- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (82)
- Nghĩa vụ quân sự (70)
- Thuế thu nhập cá nhân (41)
- Doanh nghiệp (28)
- Hợp đồng (23)
- Tiền lương (22)
- Bảo hiểm xã hội (22)
- Hình sự (21)
- Đất đai (19)
- Hành chính (19)
- Dân sự (14)
- Nhà ở (13)
- Bảo hiểm y tế (13)
- Lao động (12)
- Trách nhiệm hình sự (12)
- Hôn nhân gia đình (12)
- Xử phạt hành chính (11)
- Thuế (10)
- Bằng lái xe (10)
- Mã số thuế (10)
- Pháp luật (9)
- Bộ máy nhà nước (9)
- Kết hôn (9)
- Khai sinh (8)
- Trợ cấp - phụ cấp (8)
- Nộp thuế (7)
- Quyết toán thuế TNCN (7)
- Hộ chiếu (7)
- Xây dựng (7)
- Nợ (7)
- Chung cư (7)
- Tạm trú (6)
- Vốn (6)
- Đóng thuế TNCN (6)
- Đăng ký thuế (6)
- Ly hôn (6)
- Hợp đồng lao động (6)
- Văn hóa xã hội (6)
- Đăng ký kết hôn (6)
- Thuế giá trị gia tăng (6)
- Thủ tục tố tụng (6)
- Căn cước công dân (5)
- Phương tiện giao thông (5)
- Bồi thường thiệt hại (5)
- Tội phạm (5)
- Bảo hiểm (5)
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (5)
- Lý lịch (5)
- Viên chức (5)
- Tính thuế TNCN (5)
- Công ty TNHH (5)
- Thừa kế (5)
- Nợ xấu (5)
- Giấy phép lái xe (4)
- Bằng B2 (4)
- Giáo dục (4)
- Đóng bảo hiểm (4)
- Tính lương (4)
- Tranh chấp lao động (4)
- Tài sản (4)
Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam có phải nộp báo cáo tài chính không?
1. Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam có phải nộp báo cáo tài chính không?
- Căn cứ vào chức năng chính của văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam thì văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam chỉ có chức năng xúc tiến thương mại, không kinh doanh, hạch toán phụ thuộc, nhận kinh phí từ công ty mẹ để hoạt động. Do đó, Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam không phải là người nộp các loại thuế: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,... nên không phải hạch toán, kê khai hóa đơn đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào. Như vậy, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam sẽ không phải nộp báo cáo tài chính khi kết thúc kỳ kế toán năm cho cơ quan nhà nước.
- Tuy nhiên, văn phòng đại diện phải thực hiện nghĩa vụ khấu trừ, kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân cho các cá nhân làm tại Văn phòng đại diện và thuế nhà thầu khi các khoản chi trả lương, thưởng và phí dịch vụ cho đối tượng chịu thuế được thực hiện. Do đó, Văn phòng đại diện phải lập hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho văn phòng.
- Đồng thời cũng căn cứ vào Khoản 1, Khoản 2 Điều 32 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì trước ngày 30/1 hàng năm, Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài phải lập và nộp báo cáo tình hình hoạt động của văn phòng trong năm cho Sở Công Thương.
2. Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam là gì?
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì văn phòng địa diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép.
Theo đó, các chức năng chính của văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
- Xúc tiến thương mại: Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh, kết nối đối tác tại Việt Nam.
- Nghiên cứu thị trường: Cung cấp thông tin về thị trường Việt Nam để phục vụ cho việc ra quyết định đầu tư hoặc kinh doanh.
- Hỗ trợ khách hàng: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng, đối tác hoặc nhà đầu tư.
- Tham gia sự kiện: Tham gia các hội chợ, triển lãm, hội thảo để quảng bá sản phẩm và dịch vụ.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định về việc thương nhân nước ngoài muốn mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam cần đáp ứng điều kiện sau đây:
- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận;
- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 01 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;
- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ;
- Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện phải phù hợp với cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Trường hợp nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Văn phòng đại diện phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quản lý chuyên ngành.
3. Ai có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 07/2016/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài cụ thể như sau:
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao thực hiện việc cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao thực hiện việc cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đặt trụ sở trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao trong trường hợp việc thành lập Văn phòng đại diện chưa được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
Bài viết là những nội dung liên quan đến Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam có phải nộp báo cáo tài chính không? mà chúng tôi muốn đề cập để bạn đọc hiểu rõ hơn về những nội dung có liên quan.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Nộp báo cáo tài chính năm ở đâu?
Theo quy định thì các doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính năm cho cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan Thống kê.
4.2. Báo cáo tài chính của công ty chứng khoán nộp cho ai?
Công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán, quỹ và các công ty quản lý quỹ phải nộp Báo cáo tài chính hợp nhất cho Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán nơi công ty niêm yết.
4.3. Báo cáo đầu tư nộp ở đâu?
Báo cáo đầu tư được nộp trực tiếp cho cơ quan đăng ký đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý khu kinh tế,…).
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Văn phòng đại diện có cần nộp lệ phí môn bài không?
- Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam là gì?
- Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 là khi nào ?
- Hướng dẫn nộp báo cáo tài chính online mới nhất 2024
- Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có bắt buộc phải kiểm toán không?