- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Các khoản phải thu là gì? Tìm hiểu cụ thể về khoản phải thu
Khoản phải thu là một trong những khoản mục tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Do đó, việc nắm rõ những kiến thức về khoản phải thu sẽ giúp cho doanh nghiệp phòng tránh được những rủi ro pháp lý và nâng cao uy tín thương hiệu của mình. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về khoản phải thu của doanh nghiệp nhé.
1. Các khoản phải thu là gì ?
Các khoản phải thu là một loại tài sản của doanh nghiệp, bao gồm tất cả các khoản nợ cần thu hồi, các giao dịch chưa hoàn thành hoặc bất cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà khách hàng, nhà cung cấp, đối tác,… chưa thanh toán cho doanh nghiệp.
Khoản phải thu được hình thành từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như hoạt động cung cấp dịch vụ, bán hàng hoá, cho vay,… Vì vậy, cần hạch toán chi tiết, chính xác và kịp thời từng đối tượng, loại hợp đồng để đảm bảo dòng tiền trong doanh nghiệp.
2. Các khoản phải thu bao gồm những loại nào ?
Tùy thuộc vào nhu cầu của từng doanh nghiệp mà các khoản phải thu được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.Nhà quản trị có thể phân loại các khoản phải thu theo đối tượng phải thu (khách hàng, nội bộ, khác), theo kỳ hạn thu hồi (ngắn hạn, dài hạn) hoặc theo tính chất thương mại.
Phổ biến nhất trong đó là phân loại theo đối tượng phải thu. Theo tiêu chí này, các khoản phải thu sẽ bao gồm: phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ và phải thu khác.
2.1. Phải thu của khách hàng – Tài khoản 131
Phải thu của khách hàng là khoản tiền mà doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng khách hàng chưa thanh toán. Đây là loại khoản phải thu phổ biến nhất trong doanh nghiệp.
Tài khoản 131 – Phải thu của khách hàng được sử dụng để phản ánh các khoản tiền mà doanh nghiệp đang phải thu từ khách hàng phát sinh từ các hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản TSCĐ, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính,…
2.2. Phải thu nội bộ – Tài khoản 136
Phải thu nội bộ là khoản tiền mà một đơn vị trong doanh nghiệp đang phải thu từ một đơn vị khác trong doanh nghiệp. Đây là loại khoản phải thu phát sinh từ các hoạt động nội bộ của doanh nghiệp, không có liên quan đến khách hàng, nhà cung cấp bên ngoài.
Tài khoản 136 – Phải thu nội bộ được sử dụng để phản ánh các khoản tiền mà một đơn vị trong doanh nghiệp đang phải thu từ một đơn vị khác trong doanh nghiệp. Tài khoản này có thể được chia thành các tiểu khoản như sau:
- Tài khoản 1361 – Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc
- Tài khoản 1362 – Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá
- Tài khoản 1363 – Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá
- Tài khoản 1368 – Phải thu nội bộ khác.
2.3. Phải thu khác – Tài khoản 138
Đây là loại khoản phải thu phát sinh từ các hoạt động khác của doanh nghiệp, không có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài khoản 138 dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã phản ánh ở các tài khoản phải thu (TK 131, 136). Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2, bao gồm:
- Tài khoản 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý (phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý)
- Tài khoản 1385 – Phải thu về cổ phần hóa (phản ánh số phải thu về cổ phần hóa mà doanh nghiệp đã chi ra)
- Tài khoản 1388 – Phải thu khác (phản ánh các khoản phải thu của doanh nghiệp ngoài phạm vi các khoản phải thu phản ánh ở các TK 131, 133, 136 và TK 1381, 1385.
3. Các khoản phải thu là tài sản hay nguồn vốn?
Cần phân biệt tài sản và nguồn vốn trên thực tế. Trong đó, nguồn vốn là những nguồn lực kinh tế mà doanh nghiệp có thể huy động hoặc khai thác được để đầu tư vào tài sản. Nguồn vốn là cơ sở để doanh nghiệp hình thành tài sản. Còn tài sản là những lợi ích kinh tế có thể đo lường được, có khả năng thu lợi ích trong tương lai và thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát của doanh nghiệp( Điều 17 Thông tư 200/2014/TT-BTC).
Do đó, các khoản phải thu là một loại tài sản của doanh nghiệp. Đó là những khoản tiền mà doanh nghiệp có quyền thu hồi từ bên khác trong tương lai, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh như bán hàng, cung cấp hàng hóa, dịch vụ,… hoặc từ các hoạt động cho vay, thế chấp khác. Như vậy, các khoản phải thu được ghi nhận là tài sản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp khi doanh nghiệp có quyền đòi hỏi người khác thanh toán một khoản tiền, tài sản hoặc dịch vụ theo hợp đồng hoặc quy định của pháp luật(
Tuy nhiên, trong một số trường hợp các khoản phải thu cũng có thể được ghi nhận là nguồn vốn. Chẳng hạn như khoản phải thu từ các cổ đông, thành viên góp vốn được ghi nhận là nguồn vốn của doanh nghiệp.
4. Phân biệt khoản phải thu ngắn hạn và khoản phải thu dài hạn
Tiêu chí |
Khoản phải thu ngắn hạn |
Khoản phải thu dài hạn |
Khái niệm |
Là chỉ tiêu tổng phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu có kỳ hạn thu hồi còn lại không quá 12 tháng hoặc trong một chu kỳ kinh doanh |
Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ giá trị của các khoản phải thu có kỳ hạn thu hồi trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất |
Kỳ hạn |
Không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp |
Trên 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp |
Phân loại |
Phải thu ngắn hạn của khách hàng |
Phải thu dài hạn của khách hàng |
Nguyên tắc kế toán |
Vị trí trên bảng cân đối kế toán: Nợ phải trả ngắn hạn Ghi nhận vào các tài khoản 131, 136, 138 có thời hạn thu hồi còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp |
Vị trí trên bảng cân đối kế toán: Nợ phải trả dài hạn Ghi nhận vào các tài khoản 131, 136, 138 có thời hạn thu hồi còn lại trên 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp |
Ý nghĩa |
Xác định tỷ lệ vốn lưu động cần thiết để đảm bảo khả năng thu hồi khoản phải thu; xác định thời điểm cần trích lập dự phòng phải thu khó đòi. |
Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng thông tin như cơ quan thuế, nhà đầu tư,… |