Chương 3 Nghị định 187/2013/NĐ-CP: Tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu hàng hóa
Số hiệu: | 187/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/11/2013 | Ngày hiệu lực: | 20/02/2014 |
Ngày công báo: | 05/12/2013 | Số công báo: | Từ số 865 đến số 866 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/05/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cấm nhập khẩu xe môtô bị tẩy xóa số khung
Từ ngày 20/2/2014 các loại môtô, ôtô, xe gắn máy hoặc xe máy chuyên dùng bị tấy xóa, đục sửa, đóng lại số khung và số động cơ sẽ bị cấm nhập khẩu.
Đây là nội dung được nêu tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP hướng dẫn về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Ngoài ra, các mặt hàng sau đây cũng sẽ bị cấm nhập khẩu:
- Hóa chất thuộc Phụ lục III Công ước Rotterdam.
- Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày theo quy định của Luật Bưu chính.
- Các lọai văn hóa phẩm đã có quyết định đình chỉ phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
Nghị định này thay thế Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ban hành ngày 23/01/2006.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định sau:
1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, doanh nghiệp phải có giấy phép của Bộ Công Thương.
2. Đối với các loại hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp chỉ cần làm thủ tục tạm nhập, tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
3. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng sau đây là loại hình kinh doanh có điều kiện:
a) Hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Hàng hóa dễ gây lây lan mầm bệnh hoặc gây ô nhiễm môi trường.
c) Hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt theo danh mục do Bộ Công Thương công bố.
Chính phủ giao Bộ Công Thương quy định cụ thể điều kiện để doanh nghiệp được kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Khoản 3 Điều này và điều kiện khi kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng này.
4. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, doanh nghiệp có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 (ba mươi) ngày và không quá 2 (hai) lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.
Quá thời hạn nêu trên, doanh nghiệp phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu và thuế.
5. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất phải làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào Việt Nam và chịu sự giám sát của Hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
6. Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
7. Tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
8. Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất:
a) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính theo quy định của pháp luật.
Việc tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu, địa điểm khác thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Đối với tạm nhập, tái xuất gỗ với các nước có chung đường biên giới, căn cứ quy định của Nghị định này và văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể về cửa khẩu tạm nhập, tái xuất.
9. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất khi tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo cơ chế quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành.Bổ sung
1. Hàng hóa là thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, được phép tạm nhập, tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công, thực hiện dự án đầu tư. Thủ tục tạm nhập, tái xuất giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
2. Việc tạm nhập, tái xuất các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý bằng giấy phép thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành.
3. Thời hạn tạm nhập, tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan cửa khẩu.
4. Thương nhân được tạm nhập hàng hóa mà thương nhân đã xuất khẩu để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài và tái xuất khẩu trả lại thương nhân nước ngoài. Thủ tục tạm nhập, tái xuất giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục tạm nhập, tái xuất đối với các trường hợp sau:
a) Tạm nhập, tái xuất linh kiện, phụ tùng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài; linh kiện, phụ tùng tạm nhập để sửa chữa tàu biển, tàu bay theo hợp đồng ký giữa chủ tàu nước ngoài với nhà máy sửa chữa tại Việt Nam.
b) Tạm nhập, tái xuất phương tiện chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức quay vòng.
c) Tạm nhập, tái xuất dụng cụ biểu diễn, trang thiết bị tập luyện, thi đấu của các đoàn nghệ thuật; đoàn thi đấu, biểu diễn thể thao.
d) Tạm nhập, tái xuất máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh của các tổ chức nước ngoài để khám, chữa bệnh tại Việt Nam vì mục đích nhân đạo.
1. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải để sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê theo các hợp đồng sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê với nước ngoài. Thủ tục tạm xuất, tái nhập quy định như sau:
a) Hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, khi tạm xuất, tái nhập phải có giấy phép của Bộ Công Thương.
b) Các loại hàng hóa khác không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này, thương nhân chỉ cần làm thủ tục tạm xuất, tái nhập tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
2. Thời hạn tạm xuất, tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan cửa khẩu.
3. Hàng hóa tạm xuất quy định tại Điều này được phép nhượng bán, biếu tặng, trả lại khách hàng nước ngoài hoặc dùng làm tài sản để góp vốn vào liên doanh đầu tư ở nước ngoài theo thỏa thuận trong hợp đồng của thương nhân với bên nước ngoài, trừ hàng hóa tạm xuất, tái nhập thuộc Điểm a Khoản 1 Điều này phải có giấy phép của Bộ Công Thương trước khi thực hiện thỏa thuận với bên nước ngoài. Thủ tục thanh khoản lô hàng tạm xuất đó giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục tạm xuất khẩu.
4. Việc thanh toán tiền hàng máy móc, thiết bị thi công, phương tiện vận tải nhượng bán hoặc dùng làm tài sản để góp vốn vào liên doanh đầu tư ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc các quy định hiện hành về đầu tư ra nước ngoài của thương nhân Việt Nam.
5. Đối với hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu chỉ được phép tạm xuất để sửa chữa, bảo hành với điều kiện hàng hóa đó còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu. Thủ tục tạm xuất, tái nhập giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
6. Hàng hóa tạm xuất, tái nhập khi tiêu thụ tại nước ngoài phải thực hiện theo cơ chế quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hiện hành.
Thương nhân được kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:
1. Trừ hàng hóa quy định tại Khoản 2 Điều này, các loại hàng hóa khác đều được phép kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu; thủ tục chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam giải quyết tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.
2. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân được thực hiện chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam sau khi có giấy phép của Bộ Công Thương. Trường hợp việc chuyển khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không cần xin giấy phép của Bộ Công Thương.
3. Hàng hóa chuyển khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam chịu sự giám sát của Hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
4. Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
Để ngăn ngừa tình trạng chuyển tải bất hợp pháp, chống gian lận thương mại, bảo vệ uy tín của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam, trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi công bố Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, tạm ngừng kinh doanh theo các phương thức tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu; quy định cửa khẩu tạm nhập, tái xuất, điều kiện đối với một số mặt hàng hoặc ban hành danh mục mặt hàng kinh doanh theo các phương thức này phải có giấy phép của Bộ Công Thương.
TEMPORARY IMPORT FOR RE-EXPORT, TEMPORARY EXPORT FOR RE-IMPORT, BORDER-GATE TRANSFER OF GOODS
Article 11. Temporary import for re-export of goods
Enterprises established in accordance with the Law on Enterprises may conduct temporary import for re-export of goods according to the following provisions:
1. For temporary import for re-export of goods on the list of goods banned from import and export provided in Appendix I to this Decree, of goods banned or suspended from import and goods banned or suspended from export as prescribed by law; and goods imported or exported under permits, enterprises shall obtain permits of the Ministry of Industry and Trade.
2. For goods other than those specified in Clause 1 of this Article, enterprises are only required to carry out procedures for temporary import for re-export at border-gate customs branches.
3. Temporary import for re-export of the following goods is a conditional business:
a/ Goods banned or suspended from import, goods banned or suspended from export as specified in Clause 1 of this Article.
b/ Goods which are likely to spread pathogens or cause environmental pollution.
c/ Goods subject to excise tax on a list announced by the Ministry of Industry and Trade.
The Government assigns the Ministry of Industry and Trade to specify conditions for enterprises to conduct temporary import for re-export under Clause 3 of this Article, and conditions for temporary import for re-export of these goods items.
4. Goods temporarily imported for re-export may be stored in Vietnam for no more than 60 (sixty) days, counting from the date of completion of customs procedures for temporary import. In case of necessity to extend this time limit, enterprises shall send written requests to customs branches that have carried out customs procedures for temporary import. Each extension must not exceed 30 (thirty) days and no more than 2 (two) extensions may be permitted for each shipment of goods temporarily imported for re-export.
Past that time limit, enterprises shall re-export goods out of Vietnam or destroy them. If importing these goods into Vietnam, they shall comply with regulations on import and duties.
5. Goods temporarily imported into Vietnam for re-export must go through customs procedures and be subject to customs supervision till they are actually exported out of Vietnam.
6. The payment for goods temporarily imported for re-export must comply with regulations on foreign exchange management and the guidance of the State Bank of Vietnam.
7. Temporary import for re-export must be carried out on the basis of two separate contracts: export contract and import contract, signed between Vietnamese traders and foreign traders. The export contract may be signed before or after the import contract.
8. Border gates for temporary import for re-export
a/ Goods eligible for temporary import for re-export may be temporarily imported for re-export through international or main border gates as prescribed by law.
The temporary import for re-export through other border gates and places must comply with regulations of the Prime Minister;
b/ For temporary import for re-export of timber with bordering countries, based on this Decree and written directions of the Prime Minister, the Ministry of Industry and Trade shall specifically guide border gates for this activity.
9. If being put for domestic consumption, goods temporarily imported for re-export are subject to the current mechanism of management of imports and exports.
Article 12. Other forms of temporary import for re-export
1. Equipment, machinery, construction vehicles, molds, samples and models outside the lists of goods banned or suspended from import, goods banned or suspended from export may be temporarily imported for re-export under lease or borrowing contracts signed between Vietnamese traders and foreign parties for production, construction or implementation of investment projects.
