Chương IV Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006: Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Số hiệu: | 68/2006/QH11 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Phú Trọng |
Ngày ban hành: | 29/06/2006 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2007 |
Ngày công báo: | 08/11/2006 | Số công báo: | Từ số 9 đến số 10 |
Lĩnh vực: | Lĩnh vực khác | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tiêu chuẩn kỹ thuật - Ngày 29/6/2006, Quốc hội đã thông qua Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn ký thuật số 68/2006/QH11. Luật gồm có 7 Chương, với 71 Điều quy định hoạt động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn, xây dựng, ban hành và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
Điều đáng chú ý là Luật này không chỉ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam mà còn áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam...
Nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế, Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên,
Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan... Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải: Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa, hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết, Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam...
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, đầu tư phát triển hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tại Việt Nam, đào tạo kiến thức về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cho các ngành kinh tế - kỹ thuật...
Luật này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bảo đảm thông tin công khai, minh bạch cho các bên có liên quan về trình tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp.
2. Bảo mật thông tin, số liệu của tổ chức được đánh giá sự phù hợp.
3. Không phân biệt đối xử đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hoặc nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình.
4. Trình tự, thủ tục đánh giá sự phù hợp phải hài hoà với quy định của tổ chức quốc tế có liên quan.
1. Việc đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật do tổ chức đánh giá sự phù hợp thực hiện hoặc tổ chức, cá nhân công bố sự phù hợp tự thực hiện.
2. Đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn được thực hiện tự nguyện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân dưới hình thức thử nghiệm, giám định, chứng nhận hợp chuẩn và công bố hợp chuẩn.
3. Đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện bắt buộc theo yêu cầu quản lý nhà nước dưới hình thức thử nghiệm, giám định, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật dùng để đánh giá sự phù hợp phải quy định đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý cụ thể có thể đánh giá được bằng các phương pháp và phương tiện hiện có ở trong nước hoặc nước ngoài.
1. Dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy là dấu hiệu chứng minh sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Dấu hợp chuẩn được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sau khi sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp chuẩn.
3. Dấu hợp quy được cấp cho sản phẩm, hàng hoá sau khi sản phẩm, hàng hoá được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy.
1. Chứng nhận hợp chuẩn được thực hiện theo thỏa thuận của tổ chức, cá nhân có nhu cầu chứng nhận với tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định tại Điều 50 của Luật này.
2. Tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn là tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 42 của Luật này.
1. Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận sự phù hợp thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá sự phù hợp của mình.
2. Tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn phải đăng ký bản công bố hợp chuẩn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
b) Được cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã được chứng nhận hợp chuẩn;
c) Sử dụng dấu hợp chuẩn trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hoá, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp chuẩn;
d) Khiếu nại về kết quả chứng nhận hợp chuẩn, vi phạm của tổ chức chứng nhận sự phù hợp đối với hợp đồng chứng nhận hợp chuẩn.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp chuẩn có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường với tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn;
b) Thể hiện đúng các thông tin đã ghi trong giấy chứng nhận hợp chuẩn trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hóa, trong tài liệu về đối tượng đã được chứng nhận hợp chuẩn;
c) Thông báo cho tổ chức chứng nhận sự phù hợp khi có sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn dùng để chứng nhận hợp chuẩn;
d) Trả chi phí cho việc chứng nhận hợp chuẩn.
1. Chứng nhận hợp quy được thực hiện bắt buộc đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường thuộc đối tượng quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
2. Quy chuẩn kỹ thuật dùng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 42 của Luật này.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 của Luật này chỉ định tổ chức được quyền chứng nhận sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật do mình ban hành trên cơ sở xem xét, lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định tại Điều 50 của Luật này.
4. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định thực hiện chứng nhận hợp quy theo phương thức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng phải áp dụng quy chuẩn kỹ thuật có trách nhiệm công bố sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận sự phù hợp được chỉ định theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này thực hiện hoặc kết quả tự đánh giá của tổ chức, cá nhân trên cơ sở kết quả thử nghiệm của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.
2. Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được chỉ định theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật này;
b) Được cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường đã được chứng nhận hợp quy;
c) Sử dụng dấu hợp quy trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hoá, trong tài liệu về sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy;
d) Khiếu nại về kết quả chứng nhận hợp quy, vi phạm của tổ chức chứng nhận sự phù hợp đối với hợp đồng chứng nhận hợp quy.
2. Tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận hợp quy có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
b) Thể hiện đúng các thông tin đã ghi trong giấy chứng nhận hợp quy, bản công bố hợp quy trên sản phẩm, hàng hoá, bao gói của sản phẩm, hàng hoá, trong tài liệu về đối tượng đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy;
c) Cung cấp tài liệu chứng minh việc bảo đảm sự phù hợp của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
d) Tạm dừng việc cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Trả chi phí cho việc chứng nhận hợp quy.
1. Đơn vị sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật.
2. Doanh nghiệp.
3. Chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam.
Tổ chức chứng nhận sự phù hợp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có bộ máy tổ chức và năng lực đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
2. Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;
3. Đăng ký hoạt động chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp có các quyền sau đây:
a) Cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn hoặc giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật;
b) Giao quyền sử dụng dấu hợp chuẩn hoặc dấu hợp quy cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm, hàng hoá đã được chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy;
c) Thu hồi giấy chứng nhận hợp chuẩn hoặc giấy chứng nhận hợp quy, quyền sử dụng dấu hợp chuẩn hoặc dấu hợp quy đã cấp.
2. Tổ chức chứng nhận sự phù hợp có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy theo lĩnh vực đã đăng ký trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận;
b) Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động chứng nhận hợp chuẩn hoặc chứng nhận hợp quy; không được thực hiện hoạt động tư vấn cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận;
c) Bảo mật các thông tin thu thập được trong quá trình tiến hành hoạt động chứng nhận;
d) Giám sát đối tượng đã được chứng nhận nhằm bảo đảm duy trì sự phù hợp của đối tượng đã được chứng nhận với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình;
e) Thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thu hồi giấy chứng nhận và quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy.
1. Hoạt động công nhận được tiến hành đối với các tổ chức sau đây:
a) Phòng thử nghiệm;
b) Phòng hiệu chuẩn;
c) Tổ chức chứng nhận sự phù hợp;
d) Tổ chức giám định.
2. Căn cứ để tiến hành hoạt động công nhận là tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế.
3. Hoạt động công nhận do tổ chức công nhận quy định tại Điều 54 của Luật này thực hiện.
1. Tổ chức công nhận là đơn vị sự nghiệp khoa học thực hiện đánh giá, công nhận năng lực của các tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.
2. Tổ chức công nhận phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có bộ máy tổ chức và năng lực đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với tổ chức công nhận; được tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực thừa nhận;
b) Hoạt động phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế đối với tổ chức công nhận;
c) Thiết lập và duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế;
d) Hoạt động độc lập, khách quan.
3. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về tổ chức và hoạt động của tổ chức công nhận.
1. Tổ chức công nhận có các quyền sau đây:
a) Cấp chứng chỉ công nhận cho tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này;
b) Thu hồi chứng chỉ công nhận.
2. Tổ chức công nhận có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện việc công nhận trên cơ sở đề nghị công nhận của tổ chức, cá nhân;
b) Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động công nhận; không được thực hiện hoạt động tư vấn cho tổ chức đề nghị công nhận quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này;
c) Bảo mật các thông tin thu thập được trong quá trình tiến hành hoạt động công nhận;
d) Giám sát tổ chức được công nhận nhằm bảo đảm duy trì năng lực của tổ chức được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của mình.
1. Tổ chức được công nhận có các quyền sau đây:
a) Được đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp về chứng nhận, thử nghiệm, hiệu chuẩn, giám định đã được công nhận phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước;
b) Khiếu nại về kết quả công nhận, vi phạm của tổ chức công nhận đối với cam kết thực hiện việc công nhận;
c) Tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 53 của Luật này còn có các quyền quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này.
2. Tổ chức được công nhận có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo đảm bộ máy tổ chức và năng lực đã được công nhận phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế tương ứng;
b) Duy trì hệ thống quản lý phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế tương ứng;
c) Bảo đảm tính khách quan, công bằng trong hoạt động đánh giá sự phù hợp;
d) Tổ chức chứng nhận sự phù hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 53 của Luật này còn phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật này;
đ) Trả chi phí cho việc công nhận.
1. Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau bao gồm:
a) Việc Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của nhau được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Việc tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam và tổ chức đánh giá sự phù hợp của các quốc gia, vùng lãnh thổ thừa nhận kết quả đánh giá sự phù hợp của nhau được thực hiện trên cơ sở thoả thuận giữa các bên.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan tổ chức thực hiện các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau quy định tại khoản 1 Điều này.
ASSESSMENT OF CONFORMITY WITH STANDARDS AND TECHNICAL REGULATIONS
Section 1. GENERAL PROVISIONS ON CONFORMITY ASSESSMENT
Article 40.- Fundamental requirements on conformity assessment
1. Keeping related parties informed of the conformity assessment order and procedures in a public and transparent manner.
2. Keeping confidential information and data of organizations for which conformity assessment is conducted.
3. Ensuring non-discrimination against production and business organizations and individuals or the origin of products, goods, services or processes.
4. The conformity assessment order and procedures shall comply with regulations promulgated by related international organizations.
Article 41.- Forms of conformity assessment
1. Assessment of conformity with standards or technical regulations shall be conducted by conformity assessment organizations or conformity announcement organizations or individuals themselves.
2. Assessment of conformity with standards shall be conducted on a voluntary basis at the request of organizations or individuals in the form of testing, inspection, standard conformity certification or standard conformity announcement.
3. Assessment of conformity with technical regulations shall be conducted on a mandatory basis according to state management requirements in the form of testing, inspection, technical-regulation conformity certification or technical-regulation conformity announcement.
Article 42.- Requirements for standards and technical regulations used for conformity assessment
Standards and technical regulations used for conformity assessment must be those that stipulate specific technical characteristics and managerial requirements that can be assessed with methods and means available at home or abroad.
Article 43.- Standard conformity marks, technical-regulation conformity marks
1. Standard conformity marks and technical-regulation conformity marks are proof of conformity of products or goods with relevant standards or technical regulations.
2. Standard conformity marks shall be granted to products or goods after their standard conformity is certified.
3. Technical-regulation conformity marks shall be granted to products or goods after their technical-regulation conformity is certified and announced.
Section 2. ASSESSMENT OF CONFORMITY WITH STANDARDS
Article 44.- Certification of standard conformity
1. Certification of standard conformity shall be effected under the agreement between organizations or individuals requesting certification and conformity certification organizations defined in Article 50 of this Law.
2. Standards used for certification of standard conformity must be national standards, international standards, regional standards or foreign standards satisfying requirements specified in Article 42 of this Law.
Article 45.- Announcement of standard conformity
1. Organizations and individuals shall announce the conformity of products, goods, services, processes or environment with relevant standards on the basis of the results of certification of standard conformity conducted by conformity certification organizations or the results of their self-assessment of conformity.
2. Organizations and individuals announcing standard conformity shall register their written standard conformity announcements with competent state agencies.
Article 46.- Rights and obligations of organizations and individuals requesting certification of standard conformity
1. Organizations and individuals requesting certification of standard conformity have the following rights:
a/ To select standard conformity certification organizations;
b/ To be granted standard conformity certificates for their products, goods, services, processes and environment already certified to be standard-conformable;
c/ To use standard conformity marks for products and goods already certified to be standard-conformable, packings thereof, and in documents on such products and goods;
d/ To lodge complaints about results of standard conformity certification conducted or breaches committed by conformity certification organizations in relation to standard conformity certification contracts.
