Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11
Số hiệu: | 68/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/06/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2007 |
Ngày công báo: | 08/11/2006 | Số công báo: | Từ số 9 đến số 10 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn kỹ thuật - Ngày 29/6/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn ký thuật số 68/2006/QH11. Luật gồm có 7 Chương, với 71 Điều quy định hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Điều đáng chú ý là Luật này không chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam mà còn áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam...
Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế, Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,
Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan... Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải: Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa, hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết, Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam...
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đầu tư phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam, đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các ngành kinh tế - kỹ thuật...
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
2. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
3. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn là việc xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn.
4. Hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật là việc xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
5. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định.
6. Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
7. Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
8. Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
9. Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
10. Công nhận là việc xác nhận phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định có năng lực phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng.
1. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì áp dụng quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
1. Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:
a) Sản phẩm, hàng hoá;
b) Dịch vụ;
c) Quá trình;
d) Môi trường;
đ) Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội.
2. Chính phủ quy định chi tiết về đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
1. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
3. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan.
4. Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải:
a) Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội;
b) Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia;
c) Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết;
d) Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.
1. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật .
2. Hỗ trợ, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ phục vụ hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đầu tư phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam, đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các ngành kinh tế - kỹ thuật.
1. Nhà nước khuyến khích mở rộng hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức, cá nhân nước ngoài về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi.
2. Nhà nước tạo điều kiện và có biện pháp thúc đẩy việc ký kết các thoả thuận song phương và đa phương về thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá sự phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ.
1. Lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật để cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại của tổ chức, cá nhân.
2. Thông tin, quảng cáo sai sự thật và các hành vi gian dối khác trong hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
3. Lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật để gây phương hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:
1. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN;
2. Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia.
2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia.
3. Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế;
b) Cơ quan nhà nước;
c) Đơn vị sự nghiệp;
d) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
1. Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.
2. Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
3. Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
4. Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
5. Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.
Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:
1. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
2. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
3. Kinh nghiệm thực tiễn;
4. Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
1. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bao gồm quy hoạch, kế hoạch năm năm và kế hoạch hằng năm được lập trên cơ sở sau đây:
a) Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
b) Đề nghị của tổ chức, cá nhân.
2. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức lập và thông báo công khai để lấy ý kiến rộng rãi trước khi phê duyệt.
Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và thông báo công khai quy hoạch, kế hoạch đó trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phê duyệt.
3. Trong trường hợp cần thiết, quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được sửa đổi, bổ sung theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc sửa đổi, bổ sung quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia là tổ chức tư vấn kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập cho từng lĩnh vực tiêu chuẩn.
2. Thành viên ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia bao gồm đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ, hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức khác có liên quan, người tiêu dùng và các chuyên gia.
3. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia có các nhiệm vụ sau đây:
a) Đề xuất quy hoạch, kế hoạch, phương án, giải pháp xây dựng tiêu chuẩn quốc gia;
b) Biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở dự thảo do tổ chức, cá nhân đề nghị; trực tiếp xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; tham gia biên soạn, góp ý kiến về dự thảo tiêu chuẩn quốc tế, dự thảo tiêu chuẩn khu vực; tham gia thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng;
c) Tham gia hoạt động tư vấn, phổ biến tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn khác;
d) Tham gia xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật khi được yêu cầu.
1. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng được quy định như sau:
a) Căn cứ kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ triển khai xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, lập hồ sơ dự thảo và chuyển cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định;
d) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 của Luật này. Thời hạn thẩm định không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
đ) Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định nhất trí với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia;
e) Trong trường hợp ý kiến thẩm định không nhất trí với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ gửi ý kiến thẩm định cho bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để hoàn chỉnh. Sau khi nhận được dự thảo đã được hoàn chỉnh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm đ khoản này. Trường hợp không đạt được sự nhất trí giữa hai bên, Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do tổ chức, cá nhân đề nghị được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân biên soạn dự thảo tiêu chuẩn hoặc đề xuất tiêu chuẩn sẵn có để đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở dự thảo do tổ chức, cá nhân đề nghị; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn;
c) Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và lập hồ sơ dự thảo trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét;
d) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 của Luật này. Thời hạn thẩm định, thời hạn công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.
3. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng được quy định như sau:
a) Căn cứ kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia tương ứng xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 của Luật này. Thời hạn thẩm định, thời hạn công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định cụ thể hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.
1. Sự phù hợp của tiêu chuẩn với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
2. Sự phù hợp của tiêu chuẩn với quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật, cam kết quốc tế có liên quan, yêu cầu hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế.
3. Tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, việc tuân thủ nguyên tắc đồng thuận và hài hoà lợi ích của các bên có liên quan.
4. Việc tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.
1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức rà soát tiêu chuẩn quốc gia định kỳ ba năm một lần hoặc sớm hơn khi cần thiết, kể từ ngày tiêu chuẩn được công bố.
2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 17 của Luật này trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân.
3. Việc huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện trên cơ sở kết quả rà soát tiêu chuẩn quốc gia hoặc đề nghị huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức, cá nhân.
Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định hồ sơ huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia và công bố huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia sau khi có ý kiến nhất trí bằng văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.
1. Tiêu chuẩn cơ sở do người đứng đầu tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật này tổ chức xây dựng và công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở.
2. Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên thành tựu khoa học và công nghệ, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm tiêu chuẩn cơ sở.
3. Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Trình tự, thủ tục xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
1. Bộ Khoa học và Công nghệ giữ quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn quốc gia.
2. Cơ quan đại diện của Việt Nam tham gia tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực về tiêu chuẩn thực hiện việc xuất bản, phát hành tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo quy định của tổ chức đó.
Việc xuất bản, phát hành tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực mà Việt Nam không là thành viên và tiêu chuẩn nước ngoài được thực hiện theo thoả thuận với tổ chức ban hành tiêu chuẩn đó.
3. Tổ chức công bố tiêu chuẩn cơ sở giữ quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn cơ sở.
Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm sau đây:
1. Thông báo công khai việc công bố tiêu chuẩn quốc gia và việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia trong thời hạn ít nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định;
2. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia;
3. Định kỳ hằng năm phát hành danh mục tiêu chuẩn quốc gia.
1. Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện.
Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.
2. Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn.
1. Tiêu chuẩn được áp dụng trực tiếp hoặc được viện dẫn trong văn bản khác.
2. Tiêu chuẩn được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.
1. Nguồn kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp theo dự toán ngân sách hằng năm được duyệt;
b) Các khoản hỗ trợ tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Nguồn kinh phí xây dựng tiêu chuẩn cơ sở do tổ chức, cá nhân tự trang trải và được tính là chi phí hợp lý.
3. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.
Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam bao gồm:
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN;
2. Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP.
1. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như sau:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;
b) Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Chính phủ quy định việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang tính liên ngành và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan thuộc Chính phủ.
2. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau:
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để áp dụng trong phạm vi quản lý của địa phương đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương và yêu cầu cụ thể về môi trường cho phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, thuỷ văn, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
b) Quy chuẩn kỹ thuật địa phương được ban hành sau khi được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
1. Quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm các quy định về kỹ thuật và quản lý áp dụng cho một lĩnh vực quản lý hoặc một nhóm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình.
2. Quy chuẩn kỹ thuật an toàn bao gồm:
a) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn sinh học, an toàn cháy nổ, an toàn cơ học, an toàn công nghiệp, an toàn xây dựng, an toàn nhiệt, an toàn hóa học, an toàn điện, an toàn thiết bị y tế, tương thích điện từ trường, an toàn bức xạ và hạt nhân;
b) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dược phẩm, mỹ phẩm đối với sức khoẻ con người;
c) Các quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu liên quan đến vệ sinh, an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học và hoá chất dùng cho động vật, thực vật.
3. Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu về chất lượng môi trường xung quanh, về chất thải.
4. Quy chuẩn kỹ thuật quá trình quy định yêu cầu về vệ sinh, an toàn trong quá trình sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa.
5. Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ quy định yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong dịch vụ kinh doanh, thương mại, bưu chính, viễn thông, xây dựng, giáo dục, tài chính, khoa học và công nghệ, chăm sóc sức khoẻ, du lịch, giải trí, văn hoá, thể thao, vận tải, môi trường và dịch vụ trong các lĩnh vực khác.
1. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật bao gồm quy hoạch, kế hoạch năm năm và kế hoạch hằng năm được lập trên cơ sở sau đây:
a) Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
b) Yêu cầu quản lý nhà nước;
c) Đề nghị của tổ chức, cá nhân.
2. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và cơ quan có liên quan tổ chức xây dựng, thông báo công khai để lấy ý kiến rộng rãi trước khi phê duyệt.
Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật và thông báo công khai quy hoạch, kế hoạch đó trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phê duyệt.
3. Trong trường hợp cần thiết, quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật được sửa đổi, bổ sung theo quyết định của thủ trưởng cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật. Việc sửa đổi, bổ sung quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Quy chuẩn kỹ thuật được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:
1. Tiêu chuẩn quốc gia;
2. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
3. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
4. Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
1. Đề nghị, góp ý kiến về quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.
2. Biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật để đề nghị cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật xem xét, ban hành.
3. Tham gia biên soạn dự thảo quy chuẩn kỹ thuật theo đề nghị của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật.
4. Góp ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.
1. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như sau:
a) Căn cứ kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt, cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định tại Điều 27 của Luật này tổ chức việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với sự tham gia của đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, các tổ chức khác có liên quan, người tiêu dùng và các chuyên gia;
b) Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn theo quyết định của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, lập hồ sơ dự thảo sau khi đã thống nhất ý kiến với bộ, ngành có liên quan về nội dung và chuyển cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định;
d) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định tại Điều 33 của Luật này. Thời hạn thẩm định không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
đ) Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoàn chỉnh dự thảo và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến nhất trí của cơ quan thẩm định. Trường hợp không nhất trí với ý kiến thẩm định, cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau:
a) Căn cứ kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương;
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương, lập hồ sơ dự thảo và gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 của Luật này để lấy ý kiến;
d) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 của Luật này.
3. Chính phủ quy định cụ thể hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.
1. Sự phù hợp của quy chuẩn kỹ thuật với quy định của pháp luật và cam kết quốc tế có liên quan;
2. Tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
3. Việc tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.
1. Quy chuẩn kỹ thuật có hiệu lực thi hành sau ít nhất sáu tháng, kể từ ngày ban hành, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khỏe, an toàn, môi trường, hiệu lực thi hành quy chuẩn kỹ thuật có thể sớm hơn theo quyết định của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật.
3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành trong phạm vi cả nước; quy chuẩn kỹ thuật địa phương có hiệu lực thi hành trong phạm vi quản lý của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật đó.
1. Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật tổ chức rà soát quy chuẩn kỹ thuật định kỳ năm năm một lần hoặc sớm hơn khi cần thiết, kể từ ngày ban hành.
2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 32 của Luật này trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân.
3. Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật theo trình tự sau đây:
a) Trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân, cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tổ chức lập hồ sơ huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; xem xét hồ sơ và quyết định huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
b) Trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập hồ sơ huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật địa phương; xem xét hồ sơ và quyết định huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật địa phương sau khi có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 của Luật này.
1. Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm sau đây:
a) Thông báo công khai việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật và việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn ít nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định;
b) Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và triển khai áp dụng quy chuẩn kỹ thuật;
c) Gửi văn bản quy chuẩn kỹ thuật đến Bộ Khoa học và Công nghệ để đăng ký;
d) Xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ phát hành định kỳ hằng năm danh mục quy chuẩn kỹ thuật.
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.
2. Trong quá trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phản ánh kịp thời hoặc kiến nghị với cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật những vấn đề vướng mắc, những nội dung chưa phù hợp để xem xét, xử lý.
Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân.
1. Quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng bắt buộc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
2. Quy chuẩn kỹ thuật được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.
1. Nguồn kinh phí xây dựng quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp theo dự toán ngân sách hằng năm được duyệt;
b) Các khoản hỗ trợ tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
2. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng quy chuẩn kỹ thuật.
1. Bảo đảm thông tin công khai, minh bạch cho các bên có liên quan về trình tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp.
2. Bảo mật thông tin, số liệu của tổ chức được đánh giá sự phù hợp.
3. Không phân biệt đối xử đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoặc nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình.
4. Trình tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp phải hài hoà với quy định của tổ chức quốc tế có liên quan.
1. Việc đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện hoặc tổ chức, cá nhân công bố sự phù hợp tự thực hiện.
2. Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn được thực hiện tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân dưới hình thức thử nghiệm, giám định, chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn.
3. Đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện bắt buộc theo yêu cầu quản lý nhà nước dưới hình thức thử nghiệm, giám định, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật dùng để đánh giá sự phù hợp phải quy định đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý cụ thể có thể đánh giá được bằng các phương pháp và phương tiện hiện có ở trong nước hoặc nước ngoài.
1. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy là dấu hiệu chứng minh sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Dấu hợp chuẩn được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sau khi sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp chuẩn.
3. Dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sau khi sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
1. Chứng nhận hợp chuẩn được thực hiện theo thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định tại Điều 50 của Luật này.
2. Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 42 của Luật này.
1. Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận sự phù hợp thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá sự phù hợp của mình.
2. Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn phải đăng ký bản công bố hợp chuẩn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
b) Được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã được chứng nhận hợp chuẩn;
c) Sử dụng dấu hợp chuẩn trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hoá, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp chuẩn;
d) Khiếu nại về kết quả chứng nhận hợp chuẩn, vi phạm của tổ chức chứng nhận sự phù hợp đối với hợp đồng chứng nhận hợp chuẩn.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường với tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn;
b) Thể hiện đúng các thông tin đã ghi trong giấy chứng nhận hợp chuẩn trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về đối tượng đã được chứng nhận hợp chuẩn;
c) Thông báo cho tổ chức chứng nhận sự phù hợp khi có sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn;
d) Trả chi phí cho việc chứng nhận hợp chuẩn.
1. Chứng nhận hợp quy được thực hiện bắt buộc đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc đối tượng quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Quy chuẩn kỹ thuật dùng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 42 của Luật này.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 của Luật này chỉ định tổ chức được quyền chứng nhận sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật do mình ban hành trên cơ sở xem xét, lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định tại Điều 50 của Luật này.
4. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định thực hiện chứng nhận hợp quy theo phương thức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân trên cơ sở kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.
2. Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được chỉ định theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này;
b) Được cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã được chứng nhận hợp quy;
c) Sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hoá, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy;
d) Khiếu nại về kết quả chứng nhận hợp quy, vi phạm của tổ chức chứng nhận sự phù hợp đối với hợp đồng chứng nhận hợp quy.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
b) Thể hiện đúng các thông tin đã ghi trong giấy chứng nhận hợp quy, bản công bố hợp quy trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hoá, trong tài liệu về đối tượng đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy;
c) Cung cấp tài liệu chứng minh việc bảo đảm sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
d) Tạm dừng việc cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Trả chi phí cho việc chứng nhận hợp quy.
1. Đơn vị sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật.
2. Doanh nghiệp.
3. Chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam.
Tổ chức chứng nhận sự phù hợp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có bộ máy tổ chức và năng lực đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
2. Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;
3. Đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp có các quyền sau đây:
a) Cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn hoặc giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật;
b) Giao quyền sử dụng dấu hợp chuẩn hoặc dấu hợp quy cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy;
c) Thu hồi giấy chứng nhận hợp chuẩn hoặc giấy chứng nhận hợp quy, quyền sử dụng dấu hợp chuẩn hoặc dấu hợp quy đã cấp.
2. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy theo lĩnh vực đã đăng ký trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận;
b) Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy; không được thực hiện hoạt động tư vấn cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận;
c) Bảo mật các thông tin thu thập được trong quá trình tiến hành hoạt động chứng nhận;
d) Giám sát đối tượng đã được chứng nhận nhằm bảo đảm duy trì sự phù hợp của đối tượng đã được chứng nhận với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình;
e) Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi giấy chứng nhận và quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy.
1. Hoạt động công nhận được tiến hành đối với các tổ chức sau đây:
a) Phòng thử nghiệm;
b) Phòng hiệu chuẩn;
c) Tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
d) Tổ chức giám định.
2. Căn cứ để tiến hành hoạt động công nhận là tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.
3. Hoạt động công nhận do tổ chức công nhận quy định tại Điều 54 của Luật này thực hiện.
1. Tổ chức công nhận là đơn vị sự nghiệp khoa học thực hiện đánh giá, công nhận năng lực của các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.
2. Tổ chức công nhận phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có bộ máy tổ chức và năng lực đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với tổ chức công nhận; được tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực thừa nhận;
b) Hoạt động phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với tổ chức công nhận;
c) Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;
d) Hoạt động độc lập, khách quan.
3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức công nhận.
1. Tổ chức công nhận có các quyền sau đây:
a) Cấp chứng chỉ công nhận cho tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này;
b) Thu hồi chứng chỉ công nhận.
2. Tổ chức công nhận có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện việc công nhận trên cơ sở đề nghị công nhận của tổ chức, cá nhân;
b) Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động công nhận; không được thực hiện hoạt động tư vấn cho tổ chức đề nghị công nhận quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này;
c) Bảo mật các thông tin thu thập được trong quá trình tiến hành hoạt động công nhận;
d) Giám sát tổ chức được công nhận nhằm bảo đảm duy trì năng lực của tổ chức được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình.
1. Tổ chức được công nhận có các quyền sau đây:
a) Được đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp về chứng nhận, thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định đã được công nhận phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước;
b) Khiếu nại về kết quả công nhận, vi phạm của tổ chức công nhận đối với cam kết thực hiện việc công nhận;
c) Tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 53 của Luật này còn có các quyền quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này.
2. Tổ chức được công nhận có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm bộ máy tổ chức và năng lực đã được công nhận phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế tương ứng;
b) Duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế tương ứng;
c) Bảo đảm tính khách quan, công bằng trong hoạt động đánh giá sự phù hợp;
d) Tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 53 của Luật này còn phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này;
đ) Trả chi phí cho việc công nhận.
1. Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau bao gồm:
a) Việc Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của nhau được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Việc tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam và tổ chức đánh giá sự phù hợp của các quốc gia, vùng lãnh thổ thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của nhau được thực hiện trên cơ sở thoả thuận giữa các bên.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức thực hiện các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau quy định tại khoản 1 Điều này.
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
1. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật; tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
b) Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và tổ chức thực hiện văn bản đó;
c) Thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia; tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia; hướng dẫn xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở; hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
d) Thẩm định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; hướng dẫn xây dựng quy chuẩn kỹ thuật; tổ chức xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
đ) Quản lý và hướng dẫn hoạt động đánh giá sự phù hợp;
e) Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
g) Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
h) Tổ chức và quản lý hoạt động của mạng lưới quốc gia thông báo và hỏi đáp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp;
i) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn thực hiện pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; thực hiện thống kê về lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật;
k) Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan;
b) Tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tổ chức xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc lĩnh vực được phân công quản lý;
c) Đề xuất quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;
d) Quản lý việc xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương; cho ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương;
đ) Quản lý hoạt động công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy;
e) Thực hiện thống kê về hoạt động xây dựng, ban hành, áp dụng quy chuẩn kỹ thuật do mình ban hành;
g) Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
h) Tuyên truyền, phổ biến, tổ chức hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
i) Kiểm tra, thanh tra về hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
k) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
a) Xây dựng và trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan;
b) Lập và trình cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Tổ chức xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; hướng dẫn xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương; cho ý kiến về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương;
d) Đề xuất quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực được phân công quản lý;
đ) Tuyên truyền, phổ biến, tổ chức hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
e) Tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
g) Kiểm tra, thanh tra về hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
h) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
1. Đề xuất kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tổ chức lập và thực hiện kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương.
2. Ban hành và hướng dẫn áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương.
3. Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cần thiết cho hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật của địa phương.
4. Tổ chức thực hiện và tuyên truyền, giáo dục pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
5. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường.
2. Công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Bảo đảm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn đã công bố.
1. Tham gia ý kiến xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.
2. Phổ biến, tuyên truyền, tập huấn kiến thức cho hội viên; cung cấp thông tin cần thiết về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật cho hội viên và cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
1. Thanh tra về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật là thanh tra chuyên ngành.
2. Việc thanh tra về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của thanh tra về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền về quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền mà mình cho là trái pháp luật hoặc về hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Nhà nước khuyến khích các bên có tranh chấp về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật giải quyết tranh chấp thông qua hoà giải; trường hợp không hoà giải được thì các bên có quyền khởi kiện tại toà án hoặc trọng tài theo quy định của pháp luật.
1. Tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành đã được ban hành theo Pháp lệnh chất lượng hàng hoá năm 1999 và theo luật, pháp lệnh khác được xem xét, chuyển đổi thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2. Các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng đã được ban hành phục vụ quản lý nhà nước được xem xét để chuyển đổi thành quy chuẩn kỹ thuật.
3. Chính phủ quy định việc chuyển đổi tiêu chuẩn ngành thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định tại khoản 1 Điều này và việc chuyển đổi các quy định kỹ thuật, quy trình, quy phạm, quy chuẩn, tài liệu kỹ thuật bắt buộc áp dụng thành quy chuẩn kỹ thuật quy định tại khoản 2 Điều này.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY ------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 68/2006/QH11 |
Hanoi, June 29, 2006 |
ON STANDARDS AND TECHNICAL REGULATIONS
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under December 25, 2001 Resolution No. 51/2001/QH10 of the Xth National Assembly, the 10th session;
This Law provides for standards and technical regulations.
Article 1.- Scope of regulation
This Law provides for the formulation, announcement and application of standards; the formulation, promulgation and application of technical regulations; and the assessment of conformity with standards and technical regulations.
Article 2.- Subjects of application
This Law applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals and overseas Vietnamese carrying out activities related to standards and technical regulations in Vietnam.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Standard means regulation on technical characteristics and management requirements used as standard for classifying and appraising products, goods, services, processes, the environment and other objects in socio-economic activities with a view to improving the quality and effectiveness of these objects.
A standard shall be published in a written form by an organization for voluntary application.
2. Technical regulation means regulation on the limits of technical characteristics and management requirements which products, goods, services, processes, the environment and other objects in socio-economic activities must comply with in order to ensure safety, hygiene and human health; to protect animals, plants and the environment; to safeguard national interests and security, consumer interests and other essential requirements.
A technical regulation shall be promulgated in a written form by a competent state agency for mandatory application.
3. Activities in the domain of standard means formulation, announcement and application of standards and assessment of conformity with standards.
4. Activities in the domain of technical regulation means formulation, promulgation and application of technical regulations and assessment of conformity with technical regulations.
5. Conformity assessment means determination as to whether objects of activities in the domain of standard or objects of activities in the domain of technical regulation are conformable with technical characteristics and management requirements in relevant standards or technical regulations.
Conformity assessment covers testing, calibration, inspection and certification of standard or technical regulation conformity; announcement of standard or technical regulation conformity; and accreditation of the capacity of testing laboratories, calibration laboratories, conformity certification organizations and inspection organizations.
6. Certification of standard conformity means certification that objects of activities in the domain of standard conform with relevant standards.
7. Certification of technical regulation conformity means certification that objects of activities in the domain of technical regulation conform with relevant technical regulations.
8. Announcement of standard conformity means announcement by an organization or individual of the conformity of objects of activities in the domain of standard with relevant standards.
9. Announcement of technical regulation conformity means announcement by an organization or individual of the conformity of objects of activities in the domain of technical regulation with relevant technical regulations.
10. Accreditation means certification that a testing laboratory, calibration laboratory, conformity certification organization or inspection organization has the capacity conformable with relevant standards.
Article 4.- Application of laws
1. In case of disparity between the provisions of this Law and those of other laws concerning standards and technical regulations, the provisions of this Law shall prevail.
2. When a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of this Law, the provisions of that treaty shall prevail.
Article 5.- Objects of activities in the domain of standard and objects of activities in domain of technical regulation
1. Objects of activities in the domain of standard and objects of activities in the domain of technical regulation include:
a/ Products, goods;
b/ Services;
c/ Processes;
d/ Environment;
e/ Other objects in socio-economic activities.
2. The Government shall stipulate in detail objects of activities in the domain of standard and objects of activities in the domain of technical regulation.
Article 6.- Fundamental principles for activities in the domain of standard and the domain of technical regulation
1. Standards and technical regulations must ensure improvement of the quality and efficiency of socio-economic activities and raising of the competitiveness of products, goods and services on domestic and international markets.
2. Standards and technical regulations must meet requirements on safety, national security, hygiene, human health, legitimate rights and interests of related parties, protection of animals, plants and the environment, and rational use of natural resources.
3. Activities in the domain of standard and the domain of technical regulation must ensure publicity, transparency, non-discrimination and no unnecessary obstacles to production, business and commercial activities. The formulation of standards must ensure involvement and consensus of related parties.
4. The formulation of standards and technical regulations must:
a/ Be based on scientific and technological advances, practical experience, present-day needs and socio-economic development trends.
b/ Use international standards, regional standards and foreign standards as the basis, except for those not suitable to Vietnam's geographical, climatic, technical and technological characteristics or those affecting national interests;
c/ Prioritize requirements on the utility of products and goods while restricting requirements on descriptive characteristics or detailed design;
d/ Ensure uniformity of Vietnam's standard system and technical regulation system.
Article 7.- State policies on development of activities in the domain of standard and the domain of technical regulation
1. To attach importance to investment in building material-technical foundations and training human resources for the state management of activities in the domain of standard and the domain of technical regulation.
2. To support and promote scientific research and application and technological development in service of activities in the domain of standard and the domain of technical regulation.
3. To encourage domestic and foreign organizations and individuals as well as overseas Vietnamese to participate in formulating and applying standards and technical regulations, invest in developing activities in the domain of standard and the domain of technical regulation in Vietnam, and training in standard and technical regulation knowledge for econo-technical branches.
Article 8.- International cooperation on standards and technical regulations
1. The State shall encourage expansion of cooperation with other countries, territories, international organizations, regional organizations, foreign organizations and individuals on standards and technical regulations and making use of their assistance on the principle of respect for the principles of independence, sovereignty, territorial integrity, equality and mutual benefit.
2. The State shall facilitate and adopt measures to promote the signing of bilateral and multilateral agreements on mutual recognition of conformity assessment results in order to facilitate the development of trade between Vietnam and other countries and territories.
1. Taking advantage of activities in the domain of standard and the domain of technical regulation to impede, trouble and hassle production, business and commercial activities of organizations and individuals.
2. Disseminating false information and advertisements and committing other deceitful acts in activities in the domain of standard and the domain of technical regulation.
3. Abusing activities in the domain of standard and the domain of technical regulation to infringe upon national interests, defense, security, social order and safety.
FORMULATION, ANNOUNCEMENT AND APPLICATION OF STANDARDS
Article 10.- System of standards and standard symbols
The Vietnamese system of standards and standard symbols consists of:
1. National standards, symbolized by TCVN;
2. Manufacturer standards, symbolized by TCCS.
Article 11.- Responsibility for formulating, evaluating and announcing standards
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall organize the drafting of national standards and request the evaluation and announcement of national standards.
2. The Minister of Science and Technology shall organize the evaluation of draft national standards and announce national standards.
3. Organizations formulating and announcing manufacturer standards include:
a/ Economic organizations;
b/ State agencies;
c/ Non-business organizations;
d/ Socio-professional organizations.
Article 12.- Types of standards
1. Fundamental standards stipulate characteristics and requirements of general application on a large scale or contain general requirements for a particular domain.
2. Terminology standards stipulate names and definitions for objects of activities in the domain of standard.
3. Technical requirement standards stipulate levels, criteria and requirements for objects of activities in the domain of standard.
4. Testing method standards stipulate methods of sampling, methods of measurement, methods of identification, methods of analysis, methods of checking, methods of assay and methods of inspection of levels, criteria and requirements for objects of activities in the domain of standard.
5. Labeling, packing, transportation and preservation standards stipulate requirements on labeling, packing, transportation and preservation of products and goods.
Article 13.- Grounds for standard formulation
Standards shall be formulated on one or more of the following grounds:
1. International, regional and foreign standards;
2. Scientific and technological research results, technical advances;
3. Practical experience;
4. Results of evaluation, assay, testing, checking and inspection.
Article 14.- Plannings and plans on formulation of national standards
1. Plannings and plans on formulation of national standards include five-year plannings and plans and annual plans which are elaborated on the following grounds:
a/ Socio-economic development requirements;
b/ Requests of organizations and individuals.
2. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other concerned ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies in, elaborating plannings and plans on formulation of national standards and publish them for public comment before approving them.
The Ministry of Science and Technology shall approve plannings and plans on formulation of national standards and publish them within thirty days after the date of approval thereof.
3. In case of necessity, plannings and plans on formulation of national standards may be revised under decisions of the Minister of Science and Technology. The revision of plannings and plans on formulation of national standards shall comply with the provisions of Clause 2 of this Article.
Article 15.- Rights of organizations and individuals to participate in formulating national standards
1. To propose and give comments on plannings and plans on formulation of national standards.
2. To assume the prime responsibility for, or participate in, compiling draft national standards for the Ministry of Science and Technology to evaluate and announce.
3. To give comments on draft national standards.
Article 16.- Technical boards for national standard
1. A technical board for national standard is a technical advisory body set up by the Ministry of Science and Technology for each domain of standard.
2. Members of a technical board for national standard include representatives of state agencies, scientific and technological organizations, associations, unions, enterprises and other concerned organizations, consumers and specialists.
3. A technical board for national standard has the following tasks:
a/ To propose plannings, plans, options and measures to formulate national standards;
b/ To compile draft national standards based on the drafts proposed by organizations or individuals; to directly prepare draft national standards; to participate in compiling and commenting on draft international standards, draft regional standards; to participate in evaluating draft national standards formulated by ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies;
c/ To join in counseling on and disseminating national standards and other standards;
d/ To participate in formulating draft technical regulations upon request.
Article 17.- Order and procedures for formulating, evaluating and announcing national standards
1. The order and procedures for formulating, evaluating and announcing national standards with respect to draft national standards formulated by ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies are as follows:
a/ Ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies draft national standards on the basis of the approved plans on formulation of national standards;
b/ Ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies organize public gathering of opinions of concerned organizations and individuals on draft national standards; hold symposiums for related parties to give comments on the drafts. The duration for submission of opinions on a draft shall be at least sixty days; in urgent circumstances related to health, safety or environment, this duration may be shorter;
c/ Ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies study and take opinions of organizations and individuals into account for finalizing draft national standards, make dossiers of draft national standards and send them to the Ministry of Science and Technology for evaluation;
d/ The Ministry of Science and Technology organizes the evaluation of draft national standards in accordance with the provisions of Article 18 of this Law. The evaluation duration must not exceed sixty days from the date of receipt of valid dossiers;
e/ The Minister of Science and Technology announces national standards within thirty days after obtaining evaluation opinions agreeing with draft national standards;
f/ When there are evaluation opinions disagreeing with the draft national standard, the Ministry of Science and Technology shall forward such evaluation opinions to the national standard-drafting ministry, ministerial-level agency or government-attached agency for finalization of the draft national standard. After receiving the finalized draft, the Ministry of Science and Technology shall announce the national standard in accordance with the provisions of Point e of this Clause. If no agreement can be reached between two parties, the Ministry of Science and Technology shall report the case to the Prime Minister for consideration and decision.
2. The order and procedures for formulating, evaluating and announcing national standards with respect to draft national standards proposed by organizations or individuals are as follows:
a/ The organization or individual compiles a draft standard or proposes an existing standard to the Ministry of Science and Technology for consideration;
b/ The Ministry of Science and Technology assigns the technical board for national standard to compile a draft national standard on the basis of the draft proposed by the organization or individual; organizes public gathering of opinions of concerned organizations and individuals on the draft; holds symposiums for related parties to give comments on the draft. The duration for submission of opinions on a draft shall be at least sixty days; in urgent circumstances related to health, safety or environment, this duration may be shorter;
c/ The technical board for national standard studies and takes opinions of organizations and individuals into account for finalizing the draft national standard, makes a dossier of the draft and submits it to the Ministry of Science and Technology for consideration;
d/ The Ministry of Science and Technology organizes the evaluation of the draft national standard under the provisions of Article 18 of this Law. The time limit for evaluation and announcement of national standards shall comply with the provisions of Point d and e, Clause 1 of this Article.
3. The order and procedures for formulation, evaluation and announcement of national standards with respect to draft national standards formulated by the Ministry of Science and Technology are as follows:
a/ On the basis of the approved plan on formulation of national standards, the Ministry of Science and Technology assigns a relevant technical board for national standard to formulate the draft national standard under the provisions of Points b and c, Clause 2 of this Article;
b/ The Ministry of Science and Technology organizes the evaluation of the draft national standard under the provisions of Article 18 of this Law. The time limit for evaluation and announcement of national standards shall comply with the provisions of Point d and e, Clause 1 of this Article.
4. The Government shall issue specific regulations on dossiers of draft national standards.
Article 18.- Contents of evaluation of draft national standards
1. Conformity of standards with scientific and technological advances, socio-economic conditions and development demands.
2. Conformity of standards with relevant technical regulations, legal provisions and international commitments and the requirement on harmonization with international standards.
3. Uniformity and consistency within the national standard system, adherence to the principles of consensus and harmonization of interests of related parties.
4. Observance of technical requirements, the order and procedures for formulation of national standards.
Article 19.- Review, amendment, supplementation, replacement and cancellation of national standards
1. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies in, reviewing national standards once every three years or at an earlier time when necessary, counting from the date of announcement of such standards.
2. Amendment, supplementation and replacement of national standards shall be effected in the order and according to the procedures specified in Article 17 of this Law on the basis of national standard review results or at the proposal of organizations or individuals.
3. Cancellation of national standards shall be effected on the basis of national standard review results or at the proposal of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, organizations or individuals.
The Ministry of Science and Technology shall evaluate dossiers of cancellation of national standards and announce the cancellation of national standards after obtaining written agreement of other ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies which have drafted such national standards.
Article 20.- Formulation and announcement of manufacturer standards
1. Manufacturer standards shall be formulated under the guidance of the heads of organizations specified in Clause 3, Article 11 of this Law and announced for application to manufacturers' activities.
2. Manufacturer standards shall be formulated on the basis of scientific and technological achievements, demands and practical capabilities of manufacturers. The use of national standards, international standards, regional standards and foreign standards as manufacturer standards shall be encouraged.
3. Manufacturer standards must not contravene relevant technical regulations and provisions of law.
4. The order and procedures for formulation and announcement of manufacturer standards shall comply with the guidance of the Ministry of Science and Technology.
Article 21.- Publishing and distribution of standards
1. The Ministry of Science and Technology shall hold the right to publish and distribute national standards.
2. Vietnamese representative agencies participating in international or regional standardizing organizations shall publish and distribute international standards or regional standards according to regulations of such organizations.
The publishing and distribution of standards of international or regional organizations of which Vietnam is not a member and foreign standards shall be as agreed with organizations promulgating those standards.
3. Organizations announcing manufacturer standards shall hold the right to publish and distribute those manufacturer standards.
Article 22.- Notification and dissemination of national standards
The Ministry of Science and Technology has the following responsibilities:
1. To make public the announcement of national standards, the amendment, supplementation, replacement or cancellation of national standards within thirty days after the date of issuance of relevant decisions;
2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies in, disseminating and guiding the application of national standards;
3. Annually, to distribute the list of national standards.
Article 23.- Principles for application of standards
1. Standards shall be applied on the principle of voluntariness.
The application of part or the whole of a specific standard shall become mandatory when it is invoked in a legal document or technical regulation.
2. Manufacturer standards shall be applied within the scope of management of organizations that announce them.
Article 24.- Modes of application of standards
1. Standards shall be directly applied or invoked in another document.
2. Standards shall be used as the basis for conformity assessment activities.
Article 25.- Funding sources for formulation of standards
1. Funding sources for formulation of national standards include:
a/ State budget allocated according to approved annual budget estimates;
b/ Voluntary supports of organizations and individuals at home and abroad;
c/ Other lawful sources of revenues.
2. Manufacturer standards shall be formulated with organizations' or individuals' own funds, which shall be accounted as reasonable expenses.
3. The Government shall stipulate the management and use of funds for formulation of national standards.
FORMULATION, PROMULGATION AND APPLICATION OF TECHNICAL REGULATIONS
Article 26.- System of technical regulations and symbols of technical regulations
The system of technical regulations and symbols of technical regulations of Vietnam consists of:
1. National technical regulations, symbolized by QCVN;
2. Local technical regulations, symbolized by QCDP.
Article 27.- Responsibilities for formulating, evaluating and promulgating technical regulations
1. Responsibilities for formulating, evaluating and promulgating national technical regulations are as follows:
a/ Ministers and heads of ministerial-level agencies shall formulate and promulgate national technical regulations within the scope of branches or domains under their assigned management;
b/ The Minister of Science and Technology shall organize evaluation of draft national technical regulations;
c/ The Government shall stipulate the formulation, evaluation and promulgation of national technical regulations of inter-branch nature and national technical regulations for objects of activities in the domain of technical regulation falling under the management of government-attached agencies.
2. Responsibilities for formulating, evaluating and promulgating local technical regulations are as follows:
a/ People's Committees of provinces or centrally run cities shall formulate and promulgate local technical regulations for application within the scope of local management to specific products, goods, services and processes of each locality and in response to specific environmental requirements suitable to local geographical, climatic, hydrological characteristics and socio-economic development levels;
b/ Local technical regulations shall be promulgated after they are approved by competent state agencies defined at Point a, Clause 1 of this Article.
Article 28.- Types of technical regulations
1. General technical regulations include technical and managerial regulations applicable to a management domain or a group of products, goods, services or processes.
2. Safe technical regulations include:
a/ Regulations on levels, norms and requirements related to bio-safety, fire and explosion safety, mechanical safety, industrial safety, construction safety, thermal safety, chemical safety, electricity safety, medical equipment safety, electro-magnetic compatibility, radiation and nuclear safety;
b/ Regulations on levels, norms and requirements related to food safety and hygiene, pharmaceutical and cosmetic safety for human health;
c/ Regulations on levels, norms and requirements related to hygiene and safety of animal feeds, fertilizers, plant protection drugs, veterinary drugs, bio-products and chemicals used for animals and plants.
3. Environmental technical regulations provide for levels, norms and requirements on environmental quality and waste.
4. Technical regulations of processes provide for requirements on hygiene and safety in the processes of production, exploitation, processing, preservation, operation, transportation, use and maintenance of products and goods.
5. Technical regulations of services provide for requirements on hygiene and safety in business, trading, post, telecommunications, construction, education, financial, scientific and technological, healthcare, tourist, entertainment, cultural, sport, transport, environmental services and services in other domains.
Article 29.- Plannings and plans on formulation of technical regulations
1. Plannings and plans on formulation of technical regulations include five-year plannings and plans and annual plans elaborated on the following grounds:
a/ Socio-economic development requirements;
b/ State management requirements;
c/ Proposals of organizations and individuals.
2. Plannings and plans on formulation of technical regulations shall be elaborated by technical regulation-promulgating agencies in coordination with the Ministry of Science and Technology and concerned agencies and put up for public comment before they are approved.
Technical regulation-promulgating agencies shall approve plannings and plans on formulation of technical regulations and make them public within thirty days after approval.
3. In case of necessity, plannings and plans on formulation of technical regulations may be amended and supplemented under decisions of the heads of technical regulation-promulgating agencies and in accordance with Clause 2 of this Article.
Article 30.- Grounds for formulation of technical regulations
Technical regulations shall be formulated on one or more of the following grounds:
1. National standards;
2. International standards, regional standards and foreign standards;
3. Scientific and technological research results, technical advances;
4. Results of evaluation, assay, test, supervision and inspection.
Article 31.- Rights of organizations and individuals to participate in formulating technical regulations
1. To propose and give comments on plannings and plans on formulation of technical regulations.
2. To compile draft technical regulations and propose them to technical regulations-promulgating agencies for consideration and promulgation.
3. To participate in compiling draft technical regulations at the request of technical regulations-formulating agencies.
4. To give comments on draft technical regulations.
Article 32.- Order and procedures for formulation, evaluation and promulgation of technical regulations
1. The order and procedures for formulation, evaluation and promulgation of national technical regulations are as follows:
a/ On the basis of the approved plan on formulation of technical regulations, the national technical regulation-promulgating agency defined in Article 27 of this Law organizes the formulation of the national technical regulation with the participation of representatives of state agencies, scientific and technological institutions, enterprises, other related organizations, consumers and specialists;
b/ The national technical regulation-promulgating agency organizes public gathering of opinions of concerned organizations and individuals on the draft national technical regulation; holds symposiums for related parties to give comments on the draft. The duration for submission of opinions on the draft shall be at least sixty days; in urgent circumstances related to health, safety or environment, this duration may be shorter as decided by the national technical regulations-promulgating agency;
c/ The national technical regulation-promulgating agency studies and takes opinions of organizations and individuals into account for finalizing the draft national technical regulation, makes a dossier of the draft national technical regulation after consulting concerned ministries and branches on the contents of the draft and transfers the draft to the Ministry of Science and Technology for evaluation;
d/ The Ministry of Science and Technology organizes the evaluation of the draft national technical regulation in accordance with the provisions of Article 33 of this Law. The time limit for evaluation shall not exceed sixty days from the date of receipt of the valid dossier;
e/ The national technical regulation-promulgating agency finalizes the draft and promulgates the national technical regulation within thirty days after the date of obtaining the agreement of the evaluating agency. In case of disagreeing with the evaluation opinions, the national technical regulation-promulgating agency shall report the case to the Prime Minister for consideration and decision.
2. The order and procedures for formulating, evaluating and promulgating local technical regulations are as follows:
a/ On the basis of the approved plan on formulation of technical regulations, the provincial/municipal People's Committee organizes the formulation of local technical regulation;
b/ The provincial/municipal People's Committee organizes public gathering of opinions of concerned organizations and individuals on the draft local technical regulation; holds symposiums for related parties to give comments on the draft. The duration for submission of opinions on the draft shall be at least sixty days; in urgent circumstances related to health, safety or environment, this duration may be shorter as decided by the provincial/municipal People's Committee;
c/ The provincial/municipal People's Committee studies and takes opinions of organizations and individuals into account for finalizing the draft local technical regulation, makes a dossier of the draft and sends it to the competent state agency defined at Point a, Clause 1, Article 27 of this Law for comment;
d/ The provincial/municipal People's Committee promulgates the local technical regulation within thirty days after the date of obtaining the agreement of the competent state agency defined at Point a, Clause 1, Article 27 of this Law.
3. The Government shall issue specific regulations on dossiers of draft technical regulations.
Article 33.- Contents of evaluation of draft national technical regulations
1. Conformity of technical regulations with relevant legal provisions and international commitments;
2. Uniformity and consistency within the system of national technical regulations;
3. Observance of professional requirements, the order and procedures for formulation of technical regulations.
Article 34.- Implementation effect of technical regulations
1. Technical regulations take effect at least six months after the date of promulgation, except for the case defined in Clause 2 of this Article.
2. In emergency circumstances related to health, safety or environment, a technical regulation may take effect earlier as decided by the technical regulation-promulgating agency.
3. National technical regulations take effect nationwide; local technical regulations take effect in localities under the management of the promulgating provincial/municipal People's Committees.
Article 35.- Review, amendment, supplementation, replacement and cancellation of technical regulations
1. Technical regulation-promulgating agencies shall organize reviews of technical regulations once every five years or at an earlier time when necessary, counting from the date of promulgation of such technical regulations.
2. Amendment, supplementation and replacement of technical regulations shall be effected in the order and according to the procedures specified in Article 32 of this Law on the basis of review results or at the request of organizations or individuals.
3. Technical regulation-promulgating agencies may cancel technical regulations in the following order:
a/ On the basis of review results or at the request of organizations or individuals, the national technical regulation-promulgating agency organizes the compilation of a dossier of cancellation of the national technical regulation in question; examines the dossier and makes a decision to cancel the national technical regulation after obtaining the evaluation opinion of the Ministry of Science and Technology;
b/ On the basis of review results or at the request of organizations or individuals, the provincial/municipal People's Committee organizes the compilation of a dossier of cancellation of the local technical regulation in question; examines the dossier and makes a decision to cancel the local technical regulation after obtaining the evaluation opinion of the competent state agency defined at Point a, Clause 1, Article 27 of this Law.
Article 36.- Notification, dissemination, registration, publishing and distribution of technical regulations
1. Technical regulation-promulgating agencies have the following responsibilities:
a/ To make public the promulgation, amendment, supplementation, replacement or cancellation of technical regulations within thirty days after the date of issuance of relevant decisions;
b/ To organize dissemination, guidance and application of technical regulations;
c/ To send technical regulation documents to the Ministry of Science and Technology for registration;
d/ To publish and distribute technical regulations.
2. Annually, the Ministry of Science and Technology shall distribute a list of technical regulations.
Article 37.- Responsibility for applying technical regulations
1. Organizations and individuals shall apply relevant technical regulations.
2. In the course of application of technical regulations, organizations and individuals shall promptly report problems or point out inappropriate contents to the technical regulation-promulgating agencies for consideration and settlement.
Technical regulation-promulgating agencies shall respond in writing within thirty days after receiving reports or recommendations of organizations and individuals.
Article 38.- Principles for and methods of application of technical regulations
1. The application of technical regulations to production, business and other socio-economic activities is mandatory.
2. Technical regulations shall be used as the basis for conformity assessment activities.
Article 39.- Funding sources for formulation of technical regulations
1. Funding sources for formulation of technical regulations include:
a/ State budget allocated according to approved annual budget estimates;
b/ Voluntary supports of organizations and individuals at home and abroad.
2. The Government shall detail the management and use of funds for formulation of technical regulations.
ASSESSMENT OF CONFORMITY WITH STANDARDS AND TECHNICAL REGULATIONS
Section 1. GENERAL PROVISIONS ON CONFORMITY ASSESSMENT
Article 40.- Fundamental requirements on conformity assessment
1. Keeping related parties informed of the conformity assessment order and procedures in a public and transparent manner.
2. Keeping confidential information and data of organizations for which conformity assessment is conducted.
3. Ensuring non-discrimination against production and business organizations and individuals or the origin of products, goods, services or processes.
4. The conformity assessment order and procedures shall comply with regulations promulgated by related international organizations.
Article 41.- Forms of conformity assessment
1. Assessment of conformity with standards or technical regulations shall be conducted by conformity assessment organizations or conformity announcement organizations or individuals themselves.
2. Assessment of conformity with standards shall be conducted on a voluntary basis at the request of organizations or individuals in the form of testing, inspection, standard conformity certification or standard conformity announcement.
3. Assessment of conformity with technical regulations shall be conducted on a mandatory basis according to state management requirements in the form of testing, inspection, technical-regulation conformity certification or technical-regulation conformity announcement.
Article 42.- Requirements for standards and technical regulations used for conformity assessment
Standards and technical regulations used for conformity assessment must be those that stipulate specific technical characteristics and managerial requirements that can be assessed with methods and means available at home or abroad.
Article 43.- Standard conformity marks, technical-regulation conformity marks
1. Standard conformity marks and technical-regulation conformity marks are proof of conformity of products or goods with relevant standards or technical regulations.
2. Standard conformity marks shall be granted to products or goods after their standard conformity is certified.
3. Technical-regulation conformity marks shall be granted to products or goods after their technical-regulation conformity is certified and announced.
Section 2. ASSESSMENT OF CONFORMITY WITH STANDARDS
Article 44.- Certification of standard conformity
1. Certification of standard conformity shall be effected under the agreement between organizations or individuals requesting certification and conformity certification organizations defined in Article 50 of this Law.
2. Standards used for certification of standard conformity must be national standards, international standards, regional standards or foreign standards satisfying requirements specified in Article 42 of this Law.
Article 45.- Announcement of standard conformity
1. Organizations and individuals shall announce the conformity of products, goods, services, processes or environment with relevant standards on the basis of the results of certification of standard conformity conducted by conformity certification organizations or the results of their self-assessment of conformity.
2. Organizations and individuals announcing standard conformity shall register their written standard conformity announcements with competent state agencies.
Article 46.- Rights and obligations of organizations and individuals requesting certification of standard conformity
1. Organizations and individuals requesting certification of standard conformity have the following rights:
a/ To select standard conformity certification organizations;
b/ To be granted standard conformity certificates for their products, goods, services, processes and environment already certified to be standard-conformable;
c/ To use standard conformity marks for products and goods already certified to be standard-conformable, packings thereof, and in documents on such products and goods;
d/ To lodge complaints about results of standard conformity certification conducted or breaches committed by conformity certification organizations in relation to standard conformity certification contracts.
2. Organizations and individuals requesting certification of standard conformity have the following obligations:
a/ To ensure conformity of products, goods, services, processes and environment with standards used for standard conformity certification;
b/ To display accurately information written in standard conformity certificates on products and goods and packings thereof and in documents on objects already certified to be standard-conformable;
c/ To notify standard conformity certification organizations of change or addition of standards used for standard conformity certification;
d/ To pay expenses for standard conformity certification.
Section 3. ASSESSMENT OF CONFORMITY WITH TECHNICAL REGULATIONS
Article 47.- Certification of technical-regulation conformity
1. Certification of technical-regulation conformity is mandatory for products, goods, services, processes and environment which are objects defined in relevant technical regulations.
2. Technical regulations used for certification of technical-regulation conformity are national or local technical regulations meeting the requirements specified in Article 42 of this Law.
3. Ministries, ministerial-level agencies and provincial/municipal People's Committees defined in Clause 1 and Clause 2, Article 27 of this Law shall designate organizations to certify conformity with technical regulations issued by themselves on the basis of considering and selecting conformity certification organizations defined in Article 50 of this Law.
4. Conformity certification organizations may be designated to conduct regulation conformity certification by modes prescribed by competent state agencies.
Article 48.- Announcement of technical-regulation conformity
1. Production and business organizations and individuals subject to application of technical regulations shall announce the conformity of products, goods, services, processes and environment with relevant technical regulations on the basis of results of certification of technical-regulation conformity by conformity certification organizations designated under the provisions of Clause 3, Article 47 of this Law or results of their self-assessment conducted on the basis of testing results of accredited or designated testing laboratories.
2. Organizations and individuals announcing technical-regulation conformity shall register their technical-regulation conformity announcement documents with competent state agencies.
Article 49.- Rights and obligations of organizations and individuals requesting certification of technical-regulation conformity
1. Organizations and individuals requesting certification of technical-regulation conformity have the following rights:
a/ To select conformity certification organizations already designated under the provisions of Clause 3, Article 47 of this Law;
b/ To be granted technical-regulation conformity certificates for their products, goods, services, processes and environment already certified as such;
c/ To use technical-regulation conformity marks for products and goods already certified or announced to be technical regulation-conformable, packings thereof, and in documents on such products and goods;
d/ To lodge complaints about results of technical-regulation conformity certification conducted or breaches committed by conformity certification organizations in relation to contracts on technical-regulation conformity certification.
2. Organizations and individuals requesting certification of technical-regulation conformity have the following obligations:
a/ To ensure conformity of products, goods, services, processes and environment with relevant technical regulations;
b/ To display accurately information written in technical-regulation conformity certificates and announcement documents on products and goods and packings thereof and in documents on objects already certified and announced to be technical regulation-conformable;
c/ To supply, upon request of a competent state agency or conformity certification organization, documents evidencing the assurance of the conformity of products, goods, services, processes and environment with relevant technical regulations;
d/ To suspend the provision of products, goods, services or processes failing to conform with relevant technical regulations according to decisions of competent state agencies;
e/ To pay a fee for technical-regulation conformity certification.
Section 4. CONFORMITY CERTIFICATION ORGANIZATIONS
Article 50.- Conformity certification organizations
1. Non-business units providing technical services.
2. Enterprises.
3. Vietnam-based branches of foreign certification organizations.
Article 51.- Operation conditions of conformity certification organizations
A conformity assessment organization must satisfy the following conditions:
1. Having an organizational apparatus and capability meeting requirements in national standards and international standards for conformity certification organizations;
2. Having established and maintained a management system meeting requirements in national and international standards.
3. Having registered standard conformity and technical-regulation conformity activities with a competent state agency.
Article 52.- Rights and obligations of conformity certification organizations
1. Conformity certification organizations have the following rights:
a/ To grant standard conformity or technical-regulation conformity certificates for products, goods, services, processes and environment conformable to standards or technical regulations;
b/ To assign the right to use standard conformity or technical-regulation conformity marks to organizations and individuals having products and goods already certified to be standard- or technical regulation-conformable;
c/ To withdraw granted standard conformity or technical-regulation conformity certificates and the assigned right to use standard conformity or technical-regulation conformity marks.
2. Conformity certification organizations have the following obligations:
a/ To certify standard conformity or technical-regulation conformity in the registered domains under contracts signed with certification-requesting organizations or individuals;
b/ To ensure objectivity and fairness in standard conformity or technical-regulation conformity certification activities; to refrain from giving consultancy to certification-requesting organizations or individuals;
c/ To keep confidential information collected in the course of conducting certification;
d/ To supervise certified objects in order to ensure their sustained conformity with relevant standards or technical regulations;
e/ To take responsibility before law for their activities;
f/ To widely announce on the mass media the withdrawal of standard conformity or technical-regulation conformity certificates and the right to use standard conformity or technical-regulation conformity marks.
Section 5. MUTUAL ACCREDITATION AND RECOGNITION
1. Accreditation shall be conducted with respect to the following organizations:
a/ Testing laboratories;
b/ Calibration laboratories;
c/ Conformity certification organizations;
d/ Inspection organizations.
2. Accreditation shall be conducted on the basis of national standards and international standards.
3. Accreditation shall be conducted by accreditation organizations specified in Article 54 of this Law.
Article 54.- Accreditation organizations
1. Accreditation organizations are non-business scientific units conducting assessment and accreditation of the capabilities of organizations defined in Clause 1, Article 53 of this Law.
2. Accreditation organizations must meet the following conditions:
a/ Having an organizational apparatus and capability satisfying requirements in national standards and international standards for accreditation organizations; having been recognized by international and regional accreditation organizations;
b/ Operating in accordance with requirements in national standards and international standards for accreditation organizations;
c/ Having established and maintained a management system meeting requirements in national standards and international standards;
d/ Operating in an independent and objective manner.
3. The Minister of Science and Technology shall stipulate organization and operation of accreditation organizations.
Article 55.- Rights and obligations of accreditation organizations
1. Accreditation organizations have the following rights:
a/ To grant accreditation certificates to organizations defined in Clause 1, Article 53 of this Law;
b/ To withdraw accreditation certificates.
2. Accreditation organizations have the following obligations:
a/ To carry out accreditation at the request of organizations or individuals;
b/ To ensure objectivity and fairness in accreditation activities; refrain from giving consultancy to accreditation-requesting organizations specified in Clause 1, Article 53 of this Law;
c/ To keep confidential information collected in the course of conducting accreditation;
d/ To supervise accredited organizations in order to ensure their sustained capabilities in conformity with relevant standards;
e/ To take responsibility before law for their activities.
Article 56.- Rights and obligations of accredited organizations:
1. Accredited organizations have the following rights:
a/ To propose competent state agencies to use results of conformity assessment activities with respect to certification, testing, calibration and inspection already accredited to serve state management requirements;
b/ To lodge complaints about accreditation results issued by accreditation organizations or their breaches of the undertaking to conduct accreditation;
c/ Conformity certification organizations specified at Point c, Clause 1, Article 53 of this Law shall also have the rights provided in Clause 1, Article 52 of this Law.
2. Accredited organizations have the following obligations:
a/ To ensure conformity of their accredited organizational apparatus and capability with requirements in relevant national standards and international standards;
b/ To maintain a management system meeting requirements in relevant national standards and international standards;
c/ To ensure objectivity and fairness in conformity assessment activities;
d/ Conformity certification organizations specified at Point c, Clause 1, Article 53 of this Law shall also perform the obligations defined in Clause 2, Article 52 of this Law;
e/ To pay a fee for accreditation.
Article 57.- Mutual recognition agreements
1. Mutual recognition agreements include:
a/ The recognition by Vietnam and other countries or territories of one another's conformity assessment results shall comply with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party;
b/ The recognition by Vietnamese conformity assessment organizations and conformity assessment organizations of other countries or territories of one another's conformity assessment results shall be effected on their agreements.
2. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other concerned ministries and ministerial-level agencies in, organizing the implementation of mutual recognition agreements mentioned in Clause 1 of this Law.
RESPONSIBILITIES OF AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS OPERATING IN THE DOMAIN OF STANDARD AND THE DOMAIN OF TECHNICAL REGULATION
Article 58.- Responsibilities of the Government
The Government shall perform the unified state management of activities in the domain of standard and the domain of technical regulation.
Article 59.- Responsibilities of the Ministry of Science and Technology
1. The Ministry of Science and Technology shall take responsibility to the Government for performing uniform state management of activities in the domain of standard and the domain of technical regulation.
2. The Ministry of Science and Technology has the following responsibilities:
a/ To formulate and promulgate or submit to competent state agencies or persons for promulgation, and organize the implementation of, policies and strategies on activities in the domain of standard and the domain of technical regulation; organize the elaboration and approval of plannings and plans on formulation of national standards and national technical regulations in the domains under their assigned management;
b/ To formulate and promulgate or submit to competent state agencies or persons for promulgation legal documents on standards and technical regulations, and organize the implementation thereof;
c/ To evaluate and announce national standards; organize formulation and announcement of national standards in the domain under its assigned management; to promulgate organization and operation regulations of technical boards for national standards; to guide the formulation and application of national standards; to guide the formulation and announcement of manufacturer standards; to guide the application of international, regional and foreign standards;
d/ To evaluate national technical regulations; to guide the formulation of technical regulations; to organize the formulation and promulgation of national technical regulations in the domain under its assigned management;
e/ To manage and guide conformity assessment activities;
f/ To build and develop human resources for activities in the domain of standard and the domain of technical regulation; to organize scientific research and technological development related to standards and technical regulations;
g/ To manage international cooperation on standards and technical regulations;
h/ To organize and manage activities of the national network of notification and enquiry points related to standards, technical regulations and conformity assessment;
i/ To conduct propaganda about and guidance on the observance of the law on standards and technical regulations; to make statistics on the domain of standard and the domain of technical regulation;
j/ To supervise and inspect the observance of law on standards and technical regulations; to handle violations in accordance with law; to settle complaints and denunciations related to activities in the domain of standard and the domain of technical regulation in accordance with the law on complaints and denunciations.
Article 60.- Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies
1. Ministries and ministerial-level agencies, within the scope of their respective tasks and powers, have the following responsibilities:
a/ To formulate and promulgate or submit to competent state agencies or competent persons for promulgation legal documents on relevant standards and technical regulations;
b/ To organize the elaboration and approval of plannings and plans on formulation on national technical regulations; to organize the formulation and promulgation of national technical regulations in the domains under their respective management;
c/ To propose plannings and plans on formulation of national standards; to organize the formulation of draft national standards in the branches or domains under their respective management;
d/ To manage the formulation and promulgation of local technical regulations; to give comments on draft local technical regulations;
e/ To manage activities of announcement of technical-regulation conformity and certification of technical-regulation conformity;
f/ To make statistics on activities of formulation, promulgation and application of technical regulations issued by themselves;
g/ To participate in international cooperation on standards and technical regulations;
h/ To disseminate, and guide the application of, standards and technical regulations;
i/ To supervise and inspect activities in the domain of technical regulation; to handle violations in accordance with law;
j/ To settle complaints and denunciations related to activities in the domain of technical regulation in accordance with the law on complaints and denunciations;
2. Government-attached agencies, within the scope of their tasks and powers, have the following responsibilities:
a/ To formulate and submit to competent state agencies or persons for promulgation legal documents on relevant standards and technical regulations;
b/ To elaborate and submit to competent state agencies or persons for approval plannings and plans on formulation of national technical regulations;
c/ To organize the formulation of draft national technical regulations; to guide the formulation of local technical regulations; to give comments on draft local technical regulations;
d/ To propose plannings and plans on formulation of national standards; to organize the formulation of draft national standards in the domains under their assigned management;
e/ To disseminate, and guide the application of, standards and technical regulations;
f/ To participate in international cooperation on standards and technical regulations;
g/ To supervise and inspect activities in the domain of technical regulation; to handle violations in accordance with law;
h/ To settle complaints and denunciations related to activities in the domain of technical regulation in accordance with the law on complaints and denunciations.
Article 61.- Responsibilities of provincial/municipal People's Committees
Provincial/municipal People's Committees, within the scope of their tasks and powers, have the following responsibilities:
1. To propose plans on formulation of national standards and national technical regulations; to organize the elaboration and implementation of plans on formulation of local technical regulations.
2. To promulgate, and guide the application of, local technical regulations.
3. To build necessary material and technical foundations for activities in the domain of standard and domain of technical regulation in localities.
4. To organize the implementation of, propaganda about and education in the law on standards and technical regulations.
5. To supervise and inspect the observance of the law on standards and technical regulations; to handle violations in accordance with law.
6. To settle complaints and denunciations related to activities in the domain of standards and the domain of technical regulation in accordance with the law on complaints and denunciations.
Article 62.- Responsibilities of production and business organizations and individuals
1. To announce standards applicable to products, goods, services, processes and environment.
2. To announce products, goods, services, processes and environment conformable with relevant technical regulations.
3. To ensure conformity of products, goods, services, processes and environment with announced technical regulations and standards.
Article 63.- Responsibilities of associations and unions
1. To give opinions on the formulation of relevant legal documents, national standards and technical regulations.
2. To disseminate and train their members in the knowledge about and provide necessary information on activities in the domain of standard and the domain of technical regulation among their members and competent state agencies in accordance with law.
INSPECTION, HANDLING OF VIOLATIONS, SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS AND DISPUTES RELATED TO ACTIVITIES IN THE DOMAIN OF STANDARD AND THE DOMAIN OF TECHNICAL REGULATION
Article 64.- Inspectorate of activities in the domain of standard and the domain of technical regulation
1. The inspectorate of activities in the domain of standard and the domain of technical regulation is a specialized inspectorate.
2. Inspection of activities in the domain of standard and the domain of technical regulation shall be conducted in accordance with the law on inspection.
3. The Government shall issue detailed regulations on the organization and operation of the inspectorate of activities in the domain of standard and the domain of technical regulation.
Article 65.- Handling of violations of the law on standards and technical regulations
1. Persons who commit acts of violating the law on standards and technical regulations shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensation therefor in accordance with law.
2. Organizations that violate the law on standards and technical regulations shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned or suspended from operation; if causing damage, they must pay compensation therefor in accordance with law.
Article 66.- Complaints and denunciations related to activities in the domain of standard and the domain of technical regulation
1. Organizations and individuals are entitled to lodge complaints with competent state agencies or persons about the latter's administrative decisions or administrative acts which they deem illegal or about acts of infringing upon their legitimate rights and interests in activities in the domain of standard and the domain of technical regulation in accordance with law.
2. Individuals are entitled to denounce to competent state agencies or competent persons acts of violation of the law on standards and technical regulations.
Article 67.- Settlement of complaints and denunciations related to activities in the domain of standard and the domain of technical regulation
State agencies and persons competent to settle complaints and denunciations shall consider and settle complaints and denunciations related to activities in the domain of standard and the domain of technical regulation in accordance with the law on complaints and denunciations.
Article 68.- Resolution of disputes in activities in the domain of standard and the domain of technical regulation
The State shall encourage parties to disputes in activities in the domain of standard and the domain of technical regulation to resolve their disputes through conciliation; in case of conciliation failure, the parties may initiate lawsuits at a court or an arbitration in accordance with law.
Article 69.- Transition provisions
1. Vietnam standards and branch standards already promulgated under the 1999 Ordinance on Goods Quality and under other laws and ordinances shall be reviewed and converted into national standards or national technical regulations.
2. Technical regulations, processes, rules, standards and documents already promulgated for mandatory application in service of state management shall be reviewed and converted into technical regulations.
3. The Government shall provide for the conversion of branch standards into national standards or national technical regulations defined in Clause 1 of this Article and the conversion of technical regulations, processes, rules, standards and documents subject to mandatory application into technical regulations defined in Clause 2 of this Article.
Article 70.- Implementation effect
This Law takes effect on January 1, 2007.
Article 71.- Implementation guidance
The Government shall detail and guide the implementation of this Law.
This Law was passed on June 29, 2006, by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 9th session.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 59. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
Điều 60. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Điều 14. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
Điều 15. Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
Điều 16. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia
Điều 29. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
Điều 31. Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
Điều 62. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
Điều 6. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
Điều 17. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia
Điều 25. Nguồn kinh phí xây dựng tiêu chuẩn
Điều 27. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 32. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 69. Điều khoản chuyển tiếp
Điều 64. Thanh tra về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
Điều 59. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
Điều 60. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Điều 61. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Điều 62. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
Điều 17. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia
Điều 25. Nguồn kinh phí xây dựng tiêu chuẩn
Điều 26. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật
Điều 27. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 32. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 36. Thông báo, phổ biến, đăng ký, xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 39. Nguồn kinh phí xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
Điều 43. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy
Mục 4. TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP
Điều 50. Các tổ chức chứng nhận sự phù hợp
Điều 51. Điều kiện hoạt động của tổ chức chứng nhận sự phù hợp
Điều 27. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 29. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
Điều 32. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 35. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật
Điều 36. Thông báo, phổ biến, đăng ký, xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật