Chương I Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006: Những quy định chung
Số hiệu: | 68/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/06/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2007 |
Ngày công báo: | 08/11/2006 | Số công báo: | Từ số 9 đến số 10 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn kỹ thuật - Ngày 29/6/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn ký thuật số 68/2006/QH11. Luật gồm có 7 Chương, với 71 Điều quy định hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Điều đáng chú ý là Luật này không chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam mà còn áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam...
Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế, Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,
Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan... Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải: Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa, hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết, Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam...
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đầu tư phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam, đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các ngành kinh tế - kỹ thuật...
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.
Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.
2. Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.
3. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn là việc xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn.
4. Hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật là việc xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.
5. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
Đánh giá sự phù hợp bao gồm hoạt động thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, công nhận năng lực của phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định.
6. Chứng nhận hợp chuẩn là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
7. Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
8. Công bố hợp chuẩn là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng.
9. Công bố hợp quy là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
10. Công nhận là việc xác nhận phòng thử nghiệm, phòng hiệu chuẩn, tổ chức chứng nhận sự phù hợp, tổ chức giám định có năng lực phù hợp với các tiêu chuẩn tương ứng.
1. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì áp dụng quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
1. Đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:
a) Sản phẩm, hàng hoá;
b) Dịch vụ;
c) Quá trình;
d) Môi trường;
đ) Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội.
2. Chính phủ quy định chi tiết về đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
1. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.
2. Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
3. Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan.
4. Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải:
a) Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội;
b) Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia;
c) Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết;
d) Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.
1. Chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật .
2. Hỗ trợ, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học và phát triển công nghệ phục vụ hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đầu tư phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam, đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các ngành kinh tế - kỹ thuật.
1. Nhà nước khuyến khích mở rộng hợp tác với các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức, cá nhân nước ngoài về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; tranh thủ sự giúp đỡ của các quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi.
2. Nhà nước tạo điều kiện và có biện pháp thúc đẩy việc ký kết các thoả thuận song phương và đa phương về thừa nhận lẫn nhau đối với kết quả đánh giá sự phù hợp nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ.
1. Lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật để cản trở, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại của tổ chức, cá nhân.
2. Thông tin, quảng cáo sai sự thật và các hành vi gian dối khác trong hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật.
3. Lợi dụng hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật để gây phương hại đến lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Article 1.- Scope of regulation
This Law provides for the formulation, announcement and application of standards; the formulation, promulgation and application of technical regulations; and the assessment of conformity with standards and technical regulations.
Article 2.- Subjects of application
This Law applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals and overseas Vietnamese carrying out activities related to standards and technical regulations in Vietnam.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Standard means regulation on technical characteristics and management requirements used as standard for classifying and appraising products, goods, services, processes, the environment and other objects in socio-economic activities with a view to improving the quality and effectiveness of these objects.
A standard shall be published in a written form by an organization for voluntary application.
2. Technical regulation means regulation on the limits of technical characteristics and management requirements which products, goods, services, processes, the environment and other objects in socio-economic activities must comply with in order to ensure safety, hygiene and human health; to protect animals, plants and the environment; to safeguard national interests and security, consumer interests and other essential requirements.
A technical regulation shall be promulgated in a written form by a competent state agency for mandatory application.
3. Activities in the domain of standard means formulation, announcement and application of standards and assessment of conformity with standards.
4. Activities in the domain of technical regulation means formulation, promulgation and application of technical regulations and assessment of conformity with technical regulations.
5. Conformity assessment means determination as to whether objects of activities in the domain of standard or objects of activities in the domain of technical regulation are conformable with technical characteristics and management requirements in relevant standards or technical regulations.
Conformity assessment covers testing, calibration, inspection and certification of standard or technical regulation conformity; announcement of standard or technical regulation conformity; and accreditation of the capacity of testing laboratories, calibration laboratories, conformity certification organizations and inspection organizations.
6. Certification of standard conformity means certification that objects of activities in the domain of standard conform with relevant standards.
7. Certification of technical regulation conformity means certification that objects of activities in the domain of technical regulation conform with relevant technical regulations.
8. Announcement of standard conformity means announcement by an organization or individual of the conformity of objects of activities in the domain of standard with relevant standards.
9. Announcement of technical regulation conformity means announcement by an organization or individual of the conformity of objects of activities in the domain of technical regulation with relevant technical regulations.
10. Accreditation means certification that a testing laboratory, calibration laboratory, conformity certification organization or inspection organization has the capacity conformable with relevant standards.
Article 4.- Application of laws
1. In case of disparity between the provisions of this Law and those of other laws concerning standards and technical regulations, the provisions of this Law shall prevail.
2. When a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contains provisions different from those of this Law, the provisions of that treaty shall prevail.
Article 5.- Objects of activities in the domain of standard and objects of activities in domain of technical regulation
1. Objects of activities in the domain of standard and objects of activities in the domain of technical regulation include:
a/ Products, goods;
b/ Services;
c/ Processes;
d/ Environment;
e/ Other objects in socio-economic activities.
2. The Government shall stipulate in detail objects of activities in the domain of standard and objects of activities in the domain of technical regulation.
Article 6.- Fundamental principles for activities in the domain of standard and the domain of technical regulation
1. Standards and technical regulations must ensure improvement of the quality and efficiency of socio-economic activities and raising of the competitiveness of products, goods and services on domestic and international markets.
2. Standards and technical regulations must meet requirements on safety, national security, hygiene, human health, legitimate rights and interests of related parties, protection of animals, plants and the environment, and rational use of natural resources.
3. Activities in the domain of standard and the domain of technical regulation must ensure publicity, transparency, non-discrimination and no unnecessary obstacles to production, business and commercial activities. The formulation of standards must ensure involvement and consensus of related parties.
4. The formulation of standards and technical regulations must:
a/ Be based on scientific and technological advances, practical experience, present-day needs and socio-economic development trends.
b/ Use international standards, regional standards and foreign standards as the basis, except for those not suitable to Vietnam's geographical, climatic, technical and technological characteristics or those affecting national interests;
c/ Prioritize requirements on the utility of products and goods while restricting requirements on descriptive characteristics or detailed design;
d/ Ensure uniformity of Vietnam's standard system and technical regulation system.
Article 7.- State policies on development of activities in the domain of standard and the domain of technical regulation
1. To attach importance to investment in building material-technical foundations and training human resources for the state management of activities in the domain of standard and the domain of technical regulation.
2. To support and promote scientific research and application and technological development in service of activities in the domain of standard and the domain of technical regulation.
3. To encourage domestic and foreign organizations and individuals as well as overseas Vietnamese to participate in formulating and applying standards and technical regulations, invest in developing activities in the domain of standard and the domain of technical regulation in Vietnam, and training in standard and technical regulation knowledge for econo-technical branches.
Article 8.- International cooperation on standards and technical regulations
1. The State shall encourage expansion of cooperation with other countries, territories, international organizations, regional organizations, foreign organizations and individuals on standards and technical regulations and making use of their assistance on the principle of respect for the principles of independence, sovereignty, territorial integrity, equality and mutual benefit.
2. The State shall facilitate and adopt measures to promote the signing of bilateral and multilateral agreements on mutual recognition of conformity assessment results in order to facilitate the development of trade between Vietnam and other countries and territories.
1. Taking advantage of activities in the domain of standard and the domain of technical regulation to impede, trouble and hassle production, business and commercial activities of organizations and individuals.
2. Disseminating false information and advertisements and committing other deceitful acts in activities in the domain of standard and the domain of technical regulation.
3. Abusing activities in the domain of standard and the domain of technical regulation to infringe upon national interests, defense, security, social order and safety.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 59. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
Điều 60. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Điều 14. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
Điều 15. Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
Điều 16. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia
Điều 29. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
Điều 31. Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
Điều 62. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
Điều 6. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
Điều 17. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia
Điều 25. Nguồn kinh phí xây dựng tiêu chuẩn
Điều 27. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 32. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 69. Điều khoản chuyển tiếp
Điều 64. Thanh tra về hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật
Điều 59. Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ
Điều 60. Trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
Điều 61. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Điều 62. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh
Điều 17. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia
Điều 25. Nguồn kinh phí xây dựng tiêu chuẩn
Điều 26. Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật
Điều 27. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 32. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 36. Thông báo, phổ biến, đăng ký, xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 39. Nguồn kinh phí xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
Điều 43. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy
Mục 4. TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN SỰ PHÙ HỢP
Điều 50. Các tổ chức chứng nhận sự phù hợp
Điều 51. Điều kiện hoạt động của tổ chức chứng nhận sự phù hợp
Điều 27. Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 29. Quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật
Điều 32. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
Điều 35. Rà soát, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ quy chuẩn kỹ thuật
Điều 36. Thông báo, phổ biến, đăng ký, xuất bản, phát hành quy chuẩn kỹ thuật