2. Organizations and individuals requesting certification of standard conformity have the following obligations:
a/ To ensure conformity of products, goods, services, processes and environment with standards used for standard conformity certification;
b/ To display accurately information written in standard conformity certificates on products and goods and packings thereof and in documents on objects already certified to be standard-conformable;
c/ To notify standard conformity certification organizations of change or addition of standards used for standard conformity certification;
d/ To pay expenses for standard conformity certification.
Section 3. ASSESSMENT OF CONFORMITY WITH TECHNICAL REGULATIONS
Article 47.- Certification of technical-regulation conformity
1. Certification of technical-regulation conformity is mandatory for products, goods, services, processes and environment which are objects defined in relevant technical regulations.
2. Technical regulations used for certification of technical-regulation conformity are national or local technical regulations meeting the requirements specified in Article 42 of this Law.
3. Ministries, ministerial-level agencies and provincial/municipal People's Committees defined in Clause 1 and Clause 2, Article 27 of this Law shall designate organizations to certify conformity with technical regulations issued by themselves on the basis of considering and selecting conformity certification organizations defined in Article 50 of this Law.
4. Conformity certification organizations may be designated to conduct regulation conformity certification by modes prescribed by competent state agencies.
Article 48.- Announcement of technical-regulation conformity
1. Production and business organizations and individuals subject to application of technical regulations shall announce the conformity of products, goods, services, processes and environment with relevant technical regulations on the basis of results of certification of technical-regulation conformity by conformity certification organizations designated under the provisions of Clause 3, Article 47 of this Law or results of their self-assessment conducted on the basis of testing results of accredited or designated testing laboratories.
2. Organizations and individuals announcing technical-regulation conformity shall register their technical-regulation conformity announcement documents with competent state agencies.
Article 49.- Rights and obligations of organizations and individuals requesting certification of technical-regulation conformity
1. Organizations and individuals requesting certification of technical-regulation conformity have the following rights:
a/ To select conformity certification organizations already designated under the provisions of Clause 3, Article 47 of this Law;
b/ To be granted technical-regulation conformity certificates for their products, goods, services, processes and environment already certified as such;
c/ To use technical-regulation conformity marks for products and goods already certified or announced to be technical regulation-conformable, packings thereof, and in documents on such products and goods;
d/ To lodge complaints about results of technical-regulation conformity certification conducted or breaches committed by conformity certification organizations in relation to contracts on technical-regulation conformity certification.
2. Organizations and individuals requesting certification of technical-regulation conformity have the following obligations:
a/ To ensure conformity of products, goods, services, processes and environment with relevant technical regulations;
b/ To display accurately information written in technical-regulation conformity certificates and announcement documents on products and goods and packings thereof and in documents on objects already certified and announced to be technical regulation-conformable;
c/ To supply, upon request of a competent state agency or conformity certification organization, documents evidencing the assurance of the conformity of products, goods, services, processes and environment with relevant technical regulations;
d/ To suspend the provision of products, goods, services or processes failing to conform with relevant technical regulations according to decisions of competent state agencies;
e/ To pay a fee for technical-regulation conformity certification.
Section 4. CONFORMITY CERTIFICATION ORGANIZATIONS
Article 50.- Conformity certification organizations
1. Non-business units providing technical services.
2. Enterprises.
3. Vietnam-based branches of foreign certification organizations.
Article 51.- Operation conditions of conformity certification organizations
A conformity assessment organization must satisfy the following conditions:
1. Having an organizational apparatus and capability meeting requirements in national standards and international standards for conformity certification organizations;
2. Having established and maintained a management system meeting requirements in national and international standards.
3. Having registered standard conformity and technical-regulation conformity activities with a competent state agency.
Article 52.- Rights and obligations of conformity certification organizations
1. Conformity certification organizations have the following rights:
a/ To grant standard conformity or technical-regulation conformity certificates for products, goods, services, processes and environment conformable to standards or technical regulations;
b/ To assign the right to use standard conformity or technical-regulation conformity marks to organizations and individuals having products and goods already certified to be standard- or technical regulation-conformable;
c/ To withdraw granted standard conformity or technical-regulation conformity certificates and the assigned right to use standard conformity or technical-regulation conformity marks.
2. Conformity certification organizations have the following obligations:
a/ To certify standard conformity or technical-regulation conformity in the registered domains under contracts signed with certification-requesting organizations or individuals;
b/ To ensure objectivity and fairness in standard conformity or technical-regulation conformity certification activities; to refrain from giving consultancy to certification-requesting organizations or individuals;
c/ To keep confidential information collected in the course of conducting certification;
d/ To supervise certified objects in order to ensure their sustained conformity with relevant standards or technical regulations;
e/ To take responsibility before law for their activities;
f/ To widely announce on the mass media the withdrawal of standard conformity or technical-regulation conformity certificates and the right to use standard conformity or technical-regulation conformity marks.
Section 5. MUTUAL ACCREDITATION AND RECOGNITION
1. Accreditation shall be conducted with respect to the following organizations:
a/ Testing laboratories;
b/ Calibration laboratories;
c/ Conformity certification organizations;
d/ Inspection organizations.
2. Accreditation shall be conducted on the basis of national standards and international standards.
3. Accreditation shall be conducted by accreditation organizations specified in Article 54 of this Law.
Article 54.- Accreditation organizations
1. Accreditation organizations are non-business scientific units conducting assessment and accreditation of the capabilities of organizations defined in Clause 1, Article 53 of this Law.
2. Accreditation organizations must meet the following conditions:
a/ Having an organizational apparatus and capability satisfying requirements in national standards and international standards for accreditation organizations; having been recognized by international and regional accreditation organizations;
b/ Operating in accordance with requirements in national standards and international standards for accreditation organizations;
c/ Having established and maintained a management system meeting requirements in national standards and international standards;
d/ Operating in an independent and objective manner.
3. The Minister of Science and Technology shall stipulate organization and operation of accreditation organizations.
Article 55.- Rights and obligations of accreditation organizations
1. Accreditation organizations have the following rights:
a/ To grant accreditation certificates to organizations defined in Clause 1, Article 53 of this Law;
b/ To withdraw accreditation certificates.
2. Accreditation organizations have the following obligations:
a/ To carry out accreditation at the request of organizations or individuals;
b/ To ensure objectivity and fairness in accreditation activities; refrain from giving consultancy to accreditation-requesting organizations specified in Clause 1, Article 53 of this Law;
c/ To keep confidential information collected in the course of conducting accreditation;
d/ To supervise accredited organizations in order to ensure their sustained capabilities in conformity with relevant standards;
e/ To take responsibility before law for their activities.
Article 56.- Rights and obligations of accredited organizations:
1. Accredited organizations have the following rights:
a/ To propose competent state agencies to use results of conformity assessment activities with respect to certification, testing, calibration and inspection already accredited to serve state management requirements;
b/ To lodge complaints about accreditation results issued by accreditation organizations or their breaches of the undertaking to conduct accreditation;
c/ Conformity certification organizations specified at Point c, Clause 1, Article 53 of this Law shall also have the rights provided in Clause 1, Article 52 of this Law.
2. Accredited organizations have the following obligations:
a/ To ensure conformity of their accredited organizational apparatus and capability with requirements in relevant national standards and international standards;
b/ To maintain a management system meeting requirements in relevant national standards and international standards;
c/ To ensure objectivity and fairness in conformity assessment activities;
d/ Conformity certification organizations specified at Point c, Clause 1, Article 53 of this Law shall also perform the obligations defined in Clause 2, Article 52 of this Law;
e/ To pay a fee for accreditation.
Article 57.- Mutual recognition agreements
1. Mutual recognition agreements include:
a/ The recognition by Vietnam and other countries or territories of one another's conformity assessment results shall comply with treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party;
b/ The recognition by Vietnamese conformity assessment organizations and conformity assessment organizations of other countries or territories of one another's conformity assessment results shall be effected on their agreements.
2. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other concerned ministries and ministerial-level agencies in, organizing the implementation of mutual recognition agreements mentioned in Clause 1 of this Law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực