Nghị định số 80/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Số hiệu: | 80/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/07/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2013 |
Ngày công báo: | 03/08/2013 | Số công báo: | Từ số 453 đến số 454 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/12/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạt gấp 5 lần tiền thu lợi khi bán hàng kém chất lượng
Nghị định 80/2013/NĐ-CP vừa được ban hành nhằm quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Theo quy định của Nghị định, mức phạt tiền tối đa đối với các hành vi bán hàng hóa kém chất lượng, thiếu số lượng, không đạt tiêu chuẩn đã công bố… sẽ lên đến 5 lần số tiền thu lợi bất chính.
Mức phạt cụ thể sẽ căn cứ vào giá trị thu lợi bất chính của hành vi.
Trong lĩnh vực đo lường, mức phạt tối đa cũng tăng gấp 3 lần, lên đến 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/9/2013.
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa).
2. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng có thời hạn: Giấy chứng nhận hợp chuẩn; giấy chứng nhận hợp quy; dấu hợp chuẩn; dấu hợp quy; giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động đánh giá sự phù hợp; giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; giấy chứng nhận kiểm định; giấy chứng nhận hiệu chuẩn; quyết định chứng nhận kiểm định viên; quyết định công nhận khả năng kiểm định, quyết định chỉ định tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm; quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp; quyết định phê duyệt mẫu; giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đối với vi phạm về đo lường trong sử dụng phương tiện đo nhóm 2 và vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc thu hồi chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, công nhận, kết quả thử nghiệm, kết quả đánh giá sự phù hợp;
b) Buộc tái chế hoặc tái xuất hoặc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc phương tiện đo, chuẩn đo lường sản xuất, nhập khẩu không đúng quy định về đo lường;
c) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa hoặc phương tiện đo vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đã lưu thông;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
đ) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
e) Buộc hủy bỏ kết quả hiệu chuẩn hoặc kết quả so sánh đã thực hiện.
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với cá nhân là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng, trừ các trường hợp quy định tại các Điểm đ, e, g, h Khoản 2 Điều 14; các điểm đ, e, g, h Khoản 2 Điều 15; các Điểm đ, e, g, h Khoản 2 Điều 16 và Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 Điều 20 của Nghị định này.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền được giảm đi một nửa, trừ Điều 11, Điều 12, Điều 13 của Nghị định này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia;
b) Không thực hiện định kỳ việc hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc với chuẩn quốc gia của nước ngoài đã được hiệu chuẩn hoặc đã được so sánh với chuẩn quốc tế;
c) Không thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn;
d) Không thiết lập và duy trì hệ thống quản lý để thực hiện các hoạt động duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn quốc gia theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng chuẩn quốc gia bị sai để thực hiện các hoạt động hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài; hiệu chuẩn, so sánh truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn;
b) Không báo cáo khi có các sai, hỏng chuẩn quốc gia hoặc đề nghị đình chỉ hiệu lực của quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ kết quả hiệu chuẩn hoặc so sánh đã thực hiện đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán chất chuẩn, chuẩn đo lường không có nhãn hoặc có nhãn ghi không đúng quy định hoặc không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định;
b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán chất chuẩn, chuẩn đo lường không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc cơ quan quản lý về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn đo lường với chuẩn quốc gia hoặc với chuẩn đo lường có độ chính xác cao hơn tại tổ chức hiệu chuẩn được chỉ định trước khi đưa chuẩn đo lường vào sử dụng;
b) Không thực hiện thử nghiệm hoặc so sánh chất chuẩn tại tổ chức thử nghiệm được chỉ định trước khi đưa vào sử dụng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi chất chuẩn, chuẩn đo lường hoặc buộc tiêu hủy hoặc tái xuất đối với chất chuẩn, chuẩn đo lường đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất phương tiện đo không có nhãn hoặc có nhãn phương tiện đo ghi không đúng quy định;
b) Sản xuất phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố;
c) Không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm định ban đầu đối với phương tiện đo nhóm 2 trước khi đưa vào sử dụng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất phương tiện đo nhóm 2 khi chưa được phê duyệt mẫu;
b) Sản xuất phương tiện đo nhóm 2 đã được phê duyệt mẫu nhưng quyết định phê duyệt mẫu hết hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái chế hoặc buộc tiêu hủy phương tiện đo đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu phương tiện đo không có nhãn hoặc có nhãn phương tiện đo ghi không đúng quy định;
b) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố;
c) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm định ban đầu đối với phương tiện đo nhóm 2 nhập khẩu trước khi đưa vào sử dụng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 chưa được phê duyệt mẫu;
b) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 đã được phê duyệt mẫu nhưng quyết định phê duyệt mẫu hết hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy phương tiện đo đối với vi phạm quy định tại các Điểm b, c Khoản 1, Khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm định phương tiện đo nhóm 2 đã sửa chữa trước khi đưa vào sử dụng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sửa chữa phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Thay thế cấu trúc của phương tiện đo nhưng chưa làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo hoặc chưa sai lệch phương tiện đo.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cố tình tác động hoặc thay thế cấu trúc của phương tiện đo làm sai lệch phương tiện đo hoặc làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Buôn bán phương tiện đo không có nhãn hoặc có nhãn ghi không đúng nội dung quy định;
b) Buôn bán phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố;
c) Buôn bán phương tiện đo nhóm 2 không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Buôn bán phương tiện đo nhóm 2 chưa kiểm định;
b) Buôn bán phương tiện đo nhóm 2 chưa được phê duyệt mẫu;
c) Buôn bán phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy phương tiện đo đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng phương tiện đo có giá trị nhỏ hơn 1.000.000 đồng tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính:
a) Không có giấy chứng nhận kiểm định hoặc dấu kiểm định hoặc tem kiểm định (sau đây gọi tắt là chứng chỉ kiểm định) theo quy định;
b) Sử dụng chứng chỉ kiểm định đã hết hiệu lực;
c) Tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, dấu kiểm định, tem kiểm định trên phương tiện đo;
d) Phương tiện đo không đạt yêu cầu quy định về kỹ thuật đo lường.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng phương tiện đo có giá trị từ 1.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính:
a) Không có chứng chỉ kiểm định theo quy định;
b) Sử dụng chứng chỉ kiểm định đã hết hiệu lực;
c) Tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, dấu kiểm định, tem kiểm định trên phương tiện đo;
d) Không thực hiện kiểm định đối chứng theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này trong trường hợp sử dụng phương tiện đo có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện đo có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính bị sai, hỏng hoặc không đạt yêu cầu quy định về kỹ thuật đo lường.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng phương tiện đo có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính:
a) Sử dụng chứng chỉ kiểm định giả mạo;
b) Làm thay đổi cấu trúc kỹ thuật, đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo;
c) Tác động, điều chỉnh, sửa chữa, lắp thêm, rút bớt, thay thế cấu trúc kỹ thuật của phương tiện đo làm sai lệch kết quả đo hoặc sử dụng các thiết bị khác để điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt quá giới hạn sai số cho phép;
d) Không thực hiện việc kiểm định phương tiện đo trong thời hạn quy định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại các Điểm b, c Khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp từ 01 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy bỏ chứng chỉ kiểm định đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại Khoản 4; các điểm b, c Khoản 5 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của kiểm định viên đo lường:
a) Không tuân thủ trình tự, thủ tục kiểm định đã được công bố hoặc quy trình kiểm định do cơ quan có thẩm quyền về đo lường quy định;
b) Thực hiện kiểm định phương tiện đo nhóm 2 khi chưa có quyết định chứng nhận kiểm định viên đo lường hoặc quyết định chứng nhận kiểm định viên đo lường đã hết hiệu lực;
c) Sử dụng chứng chỉ kiểm định không đúng quy định; niêm phong, kẹp chì không đúng quy định;
d) Kiểm định phương tiện đo nhóm 2 chưa được phê duyệt mẫu hoặc không đúng mẫu đã được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức cung ứng dịch vụ kiểm định phương tiện đo, chuẩn đo lường:
a) Không đăng ký hoạt động kiểm định theo quy định;
b) Thực hiện kiểm định ngoài phạm vi đã đăng ký hoạt động;
c) Không tuân thủ trình tự, thủ tục kiểm định đã được công bố;
d) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động kiểm định đã đăng ký.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức kiểm định:
a) Kiểm định phương tiện đo nhóm 2 vượt quá phạm vi được chỉ định hoặc khả năng kiểm định được công nhận;
b) Tiến hành kiểm định phương tiện đo nhóm 2 khi quyết định chỉ định hoặc quyết định công nhận khả năng kiểm định đã hết hiệu lực;
c) Sử dụng chuẩn đo lường có chứng chỉ hiệu chuẩn đã hết hiệu lực để kiểm định phương tiện đo nhóm 2;
d) Sử dụng chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 khi chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc chứng nhận chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 hoặc quyết định này đã hết hiệu lực.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm định mà cấp chứng chỉ kiểm định cho phương tiện đo nhóm 2.
a) Tước quyền sử dụng quyết định chứng nhận kiểm định viên đo lường từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của tổ chức kiểm định từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi chứng chỉ kiểm định đối với vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của kỹ thuật viên hiệu chuẩn:
a) Không tuân thủ trình tự, thủ tục hiệu chuẩn đã được công bố hoặc quy trình hiệu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền về đo lường quy định;
b) Sử dụng chứng chỉ hiệu chuẩn không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức cung ứng dịch vụ hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường:
a) Không đăng ký hoạt động hiệu chuẩn theo quy định;
b) Thực hiện hiệu chuẩn ngoài phạm vi đã đăng ký hoạt động;
c) Không tuân thủ trình tự, thủ tục hiệu chuẩn đã được công bố;
d) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động hiệu chuẩn đã đăng ký.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức hiệu chuẩn:
a) Hiệu chuẩn chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 vượt quá phạm vi được chỉ định;
b) Tiến hành hiệu chuẩn chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 khi quyết định chỉ định đã hết hiệu lực;
c) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động hiệu chuẩn đã được chỉ định.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hiệu chuẩn mà cấp chứng chỉ hiệu chuẩn cho chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo nhóm 2.
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hiệu chuẩn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các Điểm b, d Khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của tổ chức hiệu chuẩn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi chứng chỉ hiệu chuẩn đối với vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của kỹ thuật viên thử nghiệm:
a) Không tuân thủ trình tự, thủ tục thử nghiệm đã được công bố hoặc quy trình thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền về đo lường quy định;
b) Sử dụng chứng chỉ thử nghiệm không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức cung ứng dịch vụ thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường:
a) Không đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định;
b) Thực hiện thử nghiệm ngoài phạm vi đã đăng ký hoạt động;
c) Không tuân thủ trình tự, thủ tục thử nghiệm đã được công bố;
d) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động thử nghiệm đã đăng ký.
3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức thử nghiệm được chỉ định:
a) Thử nghiệm mẫu phương tiện đo nhóm 2 vượt quá phạm vi được chỉ định;
b) Tiến hành thử nghiệm mẫu phương tiện đo nhóm 2 khi quyết định chỉ định đã hết hiệu lực;
c) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động thử nghiệm đã được chỉ định.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện thử nghiệm mà cấp kết quả thử nghiệm mẫu phương tiện đo nhóm 2.
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các điểm b, d Khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của tổ chức thử nghiệm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi kết quả thử nghiệm đối với vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tuân thủ yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, đối với người sử dụng phương tiện đo khi thực hiện phép đo nhóm 2 theo quy định của cơ quan quản lý về đo lường;
b) Không bảo đảm điều kiện theo quy định để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, lượng hàng hóa, dịch vụ.
2. Mức phạt tiền đối với vi phạm về phép đo trong mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà lượng của hàng hóa, dịch vụ đó có sai lệch vượt quá giới hạn sai số cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với phép đo do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền quy định để thu lợi bất hợp pháp như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 03 lần đến 04 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 04 lần đến 05 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 500.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đối với vi phạm quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu hàng đóng gói sẵn:
a) Không ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa hoặc ghi không đúng quy định; không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định;
b) Lượng của hàng đóng gói sẵn không phù hợp với thông tin ghi trên nhãn hàng hóa, tài liệu đi kèm, hoặc không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu công bố;
c) Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2 hoặc giấy chứng nhận đã hết hiệu lực;
d) Không thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2 theo quy định.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu hàng đóng gói sẵn mà lượng của hàng đóng gói sẵn đó có giá trị trung bình nhỏ hơn giá trị trung bình cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định để thu lợi bất hợp pháp như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 03 lần đến 04 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 04 lần đến 05 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 500.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đối với vi phạm quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Buôn bán hàng đóng gói sẵn không ghi lượng trên nhãn hàng hóa hoặc ghi không đúng quy định; ghi, khắc đơn vị đo không đúng đơn vị đo lường pháp định;
b) Buôn bán hàng đóng gói sẵn có lượng không phù hợp với thông tin ghi trên nhãn hàng hóa, tài liệu đi kèm, hoặc không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu công bố;
c) Buôn bán hàng đóng gói sẵn nhóm 2 không thể hiện dấu định lượng trên nhãn theo quy định.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán hàng đóng gói sẵn mà lượng của hàng đóng gói sẵn đó có giá trị trung bình nhỏ hơn giá trị trung bình cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền quy định để thu lợi bất hợp pháp như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền bằng từ 01 lần đến 02 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 03 lần đến 04 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
h) Phạt tiền bằng từ 04 lần đến 05 lần số tiền thu lợi bất hợp pháp có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp có được từ trên 500.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được đối với vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định trong sản xuất hoặc nhập khẩu.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng;
b) Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế sản phẩm, hàng hóa đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về công bố hợp chuẩn, dấu hợp chuẩn hoặc sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn được công bố trong bán buôn, bán lẻ như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với lô hàng vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị trên 160.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa vi phạm về công bố hợp chuẩn:
a) Không thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục công bố hợp chuẩn;
b) Không lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn đúng quy định;
c) Sử dụng dấu hợp chuẩn không đúng quy định;
d) Thực hiện công bố hợp chuẩn mà không đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký kinh doanh;
đ) Không thực hiện lại việc công bố hợp chuẩn khi có bất cứ sự thay đổi nào về nội dung hồ sơ công bố hợp chuẩn đã đăng ký hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp chuẩn;
3. Mức phạt tiền đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với hồ sơ công bố hợp chuẩn như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 150.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị trên 300.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ theo quy định;
b) Không tạm ngừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa không phù hợp có rủi ro cao gây mất an toàn cho người sử dụng; không ngừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan khi cần thiết;
c) Không tiến hành các biện pháp khắc phục khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp công bố hợp chuẩn;
d) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp đang lưu thông trên thị trường hoặc buộc thay đổi mục đích sử dụng, buộc tái chế hoặc tái xuất sản phẩm, hàng hóa đối với vi phạm quy định tại Khoản 3, các Điểm b, c Khoản 4 Điều này.
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về công bố hợp quy, dấu hợp quy trong buôn bán sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện công bố hợp quy như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị trên 200.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về công bố hợp quy, dấu hợp quy trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa phải chứng nhận hợp quy hoặc sản phẩm, hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 160.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp lô hàng vi phạm có giá trị từ trên 320.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:
a) Không lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy theo quy định;
b) Không thông báo bằng văn bản và gửi cho cơ quan có thẩm quyền các tài liệu liên quan đến chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo quy định;
c) Không thông báo trên các phương tiện thông tin về công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận;
d) Không cung cấp bản sao giấy chứng nhận hợp quy, thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy theo quy định cho tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:
a) Không thực hiện công bố hợp quy;
b) Không đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký kinh doanh;
c) Không duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ theo quy định;
d) Không sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
đ) Không tự thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi phát hiện hàng hóa của mình đang lưu thông hoặc đã đưa vào sử dụng có chất lượng không phù hợp công bố hợp quy hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
e) Không thực hiện lại việc công bố khi có sự thay đổi về nội dung của hồ sơ công bố hợp quy đã đăng ký hoặc có sự thay đổi về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp quy;
g) Sử dụng hóa chất, chất phụ gia chưa đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định khi sản xuất sản phẩm, hàng hóa.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chứng nhận hợp quy trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải chứng nhận hợp quy hoặc sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy đã hết hiệu lực.
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các Điểm e, g Khoản 4 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đối với vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp đang lưu thông trên thị trường hoặc buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc buộc tái chế hoặc buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa hoặc buộc tái xuất sản phẩm, hàng hóa nhập khẩu đối với vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
1. Áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm về hợp chuẩn trong hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hóa lưu thông trên thị trường.
2. Áp dụng quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm về hợp quy trong hoạt động bán buôn, bán lẻ hàng hóa lưu thông trên thị trường.
3. Áp dụng các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thương mại để xử phạt các hành vi về sản xuất, kinh doanh hàng giả.
Áp dụng quy định tại Khoản 5 Điều 26 Nghị định này để xử phạt hành vi gian lận về thời hạn sử dụng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa.
4. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 400.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa nhưng không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định.
5. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
6. Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với hành vi thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
7. Phạt tiền từ 03 lần đến 05 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm tại thời điểm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bán sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
b) Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp từ 01 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 7 Điều này;
b) Tịch thu để tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy định từ Khoản 5 đến Khoản 7 Điều này khi không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 9 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều này.
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định;
b) Thực hiện đánh giá sự phù hợp ngoài lĩnh vực đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước ngoài lĩnh vực đã được chỉ định;
b) Thực hiện đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước khi chưa được chỉ định hoặc quyết định chỉ định đã hết hiệu lực;
c) Không bảo đảm duy trì bộ máy tổ chức và năng lực đã được đăng ký theo yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng;
d) Không tuân thủ các quy trình đánh giá sự phù hợp đã được phê duyệt hoặc đăng ký theo quy định;
đ) Không thực hiện đánh giá giám sát định kỳ đối với tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá sự phù hợp;
e) Sử dụng tổ chức thử nghiệm chưa được đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định.
3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các các hành vi sau đây:
a) Cung cấp kết quả đánh giá sự phù hợp sai;
b) Thực hiện đánh giá không đảm bảo tính độc lập, khách quan.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng hồ sơ, tài liệu giả mạo, sai sự thật để đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp hoặc đăng ký chỉ định đánh giá sự phù hợp;
b) Không thực hiện đánh giá sự phù hợp nhưng cấp kết quả đánh giá sự phù hợp;
c) Giả mạo hồ sơ, tài liệu đánh giá sự phù hợp;
d) Thực hiện hoạt động tư vấn cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận;
đ) Gian lận trong hoạt động đánh giá sự phù hợp;
e) Không thực hiện khắc phục về các vi phạm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc quyết định chỉ định từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các Điểm b, c, d, đ và e Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi kết quả đánh giá sự phù hợp đã cấp đối với vi phạm quy định tại Khoản 3, các Điểm b, c, d, đ Khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đăng ký lĩnh vực hoạt động theo quy định;
b) Thực hiện đào tạo, tư vấn ngoài lĩnh vực đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm duy trì bộ máy tổ chức và năng lực đã được đăng ký theo yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng;
b) Không tuân thủ các quy trình đào tạo, tư vấn đã được phê duyệt hoặc đăng ký theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện toàn bộ hoặc một phần hoạt động đào tạo, tư vấn khi chưa được đăng ký hoạt động đào tạo, tư vấn;
b) Sử dụng hồ sơ, tài liệu giả mạo, sai sự thật để đăng ký hoạt động đào tạo, tư vấn;
c) Giả mạo hồ sơ, tài liệu đào tạo, tư vấn;
Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đăng ký hoạt động công nhận theo quy định;
b) Thực hiện công nhận ngoài lĩnh vực đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không duy trì bộ máy tổ chức, hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức công nhận theo quy định;
b) Không công bố quy trình, thủ tục đánh giá, công nhận và các yêu cầu khác liên quan đến hoạt động công nhận;
c) Tiến hành đánh giá, công nhận không theo quy trình, thủ tục đã công bố, không theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sử dụng để đánh giá, công nhận hoặc thực hiện không đầy đủ các quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nêu trên.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cấp chứng chỉ công nhận vượt quá thẩm quyền hoặc không thực hiện giám sát định kỳ đối với tổ chức được công nhận;
b) Thực hiện đánh giá công nhận không đảm bảo tính độc lập, khách quan;
c) Thực hiện ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ tư vấn về công nhận cho tổ chức đề nghị công nhận;
d) Không khắc phục vi phạm sau khi có thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được công nhận vi phạm các quy định pháp luật liên quan.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo hồ sơ, tài liệu trong hoạt động công nhận;
b) Không thực hiện khắc phục các vi phạm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Cấp, duy trì chứng chỉ công nhận cho tổ chức đánh giá sự phù hợp vi phạm các yêu cầu và điều kiện đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động công nhận từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi các chứng chỉ công nhận đã cấp đối với vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, không trung thực về chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy hoặc chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy để ghi, gắn lên sản phẩm, hàng hóa hoặc các tài liệu kèm theo;
b) Giả mạo kết quả thử nghiệm hoặc kết quả kiểm tra hoặc kết quả giám định hoặc kết quả kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, nhập khẩu, buôn bán sản phẩm, hàng hóa từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Tịch thu kết quả thử nghiệm hoặc giấy chứng nhận kiểm tra hoặc giám định hoặc kiểm định chất lượng đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm đã ghi, gắn lên sản phẩm, hàng hóa hoặc các tài liệu kèm theo. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:
a) Hàng hóa có nhãn nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung trên nhãn hàng hóa;
b) Hàng hóa theo quy định phải có nhãn nhưng không ghi nhãn hàng hóa;
c) Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ tiếng Việt và tiếng nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng và đơn vị đo;
d) Hàng hóa có nhãn bị tẩy xóa, sửa chữa nhãn gốc hoặc nhãn phụ làm sai lệch thông tin về hàng hóa.
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức phạt sau đây:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có nhãn vi phạm hoặc buộc ghi lại nhãn hàng hóa theo đúng quy định đối với vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng:
a) Hàng hóa có nhãn (kể cả tem hoặc nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
b) Hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.
2. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức phạt sau đây:
a) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
3. Mức phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng, huy chương, giải thưởng và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó; kinh doanh hàng hóa có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
4. Mức phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập khẩu theo quy định phải có nhãn hàng hóa mà không có nhãn hàng hóa; không có nhãn gốc hoặc có nhãn gốc nhưng bị thay đổi như sau:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.
5. Phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả;
b) Gian lận về thời hạn sử dụng của hàng hóa trên nhãn hàng hóa;
c) Vi phạm về nhãn hàng hóa đối với hàng lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thức ăn chăn nuôi, đồ chơi trẻ em.
Tịch thu hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 khi không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hàng hóa vi phạm về nhãn đang lưu thông trên thị trường đối với vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này hoặc buộc tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo an toàn sử dụng cho người, vật nuôi, cây trồng, ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường đối với vi phạm quy đinh tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;
b) Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
c) Không gửi danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;
d) Không thông báo bằng văn bản, kèm tài liệu chứng minh việc được sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;
b) Sử dụng trái phép mã số mã vạch của doanh nghiệp khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;
c) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch;
d) Không thực hiện đóng phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mã số mã vạch nước ngoài để in trên sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam mà chưa được cơ quan nước ngoài có thẩm quyền hoặc không được tổ chức sở hữu mã số mã vạch đó cho phép bằng văn bản.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi hàng hóa gắn mã số mã vạch vi phạm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giả mạo giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;
b) Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch không đúng thẩm quyền.
Tịch thu giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch giả mạo đối với vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch đối với vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền tối đa đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá mức phạt tiền tối đa quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
2. Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Khoa học và Công nghệ và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá mức phạt tiền tối đa quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Chương II của Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân và 140.000.000 đồng đối với tổ chức; phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến 105.000.000 đồng đối với cá nhân và 210.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá mức phạt tiền tối đa quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Chương II của Nghị định này.
4. Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ; Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá mức phạt tiền tối đa quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Chương II của Nghị định này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá mức phạt tiền tối đa quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá mức phạt tiền tối đa quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này trừ hành vi buộc tái xuất sản phẩm, hàng hóa vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc phương tiện đo, chuẩn đo nhập khẩu không đúng quy định về đo lường.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.
1. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 39 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, các dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 42 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 45 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý quy định tại Điều 46 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
1. Các chức danh nêu tại Điều 29, Điều 30, Điều 31 Nghị định này và công chức, viên chức đang thi hành công vụ khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
2. Trưởng đoàn kiểm tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa khi phát hiện hành vi vi phạm thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính và biên bản phải được chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2013.
2. Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 80/2013/ND-CP |
Hanoi, July 19, 2013 |
REGULATIONS ON SANCTION OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE FIELD OF STANDARDS, METROLOGY AND QUALITY OF PRODUCTS AND GOODS
Pursuant to the Law on organization of the Government dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Standards and Technical Regulations dated June 29, 2006;
Pursuant to the Law on quality of products and goods dated November 21, 2007;
Pursuant to the Metrology Law dated November 11, 2011;
Pursuant to the Law on handling of administrative violations dated June 20, 2012;
At the proposal of the Minister of Science and Technology;
The Government issues the Decree stipulating the sanction of administrative violation in the field of standards, metrology and quality of products and goods;
Article 1. Scope of adjustment
1. This Decree stipulates the acts of administrative violation, forms of sanction, levels of sanction, remedial measures, the jurisdiction and procedures for sanction of administrative violations in the field of standards and technical regulations; measurement and quality of products and goods (hereinafter referred to as the field of standards, metrology and quality of products and goods).
2. Other administrative violations in the field of standards, metrology and quality of products and goods not stipulated in this Decree shall apply the provisions of the Government’s other decrees on sanction of administrative violations in the relevant field of state management for sanction.
Article 2. Forms of sanction and remedial measures
1. For each administrative violation in the field of standards, metrology and quality of products and goods, organizations and individuals must undergo one of the main sanctions as a caution or a fine.
2. Depending on the nature and seriousness of the violation, organizations and individuals that have acts of violation may also be subject to additional forms of sanctions as follows:
a) Depriving the right to use with fixed term: the Certificate of conformance, the Certificate of conformity, conformance mark, conformity mark, the registration Certificate in the field of conformity assessment, the registration Certificate of inspection, calibration and testing operation, the inspection Certificate, the calibration Certificate, the Decision on inspector certification, the Decision on recognized inspection capability, the Decision on inspection, calibration and testing organization appointment, the Decision on conformity assessment organization appointment; the Decision on model approval, Certificate of code and barcode use right; Certificate of eligibility for business issued by the competent state authority for violation of measurement in using measuring device of group 2 and violation of quality of goods circulated in the market.
b) Suspending operations with definite term shall comply with the provisions specified in Clause 2, Article 25 of the Law on handling of administrative violations;
c) Confiscating material evidences and means of administrative violations in the field of standards, metrology and quality of products and goods.
3. In addition to form of major sanction and additional sanction, the organizations and individuals administratively violating may be applied by one or a lot of remedial measures as follows:
a) Coercively revoking the certificate of inspection, calibration, accreditation, testing results and conformance assessment results;
b) Coercively recycling, re-exporting or destroying the products and goods in breach of law on standards, metrology and quality of products and goods or measuring device, import and production measurement standards in contravention of regulations on measurement;
c) Coercively revoking products and goods or measuring device in breach of law on standards, metrology and quality of products, goods circulated;
d) Coercively surrendering illegal profits earned by committing administrative violation or Coercively surrendering the amount of money equal to the value of material evidence and means of administrative violation that have been sold, dispersed or destroyed in contravention of law ;
dd) Coercively converting purpose of use or rectifying false or misleading information;
e) Coercively invalidating the result of calibration or comparison performed.
Article 3. Provision on maximum fine level
1. The maximum fine level in the field of metrology for individuals is 100,000,000 dong and 200,000,000 dong shall be imposed for organizations, the maximum fine level in the field of standards, quality of products and goods for the individuals is 150,000,000 dong and 300,000,000 dong shall be imposed for organizations, except for cases specified at Point dd, e, g, h, Clause 2 of Article 14, Point dd, e, g, h, Clause 2, Article 15, the Point dd, e, g, h, Clause 2, Article 16 and Clause 5, Clause 6, Clause 7, Article 20 of this Decree.
2. The fine level specified in this Decree applies to organizations. For individuals having the same acts of violation, the fine level is decreased a half, except for Article 11, 12 and 13 of this Decree.
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION, FORM OF SANCTION AND FINE LEVEL
SECTION 1. ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION OF METROLOGY
Article 4. Violation in national standard maintenance of appointed organization
1. A fine of between 5,000,000 dong and 10,000,000 dong shall be imposed for one of the acts of violation as follows:
a) Failing to perform or properly perform the maintenance, preservation and use of national standards;
b) Failing to perform periodic calibration or comparison of national standards with international standards or with national standards of foreign countries calibrated or compared with international standards;
c) Failing to perform calibration or comparison for the transmission of precision of the national standards to the standards of measurement with lower precision;
d) Failing to set up and maintain the management system for activities of maintenance, preservation and use of national standards as prescribed.
2. A fine of between 10,000,000 dong and 30,000,000 dong shall be imposed for one of the acts of violation as follows:
a) Using the defective national standards to perform calibration activities or comparison of national standards with international standards or national standards of foreign countries; calibration and comparison for transmission of precision of national standards to measurement standards with lower precision;
b) Failing to make a report when there are errors and defects of national standards or propose the effect suspension of decision on approval of national standards, appoint organization to keep national standards.
3. Remedial measures:
Coercively invalidating the results of calibration or comparison performed for violations specified at Point a, Clause 2 of this Article.
Article 5. Violation in activities of production, import, trading and use of standard substances and measurement standards
1. A fine of between 5,000,000 dong and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Production, import and trading of standard substance and measurement standards unlabeled or improperly labeled as prescribed or without writing or engraving of unit of measurement according to the legal unit of measurement;
b) Production, import and trading of standard substance and measurement standards inconsistent with the technical requirements of measurement announced or prescribed for application by the competent measurement management agency.
2. A fine of between 10,000,000 dong and 20,000,000 dong shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Failing to perform the calibration or compare the measurement standards with the national standards or with measurement with higher precision at the calibration organization appointed before putting the measurement standards into use;
b) Failing to perform the testing or compare the standard substance at the testing organization appointed before putting it into use.
3. Remedial measures:
Coercively recovering standard substance, measurement standards or Coercively destroying or re-exporting standard substance, measurement standards for violation specified at Point b, Clause 1 of this Article.
Article 6. Violation in production of measuring device
1. A fine of between 5,000,000 dong and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Producing the measuring devices that are not labeled or labeled with improper writing and measurement.
b) Producing the measuring devices of group 1 not in accordance with technical requirements of measurement announced by organizations and individuals.
c) Failing to writing or engraving according to the legal unit of measurement;
2. A fine of between 10,000,000 dong and 20,000,000 dong shall be imposed for the acts of failing to perform initial inspection for measuring devices of group 2 before putting them into use.
3. A fine of between 20,000,000 dong and 40,000,000 dong shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Producing the measuring devices of group 2 without model approval;
b) Producing the measuring devices of group 2 with the model approved but the decision on model approval has expired.
4. A fine of between 40,000,000 dong and 60,000,000 dong shall be imposed for the acts of producing the measuring devices of group 2 not in accordance with the model of measuring device approved by the competent agency.
5. Additional form of sanction:
Depriving the use right of approval decision on measuring device model from 01 month to 03 months for violations specified in Clause 4 of this Article.
6. Remedial measures:
Coercively recycling or destroying the measuring device for violations specified at Point b, Clause 1, 4 of this Article.
Article 7. Violation in import of measuring device
1. A fine of between 5,000,000 dong and 10,000,000 shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Importing measuring devices which are not labeled or labeled with improper writing and measurement;
b) Importing measuring devices of group 1 not in accordance with the technical requirements of measurement announced by organizations and individuals;
c) Importing measuring devices of group 2 without writing or engraving of unit of measurement according to the legal unit of measurement;
2. A fine of between 10,000,000 dong and 20,000,000 dong shall be imposed for the acts of failing to perform the initial inspection for the measuring devices of group 2 imported before putting them into use.
3. A fine of between 20,000,000 dong and 40,000,000 dong shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Importing the measuring devices of group 2 whose models have not been approved yet;
b) Importing the measuring devices of group 2 with the model approved but the decision on model approval has expired.
4. A fine of between 40,000,000 dong and 60,000,000 dong shall be imposed for the acts of importing the measuring devices of group 2 not in accordance with the model of measuring device approved by the competent authority.
5. Additional form of sanction:
Depriving the use right of approval decision on measuring device model from 01 month to 03 months for violations specified in Clause 4 of this Article.
6. Remedial measures:
Coercively re-exporting or destroying the measuring device for violations specified at Point b, c, Clause 1, 4 of this Article.
Article 8. Violation in repair of measuring device
1. A fine of between 5,000,000 dong and 10,000,000 dong shall be imposed for the acts of repair of measuring device of group 1 not in accordance with the technical requirements of measurement announced by the organizations and individuals.
2. A fine of between 10,000,000 dong and 20,000,000 for the acts of failing to perform the inspection of measuring devices of group 2 repaired before putting them into use.
3. A fine of between 20,000,000 dong and 30,000,000 dong shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Repairing the measuring devices of group 2 not in accordance with the measuring devices approved by the competent authority;
b) Replacing the structure of the measuring devices but still keeping the technical features of measurement of the measuring devices unchanged or without discrepancy of the measuring device.
4. A fine of between 40,000,000 dong and 50,000,000 dong shall be imposed for the acts of intentionally effecting or replacing the structure of the measuring devices causing discrepancy of the measuring device or changing the technical features of measurement of the measuring device.
5. Remedial measures:
Coercively surrendering the illegal profits earned due to committing the violations specified in Clause 4 of this Article.
Article 9. Violation in trading of measuring device
1. A fine of between 1,000,000 dong and 2,000,000 dong shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Trading the measuring devices that are not labeled or labeled not in accordance with the specified content;
b) Trading the measuring devices of group 1 not in accordance with the technical requirements of measurement announced by the organizations and individuals;
c) Trading the measuring devices of group 2 without writing or engraving unit of measurement according to the legal unit of measurement.
2. A fine of between 2,000,000 dong and 4,000,000 dong shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Trading the measuring devices of group 2 which have not been inspected;
b) Trading the measuring devices of group 2 whose models have not been approved yet.
c) Trading the measuring devices of group 2 not in accordance with the model of measuring device approved by the competent authority.
3. Remedial measures:
Coercively destroying the measuring devices for violations specified at Point b, Clause 1, Point b and c, Clause 2 of this Article.
Article 10. Violation in using the measuring devices of group 2
1. A caution or a fine of between 200,000 dong and 600,000 dong shall be imposed for one of the following acts when using the measuring devices with their value of less than 1,000,0000 dong calculated by the value of new measuring devices of the same category or the new measuring devices with equivalent technical features at the time of administrative violation:
a) Having no certificate of inspection or inspection mark or stamp (hereafter referred to as certificate of inspection) as prescribed;
b) Using the expired certificate of inspection;
c) Arbitrarily removing seals, lead seals, inspection marks or stamps on the measuring device;
d) Measuring devices do not meet the requirements specified in measurement techniques.
2. A fine of between 2,000,000 dong and 10,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts when using the measuring device with the value of between 1,000,000 dong and 30,000,000 dong calculated by the value of new measuring devices of the same category or the new measuring devices with equivalent technical features at the time of administrative violation:
a) Having no certificate of inspection as prescribed;
b) Using the expired certificate of inspection;
c) Arbitrarily removing seals, lead seals, inspection marks or stamps on the measuring device;
d) Failing to perform the control inspection as prescribed.
3. A fine of between 10,000,000 dong and 20,000,000 dong shall be imposed for one of the acts specified in Clause 2 of this Article if using the measuring device with its value of 30,000,000 dong or more calculated by the value of new measuring devices of the same category or the new measuring devices with equivalent technical features at the time of administrative violation:
4. A fine of between 25,000,000 dong and 35,000,000 dong for the acts of using the measuring device with its value of 1,000,000 dong or more calculated by the value of new measuring devices of the same category or the new measuring devices with equivalent technical features at the time of administrative violation having errors and defects or failing to meet the specified measurement technique requirements.
5. A fine of between 70,000,000 dong and 100,000,000 dong shall be imposed for one of the acts if using the measuring device with its value of 1,000,000 dong or more calculated by the value of new measuring devices of the same category or the new measuring devices with equivalent technical features at the time of administrative violation:
a) Using fake certificate of inspection;
b) Altering technical structures and technical features of measurement of the measuring device;
c) Impacting, adjusting, repairing, fitting, reducing, replacing the technical structure by means of measurement techniques to falsify the measurement results or using other devices to regulate the errors of the measuring devices exceeding the tolerance limit;
d) Failing to inspect the measuring devices within the specified time limit on the requirement of the competent authority.
6. Additional form of sanction:
a) Confiscating the material evidence and violating device for violations specified at Point b and c, Clause 5 of this Article;
b) Depriving the use right of certificate of eligibility for business issued by the state competent state authority from 01 to 06 months for violations specified in Clause 4 and 5 of this Article.
7. Remedial measures:
a) Coercively invalidating the certificate of inspection for violations specified at Point a, Clause 5 of this Article.
b) Coercively surrendering the illegal profits earned due to committing the violations specified in Clause 4, at Point b and c, Clause 5 of this Article.
Article 11. Violation of Inspector and inspection organization
1. A fine of between 2,000,000 dong and 4,000,000 shall be imposed for one of the measurement inspector’s acts as follows:
a) Failing to comply with the order and procedures for inspection announced or the inspection process prescribed by the competent measurement authority.
b) Performing the inspection of measuring devices of group 2 without the decision on certification of measurement inspector or it has expired
c) Improperly using certificate of inspection and improper seal and lead seal;
d) Performing the inspection of measuring devices of group 2 whose models have not been approved or improper model approved.
2. A fine of between 5,000,000 dong and 10,000,000 shall be imposed for one of the following acts of the organization of measuring device and measurement standard service provision:
a) Failing to register the inspection activities as prescribed;
b) Performing the inspection beyond the registered range of operation.
c) Failing to comply with the order and procedures for inspection announced;
d) Failing to maintain the prescribed operating conditions for inspection activities registered.
3. A fine of between 10,000,000 dong and 20,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts of the inspection organization:
a) Performing the inspection of measuring devices of group 2 beyond the specified range or the inspection capacity recognized;
b) Conducting the inspection of measuring devices of group 2 upon the expiration of the appointment decision or the inspection capacity accreditation decision;
c) Using the measurement standard with the expired calibration certificate to inspect the measuring devices of group 2;
d) Using the measurement standard to inspect the measuring devices of group 2 without the competent authority’s decision on the certification of measurement standard to inspect the measuring devices of group 2 or this decision has expired.
4. A fine of between 30,000,000 dong and 50,000,000 dong shall be imposed for failing to perform the inspection but still issuing the certificate of inspection to the measuring devices of group 2.
5. Additional form of sanction:
a) Depriving the use right of decision on certification of measurement inspector from 01 to 03 months for violations specified in Clause 1 and 4 of this Article;
b) Suspending the operation of the inspection organization from 01 to 03 months for violations specified in Clause 2, 3 and 4 of this Article.
6. Remedial measures:
Coercively revoking the certificate of inspection for violations specified in Clause 4 of this Article.
Article 12. Violation of calibration technician and calibration organization
1. A fine of between 2,000,000 dong and 4,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts of the calibration technician:
a) Failing to comply with the order and procedures for calibration announced or the process of calibration prescribed by the competent authority of measurement;
b) Using improper certificate of calibration.
2. A fine of between 5,000,000 dong and 10,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts of the organization of measurement standard, measuring device calibration service provision:
a) Failing to register the calibration activities as prescribed;
b) Performing the calibration beyond the registered range of operation;
c) Failing to comply with the order and procedures for calibration announced;
d) Failing to maintain the prescribed operating conditions for calibration activities registered.
3. A fine of between 30,000,000 dong and 50,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts of the calibration organization:
a) Calibrating the measurement standards for inspection of measuring device of group 2 beyond the specified range;
b) Conducting the calibration of measurement standard for inspection of measuring device of group 2 upon the expiration of the appointment decision.
c) Failing to properly maintain the conditions for calibration operation specified.
4. A fine of between 50,000,000 dong and 80,000,000 dong shall be imposed for failing to perform the calibration but still issue the certificate of calibration for measurement standard to inspect the measuring devices of group 2.
5. Additional form of sanction:
a) Depriving the use right of Certificate of calibration operation registration from 01 to 03 months for violations specified at Point b, d, Clause 2 of this Article;
b) Suspending the operation of the calibration organization from 01 to 03 months for violations specified in Clause 3, 4 of this Article.
6. Remedial measures:
Coercively revoking the certificate of calibration for violations specified in Clause 4 of this Article.
Article 13. Violation of testing technician and testing organization
1. A fine of between 2,000,000 dong and 4,000,000 dong shall be imposed for one of the following violation of the testing technician:
a) Failing to comply with the order and procedures for testing which have been announced or the testing process specified by the competent authority of measurement;
b) Improperly using certificate of testing;
2. A fine of between 5,000,000 dong and 10,000,000 dong shall be imposed for one of the following violation of the organization of measurement standard, measuring device testing service provision:
a) Failing to register the testing operation as prescribed;
b) Performing the testing beyond the registered range of operation;
c) Failing to comply with the order and procedures for testing which have been announced;
d) Failing to maintain the conditions for registered testing activities as prescribed;
3. A fine of between 25,000,000 dong and 35,000,000 dong shall be imposed for one of the following violations of the appointed testing organization:
a) Testing the measuring devices of group 2 beyond the specified range;
b) Conducting the testing of measuring devices of group 2 upon the expiration of the appointment decision;
c) Failing to maintain the prescribed operating conditions for the testing activities registered.
4. A fine of between 40,000,000 dong and 50,000,000 dong shall be imposed for failing to perform the testing but still issue the result of testing of measuring devices of group 2.
5. Additional forms of sanction:
a) Depriving the use right of Certificate of testing operation registration from 01 to 03 months for violations specified at Point b and d, Clause 2 of this Article;
b) Suspending the testing organization’s operation from 01 month to 03 months for the violation specified at Point c, Clause 3, 4 of this Article.
6. Remedial measures:
Coercively revoking the testing result for the violations specified in Clause 4 of this Article.
Article 14. Violation of measurement for measurement of group 2
1. A fine of between 4,000,000 dong and 10,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts:
a) Failing to comply with the requirements for professional qualifications and expertise for the person using the measuring devices upon performance of measurement of group 2 as prescribed by the measurement management agency;
b) Failing to ensure the conditions as prescribed so that the person having relevant rights and obligations may monitor and inspect the performance of measurement, method of measurement, measuring devices and volume of goods and services.
2. The fine level for violation of measurement in trading of goods and service provision in which that volume of goods and services has deviation exceeding the tolerance limit as required by the measuring techniques for the measurement announced by the organizations and individuals or prescribed by the competent authority for illegal profits as follows:
a) A fine of between 5,000,000 dong and 10,000,000 dong shall be imposed if the amount of money earned from the illegal profits is up to 10,000,000 dong;
b) A fine of between 10,000,000 dong and 20,000,000 dong shall be imposed if the amount of money earned from the illegal profits is from over 10,000,000 dong to 50,000,000 dong;
c) A fine of between 20,000,000 dong and 40,000,000 dong shall be imposed if the amount of money earned from the illegal profits is from over 50,000,000 dong to 100,000,000 dong;
d) A fine of between 40,000,000 dong and 60,000,000 dong shall be imposed if the amount of money earned from the illegal profits is from over 100,000,000 dong to 200,000,000 dong;
dd) A fine of 01 time to 02 times of the amount of money earned from illegal profits shall be imposed if this amount is from over 200,000,000 dong to 300,000,000 dong.
e) A fine of 02 times to 03 times of the amount of money earned from illegal profits shall be imposed if this amount is from over 300,000,000 dong to 400,000,000 dong.
g) A fine of 03 times to 04 times of the amount of money earned from illegal profits shall be imposed if this amount is from over 400,000,000 dong to 500,000,000 dong.
h) A fine of 04 times to 53 times of the amount of money earned from illegal profits shall be imposed if this amount is over 500,000,000 dong.
3. Remedial measures:
Coercively surrendering the amount of money earned from illegal profits specified at Point a, b, c and d, Clause 2 of this Article.
Article 15. Violation for the quantity of pre-packaged goods in the production or import
1. A fine of between 4,000,000 dong and 8,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts in the production or import of pre-packaged goods:
a) Failing to record the quantity of pre-packaged goods on the label or improperly specify; failing to record and engrave the unit of measurement according to the legal unit of measurement;
b) The quantity of pre-packaged goods does not suit the information on the goods label and accompanying materials or does not suit the technical requirements of measurement announced by the importing organizations and individuals.
c) Having no certificate of eligibility for using the quantity mark on the label of pre-packaged goods of group 2 or the certificate has expired;
d) Failing to show the quantity mark on the label of pre-packaged goods of group 2 as prescribed.
2. The fine level for the acts of production or import of pre-packaged goods but the quantity of those pre-packaged goods has the average value smaller than the permissible average value according to the technical requirements of measurement announced by organizations and individuals or prescribed by the competent authority for earning illegal profits as follows:
a) A fine of between 5,000,000 dong and 10,000,000 dong shall be imposed if the amount of money earned from illegal profits is up to 10,000,000 dong;
b) A fine of between 10,000,000 dong and 20,000,000 dong shall be imposed if the amount of money earned from illegal profits is from over 10,000,000 dong to 50,000,000 dong;
c) A fine of between 30,000,000 dong and 40,000,000 dong shall be imposed if the amount of money earned from illegal profits is from over 50,000,000 dong to 100,000,000 dong;
d) A fine of between 40,000,000 dong and 60,000,000 dong shall be imposed if the amount of money earned from illegal profits is from over 100,000,000 dong to 200,000,000 dong;
dd) A fine of 01 time to 02 times of the amount of money earned from illegal profits shall be imposed if this amount is from over 200,000,000 dong to 300,000,000 dong.
e) A fine of 02 times to 03 times of the amount of money earned from illegal profits shall be imposed if this amount is from over 300,000,000 dong to 400,000,000 dong.
g) A fine of 03 times to 04 times of the amount of money earned from illegal profits shall be imposed if this amount is from over 400,000,000 dong to 500,000,000 dong.
h) A fine of 04 times to 05 times of the amount of money earned from illegal profits shall be imposed if this amount is over 500,000,000 dong.
3. Remedial measures:
Coercively surrendering the amount of money earned from illegal profits specified at Point a, b, c and d, Clause 2 of this Article.
Article 16. Violation of measurement for the quantity of pre-packaged goods in trading
1. A fine of between 2,000,000 dong and 4,000,000 dong shall be imposed for one of the acts as follows:
a) Trading pre-packaged goods without writing the quantity on the goods label or improperly writing; engraving or writing the unit of measurement with improper legal unit of measurement;
b) Trading pre-packaged goods with the quantity not suitable with the information recorded on the goods label and accompanying materials or not suitable with the technical requirements of measurement announced by the importing organizations and individuals.
c) Trading pre-packaged goods of group 2 without showing the quantity mark on the label as prescribed.
2. The fine level for the trading of pre-packaged goods but the quantity of those pre-packaged goods has the average value smaller than the permissible average value according to the technical requirements of measurement announced by the organizations and individuals or prescribed by the competent authority for illegal profits as follows:
a) A fine of between 2,000,000 dong and 5,000,000 dong shall be imposed if the amount of money earned from illegal profits is up to 10,000,000 dong;
b) A fine of between 5,000,000 dong and 10,000,000 dong shall be imposed if the amount of money earned from illegal profits is from over 10,000,000 dong to 50,000,000 dong;
c) A fine of between 10,000,000 dong and 20,000,000 dong shall be imposed if the amount of money earned from illegal profits is from over 50,000,000 dong to 100,000,000 dong;
d) A fine of between 20,000,000 dong and 40,000,000 dong shall be imposed if the amount of money earned from illegal profits is from over 100,000,000 dong to 200,000,000 dong;
dd) A fine of 01 time to 02 times of the amount of money earned from illegal profits shall be imposed if this amount is from over 200,000,000 dong to 300,000,000 dong.
e) A fine of 02 times to 03 times of the amount of money earned from illegal profits shall be imposed if this amount is from over 300,000,000 dong to 400,000,000 dong.
g) A fine of 03times to 04 times of the amount of money earned from illegal profits shall be imposed if this amount is from over 400,000,000 dong to 500,000,000 dong.
h) A fine of 04 times to 05 times of the amount of money earned from illegal profits shall be imposed if this amount is over 500,000,000 dong.
3. Remedial measures:
Coercively surrendering the amount of money earned from illegal profits specified at Point a, b, c and d, Clause 2 of this Article.
SECTION 2. ADMINISTRATIVE VIOLATION OF STANDARDS AND TECHNICAL REGULATIONS; QUALITY OF PRODUCTS AND GOODS
Article 17. Violation of regulation on applicable published standards
1. A fine of between 2,000,000 dong and 4,000,000 dong shall be imposed for failing to publish standards applied in accordance with regulation in the production or import.
2. A fine of between 6,000,000 dong and 10,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts:
a) Producing or importing products and goods not in accordance with the standards published for application;
b) The contents of standards published for application are not in accordance with the provisions of corresponding technical regulations.
3. Remedial measures:
a) Coercively publishing the applied standards for violations specified in Clause 1 of this Article;
b) Coercively altering the purpose of use or recycling products and goods for violations specified at Point a, Clause 2 of this Article.
Article 18. Violation of regulation on conformance
1. The fine level for the violation of provisions on conformance announcement, conformance mark or products and goods having their quality not in accordance with the standards published in the wholesaling and retail as follows:
a) A caution or a fine of between 50,000 dong and 200,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued up to 10,000,000 dong;
b) A fine of between 200,000 dong and 500,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 10,000,000 dong to 20,000,000 dong;
c) A fine of between 500,000 dong and 2,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 20,000,000 dong to 40,000,000 dong;
d) A fine of between 3,000,000 dong and 9,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 40,000,000 dong to 80,000,000 dong;
dd) A fine of between 10,000,000 dong and 30,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 80,000,000 dong to 160,000,000 dong;
e) A fine of between 30,000,000 dong and 50,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 160,000,000 dong;
2. A fine of between 5,000,000 dong and 15,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts in the production or import of products and goods in breach of conformance announcement:
a) Failing to comply with the provisions on order and procedures for conformance announcement;
b) Failing to store dossier for conformance announcement as prescribed;
c) Improperly using the conformance mark;
d) Performing the conformance announcement without registering dossier for conformance announcement at the competent state authority where those organizations and individuals have registered their business;
dd) Failing to re-perform the conformance announcement upon any change in the contents of registered dossier for conformance announcement or any change in the features, utility and characteristics of products, goods and services that have been announced with conformance.
3. The fine level for the acts of production or import of products and goods with their quality not in accordance with the dossier for conformance announcement is as follows:
a) A fine of between 1,000,000 dong and 2,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued up to 10,000,000 dong;
b) A fine of between 2,000,000 dong and 4,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 10,000,000 dong to 20,000,000 dong;
c) A fine of between 4,000,000 dong and 10,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 20,000,000 dong to 40,000,000 dong;
d) A fine of between 10,000,000 dong and 25,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 40,000,000 dong to 80,000,000 dong;
dd) A fine of between 25,000,000 dong and 50,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 80,000,000 dong to 150,000,000 dong;
e) A fine of between 50,000,000 dong and 100,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 150,000,000 dong to 300,000,000 dong;
g) A fine of between 100,000,000 dong and 200,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued over 300,000,000 dong;
4. A fine of between 30,000,000 dong and 50,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts:
a) Failing to periodically maintain the quality control, testing and periodic monitoring as prescribed;
b) Failing to suspend the shipment and recall the unsuitable products and goods that are being circulated in the market if they have high risk and cause unsafety to the users; failing to stop the operation and exploitation of relevant processes, services and environment when necessary;
c) Failing to take remedial measures when detecting that the goods, products and services are not in accordance with the published standards;
d) Failing to inform in writing to the competent state authority of the remedial result of nonconformity before continuing to put the products, goods and services into use, circulation, exploitation and business.
5. Remedial measures:
Coercively recalling the products and goods with unsuitable quality being circulated in the market or changing the purpose of use, recycling or re-exporting those products and goods for violation specified in Clause 3, Point b and c, Clause 4 of this Article.
Article 19. Violation of provisions on conformity
1. The fine level for violation of provision on conformity announcement and conformity mark in the trading of products and goods that must be performed with the conformity announcement as follows:
a) A caution or fine of between 100,000 dong and 400,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued up to 5,000,000 dong;
b) A fine of between 500,000 dong and 1,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 5,000,000 dong to 10,000,000 dong;
c) A fine of between 2,000,000 dong and 4,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 10,000,000 dong to 20,000,000 dong;
d) A fine of between 6,000,000 dong and 12,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 20,000,000 dong to 40,000,000 dong;
dd) A fine of between 15,000,000 dong and 30,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 40,000,000 dong to 80,000,000 dong;
e) A fine of between 40,000,000 dong and 60,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 80,000,000 dong to 200,000,000 dong;
g) A fine of between 80,000,000 dong and 100,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued over 200,000,000 dong;
2. The fine level for violation of provision on conformity announcement and conformity mark in production or import of products and goods that must be certified with the conformity or the products and goods not in conformity with the corresponding technical regulations as follows:
a) A fine of between 1,000,000 dong and 2,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued up to 5,000,000 dong;
b) A fine of between 2,000,000 dong and 5,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 5,000,000 dong to 10,000,000 dong;
c) A fine of between 5,000,000 dong and 10,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 10,000,000 dong to 20,000,000 dong;
d) A fine of between 10,000,000 dong and 20,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 20,000,000 dong to 40,000,000 dong;
dd) A fine of between 20,000,000 dong and 40,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 40,000,000 dong to 80,000,000 dong;
e) A fine of between 40,000,000 dong and 80,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 80,000,000 dong to 160,000,000 dong;
g) A fine of between 40,000,000 dong and 160,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 160,000,000 dong to 320,000,000 dong;
h) A fine of between 160,000,000 dong and 300,000,000 dong shall be imposed if the violating batch of goods is valued from over 320,000,000 dong;
3. A fine of between 10,000,000 dong and 20,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts in production and import of products and goods that are subject to conformity announcement as prescribed in the corresponding technical regulations
a) Failing to formulate and store dossier for conformity announcement as prescribed;
b) Failing to notify in writing and send the competent authority the materials related to the quality of products and goods as prescribed;
c) Failing to publish on media the conformity announcement of products and goods for consumers’ easy access;
d) Failing to provide the copy of certificate of conformity and the announcement of receipt of conformity announcement as prescribed for organizations and individuals selling products and goods.
4. A fine of between 20,000,000 dong and 30,000,000 dong for one of the following acts in the production or import of products and goods that are subject to the conformity announcement as prescribed in the corresponding technical regulations:
a) Failing to perform the conformity announcement;
b) Failing to register dossier for conformity announcement at the state competent authority where the organizations and individuals have registered their business;
c) Failing to periodically maintain the quality control, testing and periodic monitoring as prescribed;
d) Failing to use the conformity mark for products and goods that have been announced with the conformity as prescribed when putting them into circulation in the market;
dd) Failing to perform the timely preventive measures when found that their goods are being circulated or put into use but their quality is not suitable with the conformity announcement or the corresponding technical regulations;
e) Failing to re-perform the announcement when there is a change in the content of the registered dossier for conformity announcement or change in the features, utility and characteristics of products, goods and services that have been announced with the conformity.
g) Using chemicals and additives that have not been registered at the competent authority upon production of goods and products.
5. A fine of between 50,000,000 dong and 100,000,000 for failing to perform the conformity certification in the production or import of products and goods that are subject to the conformity certification or use of expired certificate of conformity or conformity mark;
6. Additional form of sanction:
Depriving the use right of certificate of conformity or conformity mark from 01 month to 03 months for violation specified at Point e and g, Clause 4 of this Article.
7. Remedial measures:
a) Coercively recalling products and goods for violations specified in Clause 1, 2 of this Article;
b) Coercively recalling products and goods with unsuitable circulating in the market or Coercively changing the purpose of use or recycling or destroying or re-exporting these products and goods for violation specified in Clause 2, 4 and 5 of this Article.
Article 20. Violation of quality of goods circulating in the market
1. Applying the provisions in Clause 1, Article 18 of this Decree for sanctioning violation of conformance in the wholesale and retail of goods circulating in the market.
2. Applying the provisions in Clause 1, Article 19 of this Decree for sanctioning the violation of conformity in the wholesale and retail of goods circulating in the market.
3. Applying the Government’s regulations on sanctioning administrative violation in the field of commercial activities to sanction the acts of production and trading of fake goods.
Applying the provisions in Clause 5, Article 28 of this Decree to sanction the fraudulent acts of shelf life of goods on the label.
4. A caution or fine of between 400,000 dong and 1,000,000 dong shall be imposed for selling goods without announcement of applicable standards as prescribed.
5. A fine of 01 times to 02 times of the total value of products and goods at the time of violation for the act of selling products and goods whose quality is not suitable with the applicable published standards.
6. A fine of 02 times to 03 times of the total value of products and goods at the time of violation for acts violating replacement, fraudulently exchanging, adding or reducing components or additives, mixing impurities that can degrade products and goods compared with the applicable published standards.
7. A fine of 03 times to 05 times of the total value of products and goods at the time of violation for one of the following acts:
a) Selling products and goods whose quality is not suitable with the provisions of corresponding technical regulations;
b) Replacing, fraudulently exchanging, adding and reducing components or additives, mixing impurities to reduce the quality of products and goods compared with the provisions of the relevant technical regulations.
8. Additional form of sanction:
a) Depriving the use right of certificate of eligibility for business issued by the competent authority from 01 to 06 months for violations specified in Clause 7 of this Article;
b) Confiscating to destroy the product and goods which are not safe to use for people, domestic animal, plants and affect the ecology and environment for violations specified in Clause 5 to Clause 7 of this Article when there is no remedial measures specified in Clause 9 of this Article.
9. Remedial measures:
Coercively converting the purposes of use or recycling for violations specified in Clause 5, 6 and 7 of this Article.
Article 21. Violating regulations on conformity assessment
1. A fine of between 30,000,000 dong and 40,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts:
a) Failing to register operation fields as prescribed;
b) Performing the conformity assessment beyond the registered fields.
2. A fine of 40,000,000 dong and 50,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts:
a) Performing the conformity assessment for state management beyond the specified fields;
b) Performing the conformity assessment for state management without appointment or upon expiration of appointment decision;
c) Failing to ensure the maintenance of organizational structure and capacity that have been registered as required by the relevant standards;
d) Failing to comply with processes of conformity assessment approved or registered as prescribed;
dd) Failing to perform the periodic monitoring assessment for organizations and individuals that request the conformity;
e) Using the testing organization whose operation fields have not been registered as prescribed.
3. A fine of 70,000,000 dong to 100,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts:
a) Providing wrong result of conformity assessment;
b) Performing the assessment without independence and objectivity assurance.
4. A fine of 100,000,000 dong to 150,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts:
a) Using false and forged documents and materials to register the conformity assessment or register the appointment of conformity assessment.
b) Failing to perform the conformity assessment but still issuing its result;
c) Falsifying dossier and materials of conformity assessment;
d) Performing the consultation activities for organizations and individuals requesting the certification;
dd) Cheating in the activities of conformity assessment;
e) Failing to take remedial measures of violations as required by the competent authority.
5. Additional form of sanction:
a) Depriving the use right of certificate of operation field registration or appointment decision from 01 to 03 months for violations specified at Point b, Clause 1, 2 and 3 of this Article;
b) Depriving the use right of certificate of conformity assessment operation registration from 01 to 03 months for violations specified at Point b, c, d, dd and e, Clause 4 of this Article;
6. Remedial measures:
Coercively revoking the result of conformity assessment issued for violations specified in Clause 3, at Point b, c, d, dd, Clause 4 of this Article.
Article 22. Violation of regulation on training, consultation in the state management area of quality measurement standards
1. A fine of between 10,000,000 dong and 20,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts:
a) Failing to register the operation field as prescribed;
b) Providing training and consultation beyond the registered fields;
2. A fine of between 20,000,000 dong and 30,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts:
a) Failing to ensure the maintenance of organizational structure and capacity that have been registered as required by the relevant standards;
b) Failing to comply with the processes of training and consultation approved or registered as prescribed.
3. A fine of between 30,000,000 dong and 40,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts:
a) Performing the entire or partial training or consultation without permission for registration of training and consultation;
b) Using false and forged dossiers and materials to register the training and consultation activities;
c) Falsifying dossier and materials of training and consultation;
4. Additional form of sanction:
Depriving the use right of certificate of operation field registration from 01 to 03 months for violations specified at Point b, Clause 1, 2 and 3 of this Article;
Article 23. Violation of regulation on accreditation
1. A fine of between 20,000,000 dong and 30,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts:
a) Failing to register the accreditation operation as prescribed;
b) Perform the accreditation beyond the registered fields;
2. A fine of between 30,000,000 dong and 40,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts:
a) Failing to maintain the organizational structure, management system and operation capacity of the accreditation organization as prescribed;
b) Failing to announce the process, procedures for assessment, accreditation and other requirements related to the accreditation activities;
c) Performing the assessment and accreditation not in accordance with the process and procedures announced and standards and corresponding technical regulations used for assessment and accreditation or insufficiently performing the processes, procedures, standards and technical regulations above mentioned.
3. A fine of between 40,000,000 dong and 50,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts:
a) Issuing certificate of accreditation beyond the jurisdiction or failing to perform periodical monitoring for accredited organizations;
b) Failing to perform the assessment and accreditation with the independence and objectivity;
c) Signing contract to provide the accreditation consultation services for organizations requesting the accreditation;
d) Failing to take remedial measures after receiving the notice of the competent state authority of conformity assessment which has been accredited in breach of relevant regulations of law.
4. A fine of between 60,000,000 dong and 100,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts:
a) Falsifying dossiers and materials in accreditation activities;
b) Failing to take remedial measures of violations as required by the competent authority;
c) Issuing and maintaining the certificate of accreditation to the conformity assessment organization in breach of requirements and conditions for the conformity assessment organization as prescribed in the relevant legal normative documents.
5. Additional form of sanction:
Depriving the use right of certificate of accreditation operation registration from 01 to 03 months for violations specified at Point b, Clause 1, 2, 3 and 4 of this Article.
6. Remedial measures:
Coercively revoking all issued certificates of accreditation for violations specified in Clause 3 and 4 of this Article.
Article 24. Forgery acts related to standards and technical regulations and quality of products and goods
1. A fine of between 10,000,000 dong and 30,000,000 dong shall be imposed for providing the false and untruthful information about the quality of products and goods for the consumers or on mass media.
2. A fine of between 30,000,000 dong and 50,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts:
a) Forging the conformance mark and conformity mark, conformance certification or conformity certification, conformance announcement and conformity announcement in order to be recorded or attached on the products and goods or accompanying materials;
b) Forging the testing result, examination result, inspection result or result of product and goods quality inspection;
3. Additional form of sanction:
a) Suspending the activities of production, import and trading of products and goods from 01 month to 03 months for violation specified at Point a, Clause 2 of this Article;
b) Confiscating the testing result or certificate of examination, inspection and testing of quality for violations specified at Point b, Clause 2 of this Article.
4. Remedial measures:
Coercively removing the violating elements recorded and attached to products and goods. If failing to remove the violating elements, it is obligatory for the goods and products in breach of provisions specified at Point a, Clause 2 of this Article.
SECTION 3. ADMINISTRATIVE VIOLATION OF GOODS LABEL, CODE AND BARCODE
Article 25. Violation of regulation on labeling of goods in the trading of products and goods
1. A caution or fine of between 100,000 dong and 300,000 dong shall be imposed for one of the following acts if the value of violating goods are up to 5,000,000 dong:
a) Goods are labeled but obscured, torn, faded and illegible or all the contents on the labels cannot be read;
b) Goods must have labels as prescribed but without labeling;
c) Goods having labels not as prescribed on the size of Vietnamese and foreign language, usable language and unit of measurement;
d) Goods whose original labels or minor labels are erased and corrected to falsify information about the goods.
2. A fine for violation specified in Clause 1 of this Article according to the fine level shall be imposed as follows:
a) A fine of between 300,000 dong and 500,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 5,000,000 dong to 10,000,000 dong;
b) A fine of between 500,000 dong and 1,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 10,000,000 dong to 20,000,000 dong;
c) A fine of between 1,000,000 dong and 2,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 20,000,000 dong to 30,000,000 dong;
d) A fine of between 2,000,000 dong and 3,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 30,000,000 dong to 50,000,000 dong;
dd) A fine of between 3,000,000 dong and 5,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 50,000,000 dong to 70,000,000 dong;
e) A fine of between 5,000,000 dong and 7,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 70,000,000 dong to 100,000,000 dong;
g) A fine of between 7,000,000 dong and 10,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 100,000,000 dong;
3. Remedial measures:
Coercively recalling products and goods with violating labels or Coercively re-writing the goods labels as prescribed for violations specified in Clause 1, 2 of this Article.
Article 26. Violating the regulations on mandatory contents on the goods labels or mandatory contents to be shown on labels based on the nature of goods.
1. A caution or fine of between 200,000 dong and 400,000 dong shall be imposed for one of the following acts if the violating goods are valued up to 5,000,000 dong;
a) Goods with labels (including stamp or minor label) or accompanying materials with insufficient or improper writing of mandatory contents on the goods labels or the mandatory contents must be shown on the label by the nature of goods as prescribed by law on goods label;
b) The imported goods with original labels in foreign language but without minor labels in Vietnamese language.
2. A fine for violation specified in Clause 1 of this Article according to the fine level shall be imposed as follows:
a) A fine of between 300,000 dong and 500,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 5,000,000 dong to 10,000,000 dong;
b) A fine of between 500,000 dong and 1,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 10,000,000 dong to 20,000,000 dong;
c) A fine of between 1,000,000 dong and 2,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 20,000,000 dong to 30,000,000 dong;
d) A fine of between 2,000,000 dong and 5,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 30,000,000 dong to 50,000,000 dong;
dd) A fine of between 5,000,000 dong and 7,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 50,000,000 dong to 70,000,000 dong;
e) A fine of between 7,000,000 dong and 10,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 70,000,000 dong to 100,000,000 dong;
g) A fine of between 10,000,000 dong and 15,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued up to 100,000,000 dong;
3. The fine level for trading goods with labels containing pictures, drawings, writings, signs, symbols, medals, awards and other information that are of improper nature and truth about those goods; trading imported goods with original labels or minor labels which are erased or altered to falsify information about the goods as follows:
a) A caution or fine of between 500,000 dong and 1,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued to 5,000,000 dong;
b) A fine of between 1,000,000 dong and 2,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 5,000,000 dong to 10,000,000 dong;
c) A fine of between 2,000,000 dong and 4,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 10,000,000 dong to 20,000,000 dong;
d) A fine of between 4,000,000 dong and 6,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 20,000,000 dong to 30,000,000 dong;
dd) A fine of between 7,000,000 dong and 10,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 30,000,000 dong to 50,000,000 dong;
e) A fine of between 10,000,000 dong and 15,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 50,000,000 dong to 70,000,000 dong;
g) A fine of between 15,000,000 dong and 20,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 70,000,000 dong to 100,000,000 dong;
h) A fine of between 20,000,000 dong and 25,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued over 100,000,000 dong;
4. The fine level for trading imported goods which must have goods labels but without any one; without original label or with the ones but having changes as follows:
a) A caution or fine of between 1,000,000 dong and 2,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued over 5,000,000 dong;
b) A fine of between 2,000,000 dong and 3,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 5,000,000 dong to 10,000,000 dong;
c) A fine of between 3,000,000 dong and 6,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 10,000,000 dong to 20,000,000 dong;
d) A fine of between 6,000,000 dong and 12,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 20,000,000 dong to 30,000,000 dong;
dd) A fine of between 12,000,000 dong and 20,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 30,000,000 dong to 50,000,000 dong;
e) A fine of between 20,000,000 dong and 25,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 50,000,000 dong to 70,000,000 dong;
g) A fine of between 25,000,000 dong and 30,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued from over 70,000,000 dong to 100,000,000 dong;
h) A fine of between 30,000,000 dong and 40,000,000 dong shall be imposed if the violating goods are valued over 100,000,000 dong;
5. A fine of more than 02 times of the fine level specified from Clause 1 to Clause 4 of this Article for one of the following acts:
a) Trading goods with fake labels;
b) Defrauding the shelf life of goods on the goods labels;
c) Violation of goods labels for food and foodstuff products, medicine, preventive medicine, functional foods, cosmetics, animal feed, children toys.
6. Additional form of sanction:
Confiscating goods which do not ensure the use safety for humans, domestic animals, plants, and affect the ecology and environment for violations specified in Clause 1 and Clause 5 for failing to take the remedial measures prescribed at Point a, Clause 7 of this Article.
7. Remedial measures:
a) Coercively recalling goods in breach of labels being circulated in the market for violations specified in this Article;
b) Coercively destroying the goods labels in breach of provisions of Clause 5 of this Article or coercively destroying the goods which do not ensure the use safety for humans, domestic animals, plants, and affect the ecology and environment for violations specified in Clause 2, 3, 4 of this Article.
Article 27. Violation of provision on using barcode.
1. A fine of between 2,000,000 dong and 5,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts:
a) Failing to notify in writing the competent authority upon the change in name, transaction address on the business license or certificate of right to use code and barcode that are lost or damaged;
b) Failing to produce legal documents proving the right to use code and barcode as required by the competent authority;
c) Failing to send the list of Global Trade Item Number (GTIN) and Global Location Number (GLN) used for the competent authority;
d) Failing to notify in writing with the documents evidencing the use of foreign code with the competent authority upon using foreign codes for products, goods produced in Vietnam.
2. A fine of 6,000,000 dong and 10,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts:
a) Using the barcode with the Vietnam National code (893) without being issued with the certificate of right to use code and barcode by competent authority certificate using barcodes;
b) Illegally using the code and barcode of other enterprises that have been issued with certificate of right to use code and barcodes;
c) Using signs which may cause confusion over the code and barcode;
d) Failing to pay annual fees for maintenance of use of code and barcode.
3. A fine of 10,000,000 dong and 20,000,000 dong shall be imposed for using foreign code and barcode to print on products and goods produced in Vietnam without written permission of foreign competent authority or organization owning those codes and barcodes:
4. Remedial measures:
Coercively recalling the goods with their codes and barcodes in breach of violations specified in Clause 2, 3 of this Article.
Article 28. Violation of use of certificate, issuance of certificate of right to use code and barcode
1. A fine of between 10,000,000 dong and 20,000,000 dong shall be imposed for one of the following acts:
a) Falsifying the certificate of right to use code and barcode;
b) Issuing the certificate of right to use code and barcode beyond the jurisdiction.
2. Additional form of sanction:
Confiscating the fake certificate of right to use code and barcode for violations specified at Point a, Clause 1 of this Article.
3. Remedial measures:
Coercively revoking the certificate of right to use code and barcode for violations specified at Point b, Clause 1 of this Article.
JURISDICTION TO RECORD ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND ADMINISTRATIVE SANCTIONS
Article 29. Sanctioning jurisdiction of inspectors in the field of science and technology
1. Inspectors, who are assigned the tasks to perform the specialized inspection of measurement standards and quality of products and goods on duty have the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine of up to 500,000 dong for individuals and 1,000,000 for organizations;
c) Confiscating material evidences and means used for administrative violations with their value not exceeding the maximum fine prescribed at Point b of this Clause;
d) Applying remedial measures to coercively destroy the products and goods that are harmful to human health, domestic animals, plants and the environment.
2. Chief Inspector of the Service of Science and Technology; Head of specialized inspection teams of Service of Science and Technology and Head of the specialized inspection team of Directorate for Standards, Metrology and Quality have the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine of up to 50,000 dong for individuals and 100,000 for organizations;
c) Temporarily suspending operations or suspending operation depriving the use right of decision, license, certificate, certificate of practice issued by the competent agencies or organizations;
d) Confiscating material evidences and means used for administrative violations with their value not exceeding the maximum fine prescribed at Point b of this Clause;
dd) Applying remedial measures as prescribed in Chapter II of this Decree.
3. Head of specialized inspection teams of Ministry of Science and Technology has the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a maximum fine in the field of measurement of up to 70,000,000 dong for individuals and 140,000,000 dong for organization; impose a maximum fine in the field of standards and quality of products and goods of up to 105,000,000 for individuals and 210,000,000 dong for organizations;
c) Temporarily suspending operations or temporarily depriving the use right of decision, license, certificate, certificate of practice or temporarily suspending operation;
d) Confiscating material evidences and means used for administrative violations with their value not exceeding the maximum fine prescribed at Point b of this Clause;
dd) Applying remedial measures as prescribed in Chapter II of this Decree.
4. Chief Inspector of the Ministry of Science and Technology and Director General of Directorate for Standards, Metrology and Quality have the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a maximum fine as prescribed by this Decree;
c) Temporarily suspending operations or suspending operation depriving the use right of decision, license, certificate, certificate of practice issued by the competent agencies or organizations;
d) Confiscating material evidences and means used for administrative violations with their value not exceeding the maximum fine prescribed at Point b of this Clause;
dd) Applying remedial measures as prescribed in Chapter II of this Decree.
Article 30. Sanctioning jurisdiction of Chairman of People’s Committee of all levels
1. Chairmen of communal-level People’s Committee have a right:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine of up to 5,000,000 dong for individuals and 10,000,000 for organizations;
c) Confiscating material evidences and means used for administrative violations with their value not exceeding the maximum fine prescribed at Point b of this Clause;
d) Applying remedial measures to coercively destroy the products and goods that are harmful to human health, domestic animals, plants and the environment.
2. Chairmen of district-level People’s Committee have a right::
a) Impose a caution;
b) Impose a fine of up to 50,000,000 dong for individuals and 100,000,000 for organizations;
c) Temporarily suspending operations or suspending operation depriving the use right of decision, license, certificate, certificate of practice issued by the competent agencies or organizations;
d) Confiscating material evidences and means used for administrative violations with their value not exceeding the maximum fine prescribed at Point b of this Clause;
dd) Applying remedial measures as prescribed in Chapter II of this Decree except for re-export of products and goods in breach of the law on standards, metrology and quality of products and goods or imported measuring devices and measurement standards not in accordance with regulations on metrology.
3. Chairmen of provincial-level People’s Committee have a right:
a) Impose a caution;
b) Impose a maximum fine as prescribed by this Decree;
c) Temporarily suspending operations or suspending operation depriving the use right of decision, license, certificate, certificate of practice issued by the competent agencies or organizations;
d) Confiscating material evidences and means used for administrative violation;
dd) Applying remedial measures as prescribed in Chapter II of this Decree.
Article 31. Sanctioning jurisdiction of people’s police, customs, market management and other specialized inspection.
1. People having sanctioning jurisdiction of police agency have a jurisdiction to inspect and record administrative violations, impose administrative sanction and apply remedial measures for administrative violations specified in this Decree under their field of management as prescribed in Article 39 and Article 52 of the Law on handling of administrative violations.
2. People having sanctioning jurisdiction of customs agency have a jurisdiction to inspect and record administrative violations, impose administrative sanction and apply remedial measures for administrative violations specified in this Decree related to the export and import of goods and services related to export and import of goods under their field of management as prescribed in Article 42 and Article 52 of the Law on handling of administrative violations.
3. People having sanctioning jurisdiction of the market management agency have a jurisdiction to inspect and record administrative violations, impose administrative sanction and apply remedial measures for administrative violations specified in this Decree under their field of management as prescribed in Article 45 and Article 52 of the Law on handling of administrative violations.
4. People having sanctioning jurisdiction of other specialized inspection agencies have a jurisdiction to inspect and record administrative violations, impose administrative sanction and apply remedial measures for administrative violations specified in this Decree under their field of management as prescribed in Article 46 and Article 52 of the Law on handling of administrative violations.
Article 32. Jurisdiction to record administrative violation.
1. The titles referred to in Article 29, 30, 31 of this Decree and public servants and officials on duty detecting administrative violations in the field of standards, metrology and quality of products and goods are entitled to record the administrative violations as prescribed.
2. The head of specialized inspection team on the standards, metrology and quality of products and goods is entitled to record the administrative violations upon detection of violation and the record will be transferred to the person having competence in sanction in order to conduct the sanctions as prescribed by law.
1. This Decree takes effect on September 15, 2013.
2. The Decree No. 54/2009/ND-CP dated June 05, 2009 of the Government stipulating the sanction of administrative violations in the field of standards, metrology and quality of products and goods will be invalid on the effective date of this Decree.
Article 34. Transitional clause
For administrative violations in the field of standards, metrology and quality of products and goods occurring before July 01, 2013 but then detected or reviewed or settled shall be applied with provisions beneficiary to the violating organizations and individuals.
Article 35. Responsibility for implementation
1. The Minister of Science and Technology is responsible for guiding and organizing the implementation of this Decree.
2. The Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, Chairmen of People's Committees of provinces and centrally-affiliated cities are liable to execute this Decree. /.
|
FOR THE GOVERNMENT |