, có hướng dẫn sử dụng và không để ở nơi sản xuất thực phẩm.
1. Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo chương trình do Bộ Công Thương quy định.
2. Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm bảo đảm yêu cầu về sức khỏe khi tham gia sản xuất thực phẩm; đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của cơ quan có thẩm quyền, người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được cấy phân và phải có kết quả âm tính với tác nhân gây dịch bệnh tiêu chảy này và vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn; việc xét nghiệm do các cơ sở y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện. Đối với các cơ sở thuộc đối tượng phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được khám sức khỏe, được cấp Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định.
3. Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh như Lao tiến triển, tiêu chảy cấp tính, bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan vi rút A hoặc E cấp tính, viêm đường hô hấp cấp tính, viêm da nhiễm trùng cấp không được tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.
4. Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải mang trang phục bảo hộ riêng, đội mũ, đi găng tay chuyên dùng và đeo khẩu trang.
5. Người tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất thực phẩm phải tuân thủ các quy định về thực hành vệ sinh: Giữ móng tay ngắn, sạch sẽ và không đeo nhẫn, đồ trang sức tay, đồng hồ; không được ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm.
1. Nguyên liệu, bao bì, thành phẩm thực phẩm phải được bảo quản trong khu vực chứa đựng, kho riêng theo từng loại và có diện tích phù hợp.
2. Kho phải được thiết kế phù hợp với yêu cầu bảo quản, giao nhận theo loại thực phẩm và nguyên liệu; bảo đảm an toàn, thông thoáng, dễ vệ sinh và phòng chống được côn trùng, động vật gây hại xâm nhập và cư trú.
3. Khu vực chứa đựng, kho bảo quản thực phẩm phải có đầy đủ biển tên; nội quy, quy trình, chế độ vệ sinh; đối với nguyên liệu, thành phẩm thực phẩm có yêu cầu bảo quản đặc biệt phải có sổ sách theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khác.
4. Nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu 12 cm, cách tường tối thiểu 30 cm và cách trần tối thiểu 50 cm.
5. Có trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm; có thiết bị chuyên dụng phù hợp để kiểm soát và theo dõi được chế độ bảo quản đối với từng loại thực phẩm, nguyên liệu theo yêu cầu của nhà sản xuất; dễ bảo dưỡng và làm vệ sinh.
6. Có đủ thiết bị, dụng cụ giám sát nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm khác trong suốt quá trình sản xuất thực phẩm.
7. Nước đá dùng trong bảo quản trực tiếp thực phẩm phải được sản xuất từ nguồn nước sạch theo quy chuẩn kỹ thuật.
1. Có đủ diện tích để bố trí các khu vực bày bán thực phẩm, khu vực chứa đựng, bảo quản và thuận tiện để vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm.
2. Không bị ngập nước, đọng nước.
3. Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại.
4. Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.
5. Thiết kế các khu vực kinh doanh thực phẩm, vệ sinh, thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải tách biệt, phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm kinh doanh, cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực bảo quản thực phẩm.
6. Kết cấu cơ sở kinh doanh phù hợp với tính chất, quy mô của từng loại thực phẩm kinh doanh; xây dựng bằng vật liệu bảo đảm vệ sinh, tránh được các vi sinh vật gây hại, côn trùng, động vật phá hoại xâm nhập và cư trú.
7. Nền nhà phẳng, nhẵn; có bề mặt cứng, chịu tải trọng, mài mòn; thoát nước tốt, không gây trơn trượt; không đọng nước và dễ làm vệ sinh.
8. Tường, trần nhà phẳng, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc, không bị dột, thấm nước, không rạn nứt, rêu mốc, đọng nước và dính bám các chất bẩn.
9. Cửa ra vào, cửa sổ phải nhẵn, phẳng thuận tiện cho việc làm vệ sinh; những nơi cần thiết phải có lưới bảo vệ tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
10. Nguồn ánh sáng, cường độ ánh sáng phải bảo đảm theo yêu cầu bảo quản sản phẩm của nhà sản xuất; hệ thống bóng đèn cần có chụp đèn hoặc lưới bảo vệ.
11. Hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản thực phẩm, bảo đảm thông thoáng ở các khu vực.
12. Có đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; dụng cụ làm bằng vật liệu ít bị hư hỏng, bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.
13. Khu vực rửa tay có đủ dụng cụ, xà phòng, các chất tẩy rửa để vệ sinh và rửa tay; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi đi vệ sinh” ở nơi dễ nhìn, dễ thấy.
14. Có đủ nước sạch để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ và vệ sinh cơ sở phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch sinh hoạt.
15. Có hệ thống sổ sách hoặc phần mềm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình kinh doanh, đảm bảo thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng và đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.
16. Có quy trình vệ sinh cơ sở và nhật ký vệ sinh do chủ cơ sở xây dựng.
1. Đủ trang thiết bị phục vụ kinh doanh, bảo quản phù hợp với yêu cầu của từng loại thực phẩm và của nhà sản xuất (giá kệ, tủ bày sản phẩm, trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió ở khu vực chứa đựng, bày bán, bảo quản thực phẩm); có quy định về quy trình, chế độ vệ sinh đối với cơ sở.
2. Đủ trang thiết bị để kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại thực phẩm và của nhà sản xuất trong suốt quá trình kinh doanh thực phẩm.
3. Thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại không han gỉ, dễ tháo rời để bảo dưỡng và làm vệ sinh, thiết kế bảo đảm hoạt động hiệu quả phòng chống côn trùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc, động vật diệt chuột, côn trùng trong khu vực kinh doanh, bảo quản thực phẩm.
4. Thiết bị, dụng cụ giám sát, đo lường chất lượng, an toàn sản phẩm phải đảm bảo độ chính xác và được bảo dưỡng, kiểm định định kỳ theo quy định.
1. Điều kiện an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm ngoài việc thực hiện theo các yêu cầu quy định tại Điều 29 của Nghị định này còn phải đáp ứng điều kiện sau:
Khu vực bảo quản thực phẩm phải có đủ giá, kệ làm bằng các vật liệu chắc chắn, hợp vệ sinh; thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu 15 cm, cách tường tối thiểu 30 cm và cách trần tối thiểu 50 cm; tuân thủ độ cao xếp lớp lưu kho theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
2. Điều kiện an toàn thực phẩm trong quá trình vận chuyển thực phẩm:
a) Thiết bị chứa đựng thực phẩm phải ngăn cách với môi trường xung quanh, tránh sự xâm nhập của bụi, côn trùng; phù hợp với kích thước vận chuyển;
b) Thiết bị vận chuyển chuyên dụng và các dụng cụ chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trong quá trình vận chuyển được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
c) Đủ thiết bị kiểm soát được nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo yêu cầu kỹ thuật để bảo quản đối với từng loại thực phẩm và theo yêu cầu của nhà sản xuất trong suốt quá trình vận chuyển;
d) Có quy định về chế độ bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm; duy trì và kiểm soát chế độ bảo quản theo yêu cầu trong suốt quá trình vận chuyển; đối với thực phẩm có yêu cầu bảo quản đặc biệt phải có giao nhận cụ thể giữa người tiếp nhận và người vận chuyển thực phẩm;
đ) Thiết bị dụng cụ phải bảo đảm vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi vận chuyển thực phẩm; không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hóa độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.
1. Có địa điểm sản xuất đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Phải xa nguồn ô nhiễm, độc hại, không bị tác động bởi các tác nhân gây ô nhiễm khác từ môi trường xung quanh làm ảnh hưởng đến chất lượng an toàn thực phẩm của sản phẩm sữa chế biến;
b) Có đủ diện tích để bố trí dây chuyền sản xuất phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, đảm bảo các công đoạn sản xuất đáp ứng yêu cầu công nghệ và các biện pháp vệ sinh công nghiệp.
2. Có thiết kế nhà xưởng đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Mặt bằng dây chuyền sản xuất được bố trí phù hợp, không bị ảnh hưởng từ các nguồn ô nhiễm như: Lò hơi, trạm xử lý nước thải, nơi tập kết chất thải rắn, khu vệ sinh;
b) Thiết kế nhà xưởng theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng là sữa chế biến các loại;
c) Cách biệt giữa các khu vực: Kho nguyên liệu; kho vật tư, bao bì; kho thành phẩm; khu vực sản xuất (chuẩn bị nguyên liệu; chế biến; chiết, rót, đóng gói và hoàn thiện sản phẩm; hệ thống vệ sinh công nghiệp (CIP); cơ khí động lực); kho hóa chất; khu tập kết chất thải rắn và hệ thống thu gom xử lý nước thải; các công trình phụ trợ để tránh lây nhiễm chéo;
d) Hệ thống đường giao thông nội bộ phải được thiết kế và xây dựng đảm bảo bền, chắc, không gây bụi, đường di chuyển trên cao phải có lan can hoặc vách ngăn dễ quan sát, bảo đảm an toàn lao động;
đ) Hệ thống thoát nước (nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước mưa) phải được thiết kế và xây dựng riêng biệt, có nắp đậy, đảm bảo độ dốc thoát nước, không đọng nước cục bộ.
3. Có kết cấu nhà xưởng đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Nền nhà khu vực sản xuất phải đảm bảo dễ thoát nước, được làm từ vật liệu bền, khó bong tróc, chống trơn và dễ vệ sinh. Hệ thống thoát nước trong khu vực sản xuất phải có nắp đậy;
b) Các hố ga, hố thu nước phải có bẫy ngăn mùi, ngăn côn trùng và hạn chế vi sinh vật từ cống thoát nước thâm nhập vào bên trong nhà xưởng;
c) Hệ thống các đường ống phải được sơn màu khác nhau và có chỉ dẫn dễ phân biệt.
4. Có hệ thống thông gió đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Nhà xưởng phải có các cửa thông gió đảm bảo sự lưu thông của không khí, dễ thoát nhiệt và khí phát sinh trong quá trình sản xuất; trường hợp thông gió cưỡng bức thì thiết bị điều hòa phải đảm bảo đủ không khí sạch, dễ lưu thông;
b) Khu vực đặt hệ thống thiết bị chiết rót sản phẩm phải luôn khô, thoáng, sạch sẽ.
5. Hệ thống cấp nước và chứa nước đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Phải đảm bảo đủ nguồn nước cấp đạt tiêu chuẩn;
b) Có hệ thống bơm, xử lý nước, bồn/bể chứa nước, hệ thống đường ống dẫn luôn trong tình trạng sử dụng tốt; định kỳ kiểm tra để tránh hiện tượng chảy ngược hay tắc nghẽn đường ống;
c) Đường ống cấp nước phải riêng biệt, có ký hiệu riêng dễ nhận biết, dễ vệ sinh và đảm bảo an toàn nguồn nước sạch, tránh tình trạng lây nhiễm;
d) Bồn/bể chứa, bể lắng, bể lọc phải phù hợp với công nghệ xử lý nước cấp; thực hiện vệ sinh theo quy định hoặc khi cần thiết;
đ) Trong trường hợp có sự cố về chất lượng nước, lập tức dừng sản xuất và cô lập sản phẩm sản xuất trong thời gian xảy ra sự cố;
e) Có máy phát điện và máy bơm nước dự phòng trong trường hợp mất điện hoặc máy bơm nước bị hỏng để đáp ứng yêu cầu sản xuất liên tục của cơ sở;
g) Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn dùng để sản xuất sữa được chứa và bảo quản đảm bảo không bị thôi nhiễm hoặc, bị nhiễm bẩn từ các nguồn ô nhiễm khác.
6. Hệ thống cung cấp hơi nước, nhiệt và khí nén đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Nồi hơi phải được thiết kế, bố trí ở khu vực riêng, ngăn cách với khu vực sản xuất, phải được kiểm tra, kiểm định định kỳ theo quy định hiện hành;
b) Hệ thống đường ống cấp hơi nước, khí nén phải được thiết kế, lắp đặt bảo đảm an toàn, có chỉ dẫn dễ phân biệt với các hệ thống đường ống khác, phải được kiểm tra định kỳ theo quy định hiện hành.
7. Có hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải, khí thải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Đối với chất thải rắn
- Phải được thu gom và chứa đựng trong thùng hoặc dụng cụ chứa đựng phù hợp và đặt ở vị trí phù hợp để thuận tiện cho việc thu gom, xử lý và không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất;
- Các dụng cụ chứa phế liệu được ghi rõ hoặc có dấu hiệu phân biệt với dụng cụ chứa nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm; làm bằng vật liệu không thấm nước, ít bị ăn mòn; đảm bảo kín, thuận tiện để làm vệ sinh (nếu sử dụng lại nhiều lần) hay tiêu hủy (nếu sử dụng 01 lần);
- Phải được xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường.
b) Đối với nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt
- Khu vực xử lý nước thải được bố trí cách biệt với khu vực sản xuất;
- Công suất và công nghệ xử lý phù hợp với lưu lượng thải tại công suất đỉnh của cơ sở sản xuất để đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định về môi trường;
- Không được thải trực tiếp nước thải chưa xử lý ra môi trường xung quanh; rãnh thoát nước trong khu vực sản xuất phải đảm bảo chảy từ nơi sạch đến nơi ít sạch hơn và đảm bảo thoát hết nước trong điều kiện ngừng dòng chảy;
- Hố ga phải có nắp đậy, khu vực chế biến phải thực hiện vệ sinh cống rãnh hố ga sau mỗi ngày sản xuất; định kỳ khai thông cống rãnh, hố ga theo quy định.
c) Khí thải từ khu vực sản xuất và hệ thống lò hơi phải được xử lý để tránh ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khác.
d) Đối với chất thải nguy hại
- Phải được thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý riêng theo quy định hiện hành;
- Được quản lý và xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường đối với chất thải nguy hại.
8. Có hệ thống kho đảm bảo các yêu cầu sau:
- Được bố trí riêng biệt với khu sản xuất;
- Nguyên liệu, phụ gia được đặt trên kệ/giá đỡ, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp;
- Đảm bảo các điều kiện quy định về nhiệt độ, độ ẩm, thời gian và điều kiện lưu giữ khác theo hướng dẫn hoặc quy định của nhà sản xuất;
- Đối với nguyên liệu, phụ gia đã mở bao nhưng chưa sử dụng hết phải bao gói kín sau mỗi lần sử dụng và lưu kho theo quy định;
- Nguyên liệu, phụ gia bảo quản trong kho phải ghi các thông tin về: Dấu cách tên nguyên liệu, phụ gia và thời hạn sử dụng;
- Đối với kho chứa sữa tươi nguyên liệu: Tại các trạm thu mua trung gian phải có hệ thống làm lạnh, có thiết bị, dụng cụ, hóa chất để kiểm tra chất lượng sữa tươi nguyên liệu, lưu mẫu sữa thu mua; bồn bảo quản sữa tươi nguyên liệu phải có lớp cách nhiệt, mặt trong bằng các loại vật liệu không bị thôi nhiễm, đảm bảo luôn duy trì ở nhiệt độ 4°C đến 6°C; thời gian bảo quản sữa tươi nguyên liệu tính từ khi vắt sữa tới khi chế biến không quá 48 giờ; bồn chứa phải được vệ sinh ngay sau khi không chứa sữa tươi nguyên liệu, đảm bảo không còn vi sinh vật, tồn dư hóa chất tẩy rửa theo quy định;
- Thực hiện chế độ bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ theo quy định của cơ sở.
b) Kho vật tư, bao bì, hóa chất
- Bố trí riêng biệt với khu sản xuất;
- Vật tư, bao bì được sắp xếp tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp;
- Bao bì trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm được bao gói theo quy định của nhà sản xuất;
- Thời gian, điều kiện bảo quản theo hướng dẫn hoặc quy định của nhà sản xuất;
- Thực hiện chế độ bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ theo quy định của cơ sở.
- Bố trí riêng biệt với khu sản xuất, thuận tiện cho việc nhập và xuất sản phẩm;
- Đảm bảo luôn duy trì nhiệt độ theo quy định, khô, sạch, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp để không làm thay đổi các chỉ tiêu chất lượng, cảm quan và an toàn của sản phẩm;
- Có khu vực dành riêng cho các sản phẩm không đạt chất lượng theo yêu cầu chờ xử lý;
- Thực hiện chế độ bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ theo quy định của cơ sở;
- Sản phẩm được bảo quản trong kho thành phẩm phải ghi các thông tin về: Tên sản phẩm, lô hàng, ngày sản xuất, ca sản xuất và thời hạn sử dụng;
- Đối với các sản phẩm yêu cầu điều kiện bảo quản lạnh:
+ Sản phẩm phải được xếp trong kho lạnh, đảm bảo luôn duy trì sự lưu thông của khí lạnh đến từng sản phẩm trong kho lạnh;
+ Luôn duy trì nhiệt độ kho lạnh theo yêu cầu của từng loại sản phẩm.
9. Có khu vực sản xuất đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Khu vực chuẩn bị nguyên liệu
- Nguyên liệu sản xuất phải để riêng từng loại, đặt trên kệ hoặc giá đỡ;
- Hương liệu được chuẩn bị riêng, đảm bảo không bị nhiễm chéo;
- Các thiết bị đo lường phải đảm bảo chính xác và hoạt động tốt;
- Vệ sinh thường xuyên, đảm bảo không bị bụi bẩn, đọng nước;
- Chỉ những người có trách nhiệm hoặc được phân công thực hiện mới được vào khu vực tiếp nhận nguyên liệu chuẩn bị sản xuất.
- Thiết bị chế biến phải được vệ sinh sạch trước khi sử dụng cho một chu kỳ sản xuất sản phẩm trong ngày;
- Rác thải được gom và đựng trong túi nilon hoặc thùng kín để đúng nơi quy định;
- Người làm việc trong khu vực phối trộn, tiếp xúc trực tiếp sản phẩm phải đeo găng tay chống thấm, bền, màu sáng và đảm bảo an toàn thực phẩm;
- Vệ sinh khu vực hàng ngày hoặc ngay khi kết thúc chu kỳ sản xuất của từng loại sản phẩm;
c) Khu vực chiết, rót, đóng gói
- Buồng hoặc phòng chiết, rót phải đảm bảo kín, vô trùng, duy trì nhiệt độ từ 20°C đến 28°C, áp suất dương so với bên ngoài;
- Thiết bị chiết, rót trong buồng hoặc phòng phải đảm bảo vô trùng trong suốt quá trình chiết, rót sản phẩm;
- Mặt phía trong của đường ống dẫn sản phẩm tới thiết bị chiết, rót phải được khử trùng đúng quy định;
- Vệ sinh thiết bị chiết, rót hàng ngày hoặc ngay khi kết thúc chu kỳ sản xuất của từng loại sản phẩm;
- Chỉ những người có trách nhiệm hoặc được phân công thực hiện mới được vào khu vực này để tránh xảy ra nhiễm chéo.
- Khu vực bao gói sữa thành phẩm phải vệ sinh sạch sẽ trước khi bao gói, bảo đảm luôn khô ráo;
- Dụng cụ và thiết bị bao gói sữa thành phẩm (bao gói màng co, in hạn sử dụng, băng chuyền, đóng gói thùng) phải được vệ sinh sạch sẽ.
10. Có hệ thống vận chuyển nội bộ đảm bảo sản phẩm sữa chế biến không được vận chuyển cùng các loại vật tư, nguyên liệu, hóa chất có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm. Chủ cơ sở quy định cụ thể (bằng văn bản) đối với phương tiện, phương thức, điều kiện bảo quản và quản lý an toàn thực phẩm của sản phẩm trong quá trình vận chuyển sản phẩm sữa chế biến thuộc phạm vi nội bộ.
11. Có hệ thống kiểm soát chất lượng nguyên liệu và sản phẩm đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Khu vực kiểm soát chất lượng được bố trí riêng biệt, thuận tiện cho việc kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất; được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị, dụng cụ tối thiểu để đo đạc, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng cơ bản đối với các nguyên liệu chính và thành phẩm. Bộ phận kiểm tra vi sinh vật phải đảm bảo vô trùng và cách biệt với các bộ phận kiểm tra khác;
b) Trường hợp không có phòng kiểm soát chất lượng thì cơ sở phải có hợp đồng thuê khoán với đơn vị kiểm tra, phân tích có năng lực và chuyên môn phù hợp để kiểm soát các chỉ tiêu cơ bản của nguyên liệu chính và thành phẩm;
c) Có khu vực lưu mẫu, hồ sơ lưu mẫu và bảo đảm thực hiện chế độ lưu, hủy mẫu theo yêu cầu bảo quản của từng loại mẫu.
a) Có đầy đủ hồ sơ quản lý (hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, phiếu kiểm nghiệm chất lượng, hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp an toàn thực phẩm và các tài liệu khác liên quan) đối với nguyên liệu, phụ liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao bì, hóa chất phục vụ truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm;
b) Có đầy đủ hồ sơ quản lý an toàn thực phẩm theo quy định (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm) đối với các sản phẩm sữa chế biến được sản xuất tại cơ sở.
13. Chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất, kinh doanh
Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải đáp ứng điều kiện tại Điều 28 Nghị định này.
1. Dụng cụ, bao bì chứa đựng tiếp xúc trực tiếp sản phẩm sữa chế biến thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
2. Máy móc, thiết bị và đồ dùng tiếp xúc với sữa và các nguyên liệu được thiết kế và chế tạo đồng bộ, được làm bằng vật liệu không gỉ, không gây độc hại cho việc sử dụng đã định, khi cần được làm sạch, tẩy trùng và duy tu bảo dưỡng dễ dàng để tránh gây nhiễm bẩn.
3. Thiết bị dùng để xử lý nhiệt, làm nguội, làm lạnh và giữ lạnh sữa được thiết kế đảm bảo nhanh chóng đạt được nhiệt độ theo yêu cầu kỹ thuật, duy trì một cách hữu hiệu; có thể giám sát, kiểm soát được nhiệt độ theo đúng quy định.
4. Khí thổi trực tiếp vào sản phẩm (nếu có) phải đảm bảo vô trùng.
5. Có hệ thống kiểm soát báo động khi các thông số chế biến (nhiệt độ, áp suất) vượt quá quy định.
6. Dụng cụ đựng phế thải và hóa chất độc hại được thiết kế phù hợp và an toàn, dễ nhận biết, làm từ vật liệu bền, ít hư hỏng.
7. Thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất, chế biến, kiểm tra phải được định kỳ bảo dưỡng, thay mới khi bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
Thiết bị kiểm tra, đo lường, thử nghiệm, thiết bị có quy định an toàn nghiêm ngặt phải được hiệu chuẩn, kiểm định theo quy định của pháp luật.
8. Việc sửa chữa và bảo dưỡng dụng cụ, thiết bị, máy móc chỉ được tiến hành ngoài khu vực sản xuất hoặc khi ngừng sản xuất. Trường hợp tiến hành sửa chữa tại chỗ hoặc bảo dưỡng dụng cụ, thiết bị, máy móc định kì phải tiến hành vệ sinh ngay sau khi kết thúc công việc.
9. Dầu mỡ để bôi trơn các bộ phận của trang thiết bị, máy móc có tiếp xúc với sản phẩm phải thuộc loại được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm.
a) Được xây dựng theo quy hoạch hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phải xa nguồn ô nhiễm, độc hại và các tác nhân gây ô nhiễm khác từ môi trường xung quanh ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm bia;
c) Có đủ diện tích để bố trí dây chuyền sản xuất phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, đảm bảo các công đoạn sản xuất đáp ứng yêu cầu công nghệ và áp dụng các biện pháp vệ sinh công nghiệp.
2. Thiết kế, bố trí nhà xưởng
a) Bố trí mặt bằng dây chuyền sản xuất phải phù hợp với hướng gió để tránh tác động từ các nguồn ô nhiễm như: Khí thải lò hơi, trạm xử lý nước thải, nơi tập kết chất thải rắn, khu vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác;
b) Có ngăn cách, cách biệt giữa các khu vực: Kho (nguyên liệu, phụ liệu, chất hỗ trợ chế biến, bảo quản sản phẩm); sản xuất (sơ chế, làm sạch và xử lý nguyên liệu, đường hóa, nhân men giống, lên men, lắng, lọc, chiết rót và hoàn thiện sản phẩm); hệ thống vệ sinh công nghiệp (CIP); cơ khí động lực; tập kết chất thải rắn và hệ thống thu gom xử lý nước thải; các công trình phụ trợ để tránh lây nhiễm chéo;
c) Hệ thống đường giao thông nội bộ phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo bền, chắc, không gây bụi; đường di chuyển trên cao phải có lan can hoặc vách ngăn dễ quan sát, bảo đảm an toàn lao động;
d) Hệ thống thoát nước (nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, nước mưa) phải được thiết kế, xây dựng riêng biệt, được che kín, đảm bảo độ dốc để thoát nước, không đọng nước cục bộ.
3. Kết cấu nhà xưởng
a) Khu vực xay, nghiền nguyên liệu đảm bảo không gây bụi ra môi trường xung quanh và không ảnh hưởng đến các công đoạn sản xuất khác;
b) Khu vực nấu phải được cung cấp đủ ánh sáng và thông gió tốt đảm bảo nhiệt độ môi trường làm việc theo quy định;
c) Khu vực nhân men giống phải đảm bảo điều kiện vệ sinh, phù hợp yêu cầu công nghệ, thuận tiện cho việc vệ sinh và khử trùng;
- Sàn khu vực lên men làm từ vật liệu bền, chống trơn, khó bong tróc, có độ dốc đảm bảo thoát nước tốt;
- Trường hợp các thiết bị lên men đặt trong nhà xưởng thì tường và trần nhà xưởng phải đảm bảo không thấm nước, dễ vệ sinh, không bị ẩm mốc;
- Trường hợp thực hiện quá trình nhân giống nấm men tại nơi sản xuất: Khu vực nhân giống phải được thiết kế đảm bảo vô trùng, có trang bị hệ thống diệt khuẩn, có chế độ kiểm soát các thiết bị để đảm bảo chất lượng men giống;
- Trường hợp không thực hiện giai đoạn nhân giống nấm men tại nơi sản xuất thì phải có các trang thiết bị đảm bảo an toàn tránh nhiễm khuẩn trong quá trình tiếp giống.
đ) Khu vực lọc và chiết rót:
- Phải bố trí riêng biệt, đảm bảo vô trùng, tránh côn trùng và lây nhiễm chéo từ các nguồn ô nhiễm xung quanh;
- Sàn nhà xưởng làm từ vật liệu bền, chống trơn, khó bong tróc và đảm bảo thoát nước tốt. Hệ thống cống thoát nước phải có nắp đậy.
- Nhà xưởng phải có các cửa thông gió đảm bảo sự lưu thông của không khí, dễ thoát nhiệt và khí phát sinh trong quá trình sản xuất;
- Khu vực xay, nghiền nguyên liệu phải lắp đặt hệ thống thông gió, lọc bụi để đảm bảo không gây ô nhiễm cho các công đoạn sản xuất khác;
- Khu vực nấu phải được thiết kế thông thoáng, thoát nhiệt, thoát ẩm và thoát mùi nhanh, đảm bảo nhiệt độ môi trường làm việc và an toàn lao động theo quy định.
5. Hệ thống cung cấp nước sản xuất
a) Phải đảm bảo đủ nguồn nước cấp đạt tiêu chuẩn;
b) Có đủ hệ thống bơm, xử lý nước, bồn hoặc bể chứa nước, hệ thống đường ống dẫn luôn trong tình trạng sử dụng tốt; định kỳ kiểm tra để tránh hiện tượng chảy ngược hay tắc nghẽn đường ống;
c) Đường ống cấp nước phải riêng biệt, có ký hiệu riêng dễ nhận biết, dễ vệ sinh và đảm bảo an toàn nguồn nước sạch, tránh tình trạng lây nhiễm;
d) Bồn hoặc bể chứa, bể lắng, bể lọc phải phù hợp với công nghệ xử lý nước cấp; thực hiện vệ sinh theo quy định hoặc khi cần thiết;
đ) Trong trường hợp có sự cố về chất lượng nước, lập tức dừng sản xuất và cô lập sản phẩm sản xuất trong thời gian xảy ra sự cố;
e) Có máy phát điện và máy bơm nước dự phòng trong trường hợp mất điện hoặc máy bơm nước bị hỏng để đáp ứng yêu cầu sản xuất liên tục của cơ sở;
g) Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn dùng để nấu bia phải được chứa đựng trong các thiết bị riêng, đảm bảo không bị thôi nhiễm, không bị nhiễm bẩn hoặc nhiễm vi sinh vật từ các nguồn nhiễm khác.
6. Hệ thống cung cấp hơi nước, nhiệt và khí nén
a) Nồi hơi phải được thiết kế, bố trí ở khu vực cách biệt với khu vực sản xuất, phải được kiểm tra, kiểm định định kỳ theo quy định hiện hành;
b) Hệ thống đường ống cấp hơi nước, khí nén phải được thiết kế, chế tạo từ các vật liệu phù hợp, lắp đặt bảo đảm an toàn, có ký hiệu hoặc chỉ dẫn phân biệt với các hệ thống đường ống khác, phải được kiểm tra định kỳ theo quy định hiện hành.
7. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải
- Phải được thu gom và chứa đựng trong thùng hoặc dụng cụ chứa đựng phù hợp và đặt ở vị trí dễ quan sát để thuận tiện cho việc thu gom, xử lý và không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất;
- Các dụng cụ chứa phế liệu phải được ghi rõ hoặc có dấu hiệu phân biệt với dụng cụ chứa nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm; làm bằng vật liệu không thấm nước, ít bị ăn mòn; đảm bảo kín, thuận tiện để làm vệ sinh (nếu sử dụng lại nhiều lần) hay tiêu hủy (nếu sử dụng 1 lần);
- Bã hèm bia phải được thu dọn sạch sẽ, định kỳ không quá 48 giờ/lần;
- Các loại giấy, nhãn, vỏ chai vỡ, nút cũ, hỏng có thể thu hồi để tái sử dụng, phải được thu gom, phân loại tại nguồn và được lưu giữ trong các túi hoặc thùng được phân biệt theo quy định của cơ sở trước khi vận chuyển đến nơi xử lý;
- Các chất thải rắn phải được xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường.
b) Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt:
- Khu vực xử lý nước thải phải bố trí cách biệt với khu vực sản xuất;
- Công suất và công nghệ xử lý phù hợp với lưu lượng thải tại công suất đỉnh của cơ sở sản xuất để đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định về môi trường;
- Không được thải trực tiếp nước thải chưa xử lý ra môi trường xung quanh rãnh thoát nước trong khu vực sản xuất phải đảm bảo chảy từ nơi sạch đến nơi ít sạch hơn và đảm bảo thoát hết nước trong điều kiện ngừng dòng chảy;
- Hố ga phải có nắp đậy, phải thực hiện vệ sinh cống rãnh trong khu vực chế biến sau mỗi ngày sản xuất; định kỳ khai thông cống rãnh, hố ga theo quy định;
- Trường hợp cơ sở sản xuất bia xây dựng trong khu công nghiệp, nước thải phải xả vào hệ thống thoát nước tập trung của khu công nghiệp theo các quy định hiện hành về quản lý môi trường khu công nghiệp.
c) Khí thải từ khu vực sản xuất và hệ thống lò hơi phải được xử lý để tránh ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khác.
- Chất thải nguy hại phải được thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý riêng theo quy định hiện hành;
- Phải được quản lý và xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường đối với chất thải nguy hại.
8. Hệ thống kho
a) Yêu cầu chung đối với các kho (nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao bì, thành phẩm) phải:
- Đảm bảo đủ sức chứa theo công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất;
- Có chế độ bảo dưỡng và làm vệ sinh định kỳ theo quy định của cơ sở;
- Đáp ứng các điều kiện bảo quản theo hướng dẫn hoặc quy định của nhà sản xuất;
- Phòng chống được sự xâm hại của côn trùng, loài gặm nhấm và các tác nhân gây hại khác;
- Có thông tin để nhận biết từng loại nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao bì, thành phẩm chứa trong kho; có hồ sơ theo dõi việc xuất và nhập tại từng kho.
b) Kho hóa chất phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện bảo quản theo quy định của nhà sản xuất và quy định hiện hành về bảo quản hóa chất.
c) Kho thành phẩm
Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 29 phải:
- Đảm bảo duy trì các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với yêu cầu kỹ thuật để bảo quản từng loại bia theo quy định của cơ sở sản xuất;
- Có đầy đủ các thông tin về: Tên sản phẩm, lô sản xuất, ngày sản xuất, ca sản xuất và các thông tin khác theo quy định của cơ sở;
- Có khu vực riêng để lưu giữ tạm thời các sản phẩm không đạt chất lượng trong quá trình chờ xử lý.
9. Hệ thống kiểm soát chất lượng nguyên liệu và sản phẩm
a) Khu vực kiểm soát chất lượng được bố trí riêng biệt, thuận tiện cho việc kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất; được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị, dụng cụ tối thiểu để đo đạc, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng cơ bản đối với các nguyên liệu chính và thành phẩm. Bộ phận kiểm tra vi sinh vật phải đảm bảo vô trùng và cách biệt với các bộ phận kiểm tra khác;
b) Trường hợp không có phòng kiểm soát chất lượng thì cơ sở phải có hợp đồng với đơn vị kiểm tra, phân tích có năng lực và chuyên môn phù hợp để kiểm soát các chỉ tiêu cơ bản của nguyên liệu chính và thành phẩm;
c) Có khu vực lưu mẫu, hồ sơ lưu mẫu và thực hiện chế độ lưu, hủy mẫu theo yêu cầu bảo quản của từng loại mẫu.
10. Vận chuyển nội bộ
a) Chủ cơ sở quy định cụ thể (bằng văn bản) đối với phương tiện, phương thức, điều kiện bảo quản và quản lý an toàn thực phẩm của sản phẩm bia trong quá trình vận chuyển thuộc phạm vi nội bộ;
b) Không vận chuyển bia cùng các loại vật tư, nguyên liệu, hóa chất có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm.
11. Quản lý hồ sơ
a) Có hồ sơ quản lý (hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, phiếu kiểm nghiệm chất lượng, hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và các tài liệu liên quan khác) đối với nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, phụ liệu, chất hỗ trợ chế biến, bao bì để phục vụ truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm;
b) Có đầy đủ hồ sơ quản lý an toàn thực phẩm theo quy định (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và kết quả kiểm nghiệm định kỳ) đối với các sản phẩm bia được sản xuất tại cơ sở.
12. Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 28 Nghị định này.
1. Dụng cụ, bao bì chứa đựng bia thực hiện theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
2. Thiết bị, dụng cụ chứa đựng nguyên liệu, thành phẩm phải được chế tạo từ vật liệu không làm thôi nhiễm vào sản phẩm.
3. Thiết bị xay nghiền phù hợp với yêu cầu công nghệ của mỗi loại nguyên liệu, phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi nghiền.
4. Thiết bị nấu, đường hóa, lọc nước nha (nước hèm):
a) Phải có đầy đủ các van an toàn ở trạng thái hoạt động tốt, được duy trì bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ để đảm bảo hoạt động an toàn trong điều kiện sản xuất với áp suất, nhiệt độ cao có đảo trộn;
b) Phải đảm bảo tốc độ gia nhiệt trong khoảng thời gian phù hợp với công nghệ và công suất thiết kế, gia nhiệt đều trên bề mặt nồi nấu;
c) Phải được tẩy rửa bằng hóa chất và khử trùng theo quy trình vệ sinh công nghiệp do chủ cơ sở ban hành. Các cửa mở ở nắp nồi nấu được bảo vệ bằng các viền nổi đảm bảo tránh nhiễm bẩn từ nước làm vệ sinh bề mặt thiết bị.
5. Thiết bị lọc bia được chế tạo từ các vật liệu tránh thôi nhiễm, dễ lắp đặt, vệ sinh và bảo dưỡng. Đảm bảo kín, tránh tổn thất CO2 và sự xâm nhập của oxy, vi sinh vật.
6. Thiết bị lên men:
a) Các đầu ống kết nối với thiết bị nhân men giống phải treo trên giá không đặt trực tiếp nền sàn và vệ sinh vô trùng trước khi sử dụng;
b) Phải được tẩy rửa bằng hóa chất và khử trùng theo hệ thống vệ sinh công nghiệp do chủ cơ sở quy định;
c) Các cửa mở ở nắp thiết bị lên men (tank) lên men được bảo vệ bằng các viền nổi để tránh nhiễm nước làm vệ sinh bề mặt thiết bị.
7. Thiết bị bài khí và bão hòa CO2 được chế tạo bằng vật liệu inox.
8. Thiết bị chiết rót: Phải đảm bảo rót đúng thể tích, không trào bọt; luôn được duy trì trong tình trạng sạch và vô khuẩn trước khi vận hành, phải có quy trình vệ sinh và diệt khuẩn.
9. Hệ thống đường ống dẫn sản phẩm phải được tẩy rửa bằng hóa chất và khử trùng theo quy trình vệ sinh công nghiệp do chủ cơ sở ban hành..;
10. Thiết bị vận chuyển nội bộ (xe nâng) phải được vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi vận chuyển sản phẩm. Sử dụng thiết bị vận chuyển chuyên dụng được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm vào sản phẩm bia để đảm bảo an toàn thực phẩm.
a) Lò hơi, hệ thống gia nhiệt, cung cấp hơi nước được thiết kế đảm bảo an toàn thực phẩm. Khí nóng và hơi nước đảm bảo không gây ô nhiễm cho sản phẩm;
b) Thiết bị kiểm tra đo lường, thử nghiệm, thiết bị có quy định an toàn nghiêm ngặt phải được hiệu chuẩn, kiểm định theo quy định của pháp luật hiện hành.
a) Thiết bị, dụng cụ sử dụng trong sản xuất phải được định kỳ bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới khi bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu hư hỏng;
b) Dụng cụ chứa đựng phế thải và hóa chất độc hại được thiết kế dễ nhận biết, có cấu trúc phù hợp, làm từ vật liệu bền, ít hư hỏng và có thể khóa được để tránh sự nhiễm bẩn;
c) Chỉ tiến hành việc sửa chữa và bảo dưỡng máy móc trong phạm vi ngoài khu vực sản xuất hoặc khi ngừng sản xuất. Trường hợp tiến hành sửa chữa tại chỗ hoặc bảo dưỡng máy móc theo định kì sau khi hoàn thành phải tiến hành làm vệ sinh thiết bị và khu vực xung quanh;
d) Dầu mỡ để bôi trơn các bộ phận của trang thiết bị, máy móc tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải thuộc loại được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm.
a) Được xây dựng theo quy hoạch hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Phải xa nguồn ô nhiễm, độc hại, không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây ô nhiễm từ môi trường xung quanh làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm dầu thực vật;
c) Có đủ diện tích để bố trí dây chuyền sản xuất phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, đảm bảo các công đoạn sản xuất, đáp ứng yêu cầu công nghệ và các biện pháp vệ sinh công nghiệp.
2. Bố trí, thiết kế nhà xưởng
a) Bố trí mặt bằng dây chuyền sản xuất phải phù hợp với hướng gió để tránh ảnh hưởng thải rắn, các loại bã dầu, khu vệ sinh và các nguồn ô nhiễm khác;
b) Thiết kế nhà xưởng theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng là dầu thực vật;
c) Có ngăn cách, cách biệt giữa các khu vực: Kho (nguyên liệu, phụ liệu, chất hỗ trợ chế biến, bảo quản sản phẩm); sản xuất (sơ chế, làm sạch nguyên liệu, chưng sấy, ép, trích ly, tinh luyện, chiết hoặc rót và hoàn thiện sản phẩm, hệ thống vệ sinh công nghiệp (CIP), cơ khí động lực); tập kết chất thải rắn, hệ thống thu gom nước thải, bã dầu và các công trình phụ trợ để tránh lây nhiễm chéo;
d) Hệ thống đường giao thông nội bộ phải được thiết kế, xây dựng đảm bảo bền, chắc, không gây bụi, đường di chuyển trên cao phải có lan can hoặc vách ngăn dễ quan sát, bảo đảm an toàn lao động;
đ) Hệ thống thoát nước (nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt và nước mưa) phải được thiết kế, xây dựng riêng biệt, có nắp đậy, đảm bảo độ dốc để thoát nước, không đọng nước cục bộ.
3. Kết cấu nhà xưởng
a) Nền nhà khu vực sản xuất phải đảm bảo dễ thoát nước, được làm từ vật liệu bền, khó bong tróc, chống trơn và dễ vệ sinh. Hệ thống thoát nước trong khu vực sản xuất phải có nắp đậy;
b) Các hố ga, hố thu nước phải có bẫy ngăn mùi, ngăn côn trùng và hạn chế vi sinh vật từ cống thoát nước xâm nhập vào bên trong nhà xưởng;
c) Hệ thống các đường ống (dẫn dầu thực vật, dẫn và thu hồi dung môi, làm sạch thiết bị) phải được sơn màu khác nhau và phải có chỉ dẫn dễ phân biệt.
4. Hệ thống thông gió
a) Nhà xưởng phải có các cửa thông gió đảm bảo sự lưu thông của không khí, dễ thoát nhiệt và khí phát sinh trong quá trình sản xuất để đảm bảo nhiệt độ môi trường làm việc và an toàn lao động theo quy định;
b) Khu vực chưng sấy, trích ly phải được thông gió để đảm bảo nhiệt độ môi trường làm việc và an toàn lao động theo quy định;
c) Khu vực ép nguyên liệu phải có hệ thống lọc bụi và thông gió phù hợp, không gây ô nhiễm cho các công đoạn sản xuất khác;
d) Khu vực tinh luyện dầu phải được thiết kế đảm bảo thông thoáng, thoát nhiệt và thoát mùi nhanh để đảm bảo nhiệt độ, chất lượng môi trường không khí nơi làm việc và an toàn lao động theo quy định;
đ) Khu vực đặt hệ thống thiết bị chiết rót sản phẩm phải luôn khô, thoáng, sạch sẽ.
5. Hệ thống cung cấp hơi nước, nhiệt và khí nén
a) Nồi hơi phải được thiết kế, bố trí ở khu vực riêng, ngăn cách với khu vực sản xuất, phải được kiểm tra, kiểm định định kỳ theo quy định hiện hành;
b) Hệ thống đường ống cấp hơi nước, khí nén phải được thiết kế, lắp đặt bảo đảm an toàn, có ký hiệu hoặc chỉ dẫn phân biệt với các hệ thống đường ống khác, phải được kiểm tra định kỳ theo quy định hiện hành.
6. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nước thải, khí thải
a) Đối với chất thải rắn
- Bã dầu sau ép, trích ly phải được thu gom vào khu vực riêng, có diện tích phù hợp với công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất, được thu dọn sạch sẽ định kỳ không quá 48 giờ/lần để tránh lây nhiễm chéo trong quá trình sản xuất;
- Giấy, nhãn, vỏ chai, can, thùng, nắp hỏng và các chất thải rắn khác trong quá trình sản xuất phải được thu gom và chứa đựng trong thùng hoặc dụng cụ chứa đựng phù hợp và đặt ở vị trí dễ quan sát để thuận tiện cho việc thu gom, xử lý và không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất;
- Chất thải trong khu vực phụ trợ, chất thải sinh hoạt phải được thu gom phân loại và tập kết tại khu vực riêng để xử lý;
- Phải được xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường.
b) Đối với nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt
- Khu vực xử lý nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt phải bố trí cách biệt với khu vực sản xuất và đặt ở cuối hướng gió;
- Công suất, công nghệ xử lý phải phù hợp với lưu lượng thải tại công suất đỉnh của cơ sở sản xuất và đảm bảo nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn quy định về môi trường;
c) Khí thải từ khu vực sản xuất và hệ thống lò hơi phải được xử lý để tránh ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khác;
- Phải được thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý riêng theo quy định hiện hành;
- Phải được quản lý và xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường đối với chất thải nguy hại.
7. Hệ thống kho
a) Yêu cầu chung đối với các kho (nguyên liệu, bảo quản dầu thực vật thô, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao bì, thành phẩm) phải:
- Đảm bảo đủ sức chứa theo công suất thiết kế của dây chuyền sản xuất;
- Có chế độ bảo dưỡng và làm vệ sinh định kỳ theo quy định của cơ sở;
- Đáp ứng các điều kiện bảo quản theo hướng dẫn hoặc quy định của nhà sản xuất;
- Phòng chống được sự xâm hại của côn trùng, loài gặm nhấm và các tác nhân gây hại khác;
- Có thông tin để nhận biết từng loại nguyên liệu, bảo quản dầu thực vật thô, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao bì, thành phẩm chứa trong kho, có hồ sơ theo dõi xuất và nhập tại từng kho.
b) Kho hóa chất phải phù hợp với yêu cầu, điều kiện bảo quản theo quy định của nhà sản xuất và quy định hiện hành về bảo quản hóa chất;
Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 29, kho thành phẩm phải:
- Đảm bảo độ ẩm, nhiệt độ phù hợp với từng loại dầu thực vật, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm;
- Có đầy đủ các thông tin về: Tên sản phẩm, lô sản xuất, ngày sản xuất, ca sản xuất và các thông tin khác theo quy định của cơ sở;
- Có khu vực riêng để lưu giữ tạm thời các sản phẩm không đạt chất lượng trong quá trình chờ xử lý.
8. Khu vực sản xuất dầu thực vật thô
a) Nguyên liệu phải được bảo quản trong kho hoặc xi-lô để đảm bảo an toàn chất lượng nguyên liệu;
b) Các loại hóa chất sử dụng để bảo quản nguyên liệu và sản xuất dầu thực vật phải thuộc danh mục cho phép theo quy định hiện hành, không ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm;
c) Giai đoạn làm sạch và sơ chế nguyên liệu
- Nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất phải được kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, nấm mốc gây độc, kim loại nặng; chỉ được sử dụng nguyên liệu đạt yêu cầu chất lượng và an toàn thực phẩm để sản xuất dầu thực vật;
- Nguyên liệu trước khi đưa vào ép, trích ly phải được tách hết đất, đá, cát, kim loại và các tạp chất khác.
d) Giai đoạn ép, trích ly và thu hồi dầu thực vật thô đảm bảo không bị tạp nhiễm bởi côn trùng, bụi bẩn, nhiễm chéo từ bã dầu và các nguồn gây nhiễm khác, kiểm soát được chất lượng và dư lượng dung môi.
9. Khu vực sản xuất dầu thực vật thành phẩm
a) Giai đoạn tinh luyện dầu thực vật phải đảm bảo tách được các chất có hại hòa tan trong dầu thô, đảm bảo an toàn thực phẩm, không làm biến đổi các chất dinh dưỡng và chất lượng dầu thực vật;
b) Giai đoạn chiết hoặc rót dầu thực vật
- Khu vực chiết hoặc rót phải tách biệt với các khu vực sản xuất khác; có chế độ kiểm soát các thiết bị trước mỗi lần sản xuất hoặc ca sản xuất để đảm bảo thiết bị luôn hoạt động tốt;
- Quá trình chiết hoặc rót phải được giám sát bởi thiết bị hoặc người lao động để đảm bảo định lượng, chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm.
c) Giai đoạn hoàn thiện sản phẩm
- Dầu thực vật thành phẩm được ghi và phân lô theo ca hoặc theo chu kỳ sản xuất, mỗi lô sản phẩm phải được kiểm tra chất lượng, cảm quan, bao bì, nhãn mác trước khi nhập hoặc xuất kho để sản phẩm bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm trước khi phân phối và lưu thông trên thị trường;
- Dầu thực vật thành phẩm phải được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp với đặc tính của từng loại theo quy định của cơ sở sản xuất, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm.
a) Chủ cơ sở quy định cụ thể (bằng văn bản) đối với phương tiện, phương thức, điều kiện bảo quản và quản lý an toàn thực phẩm của sản phẩm trong quá trình vận chuyển dầu thực vật thuộc phạm vi nội bộ;
b) Không vận chuyển dầu thực vật cùng các loại vật tư, nguyên liệu, hóa chất có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm.
11. Hệ thống kiểm soát chất lượng nguyên liệu và sản phẩm
a) Khu vực kiểm soát chất lượng được bố trí riêng biệt, thuận tiện cho việc kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất; được trang bị hệ thống máy móc, thiết bị, dụng cụ tối thiểu để đo đạc, kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng cơ bản đối với các nguyên liệu chính và thành phẩm. Bộ phận kiểm tra vi sinh vật phải đảm bảo vô trùng và cách biệt với các bộ phận kiểm tra khác;
b) Trường hợp không có phòng kiểm soát chất lượng thì cơ sở phải có hợp đồng thuê khoán với đơn vị kiểm tra, phân tích có năng lực và chuyên môn phù hợp để kiểm soát các chỉ tiêu cơ bản của nguyên liệu chính và thành phẩm;
c) Có khu vực lưu mẫu, hồ sơ lưu mẫu và bảo đảm thực hiện chế độ lưu, hủy mẫu theo yêu cầu bảo quản của từng loại mẫu.
a) Có đầy đủ hồ sơ quản lý (hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, phiếu kiểm nghiệm chất lượng, hồ sơ công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp an toàn thực phẩm và các tài liệu khác có liên quan) đối với nguyên liệu, phụ liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, vật tư, bao bì, hóa chất phục vụ truy xuất nguồn gốc, kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm;
b) Có đầy đủ hồ sơ quản lý an toàn thực phẩm theo quy định (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm) đối với các sản phẩm dầu thực vật được sản xuất tại cơ sở.
13. Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 28 Nghị định này.
1. Dụng cụ, bao bì chứa đựng dầu thực vật thực hiện theo các quy chuẩn Quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
2. Thiết bị trung hòa (tách axit béo tự do) phải kiểm soát được nhiệt độ, tốc độ khuấy để tách triệt để cặn xà phòng, đảm bảo chất lượng dầu thực vật theo quy định.
3. Thiết bị lắng phải có đủ dung tích, được thiết kế và chế tạo phù hợp để kiểm soát được quá trình lắng của từng loại sản phẩm.
4. Thiết bị chiết hoặc rót và đóng nắp dầu thành phẩm phải được sắp xếp để tránh các vật lạ hoặc côn trùng xâm nhập vào sản phẩm.
5. Các thiết bị, dụng cụ sản xuất phải được định kì bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới khi bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
6. Các thiết bị kiểm tra đo lường; thử nghiệm, thiết bị có quy định an toàn nghiêm ngặt phải được hiệu chuẩn, kiểm định theo quy định của pháp luật.
7. Có hệ thống kiểm soát báo động khi các thông số chế biến (nhiệt độ, áp suất) vượt quá quy định.
8. Dụng cụ đựng phế thải và hóa chất độc hại được thiết kế đặc biệt dễ nhận biết, có cấu trúc phù hợp, làm từ vật liệu bền, hư hỏng và có thể khóa được để tránh sự nhiễm bẩn.
9. Chỉ tiến hành việc sửa chữa và bảo dưỡng máy móc trong phạm vi ngoài khu vực sản xuất hoặc khi ngừng sản xuất. Trường hợp tiến hành sửa chữa tại chỗ hoặc bảo dưỡng máy móc theo định kì sau khi hoàn thành phải tiến hành làm vệ sinh thiết bị và khu vực xung quanh.
10. Dầu mỡ để bôi trơn các bộ phận của trang thiết bị, máy móc tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải thuộc loại được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm.
1. Khu vực sản xuất thực phẩm phải được bố trí tại địa điểm không bị ngập nước, đọng nước, ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại và có khoảng cách an toàn với các nguồn gây ô nhiễm khác.
2. Các công đoạn sản xuất sản phẩm thực phẩm phải được bố trí theo nguyên tắc và quy trình chế biến một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng.
3. Nền nhà khu vực sản xuất phải bằng phẳng, thoát nước tốt, không gây trơn trượt, không đọng nước và dễ làm vệ sinh; trần nhà không bị dột, thấm nước, rêu mốc và đọng nước.
4. Chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất phải đáp ứng quy định tại Điều 28 Nghị định này.
1. Nguyên liệu sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm phải bảo đảm:
a) Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc;
b) Được bảo quản phù hợp với điều kiện, tiêu chuẩn và hướng dẫn bảo quản của nhà cung cấp;
c) Không được để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng khác có khả năng lây nhiễm chéo hoặc không bảo đảm an toàn thực phẩm.
2. Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm sử dụng cho thực phẩm phải thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y tế.
3. Cơ sở phải có đủ nước sạch để sản xuất, chế biến thực phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.
4. Chất thải rắn, nước thải trong khu vực sản xuất thực phẩm phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và của địa phương.