Procedures for temporary import for re-export shall be carried out at border-gate customs branches.
2. The temporary import for re-export of imports or exports subject to permit-based management must comply with permits of the Ministry of Industry and Trade after obtaining consent of line ministries and ministerial-level agencies.
3. The time limit of temporary import for re-export may be agreed upon between traders and their partners and must be registered with border-gate customs branches.
4. Traders may temporarily import goods which they have exported for re-processing or warranty at the request of foreign traders, and shall re-export them back to foreign traders. The procedures for temporary import for re-export shall be carried out at border-gate customs branches.
5. The Ministry of Finance guides procedures for temporary import for re-export in the following cases:
a/ Temporary import for re-export of parts and spare parts without contracts to serve replacement and repair of foreign seagoing ships and aircraft; parts and spare parts temporarily imported for repair of seagoing ships and aircraft under contracts signed between foreign ship owners and repairers in Vietnam.
b/ Temporary import for re-export of vehicles containing imports or exports by turnaround;
c/ Temporary import for re-export of instruments for performances, equipment for training and competition of art troupes and sports competition and performance teams;
d/ Temporary import for re-export of machinery, equipment and instruments of foreign organizations for medical examination and treatment in Vietnam for humanitarian purposes.
Article 13. Temporary export for re-import of goods
1. Traders may temporarily export for re-import all kinds of machinery, equipment and means of transport for repair, warranty, production, construction or lease under repair, warranty, production, construction or lease contracts with foreign countries. The procedures for temporary export for re-import are prescribed as follows:
a/ Permits of the Ministry of Industry and Trade are required for goods banned or suspended from import, goods banned or suspended from export, or goods imported or exported under permits;
b/ For goods other than those specified at Point a, Clause 1 of this Article, traders are only required to carry out procedures for temporary import for re-export at border-gate customs branches.
2. The time limit of temporary export for re-import may be agreed upon between traders and their partners, and must be registered with border-gate customs branches.
3. Goods temporarily exported as specified in this Article may be sold, donated or returned to foreign customers, or contributed as capital to investment joint ventures in foreign countries as agreed upon in contracts between traders and foreign parties, excluding goods temporarily exported for re-import stated at Point a, Clause 1 of this Article for which permits of the Ministry of Industry and Trade must be obtained before implementing agreements with foreign parties. The procedures for liquidation of such shipments of temporarily exported goods must be carried out at border-gate customs branches that have carried out temporary export procedures.
4. The payment for machinery, construction equipment or means of transport sold or contributed as capital to investment joint ventures in foreign countries must comply with regulations on foreign exchange management and the guidance of the State Bank of Vietnam or current regulations on offshore investment by Vietnamese traders.
5. Used consumer goods, parts and spare parts on the list of goods banned or suspended from import may only be temporarily exported for repair or warranty on the condition that the warranty duration of such goods has not yet expired under import contracts. The procedures for temporary export for re-import must be carried out at border-gate customs branches.
6. To be sold abroad, goods temporarily exported for re-import must comply with the current mechanism of import and export management.
Article 14. Border-gate transfer of goods
Traders may conduct the business of border-gate transfer of goods under the following provisions:
1. Except the goods specified in Clause 2 of this Article, all kinds of goods may be dealt in by the mode of border-gate transfer; the procedures for transfer through Vietnamese border gates must be carried out at border-gate customs branches.
2. For goods on the lists of goods banned or suspended from import, goods on the list of goods banned or suspended from export, and goods exported and imported under permits, traders may transport them through Vietnamese border gates after obtaining permits of the Ministry of Industry and Trade.
For transport not through Vietnamese border gates, such permits are not required.
3. Goods transported through Vietnamese border gates are subject to customs supervision until they are actually exported out of Vietnam.
4. The payment for goods in border-gate transfer must comply with regulations on foreign exchange management and the guidance of the State Bank of Vietnam.
5. Border-gate transfer must be carried out on the basis of two separate contracts: purchase contract signed between Vietnamese traders and exporting countries’ traders, and sale contract signed between Vietnamese traders and importing countries’ traders. The purchase contract may be signed before or after the sale contract.
Article 15. Combat of illegal transshipment of goods
In order to prevent illegal transshipment of goods, combat trade fraud and protect the reputation of Vietnamese exports, in case of necessity, the Minister of Industry and Trade shall report to the Prime Minister before announcing a list of goods banned or suspended from in the forms of temporary import for re-export and border-gate transfer; designate border gates for temporary import for re-export, and prescribe conditions on a number of goods items or promulgate a list of goods that may be dealt in by these modes and under permits of the Ministry of Industry and Trade.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực