Chương II Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006: Xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn
Số hiệu: | 68/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/06/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2007 |
Ngày công báo: | 08/11/2006 | Số công báo: | Từ số 9 đến số 10 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn kỹ thuật - Ngày 29/6/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn ký thuật số 68/2006/QH11. Luật gồm có 7 Chương, với 71 Điều quy định hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Điều đáng chú ý là Luật này không chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam mà còn áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam...
Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế, Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,
Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan... Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải: Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa, hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết, Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam...
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đầu tư phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam, đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các ngành kinh tế - kỹ thuật...
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:
1. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN;
2. Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia.
2. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia.
3. Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế;
b) Cơ quan nhà nước;
c) Đơn vị sự nghiệp;
d) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
1. Tiêu chuẩn cơ bản quy định những đặc tính, yêu cầu áp dụng chung cho một phạm vi rộng hoặc chứa đựng các quy định chung cho một lĩnh vực cụ thể.
2. Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
3. Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật quy định về mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
4. Tiêu chuẩn phương pháp thử quy định phương pháp lấy mẫu, phương pháp đo, phương pháp xác định, phương pháp phân tích, phương pháp kiểm tra, phương pháp khảo nghiệm, phương pháp giám định các mức, chỉ tiêu, yêu cầu đối với đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn.
5. Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản quy định các yêu cầu về ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm, hàng hoá.
Tiêu chuẩn được xây dựng dựa trên một hoặc những căn cứ sau đây:
1. Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài;
2. Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật;
3. Kinh nghiệm thực tiễn;
4. Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.
1. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bao gồm quy hoạch, kế hoạch năm năm và kế hoạch hằng năm được lập trên cơ sở sau đây:
a) Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
b) Đề nghị của tổ chức, cá nhân.
2. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan tổ chức lập và thông báo công khai để lấy ý kiến rộng rãi trước khi phê duyệt.
Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và thông báo công khai quy hoạch, kế hoạch đó trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày phê duyệt.
3. Trong trường hợp cần thiết, quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được sửa đổi, bổ sung theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc sửa đổi, bổ sung quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
1. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia là tổ chức tư vấn kỹ thuật do Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập cho từng lĩnh vực tiêu chuẩn.
2. Thành viên ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia bao gồm đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ, hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức khác có liên quan, người tiêu dùng và các chuyên gia.
3. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia có các nhiệm vụ sau đây:
a) Đề xuất quy hoạch, kế hoạch, phương án, giải pháp xây dựng tiêu chuẩn quốc gia;
b) Biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở dự thảo do tổ chức, cá nhân đề nghị; trực tiếp xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; tham gia biên soạn, góp ý kiến về dự thảo tiêu chuẩn quốc tế, dự thảo tiêu chuẩn khu vực; tham gia thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng;
c) Tham gia hoạt động tư vấn, phổ biến tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn khác;
d) Tham gia xây dựng dự thảo quy chuẩn kỹ thuật khi được yêu cầu.
1. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng được quy định như sau:
a) Căn cứ kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ triển khai xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;
b) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn;
c) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, lập hồ sơ dự thảo và chuyển cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định;
d) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 của Luật này. Thời hạn thẩm định không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
đ) Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến thẩm định nhất trí với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia;
e) Trong trường hợp ý kiến thẩm định không nhất trí với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ gửi ý kiến thẩm định cho bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để hoàn chỉnh. Sau khi nhận được dự thảo đã được hoàn chỉnh, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm đ khoản này. Trường hợp không đạt được sự nhất trí giữa hai bên, Bộ Khoa học và Công nghệ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do tổ chức, cá nhân đề nghị được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân biên soạn dự thảo tiêu chuẩn hoặc đề xuất tiêu chuẩn sẵn có để đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia trên cơ sở dự thảo do tổ chức, cá nhân đề nghị; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn;
c) Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và lập hồ sơ dự thảo trình Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét;
d) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 của Luật này. Thời hạn thẩm định, thời hạn công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.
3. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng được quy định như sau:
a) Căn cứ kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia đã được phê duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia tương ứng xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại Điều 18 của Luật này. Thời hạn thẩm định, thời hạn công bố tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định cụ thể hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.
1. Sự phù hợp của tiêu chuẩn với tiến bộ khoa học và công nghệ, điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
2. Sự phù hợp của tiêu chuẩn với quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật, cam kết quốc tế có liên quan, yêu cầu hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế.
3. Tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, việc tuân thủ nguyên tắc đồng thuận và hài hoà lợi ích của các bên có liên quan.
4. Việc tuân thủ các yêu cầu nghiệp vụ, trình tự, thủ tục xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.
1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức rà soát tiêu chuẩn quốc gia định kỳ ba năm một lần hoặc sớm hơn khi cần thiết, kể từ ngày tiêu chuẩn được công bố.
2. Việc sửa đổi, bổ sung, thay thế tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 17 của Luật này trên cơ sở kết quả rà soát hoặc đề nghị của tổ chức, cá nhân.
3. Việc huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia được thực hiện trên cơ sở kết quả rà soát tiêu chuẩn quốc gia hoặc đề nghị huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức, cá nhân.
Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định hồ sơ huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia và công bố huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia sau khi có ý kiến nhất trí bằng văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.
1. Tiêu chuẩn cơ sở do người đứng đầu tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật này tổ chức xây dựng và công bố để áp dụng trong các hoạt động của cơ sở.
2. Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên thành tựu khoa học và công nghệ, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Khuyến khích sử dụng tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm tiêu chuẩn cơ sở.
3. Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Trình tự, thủ tục xây dựng, công bố tiêu chuẩn cơ sở thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ.
1. Bộ Khoa học và Công nghệ giữ quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn quốc gia.
2. Cơ quan đại diện của Việt Nam tham gia tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực về tiêu chuẩn thực hiện việc xuất bản, phát hành tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo quy định của tổ chức đó.
Việc xuất bản, phát hành tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực mà Việt Nam không là thành viên và tiêu chuẩn nước ngoài được thực hiện theo thoả thuận với tổ chức ban hành tiêu chuẩn đó.
3. Tổ chức công bố tiêu chuẩn cơ sở giữ quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn cơ sở.
Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm sau đây:
1. Thông báo công khai việc công bố tiêu chuẩn quốc gia và việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia trong thời hạn ít nhất là ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định;
2. Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức phổ biến, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn quốc gia;
3. Định kỳ hằng năm phát hành danh mục tiêu chuẩn quốc gia.
1. Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện.
Toàn bộ hoặc một phần tiêu chuẩn cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật.
2. Tiêu chuẩn cơ sở được áp dụng trong phạm vi quản lý của tổ chức công bố tiêu chuẩn.
1. Tiêu chuẩn được áp dụng trực tiếp hoặc được viện dẫn trong văn bản khác.
2. Tiêu chuẩn được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.
1. Nguồn kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp theo dự toán ngân sách hằng năm được duyệt;
b) Các khoản hỗ trợ tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài;
c) Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Nguồn kinh phí xây dựng tiêu chuẩn cơ sở do tổ chức, cá nhân tự trang trải và được tính là chi phí hợp lý.
3. Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia.
FORMULATION, ANNOUNCEMENT AND APPLICATION OF STANDARDS
Article 10.- System of standards and standard symbols
The Vietnamese system of standards and standard symbols consists of:
1. National standards, symbolized by TCVN;
2. Manufacturer standards, symbolized by TCCS.
Article 11.- Responsibility for formulating, evaluating and announcing standards
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall organize the drafting of national standards and request the evaluation and announcement of national standards.
2. The Minister of Science and Technology shall organize the evaluation of draft national standards and announce national standards.
3. Organizations formulating and announcing manufacturer standards include:
a/ Economic organizations;
b/ State agencies;
c/ Non-business organizations;
d/ Socio-professional organizations.
Article 12.- Types of standards
1. Fundamental standards stipulate characteristics and requirements of general application on a large scale or contain general requirements for a particular domain.
2. Terminology standards stipulate names and definitions for objects of activities in the domain of standard.
3. Technical requirement standards stipulate levels, criteria and requirements for objects of activities in the domain of standard.
4. Testing method standards stipulate methods of sampling, methods of measurement, methods of identification, methods of analysis, methods of checking, methods of assay and methods of inspection of levels, criteria and requirements for objects of activities in the domain of standard.
5. Labeling, packing, transportation and preservation standards stipulate requirements on labeling, packing, transportation and preservation of products and goods.
Article 13.- Grounds for standard formulation
Standards shall be formulated on one or more of the following grounds:
1. International, regional and foreign standards;
2. Scientific and technological research results, technical advances;
3. Practical experience;
4. Results of evaluation, assay, testing, checking and inspection.
Article 14.- Plannings and plans on formulation of national standards
1. Plannings and plans on formulation of national standards include five-year plannings and plans and annual plans which are elaborated on the following grounds:
a/ Socio-economic development requirements;
b/ Requests of organizations and individuals.
2. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other concerned ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies in, elaborating plannings and plans on formulation of national standards and publish them for public comment before approving them.
The Ministry of Science and Technology shall approve plannings and plans on formulation of national standards and publish them within thirty days after the date of approval thereof.
3. In case of necessity, plannings and plans on formulation of national standards may be revised under decisions of the Minister of Science and Technology. The revision of plannings and plans on formulation of national standards shall comply with the provisions of Clause 2 of this Article.
Article 15.- Rights of organizations and individuals to participate in formulating national standards
1. To propose and give comments on plannings and plans on formulation of national standards.
2. To assume the prime responsibility for, or participate in, compiling draft national standards for the Ministry of Science and Technology to evaluate and announce.
3. To give comments on draft national standards.
Article 16.- Technical boards for national standard
1. A technical board for national standard is a technical advisory body set up by the Ministry of Science and Technology for each domain of standard.
2. Members of a technical board for national standard include representatives of state agencies, scientific and technological organizations, associations, unions, enterprises and other concerned organizations, consumers and specialists.
3. A technical board for national standard has the following tasks:
a/ To propose plannings, plans, options and measures to formulate national standards;
b/ To compile draft national standards based on the drafts proposed by organizations or individuals; to directly prepare draft national standards; to participate in compiling and commenting on draft international standards, draft regional standards; to participate in evaluating draft national standards formulated by ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies;
c/ To join in counseling on and disseminating national standards and other standards;
d/ To participate in formulating draft technical regulations upon request.
Article 17.- Order and procedures for formulating, evaluating and announcing national standards
1. The order and procedures for formulating, evaluating and announcing national standards with respect to draft national standards formulated by ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies are as follows:
a/ Ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies draft national standards on the basis of the approved plans on formulation of national standards;
b/ Ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies organize public gathering of opinions of concerned organizations and individuals on draft national standards; hold symposiums for related parties to give comments on the drafts. The duration for submission of opinions on a draft shall be at least sixty days; in urgent circumstances related to health, safety or environment, this duration may be shorter;
c/ Ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies study and take opinions of organizations and individuals into account for finalizing draft national standards, make dossiers of draft national standards and send them to the Ministry of Science and Technology for evaluation;
d/ The Ministry of Science and Technology organizes the evaluation of draft national standards in accordance with the provisions of Article 18 of this Law. The evaluation duration must not exceed sixty days from the date of receipt of valid dossiers;
e/ The Minister of Science and Technology announces national standards within thirty days after obtaining evaluation opinions agreeing with draft national standards;
f/ When there are evaluation opinions disagreeing with the draft national standard, the Ministry of Science and Technology shall forward such evaluation opinions to the national standard-drafting ministry, ministerial-level agency or government-attached agency for finalization of the draft national standard. After receiving the finalized draft, the Ministry of Science and Technology shall announce the national standard in accordance with the provisions of Point e of this Clause. If no agreement can be reached between two parties, the Ministry of Science and Technology shall report the case to the Prime Minister for consideration and decision.
2. The order and procedures for formulating, evaluating and announcing national standards with respect to draft national standards proposed by organizations or individuals are as follows:
a/ The organization or individual compiles a draft standard or proposes an existing standard to the Ministry of Science and Technology for consideration;
b/ The Ministry of Science and Technology assigns the technical board for national standard to compile a draft national standard on the basis of the draft proposed by the organization or individual; organizes public gathering of opinions of concerned organizations and individuals on the draft; holds symposiums for related parties to give comments on the draft. The duration for submission of opinions on a draft shall be at least sixty days; in urgent circumstances related to health, safety or environment, this duration may be shorter;
c/ The technical board for national standard studies and takes opinions of organizations and individuals into account for finalizing the draft national standard, makes a dossier of the draft and submits it to the Ministry of Science and Technology for consideration;
d/ The Ministry of Science and Technology organizes the evaluation of the draft national standard under the provisions of Article 18 of this Law. The time limit for evaluation and announcement of national standards shall comply with the provisions of Point d and e, Clause 1 of this Article.
3. The order and procedures for formulation, evaluation and announcement of national standards with respect to draft national standards formulated by the Ministry of Science and Technology are as follows:
a/ On the basis of the approved plan on formulation of national standards, the Ministry of Science and Technology assigns a relevant technical board for national standard to formulate the draft national standard under the provisions of Points b and c, Clause 2 of this Article;
b/ The Ministry of Science and Technology organizes the evaluation of the draft national standard under the provisions of Article 18 of this Law. The time limit for evaluation and announcement of national standards shall comply with the provisions of Point d and e, Clause 1 of this Article.
4. The Government shall issue specific regulations on dossiers of draft national standards.
Article 18.- Contents of evaluation of draft national standards
1. Conformity of standards with scientific and technological advances, socio-economic conditions and development demands.
2. Conformity of standards with relevant technical regulations, legal provisions and international commitments and the requirement on harmonization with international standards.
3. Uniformity and consistency within the national standard system, adherence to the principles of consensus and harmonization of interests of related parties.
4. Observance of technical requirements, the order and procedures for formulation of national standards.
Article 19.- Review, amendment, supplementation, replacement and cancellation of national standards
1. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies in, reviewing national standards once every three years or at an earlier time when necessary, counting from the date of announcement of such standards.
2. Amendment, supplementation and replacement of national standards shall be effected in the order and according to the procedures specified in Article 17 of this Law on the basis of national standard review results or at the proposal of organizations or individuals.
3. Cancellation of national standards shall be effected on the basis of national standard review results or at the proposal of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, organizations or individuals.
The Ministry of Science and Technology shall evaluate dossiers of cancellation of national standards and announce the cancellation of national standards after obtaining written agreement of other ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies which have drafted such national standards.
Article 20.- Formulation and announcement of manufacturer standards
1. Manufacturer standards shall be formulated under the guidance of the heads of organizations specified in Clause 3, Article 11 of this Law and announced for application to manufacturers' activities.
2. Manufacturer standards shall be formulated on the basis of scientific and technological achievements, demands and practical capabilities of manufacturers. The use of national standards, international standards, regional standards and foreign standards as manufacturer standards shall be encouraged.
3. Manufacturer standards must not contravene relevant technical regulations and provisions of law.
4. The order and procedures for formulation and announcement of manufacturer standards shall comply with the guidance of the Ministry of Science and Technology.
Article 21.- Publishing and distribution of standards
1. The Ministry of Science and Technology shall hold the right to publish and distribute national standards.
2. Vietnamese representative agencies participating in international or regional standardizing organizations shall publish and distribute international standards or regional standards according to regulations of such organizations.
The publishing and distribution of standards of international or regional organizations of which Vietnam is not a member and foreign standards shall be as agreed with organizations promulgating those standards.
3. Organizations announcing manufacturer standards shall hold the right to publish and distribute those manufacturer standards.
Article 22.- Notification and dissemination of national standards
The Ministry of Science and Technology has the following responsibilities:
1. To make public the announcement of national standards, the amendment, supplementation, replacement or cancellation of national standards within thirty days after the date of issuance of relevant decisions;
2. To assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies in, disseminating and guiding the application of national standards;
3. Annually, to distribute the list of national standards.
Article 23.- Principles for application of standards
1. Standards shall be applied on the principle of voluntariness.
The application of part or the whole of a specific standard shall become mandatory when it is invoked in a legal document or technical regulation.
2. Manufacturer standards shall be applied within the scope of management of organizations that announce them.
Article 24.- Modes of application of standards
1. Standards shall be directly applied or invoked in another document.
2. Standards shall be used as the basis for conformity assessment activities.
Article 25.- Funding sources for formulation of standards
1. Funding sources for formulation of national standards include:
a/ State budget allocated according to approved annual budget estimates;
b/ Voluntary supports of organizations and individuals at home and abroad;
c/ Other lawful sources of revenues.
2. Manufacturer standards shall be formulated with organizations' or individuals' own funds, which shall be accounted as reasonable expenses.
3. The Government shall stipulate the management and use of funds for formulation of national standards.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 59. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
Điều 60. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Điều 14. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
Điều 15. Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
Điều 16. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia
Điều 29. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
Điều 31. Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
Điều 62. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
Điều 6. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
Điều 17. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia
Điều 25. Nguồn kinh phí xây dựng tiêu chuẩn
Điều 27. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 32. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 69. Điều khoản chuyển tiếp
Điều 64. Thanh tra về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
Điều 59. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
Điều 60. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Điều 61. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Điều 62. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
Điều 17. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia
Điều 25. Nguồn kinh phí xây dựng tiêu chuẩn
Điều 26. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật
Điều 27. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 32. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 36. Thông báo, phổ biến, đăng ký, xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 39. Nguồn kinh phí xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
Điều 43. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy
Mục 4. TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP
Điều 50. Các tổ chức chứng nhận sự phù hợp
Điều 51. Điều kiện hoạt động của tổ chức chứng nhận sự phù hợp
Điều 27. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 29. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
Điều 32. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 35. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật
Điều 36. Thông báo, phổ biến, đăng ký, xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật