Chương III Nghị định 80/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm: Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính
Số hiệu: | 80/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 19/07/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2013 |
Ngày công báo: | 03/08/2013 | Số công báo: | Từ số 453 đến số 454 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Vi phạm hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/12/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Phạt gấp 5 lần tiền thu lợi khi bán hàng kém chất lượng
Nghị định 80/2013/NĐ-CP vừa được ban hành nhằm quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Theo quy định của Nghị định, mức phạt tiền tối đa đối với các hành vi bán hàng hóa kém chất lượng, thiếu số lượng, không đạt tiêu chuẩn đã công bố… sẽ lên đến 5 lần số tiền thu lợi bất chính.
Mức phạt cụ thể sẽ căn cứ vào giá trị thu lợi bất chính của hành vi.
Trong lĩnh vực đo lường, mức phạt tối đa cũng tăng gấp 3 lần, lên đến 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/9/2013.
Văn bản tiếng việt
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền tối đa đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá mức phạt tiền tối đa quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
2. Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Khoa học và Công nghệ và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá mức phạt tiền tối đa quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Chương II của Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân và 140.000.000 đồng đối với tổ chức; phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến 105.000.000 đồng đối với cá nhân và 210.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá mức phạt tiền tối đa quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Chương II của Nghị định này.
4. Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ; Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá mức phạt tiền tối đa quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Chương II của Nghị định này.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá mức phạt tiền tối đa quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không quá mức phạt tiền tối đa quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này trừ hành vi buộc tái xuất sản phẩm, hàng hóa vi phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc phương tiện đo, chuẩn đo nhập khẩu không đúng quy định về đo lường.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II của Nghị định này.
1. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 39 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, các dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 42 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 45 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
4. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý quy định tại Điều 46 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
1. Các chức danh nêu tại Điều 29, Điều 30, Điều 31 Nghị định này và công chức, viên chức đang thi hành công vụ khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
2. Trưởng đoàn kiểm tra chuyên ngành về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa khi phát hiện hành vi vi phạm thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính và biên bản phải được chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật.
Article 29. Sanctioning jurisdiction of inspectors in the field of science and technology
1. Inspectors, who are assigned the tasks to perform the specialized inspection of measurement standards and quality of products and goods on duty have the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine of up to 500,000 dong for individuals and 1,000,000 for organizations;
c) Confiscating material evidences and means used for administrative violations with their value not exceeding the maximum fine prescribed at Point b of this Clause;
d) Applying remedial measures to coercively destroy the products and goods that are harmful to human health, domestic animals, plants and the environment.
2. Chief Inspector of the Service of Science and Technology; Head of specialized inspection teams of Service of Science and Technology and Head of the specialized inspection team of Directorate for Standards, Metrology and Quality have the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine of up to 50,000 dong for individuals and 100,000 for organizations;
c) Temporarily suspending operations or suspending operation depriving the use right of decision, license, certificate, certificate of practice issued by the competent agencies or organizations;
d) Confiscating material evidences and means used for administrative violations with their value not exceeding the maximum fine prescribed at Point b of this Clause;
dd) Applying remedial measures as prescribed in Chapter II of this Decree.
3. Head of specialized inspection teams of Ministry of Science and Technology has the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a maximum fine in the field of measurement of up to 70,000,000 dong for individuals and 140,000,000 dong for organization; impose a maximum fine in the field of standards and quality of products and goods of up to 105,000,000 for individuals and 210,000,000 dong for organizations;
c) Temporarily suspending operations or temporarily depriving the use right of decision, license, certificate, certificate of practice or temporarily suspending operation;
d) Confiscating material evidences and means used for administrative violations with their value not exceeding the maximum fine prescribed at Point b of this Clause;
dd) Applying remedial measures as prescribed in Chapter II of this Decree.
4. Chief Inspector of the Ministry of Science and Technology and Director General of Directorate for Standards, Metrology and Quality have the right to:
a) Impose a caution;
b) Impose a maximum fine as prescribed by this Decree;
c) Temporarily suspending operations or suspending operation depriving the use right of decision, license, certificate, certificate of practice issued by the competent agencies or organizations;
d) Confiscating material evidences and means used for administrative violations with their value not exceeding the maximum fine prescribed at Point b of this Clause;
dd) Applying remedial measures as prescribed in Chapter II of this Decree.
Article 30. Sanctioning jurisdiction of Chairman of People’s Committee of all levels
1. Chairmen of communal-level People’s Committee have a right:
a) Impose a caution;
b) Impose a fine of up to 5,000,000 dong for individuals and 10,000,000 for organizations;
c) Confiscating material evidences and means used for administrative violations with their value not exceeding the maximum fine prescribed at Point b of this Clause;
d) Applying remedial measures to coercively destroy the products and goods that are harmful to human health, domestic animals, plants and the environment.
2. Chairmen of district-level People’s Committee have a right::
a) Impose a caution;
b) Impose a fine of up to 50,000,000 dong for individuals and 100,000,000 for organizations;
c) Temporarily suspending operations or suspending operation depriving the use right of decision, license, certificate, certificate of practice issued by the competent agencies or organizations;
d) Confiscating material evidences and means used for administrative violations with their value not exceeding the maximum fine prescribed at Point b of this Clause;
dd) Applying remedial measures as prescribed in Chapter II of this Decree except for re-export of products and goods in breach of the law on standards, metrology and quality of products and goods or imported measuring devices and measurement standards not in accordance with regulations on metrology.
3. Chairmen of provincial-level People’s Committee have a right:
a) Impose a caution;
b) Impose a maximum fine as prescribed by this Decree;
c) Temporarily suspending operations or suspending operation depriving the use right of decision, license, certificate, certificate of practice issued by the competent agencies or organizations;
d) Confiscating material evidences and means used for administrative violation;
dd) Applying remedial measures as prescribed in Chapter II of this Decree.
Article 31. Sanctioning jurisdiction of people’s police, customs, market management and other specialized inspection.
1. People having sanctioning jurisdiction of police agency have a jurisdiction to inspect and record administrative violations, impose administrative sanction and apply remedial measures for administrative violations specified in this Decree under their field of management as prescribed in Article 39 and Article 52 of the Law on handling of administrative violations.
2. People having sanctioning jurisdiction of customs agency have a jurisdiction to inspect and record administrative violations, impose administrative sanction and apply remedial measures for administrative violations specified in this Decree related to the export and import of goods and services related to export and import of goods under their field of management as prescribed in Article 42 and Article 52 of the Law on handling of administrative violations.
3. People having sanctioning jurisdiction of the market management agency have a jurisdiction to inspect and record administrative violations, impose administrative sanction and apply remedial measures for administrative violations specified in this Decree under their field of management as prescribed in Article 45 and Article 52 of the Law on handling of administrative violations.
4. People having sanctioning jurisdiction of other specialized inspection agencies have a jurisdiction to inspect and record administrative violations, impose administrative sanction and apply remedial measures for administrative violations specified in this Decree under their field of management as prescribed in Article 46 and Article 52 of the Law on handling of administrative violations.
Article 32. Jurisdiction to record administrative violation.
1. The titles referred to in Article 29, 30, 31 of this Decree and public servants and officials on duty detecting administrative violations in the field of standards, metrology and quality of products and goods are entitled to record the administrative violations as prescribed.
2. The head of specialized inspection team on the standards, metrology and quality of products and goods is entitled to record the administrative violations upon detection of violation and the record will be transferred to the person having competence in sanction in order to conduct the sanctions as prescribed by law.