Khu vực bảo quản và lưu giữ thực phẩm phải bảo đảm:
1. Duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió và các yếu tố bảo đảm an toàn thực phẩm khác theo quy định và yêu cầu về bảo quản thực phẩm của nhà sản xuất.
2. Có biện pháp, dụng cụ chống côn trùng và động vật gây hại.
3. Sản phẩm thực phẩm không được để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng khác có khả năng lây nhiễm chéo hoặc không bảo đảm an toàn thực phẩm.
1. Chủ cơ sở phải niêm yết tại cơ sở: Quy định đối với phương tiện, phương thức, điều kiện bảo quản và quản lý an toàn thực phẩm của sản phẩm trong quá trình vận chuyển thực phẩm trong khu vực sản xuất.
2. Không vận chuyển thực phẩm cùng các loại vật tư, nguyên liệu, hóa chất có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm.
1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm được bố trí tại địa điểm không bị ngập nước, đọng nước, không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại, các nguồn gây ô nhiễm khác.
2. Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại.
3. Nền nhà thoát nước tốt, không đọng nước và dễ làm vệ sinh; trần nhà không bị dột, thấm nước.
4. Cơ sở phải có đủ nước hợp vệ sinh để kinh doanh thực phẩm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc địa phương về chất lượng nước sạch sinh hoạt.
5. Có trang thiết bị hoặc biện pháp để duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo các quy định về bảo quản của nhà sản xuất và lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán bảo đảm truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
6. Thu gom, xử lý chất thải theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Khu vực chứa đựng, kho bảo quản thực phẩm phải duy trì điều kiện nhiệt độ, độ ẩm; ánh sáng, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm theo các quy định về bảo quản sản phẩm của nhà sản xuất.
2. Có biện pháp phòng, chống côn trùng và động vật gây hại.
3. Sản phẩm thực phẩm không để chung với hàng hóa, hóa chất và những vật dụng có khả năng gây mất an toàn thực phẩm.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016.
2. Nghị định này bãi bỏ các điều, khoản, điểm tại các văn bản sau:
a) Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học;
b) Điểm đ khoản 2, khoản 4 Điều 8, khoản 7 Điều 15 Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
GOVERNMENT ------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 77/2016/ND-CP |
Hanoi, July 01, 2016 |
SUPPLEMENTING AND AMENDING CERTAIN REGULATIONS ON INVESTMENT AND TRADING CONDITIONS IN INTERNATIONAL TRADE IN GOODS, CHEMICALS, INDUSTRIAL EXPLOSIVES, FERTILIZER, GAS BUSINESS AND FOOD BUSINESS UNDER THE STATE MANAGEMENT OF MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Commercial Law dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law on quality of products and goods dated November 21, 2007;
Pursuant to the Law on Chemicals dated November 21, 2007;
Pursuant to the Law on Food Safety dated June 17, 2010;
Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014;
Pursuant to the Ordinance on management and use of weapons, explosive materials and combat gears dated June 30, 2011 and the Ordinance dated July 12, 2013 on amendments and supplements to certain articles of the Ordinance on management and use of weapons, explosive materials and combat gears;
At the request of Minister of Industry and Trade;
The Government promulgates a Decree to provide for supplements and amendments to certain regulations on investment and trading conditions in international trade in goods, chemicals, industrial explosives, fertilizer, gas business and food business under the state management of Ministry of Industry and Trade.
Article 1. Addition of Clause 11 to Article 9 of the Government’s Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 elaborating the implementation of the Commercial Law with regard of international trade in goods and agencies' sale, purchase, processing and in transit of goods for foreign principals
“11. Import/export of minerals:
a) Importers/exporters of minerals must be traders as referred to by the Commercial Law;
b) With regard to export, import, temporary import for re-export and transit of coals, traders must own or lease business locations, vehicles, loading instruments, warehouses, ports, and measuring instruments to serve the business and meet requirements for technology, safety, environmental hygiene, and fire and explosion prevention in accordance with prevailing laws.”
Article 2. Amendments to Clause 2 and Clause 3 Article 11 of the Government’s Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 elaborating the implementation of the Commercial Law with regard of international trade in goods and agencies' sale, purchase, processing and in transit of goods for foreign principals
“2. Except for the cases where goods are banned from temporary import for re-export or subject to the suspension of temporary import for re-export and goods subject to the cases stated in Clause 1 of this Article, enterprises are only required to carry out procedures for temporary import for re-export at customs agencies and are not required to submit the license to temporarily import goods for re-export. Ministry of Industry and Trade is assigned by the Government to announce the List of goods which are banned from the temporary import for re-export or subject to the suspension of temporary import for re-export as referred to in this clause.
3. The following goods shall be temporarily imported for re-export under certain conditions:
a) Used goods;
b) Frozen foods;
c) Goods subject to special excise duty.
Ministry of Industry and Trade is assigned by the Government to announce the List of goods temporarily imported for re-export under certain conditions as referred to in this clause.”
Article 3. Addition of Article 11a to the Government’s Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 elaborating the implementation of the Commercial Law with regard of international trade in goods and agencies' sale, purchase, processing and in transit of goods for foreign principals
“Article 11a. Conditions for temporary import for re-export of frozen foods
An enterprise implementing the temporary import for re-export of frozen foods in the List promulgated by Minister of Industry and Trade must satisfy all of the following conditions:
1. Have at least VND 10 billion deposited at a credit institution in the province or city where the enterprise’s warehouse is located as referred to in Clause 2 of this Article.
2. Warehouses to serve the temporary import for re-export of frozen foods must be available. To be specific:
a) The warehouse must contain at least one hundred 40ft containers with the minimum area of 1,500 m2. The warehouse must be surrounded with a solid fence with minimum height of 2.5m, have way for vehicles transporting containers out and in the warehouse, and have gate and signboard of enterprise usingthat warehouse;
b) The warehouse must have sufficient power (including network electricity and backup generators with equivalent capacity) and accompanied specialized equipment to operate refrigerated containers in corresponding to the warehouse’s capacity;
c) The warehouse must be owned or leased by an enterprise under a lease contract, located in a planning area for warehousing system in service of temporary import for re-export of frozen foods or in an area prescribed by a boundary provincial People's Committee on the basis of an agreement made with General Department of Vietnam Customs, Border Guard High Command and Ministry of Industry and Trade to build warehouses in service of temporary import for re-export of frozen foods;
d) The enterprise is not allowed to lease the partial or entire warehouse which it has declared to apply for code of temporary import for re-export to another enterprise in order to serve the purpose of applying for a code of temporary import for re-export.”
Article 4. Addition of Article 11b to the Government’s Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 elaborating the implementation of the Commercial Law with regard of international trade in goods and agencies' sale, purchase, processing and in transit of goods for foreign principals
“Article 11b. Conditions for temporary import for re-export of goods subject to special excise duty
An enterprise engaging in temporary import for re-export of goods subject to special excise duty in the List announced by Minister of Industry and Trade must have VND 07 billion deposited at a credit institution in the province or city where that enterprise has Certificate of Business Registration or Certificate of Enterprise Registration issued.”
Article 5. Addition of Article 11c to the Government’s Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 elaborating the implementation of the Commercial Law with regard of international trade in goods and agencies' sale, purchase, processing and in transit of goods for foreign principals
“Article 11c. Conditions for temporary import for re-export of used products
An enterprise engaging in temporary import for re-export of used products must have VND 07 billion deposited at a credit institution in the province or city where that enterprise has Certificate of Business Registration or Certificate of Enterprise Registration issued.”
Article 6. Addition of Article 11d to the Government’s Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 elaborating the implementation of the Commercial Law with regard of international trade in goods and agencies' sale, purchase, processing and in transit of goods for foreign principals
“Article 11d. Issuance of Certificate of code of good temporary import for re-export
1. Ministry of Industry and Trade shall issue a Certificate of code of good temporary import for re-export (hereinafter referred to as code of temporary import for re-export) to an enterprise that meets conditions prescribed in Article 11a or Article 11b or Article 11c of this Decree.
2. The code of temporary import for re-export prescribed in this Article is a specific code for each commodity heading. An enterprise may carry out the temporary import for re-export of goods in the commodity heading of which code of temporary import for re-export issued to that enterprise.
3. In case where foreign goods are sent into bonded warehouses for export/re-export through boundary provinces, only enterprises who have code of temporary import for re-export of the commodity heading of those goods may fill their names in customs declarations for putting goods into bonded warehouses and ex-warehousing from bonded warehouses for export/ re-export. Goods sent into bonded warehouses must comply with regulations of the law on customs.
4. The temporary import for re-export and/or sending of goods prescribed in Article 11a, Article 11b and Article 11c of this Decree into bonded warehouses shall not be the conditional temporary import for re-export and shall not require a code of temporary import for re-export provided that the export/re-export of those goods are not made through Northern boundary border gates. In special cases, Ministry of Industry and Trade may request the Prime Minister to adopt regulations on issuance of codes of good temporary import for re-export to enterprises that engage in temporary import for re-export and/or sending goods into bonded warehouses for export/re-export not through Northern boundary border gates.”
Article 7. Addition of Article 28a to the Government’s Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 elaborating the implementation of the Commercial Law with regard of international trade in goods and agencies' sale, purchase, processing and in transit of goods for foreign principals
“Article 28a. Conditions for issuance of permit for production/ export processing of military uniforms of foreign armed forces
Ministry of Industry and Trade shall issue permit for production/export processing of military uniforms of foreign armed forces upon a written certification of Ministry of Public Security or Ministry of National Defence after all of the following conditions are satisfied:
1. Have a sales contract or contract for production/export processing which is entered into between the party placing order for production/processing and the agency in charge of purchase/logistics of a foreign armed force, or certification of the agency or entity that is the final user of military uniforms produced/processed in Vietnam as ordered.
2. If the importing country is USA, the application for permit for production/export processing for the first time must be enclosed with certificate of producer identification code (MID code) for exporting garments products to USA issued by Ministry of Industry and Trade.”
Article 8. Addition of Article 12a to the Government’s Decree No. 108/2008/ND-CP dated October 07, 2008 detailing and guiding the implementation of certain articles of the Law on Chemicals
“Article 12a. Conditions for production/trading of industrial precursors
1. Conditions for production of industrial precursors
Producers of industrial precursors must satisfy all of conditions for production of industrial chemicals referred to in Clause 4 Article 1 of the Government’s Decree No. 26/2011/ND-CP dated April 08, 2011 providing for amendments to certain articles of the Government’s Decree No. 108/2008/ND-CP dated October 07, 2008 detailing and guiding the implementation of certain articles of the Law on Chemicals.
2. Conditions for trading in industrial precursors
A trader in industrial precursors must satisfy all of conditions for trading in industrial chemicals as referred to in Clause 4 Article 1 of the Decree No. 26/2011/ND-CP and the following conditions:
a) Have Certificate of Enterprise Registration, or Investment License, or Certificate of Business Registration or Certificate of Household Business Registration;
b) Persons in direct contact with precursors, including managers, shopkeepers, delivery men and warehouse-keepers, have attended training courses in chemical safety as referred to in Clause 5 Article 1 of Decree No. 26/2011/ND-CP;
c) Business locations and/or locations for displaying industrial precursors for sale must ensure the quality of stored industrial precursors in conformity with the law on quality of goods and products. Warehouses or areas for storing and preserving industrial precursors must satisfy technical requirements on safety and have necessary warnings installed in accordance with the Law on Chemicals;
d) A trader in industrial precursors must meet requirements on firefighting and prevention, and environmental protection as regulated by laws;
dd) Sold industrial precursors must be properly labeled in accordance with the laws. Invoices for purchase and sale of precursors must clearly show the origin, importers or distributors of such precursors. Entities importing precursors from foreign countries into Vietnam must have one of documents relating to the trading in precursors such as sales contract, or sales agreement, or memorandum, or commercial invoice;
e) Record of sales of toxic chemicals certified by the buyer and seller must be presented in conformity with the Law on Chemicals if sulfuric acid and hydrochloric acid are traded.”
Article 9. Amendments to Points c, d, dd, h and i Clause 1 Article 15 of the Government’s Decree No. 38/2014/ND-CP dated May 06, 2014 on management of chemicals governed by the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction
“Article 15. Conditions for production of Schedule 1 chemicals
1. Organizations and individual are not allowed to produce the Schedule 1 chemicals, except for the cases where they are produced to serve the purposes of scientific research, maintenance of national defense and security, prevention and combat of epidemic diseases, and any producer of Schedule 1 chemicals for such purposes must satisfy the following conditions:
c) Have location, area, workshop, machinery, equipment, technological process and warehouse suitable to produce Schedule 1 chemicals with quality standards assured.
Chemical production line must ensure quality of produced chemicals. Machinery and equipment for producing Schedule 1 chemicals must have clear and legitimate origin. Machinery and equipment must have stringent requirements on safety, and testing and measurement instruments must be verified, calibrated and adjusted in conformity with current regulations on machinery and equipment verification, and correspond to the production capacity and technological process;
Available or leased warehouses must correspond to chemical warehouse technologies and comply with regulations and standards on fire and explosion prevention. The warehouse where chemicals are stored must have a notice board showing regulations on chemical safety, conspicuous danger signs and signaling system in corresponding with the danger level of stored chemicals with all hazards of chemicals are shown;
Stored chemicals must have proper labels in accordance with current laws on labeling. Labels of Schedule 1 chemicals must be chemically and mechanically durable throughout the existence of chemicals.
d) Have testing/ analytical laboratories for managing quality of chemicals. Testing laboratories must be able to carry out analysis of quality norms specified in National technical regulation for output products and quality norms defined in technical standards applied to input materials in order to control product quality;
In cases where testing laboratories are not available or existing testing laboratories are unable to carry out testing for required quality norms, the producer must enter into a contract with a qualified testing institution that has a certificate of testing operation registration issued in conformity with regulations on quality of goods and products and is assigned to control quality of chemicals.
dd) Have a chemical emission and waste treatment system in conformity with regulations of the law on environment and national technical regulations for industrial emissions, hazardous waste threshold and solid wastes;
h) Employ a technical director or deputy director who must possess bachelor’s degree or higher level in chemicals; managerial, technical and production executives must possess bachelor’s degree or higher level in chemicals or have obtained certificates proving their competence in chemicals;
i) Employees in direct contact with chemicals must attend training courses in chemical safety and have certificates of completion of training courses in chemical safety granted by competent agencies.”
Article 10. Amendments to Points a, b and c Clause 3 Article 11 of the Government’s Decree No. 76/2014/ND-CP dated July 29, 2014 detailing certain articles of the Ordinance on amendments to the Ordinance on management and use of weapons, explosive materials and combat gears
“3. Technical facilities:
a) The warehouse or port where explosive precursors are unloaded must comply with regulations on security and safety; have fire safety equipment and satisfy fire prevention and fighting conditions as prescribed by the Law on fire prevention and fighting; ensure a safe distance to the entities and objects that need protection under applicable standards, regulations of law on chemicals, and relevant regulations. A trader in ammonium nitrate of high content (98.5% or higher) must have a Certificate of conformity with security and public order issued by a competent authority;
b) Containers of explosive precursors must ensure quality of stored explosive precursors and environmental hygiene, must be impervious to water, not leaked, be cleaned and dried before storing explosive precursors; vehicles for transporting explosive precursors must comply with regulations of the law on transport of dangerous goods;
c) A trader in explosive precursors must have a warehouse (or lease a warehouse to store explosive precursors) which must meet requirements on warehouse and quality assurance of traded explosive precursors.”
Article 11. Amendments to Clause 4 Article 11 of the Government’s Decree No. 76/2014/ND-CP dated July 29, 2014 detailing certain articles of the Ordinance on amendments to the Ordinance on management and use of weapons, explosive materials and combat gears
“4. Chemical safety requirements
a) Have adopted measures certified by or plans approved by competent authorities for preventing and responding to events of chemical hazards in accordance with the Law on Chemicals;
b) Have chemical safety datasheet expressed in Vietnamese, issued by trader, attached along with explosive precursors and retained at places where explosive precursors are stored;
c) Have regulations on chemical safety and signaling system in corresponding with the danger level of stored chemicals shown at places where explosive precursors are stored. If stored explosive precursors have different hazards, warning signs must fully show such hazards;
d) Do not store explosive precursors in outdoor condition; do not store explosive precursors together with combustible materials, reducing agents and chemicals/materials which generate heat by absorption of moisture.”
Article 12. Amendments to Clause 6 Article 17 of the Government’s Decree No. 39/2009/ND-CP dated April 23, 2009 providing for industrial explosives
“Article 17. Conditions for production of industrial explosives
6. Managers, workers and employees involved in the production of industrial explosives must satisfy security and order requirements; possess professional qualifications corresponding to their working positions and duties, have been trained in safety techniques, fire prevention and fighting and response to accidents in industrial explosive production activities. To be specific:
a) Persons in direct contact with the production of industrial explosives must satisfy the following conditions:
- Have legitimate personal identification papers and are not prohibited from participating in industrial explosive activities as referred to in Clause 5 Article 5 of the Decree No. 39/2009/ND-CP;
- Possess professional qualifications corresponding to assigned duties and have been trained in safety techniques in industrial explosive activities as referred to Article 29 of the Decree No. 39/2009/ND-CP and regulations in QCVN 01:2012/BCT, QCVN 02:2008/BCT on industrial explosive activities; TCVN 5507:2002 and relevant standards and regulations for explosive precursors, and have certificates of safety techniques for industrial explosives issued by competent authorities;
- Must be fit to meet requirements for each job in accordance with applicable regulations of the labour law;
- Persons in direct contact with the production of industrial explosives and explosive precursors must be trained and obtain professional qualifications corresponding to assigned positions and duties.
b) Apart from conditions in Point a Clause 6 of this Article, foreigners participating in industrial explosive activities in Vietnamese enterprises must obtain work permits from competent employment authorities, and be given training in laws on industrial explosives and relevant laws of Vietnam;
c) Managers, division heads and employees directly involved in industrial explosive and explosive precursor activities in enterprises affiliated to Ministry of National Defence must be given training and have certificates granted by Ministry of National Defence or an agency in charge of managing industrial explosives under the Ministry of National Defence’s assignment. Training contents shall follow requirements in Point a Clause 6 of this Article.
Directors must possess bachelor’s degrees; technical deputy directors and division heads directly involved in the production of industrial explosives must possess bachelor’s degrees in any of the following majors: chemicals, bullet weapons, chemical technology in propellants and explosives, mining, geology, traffic works, irrigational works.”
Article 13. Addition of Article 20a to the Government’s Decree No. 39/2009/ND-CP dated April 23, 2009 providing for industrial explosives
“Article 20a. Conditions for import/export of industrial explosives
1. Conditions for import of industrial explosives
a) An importer of industrial explosives must be licensed to trade industrial explosives;
b) Contracts for purchase of industrial explosives entered into with foreign enterprises and contracts for sale of industrial explosives entered into with domestic enterprises are required.
2. Conditions for export of industrial explosives
a) An exporter of industrial explosives must be licensed to trade industrial explosives;
b) Contracts for sale of industrial explosives entered into with foreign enterprises and contracts for purchase of industrial explosives entered into with domestic enterprises are required;
c) If industrial explosives are exported (or re-exported) by foreign petroleum enterprises, contracts for purchase of industrial explosives from foreign enterprises and contracts for sale of industrial explosives to other foreign enterprises are required.”
Article 14. Amendments to Clauses 2, 3, 4 Article 21 of the Government’s Decree No. 39/2009/ND-CP dated April 23, 2009 providing for industrial explosives
“Article 21. Conditions for use of industrial explosives
2. There are mineral or petroleum activities, or construction or research or testing works requiring use of industrial explosives. Locations for using industrial explosives must ensure security and order conditions, and safety distances required for works and entities in need of protection according to current technical standards and regulations, and relevant regulations. Organizations using industrial explosives must have:
a) Permit for mineral exploration and exploitation if users are mineral enterprises; Permit for petroleum exploration and extraction if users are petroleum enterprises; Bid-winning decision, or building contract, or letter of authorization/assignment to execute the building contract made by governing bodies;
b) Construction designs of construction work items or mining designs with use of industrial explosives, for industrial-scale works; or construction or exploitation plans, for manual construction or exploitation activities or removal of bombs/mines/unexploded ordnance. The designs or plans approved by investors must meet safety requirements prescribed in QCVN 04:2009/BCT or QCVN 05:2012/BLDTBXH or QCVN 01:2011/BCT or QCVN 18:2014/BXD and other relevant construction standards and technical regulations;
c) The blasting plan with contents regulated by Minister of Industry and Trade.
3. Storehouses, technologies, equipment, facilities and tools serving the use of industrial explosives must be available and meet requirements under current standards and technical regulations and regulations in Section 6 of this Decree; if storehouses and means of transport are not available, premises lease contracts must be made with organizations licensed to preserve and transport industrial explosives or notarized copy of principle contract made with organizations licensed to trade in industrial explosives in order to provide industrial explosives to the works under blasting technical instructions.
4. Managers, head of blasting operation, blasting workers and employees involved in the use of industrial explosives must satisfy security and order requirements; possess professional qualifications corresponding to their working positions and duties, have been trained in safety techniques, fire prevention and fighting, and response to incidents in the use of industrial explosives. An organization using industrial explosives must have: Decision made by enterprise’s leader on appointment of blasting commander and the list of blasting workers and employees directly involved in the use of industrial explosives; Work permits of foreigners who participate in the use of industrial explosives (if any).
A head of blasting operation must have an appointment decision signed by a leader of the organization using the industrial explosives and meet the following conditions: Possess an intermediate-level diploma or higher in mining and/or geology, or traffic works or irrigational works, or bullet weapons, or chemical technology in propellants and explosives, and have at least 01 year (if possessing bachelor’s degree or three-year associate degree) or 02 years (if having intermediate level in techniques) of experience in the use of industrial explosives; if a head of blasting operation possesses an intermediate-level diploma or higher in other technical majors, he/she must have at least 02 years (if possessing bachelor’s degree or three-year associate degree) or 03 years (if having intermediate level in techniques) of experience in the use of industrial explosive, and is required to attend improvement courses in blasting techniques and safety rules and regulations in the exploitation of minerals/petroleum or construction in corresponding to the working field with the use of industrial explosives.
Blasting workers or employees directly involved in the use of industrial explosives must be trained and obtain professional competence corresponding to assigned positions and duties as required in Annex C of QCVN 02:2008/BCT.”
Article 15. Amendments to Clause 2 Article 26 of the Government’s Decree No. 39/2009/ND-CP dated April 23, 2009 providing for industrial explosives
“2. Satisfy all conditions as referred to in this Decree on the use, maintenance and transport of industrial explosives. Facilities, technical infrastructure and personnel must be able to provide services to at least 05 service-hiring organizations.
Have the written request for issuance of permit to provide blasting service issued by provincial people’s committee with respect to blasting services mentioned in Point a Clause 1 Article 25 of this Decree."
Article 16. Amendments to Point a Clause 3 Article 8 and addition of Article 8a to the Government’s Decree No. 202/2013/ND-CP dated November 27, 2013 providing for management of fertilizer
1. Point a Clause 3 Article 8 is amended as follows:
“Article 8. Conditions for production of fertilizer
3. Personnel
a) At least one technician possesses bachelor’s degree or higher in any of the following majors: chemistry, physics, biology, agronomy, cultivation, crop science, or agrochemistry – pedology”.
2. Article 8a is supplemented
“Article 8a. Conditions for production of inorganic fertilizer Conditions for production of inorganic fertilizer referred to in Points a, b, c, d Clause 2 Article 8 shall be as follows:
1. The production line must be mechanized and must ensure quality of produced fertilizer. Machinery and equipment for producing fertilizer must have clear and legitimate origin. Machinery and equipment must have stringent requirements on safety, and testing and measurement instruments must be verified, calibrated and adjusted in conformity with current regulations.
2. Production technological process and process for each type of fertilizer must correspond to production, equipment and capacity.
3. Fertilizer producer must have testing laboratories eligible to carry out analysis of quality norms specified in National technical regulation for output products and quality norms defined in technical standards applied to input materials in order to control product quality.
Inorganic fertilizer producer that has no testing laboratory or has testing laboratories which are unable to carry out analysis of all required quality norms as specified in National technical regulation, a contract must be signed with an designated or accredited testing institution to control quality of produced fertilizer.
4. The entity hiring another entity to manufacture inorganic fertilizer must make a written agreement and meet all conditions for business subject as referred to in Clause 1 Article 8 of Decree No. 202/2013/ND-CP. The entity that are hired to manufacture inorganic fertilizer must meet conditions for business subject as referred to in Clause 1 Article 8 of Decree No. 202/2013/ND-CP and requirements on technical infrastructure and technical documents as referred to in Clauses 1, 2 and 3 of this Article. The entity that hires another entity to manufacture inorganic fertilizer shall submit the application for issuance of a License to manufacture inorganic fertilizer in accordance with regulations of Ministry of Industry and Trade.”
Article 17. Addition of Article 8b to the Government’s Decree No. 202/2013/ND-CP dated November 27, 2013 providing for management of fertilizer
“Article 8b. Conditions for production of organic fertilizer and other types of fertilizer Conditions for production of organic fertilizer and other types of fertilizer are provided for in Points a, b, c, d Clause 2 Article 8 in national technical regulation for production of organic fertilizer and other types of fertilizer. If the national technical regulation is not available, the production of organic fertilizer and other types of fertilizer must comply with the following regulations:
1. Production capacity
Fertilizer production capacity must be conformable with the production line, machinery, equipment and production technological process.
2. Area for production
a) Having or leasing workshop, warehouse for raw materials and warehouse for finished products with the area in line with the production capacity;
b) Having or leasing premises whose area must meet the requirements for internal traffic, operation house, testing laboratory or other requirements as referred to by applicable laws.
3. Warehouses for finished products and raw materials
a) Having warehouse or entering into a contract for leasing warehouse whose area must be consistent with the production capacity or production planning;
b) Warehouse must have firm roof and walls, waterproof floor and other means of preservation, except for warehouse of organic materials;
c) Having rules of warehouse to ensure the quality of products and labor safety.
4. Production machinery and equipment
a) Having production line, machinery and equipment from the processing of materials to the final products in conformity with the production capacity and technological process. The stages and systems require motorized and automated machinery and equipment: Shoveling and mixing materials when producing root fertilizer; crushing and screening when producing solid or powder fertilizer; stirring and filtering when producing liquid fertilizer; transportation line; drying and granulating for fertilizer in the form of grains or tablets, or drying system for powder fertilizer, where necessary; weighing and packaging system of finished products;
b) In case of self-production of yeast strains to produce microbial organic fertilizer or microbial fertilizer, equipment for preparation of environment and culture of microorganisms consist of: technical balance, shaker, sterile autoclave, incubator, drier, peristaltic shaker, microwave, microbiological safety cabinet, refregerator, fermenter or fermentation equipment for production of microbial fertilizer and microbial organic fertilizer;
c) In case of self-fermentation for production of bio-organic fertilizer or bio-fertilizer, there must be a hydrolyzed fermentation equipment system with the line from raw materials to finished product.
6. Production technological process
Production technological process must be available for each type of fertilizer and correspond to production machinery and equipment, and production capacity.
7. Quality control
Having certificate of quality control system according to TCVN ISO 9001:2008 or above or equivalent. New producers must have this certificate within 01 year from the date of establishment.
8. Raw materials and additives for production of fertilizer
a) Having the list of input raw materials and additives for each type of produced fertilizer in consistent with the production technology;
b) Raw materials and additives must have obvious origin.
9. Testing laboratories
a) Having testing laboratory which is unable to carry out analysis of quality norms according to standards announced for application and as specified in corresponding national technical regulation or signing contract with an designated or accredited testing laboratory to control quality of each produced batch of fertilizer;
b) If the producer has a testing laboratory available to carry out the testing, certificate of periodical calibration and verification of testing and measuring machinery and equipment is required.”
Article 18. Amendments to Clause 8 Article 15 of the Government’s Decree No. 202/2013/ND-CP dated November 27, 2013 providing for management of fertilizer
“Article 15. Conditions for sale of fertilizer
8. If an entity sells inorganic fertilizer, organic fertilizer and other types of fertilizer at the same time, that entity must satisfy conditions for sale of fertilizer in this Article and those stated in Article 15a and Article 15b.”
Article 19. Addition of Article 15a to the Government’s Decree No. 202/2013/ND-CP dated November 27, 2013 providing for management of fertilizer
“Article 15a. Conditions for sale of inorganic fertilizer
Conditions for sale of inorganic fertilizer referred to in Clauses 2, 3, 4, 5 Article 15 shall be elaborated as follows:
1. Stores or business locations where inorganic fertilizer is sold must have signs, public price lists for each type of fertilizer, listed in a noticeable and legible place. Fertilizer displayed for sale must be arranged separately, not be confused with other types of goods, must be stored in a dry place in order to keep the quality of fertilizer and environmental hygiene condition.
2. Packaging, instruments and/or equipment for containing, storing and transporting fertilizer must guarantee the fertilizer's quality and environmental hygiene, and must not be leaked to spread fertilizer affecting the surrounding environment. Measures for handling fertilizer packaging, bottles, jars and expired fertilizer products must be taken.
3. Warehouses must meet requirements on building location and design in conformity with the traded fertilizer, and requirements for environmental protection, fire fighting and prevention. In a warehouse, fertilizer must be arranged separately and not be confused with other types of goods.
4. Imported fertilizers must have labels and origin in accordance with the law, and the notice of results of state inspection of the quality of imported fertilizer shipment before they are sold. Domestic fertilizers must have invoices or legal documents proving their origin of manufacturing, importer or distributor.
5. If a retail store of inorganic fertilizer does not have warehouse, devices and equipment for containing fertilizer must guarantee the fertilizer’s quality, and be conformable with requirements on environmental hygiene and firefighting and prevention.”
Article 20. Addition of Article 15b to the Government’s Decree No. 202/2013/ND-CP dated November 27, 2013 providing for management of fertilizers
“Article 15a. Conditions for sale of organic fertilizer and other types of fertilizer
Regulations in Clauses 2, 3, 4, 5 Article 15 with respect to conditions for sale of organic fertilizer and other types of fertilizer are guided for implementation as follows:
1. Stores or business locations where organic fertilizer and/or other types of fertilizer are sold must have signs, and public price lists displayed in a noticeable and legible place. Organic fertilizer and/or other types of fertilizer displayed for sale must be arranged separately, not be confused with other types of goods, must be stored in a dry place in order to keep the quality of fertilizer and environmental hygiene condition.
2. Packaging, instruments and/or equipment for containing, storing and transporting fertilizer must guarantee the fertilizer's quality, and must not be leaked to spread fertilizer to the outside and affect the surrounding environment. Measures for handling fertilizer packaging, bottles, jars and expired organic fertilizer and/or other types of fertilizer must be taken.
3. Having or leasing a warehouse for storing organic fertilizer and/or other types of fertilizer, which must meet requirements on building location and design in conformity with the traded fertilizer, and requirements for environmental protection, fire fighting and prevention. In a warehouse, organic fertilizer or other types of fertilizer must be arranged separately, not be confused with other types of goods, or in direct contact with rain, sunlight or wind, must comply with environmental hygiene requirements and not be leaked to cause pollution to surrounding environment.
4. If a retail store of organic fertilizer and/or other types of fertilizer does not have warehouse, devices and equipment for containing organic fertilizer and/or other types of fertilizer must guarantee the fertilizer’s quality, and be conformable with requirements on environmental hygiene.
5. Having invoices or legal documents showing the origin, importer or distributor of each type of organic fertilizer and/or other types of fertilizer.”
Article 21. Addition of Clause 1a to Article 20 of the Government’s Decree No. 202/2013/ND-CP dated November 27, 2013 providing for management of fertilizers
“Article 20. Experiments on fertilizer
1a. Entities that meet all of the following conditions shall be eligible to carry out fertilizer experiments:
a) Conditions to be satisfied by a fertilizer experiment facility: Have functions or duties to carry out fertilizer experiments or research on fertilizer in the establishment decision granted by a competent authority; personnel requirement: have at least 03 technicians who are permanent employees or employees with 01-year or above contracts, possess bachelor's degree or higher in agrochemistry – pedology, or agronomy, or cultivation, or in other relevant majors such as chemistry, or biology, or environment, and have at least 02 years of experience in experiment or research on fertilizer;
b) Conditions to be satisfied by a fertilizer producer or importer that itself carries out the fertilizer experiments: Have a license to producer fertilizer (for fertilizer producer) or Certificate of enterprise registration or Investment Certificate or Business registration certificate (for importer of fertilizer for trading); personnel requirement: as referred to in Point a of this Clause.”
Article 22. Addition of Article 18a to the Government’s Decree No. 19/2016/ND-CP dated March 22, 2016 providing for gas business
“Article 18a. Conditions for issuance of Certificate of eligibility for LPG bottle testing
1. A LPG bottle test station that meets the following conditions shall be eligible to have a Certificate of eligibility for LPG bottle testing granted:
a) Have legal status;
b)Have regulations on safety and process for LPG bottle testing approved by the station’s leader as regulated;
c) Have necessary equipment to serve the testing. To be specific:
- Equipment for recovering residual LPG in bottles;
- Devices for measuring metal thickness, weld ultrasonic flaw detector;
- Equipment for assembling and disassembling bottle valves;
- Equipment for testing durability and tightness;
- Water remover;
- Equipment for checking the inside of bottle;
- Surface cleaning equipment;
- Scales;
- Stamping equipment;
- Vacuum suction equipment.
All equipments mentioned above must have technical parameters and output in conformity with the testing capacity of LPG bottle test station.
d) Have qualified personnel to serve the testing: Employees who directly carry out the testing must be trained in professional skills and safety in bottle testing with certificates thereof granted, and have at least 02 years of working experience;
dd) Have plans for firefighting and prevention approved, and fire equipment equipped in accordance with applicable laws.
2. Certificates of eligibility for LPG bottle testing are issued by Ministry of Industry and Trade”.
Article 23. Addition of Article 18b to the Government’s Decree No. 19/2016/ND-CP dated March 22, 2016 providing for gas business
“Article 18b. Conditions for issuance of Certificate of eligibility for production/ repair of LPG bottles
1. An establishment producing/repairing LPG bottles may have a Certificate of eligibility for production/repair of LPG bottles if all of the following conditions are satisfied:
a) Have legal status;
b) Have regulations on safety, LPG bottle manufacturing process and processes for quality control of manufactured products approved by the establishment’s head;
c) Have testing equipment which meets requirements on control of safety and quality of manufactured LPG bottles. To be specific:
- Pressure testing system: creating a pressure of not less than 3MPa;
- Gas tightness testing system;
- Non-destructive testing equipment: weld quality testing equipment and ultrasonic thickness gauges;
- Equipment for testing components and mechanical properties of materials used to manufacture LPG bottles;
- Scales;
- Tightening torque measuring tools.
d) Have testing equipment operators and welders who must meet the following requirements:
- Testing equipment operators must be trained in professional skills and safety techniques as regulated;
- LPG bottle welders must possess Certificates of pneumatic tools welding as regulated.
dd) Have plans for firefighting and prevention approved, and fire equipment equipped in accordance with applicable laws.
2. Certificates of eligibility for production/ repair of LPG bottles are issued by Ministry of Industry and Trade”.
FOOD BUSINESS SECTOR UNDER THE STATE MANAGEMENT OF MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
Section 1. GENERAL REGULATIONS
Article 24. Conditions for investment and trading in food sector under the state management of Ministry of Industry and Trade
1. Food production and trading establishments that are required to have Certificates of conformity with food safety regulations under the management of Ministry of Industry and Trade must:
a) Have Certificate of enterprise registration, Certificate of household business registration or other papers of equivalent legal effect;
b) Have conditions for ensuring food safety in conformity with each type of production or trading in foods as referred to in Sections 2, 3, 4, 5, 6, 7 Chapter VI of this Decree.
2. Food production and trading establishments that are not required to have Certificates of conformity to food safety regulations as referred to in Clause 1 Article 12 of the Decree No. 38/2012/ND-CP under the management of Ministry of Industry and Trade must satisfy the following conditions:
a) Have conditions for ensuring food safety in conformity with each type of production or trading in foods as referred to in Section 8 Chapter VI of this Decree;
b) Make commitments with competent authorities appointed by provincial people’s committees to manage foods safety in provincial areas.
Article 25. Conditions for appointment of testing establishment and reference testing establishment in food safety under the state management of Ministry of Industry and Trade
1. Conditions for appointment of food testing establishment:
a) Must be established under the law or assignment decision of a competent authority;
b) Have quality management system that must meet regulations in TCVN ISO/IEC 17025:2007 or ISO/IEC 17025:2005;
c) Have equipment and facilities that meet requirements on testing methods;
d) Have at least 02 testers who must be technicians possessing bachelor’s degrees in testing;
dd) Have testing methods updated with value certified;
e) Have criteria/assays complying with regulations or corresponding technical regulation and other relevant requirements adopted by supervisory ministries.
2. Conditions for appointment of food reference testing establishment:
a) Must be appointed by Ministry of Industry and Trade as referred to in Clause 1 of this Article;
b) Have quality management system certified to be conformable with TCVN ISO/IEC 17025:2007 or ISO/IEC 17025:2005, and that certification of conformity must be valid for at least 01 more year from the application for registration of appointment;
c) Have results of proficiency testing or interlaboratory comparison conformable with requirements on criteria/assays registered for reference testing.
Section 2. GENERAL FOOD SAFETY CONDITIONS TO BE SATISFIED BY FOOD PRODUCTION ESTABLISHMENT
Article 26. Conditions to be satisfied by food production establishment
1. Location and environment:
a) Production location must have enough area for the placement of food production area and auxiliary areas in order to facilitate the food production, storage and transportation;
b) No standing water or pooled water is present in the manufacturing and storage areas;
c) Pests and other contaminants are prevented from affecting the manufacturing facility;
d) The food safety is protected from the pollution by dust, toxic chemicals chemicals and other sources of pollution.
2. Workshop design:
a) Production workshop and auxiliary areas must have enough area for arranging the food production line and be conformable with its design use;
b) The food manufacturing process shall be designed according to one-way rule from raw materials to finished products;
c) The following areas shall be designed to be situated separately: raw materials storage, finished products storage; preparation, processing and packaging areas; restrooms; protective clothing change rooms and relevant auxiliary areas. Raw materials, finished foods, packing materials and waste must be separately placed;
d) Internal roads shall be constructed to ensure hygienic standard; drainage system must be covered closely to ensure hygienic standard;
dd) The waste collection and treatment area must be outside the food manufacturing area and ensure hygienic standards.
3. Workshop structure:
a) The workshop must have a firm structure suitable to the nature, scale and process of food production technology;
b) Materials in direct contact with foods must have a smooth surface, be impervious to water, not release harmful substances into the foods, not be eroded by detergents, disinfectants, and be easily cleanable and sterilized;
c) Walls must be flat, in bright color, impervious to water, not cracked, not adhered by dirty substances and be easily cleanable; ceilings must be flat, in bright color, not leaked, impervious to water, not cracked, not adhered by dirty substances and easily cleanable;
d) Floors must be flat, smooth, load-bearing, not slippery, well-drained without pooled or standing water, and easily cleanable;
dd) Front door and windows must be smooth, tight, convenient for cleaning and not be penetrated by pests or domestic animals;
e) Stairs, flight of steps and shelves must be not slippery, be easily cleaned and located at places suitable to the manufacturing process.
4. Air ventilation system:
a) The ventilation for areas of the production establishment must be ensured and correspond to the type of food production; the air ventilation system must be easily maintainable and cleanable;
b) The air flow direction of the air ventilation system must be ensured in a manner of not blowing from the contamination-prone areas to area where the cleanness is a must.
5. Lighting system:
a) Lighting system must be constructed as regulated in order to meet requirements on the production, quality control and food safety;
b) Lamps must be safely covered by boxes or grids in order to avoid lamp break and ensure that broken lamps may not fall into foods.
6. Water supply system:
a) Clean water must be sufficiently provided to serve the food production and conformable with regulations on the quality of edible and drinkable water;
b) Clean water must be sufficiently provided to clean equipment, devices, clean the production establishment and must be conformable with regulations on the quality of edible and drinkable water;
c) Water sources exploited, treated and used by the production establishment must be inspected and conformable with regulations on the quality of edible and drinkable water; the inspection of hygiene must be carried out for every 6 months.
7. Steam and compressed air:
a) Steam and compressed air used for the food production must be clean, safe, and must not contaminate foods;
b) Water used for food production shall be run in different pipes with different color from the water pipeline system for the purposes of production of steam, chilling, firefighting or for other purposes.
8. Waste treatment system:
a) Waste and garbage containers must be available; such containers must be made of firm materials, closely covered and may be locked (where necessary). Containers of dangerous waste must have a specialized design to be easily differentiated from others, and may be equipped with locks to prevent pollution;
b) The waste treatment system must be operated on a regular basis and the waste must be treated in conformity with standards referred to in the regulations on hygiene and environment.
9. Restrooms, protective-clothing change rooms:
a) Restrooms must be constructed far away from the food production area; the restroom door is not opened towards the food production area; at least 01 restroom is available for 05 persons;
b) The air ventilation is constructed in a manner that the air flow does not blow from the restrooms to the food production area; the drainage system works well and ensure sanitary conditions. The board “Rửa tay sau khi Di vệ sinh” (“Wash your hands after using the restroom”) must be hung at a noticeable place in the restroom;
c) There is a room to change the protective clothing before and after working.
10. Food raw materials and food packing materials:
a) Food raw materials, food additives, food processing aids and preservative substances used in the food production must have clear origin and ensure safety as regulated;
b) Food packing materials must be reliable and safe; the chemical contaminants from the food packaging materials do not migrate into foods and those materials are not contaminated that affect to the food safety and quality.
Article 27. Equipment and device requirements
1. Equipment and devices in direct contact with foods must be manufactured in a such manner as to satisfy production technology requirements; be safe and not pose a food contamination issue, and easily assessable for cleaning, sterilization and maintenance. Mobile production equipment and devices must be durable, easily movable, assemble and cleanable.2. Hand wash and sterilization stations:
a) Provide with equipment for hand washing, sterilization of hands, boots, and footwear before entering into the food production areas;
b) The hand wash stations must have sufficient clean water, disinfectants, disposable towels or paper towels or hand dryers;
c) The food workshop must have hand wash sinks for employees.
3. Food production equipment and devices:
a) Equipment and devices serving the food production must be sufficient and suitable for the processing of materials, food processing and packing;
b) Materials of equipment and devices must be non-toxic, corrosion-resistant, non-rusty; not to release toxic substances into foods, and not to cause strange smell or food changes;
c) Equipment and devices must be easily cleanable and maintainable; and lubricants and metal debris thereof do not contaminate foods;
d) Equipment and devices of the production line must have proper sanitary and operational procedures.
4. Pest control:
a) Pest control devices must be made of stainless, easy to disassembly for cleaning, and be designed in a manner to prevent the pest infestation;
b) No drug or animals is used to destroy rats and pests in the food production area.
5. Monitoring and measuring instruments:
a) Instruments must be available for the purposes of monitoring the food quality and safety and able to assess basic food quality and safety criteria. Measuring instruments must ensure the accuracy in the course of use, be inspected, calibrated and tested as referred to by the law on measurement;
b) Monitoring and measuring instruments must have guaranteed accuracy, be maintained and inspected on a periodical basis as regulated.
6. Detergents and antiseptics:
a) Only permitted detergents and antiseptics are used;
b) Detergents and antiseptics must be contained in recognizable packages with guidance for use and must not be dropped in the food production area.
Article 28. Conditions to be satisfied by persons directly participating in the food production
1. The production establishment's owner and persons who directly participate in the food production must have Certificates of competence in food safety according to the training program adopted by Ministry of Industry and Trade.
2. The production establishment's owner and persons who directly participate in the food production must satisfy health conditions when participating in the food production process; for areas having diarrhea epidemic as announced by competent authorities, persons directly participating in the food production must be performed stool culture and must be tested negative for pathogens causing this diarrhea epidemic and cholera, dysentery, bacillus and typhoid; the medical testing are performed by health facilities of urban/suburban district or equivalent or higher level. With regard to food manufacturing facilities that are required to have Certificates of conformity to food safety regulations, the production establishment's owner and persons directly participating in the food production must come under the health check and obtain certificate of good health as referred to by law.
3. Persons suffered from diseases such as developed tuberculosis, acute diarrhoea, cholera, dysentery, bacillus, typhoid, hepatitis A or E, acute respiratory tract infection, or acute dermatitis or skin infection may not directly take part in the course of food production and processing.
4. Persons directly participating in the food production must dress separate protective clothing, wear specialized hats, gloves and mark.
5. Persons directly participating in the food production must obey provisions on practice for hygiene assurance: Keeping fingernails short and clean and not to wear rings, jewelry or wrist-watches; not eating, drinking, smoking and spitting in the food production area.
Article 29. Conditions on food preservation in food production
1. Raw materials, packages and finished foods must be preserved in separate storing area or warehouse for each type with suitable area.
2. Warehouse must be designed in conformity with requirements on preservation and delivery of each type of foods and food raw materials; ensure safety, ventilation, easy to cleanse and prevent from penetration and habitation of insects and harmful animals.
3. The storing area or warehouse for preserving foods must have sufficient name boards; internal rules, process, hygiene regulations; for raw materials and finished foods requiring a special preservation, books for monitoring temperature, humidity and other conditions must be equipped.
4. Raw materials and food products must be packed and preserved at position with distance from the floor of not less than 12m, distance from the walls of not less than 30cm and distance from the ceiling of not less than 50cm.
5. Having specialized equipment for adjusting temperature, humidity, air ventilation and elements affecting the food safety; specialized equipment must be suitable and ensure it is able to monitor and control mode of preservation with respect to each type of foods/ materials at the request of producers; must be easily maintained and cleaned.
6. Equipment/ tools must be available to monitor temperature, humidity and elements affecting the food safety during the course of food production.
7. Ice water used in the food preservation must be produced from clean water sources in according to national technical regulation.
Section 3. GENERAL CONDITIONS ON FOOD SAFETY TO BE SATISFIED BY FOOD TRADING ESTABLISHMENTS
Article 30. Conditions for food trading establishments
1. There must have enough area at the trading establishment for displaying foods for sale, storing and maintaining foods, and facilitating the transport of materials and food products.
2. No standing water or pooled water is present in the trading establishment.
3. Pests and other contaminants are prevented from affecting the trading establishment.
4. The food safety is protected from the pollution by dust, toxic chemicals chemicals and other sources of pollution.
5. Food selling area, restroom, protective clothing change room and other auxiliary areas must be designed separately from each other and in conformity with requirements on each type of traded foods. The restroom door is not opened towards the food storing area.
6. The trading establishment’s structure must be conformable with the nature and scale of each type of traded foods; it must be constructed of materials that meet hygiene conditions and can prevent the penetration of pests, insects and animals.
7. The floor of the trading establishment must be flat and smooth with firm and load-bearing surface; the floor must be not slippery, be well-drained without pooled or standing water, and easily cleanable.
8. Walls and ceiling must be flat, in bright color, made of firm and durable materials, not leaked, not cracked, and not adhered by dirty substances.
9. Front door and windows must be smooth, flat and convenient for cleaning. Protective net should be installed at necessary places to prevent the penetration of pests or animals.
10. Lighting system and luminous intensity must conform to the food producer’s requirements on food preservation; Lights must be protected by lampshades or protective nets.
11. The air ventilation system must be conformable with food preservation requirements and ensure that all areas shall be ventilated.
12. Waste and garbage containers must be available; such containers must be made of firm materials, closely covered and cleaned on a regular basis.
13. Devices, soap and detergents for cleaning and washing hands must be available at the hand wash area. The board “Rửa tay sau khi Di vệ sinh” (“Wash your hands after using the restroom”) must be hung at a noticeable place.
14. Clean water must be sufficiently provided to clean equipment, devices, and clean the trading establishment in conformity with the national technical regulation on domestic water quality.
15. Books or software for management of food safety must be maintained during the business operation. Traded foods and food materials must have clear origin and unexpired shelf life, and ensure food safety standards as regulated.
16. Cleaning process and diary reports on hygiene must be maintained by the trading establishment's owner.
Article 31. Equipment and device requirements
1. Equipment serving the food trading and storage must be conformable with requirements by each type of foods and those of food producer (food display cases and cabinets, equipment for adjusting temperature, humidity, air ventilation in food sale and storage areas); regulations on hygiene processes must be available.
2. Equipment for adjusting temperature, humidity, air ventilation and elements affecting the food safety must be available in conformity with technical requirements for each type of foods and those of food producer during the food trading process.
3. Equipment for preventing the penetration of insects and harmful animals must be stainless, easy to disassembly for maintenance and cleaning, and must ensure effective operation in preventing the penetration of insects and harmful animals. Chemicals and animals shall not be used to destroy rats and insects in food sale and storage areas.
4. Instruments and equipment for monitoring and measuring the food quality and safety must have guaranteed accuracy, be maintained and inspected on a periodical basis as regulated.
Article 32. Conditions to be satisfied by persons directly selling foods
1. The food trading establishment’s owner and persons directly selling foods must satisfy all of conditions referred to in Clauses 1, 2, 3 Article 28 of this Decree.
2. Persons directly selling foods must dress separate protective clothing in conformity with hygienic regulations.
Article 33. Requirements on preservation and transportation of foods for sale
1. Apart from regulations in Article 29 of this Decree, the food preservation must meet the following food safety conditions:
The food preservation area must be equipped with sufficient shelves or cases which must be made of firm and hygienic materials. Foods must be packed and preserved at position of not less than 15 cm, 30 cm and 50 cm far away from the floor, the wall and the ceiling respectively. Foods must be stacked in the warehouse in conformity with stacking height instructed by the food producer.
2. Food safety conditions in course of food transportation:
a) Instruments for storing foods must be separated from the surroundings, avoid the intrusion of dirt and insects, and be appropriate for the transported amount of foods;
b) The specialized transport equipment and instruments in direct contact with foods during the transportation must be made of materials that do not contaminate the foods or the food wrappings, and are easily cleanable;
c) Equipment for adjusting temperature, humidity, air ventilation and elements effecting the food safety must be available in conformity with technical requirements for preserving each type of foods and those of food producer during the transportation of foods;
d) Regulations on the conditions for ensuring the food safety during the transport must be adopted; food preservation conditions must be maintained and controlled during the food transportation; with respect to foods requiring special preservation, specific procedures for delivering and receiving foods must be carried out;
dd) Instruments and equipment must be cleaned before, during, and after the transportation of foods; foods must not be transported together with goods that are harmful or may cause cross-contamination and affect on the food safety and quality.
Section 4. FOOD SAFETY CONDITIONS TO BE SATISFIED BY PROCESSED MILK PRODUCTION ESTABLISHMENT
Article 34. Food safety conditions to be satisfied by processed milk production establishment
1. The processed milk production establishment must have a production site which meets the following requirements:
a) The production site must be situated far from sources of pollution or hazards and not be affected by pollutants from the surrounding environment on the quality and safety of processed milk products;
b) The production site’s area must be enough for arranging the production line in conformity with the establishment’s design capacity, ensuring that production stages comply with technology requirements and industrial sanitation measures.
2. The processed milk production establishment must have the workshop design which meets the following requirements:
a) The production line shall be located in an area not affected by sources of pollution such as boiler, wastewater treatment station, solid waste collection site and toilet area;
b) The workshop shall be designed according to the one-way rule from input materials to final products which are processed milk of all kinds;
c) Raw material warehouse, supplies and packaging warehouse, final product warehouse, production areas (material preparation, processing, filling and packaging and product finishing, clean-in-place system (CIP), mechanical and power system), chemical warehouse, solid waste collection site, wastewater collection and treatment system, and other auxiliary works must be separated from one another to avoid the cross-contamination;
d) Internal roads shall be designed and built in a way that ensures the solidity, durability and suppression of dust; overhead walkways shall be installed with handrails or partitions which facilitate the observation and ensure occupational safety;
dd) Water drainage system (for wastewater generated from the production and daily-life activities and rainwater) shall be designed and built separately, have covers and a suitable slope to ensure a complete drainage.
3. The workshop structure must meet the following requirements:
a) The ground of production areas must facilitate the water drainage and shall be built of durable, difficult-to-peel-off, anti-slip and easily cleanable materials. The water drainage system in production areas must have covers;
b) Catch pits must have traps to prevent sewer odor and insects, and restrict the penetration of microorganisms from sewer systems into the workshop;
c) Pipe systems must be painted in different colors and must have distinguishable characteristics.
4. The air ventilation system must meet the following requirements:
a) The workshop must have ventilation doors to ensure the air circulation and facilitate the dissipation of heat and exhaust generated from production activities; in case of forced ventilation, air conditioning equipment must provide sufficient fresh air and ensure air circulation;
b) The area where the filling line is installed must always be kept dry, well ventilated and clean.
5. The water supply and storage system must meet the following requirements:
a) To supply sufficient quality water;
b) There must be sufficient pump systems, water treatment systems, water tanks and water pipe systems which are always in good condition and regularly inspected to prevent backflow or blockage;
c) Water supply systems must be separate, have noticeable signs, and be easily cleanable so as to ensure safety of the clean water source and avoid the contamination;
d) Water storage, settlement and filtration tanks must fit water treatment technology and shall be cleaned according to regulations or when necessary;
dd) Upon occurrence of an incident related to the water quality, the production shall be immediately stopped and products produced during the occurrence of the incident shall be isolated;
e) There must be standby electricity generators and water pumps so as to ensure uninterrupted production in case of power outage or water pump failures;
g) After being treated up to standards applicable to milk production, water shall be stored and preserved so as to avoid the contamination from sources of pollution.
6. Steam, heat and compressed air supply systems must meet the following requirements:
a) Steam boilers shall be designed and installed in places separated from production areas and regularly inspected according to current regulations;
b) Steam and compressed air pipe systems shall be designed and securely installed, easily distinguished from other pipe systems, and regularly inspected according to current regulations.
7. Waste, wastewater and exhaust gas collection and treatment systems must meet the following requirements:
a) Solid waste
- Solid wastes shall be collected in suitable tanks or containers put in places convenient for waste collection and treatment without causing adverse impacts on the production process;
- Scrap containers shall be clearly labeled or have signs for distinction from containers of raw materials, semi-finished products and finished products; be made of waterproof and corrosion-resistant materials; be tight and easy to clean (for reusable containers) or easy to destroy (for disposable containers);
- Solid wastes shall be treated by organizations or individuals licensed to operate in the field of environmental treatment by competent state management agencies.
b) Industrial and daily-life wastewater
- Wastewater treatment facilities shall be located separately from production areas;
- Wastewater treatment capacity and technologies must suit the peak discharge so as to ensure that treated wastewater is up to prescribed environmental standards;
- It is not permitted to directly discharge untreated wastewater into the surrounding environment; drains in production areas must run from clean to less clean areas and ensure complete drainage when the water flow stops;
- Catch pits must have lids; drains and catch pits in production areas shall be cleaned at the end of each workday and regularly dredged according to regulations.
c) Exhaust gas from a production area and steam boilers shall be treated so as to cause no adverse impacts to other production areas.
d) Hazardous wastes
- Hazardous wastes shall be collected, stored, transported and treated separately according to current regulations;
- Hazardous wastes shall be managed and treated by organizations and individuals licensed to operate in environmental treatment with respect to treatment of hazardous wastes by competent state agencies.
8. The warehouse system must meet the following requirements:
a) Raw material and additive warehouses:
- Raw material and additive warehouses shall be separated from production areas;
- Raw materials and additives shall be placed in shelves or stands and kept away from direct sunlight;
- Raw material and additive warehouses must satisfy temperature, moisture, storage duration requirements and other storage conditions as instructed or required by producers;
- Raw materials and additives which have their sacks opened but have not yet been used up shall be securely closed after each use and stored according to regulations;
- Raw materials and additives stored in warehouses must have information on their names and use duration;
- Raw milk warehouses: Milk purchasing stations must have chilling systems and equipment, devices and chemicals to test the quality of raw milk, and must keep samples of purchased milk; raw milk tanks must have a heat- resistant layer and inner layer made of contamination-resistant materials that can maintain the temperature of 4oC-6oC; the storage period of raw milk, counting from the time of milking till the time of processing, must not exceed 48 hours; immediately after being used, milk tanks shall be cleaned to be free of microorganisms and chemical detergent residues according to regulations;
- Raw material and additive warehouses shall be regularly maintained and cleaned according to internal regulations.
b) Supplies, packaging and chemical warehouses
- Supplies, packaging and chemical warehouses shall be located separately from production areas;
- Supplies and packaging shall be kept away from direct sunlight;
- Packaging in direct contact with products shall be stored according to regulations of producers;
- The storage duration and other preservation conditions must comply with the instructions or regulations of producers;
- Supplies, packaging and chemical warehouses shall be regularly maintained and cleaned according to internal regulations.
c) Finished product warehouse
- Finished product warehouse shall be located separately from production areas and must be convenient for warehousing and ex- warehousing activities;
- Finished product warehouse shall always be kept at a certain temperature as required, be dry, clean and well ventilated and stored products shall be kept away from direct sunlight so as to avoid changes in their quality, appearance and safety;
- There must be a separate space for keeping substandard quality products pending disposal;
- Finished product warehouse shall be regularly maintained and cleaned according to internal regulations;
- Products stored in the finished product warehouse must have information on their name, lot number, date of manufacture, production shift and use duration;
- For products which require cold preservation:
+ Products shall be stored in refrigerated warehouse, ensuring that cold air is always distributed to every corner of the warehouse;
+ Refrigerated warehouse shall always be kept at a certain temperature as required for each type of product.
9. Production area must meet the following requirements:
a) Raw material preparation area
- Raw materials shall be sorted by type and put in shelves or stands;
- Flavorings shall be prepared separately so as to avoid the cross-contamination;
- Measuring devices must operate accurately and properly;
- The production area shall be regularly cleaned to avoid dust and stagnant water;
- Only responsible or authorized persons may enter the area where raw materials are handed over for production.
b) Processing area
- Processing equipment shall be cleaned before each production cycle every day;
- Rubbish shall be collected in plastic bags placed at designated places;
- Persons working in the material mixing or blending area, who are in direct contact with products, must wear waterproof, durable, light-colored and food-safe gloves;
- The processing area shall be cleaned every day or after each production cycle of each type of product;
c) Filling and packaging area
- The chambers where filling lines are located must be closed, aseptic and kept at 20oC-28oC with a positive air pressure relative to the outside;
- Filling equipment must be aseptic during the filling process;
- The inner surface of the pipes conducting products to filling equipment must be disinfected according to regulations;
- Filling equipment shall be cleaned every day or after each production cycle of each type of product;
- Only responsible or authorized persons may enter the filling and packaging area to avoid cross-contamination.
d) Finished product area
- The area where milk products are packaged must be cleaned before the packaging takes place and always kept dry;
- Devices and equipment for packing finished milk products (thin-film packaging machines, use duration printers, carton filling conveyors) shall be well cleaned.
10. The production establishment must have internal transport system to ensure that processed milk products may not be transported in the same tanks or vehicles with supplies, raw materials and chemicals as this might cause cross contamination affecting the quality and safety of the products. The production establishment’s owner shall specify (in writing) requirements on vehicles for, and mode of, internal transportation of processed milk products as well as preservation conditions and food safety management during internal transportation.
11. The raw material and product quality control system must meet the following requirements:
a) Quality control areas shall be situated separately and conveniently for quality control during the production process; be equipped with essential machinery, equipment and instruments to measure and inspect basic quality criteria of major raw materials and finished products. Microorganism testing sections must be aseptic and isolated from other testing sections;
b) If the quality control section is unavailable, the processed milk production establishment must sign a contract with an outside qualified organization to carry out the inspection of basic criteria of main raw material and finished product;
c) There must be places for preserving samples and keeping dossiers of preserved samples. Establishments shall comply with regulations on sample preservation and destruction applicable to each type of sample.
12. Management of records
a) A processed milk production establishment shall keep sufficient management records (contracts, invoices, documents, quality testing slips, dossiers for declaration of conformity or declaration of conformity with food safety regulations, and other relevant documents) for raw materials, auxiliary materials, additives, processing aids, supplies packages and chemicals to serve origin tracing and food safety and quality control;
b) A processed milk production establishment must have sufficient food safety management records according to regulations (Certificate of satisfaction of food safety conditions, Certificate of declaration of conformity or Certificate of declaration of conformity with food safety regulations) for its processed milk products.
13. The processed milk production establishment’s owner and persons directly participating in production:
The processed milk production establishment’s owner and persons directly produce milk products must satisfy all of conditions mentioned in Article 28 of this Decree.
Article 35. Instruments, equipment and packages storing processed milk
1. Instruments and packages in direct contact with processed milk products must comply with the national regulations on hygiene safety for packages and instruments in direct contact with foods.
2. Machinery, equipment and utensils in contact with milk and raw materials shall be synchronously designed and manufactured, made of rustless materials, do not cause harms when being used for the intended purpose, and can be easily cleaned, disinfected and maintained whenever necessary so as to avoid contamination.
3. Equipment for heat-treating, cooling, chilling, and refrigerated storage of milk shall be designed in a way that can quickly reach and maintain the necessary temperature; and ensure the monitoring and control of temperature as required.
4. Air blown directly to products (if any) must be aseptic.
5. An alarming system must be installed in case processing parameters (temperature, pressure) exceed permissible limit.
6. Waste and hazardous chemical containers shall be designed in a suitable manner to ensure safety, and be made of durable materials.
7. Production, processing and testing equipment and devices must be regularly maintained and replaced when they are damaged or show signs of damage.
Testing and measuring devices and equipment subject to strict safety requirements must be calibrated and inspected according to regulations.
8. The repair and maintenance of machinery and equipment shall be conducted outside production areas or when production activities have been stopped. In case of on-site repair or regular maintenance, machinery, equipment and surrounding areas shall be cleaned upon the completion of such repair or maintenance;
9. Lubricant oils and greases used for equipment and machinery in direct contact with products must be those permitted for use in food production.
Section 5. FOOD SAFETY CONDITIONS FOR BEER PRODUCTION ESTABLISHMENT
Article 36. Conditions to be satisfied by beer production establishment
1. Production site
a) To be built under the current plan approved by a competent state authority;
b) To be situated far from sources of pollution or hazards and other pollutants in the surrounding environment in order to avoid causing adverse impact on the quality and safety of beer products;
c) To have sufficient space for arranging production lines suitable to the establishment’s design capacity, ensuring that technology requirements are satisfied and industrial sanitation measures are applied at all production stages.
2. Workshop layout and design
a) The arrangement of production lines shall take into account wind directions so as to avoid adverse effects of sources of pollution such as steam boilers, wastewater treatment facilities, solid waste collection sites, toilet area and other pollutants;
b) Warehouses (raw material, auxiliary material, processing aid and product warehouses); production areas (areas for material preliminary processing, cleaning and processing; areas where malting equipment, yeast propagation equipment, fermentation tanks, whirlpools, filtration tanks and filling and product finishing lines are located); clean-in-place (CIP) systems; mechanical and power systems; solid waste collection sites and wastewater collection and treatment systems; and other auxiliary works shall be separated from one another to avoid the cross-contamination;
c) Internal roads shall be designed and built in a way that ensures solidity, durability and suppression of dust; overhead walkways shall be installed with handrails or partitions which facilitate observation and ensure occupational safety;
d) Water drainage systems (for wastewater generated from daily-life and production activities and rainwater) shall be designed and built separately, have covers and a suitable slope to ensure complete drainage.
3. Workshop structure:
a) The area where material grinding and crushing machines are located must neither generate dust to the surrounding environment nor affect other production stages;
b) The area where mashing coppers are located shall be adequately lit and ventilated so as to maintain a temperature as required;
c) The area where yeast propagation equipment is located must ensure sanitation conditions and meet technological requirements and be easily cleanable and disinfectable.
d) The area where fermentation tanks are located:
- The ground of the area shall be built of durable, anti-slip and difficult- to-peel-off materials, and have a suitable slope to ensure complete drainage;
- In case fermentation tanks are located in a workshop, the ceilings and walls of the workshop shall be built of waterproof, easily cleanable and anti- mold materials;
- In case yeast is produced right in the production area, the workshop where the yeast propagation equipment is located shall be designed in a way that can ensure asepsis, equipped with a disinfection system and placed under constant control to ensure yeast quality;
- In case the yeast is produced outside the production area, there must be devices and equipment to ensure yeast safety and avoid contamination during the process of yeast delivery and receipt.
dd) The area where filtration tanks and filing systems are located:
- The area shall be situated isolatedly in order to ensure asepsis and avoid insects and cross-contamination from nearby sources of pollution;
- The grounds of workshops shall be built of durable, anti-slip and difficult-to-peel-off materials and must ensure complete drainage. Water drainage systems must have covers.
4. Air ventilation system:
- The workshop must have ventilation doors to ensure the air circulation and facilitate the dissipation of heat and exhaust gas generated from production activities;
- The area where material grinding and crushing machines are located must have ventilation and air filtration systems to prevent the pollution to other production stages;
- The area where mashing coppers are located shall be designed in a way that can ensure air ventilation, quick dissipation of heat, moisture and odor and maintenance of a temperature and occupational safety as required.
5. Water supply system:
a) To supply sufficient quality water;
b) There must be sufficient pump systems, water treatment systems, water tanks and water pipe systems which are always in good condition and regularly inspected to prevent backflow or blockage;
c) Water supply systems must be separate, have noticeable signs, and be easily cleanable so as to ensure safety of the clean water source and avoid the contamination;
d) Water storage, settlement and filtration tanks must fit water treatment technology and shall be cleaned according to regulations or when necessary;
dd) Upon occurrence of an incident related to the water quality, the production shall be immediately stopped and products produced during the occurrence of the incident shall be isolated;
e) There must be standby electricity generators and water pumps so as to ensure uninterrupted production in case of power outage or water pump failures;
g) After being treated up to standards applicable to beer production, water shall be stored and preserved in separate devices so as to avoid the contamination from sources of pollution.
6. Steam, heat and compressed air supply systems
a) Steam boilers shall be designed and made of suitable materials, installed in places separated from production areas and regularly inspected according to current regulations;
b) Steam and compressed air pipe systems shall be designed and made of suitable materials, securely installed, easily distinguished from other pipe systems, and regularly inspected according to current regulations.
7. Waste, wastewater and exhaust gas collection and treatment systems
a) Solid waste:
- Solid wastes shall be collected in suitable tanks or containers put in places convenient for waste collection and treatment without causing adverse impacts to the production process;
- Scrap containers shall be clearly labeled or have signs for distinction from containers of raw materials, semi-finished products and finished products; be made of waterproof and corrosion-resistant materials; be tight and easy to clean (for reusable containers) or easy to destroy (for disposable containers);
- Brewing grains shall be collected once every 48 hours;
- Reusable papers, labels, broken bottles, used or damaged bottle caps shall be collected, sorted at source and stored in distinguishable bags or bins according to internal regulations before being transported to recycling facilities;
- Solid wastes shall be treated by organizations or individuals licensed to operate in the field of environmental treatment by competent state management agencies.
b) Industrial and daily-life wastewater:
- Wastewater treatment facilities shall be located separately from production areas;
- Wastewater treatment capacity and technologies must suit the peak discharge so as to ensure that treated wastewater is up to prescribed environmental standards;
- It is not permitted to directly discharge untreated wastewater into the surrounding environment; drains in production areas must run from clean to less clean areas and ensure complete drainage when the water flow stops;
- Catch pits must have lids; drains and catch pits in production areas shall be cleaned at the end of each workday and regularly dredged according to regulations;
- Beer production establishments located in industrial parks shall discharge wastewater into centralized drainage systems of industrial parks according to current regulations on environmental management in industrial parks.
c) Exhaust gas from a production area and steam boilers shall be treated so as to cause no adverse impacts to other production areas.
d) Hazardous wastes:
- Hazardous wastes shall be collected, stored, transported and treated separately according to current regulations;
- Hazardous wastes shall be managed and treated by organizations and individuals licensed to treat hazardous wastes by competent state agencies.
8. Warehouse system
a) General requirements on warehouses (raw material, additive, processing aid, supplies, packaging and finished product warehouses):
- Having a storage capacity suitable to design capacity of the production line;
- Being periodically maintained and cleaned according to internal regulations;
- Meeting preservation conditions according to instructions or regulations of producers;
- Being capable of preventing the penetration of insects, rodents and other harmful elements;
- Having information for identifying each type of raw material, additive, processing aid, supplies, packaging and finished product; having warehousing and ex-warehousing records;
b) Chemical warehouses must meet preservation requirements and conditions according to producers’ instructions or regulations and current regulations on chemical preservation.
c) Finished product warehouse
Apart from regulations in Clauses 2, 3, 4, 5 of Article 29, finished product warehouses must meet the following conditions:
- The warehouses shall always be kept at a certain temperature and moisture as required in internal regulations for each type of beer;
- Products stored in finished product warehouses must have information on their name, lot number, date of manufacture, production shift and use duration according to internal regulations;
- There must be a separate space for keeping substandard quality products pending disposal.
9. Raw material and product quality control systems
a) Quality control areas shall be situated separately and conveniently for quality control during the production process; be equipped with essential machinery, equipment and instruments to measure and inspect basic quality criteria of major raw materials and finished products. Microorganism testing sections must be aseptic and isolated from other testing sections;
b) If no quality control section is available, beer production establishments shall outsource the control of basic quality criteria of major raw materials and finished products to inspection and analysis organizations that have suitable professional capacity and qualifications;
c) There must be places for preserving samples and keeping dossiers of preserved samples. Establishments shall comply with regulations on sample preservation and destruction applicable to each type of sample.
10. Internal transportation
a) Establishment owners shall specify (in writing) requirements on vehicles for, and mode of, internal transportation of beer products as well as preservation conditions and food safety management during internal transportation;
b) Beer may not be transported in the same tanks or vehicles with supplies, raw materials and chemicals as this might cause cross contamination affecting the quality and safety of the products.
11. Management of records
a) A beer production establishment shall keep sufficient management records (contracts, invoices, documents, quality testing slips, dossiers for declaration of conformity or declaration of conformity with food safety regulations, Certificate of Declaration of conformity or Certificate of Declaration of conformity with the food safety regulations and other relevant documents) for raw materials, auxiliary materials, additives, processing aids and packages to serve origin tracing and food safety and quality control;
b) A beer production establishment must have sufficient food safety management records according to regulations (Certificate of satisfaction of food safety conditions, Certificate of declaration of conformity with regulations or Certificate of declaration of conformity with food safety regulations and records of periodical testing results) for its beer products.
12. The beer production establishment’s owner and persons directly produce foods must satisfy all of conditions mentioned in Article 28 of this Decree.
Article 37. Equipment and device requirements
1. Instruments and packages storing beer are instructed in the national regulations on hygiene safety for packages and instruments in direct contact with foods.
2. Containers of raw materials and finished products must be made of materials which do not contaminate products.
3. Grinding and crushing machines must be suitable to technologies applicable to each type of material and be thoroughly cleaned before and after use.
4. Mashing, malting and lautering equipment:
a) These equipment must have safety valves in good condition and shall be periodically maintained and repaired so as to ensure safe operation under high pressure and temperature;
b) Mashing coppers must ensure a heating rate suitable to applied technologies and designed capacity and ensure even heating on their surface;
c) These equipment shall be cleaned with chemical detergents and disinfected according to the internal industrial cleaning process. The lids of mashing coppers must have edges so as to prevent contamination of water used to clean the outer side of the tanks.5. Filtration tanks shall be made of contamination-resistant materials and must be easy to install, clean and maintain. They must also be tight so as to avoid loss of CO2 and penetration of oxygen and microorganisms.
6. Fermentation tank:
a) The ends of hoses connecting yeast propagation stations shall be hung on a rack and sterilized before use;
b) Fermentation tanks shall be cleaned with chemical detergents and disinfected according to the internal industrial cleaning process;
c) Lids of fermentation tanks must have edges so as to avoid contamination of water used to clean the outer side of the tanks.
7. Deaeration and carbonation equipment shall be made of stainless material.
8. Filling equipment must be capable of filling exactly a set volume into a bottle so as to prevent frothing; shall be cleaned and disinfected before use according to a set process.
9. Product-conducting pipe systems shall be cleaned with chemical detergents and disinfected according to the internal industrial cleaning process.
10. Vehicles for internal transportation (lift trucks) shall be kept clean before, during and after use. These vehicles must be specialized lift trucks made of materials which do not cause pollution to beer products so as to ensure food safety.
11. Supporting facilities:
a) Steam boilers, heating systems, steam supply systems shall be designed in conformity with food safety requirements. Hot air and steam must not cause pollution to products;
c) Measuring and testing equipment, and equipment subject to strict safety requirements shall be calibrated and inspected according to current regulations.
12. Other regulations:
a) Production equipment and devices shall be regularly maintained, inspected, repaired or replaced when they are damaged or show signs of damage;
b) Waste and hazardous chemical containers shall be designed in a suitable manner to ensure safety, be made of durable materials and lockable in order to avoid contamination;
c) The repair and maintenance of machinery shall be conducted outside production areas or when production activities have been stopped. In case of on-site repair or regular maintenance, machinery/ equipment and surrounding areas shall be cleaned as soon as the repair or maintenance finishes;
d) Lubricant oils and greases used for equipment and machinery in direct contact with products must be those permitted for use in food production.
Section 6. FOOD SAFETY CONDITIONS TO BE SATISFIED BY VEGETABLE OIL PRODUCTION ESTABLISHMENT
Article 38. Conditions to be satisfied by vegetable oil production establishment
1. Production site
a) To be built under the current plan approved by a competent state authority;
b) To be situated far from sources of pollution or hazards and other pollutants in the surrounding environment, which may cause adverse affect on the quality and safety of beer products;
c) To have sufficient space for arranging production lines suitable to the establishment’s design capacity, ensuring that technology requirements are satisfied and industrial sanitation measures are applied at all production stages.
2. Workshop design
a) Layout of production line must be arranged to appropriate wind direction to avoid adverse effects of solid waste, waste oil, sanitary facilities and other pollutants;
b) The workshop shall be designed according to the one-way rule from input materials to final products which are vegetable oil products;
c) Warehouses (raw material, auxiliary material, processing aid and product warehouses); production areas (preliminary processing, cleaning, drying, pressing, extraction, refining, filling and product finishing, clean-in-place (CIP), mechanical and power systems); solid waste collection sites, wastewater and waste oil collection and treatment systems; and other auxiliary works shall be separated from one another to avoid the cross-contamination;
d) Internal roads shall be designed and built in a way that ensures the solidity, durability and suppression of dust; overhead walkways shall be installed with handrails or partitions which facilitate the observation and ensure occupational safety;
dd) Water drainage system (for wastewater generated from the production and daily-life activities and rainwater) shall be designed and built separately, have covers and a suitable slope to ensure a complete drainage.
3. Workshop structure:
a) The ground of production areas must facilitate the water drainage and shall be built of durable, difficult-to-peel-off, anti-slip and easily cleanable materials. The water drainage system in production areas must have covers;b) Manholes and catch pits must have traps to prevent sewer odor and insects, and restrict the penetration of microorganisms from sewer systems into the workshop;
c) Piping system (pipes of vegetable oil, pipes for directing and recovering solvents, cleaning equipment) must be designed and made of appropriate materials, painted in different colors and distinguishable instructions.
4. Air ventilation system:
a) The workshop must have ventilation doors to ensure the air circulation and facilitate the dissipation of heat and exhaust gas generated from production activities in order to ensure ambient temperature at workplace and labour safety as regulated;
b) Area of drying and extraction must be well-ventilated to ensure suitable ambient temperature at the workplace and labor safety as regulated;
c) Raw material pressing area must be designed with a dust collector and an appropriate ventilation system to ensure proper operation and no generation of pollution to other production stages;
d) Oil refining area must be designed in a way that can ensure air ventilation, quick dissipation of heat and odor, and guarantee of a temperature and labour safety as regulated;
dd) The area where the filling line is installed must always be kept dry, well ventilated and clean.
5. Steam, heat and compressed air supply systems
a) Steam boilers shall be designed and installed in places separated from production areas and regularly inspected according to current regulations;
b) Steam and compressed air pipe systems shall be designed and securely installed, easily distinguished from other pipe systems by signs or instructions, and regularly inspected according to current regulations.
6. Waste, wastewater and exhaust gas collection and treatment systems
a) Solid waste:
- Waste oil, after pressing and extraction, must be collected into a separate area with an area appropriate with design capacity of the production line, cleaned every 48 hours for avoidance of cross-contamination during the production;
- Papers, labels, empty bottles, cans, barrels, damaged caps and other solid waste generated during the production must be collected and stored in suitable containers located in a noticeable position to facilitate the collection and treatment and cause no adverse effect on the production;
- Waste generated in the auxiliary areas and domestic waste must be collected, classified and stored in a separate area for treatment;
- Solid wastes must be treated by organizations or individuals licensed to operate in the field of environmental treatment by competent state management agencies.
b) Industrial and daily-life wastewater
- Wastewater treatment facilities shall be located separately from the production area and located upwind;
- Wastewater treatment capacity and technologies must suit the peak discharge so as to ensure that treated wastewater is up to prescribed environmental standards;
c) Exhaust gas from the production area and steam boilers shall be treated so as to cause no adverse impacts to other production areas;
d) Hazardous wastes
- Hazardous wastes shall be collected, stored, transported and treated separately according to current regulations;
- Hazardous wastes shall be managed and treated by organizations and individuals licensed to treat hazardous wastes by competent state agencies.
7. Warehouse system
a) General requirements on warehouses (raw material, preservation of crude vegetable oil, food additives, processing aids, materials, packages and finished products):
- Having a storage capacity suitable to design capacity of the production line;
- Being periodically maintained and cleaned according to internal regulations;
- Meeting preservation conditions according to instructions or regulations of producers;
- Being capable of preventing the penetration of insects, rodents and other harmful elements;
- Having information for identifying each type of raw material, preservation of crude vegetable oil, food additives, processing aids, materials, packages and finished products; having warehousing and ex-warehousing records;
b) Chemical warehouses must meet preservation requirements and conditions according to producers’ requirements and current regulations on chemical preservation;
c) Finished product warehouse
Apart from regulations in Clauses 2, 3, 4, 5 of Article 29, finished product warehouses must meet the following conditions:
- Ensure humidity and temperature suitable for each type of vegetable oil, avoidance of direct exposure of products to sunlight;
- Have all information about name of product, production batch, production date, production shifts and other information as stipulated by the establishment;
- Have separate area to temporarily store unsatisfactory products pending treatment.
8. Crude vegetable oil production area
a) Raw material must be preserved in warehouses or silos to ensure quality and safety of raw materials;
b) Chemicals used to preserve raw materials and produce vegetable oil must be defined in the list of licensed chemicals according to applicable regulations and imposes no negative effect on quality and food safety of the product;
c) Phase of cleaning and temporarily processing raw materials
- Any raw material prior to being put into production must be inspected for residues of pesticides, toxic molds and fungi, heavy metals; Only raw material meeting requirements for quality and food safety is used for vegetable oil production;
- Raw material must undergo complete removal of dirt, stone, sand, metals and other impurities before it is put into pressing and extraction.
d) The phase of pressing, extraction and recovery of crude vegetable oil must ensure no contamination and cross-contamination with insects, dirt, waste oil and other pollutants. Quality and residual solvents must be controlled.
9. Finished vegetable oil production area
a) Refining must ensure removal of harmful substances dissolved in crude oil in order not to degenerate nutrients and quality of vegetable oil;
b) Filtration of vegetable oil
- Filling area must be separate from other production areas; equipment control shall be carried out prior to each production shift to ensure the equipment constantly works well;
- Filling process must be observed by equipment or human to ensure quantity, quality and food safety.
c) Product finishing stage
- Finished vegetable oil shall be recorded and divided into production shifts or cycles. Each batch must be inspected for quality, organoleptic properties, packaging and labels before receipts or dispatches from stores to ensure food quality and safety before distribution and circulation in the market;
- Finished vegetable oil must be stored at a temperature suitable for characteristics of each kind and ensure avoidance of direct exposure to sunlight.
10. Internal transportation
a) During internal transport of vegetable oil, the vegetable oil production establishment’s owner shall provide specific instructions (in writing) for each vehicle, method and conditions for storage and management of food safety;
b) Vegetable oil may not be transported in the same tanks or vehicles with supplies, raw materials and chemicals as this might cause cross contamination affecting the quality and safety of the products.
11. Raw material and product quality control systems
a) Quality control areas shall be situated separately and conveniently for quality control during the production process; be equipped with essential machinery, equipment and instruments to measure and inspect basic quality criteria of major raw materials and finished products. Microorganism testing sections must be aseptic and isolated from other testing sections;
b) If the quality control section is unavailable, vegetable oil production establishment must sign a contract with an outside organization that has appropriate qualification and profession to carry out the inspection of basic criteria of main raw material and finished product;
c) Ensure availability of sample storage area and documents, ensure capability to store and destroy sample according to storage requirements for each sample.
12. Management of records
a) A vegetable oil production establishment must keep sufficient management records (contracts, invoices, documents, quality testing slips, dossiers for declaration of conformity or declaration of conformity with food safety regulations, and other relevant documents) for raw materials, auxiliary materials, additives, processing aids, supplies packages and chemicals to serve origin tracing and food safety and quality control;
b) A vegetable oil production establishment must have sufficient food safety management records according to regulations (Certificate of satisfaction of food safety conditions, Certificate of declaration of conformity or Certificate of declaration of conformity with food safety regulations) for its vegetable oil products.
13. The vegetable oil production establishment’s owner and persons directly produce foods must satisfy all of conditions mentioned in Article 28 of this Decree.
Article 39. Conditions for instruments, equipment and packages storing vegetable oil
1. Instruments and packages storing vegetable oil are instructed in the national regulations on hygiene safety for packages and instruments in direct contact with food.
2. Neutralizer (free fatty acid separator) is capable to control temperature and stirring speed to completely separate detergent residues for ensuring quality of vegetable oil as regulated.
3. Sedimentation equipment must be designed and manufactured with sufficient capacity to control the sedimentation process of each product.
4. Filling and capping equipment must be arranged in a way to prevent alien objects or insects from penetrating into the product.
5. Production equipment/ devices must be regularly maintained, inspected, repaired or replaced upon detection of damage or any sign of damage.
6. Any measuring, testing instrument or any instrument under strict safety requirements must be calibrated and inspected according to the regulation.
7. An alarming system must be installed in case processing parameters (temperature, pressure) exceed permissible limit.
8. Containers of waste and toxic chemicals must be designed in a special way for easy identification, appropriately structured and made of durable materials and be lockable to avoid contamination.
9. The machinery repair and maintenance must be carried out outside of the production area or when there is no production activity at all. Cleaning equipment and surrounding area must be carried out after on-site repair or regular maintenance is completed.
10. Lubricant oils and greases used for equipment and machinery in direct contact with the product must be listed as permissible for food production.
Section 7. FOOD SAFETY CONDITIONS TO BE SATISFIED BY SMALL-SCALE FOOD PRODUCTION ESTABLISHMENT
Article 40. Food safety conditions to be satisfied by small-scale food production establishment
1. The food production area must have no standing water or pooled water, be not polluted by dust or toxic chemicals, be not affected by animals, insects or pests, and be located far away from other pollutants.
2. The food manufacturing process shall be designed according to the one-way rule from input materials to final products.
3. The floor of the production area must be flat and smooth, well-drained without pooled or standing water, easily cleanable and not slippery; the ceiling is impervious to water, not leaked and adhered by dirty substances and pooled water.
4. The food production establishment’s owner and persons directly produce foods must satisfy all of conditions mentioned in Article 28 of this Decree.
Article 41. Raw materials, additives, processing aids and water used to produce/ process foods, and environmental protection
1. Raw materials for foods production and processing:
a) Raw materials must have obvious origin. Information concerning the purchase of raw materials must be retained to serve the origin tracing;
b) Raw materials must be stored according to storage conditions, standards and instructions of providers.
c) Raw materials must not be stored together with goods, chemicals and other devices which may cause the cross-contamination or affect the food safety.
2. Food additives and processing aids must be in the list of licensed food additives and processing aids announced by Ministry of Health.
3. The small-scale food production establishment must provide enough clean water to serve the food production/ processing in conformity with the national technical regulations on the quality of edible and drinkable water.
4. Solid waste and wastewater generated from the food production area must be treated in accordance with regulations on environmental protection and local regulations.
Article 42. Food preservation conditions
Food preservation area:
1. Maintain the satisfaction of conditions on temperature, humidity, lighting, air valentiation and elements affecting the food safety as referred to by the food producer’s regulations on food preservation.
2. Implement measures for preventing pests and harmful animals.
3. Do not store food products together with goods, chemicals and other devices which may cause the cross-contamination or affect the food safety.
Article 43. Food transportation conditions
1. The small-scale food production establishment’s owner must post at the production establishment requirements on vehicles and mode of internal transportation of food products as well as preservation conditions and food safety management during the internal transportation.
2. Food products may not be transported in the same tanks or vehicles with supplies, raw materials or chemicals as this might cause the cross-contamination affecting the quality and safety of the products.
Section 8. FOOD SAFETY CONDITIONS TO BE SATISFIED BY SMALL-SCALE FOOD TRADING ESTABLISHMENTS
Article 44. Food safety conditions at food trading area
1. The food trading establishment must be located at a place which must have no standing or pooled water, be not polluted by dust or toxic chemicals, or other pollutants which cause effect on food safety.
2. Pests and other contaminants are prevented from affecting the trading establishment.
3. The floor of the trading establishment must be well-drained without pooled or standing water, and be easily cleaned; the ceiling is impervious to water, and not leaked.
4. The food trading establishment must provide enough clean water to serve the food trading in conformity with the national technical regulation or local regulations on domestic water quality.
5. Equipment or measures must be available to maintain the satisfaction of food safety conditions according to food producers’ regulations on food preservation; and information concerning the food trading must be retained to serve the tracing of food origin.
6. Waste must be collected and treated in accordance with regulations of the law on environmental protection.
Article 45. Food safety conditions at warehouses
1. The storing area or warehouse for preserving foods must maintain the satisfaction of conditions on temperature and humidity, lighting, air ventilation and elements affecting the food safety as referred to by the food producer’s regulations on food preservation.
2. Measures for pest control must be adopted.
3. Food products must not be stored together with other commodities, chemicals and devices that may affect the food safety.
Article 46. Conditions to be satisfied by the small-scale food trading establishment’s owner and persons directly selling foods
1. The trading establishment’s owner and persons directly selling foods must satisfy all of conditions referred to in Clause 1 Article 32 of this Decree.
2. Persons directly participating in the delivery of processed and unpacked foods must use personal protective equipment (gloves and mask).
Article 47. Effect and implementation
1. This Decree takes effect as of July 01, 2016.
2. This Decree makes articles/clauses/points in the following documents null and void:
a) Clause 4 Article 15 of the Government’s Decree No. 38/2014/ND-CP dated May 06, 2014 on management of chemicals governed by the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction;
b) Point dd Clause 2, Clause 4 Article 8, Clause 7 Article 15 of the Government’s Decree No. 202/2013/ND-CP dated November 27, 2013 providing for management of fertilizer.
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of affiliates of the Government and Chairpersons of people’s committees of central-affiliated cities or provinces shall be responsible for guiding and implementing this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực