Nghị định 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
Số hiệu: | 69/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2018 |
Ngày công báo: | 04/06/2018 | Số công báo: | Từ số 675 đến số 676 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Danh mục hàng nhập khẩu phải xin cấp GCN lưu hành tự do
Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương được ban hành ngày 15/5/2018.
Theo đó, danh mục hàng hóa nhập khẩu phải xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) được quy định tại Phụ lục V của Nghị định.
Căn cứ yêu cầu của từng thời kỳ, bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp CFS kèm theo mã HS hàng hóa và quy định cụ thể trường hợp CFS được áp dụng cho nhiều lô hàng.
Trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý, CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc trên cơ sở có đi có lại.
Nghị định 69/2018/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký và bãi bỏ Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/2018/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT QUẢN LÝ NGOẠI THƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý ngoại thương.
1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về:
a) Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh và các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
b) Giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
2. Hàng hóa là tài sản di chuyển; hành lý cá nhân; hàng hóa phục vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại giao; quà biếu, quà tặng, hàng mẫu thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
1. Cơ quan quản lý nhà nước.
2. Thương nhân tham gia hoạt động ngoại thương.
3. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khác có liên quan.
1. Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
3. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thuộc các nước, vùng lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới và các nước có thỏa thuận song phương với Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ.
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
3. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
4. Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
2. Căn cứ Phụ lục I Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
3. Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
1. Ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức chỉ định thương nhân quy định tại Phụ lục II Nghị định này.
2. Việc chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Phụ lục II Nghị định này.
1. Ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện tại Phụ lục III Nghị định này.
2. Căn cứ Phụ lục III Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa kèm theo mã HS trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
3. Căn cứ Phụ lục III Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định chi tiết về việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với quy định pháp luật và thực hiện việc cấp phép theo quy định.
4. Căn cứ mục tiêu điều hành trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc áp dụng Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số loại hàng hóa.
1. Tái xuất khẩu các loại vật tư nhập khẩu chủ yếu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ để nhập khẩu: Các mặt hàng nhập khẩu mà Nhà nước bảo đảm cân đối ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu chỉ được tái xuất khẩu thu bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc theo giấy phép của Bộ Công Thương. Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa tái xuất theo giấy phép cho từng thời kỳ và tổ chức thực hiện.
2. Bộ Công Thương hướng dẫn cụ thể việc nhập khẩu gỗ các loại từ các nước có chung đường biên giới phù hợp với pháp luật Việt Nam và các nước cũng như các thỏa thuận có liên quan của Việt Nam với các nước hoặc văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
3. Việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ quốc phòng, an ninh, thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các Bộ Quốc phòng, Công an quy định việc cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu.
4. Việc nhập khẩu hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục IV Nghị định này nhưng không phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh thực hiện theo giấy phép của Bộ Công Thương trên cơ sở ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
5. Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Khoản 3 Điều 7, Khoản 4 Điều 8 Nghị định này và Khoản 1 Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương thực hiện như sau:
1. Hồ sơ cấp giấy phép gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp giấy phép của thương nhân: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
c) Các giấy tờ, tài liệu liên quan theo quy định của pháp luật.
2. Quy trình cấp giấy phép thực hiện như sau:
a) Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép.
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, bộ, cơ quan ngang bộ thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
c) Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về thời hạn cấp giấy phép, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời thương nhân.
d) Trường hợp pháp luật có quy định về việc bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp giấy phép phải trao đổi ý kiến với các cơ quan liên quan, thời hạn xử lý hồ sơ tính từ thời điểm nhận được ý kiến trả lời của cơ quan liên quan.
đ) Việc cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép, cấp lại giấy phép do mất, thất lạc thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Thương nhân chỉ phải nộp các giấy tờ liên quan đến nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
- Thời gian cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại không dài hơn thời gian cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trường hợp từ chối sửa đổi, bổ sung, cấp lại giấy phép, bộ, cơ quan ngang bộ có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ căn cứ quy định tại Nghị định và quy định pháp luật có liên quan ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy định chi tiết về hồ sơ cấp giấy phép và công bố cơ quan, tổ chức, địa chỉ tiếp nhận hồ sơ cấp giấy phép của thương nhân.
1. Ban hành Danh mục hàng hóa và thẩm quyền quản lý CFS quy định tại Phụ lục V Nghị định này.
2. Căn cứ yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ và trong phạm vi Danh mục hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp CFS kèm theo mã HS hàng hóa.
3. CFS phải có tối thiểu các thông tin sau:
a) Tên cơ quan, tổ chức cấp CFS.
b) Số, ngày cấp CFS.
c) Tên sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
d) Loại hoặc nhóm sản phẩm, hàng hóa được cấp CFS.
đ) Tên và địa chỉ của nhà sản xuất.
e) Trên CFS phải ghi rõ là sản phẩm, hàng hóa được sản xuất và được phép bán tự do tại thị trường của nước sản xuất hoặc nước cấp CFS.
g) Họ tên, chữ ký của người ký CFS và dấu của cơ quan, tổ chức cấp CFS.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý quy định cụ thể trường hợp CFS được áp dụng cho nhiều lô hàng.
5. Trường hợp có yêu cầu của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý, CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc trên cơ sở có đi có lại.
6. Trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của CFS hoặc hàng hóa nhập khẩu không phù hợp với nội dung CFS, cơ quan có thẩm quyền gửi yêu cầu kiểm tra, xác minh tới cơ quan, tổ chức cấp CFS.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý thực hiện cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu theo các quy định sau:
a) Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu về việc cấp CFS cho hàng hóa.
b) Hàng hóa có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
2. CFS đối với hàng hóa xuất khẩu thể hiện bằng ngôn ngữ tiếng Anh và phải có tối thiểu các thông tin quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định này.
Trường hợp nước nhập khẩu yêu cầu thương nhân nộp CFS theo mẫu CFS do nước đó quy định, cơ quan cấp CFS dựa trên mẫu được yêu cầu để cấp CFS.
3. Quy trình cấp CFS đối với hàng hóa xuất khẩu
a) Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến cơ quan cấp CFS, hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
c) Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, cơ quan cấp CFS có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
d) Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó.
đ) Số lượng CFS được cấp cho hàng hóa theo yêu cầu của thương nhân.
e) Trường hợp bổ sung, sửa đổi CFS; cấp lại do mất, thất lạc CFS, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến cơ quan cấp CFS. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, cơ quan cấp CFS xem xét điều chỉnh, cấp lại CFS cho thương nhân.
4. Bộ, cơ quan ngang bộ thu hồi CFS đã cấp trong những trường hợp sau:
a) Thương nhân xuất khẩu giả mạo chứng từ, tài liệu.
b) CFS được cấp cho hàng hóa mà không phù hợp các tiêu chuẩn công bố áp dụng.
1. Ban hành Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu tại Phụ lục VI Nghị định này.
2. Danh mục hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với trường hợp hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam.
3. Trong trường hợp để ngăn ngừa tình trạng gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người, chuyển tải bất hợp pháp, nguy cơ gian lận thương mại, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cụ thể hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu và công bố công khai Danh mục kèm theo mã HS hàng hóa.
1. Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh theo các quy định sau:
a) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Mục 2 Chương này.
b) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
c) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan.
2. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
3. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam. Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.
Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.
4. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.
Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.
5. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
6. Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Trường hợp hàng hóa bị ách tắc trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp giải tỏa, điều tiết trên địa bàn và phối hợp với cơ quan hải quan cửa khẩu tạm nhập có biện pháp điều tiết lượng hàng tạm nhập từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất.
2. Sau khi đã áp dụng biện pháp giải tỏa, điều tiết hàng hóa nêu tại Khoản 1 Điều này nhưng tình trạng ách tắc hàng hóa tạm nhập, tái xuất vẫn chưa được giải tỏa tại cảng, cửa khẩu hoặc trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục Hải quan và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thực hiện việc điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất bằng các biện pháp sau:
a) Có văn bản yêu cầu thương nhân tạm ngừng đưa hàng hóa tạm nhập, tái xuất về Việt Nam.
b) Tạm dừng cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
1. Trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam theo các quy định sau:
a) Đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
Riêng đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam, Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất trên cơ sở văn bản chấp thuận của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý hàng hóa đó.
b) Hàng hóa quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này khi sử dụng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý.
c) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.
2. Thương nhân được tạm nhập hàng hóa mà thương nhân đã xuất khẩu để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài và tái xuất khẩu trả lại thương nhân nước ngoài. Thủ tục tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.
3. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
a) Thương nhân được tạm nhập hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
b) Thủ tục tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.
c) Thương nhân đảm bảo tuân thủ các quy định về trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Mục 3, Mục 4 Chương IV Luật thương mại.
4. Trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất trong các trường hợp sau đây tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất:
a) Tạm nhập hàng hóa để phục vụ đo kiểm, khảo nghiệm.
b) Tạm nhập tái xuất linh kiện, phụ tùng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài; linh kiện, phụ tùng tạm nhập để sửa chữa tàu biển, tàu bay theo hợp đồng ký giữa chủ tàu nước ngoài với nhà máy sửa chữa tại Việt Nam.
c) Tạm nhập tái xuất phương tiện chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức quay vòng.
5. Đối với việc tạm nhập, tái xuất máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh của các tổ chức nước ngoài để khám, chữa bệnh tại Việt Nam vì mục đích nhân đạo; tạm nhập, tái xuất dụng cụ biểu diễn, trang thiết bị tập luyện, thi đấu của các đoàn nghệ thuật, đoàn thi đấu, biểu diễn thể thao, thủ tục tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.
Trường hợp máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh; dụng cụ biểu diễn, trang thiết bị tập luyện, thi đấu thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện, khi thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất, ngoài hồ sơ hải quan theo quy định, cần nộp bổ sung các giấy tờ sau:
a) Văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc cho phép tiếp nhận đoàn khám chữa bệnh hoặc tổ chức sự kiện.
b) Văn bản cam kết sử dụng đúng mục đích và theo quy định pháp luật của cơ quan, tổ chức được cho phép tiếp nhận đoàn khám chữa bệnh hoặc tổ chức sự kiện.
6. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, cho phép tạm nhập, tái xuất vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
1. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.
2. Việc tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới thực hiện như sau:
a) Việc tái xuất chỉ được thực hiện qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu đã có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước. Các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới này được Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới công bố đủ điều kiện tái xuất hàng hóa sau khi đã trao đổi, thống nhất với các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới căn cứ điều kiện cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và căn cứ năng lực bốc xếp, giao nhận hàng hóa tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới để ban hành Quy chế lựa chọn thương nhân được phép tái xuất hàng hóa tạm nhập, tái xuất có điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này và hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo Giấy phép quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
c) Đối với hàng hóa không thuộc đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này, thương nhân được phép tái xuất qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đã được công bố đủ điều kiện tái xuất hàng hóa. Thủ tục tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan.
3. Hồ sơ, quy trình lựa chọn thương nhân theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Sở Công Thương tỉnh biên giới nơi có cửa khẩu phụ, lối mở biên giới. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đăng ký tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, nêu rõ loại hàng hóa và cửa khẩu, lối mở đề nghị tái xuất: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Các giấy tờ, tài liệu liên quan khác theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới (nếu có).
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương tỉnh biên giới gửi văn bản thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
c) Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Sở Công Thương trình Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới danh sách thương nhân đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới.
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới công bố danh sách thương nhân được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới. Trường hợp từ chối lựa chọn thương nhân, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
đ) Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới thông báo danh sách thương nhân được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới về Bộ Công Thương để phối hợp điều hành.
e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới tổ chức thực hiện và quản lý chặt chẽ hoạt động tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định tại Điều này, không để xảy ra buôn lậu, thẩm lậu. Nếu xảy ra tình trạng buôn lậu, thẩm lậu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và hoạt động tái xuất qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trên địa bàn bị đình chỉ.
g) Hàng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới kiểm tra, rà soát tình hình tuân thủ quy định pháp luật của thương nhân để điều chỉnh, bổ sung hoặc đưa các thương nhân vi phạm quy định trong hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa ra khỏi danh sách; tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương để phối hợp điều hành.
4. Việc tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu, địa điểm khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Trường hợp hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới thì cửa khẩu tạm nhập để gửi kho ngoại quan và cửa khẩu xuất khẩu, tái xuất hàng hóa qua các tỉnh biên giới thực hiện theo quy định tại Điều này.
1. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa để sản xuất, thi công, cho thuê, cho mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác theo các quy định sau:
a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
b) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
2. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
3. Trường hợp hàng hóa không còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành, việc tạm xuất, tái nhập ra nước ngoài để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện theo quy định sau:
a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
b) Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng; linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu không được phép tạm xuất ra nước ngoài để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa.
c) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
4. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa ra nước ngoài để tham dự hội chợ, triển lãm thương mại. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
Riêng hàng hóa cấm xuất khẩu chỉ được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài khi được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
5. Việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản thực hiện theo quy định của Luật di sản văn hóa.
6. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, cho phép tạm xuất, tái nhập vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh để sửa chữa phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
1. Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:
a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
b) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương.
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.
3. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng,
4. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam.
5. Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định này, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất, nêu rõ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất (tên hàng, mã HS hàng hóa, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
c) Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do doanh nghiệp ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
d) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã tạm nhập, số lượng hàng hóa đã thực xuất: 1 bản chính.
2. Trường hợp tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo hình thức khác quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định này, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất, nêu rõ hàng hóa tạm nhập, tái xuất (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); mục đích tạm nhập, tái xuất; cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
c) Hợp đồng, thỏa thuận thuê, mượn ký với khách hàng nước ngoài: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
3. Trường hợp tạm xuất, tái nhập hàng hóa quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm a Khoản 3 Điều 17 Nghị định này, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập, nêu rõ hàng hóa tạm xuất, tái nhập (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); mục đích tạm xuất, tái nhập; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
c) Hợp đồng, thỏa thuận sửa chữa, bảo hành của đối tác nước ngoài hoặc hợp đồng, thỏa thuận cho thuê, mượn hàng hóa: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
4. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định này, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu, nêu rõ hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
c) Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
d) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam: 1 bản chính.
1. Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại Điều 19 Nghị định này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.
2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Riêng đối với Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định này, thời hạn cấp Giấy phép là 3 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được văn bản đồng ý việc tạm nhập, tái xuất của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý hàng hóa đó.
4. Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép; cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấp phép cho thương nhân.
Ban hành kèm theo Nghị định này các Danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện sau:
1. Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.
2. Danh mục hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này.
3. Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện quy định tại Phụ lục IX Nghị định này.
1. Thương nhân Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp) được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện khi đáp ứng các quy định tại Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định này và được Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
2. Ngoài việc tuân thủ quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16 Nghị định này, doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện phải thực hiện các quy định sau:
a) Doanh nghiệp không được ủy thác hoặc nhận ủy thác tạm nhập, tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
b) Doanh nghiệp không được chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
c) Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện được quy định như sau:
- Vận đơn phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng.
- Trên vận đơn phải ghi số Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
- Đối với hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục IX Nghị định này, trên vận đơn phải ghi số Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp.
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục VII Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có số tiền ký quỹ là 10 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh, cụ thể:
a) Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 công-ten-nơ lạnh loại 40 feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m2. Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5 m; có đường dành cho xe chở công-ten-nơ di chuyển ra vào kho, bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi.
b) Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa của kho, bãi.
c) Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê; phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quy định sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương.
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục VIII Nghị định này phải có số tiền ký quỹ là 7 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục IX Nghị định này phải có số tiền ký quỹ là 7 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
1. Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa khi doanh nghiệp đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định này.
2. Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều này là Mã số riêng đối với từng nhóm hàng hóa. Doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất nhóm hàng hóa nào thì được kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng thuộc phạm vi của nhóm hàng hóa đó.
3. Đối với kho, bãi đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh và để được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, doanh nghiệp không được cho doanh nghiệp khác thuê lại để sử dụng vào mục đích xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.
4. Trường hợp hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới phía Bắc thì chỉ doanh nghiệp có Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của nhóm hàng hóa đó mới được đứng tên trên tờ khai nhập kho ngoại quan và tờ khai xuất kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất. Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
5. Hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục VII, VIII, IX Nghị định này, trong đó doanh nghiệp không thực hiện tái xuất qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc không thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện và không phải có Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Trong trường hợp cần thiết đáp ứng yêu cầu quản lý, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ áp dụng quy định về cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các cửa khẩu biên giới không thuộc phía Bắc.
1. Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
c) Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định này: 1 bản chính.
d) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
đ) Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa: 1 bản chính.
Trường hợp doanh nghiệp xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc hàng hóa đã qua sử dụng thì không phải nộp các giấy tờ nêu tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
3. Đối với Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho, bãi kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp.
Đối với Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt và Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
Trường hợp không cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trường hợp bổ sung, sửa đổi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, cấp lại do mất, thất lạc Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
5. Trường hợp phải xác minh các tài liệu, giấy tờ liên quan trong hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp, thời gian xử lý hồ sơ quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này tính từ thời điểm Bộ Công Thương nhận được văn bản trả lời của các cơ quan liên quan đối với việc xác minh.
1. Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo đề nghị của doanh nghiệp trên cơ sở xác nhận của các cơ quan liên quan về các nội dung sau:
a) Doanh nghiệp đã tái xuất hết hàng hóa tạm nhập ra khỏi Việt Nam.
b) Hoàn thành nghĩa vụ phát sinh trong quá trình vận chuyển, lưu giữ hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định của Nghị định này (nếu có).
2. Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất khi doanh nghiệp có vi phạm trong các trường hợp sau:
a) Gian lận trong việc kê khai các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
b) Không duy trì điều kiện theo quy định tại Nghị định này trong quá trình sử dụng Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
c) Không nộp bổ sung đủ số tiền ký quỹ trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương có thông báo theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định này.
d) Không thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về điều tiết hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
đ) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa mà không có Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp theo quy định.
e) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
g) Từ chối trách nhiệm xử lý đối với những lô hàng đã về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam theo hợp đồng nhập khẩu đã ký.
h) Tự ý chuyển tiêu thụ nội địa hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
i) Tự ý phá mở niêm phong hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
3. Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, h, i Khoản 2 Điều này không được cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong vòng 2 năm kể từ ngày bị thu hồi.
4. Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điểm e, g Khoản 2 Điều này không được xem xét cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
1. Bộ Công Thương xem xét đình chỉ tạm thời hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong trường hợp doanh nghiệp bị cơ quan chức năng điều tra các hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này hoặc theo đề nghị của cơ quan chức năng.
2. Thời gian tạm thời đình chỉ hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất là 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 1 năm tùy trường hợp cụ thể hoặc theo đề nghị của cơ quan chức năng.
1. Tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ có trách nhiệm quản lý số tiền ký quỹ của doanh nghiệp và thông báo ngay cho Bộ Công Thương biết khi có sự thay đổi về số tiền ký quỹ của doanh nghiệp hoặc khi số tiền ký quỹ của doanh nghiệp được sử dụng để thanh toán các chi phí theo quyết định của cơ quan xử lý vi phạm.
2. Trường hợp doanh nghiệp không thanh toán các chi phí theo quy định tại Khoản 4 Điều 31 Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, trên cơ sở đề nghị và quyết định xử lý vi phạm của cơ quan xử lý vi phạm, có văn bản đề nghị tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ trích số tiền ký quỹ để thanh toán các chi phí này.
Cơ quan xử lý vi phạm và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan thông báo ngay cho Bộ Công Thương biết việc xử lý vi phạm và việc sử dụng số tiền ký quỹ nêu trên để Bộ Công Thương thông báo yêu cầu doanh nghiệp bổ sung đủ số tiền ký quỹ theo quy định trước khi tiếp tục kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
3. Doanh nghiệp được hoàn trả toàn bộ hoặc số tiền ký quỹ còn lại sau khi đã sử dụng để thanh toán các chi phí theo quy định tại Khoản 4 Điều 31 Nghị định này (nếu có) trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp không được Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Số tiền ký quỹ được hoàn trả cho doanh nghiệp trên cơ sở văn bản trả lời không cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của Bộ Công Thương.
b) Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo đề nghị của doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định này.
c) Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định này.
d) Đối với các trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều này, việc hoàn trả tiền số tiền ký quỹ của doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở Quyết định thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của Bộ Công Thương.
1. Duy trì điều kiện theo quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình doanh nghiệp sử dụng Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
2. Nghiêm túc giải tỏa hàng thực phẩm đông lạnh tại cảng, cửa khẩu về kho, bãi của mình theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có hiện tượng ách tắc, tồn đọng.
3. Thu gom và xử lý chất thải, nước thải để phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.
4. Thanh toán toàn bộ các khoản chi phí sau đây (nếu phát sinh):
a) Xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam.
b) Tiêu hủy hàng tồn đọng không tái xuất được, hàng tạm nhập không đúng với khai báo thuộc diện bị xử lý tiêu hủy.
c) Thanh toán các chi phí khác phát sinh do doanh nghiệp vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất và gửi kho ngoại quan hàng hóa.
5. Báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục VII, VIII, IX Nghị định này theo mẫu do Bộ Công Thương quy định.
1. Đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện; tổ chức kiểm tra và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, thương nhân có liên quan kiểm tra việc thực hiện quy định quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu tại Nghị định này.
2. Tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương tổ chức kiểm tra và xác nhận.
3. Thực hiện biện pháp điều tiết hàng hóa trong trường hợp cần thiết theo quy định của Nghị định này.
1. Tổ chức quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, hệ thống kho bãi, bốc xếp, địa điểm tập kết hàng hóa, địa điểm tái xuất, nguồn điện và các điều kiện khác, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu và lưu giữ, bảo quản hàng hóa tại khu vực tái xuất hàng hóa.
2. Đánh giá nhu cầu và khả năng phát triển hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn; thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Công Thương để quy định địa điểm xây dựng hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn tỉnh.
3. Căn cứ quy định hiện hành, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa trên địa bàn và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa trên địa bàn.
4. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan đảm bảo có đủ lực lượng kiểm tra chuyên ngành và đủ cơ sở vật chất cho các lực lượng này hoạt động để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu lưu thông trên địa bàn, bảo đảm yêu cầu về an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, hạn chế gian lận thương mại, thẩm lậu, buôn lậu, trốn thuế, ô nhiễm môi trường.
5. Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, liên quan có biện pháp điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu trong trường hợp có ách tắc trên địa bàn; kịp thời thông báo cho Bộ Công Thương diễn biến tình hình giao nhận hàng hóa trên địa bàn và đề xuất biện pháp quản lý để tránh ùn tắc tại các cảng, cửa khẩu.
6. Chủ trì, thống nhất với các bộ, ngành trước khi công bố các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu đủ điều kiện để tái xuất hàng hóa khi đã có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước.
7. Thực hiện việc thu phí đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo hướng dẫn của Bộ Tài chính nhằm tăng cường nguồn thu ngân sách phục vụ việc đầu tư, nâng cấp hệ thống đường giao thông, bến bãi, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh trật tự tại các cửa khẩu.
8. Thông báo kịp thời những thay đổi trong chính sách thương mại vùng biển của nước láng giềng đến Bộ Công Thương và các thương nhân để có kế hoạch điều tiết hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tránh nguy cơ ách tắc tại các cảng, cửa khẩu.
9. Chỉ đạo Sở Công Thương tỉnh thực hiện:
a) Thường xuyên theo dõi, kiểm tra doanh nghiệp trong việc duy trì điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất và thông báo cho Bộ Công Thương biết để phối hợp xử lý khi doanh nghiệp không duy trì các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
b) Định kỳ hàng quý báo cáo Bộ Công Thương tình hình hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa; tình hình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong việc thực hiện quy định kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu trên địa bàn.
c) Thực hiện theo ủy quyền của Bộ Công Thương việc kiểm tra kho, bãi hoặc xác minh các giấy tờ liên quan đến điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định này.
d) Thông báo đến Bộ Công Thương trường hợp phát sinh các vụ vi phạm quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu trên địa bàn để phối hợp xử lý.
1. Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hàng hóa tạm nhập, tái xuất từ khi nhập khẩu vào Việt Nam cho đến khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam theo quy định của pháp luật hải quan.
2. Định kỳ hàng quý cung cấp thông tin, số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất cho Bộ Công Thương và cung cấp thông tin, số liệu đột xuất theo đề nghị của Bộ Công Thương để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.
3. Thông báo cho Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trong các trường hợp sau để phối hợp điều hành, xử lý:
a) Doanh nghiệp vi phạm quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất và kinh doanh chuyển khẩu.
b) Có hiện tượng ách tắc hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu tại các cảng, cửa khẩu.
1. Quá cảnh hàng hóa
a) Đối với hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc cho phép quá cảnh.
b) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa.
c) Đối với hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này, thủ tục quá cảnh thực hiện tại cơ quan hải quan.
Trường hợp hàng hóa quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này vận chuyển bằng đường biển từ nước ngoài vào khu vực trung chuyển tại cảng biển, sau đó được đưa ra nước ngoài từ chính khu vực trung chuyển này hoặc đưa đến khu vực trung chuyển tại bến cảng, cảng biển khác để đưa ra nước ngoài, thủ tục trung chuyển thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, không phải có giấy phép của Bộ Công Thương.
3. Đối với các Hiệp định quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam ký giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.
4. Việc vận chuyển hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa có độ nguy hiểm cao quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về vận chuyển hàng nguy hiểm và các Điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Chủ hàng quá cảnh phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác áp dụng cho hàng hóa quá cảnh theo quy định hiện hành của Việt Nam.
1. Đối với trường hợp quá cảnh hàng hóa là vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
a) Chủ hàng gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị quá cảnh hàng hóa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị quá cảnh hàng hóa nêu rõ mặt hàng (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); phương tiện vận chuyển; tuyến đường vận chuyển: 1 bản chính.
- Hợp đồng vận tải: 1 bản chính.
- Công thư đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của nước đề nghị cho hàng hóa quá cảnh gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương: 1 bản chính.
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu chủ hàng hoàn thiện hồ sơ.
c) Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định của chủ hàng, Bộ Công Thương có văn bản trao đổi ý kiến với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
d) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi ý kiến của Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có văn bản trả lời.
đ) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Công Thương có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
e) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương trả lời chủ hàng bằng văn bản.
2. Đối với trường hợp quá cảnh hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa cấm kinh doanh theo quy định pháp luật:
a) Chủ hàng gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cho phép quá cảnh theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản gửi chủ hàng yêu cầu hoàn thiện hồ sơ.
c) Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép quá cảnh cho chủ hàng.
d) Trường hợp không cấp Giấy phép quá cảnh, Bộ Công Thương có văn bản trả lời chủ hàng và nêu rõ lý do.
đ) Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép, cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, chủ hàng gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấy phép.
Thương nhân có đăng ký kinh doanh ngành nghề giao nhận, vận tải được làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa cho chủ hàng nước ngoài quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
1. Thương nhân Việt Nam được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
2. Đối với hàng hóa thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện, chỉ các thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó mới được gia công xuất khẩu cho nước ngoài.
3. Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc gia công hàng hóa thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cấp Giấy phép.
Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép thực hiện như sau:
a) Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa, trong đó, nêu cụ thể các nội dung quy định tại Điều 39 Nghị định này: 1 bản chính
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh (nếu có): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
c) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương có văn bản trao đổi ý kiến với bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
d) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công Thương, bộ, cơ quan ngang bộ liên quan có văn bản trả lời Bộ Công Thương.
đ) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
e) Trường hợp thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh mặt hàng nhận gia công cho thương nhân nước ngoài, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép cho thương nhân trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, không thực hiện việc trao đổi ý kiến với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.
g) Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép, cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấy phép cho thương nhân.
Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của Luật thương mại và phải tối thiểu bao gồm các điều khoản sau:
1. Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp.
2. Tên, số lượng sản phẩm gia công.
3. Giá gia công.
4. Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán.
5. Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công.
6. Danh mục và trị giá máy móc, thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có).
7. Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải, phế phẩm và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê, mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công.
8. Địa điểm và thời gian giao hàng.
9. Nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ hàng hóa.
10. Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
1. Định mức sử dụng, tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư do các bên thỏa thuận trong hợp đồng gia công, có tính đến các định mức, tỷ lệ hao hụt được hình thành trong các ngành sản xuất, gia công có liên quan của Việt Nam tại thời điểm ký hợp đồng.
2. Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nhận gia công trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu vào đúng mục đích gia công và tính chính xác của định mức sử dụng, tiêu hao và tỷ lệ hao hụt của nguyên phụ liệu gia công.
Bên nhận gia công được thuê, mượn máy móc, thiết bị của bên đặt gia công để thực hiện hợp đồng gia công. Việc thuê, mượn hoặc tặng máy móc, thiết bị phải được thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
1. Đối với bên đặt gia công:
a) Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu, vật tư gia công theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công.
b) Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho bên nhận gia công thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp được phép xuất khẩu tại chỗ, tiêu hủy, biếu, tặng theo quy định tại Nghị định này.
c) Được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công.
d) Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa.
đ) Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
e) Được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo văn bản thỏa thuận của các bên có liên quan, phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và phải thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
a) Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa tạm nhập khẩu theo định mức và tỷ lệ hao hụt để thực hiện hợp đồng gia công và đối với sản phẩm gia công xuất khẩu.
b) Được thuê thương nhân khác gia công.
c) Được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, phụ liệu, vật tư để gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công; phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, phụ liệu, vật tư mua trong nước.
d) Được nhận tiền thanh toán của bên đặt gia công bằng sản phẩm gia công, trừ sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện thì phải tuân thủ các quy định về giấy phép, điều kiện.
đ) Phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động gia công xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trong nước và các điều khoản của hợp đồng gia công đã được ký kết.
e) Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy nhiệm của bên đặt gia công.
3. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ sản phẩm gia công; máy móc; thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu quy định tại Điểm e Khoản 1 và Điểm e Khoản 2 Điều này được quy định như sau:
a) Phải tuân thủ quy định về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
b) Phải có hợp đồng mua bán ký giữa thương nhân nước ngoài hoặc người được ủy quyền hợp pháp của thương nhân nước ngoài với thương nhân nhập khẩu.
Thương nhân được quyền gia công chuyển tiếp, cụ thể như sau:
1. Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công khác tại Việt Nam.
2. Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công công đoạn trước được giao cho thương nhân theo chỉ định của bên đặt gia công cho hợp đồng gia công công đoạn tiếp theo.
1. Trước khi thực hiện hợp đồng gia công, tổ chức, cá nhân thông báo hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan. Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên ký kết hợp đồng gia công phải thanh lý hợp đồng và thực hiện báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu định kỳ với cơ quan Hải quan.
Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục thông báo hợp đồng gia công và quyết toán hoạt động gia công với cơ quan hải quan.
2. Căn cứ để thanh lý hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, định mức tiêu hao vật tư và tỷ lệ hao hụt đã được thỏa thuận tại hợp đồng gia công.
Căn cứ để thanh khoản hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tái xuất, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, định mức tiêu hao vật tư và tỷ lệ hao hụt phù hợp với thực tế thực hiện hợp đồng.
3. Máy móc, thiết bị thuê, mượn theo hợp đồng; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu, phế thải được xử lý theo thỏa thuận của hợp đồng gia công nhưng phải phù hợp với luật pháp Việt Nam.
4. Việc tiêu hủy các phế liệu, phế phẩm, phế thải (nếu có) chỉ được phép thực hiện sau khi có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên - Môi trường và phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Trường hợp không được phép hủy tại Việt Nam thì phải tái xuất theo chỉ định của bên đặt gia công.
5. Việc tặng máy móc thiết bị, nguyên, phụ liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm được quy định như sau:
a) Bên đặt gia công phải có văn bản tặng, biếu.
b) Bên được tặng, biếu phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định về nhập khẩu; phải nộp thuế nhập khẩu, thuế khác (nếu có) và đăng ký tài sản theo quy định hiện hành.
c) Phế liệu, phế phẩm nằm trong định mức sử dụng, tỷ lệ hao hụt nếu thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu thì không phải làm thủ tục hải quan; được miễn thuế nhập khẩu; phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.
Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan và nghĩa vụ tài chính đối với hàng gia công xuất khẩu và theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến hợp đồng gia công.
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc gia công hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài.
1. Quân phục quy định tại Điều này được hiểu là đồng phục của quân nhân thuộc các lực lượng vũ trang nước ngoài, được sản xuất theo kiểu mẫu, quy cách thống nhất, mang mặc theo quy định của các lực lượng vũ trang nước ngoài. Danh Mục sản phẩm quân phục trang bị cho các lực lượng vũ trang nước ngoài quy định tại Phụ lục X Nghị định này.
Sản phẩm dệt may thuộc Danh mục này nhưng không phải là sản phẩm quân phục trang bị cho lực lượng vũ trang nước ngoài không phải thực hiện theo quy định tại Điều này.
2. Quân phục sản xuất, gia công xuất khẩu cho lực lượng vũ trang nước ngoài không được tiêu thụ tại Việt Nam.
3. Nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất, gia công quân phục xuất khẩu cho lực lượng vũ trang nước ngoài chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan từ khi nhập khẩu cho đến khi sản phẩm quân phục thực xuất khỏi Việt Nam.
4. Hồ sơ cấp Giấy phép sản xuất, gia công quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép nêu rõ tên hàng, số lượng, trị giá; cảng đến: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
c) Đơn đặt hàng hoặc văn bản đề nghị giao kết hợp đồng kèm theo 2 ảnh mầu/một mẫu sản phẩm đặt sản xuất, gia công: 2 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
Đơn đặt hàng hoặc văn bản đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện tối thiểu các nội dung: Tên, địa chỉ và điện thoại của bên đặt và bên nhận sản xuất, gia công, tên hàng, số lượng, giá trị thanh toán hoặc giá gia công, thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán, địa điểm và thời gian giao hàng.
d) Ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 4 Điều này, thương nhân nộp kèm theo bộ hồ sơ một trong các tài liệu sau:
- Hợp đồng, thỏa thuận mua sắm quân phục ký giữa bên đặt gia công với cơ quan chịu trách nhiệm mua sắm, đảm bảo hậu cần cho các lực lượng vũ trang nước ngoài.
- Văn bản của cơ quan chịu trách nhiệm mua sắm, đảm bảo hậu cần cho các lực lượng vũ trang nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền nước đặt sản xuất, gia công hoặc văn bản của cơ quan đại diện ngoại giao của nước đặt sản xuất, gia công tại Việt Nam xác nhận về đơn vị lực lượng vũ trang sử dụng cuối cùng sản phẩm quân phục đặt sản xuất, gia công tại Việt Nam.
Văn bản xác nhận thể hiện tối thiểu các nội dung: Nước nhập khẩu, tên đơn vị lực lượng vũ trang; tên bên đặt sản xuất, gia công; tên thương nhân Việt Nam nhận sản xuất, gia công.
Giấy tờ quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều này phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định.
đ) Riêng đối với thị trường Hoa Kỳ, thương nhân nộp 1 bản sao Mã số nhà sản xuất (mã MID) hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã được Bộ Công Thương cấp.
5. Quy trình cấp Giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài
a) Thương nhân nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo cho thương nhân để hoàn thiện hồ sơ.
c) Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định của thương nhân, Bộ Công Thương gửi văn bản xin ý kiến Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.
d) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có văn bản trả lời Bộ Công Thương.
đ) Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
e) Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép, cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối bổ sung, sửa đổi, cấp lại, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
g) Bộ Công Thương thu hồi Giấy phép đã được cấp trong trường hợp phát hiện thương nhân khai báo thông tin liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy phép không trung thực, không chính xác hoặc thực hiện không đúng Giấy phép.
6. Trách nhiệm của thương nhân sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục
a) Xuất khẩu toàn bộ sản phẩm quân phục được sản xuất, gia công tại Việt Nam, không sử dụng quân phục và không tiêu thụ sản phẩm quân phục tại Việt Nam.
b) Tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ hàng mẫu nhập khẩu, nguyên liệu dư thừa, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm theo quy định hiện hành, có sự giám sát của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan.
c) Tổ chức làm việc và cung cấp các hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan cấp phép và các cơ quan liên quan khi các cơ quan tiến hành kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất sau khi thương nhân được cấp Giấy phép.
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với những khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp Giấy phép.
7. Hoạt động gia công quân phục ngoài việc thực hiện quy định tại Điều này phải thực hiện theo các quy định về gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài quy định tại Chương V Nghị định này.
8. Nhập khẩu mẫu quân phục
a) Thương nhân đã được cấp Giấy phép sản xuất, gia công xuất khẩu quân phục cho các lực lượng vũ trang nước ngoài theo quy định tại Điều 47 Nghị định này được nhập khẩu mẫu quân phục để sản xuất, gia công.
b) Trường hợp thương nhân chưa được cấp Giấy phép sản xuất, gia công quân phục, việc nhập khẩu mẫu quân phục để nghiên cứu, sản xuất gia công xuất khẩu thực hiện như sau:
- Thương nhân nộp 1 bản chính đơn đăng ký nhập khẩu hàng mẫu quân phục nêu rõ tên hàng, số lượng, nước đặt hàng, đơn vị sử dụng cuối cùng kèm theo 2 ảnh mầu/một mẫu sản phẩm trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo cho thương nhân biết để hoàn thiện hồ sơ.
- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương gửi văn bản xin ý kiến Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có văn bản trả lời Bộ Công Thương.
- Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an, Bộ Công Thương có văn bản trả lời cho phép thương nhân nhập khẩu hàng mẫu. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
c) Số lượng mẫu quân phục nhập khẩu theo quy định tại Điều này là tối đa 5 mẫu/1 mã sản phẩm.
1. Tuân thủ quy định về quản lý hoạt động gia công hàng hóa ở nước ngoài quy định tại Điều 52 Luật Quản lý ngoại thương.
2. Chịu trách nhiệm về quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ của hàng hóa.
3. Được tạm xuất khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư hoặc chuyển khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư từ nước thứ ba cho bên nhận gia công để thực hiện hợp đồng gia công.
4. Được tái nhập khẩu sản phẩm đã gia công. Khi kết thúc hợp đồng đặt gia công, được tái nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa.
5. Được bán sản phẩm gia công và máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đã xuất khẩu để thực hiện hợp đồng gia công tại thị trường nước nhận gia công hoặc thị trường khác và phải nộp thuế theo quy định hiện hành.
6. Được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu theo hợp đồng gia công.
7. Được cử chuyên gia, công nhân kỹ thuật ra nước ngoài để kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm gia công.
8. Thực hiện nghĩa vụ thuế đối với sản phẩm gia công nhập khẩu phục vụ tiêu dùng trong nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Thương nhân được làm đại lý mua, bán các loại hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng đại lý sau khi được bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý cấp Giấy phép.
2. Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì thương nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.
3. Thương nhân làm đại lý mua hàng phải yêu cầu thương nhân nước ngoài chuyển tiền bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng để mua hàng theo hợp đồng đại lý.
4. Thương nhân làm đại lý mua hàng có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa và hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật.
1. Hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Thương nhân Việt Nam có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa và hoạt động kinh doanh của mình theo quy định của pháp luật.
Hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài khi xuất khẩu, nhập khẩu phải được làm thủ tục theo đúng quy định như đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Nghị định này.
Hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý bán hàng tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài được tái xuất khẩu nếu không tiêu thụ được tại Việt Nam. Việc hoàn thuế được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
1. Thương nhân Việt Nam được thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán các loại hàng hóa tại nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu.
2. Thương nhân thuê đại lý bán hàng tại nước ngoài phải ký hợp đồng đại lý với thương nhân nước ngoài và phải chuyển các khoản tiền thu được từ hợp đồng bán hàng về nước theo quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Trường hợp nhận tiền bán hàng bằng hàng hóa, thương nhân phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về nhập khẩu hàng hóa.
1. Hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý bán hàng tại nước ngoài phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Thương nhân có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến hoạt động thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
1. Hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng đại lý bán hàng tại nước ngoài được nhập khẩu trở lại Việt Nam trong trường hợp không tiêu thụ được tại nước ngoài.
2. Hàng hóa nhập khẩu trở lại Việt Nam nêu tại Khoản 1 Điều này không phải chịu thuế nhập khẩu và được hoàn thuế xuất khẩu (nếu có) theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3. Hàng hóa xuất khẩu thuộc hợp đồng đại lý bán hàng tại nước ngoài khi xuất khẩu, nhập khẩu trở lại Việt Nam theo quy định tại Điều này phải làm thủ tục theo quy định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu quy định tại Nghị định này.
1. Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết tranh chấp về về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương chủ động, đồng bộ, chính xác, kịp thời và hiệu quả theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
2. Việc phối hợp giữa Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương phải được tiến hành đảm bảo tuân thủ đúng các quy định về giải quyết tranh chấp tại các Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, trong đó quy định về giải quyết tranh chấp đối với việc áp dụng các biện pháp quản lý ngoại thương là đối tượng của vụ việc tranh chấp (sau đây gọi là Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp).
3. Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả phát sinh do không phối hợp hoặc phối hợp không đáp ứng được yêu cầu quy định tại Khoản 1 Điều này.
4. Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ bảo vệ bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật, giữ bí mật thông tin liên quan tới quá trình giải quyết tranh chấp theo quy định của Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp liên quan.
Việc phối hợp giữa Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương bao gồm các nội dung sau đây:
1. Giải quyết khiếu kiện, thương lượng, hòa giải, tham vấn đối với các bất đồng, mâu thuẫn giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài liên quan đến việc áp dụng các biện pháp quản lý ngoại thương không phù hợp với các quy định của Điều ước quốc tế liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
2. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
3. Cung cấp thông tin, hồ sơ, chứng cứ và tài liệu liên quan phục vụ giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
4. Cử người có đủ năng lực của cơ quan, tổ chức mình tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương khi được Cơ quan chủ trì yêu cầu.
5. Thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương trong giai đoạn tố tụng của cơ quan trọng tài hay cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền, được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định tại Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp (sau đây gọi tắt là cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền).
6. Thực hiện, phối hợp, xử lý các nội dung liên quan đến thi hành phán quyết, quyết định, rà soát việc tuân thủ phán quyết, quyết định của cơ quan trọng tài hay cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
1. Cơ quan chủ trì vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương là cơ quan nhà nước được Chính phủ giao quản lý, theo dõi các biện pháp quản lý ngoại thương đó, trừ trường hợp Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp áp dụng đối với biện pháp quản lý ngoại thương đó có quy định khác.
2. Trong trường hợp có từ hai cơ quan nhà nước được giao quản lý, theo dõi các biện pháp quản lý ngoại thương là đối tượng của vụ việc tranh chấp cụ thể, các cơ quan này phải thống nhất để một trong các cơ quan này là Cơ quan chủ trì, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Bộ Công Thương bằng văn bản.
3. Đối với trường hợp Chính phủ Việt Nam bị kiện, trong thời hạn 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu tham vấn mà không thống nhất được Cơ quan chủ trì, các cơ quan này phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho Bộ Công Thương.
4. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công hoặc thay đổi Cơ quan chủ trì.
5. Cơ quan chủ trì có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tiếp nhận, xử lý các thông tin, tài liệu liên quan đến giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
b) Làm đầu mối liên lạc, trao đổi với Chính phủ nước ngoài tham gia vụ việc tranh chấp và với cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
c) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đầu mối và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương tại cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
d) Phối hợp với Cơ quan đầu mối và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
đ) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đầu mối và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc chỉ định trọng tài viên trong trường hợp thành lập cơ quan trọng tài giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
e) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan đầu mối lựa chọn, thuê và giám sát tổ chức hành nghề luật sư (sau đây gọi chung là luật sư) tư vấn giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
g) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xử lý các vấn đề liên quan đến tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, trong đó có việc thuê chuyên gia kỹ thuật và mời nhân chứng phục vụ quá trình giải quyết tranh chấp.
h) Tham gia phiên xét xử của cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
i) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Cơ quan đầu mối và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương theo Nghị định này và quy định pháp luật.
1. Bộ Công Thương là Cơ quan đầu mối giúp Chính phủ trong việc tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
2. Cơ quan đầu mối trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Làm đầu mối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thống nhất công tác giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam.
b) Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư được thuê theo quy định tại Nghị định này tư vấn cho Cơ quan chủ trì các vấn đề pháp lý liên quan đến giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương khi được Cơ quan chủ trì yêu cầu.
c) Phối hợp với Cơ quan chủ trì thuê luật sư giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương cụ thể.
d) Phối hợp với Cơ quan chủ trì trong việc chỉ định trọng tài viên trong trường hợp thành lập cơ quan trọng tài giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
đ) Chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
e) Thay mặt Chính phủ Việt Nam tham gia phiên xét xử vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương trong trường hợp cần thiết hoặc theo đề nghị của Cơ quan chủ trì.
g) Cử đại diện tham gia phiên xét xử của cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
h) Phối hợp với Cơ quan chủ trì và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thi hành phán quyết, quyết định của cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền.
i) Xây dựng, cập nhật danh sách các chuyên gia có thể làm trọng tài viên và danh sách tổ chức hành nghề luật sư có thể làm luật sư cho Chính phủ Việt Nam, cơ quan nhà nước Việt Nam trong giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan là cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tới việc giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, được Cơ quan chủ trì mời hoặc yêu cầu tham gia giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Phối hợp với Cơ quan chủ trì và Cơ quan đầu mối giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương theo yêu cầu của Cơ quan chủ trì và Cơ quan đầu mối phù hợp với khả năng chuyên môn hoặc lĩnh vực quản lý chuyên ngành.
b) Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, hồ sơ, chứng cứ, tài liệu và giải trình các nội dung liên quan theo yêu cầu của Cơ quan chủ trì, Cơ quan đầu mối.
c) Yêu cầu Cơ quan chủ trì cung cấp hoặc bổ sung thông tin về vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương để thực hiện nhiệm vụ của mình.
1. Cơ quan, tổ chức cá nhân được giao nhiệm vụ áp dụng biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương có trách nhiệm tiếp nhận thông tin về khả năng khởi kiện, thông báo của cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền hoặc thông báo từ Chính phủ nước ngoài về việc khởi kiện vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương tại cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền và ngay lập tức báo cáo cho cơ quan cấp trên trực tiếp của mình và thông báo cho Cơ quan đầu mối.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân không được giao nhiệm vụ áp dụng biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương theo quy định tại Khoản 1 Điều này nếu nhận được thông tin về khả năng khởi kiện, thông báo của cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền hoặc thông báo từ Chính phủ nước ngoài về việc khởi kiện vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương tại cơ quan trọng tài hoặc cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao toàn bộ thông tin, tài liệu đã nhận trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo đó đến một trong các cơ quan sau:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ áp dụng biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Cơ quan cấp trên trực tiếp và Cơ quan đầu mối nếu không xác định được cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ áp dụng biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc thông báo bằng văn bản từ nguồn khác, Cơ quan đầu mối phải gửi văn bản kèm theo bản sao toàn bộ hồ sơ nhận được đến một trong các cơ quan sau:
a) Cơ quan chủ trì theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Nghị định này.
b) Văn phòng Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Cơ quan chủ trì theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 59 Nghị định này.
4. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan đầu mối theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này, Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công Cơ quan chủ trì.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công Cơ quan chủ trì, Văn phòng Chính phủ gửi thông báo về quyết định phân công đến Cơ quan chủ trì để thực hiện.
1. Cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, luật sư (nếu có) xây dựng Kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời hạn 35 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận được thông tin về khả năng khởi kiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 62 Nghị định này.
2. Kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương gồm có các nội dung sau đây:
a) Tóm tắt vụ việc tranh chấp.
b) Trình bày quy trình tố tụng đối với vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương theo quy định của Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp; các công việc cần triển khai phục vụ giải quyết vụ việc tranh chấp và mốc thời gian dự kiến của các công việc đó trên cơ sở phù hợp với quy trình tố tụng nêu trên.
c) Nhiệm vụ cụ thể của Cơ quan đầu mối, Cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và của luật sư (nếu có).
d) Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của phía Việt Nam và của Chính phủ nước ngoài.
đ) Đề xuất các phương án xử lý vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương, trong đó có phương án thương lượng, hòa giải; các vấn đề cần báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
e) Dự kiến các khoản chi phí và nguồn kinh phí cho việc giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
3. Cơ quan đầu mối phối hợp với Cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư được thuê (nếu có) tổ chức thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương. Trong trường hợp cần thiết và để phù hợp với thực tế, Cơ quan đầu mối phối hợp với Cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và luật sư được thuê (nếu có) thực hiện việc điều chỉnh kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
4. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm gửi kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương và các sửa đổi, bổ sung (nếu có) theo quy định của Khoản 2 và Khoản 3 Điều này cho Thủ tướng Chính phủ và Cơ quan chủ trì.
5. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm thường xuyên (hàng tháng hoặc hàng quý tùy theo tính chất phức tạp và tiến độ của vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương) thông báo cho Cơ quan đầu mối về tiến độ thực hiện kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương. Cơ quan đầu mối có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương của Cơ quan chủ trì và kịp thời phối hợp xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
6. Kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương được bảo quản theo chế độ mật.
1. Việc tiếp nhận, giải quyết yêu cầu tham vấn được thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết yêu cầu tham vấn đối với việc áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương trên cơ sở đề xuất của Chính phủ nước ngoài theo Điều ước quốc tế liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
3. Trường hợp nhận được yêu cầu tham vấn của Chính phủ nước ngoài theo quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng không có thẩm quyền giải quyết, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân nhận được yêu cầu phải hướng dẫn Chính phủ nước ngoài gửi yêu cầu tham vấn đến cơ quan có thẩm quyền và thông báo việc này đến cơ quan có thẩm quyền đó.
1. Trong quá trình tham vấn với Chính phủ nước ngoài, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương phải ngay lập tức báo cáo về vụ việc được tham vấn cho cơ quan cấp trên trực tiếp của mình và Cơ quan đầu mối nếu xét thấy:
a) Biện pháp được tham vấn có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật hoặc Điều ước quốc tế liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương với Chính phủ nước ngoài, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam hoặc bên nước ngoài; hoặc
b) Không thể giải quyết dứt điểm yêu cầu tham vấn của Chính phủ nước ngoài; hoặc
c) Có khả năng phát sinh vụ việc tranh chấp liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương trong quá trình tham vấn với Chính phủ nước ngoài phải thường xuyên thông báo tình hình kết quả tham vấn cho Cơ quan đầu mối, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp theo tiến trình giải quyết vụ việc.
3. Trong quá trình tham vấn với Chính phủ nước ngoài, nếu phù hợp, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương tiến hành việc thương lượng, hòa giải với Chính phủ nước ngoài theo phương án đã được cơ quan cấp trên trực tiếp phê duyệt sau khi có ý kiến của Cơ quan đầu mối.
Việc xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ban hành, áp dụng biện pháp trái cam kết quốc tế của Việt Nam dẫn tới tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương được thực hiện theo quy định pháp luật Việt Nam.
1. Việc đề xuất, tham gia giải quyết yêu cầu tham vấn thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế về giải quyết tranh chấp.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương có trách nhiệm đề xuất, tham gia giải quyết yêu cầu tham vấn đối với việc áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương khi phát hiện hoặc trên cơ sở đề nghị của thương nhân, hiệp hội ngành, nghề về việc các biện pháp quản lý ngoại thương của Chính phủ nước ngoài có nghi ngờ ảnh hưởng, vi phạm các quyền, lợi ích của Việt Nam theo Điều ước quốc tế liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
1. Trong quá trình tham vấn với Chính phủ nước ngoài, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương phải ngay lập tức báo cáo về vụ việc được tham vấn cho cơ quan cấp trên trực tiếp của mình và thông báo cho Cơ quan đầu mối nếu xét thấy:
a) Biện pháp được tham vấn có dấu hiệu vi phạm cam kết của nước ngoài đối với Việt Nam trong Điều ước quốc tế liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương đó, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam; hoặc
b) Không thể giải quyết dứt điểm yêu cầu tham vấn của Chính phủ Việt Nam; hoặc
c) Có khả năng phát sinh vụ việc tranh chấp liên quan đến áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương.
2. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này hoặc thông báo bằng văn bản từ nguồn khác, Cơ quan đầu mối phải gửi văn bản kèm theo bản sao toàn bộ hồ sơ nhận được đến một trong các cơ quan sau:
a) Cơ quan chủ trì theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Nghị định này.
b) Văn phòng Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định Cơ quan chủ trì theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 59 Nghị định này.
3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan đầu mối theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này, Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công Cơ quan chủ trì.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định phân công Cơ quan chủ trì, Văn phòng Chính phủ gửi thông báo về quyết định phân công Cơ quan chủ trì đến Cơ quan chủ trì để thực hiện.
4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương trong quá trình tham vấn với Chính phủ nước ngoài phải thường xuyên thông báo tình hình kết quả tham vấn cho Cơ quan đầu mối, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp theo tiến trình giải quyết vụ việc.
5. Trong quá trình tham vấn với Chính phủ nước ngoài, nếu phù hợp, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ thực hiện biện pháp quản lý nhà nước về ngoại thương tiến hành việc thương lượng, hòa giải với Chính phủ nước ngoài theo phương án đã được cơ quan cấp trên trực tiếp phê duyệt sau khi có ý kiến của Cơ quan đầu mối.
1. Cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với Cơ quan chủ trì, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, luật sư (nếu có) xây dựng Kế hoạch giải quyết tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc quá trình tham vấn theo quy định tại Điều 67 Nghị định này.
2. Việc xây dựng, điều chỉnh, thực hiện Kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 Điều 63 Nghị định này.
3. Kế hoạch giải quyết vụ việc tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương được bảo quản theo chế độ mật.
1. Căn cứ quy định của Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện các quy định tại Nghị định này; phát hiện và thông báo để các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan điều chỉnh những quy định trái với Nghị định này (nếu có) trong các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành để quy định, hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
3. Bộ Tài chính chỉ đạo ngành Hải quan có kế hoạch cung cấp cho Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan tham gia công tác quản lý, điều hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất số liệu theo định kỳ và đột xuất về các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất; các loại hình kinh doanh; kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu theo danh mục mặt hàng, thị trường.
1. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu, hồ sơ nộp, xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền.
2. Tuân thủ quy định và thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Luật thương mại, Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.
3. Tổ chức làm việc và cung cấp các hồ sơ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan cấp phép và các cơ quan liên quan khi các cơ quan tiến hành kiểm tra việc thực thi quy định pháp luật về hoạt động ngoại thương.
1. Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu ban hành trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện.
2. Các giấy phép do các bộ, cơ quan ngang bộ cấp cho thương nhân theo quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và các văn bản hướng dẫn liên quan trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo các nội dung và thời hạn hiệu lực của các Giấy phép này.
3. Các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới công bố cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đủ điều kiện tái xuất hàng hóa và lựa chọn thương nhân được thực hiện tái xuất hàng hóa ban hành trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo nội dung và thời hạn hiệu lực của các văn bản này.
4. Các Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp cho các doanh nghiệp trước khi Nghị định này có hiệu lực được tiếp tục thực hiện theo thời hạn hiệu lực của các Giấy chứng nhận này.
5. Việc nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu để nghiên cứu khoa học, gia công, tái chế, sửa chữa được tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018.
6. Việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng được tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Khoa học và Công nghệ đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018.
7. Các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn thi hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ được tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
2. Nghị định này bãi bỏ:
a) Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
b) Các Điều 2, 3, 4, 5, 6, 7 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, phân bón, kinh doanh khí, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
c) Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
PHỤ LỤC I
DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU
(Kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
Danh mục này áp dụng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại khu vực biên giới; hàng hóa viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ.
I. DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM XUẤT KHẨU
STT |
Mô tả hàng hóa |
Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý |
Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự. |
Bộ Quốc phòng |
|
Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước. |
Bộ Quốc phòng |
|
3 |
a) Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. b) Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam. |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
4 |
a) Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam. b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính. |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
5 |
Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
6 |
a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc; mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP xuất khẩu vì mục đích thương mại. b) Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi (Loxodonta africana). c) Các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhóm I. d) Các loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu. đ) Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh mục giống vật nuôi quý hiếm và giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định của Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 và Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
7 |
a) Hóa chất Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. b) Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật hóa chất. |
Bộ Công Thương |
II. DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM NHẬP KHẨU
STT |
Mô tả hàng hóa |
Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý |
Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự. |
Bộ Quốc phòng |
|
2 |
Pháo các loại (trừ pháo hiệu an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải), đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông. |
Bộ Công an |
3 |
a) Hóa chất Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. b) Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật hóa chất. |
Bộ Công Thương |
4 |
Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: a) Hàng dệt may, giày dép, quần áo. b) Hàng điện tử. c) Hàng điện lạnh. d) Hàng điện gia dụng. đ) Thiết bị y tế. e) Hàng trang trí nội thất. g) Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác. h) Xe đạp. i) Mô tô, xe gắn máy. |
Bộ Công Thương |
5 |
Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam. |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
||
7 |
a) Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam. b) Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính. c) Thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện. |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
8 |
a) Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay; xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên. b) Các loại ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ và bộ linh kiện lắp ráp bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ. c) Các loại rơ moóc, sơ mi rơ moóc bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung. d) Các loại mô tô, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ. |
Bộ Giao thông vận tải |
9 |
Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, gồm: a) Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe bốn bánh có gắn động cơ. b) Khung gầm của ô tô, máy kéo có gắn động cơ (kể cả khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng, khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới), c) Các loại ô tô đã thay đổi kết cấu để chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu. d) Các loại ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc (trừ các loại rơ moóc, sơ mi rơ moóc chuyên dùng), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ đã qua sử dụng loại quá 5 năm, tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu. đ) Ô tô cứu thương. |
Bộ Giao thông vận tải |
10 |
Hóa chất trong Phụ lục III Công ước Rotterdam. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
11 |
Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
12 |
a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên nhập khẩu vì mục đích thương mại. b) Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi (Loxodonta africana). |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
13 |
Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C. |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
14 |
Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole. |
Bộ Xây dựng |
PHỤ LỤC II
DANH MỤC HÀNG HÓA CHỈ ĐỊNH THƯƠNG NHÂN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
STT |
Hàng hóa nhập khẩu |
Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý |
1 |
Phôi kim loại sử dụng để đúc, dập tiền kim loại. |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
2 |
Giấy in tiền. |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
3 |
Mực in tiền. |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
4 |
Máy ép phôi chống giả và phôi chống giả để sử dụng cho tiền, ngân phiếu thanh toán và các loại ấn chỉ, giấy tờ có giá khác thuộc ngành Ngân hàng phát hành và quản lý. |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
5 |
Máy in tiền |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
6 |
Máy đúc, dập tiền kim loại |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
7 |
Thuốc lá điếu, xì gà |
Bộ Công Thương |
PHỤ LỤC III
DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN
(Kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
Danh mục này áp dụng cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mậu dịch, phi mậu dịch; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa tại khu vực biên giới; hàng hóa viện trợ Chính phủ, phi Chính phủ.
I. DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
A |
Hàng hóa xuất khẩu |
Hình thức quản lý |
1 |
Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất. |
Thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất và các Nghị định quy định chi tiết thi hành. |
Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. |
Thực hiện theo quy định của Nghị định 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ. |
|
Tiền chất công nghiệp. |
Giấy phép xuất khẩu. |
|
2 |
Khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng). |
Ban hành danh mục xuất khẩu có điều kiện, quy định điều kiện hoặc tiêu chuẩn. |
3 |
Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp. |
Giấy phép xuất khẩu. |
4 |
Các loại hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định. (Bộ Công Thương công bố phù hợp với thỏa thuận hoặc cam kết quốc tế của Việt Nam với nước ngoài). |
Giấy phép xuất khẩu. |
5 |
Hàng cần kiểm soát xuất khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ. |
Giấy phép xuất khẩu. |
6 |
Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh Mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép xuất khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép. |
Giấy phép xuất khẩu tự động. |
B |
Hàng hóa nhập khẩu |
Hình thức quản lý |
1 |
Hàng hóa cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên do Bộ Công Thương công bố cho từng thời kỳ. |
Giấy phép nhập khẩu. |
2 |
Hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động: Bộ Công Thương công bố danh mục hàng hóa áp dụng chế độ cấp giấy phép nhập khẩu tự động cho từng thời kỳ và tổ chức cấp phép theo quy định hiện hành về cấp phép. |
Giấy phép nhập khẩu tự động |
3 |
Hàng hóa áp dụng chế độ hạn ngạch thuế quan: a) Muối. b) Thuốc lá nguyên liệu. c) Trứng gia cầm. d) Đường tinh luyện, đường thô. |
Giấy phép nhập khẩu. |
4 |
Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất. |
Thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất và các Nghị định quy định chi tiết thi hành. |
Hóa chất Bảng 2, hóa chất Bảng 3 theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. |
Thực hiện theo quy định của Nghị định 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ. |
|
Tiền chất công nghiệp. |
Giấy phép nhập khẩu. |
|
5 |
Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp. |
Quy định điều kiện và giấy phép nhập khẩu. |
6 |
Nguyên liệu thuốc lá, sản phẩm thuốc lá, giấy vấn điếu thuốc lá; máy móc, thiết bị chuyên ngành sản xuất thuốc lá và phụ tùng thay thế. |
Thực hiện theo quy định của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá. |
II. DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
A |
Hàng hóa xuất khẩu |
Hình thức quản lý |
|
Không có. |
|
B |
Hàng hóa nhập khẩu |
Hình thức quản lý |
1 |
Pháo hiệu các loại cho an toàn hàng hải. |
Giấy phép nhập khẩu. |
III. DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
A |
Hàng hóa xuất khẩu |
Hình thức quản lý |
1 |
a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES không vì mục đích thương mại. b) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp từ tự nhiên thuộc Phụ lục II, III CITES; và mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cây nhân tạo. |
Căn cứ quy định của Công ước CITES để công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu. |
c) Động vật, thực vật hoang dã, quý hiếm thuộc nhóm IIA và IIB quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ |
Công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu |
|
2 |
Giống cây trồng và giống vật nuôi quý hiếm. |
Hướng dẫn cụ thể theo quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng và Pháp lệnh Giống vật nuôi. |
3 |
Cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ từ rừng tự nhiên trong nước. |
Công bố điều kiện và hồ sơ xuất khẩu. |
4 |
Củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước. |
Công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu. |
5 |
a) Các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện. b) Các loài thủy sản được xuất khẩu thông thường. |
Ban hành danh mục các loài thủy sản được xuất khẩu thông thường; các loài và điều kiện xuất khẩu các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện. |
B |
Hàng hóa nhập khẩu |
Hình thức quản lý |
1 |
Thuốc thú y và nguyên liệu sản xuất thuốc thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam. |
Giấy phép khảo nghiệm. |
2 |
Chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất dùng trong thú y đăng ký nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam. |
Giấy phép khảo nghiệm. |
3 |
a) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để tạm nhập, tái xuất hoặc nhập khẩu để sản xuất tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài; b) Thuốc bảo vệ thực vật để xông hơi khử trùng chứa hoạt chất methyl bromide và các hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS); c) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; d) Thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam nhập khẩu để thử nghiệm, nghiên cứu; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; thuốc bảo vệ thực vật làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đ) Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam nhưng nhập khẩu để làm chất chuẩn. |
Giấy phép nhập khẩu. |
4 |
Giống vật nuôi ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; côn trùng các loại chưa có ở Việt Nam; tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam. |
Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép. |
Giống cây trồng, sinh vật sống thuộc lĩnh vực bảo vệ thực vật và các vật thể khác trong danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam. |
Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ Điều kiện và thủ tục cấp giấy phép. |
|
6 |
Giống cây trồng chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nhập khẩu để nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử hoặc nhập khẩu với mục đích hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng hoặc để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư. |
Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép theo quy định của Pháp lệnh Giống cây trồng và Pháp lệnh Giống vật nuôi. |
7 |
Thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản ngoài danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. |
Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép |
8 |
Phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam trong các trường hợp sau: a) Phân bón để khảo nghiệm; b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí; c) Phân bón chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; d) Phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu; đ) Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm; e) Phân bón nhập khẩu để sản xuất phân bón xuất khẩu; g) Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học; h) Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón. |
Giấy phép nhập khẩu. |
9 |
Nguồn gen của cây trồng, vật nuôi, vi sinh phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật. |
Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép. |
10 |
a) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên thuộc Phụ lục I CITES không vì mục đích thương mại. b) Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp từ tự nhiên thuộc Phụ lục II, III CITES; và mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES có nguồn gốc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cây nhân tạo. |
Căn cứ quy định của Công ước CITES để công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục nhập khẩu. |
11 |
a) Nguyên liệu sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh học, hóa chất, chất xử lý cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản. |
Quy định về quản lý chất lượng nguyên liệu nhập khẩu. |
b) Sản phẩm hoàn chỉnh có trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện. |
Ban hành Danh mục sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam (Danh mục sản phẩm nhập khẩu thông thường) và Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện. |
|
c) Sản phẩm hoàn chỉnh chưa có tên trong Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc có trong Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện. |
Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép. |
|
12 |
a) Giống thủy sản được nhập khẩu thông thường. |
Ban hành danh mục giống thủy sản nhập khẩu thông thường. |
b) Giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện. |
Ban hành danh mục giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện. |
|
c) Giống thủy sản chưa có trong danh mục được phép nhập khẩu thông thường lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam. |
Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép. |
|
13 |
a) Thủy sản sống làm thực phẩm có trong danh mục được nhập khẩu thông thường. |
Ban hành danh mục thủy sản sống làm thực phẩm được nhập khẩu thông thường. |
b) Thủy sản sống làm thực phẩm ngoài danh mục các loài thủy sản sống được nhập khẩu làm thực phẩm tại Việt Nam, |
Quy định về việc đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu. |
IV. DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
A |
Hàng hóa xuất khẩu |
Hình thức quản lý |
|
Không có. |
|
B |
Hàng hóa nhập khẩu |
Hình thức quản lý |
1 |
Phế liệu. |
Quy định điều kiện hoặc tiêu chuẩn nhập khẩu. |
V. DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
A |
Hàng hóa xuất khẩu |
Hình thức quản lý |
1 |
Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch). |
Thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí. |
B |
Hàng hóa nhập khẩu |
Hình thức quản lý |
1 |
Các loại ấn phẩm (sách, báo, tạp chí, tranh, ảnh, lịch). |
Thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí. |
2 |
Tem bưu chính, ấn phẩm tem bưu chính và các mặt hàng tem bưu chính. |
Giấy phép nhập khẩu. |
3 |
Hệ thống chế bản chuyên dùng ngành in. |
Thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động in. |
4 |
Máy in các loại: ốp-xét (offset), flexo, ống đồng, letterpress, máy in lưới (lụa); Máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu. |
Thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động in. |
5 |
Sản phẩm an toàn thông tin mạng, bao gồm: a) Sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng; b) Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng; c) Sản phẩm chống tấn công, xâm nhập. |
Giấy phép nhập khẩu. |
VI. DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
A |
Hàng hóa xuất khẩu |
Hình thức quản lý |
1 |
Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nghệ thuật biểu diễn và sản phẩm nghe nhìn khác, được ghi trên mọi chất liệu. |
Quy định điều kiện. |
2 |
Tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh. |
Quy định điều kiện. |
3 |
Di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội. |
Thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. |
B |
Hàng hóa nhập khẩu |
Hình thức quản lý |
1 |
Tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nghệ thuật biểu diễn và sản phẩm nghe nhìn khác, được ghi trên mọi chất liệu. |
Phê duyệt nội dung hàng hóa nhập khẩu. |
2 |
Tác phẩm mỹ thuật, tác phẩm nhiếp ảnh. |
Phê duyệt nội dung hàng hóa nhập khẩu. |
3 |
Máy, thiết bị trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trò chơi điện tử; máy, thiết bị trò chơi điện tử có cài đặt chương trình trò chơi điện từ có thưởng và bàn, thiết bị trò chơi chuyên dùng casino. |
Văn bản xác nhận danh mục hàng hóa nhập khẩu. |
4 |
Đồ chơi trẻ em. |
Quy định điều kiện kỹ thuật. |
VII. DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ Y TẾ
A |
Hàng hóa xuất khẩu |
Hình thức quản lý |
1 |
Thuốc phải kiểm soát đặc biệt. |
Giấy phép xuất khẩu. |
2 |
Nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, dược chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc. |
Giấy phép xuất khẩu. |
3 |
Dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát. |
Giấy phép xuất khẩu. |
4 |
Thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu thuộc danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát, thuốc phải kiểm soát đặc biệt, nguyên liệu làm thuốc là dược chất hướng thần, dược chất gây nghiện, tiền chất dùng làm thuốc. |
Được xuất khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng. |
5 |
Thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đã công bố hợp quy. |
Được xuất khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng. |
6 |
Được xuất khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng. |
|
7 |
Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế. |
Được xuất khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng. |
8 |
Mỹ phẩm. |
Được xuất khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng. |
B |
Hàng hóa nhập khẩu |
Hình thức quản lý |
1 |
Thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành, trừ thuốc phải kiểm soát đặc biệt. |
Được nhập khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng. |
2 |
Nguyên liệu làm thuốc là dược chất đã có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam. |
Được nhập khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng. |
3 |
Nguyên liệu làm thuốc là dược chất để sản xuất thuốc theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam. |
Được nhập khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng. |
4 |
Được nhập khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng. |
|
5 |
Hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế đã có giấy phép lưu hành. |
Được nhập khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng. |
6 |
Thuốc phải kiểm soát đặc biệt. |
Giấy phép nhập khẩu. |
7 |
Nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt. |
Giấy phép nhập khẩu. |
8 |
Thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam. |
Giấy phép nhập khẩu. |
9 |
Nguyên liệu làm thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, trừ nguyên liệu làm thuốc phải kiểm soát đặc biệt. |
Giấy phép nhập khẩu. |
10 |
Chất chuẩn, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc. |
Giấy phép nhập khẩu. |
11 |
Thực phẩm nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. |
Công bố hợp quy, công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và kiểm tra nhà nước. |
12 |
Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để nghiên cứu khoa học hoặc kiểm nghiệm hoặc hướng dẫn sử dụng, sửa chữa trang thiết bị y tế. |
Giấy phép nhập khẩu. |
13 |
Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ mục đích viện trợ. |
Giấy phép nhập khẩu. |
14 |
Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để sử dụng cho mục đích chữa bệnh cá nhân. |
Giấy phép nhập khẩu. |
15 |
Hóa chất, chế phẩm nhập khẩu để nghiên cứu. |
Giấy phép nhập khẩu. |
16 |
Chế phẩm nhập khẩu phục vụ mục đích viện trợ; sử dụng cho mục đích đặc thù khác (là quà biếu, cho, tặng hoặc trên thị trường không có sản phẩm và phương pháp sử dụng phù hợp với nhu cầu sử dụng của tổ chức, cá nhân xin nhập khẩu). |
Giấy phép nhập khẩu. |
17 |
Mỹ phẩm. |
Công bố tiêu chuẩn. |
VIII. DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THEO GIẤY PHÉP, ĐIỀU KIỆN THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
A |
Hàng hóa xuất khẩu |
Hình thức quản lý |
1 |
Vàng nguyên liệu. |
Giấy phép xuất khẩu. |
B |
Hàng hóa nhập khẩu |
Hình thức quản lý |
1 |
Vàng nguyên liệu. |
Giấy phép nhập khẩu. |
PHỤ LỤC IV
DANH MỤC HÀNG HÓA CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUỐC PHÒNG, AN NINH
(Kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
1. Các trường hợp chỉ liệt kê mã 4 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc nhóm 4 số này đều được áp dụng
2. Các trường hợp chỉ liệt kê mã 6 số thì toàn bộ các mã 8 số thuộc phân nhóm 6 số này đều được áp dụng.
3. Các trường hợp ngoài mã 4 số và 6 số còn chi tiết đến mã 8 số thì chỉ những mã 8 số đó mới được áp dụng.
Chương |
Nhóm |
Phân nhóm |
Mô tả mặt hàng |
|
Chương 87 |
8702 |
|
|
Xe có động cơ chở 10 người trở lên, kể cả lái xe (Loại có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng, trừ dạng CKD). |
|
8703 |
|
|
Ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 87.02), kể cả xe chở người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tô đua (Loại có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng, trừ dạng CKD). |
|
8704 |
|
|
Xe có động cơ dùng để chở hàng (Loại có bọc thép không gắn vũ khí quân dụng, trừ dạng CKD). |
Chương 88 |
8802 |
|
|
Phương tiện bay khác (ví dụ, trực thăng, máy bay); tàu vũ trụ (kể cả vệ tinh) và tầu bay trong quỹ đạo và phương tiện đẩy để phóng tàu vũ trụ (Chỉ áp dụng với loại máy bay, trực thăng không sử dụng trong hàng không dân dụng không có gắn trang thiết bị-vũ khí để chiến đấu). |
PHỤ LỤC V
DANH MỤC HÀNG HÓA VÀ THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CFS
(Kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
STT |
Hàng hóa |
Thẩm quyền quản lý |
1 |
a) Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, phụ gia thực phẩm, nước uống, nước sinh hoạt, nước khoáng thiên nhiên; thuốc lá điếu; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; b) Thuốc, mỹ phẩm; |
Bộ Y tế |
2 |
a) Giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản; nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; gia súc, gia cầm, vật nuôi; b) Vật tư nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; phân bón; thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản, chất bổ sung vào thức ăn thủy sản; c) Sản phẩm trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; d) Phụ gia, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật, động vật; đ) Dụng cụ, thiết bị chuyên dùng trong nuôi trồng thủy sản. |
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
3 |
a) Các loại phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển; phương tiện, thiết bị xếp dỡ thi công chuyên dùng trong giao thông vận tải (trừ phương tiện phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá) và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên ngành giao thông vận tải. b) Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải. |
Bộ Giao thông vận tải |
4 |
Vật liệu xây dựng. |
Bộ Xây dựng |
5 |
a) Hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp; b) Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; c) Sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác theo quy định của pháp luật. d) Sản phẩm, hàng hóa khác không thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ, cơ quan nêu tại Phụ lục này. |
Bộ Công Thương |
6 |
a) Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; phương tiện bảo vệ cá nhân đối với người lao động; b) Các sản phẩm đặc thù về an toàn lao động theo quy định của pháp luật. |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
7 |
a) Sản phẩm báo chí; xuất bản; bưu chính và chuyển phát; b) Thiết bị viễn thông; c) Sản phẩm, bưu chính, viễn thông, điện tử và công nghệ thông tin; d) Thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện. |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
8 |
a) Tài nguyên, khoáng sản; b) Đo đạc bản đồ. |
Bộ Tài nguyên và Môi trường |
9 |
a) Sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu hướng dẫn giáo viên; b) Thiết bị dạy học, đồ chơi cho trẻ em trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật. |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
10 |
a) Các sản phẩm văn hóa; b) Trang thiết bị luyện tập, thi đấu của các cơ sở thể dục thể thao và của các môn thể thao. |
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
11 |
Các thiết bị chuyên dùng cho ngân hàng. |
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
12 |
Phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng không thuộc đối tượng bí mật quốc gia. |
Bộ Quốc phòng |
13 |
Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí, khí tài, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các loại sản phẩm khác sử dụng cho lực lượng công an nhân dân không thuộc đối tượng bí mật quốc gia. |
Bộ Công an |
14 |
Thiết bị an toàn bức xạ hạt nhân; phương tiện, dụng cụ đo lường và các sản phẩm, hàng hóa khác, trừ các sản phẩm đã nêu từ Khoản 1 đến Khoản 13 và các sản phẩm, hàng hóa thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bí mật quốc gia. |
Bộ Khoa học và Công nghệ |
PHỤ LỤC VI
DANH MỤC HÀNG HÓA CẤM KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT, CHUYỂN KHẨU
(Kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
1. Các trường hợp liệt kê mã HS 4 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc nhóm 4 số này.
2. Các trường hợp liệt kê cả mã HS 4 số và mã HS 6 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc phân nhóm 6 số đó.
Mã hàng |
Mô tả mặt hàng |
||
Chương 28 Chương 29 |
|
|
Các mặt hàng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất bảng 1 và bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. |
Chương 39 |
3915 |
|
Phế liệu, phế thải và mẩu vụn, của plastic. |
Chương 84 |
8418 |
|
Tủ lạnh, tủ kết đông và thiết bị làm lạnh hoặc kết đông khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15. (Chỉ áp dụng đối với các loại có sử dụng dung môi chất lạnh C.F.C12 (R12) (tên hóa học là Dichlorodifluoromethane, công thức hóa học là CF2Cl2.) Lưu ý: Để biết thiết bị dùng loại dung môi chất lạnh nào thì xem cataloge của thiết bị, mục dung môi chất lạnh (Refrigerant). |
|
8473 |
|
Bộ phận và phụ kiện đã qua sử dụng (trừ vỏ, hộp đựng và các loại tương tự) chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng với các máy thuộc các nhóm từ 84.70 đến 84.72. |
Chương 85 |
8507 |
|
Ắc quy điện, kể cả tấm vách ngăn của nó, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả hình vuông). |
|
8507 |
10 |
Bằng axit-chì, loại dùng để khởi động động cơ piston (đã qua sử dụng) |
|
8507 |
20 |
Ắc quy axit - chì khác (đã qua sử dụng) |
PHỤ LỤC VII
DANH MỤC HÀNG THỰC PHẨM ĐÔNG LẠNH KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT CÓ ĐIỀU KIỆN
(Kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
1. Danh Mục chỉ áp dụng đối với hàng thực phẩm đông lạnh; không bao gồm thực phẩm tươi, ướp lạnh, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói.
2. Các trường hợp liệt kê theo Chương thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc Chương đó.
3. Các trường hợp ngoài liệt kê theo Chương còn chi tiết đến mã HS 8 số thì chỉ áp dụng đối với các mã HS 8 số đó.
Mã hàng |
Mô tả mặt hàng |
||
Chương 02 |
Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ |
||
Chương 03 |
Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác |
||
Chương 05 |
Sản phẩm gốc động vật, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác |
||
0504 |
00 |
00 |
Ruột, bong bóng và dạ dày động vật (trừ cá), nguyên dạng và các mảnh của chúng, tươi, ướp lạnh, đông lạnh, muối, ngâm nước muối, làm khô hoặc hun khói. |
|
|
|
|
PHỤ LỤC VIII
DANH MỤC HÀNG HÓA CÓ THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT CÓ ĐIỀU KIỆN
(Kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
Các trường hợp liệt kê mã HS 4 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc nhóm 4 số này.
Mã hàng |
Mô tả mặt hàng |
|
Chương 22 |
2203 |
Bia sản xuất từ malt |
|
2204 |
Rượu vang làm từ nho tươi, kể cả rượu vang cao độ; hèm nho trừ loại thuộc nhóm 20.09 |
|
2205 |
Rượu Vermouth và rượu vang khác làm từ nho tươi đã pha thêm hương liệu từ thảo mộc hoặc chất thơm |
|
2206 |
Đồ uống đã lên men khác (ví dụ, vang táo, vang lê, vang mật ong, rượu sa kê); hỗn hợp của đồ uống đã lên men và hỗn hợp của đồ uống đã lên men với đồ uống không chứa cồn, chưa chi tiết hay ghi ở nơi khác |
|
2208 |
Cồn ê-ti-lích chưa biến tính có nồng độ cồn dưới 80% tính theo thể tích; rượu mạnh, rượu mùi và đồ uống có rượu khác |
Chương 24 |
2402 |
Xì gà, xì gà xén hai đầu, xì gà nhỏ và thuốc lá điếu, từ lá thuốc lá hoặc từ các nguyên liệu thay thế lá thuốc lá |
PHỤ LỤC IX
DANH MỤC HÀNG HÓA ĐÃ QUA SỬ DỤNG KINH DOANH TẠM NHẬP, TÁI XUẤT CÓ ĐIỀU KIỆN
(Kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
1. Danh mục chỉ áp dụng đối với hàng đã qua sử dụng.
2. Đối với nhóm 8418: không áp dụng đối với các loại hàng hóa thuộc Danh mục cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất chuyển khẩu ban hành kèm theo Phụ lục VI Nghị định này.
3. Đối với nhóm 8703: chỉ áp dụng đối với xe ô tô đã qua sử dụng trên 5 năm tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu.
4. Các trường hợp liệt kê mã HS 4 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc nhóm 4 số này.
5. Các trường hợp liệt kê cả mã HS 4 số và mã HS 6 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc phân nhóm 6 số đó.
6. Các trường hợp ngoài mã HS 4 số và 6 số còn chi tiết đến mã HS 8 số thì chỉ áp dụng đối với các mã HS 8 số đó.
Mã hàng |
Mô tả mặt hàng |
|||
Chương 40 |
4012 |
|
|
Lốp bằng cao su loại bơm hơi đã qua sử dụng hoặc đắp lại; lốp đặc hoặc nửa đặc, hoa lốp và lót vành, bằng cao su |
Chương 84 |
8414 |
|
|
Bơm không khí hoặc bơm chân không, máy nén không khí hay chất khí khác và quạt; nắp chụp hút tuần hoàn gió hoặc thông gió có kèm theo quạt, có hoặc không lắp bộ phận lọc |
|
8414 |
51 |
|
- - Quạt bàn, quạt sàn, quạt tường, quạt cửa sổ, quạt trần hoặc quạt mái, có động cơ điện gắn liền với công suất không quá 125 W: |
|
8414 |
59 |
|
- - Loại khác: |
|
8415 |
|
|
Máy điều hòa không khí, gồm có một quạt chạy bằng mô tơ và các bộ phận làm thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, kể cả loại máy không điều chỉnh độ ẩm một cách riêng biệt. |
|
8415 |
10 |
|
- Loại thiết kế để lắp vào cửa sổ, tường, trần hoặc sàn, kiểu một khối (lắp liền trong cùng một vỏ, một cục) hoặc “hệ thống nhiều khối chức năng” (cục nóng, cục lạnh tách biệt) |
|
8415 |
20 |
|
- Loại sử dụng cho người, trong xe có động cơ: |
|
8418 |
|
|
Tủ lạnh, tủ kết đông và thiết bị làm lạnh hoặc kết đông khác, loại dùng điện hoặc loại khác bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15. |
|
8418 |
10 |
|
- Tủ kết đông lạnh liên hợp (dạng thiết bị lạnh có buồng làm đá và làm lạnh riêng biệt), có các cửa mở riêng biệt: |
|
8418 |
10 |
11 |
- - - Dung tích không quá 230 lít |
|
8418 |
10 |
19 |
- - - Loại khác |
|
8418 |
21 |
|
- - Loại sử dụng máy nén |
|
8418 |
29 |
|
- - Loại khác |
|
8418 |
30 |
|
- Tủ kết đông, loại cửa trên, dung tích không quá 800 lít: |
|
8418 |
30 |
10 |
- - Dung tích không quá 200 lít |
|
8418 |
40 |
|
- Tủ kết đông, loại cửa trước, dung tích không quá 900 lít: |
|
8418 |
40 |
10 |
- - Dung tích không quá 200 lít |
|
8421 |
12 |
00 |
- - Máy làm khô quần áo |
|
8422 |
|
|
Máy rửa bát đĩa máy làm sạch hoặc làm khô chai lọ hoặc các loại đồ chứa khác; máy rót, đóng kín, gắn xi, đóng nắp hoặc dán nhãn vào các chai, lon, hộp, túi hoặc đồ chứa khác; máy bọc chai lọ, ống và các loại đồ chứa tương tự; máy đóng gói hay bao gói khác (kể cả máy bọc màng co); máy nạp ga cho đồ uống. |
|
8422 |
11 |
00 |
- - Loại sử dụng trong gia đình: |
|
8450 |
|
|
Máy giặt gia đình hoặc trong hiệu giặt, kể cả máy giặt có chức năng sấy khô. |
|
8450 |
11 |
|
- - Máy tự động hoàn toàn: |
|
8450 |
12 |
|
- - Máy giặt khác, có chức năng sấy ly tâm |
|
8450 |
19 |
|
- - Loại khác: |
|
8450 |
20 |
00 |
- Máy giặt, có sức chứa trên 10 kg vải khô một lần giặt |
|
8471 |
|
|
Máy xử lý dữ liệu tự động và các khối chức năng của chúng đầu đọc từ tính hay đầu đọc quang học, máy truyền dữ liệu lên các phương tiện truyền dữ liệu dưới dạng mã hóa và máy xử lý những dữ liệu này, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác |
|
8471 |
30 |
|
- Máy xử lý dữ liệu tự động loại xách tay, có trọng lượng không quá 10 kg, gồm ít nhất một đơn vị xử lý dữ liệu trung tâm, một bàn phím và một màn hình: |
|
8471 |
41 |
10 |
- - - Máy tính cá nhân trừ máy tính xách tay của phân nhóm 8471.30 |
|
8471 |
49 |
10 |
- - - Máy tính cá nhân trừ máy tính bỏ túi của phân nhóm 8471.30 |
|
8471 |
50 |
10 |
- - Bộ xử lý dùng cho máy tính cá nhân (kể cả loại máy xách tay) |
Chương 85 |
8508 |
|
|
Máy hút bụi |
|
8508 |
11 |
00 |
- - Công suất không quá 1.500 W và có túi hứng bụi hay đồ chứa khác với sức chứa không quá 20 lít |
|
8508 |
19 |
|
- - Loại khác: |
|
8517 |
|
|
Bộ điện thoại, kể cả điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác thiết bị khác để truyền và nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây (như loại sử dụng trong mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng), trừ loại thiết bị truyền và thu của nhóm 84.43, 85.25, 85.27 hoặc 85.28. |
|
8517 |
11 |
00 |
- - Bộ điện thoại hữu tuyến với điện thoại cầm tay không dây |
|
8517 |
12 |
00 |
- - Điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác |
|
8517 |
18 |
00 |
- - Loại khác |
|
8518 |
|
|
Micro và giá đỡ micro; loa đã hoặc chưa lắp ráp vào trong vỏ loa; tai nghe có khung chụp qua đầu và tai nghe không có khung chụp qua đầu, có hoặc không ghép nối với một micro, và các bộ gồm có một micro và một hoặc nhiều loa; thiết bị điện khuếch đại âm tần; bộ tăng âm điện. |
|
8518 |
21 |
|
- - Loa đơn, đã lắp vào vỏ loa: |
|
8518 |
22 |
|
- - Bộ loa, đã lắp vào cùng một vỏ loa: |
|
8525 |
|
|
Thiết bị phát dùng cho phát thanh sóng vô tuyến hoặc truyền hình, có hoặc không gắn với thiết bị thu hoặc ghi hoặc tái tạo âm thanh; camera truyền hình, camera kỹ thuật số và camera ghi hình ảnh. |
|
8525 |
80 |
|
- Camera truyền hình, camera kỹ thuật số và camera ghi hình ảnh |
|
8528 |
|
|
Màn hình và máy chiếu, không gắn với thiết bị thu dùng trong truyền hình; thiết bị thu dùng trong truyền hình, có hoặc không gắn với máy thu thanh sóng vô tuyến hoặc máy ghi hoặc tái tạo âm thanh hoặc hình ảnh. |
|
8528 |
52 |
00 |
- - Có khả năng kết nối trực tiếp và được thiết kế để dùng cho máy xử lý dữ liệu tự động thuộc nhóm 84.71: |
|
8528 |
72 |
|
- - Loại khác, màu: |
|
8528 |
73 |
00 |
- - Loại khác, đơn sắc |
Chương 87 |
8703 |
|
|
Ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại thuộc nhóm 87.02), kể cả xe chở người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tô đua. |
|
8703 |
21 |
|
- - Loại dung tích xi lanh không quá 1.000cc: |
|
8703 |
21 |
41 |
- - - - Xe đua cỡ nhỏ |
|
8703 |
21 |
42 |
- - - - Xe địa hình ATV (All-Terrain Vehicles) |
|
8703 |
21 |
44 |
- - - - Ô tô nhà ở lưu động (có nội thất được thiết kế như căn hộ) (Motor-Homes) |
|
8703 |
21 |
45 |
- - - - Ô tô kiểu Sedan |
|
8703 |
21 |
51 |
- - - - - Loại bốn bánh chủ động |
|
8703 |
21 |
59 |
- - - - - Loại khác |
|
8703 |
21 |
90 |
- - - - Loại khác |
|
8703 |
22 |
|
- - Loại dung tích xi lang trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc: |
|
8703 |
22 |
41 |
- - - - Xe đua cỡ nhỏ |
|
8703 |
22 |
42 |
- - - - Xe địa hình ATV (All-Terrain Vehicles) |
|
8703 |
22 |
46 |
- - - - Ô tô nhà ở lưu động (có nội thất được thiết kế như căn hộ) (Motor-Homes) |
|
8703 |
22 |
47 |
- - - - Ô tô kiểu Sedan |
|
8703 |
22 |
51 |
- - - - - Loại bốn bánh chủ động |
|
8703 |
22 |
59 |
- - - - - Loại khác |
|
8703 |
22 |
90 |
- - - - Loại khác |
|
8703 |
23 |
|
- - Dung tích xilanh trên 1.500 cc nhưng không quá 3.000 cc |
|
8703 |
23 |
54 |
- - - Ô tô nhà ở lưu động (có nội thất được thiết kế như căn hộ) (Motor-Homes) |
|
8703 |
23 |
55 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
23 |
56 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000 cc |
|
8703 |
23 |
57 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc |
|
8703 |
23 |
58 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc |
|
8703 |
23 |
61 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
23 |
62 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000 cc |
|
8703 |
23 |
63 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc. |
|
8703 |
23 |
64 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc |
|
8703 |
23 |
65 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
23 |
66 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000 cc |
|
8703 |
23 |
67 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc. |
|
8703 |
23 |
68 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc |
|
8703 |
23 |
71 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
23 |
72 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000 cc |
|
8703 |
23 |
73 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc |
|
8703 |
23 |
74 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc |
|
8703 |
24 |
|
- - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc |
|
8703 |
24 |
44 |
- - - Ô tô nhà ở lưu động (có nội thất được thiết kế như căn hộ) (Motor-Homes) |
|
8703 |
24 |
45 |
- - - - - Xe bốn bánh chủ động |
|
8703 |
24 |
49 |
- - - - - Loại khác |
|
8703 |
24 |
51 |
- - - - - Xe bốn bánh chủ động |
|
8703 |
24 |
59 |
- - - - - Loại khác |
|
8703 |
24 |
61 |
- - - - - Xe bốn bánh chủ động |
|
8703 |
24 |
69 |
- - - - - Loại khác |
|
8703 |
31 |
|
- - Loại dung tích xi lanh không quá 1.500 cc: |
|
8703 |
31 |
41 |
- - - - Xe đua cỡ nhỏ |
|
8703 |
31 |
42 |
- - - - Xe địa hình ATV (All-Terrain Vehicles) |
|
8703 |
31 |
46 |
- - - - Ô tô nhà ở lưu động (có nội thất được thiết kế như căn hộ) (Motor-Homes) |
|
8703 |
31 |
47 |
- - - - Ô tô kiểu Sedan |
|
8703 |
31 |
51 |
- - - - - Loại bốn bánh chủ động |
|
8703 |
31 |
59 |
- - - - - Loại khác |
|
8703 |
31 |
90 |
- - - - Loại khác: |
|
8703 |
32 |
|
- - Loại dung tích xi lang trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc: |
|
8703 |
32 |
54 |
- - - - Ô tô nhà ở lưu động (có nội thất được thiết kế như căn hộ) (Motor-Homes) |
|
8703 |
32 |
61 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
32 |
62 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000 cc |
|
8703 |
32 |
63 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc |
|
8703 |
32 |
71 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
32 |
72 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000 cc |
|
8703 |
32 |
73 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc |
|
8703 |
32 |
74 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
32 |
75 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000 cc |
|
8703 |
32 |
76 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc |
|
8703 |
32 |
81 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
32 |
82 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000 cc |
|
8703 |
32 |
83 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc |
|
8703 |
33 |
|
- - Loại dung tích xi lanh trên 2.500cc |
|
8703 |
33 |
54 |
- - - Ô tô nhà ở lưu động (có nội thất được thiết kế như căn hộ) (Motor-Homes) |
|
8703 |
33 |
61 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc nhưng không quá 3.000cc |
|
8703 |
33 |
62 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc |
|
8703 |
33 |
71 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc nhưng không quá 3.000cc |
|
8703 |
33 |
72 |
- - - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc |
|
8703 |
33 |
80 |
- - - - Ô tô khác (kể cả ô tô chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons) và ô tô thể thao, nhưng không kể ô tô van), không phải loại bốn bánh chủ động |
|
8703 |
33 |
90 |
- - - - Loại khác |
|
8703 |
40 |
|
- Xe khác, loại kết hợp động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng tia lửa điện và động cơ điện để tạo động lực, trừ loại có khả năng nạp điện từ nguồn bên ngoài |
|
8703 |
40 |
31 |
- - - Xe đua cỡ nhỏ |
|
8703 |
40 |
32 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
40 |
33 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc |
|
8703 |
40 |
56 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.500cc |
|
8703 |
40 |
57 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
40 |
58 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc |
|
8703 |
40 |
61 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
40 |
62 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc |
|
8703 |
40 |
63 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
40 |
64 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
40 |
65 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc |
|
8703 |
40 |
66 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc nhưng không quá 3.000cc |
|
8703 |
40 |
67 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc, loại bốn bánh chủ động |
|
8703 |
40 |
68 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc, không phải loại bốn bánh chủ động |
|
8703 |
40 |
71 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
40 |
72 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc |
|
8703 |
40 |
73 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
40 |
74 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
40 |
75 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc |
|
8703 |
40 |
76 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc nhưng không quá 3.000cc |
|
8703 |
40 |
77 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc |
|
8703 |
40 |
81 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
40 |
82 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc |
|
8703 |
40 |
83 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
40 |
84 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
40 |
85 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc |
|
8703 |
40 |
86 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc nhưng không quá 3.000cc |
|
8703 |
40 |
87 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc |
|
8703 |
40 |
91 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
40 |
92 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc |
|
8703 |
40 |
93 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
40 |
94 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
40 |
95 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc |
|
8703 |
40 |
96 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc nhưng không quá 3.000cc |
|
8703 |
40 |
97 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc, loại bốn bánh chủ động |
|
8703 |
40 |
98 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc, không phải loại bốn bánh chủ động |
|
8703 |
50 |
|
- Xe khác, loại kết hợp động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy do nén (diesel hoặc bán diesel) và động cơ điện để tạo động lực, trừ loại có khả năng nạp điện từ nguồn bên ngoài |
|
8703 |
50 |
31 |
- - - Xe đua cỡ nhỏ |
|
8703 |
50 |
32 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
50 |
33 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc |
|
8703 |
50 |
56 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.500cc |
|
8703 |
50 |
57 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
50 |
58 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc |
|
8703 |
50 |
61 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
50 |
62 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc |
|
8703 |
50 |
63 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
50 |
64 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
50 |
65 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc |
|
8703 |
50 |
66 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc nhưng không quá 3.000cc |
|
8703 |
50 |
67 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc |
|
8703 |
50 |
71 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
50 |
72 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc |
|
8703 |
50 |
73 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
50 |
74 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
50 |
75 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc |
|
8703 |
50 |
76 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc nhưng không quá 3.000cc |
|
8703 |
50 |
77 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc |
|
8703 |
50 |
81 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
50 |
82 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc |
|
8703 |
50 |
83 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
50 |
84 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
50 |
85 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc |
|
8703 |
50 |
86 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc nhưng không quá 3.000cc |
|
8703 |
50 |
87 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc |
|
8703 |
50 |
91 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
50 |
92 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc |
|
8703 |
50 |
93 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
50 |
94 |
- - - - Dung tích ki lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
50 |
95 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc |
|
8703 |
50 |
96 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc nhưng không quá 3.000cc |
|
8703 |
50 |
97 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc |
|
8703 |
60 |
|
- Xe khác, loại kết hợp động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy bằng tia lửa điện và động cơ điện để tạo động lực, có khả năng nạp điện từ nguồn bên ngoài |
|
8703 |
60 |
31 |
- - - Xe đua cỡ nhỏ |
|
8703 |
60 |
32 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
60 |
33 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc |
|
8703 |
60 |
56 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.500cc |
|
8703 |
60 |
57 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
60 |
58 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc |
|
8703 |
60 |
61 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
60 |
62 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc |
|
8703 |
60 |
63 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
60 |
64 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
60 |
65 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc |
|
8703 |
60 |
66 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc nhưng không quá 3.000cc |
|
8703 |
60 |
67 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc, loại bốn bánh chủ động |
|
8703 |
60 |
68 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc, không phải loại bốn bánh chủ động |
|
8703 |
60 |
71 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
60 |
72 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc |
|
8703 |
60 |
73 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
60 |
74 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
60 |
75 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc |
|
8703 |
60 |
76 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc nhưng không quá 3.000cc |
|
8703 |
60 |
77 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc |
|
8703 |
60 |
81 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
60 |
82 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc |
|
8703 |
60 |
83 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
60 |
84 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
60 |
85 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc |
|
8703 |
60 |
86 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc nhưng không quá 3.000cc |
|
8703 |
60 |
87 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc |
|
8703 |
60 |
91 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
60 |
92 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc |
|
8703 |
60 |
93 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
60 |
94 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
60 |
95 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc |
|
8703 |
60 |
96 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc nhưng không quá 3.000cc |
|
8703 |
60 |
97 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc, loại bốn bánh chủ động |
|
8703 |
60 |
98 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc, không phải loại bốn bánh chủ động |
|
8703 |
70 |
|
- Xe khác, loại kết hợp động cơ đốt trong kiểu piston đốt cháy do nén (diesel hoặc bán diesel) và động cơ điện để tạo động lực, có khả năng nạp điện từ nguồn bên ngoài |
|
8703 |
70 |
31 |
- - - Xe đua cỡ nhỏ |
|
8703 |
70 |
32 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
70 |
33 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc |
|
8703 |
70 |
56 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.500cc |
|
8703 |
70 |
57 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
70 |
58 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc |
|
8703 |
70 |
61 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
70 |
62 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc |
|
8703 |
70 |
63 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
70 |
64 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
70 |
65 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc |
|
8703 |
70 |
66 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc nhưng không quá 3.000cc |
|
8703 |
70 |
67 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc |
|
8703 |
70 |
71 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
70 |
72 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc |
|
8703 |
70 |
73 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
70 |
74 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
70 |
75 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc |
|
8703 |
70 |
76 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc nhưng không quá 3.000cc |
|
8703 |
70 |
77 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc |
|
8703 |
70 |
81 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
70 |
82 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc |
|
8703 |
70 |
83 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
70 |
84 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
70 |
85 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc |
|
8703 |
70 |
86 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc nhưng không quá 3.000cc |
|
8703 |
70 |
87 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc |
|
8703 |
70 |
91 |
- - - - Dung tích xi lanh không quá 1.000cc |
|
8703 |
70 |
92 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.000cc nhưng không quá 1.500cc |
|
8703 |
70 |
93 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.500cc nhưng không quá 1.800cc |
|
8703 |
70 |
94 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 1.800cc nhưng không quá 2.000cc |
|
8703 |
70 |
95 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.000cc nhưng không quá 2.500cc |
|
8703 |
70 |
96 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 2.500cc nhưng không quá 3.000cc |
|
8703 |
70 |
97 |
- - - - Dung tích xi lanh trên 3.000cc |
|
8703 |
80 |
|
- Xe khác, loại chỉ sử dụng động cơ điện để tạo động lực |
|
8703 |
80 |
16 |
- - - Ô tô nhà ở lưu động (có nội thất được thiết kế như căn hộ) (Motor-Homes) |
|
8703 |
80 |
17 |
- - - Ô tô kiểu Sedan |
|
8703 |
80 |
18 |
- - - Ô tô loại khác (kể cả ô tô chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons) và ô tô thể thao, nhưng không kể ô tô van) |
|
8703 |
80 |
19 |
- - - Loại khác |
|
8703 |
80 |
91 |
- - - Xe đua cỡ nhỏ |
|
8703 |
80 |
92 |
- - - Xe địa hình ATV (All-terrain vehicles) |
|
8703 |
80 |
96 |
- - - Ô tô nhà ở lưu động (có nội thất được thiết kế như căn hộ) (Motor-Homes) |
|
8703 |
80 |
97 |
- - - Ô tô kiểu Sedan |
|
8703 |
80 |
98 |
- - - Ô tô loại khác (kể cả ô tô chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons) và ô tô thể thao, nhưng không kể ô tô van) |
|
8703 |
80 |
99 |
- - - Loại khác |
|
8703 |
90 |
|
- Loại khác |
|
8703 |
90 |
91 |
- - - Xe đua cỡ nhỏ |
|
8703 |
90 |
92 |
- - - Xe địa hình ATV (All-terrain vehicles) |
|
8703 |
90 |
96 |
- - - Ô tô nhà ở lưu động (có nội thất được thiết kế như căn hộ) (Motor-Homes) |
|
8703 |
90 |
97 |
- - - Ô tô kiểu Sedan |
|
8703 |
90 |
98 |
- - - Ô tô loại khác (kể cả ô tô chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons) và ô tô thể thao, nhưng không kể ô tô van) |
|
8703 |
90 |
99 |
- - - Loại khác |
PHỤ LỤC X
DANH MỤC SẢN PHẨM QUÂN PHỤC CẤP GIẤY PHÉP SẢN XUẤT, GIA CÔNG SỬ DỤNG CHO CÁC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NƯỚC NGOÀI
(Kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ)
1. Các trường hợp liệt kê mã HS 4 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc nhóm 4 số này.
2. Các trường hợp liệt kê cả mã HS 4 số và mã HS 6 số thì áp dụng đối với toàn bộ các mã HS 8 số thuộc phân nhóm 6 số đó.
3. Các trường hợp ngoài mã HS 4 số và 6 số còn chi tiết đến mã HS 8 số thì chỉ áp dụng đối với các mã HS 8 số đó.
Mã hàng |
Mô tả hàng hóa |
|
Chương 61 |
61.01 |
Áo khoác dài, áo khoác mặc khi đi xe (car-coat), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc, trừ các loại thuộc nhóm 61.03. |
|
61.02 |
Áo khoác dài, áo khoác mặc khi đi xe (car-coat), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc, trừ các loại thuộc nhóm 61.04. |
|
61.03 |
Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc. |
|
61.04 |
Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, váy liền thân, chân váy (skirt), chân váy dạng quần, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc. |
|
61.05 |
Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc. |
|
61.06 |
Áo blouse, sơ mi và sơ mi cách điệu (shirt-blouse) dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc. |
|
61.10 |
Áo bó, áo chui đầu, áo cardigan, gi-lê và các mặt hàng tương tự, dệt kim hoặc móc. |
|
61.12 |
Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và bộ quần áo bơi, dệt kim hoặc móc. |
|
|
- Bộ quần áo thể thao: |
|
6112.11.00 |
- - Từ bông |
|
6112.12.00 |
- - Từ sợi tổng hợp |
|
6112.19.00 |
- - Từ các vật liệu dệt khác |
|
6112.20.00 |
- Bộ quần áo trượt tuyết |
|
61.13 |
Quần áo được may từ các loại vải dệt kim hoặc móc thuộc nhóm 59.03, 59.06 hoặc 59.07. |
|
61.14 |
Các loại quần áo khác, dệt kim hoặc móc. |
Chương 62 |
62.01 |
Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (car-coats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, trừ các loại thuộc nhóm 62.03. |
|
62.02 |
Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (car-coats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, trừ loại thuộc nhóm 62.04. |
|
62.03 |
Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, blazer, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi) dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai. |
|
62.04 |
Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, blazer, váy liền thân, chân váy (skirt), chân váy dạng quần, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi) dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái. |
|
62.05 |
Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai. |
|
62.06 |
Áo blouse, sơ mi và sơ mi cách điệu (shirt-blouses) dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái. |
|
62.10 |
Quần áo may từ các loại vải thuộc nhóm 56.02, 56.03, 59.03, 59.06 hoặc 59.07. |
|
62.11 |
Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và quần áo bơi; quần áo khác. |
|
6211.20.00 |
- Bộ quần áo trượt tuyết |
|
|
- Quần áo khác, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai: |
|
6211.32 |
- - Từ bông: |
|
6211.32.90 |
- - - Loại khác |
|
6211.33 |
- - Từ sợi nhân tạo: |
|
6211.33.20 |
- - - Quần áo chống cháy |
|
6211.33.30 |
- - - Quần áo chống các chất hóa học hoặc phóng xạ |
|
6211.33.90 |
- - - Loại khác |
|
6211.39 |
- - Từ vật liệu dệt khác: |
|
6211.39.20 |
- - - Quần áo chống cháy |
|
6211.39.30 |
- - - Quần áo chống các chất hóa học hoặc phóng xạ |
|
6211.39.90 |
- - - Loại khác |
|
|
- Quần áo khác dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái: |
|
6211.42 |
- - Từ bông: |
|
6211.42.90 |
- - - Loại khác |
|
6211.43 |
- - Từ sợi nhân tạo: |
|
6211.43.30 |
- - - Bộ quần áo bảo hộ chống nổ |
|
6211.43.50 |
- - - Quần áo chống các chất hóa học, phóng xạ hoặc chống cháy |
|
6211.43.90 |
- - - Loại khác |
|
6211.49 |
- - Từ vật liệu dệt khác: |
|
6211.49.20 |
- - - Quần áo chống các chất hóa học, phóng xạ hoặc chống cháy |
|
6211.49.40 |
- - - Loại khác, từ lông cừu hoặc lông động vật loại mịn |
|
6211.49.90 |
- - - Loại khác |
Chương 65 |
65.04 |
Các loại mũ và các vật đội đầu khác, được làm bằng cách tết hoặc ghép các dải làm bằng chất liệu bất kỳ, đã hoặc chưa có lót hoặc trang trí. |
|
65.05 |
Các loại mũ và các vật đội đầu khác, dệt kim hoặc móc, hoặc làm từ ren, nỉ hoặc vải dệt khác, ở dạng mảnh (trừ dạng dải), đã hoặc chưa lót hoặc trang trí; lưới bao tóc bằng vật liệu bất kỳ, đã hoặc chưa có lót hoặc trang trí. |
|
6505.00.90 |
- Loại khác |
|
65.06 |
Mũ và các vật đội đầu khác, đã hoặc chưa lót hoặc trang trí. |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 69/2018/ND-CP |
Hanoi, May 15, 2018 |
ON GUIDELINES FOR THE LAW ON FOREIGN TRADE MANAGEMENT
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Commerce dated June 14, 2005;
Pursuant to the Law on Foreign Trade Management dated June 12, 2017;
Pursuant to the Law on Investment dated November 26, 2014 and the Law on the amendments to Article 6 and Appendix 4 in terms of the list of conditional lines of business of Law on Investment;
At the request of the Minister of Industry and Trade;
The Government promulgates a Decree on guidelines for the Law on Foreign Trade Management.
1. This Decree provides guidelines for the Law on Commerce and the Law on Foreign Trade Management in terms of:
a) international exchange of goods in the forms of the export and import; temporary importation; temporary exportation temporary exportation; merchanting trade; transit and other activities related to the international exchange of goods in accordance with regulations of Vietnam law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
b) dealing with disputes related to the imposition of measures for foreign trade management.
2. Personal belongings; baggage; goods serving the need of individuals with diplomatic status; gifts, donations, sample goods shall be regulated by the Government and the Prime Minister.
1. Regulatory authorities.
2. Traders engaging in foreign trade activities.
3. Other relevant domestic and foreign individuals and organizations.
MANAGEMENT OF EXPORT AND IMPORT
Article 3. Freedoms to export and import
1. A Vietnamese trader which is not a foreign-invested business entity may export, import and carry out other relevant activities without any dependence on its registered business lines except for the goods under the lists of prohibited exports and/or imports as prescribed in this Decree; other prohibited exports and/or imports as per the law; and goods temporarily ceased from export or import.
A branch of a Vietnamese trader shall carry on/conduct foreign trade according to the authorization of the trader.
2. Foreign-invested business entities, branches of foreign traders in Vietnam, when exporting or importing regulated by this Decree, shall carry out undertakings of Vietnam in treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory, tariff nomenclature and road map laid down by the Ministry of Industry and Trade and comply with this Decree and relevant law provisions.
3. Export and import of foreign traders without presence in Vietnam and other relevant organizations and individuals of countries and territories (hereinafter referred to as “countries”) that are members of World Trade Organization (WTO) and countries signing bilateral agreements with Vietnam shall be regulated by the Government.
Article 4. Procedures for export and import
1. For goods requiring export or import license, the exporter or importer shall obtain such a license issued by the involved Ministry or ministerial-level agency.
2. For goods only be exported or imported under given conditions, the exporter or importer must meet certain conditions as per the law.
3. For exports and imports subject to inspection prescribed in Article 65 of the Law on Foreign Trade Management, the exporter or importer shall have its goods inspected by the competent authorities as per the law.
4. For goods not prescribed in Clauses 1, 2, 3 hereof, the trader is only required to follow export or import procedures at the customs authority.
Article 5. Prohibited exports and imports
1. Prohibited exports and imports are regulated in legislative documents in force and the list of prohibited exports and imports in Appendix I thereto.
2. Pursuant to Appendix I thereto, Ministries and ministerial-level agencies shall publish details of prohibited exports and imports and HS headings with mutual consent of the Ministry of Industry and Trade in terms of the list of goods and with mutual consent of the Ministry of Finance in terms of HS headings.
3. The Prime Minister shall consider allowing export of goods prohibited from export; allowing import of goods prohibited from import to serve the special purposes, warranty, analysis, testing, scientific research, medicine, pharmaceutical production and national defense and security.
Article 6. The designation of exporters and importers
1. A list of goods exported or imported under form of designation of exporter and importer is issued together with Appendix II hereof.
2. The designation of exporters or importers shall be regulated by competent authorities prescribed in Appendix II hereof.
Article 7. Goods requiring export or import licenses, goods only be exported or imported under given conditions
1. A list of goods requiring export or import licenses, goods only be exported or imported under given conditions is issued together with Appendix III hereof.
2. Pursuant to Appendix III thereto, Ministries and ministerial-level agencies shall publish details of goods and HS headings with mutual consent of the Ministry of Industry and Trade in terms of the list of goods and with mutual consent of the Ministry of Finance in terms of HS headings.
3. Pursuant to Appendix III thereto, Ministries and ministerial-level agencies shall promulgate or request the competent authorities to promulgate guidelines for export or import licensing as per the law and grant license as prescribed.
4. According to administrative objectives in each period, the Minister of Industry and Trade shall determine the application of automatic import licenses or automatic import licenses as to certain goods.
Article 8. Certain goods exported or imported under particular regulations
1. Re-export of mainly-imported materials that the state guaranteed the foreign currency balance for import: If materials that are imported under state’s guarantee of foreign currency balance, they may only be re-exported if the payment is made in freely convertible foreign currency or a license issued by the Ministry of Industry and Trade is available. The Ministry of Industry and Trade shall publish the list of goods requiring license upon re-export for each period and apply it.
2. The Ministry of Industry and Trade shall provide guidelines for import of wood of all kinds from Vietnam’s neighbor countries in accordance with Vietnam's and their laws and regulations and related agreements or direction documents of the Prime Minister.
3. The export or import of goods serving national defense and security purposes shall be regulated by the Prime Minister. Pursuant to decisions made by the Prime Minister, Ministers of the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall govern the export or import licensing.
4. Goods to be imported, under the list prescribed in Appendix IV thereto, which likely exert a direct effect on national defense and security but not for the national defense and security purposes, shall require a given license issued by the Ministry of Industry and Trade with reference to the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security.
5. The import of used machinery, equipment, and technology lines shall be regulated by the Prime Minister.
Article 9. Application and procedures for export or import licensing
Regulations on application and procedures for export or import licensing prescribed in Clause 3 Article 7, Clause 4 Article 8 hereof and Clause 1 Article 14 of the Law on Foreign Trade Management are elaborated as follows:
1. Required application documents:
a) An application form for licensing: 1 original.
b) Investment certificate or business registration certificate, business registration certificate: 1 copy bearing the trader's stamp.
c) Relevant documentation as per the law.
2. Procedures for licensing:
a) The trader shall submit a set of required documents prescribed in Clause 1 hereof, in person, by post or online (if applicable), to the licensing ministry or ministerial-level agency.
b) If the required documents are incomplete or invalid or representations thereto are additionally required, the Ministry or ministerial-level agency shall, within 3 working days from the date on which the application is received, notify the trader of deficiencies and allow the trader to correct the deficiencies.
c) Unless the time limit for licensing is otherwise prescribed by law, within 10 working days from the date on which complete and valid required documents are received, Ministry or ministerial-level agency shall send a written response to the trader.
d) If it is required by law that the licensing ministry or ministerial-level agency must send advisory opinion requests to relevant agencies, the time limit for processing documents commences from the date on which the advisory opinion responses from relevant agencies are received.
dd) Approval for application for amendments to license, replacement license due to loss:
- Only documents relevant to changes need approval.
- The validity period of the amended license or replacement license may not last longer than that of the former license.
- If the application for amendment or replacement is refused, the competent authority must provide explanation in writing.
3. Ministries and ministerial-level agencies shall, based on the regulation laid down in this Decree and relevant law provisions, promulgate or request competent authorities to promulgate guidance on licensing applications and recipients of licensing applications.
Article 10. Certificate of Free Sale for imported goods
1. A list of goods is issued and the power to manage CFS are provided for in Appendix V hereof.
2. According to management requirements in every period and to the extent required in the list of goods prescribed in Clause 1 hereof, Ministries and ministerial-level agencies shall publish a detailed list of imported goods requiring CFS enclosed with HS headings.
3. A CFS must at least contain:
a) Name of CFS issuing authority.
b) CFS number and date of issue.
c) Goods eligible for CFS.
d) Type or category of goods eligible for CFS.
dd) Manufacturer’s name and address.
e) The CFS clearly indicates that the goods are produced and freely sold in the market or the country of production or the country by which the CFS is issued.
g) Full name and signature of the CFS signatory and seal of the CFS issuing authority.
4. Competent ministries and ministerial-levels shall provide guidelines for the circumstance that CFS is applicable to multiple shipments.
5. In certain circumstances, subject to requirement of Ministries and ministerial-levels, the CFS must be consularly legalized as per the law, unless it is eligible for consular legalization exemption as provided for in international treaties to which Vietnam is a signatory or in reliance on principle of reciprocity.
6. If there is reasonable doubts as to the authenticity of CFS or the imported goods do not match with the CFS contents, the competent authority shall send a request for verification to the CFS issuing authority.
Article 11. CFS for exported goods
1. Ministries and ministerial-level agencies empowered to issue CFS for exported goods shall issue a CFS when:
a) Receiving an application for CFS submitted by an exporter; and
b) Considering that goods have applied standards as per the regulations and laws in force.
2. The CFS for exported goods must be expressed in English and at least contain information prescribed in Clause 3 Article 10 hereof.
If an importing country requires the trader to submit a CFS using a form regulated by its regulations and laws, the CFS issuing authority shall issue the CFS according to such required form.
3. Procedures for issuance of CFS for exported goods
a) The trader shall send an application, in person, by post or online (if applicable) to the CFS issuing authority, including required documents below:
- An application form for CFS, stating description and HS head of the good, number of certificate of conformity with standards or registration number, standard number (if any), content of compounding materials (if any), and importing country: 1 original, expressed in Vietnamese and English.
- Investment certificate or business registration certificate, business registration certificate: 1 copy bearing the trader's stamp.
- List of manufacturing facilities (if any), including name and address of facilities, products manufactured for export: 1 original.
- A document of applied standards for the good enclosed with display (on label or packages or packaging manual thereto): 1 copy bearing the trader's stamp.
b) If the required documents are incomplete or invalid, the CFS issuing authority shall, within 3 working days from the date on which the application is received, notify the trader of deficiencies and allow the trader to correct the deficiencies.
c) If the required documents are complete and valid, the issuing authority shall issue the CFS within 3 working days from the receipt date. If the application is rejected, the CFS issuing authority shall provide explanation in writing.
d) The CFS issuing authority may undertake a verification visit to the facility if the verification of application gives insubstantial grounds for issuing a CFS or any breach of regulations associated with the former CFS is found.
dd) The trader may request number of CFS to be issued.
e) If the trader wishes to amend the CFS or have the CFS which is lost replaced, it shall send an application for amendment or replacement and required documents to the CFS issuing authority. Within 3 working days from the date on which a complete and valid application is received, the CFS issuing authority shall consider amending the CFS or grant a duplicate to the trader.
4. The Ministry or ministerial-level agency shall revoke the CFS if:
a) The exporter falsifies the documentary evidence or documents; or
b) CFS is issued for goods that are not conformable to applied standards.
TEMPORARY IMPORTATION, TEMPORARY EXPORTATION AND MERCHANTING TRADE
Article 12. Prohibition and suspension of temporary importation and merchanting trade
1. A list of goods prohibited from temporary importation and merchanting trade is provided in Appendix VI thereto.
2. The list of goods prescribed in Clause 1 hereof shall not apply to the case of merchanting trade transaction where goods move from the exporting to the importing country, without going through Vietnam’s checkpoints.
3. In order to prevent environmental pollution, epidemics, effects on human health or life, illegal transshipment and the risk of commercial fraud, the Minister of Industry and Trade shall publish details of goods subject to the suspension of temporary importation and merchanting trade and publish the list of those goods together with HS headings.
Article 13. Temporary importation
1. A Vietnamese trader is entitled to do temporary importation regardless of its lines of business that are registered, in particular:
a) The trader must meet conditions prescribed in Section 2 of this Chapter if the goods to be temporarily imported must qualify certain conditions.
b) The trader must obtain a license to trade in temporary importation issued by the Ministry of Industry and Trade if the goods to be temporarily imported are included in the list of prohibited or suspended exports and imports, goods not be freely sold and used in Vietnam; goods subject to export and import quotas, tariff-rate quotas or requiring export or import licenses, Except for automatic export or import license. Required documents and procedures for licensing application are provided in Article 19, Article 20 hereof.
c) The trader will only carry out the procedures for temporary importation at the customs authority if the goods are not mentioned in Point a or Point b of this Article.
2. Foreign-invested business entities may only do temporary importation as prescribed in Article 15 hereof and are not allowed to do other types of temporary importation.
3. Goods being temporarily-imported shall be subject to the inspection and supervision of the customs authority from the importation until they are re-exported out of Vietnam.
Avoid subdividing goods transported by containers during the course of transportation of goods from the temporary import checkpoint to the area subject to customs supervision, the re-export place at the checkpoint, and the border crossings as prescribed.
If, subject to transport requirements, goods to be transported by containers must be changed or subdivided for re-export as regulated by customs authority.
4. The temporarily-imported goods may stay at Vietnam within 60 days from the date on which the customs procedures for temporary importation are completed. A trader, seeking for extension, may submit an application for extension to the Sub-department of Customs of district where the procedures for temporary import are processed; each extension period may not exceed 30 days and each temporarily imported shipment is only extended up to twice.
Upon expiry of such time limit, the trader must re-export the goods out of Vietnam or destroy them. If the goods then are imported in Vietnam, the trader must comply with regulations on management of import and taxation.
5. The temporary importation shall be undertaken in reliance on two separate contracts: The export contract and import contract signed with the trader of exporting country and importing country. The export contract may be signed either before or after the import contract.
6. The payment, under temporary importation, must comply with regulation on foreign exchange and guidelines of the State bank of Vietnam.
Article 14. Regulation of temporary importation
1. When goods are stuck at ports and checkpoints in a province, the People’s Committee of province shall direct specialized agencies shall adopt measures for releasing and regulation in the province and cooperate with the customs authority at the temporary import checkpoint in imposing measures for regulating temporarily imported goods from the temporary import checkpoint to the re-export checkpoint.
2. If the goods remain stuck at the ports and checkpoints regardless of application of the measures prescribed in Clause 1 hereof, In exceptional circumstances, the Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with the People's Committee of province, the General Department of Customs and Border Guard Command in regulating the temporarily imported goods as follows:
a) Issuing a document that requests traders to suspend temporary importation in Vietnam.
b) Suspending issuance of licenses to trade in temporary importation for goods prescribed in Point b Clause 1 Article 13 hereof.
Article 15. Other forms of temporary importation
1. Except for prohibited exports or imports; suspended exports or imports, a trader may temporarily import goods to Vietnam under a contract concluded with a foreign party for the purposes of the warranty and maintenance, lease, borrowing, use or other purposes for a specified period and re-export them out of Vietnam, in particular:
a) The trader shall obtain the temporary importation license if the goods have not been sold and used in Vietnam or are managed by export and import quotas, tariff-rate quotas or requiring export or import licenses, except that it obtained an automatic export or import license. Required documents and procedures for licensing application are provided in Article 19 and Article 20 hereof.
The Ministry of Industry and Trade shall issue temporary importation licenses for goods permitted to be sold and used freely in Vietnam in reliance on the written approval of the competent Ministry or ministerial-level agency in charge of such goods.
b) When putting goods prescribed in Point a Clause 1 of this Article into use in Vietnam, they must comply with regulations of the Ministry or ministerial-level agency in charge.
c) For goods not specified in Point a Clause 1 hereof, the trader will only carry out the procedures for temporary importation at the customs authority without requiring a temporary importation license.
2. The trader may temporarily import the good that was exported for recycling or warranty at the request of the foreign trader, and then re-export it to the foreign trader Procedures for temporary importation shall be carried out at the customs authority without requiring a temporary importation license.
3. Temporary importation of goods for displays, exhibition in trade fairs and exhibition.
a) The trader is entitled to temporarily import goods for the purpose of display or exhibition in trade fairs and exhibition, except for prohibited exports and imports; suspended exports and imports.
b) Procedures for temporary importation shall be carried out at the customs authority without requiring a temporary importation license.
c) The trader must comply with regulations on display in trade fairs and exhibition as provided in Section 3 and Section 4 Chapter IV of the Law on Commerce.
4. Except for prohibited exports and imports or suspended exports and imports, the trader shall follow the procedures for temporary importation at the customs authority without requiring a temporary importation license.
a) Temporarily importing goods for testing.
b) Temporarily importing spare parts under no contract for substitution or repairs purposes associated with foreign seagoing ships and aircrafts; temporarily importing spare parts for repairing seagoing ships and aircrafts under a contract concluded between a foreign ship-owner and a shipyard in Vietnam.
c) Temporarily importing vehicles that contain exported goods and imported goods according to the rotation method (Empty container with or without hanging hook and soft tray liner in container for liquid cargo).
5. Procedures for temporary importation of healthcare machinery and equipment from foreign organizations for healthcare delivery in Vietnam for humanitarian purpose; temporary importation of performance equipment, equipment for training and competition of art troupes, sports tournament and performance troupes shall be carried out at the customs authority without requiring a temporary importation license.
If healthcare machinery and equipment; performance equipment, equipment for training and competition to be temporarily imported are under the list of prohibited exports and imports; suspended exports and imports, or exports and imports requiring license or under given conditions, apart from customs dossiers as prescribed, following documents are also required:
a) A written permission of the competent authority giving reception of the healthcare group or the event group.
b) A written undertaking that the machinery and equipment will be used with proper purposes and as regulated by the competent authority giving the reception.
6. The Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security shall consider permitting temporary importation of weapons and military equipment being in service to national defense and security.
Article 16. Temporary import checkpoint
1. Goods shall be temporarily imported through international checkpoints and main checkpoints.
2. Goods shall be re-exported through secondary checkpoints and border crossings as follows:
a) The goods only are re-exported through secondary checkpoints or border crossings in a border-gate economic zone and through secondary checkpoints beyond the border-gate economic zone if a specialized authority as prescribed and infrastructure meeting state management requirements. The aforesaid checkpoints and border crossings shall be published by the People’s Committee of bordering provinces as those eligible for re-export of goods with mutual consent of the Ministry of National Defense, the Ministry of Finance, the Ministry of Industry and Trade, and the Ministry of Agriculture and Rural Development.
b) The People’s Committee of bordering province shall, according to the infrastructure of the secondary checkpoints and border crossings prescribed in Point a Clause 2 of this Article and loading and unloading capacity there, promulgate a Regulation on selection of traders eligible for re-export of temporarily imported goods under given conditions as prescribed in Article hereof and temporarily imported goods requiring license as prescribed in Point b Clause 1 Article 13 hereof.
c) The trader may have goods not mentioned in Point b Clause 2 hereof re-exported through secondary checkpoints or border crossings which are published as eligible for re-export of goods. The re-export procedures at customs authority.
3. Required application documents and procedures for selection of trader prescribed in Point b Clause 2 hereof:
a) The trader shall submit an application, in person, by post or online (if applicable), to the Service of Industry and Trade of bordering province where the secondary checkpoint or border crossing is located. Required application documents:
- An application for registration of goods to be re-exported through the secondary checkpoint or border crossing, stating the type of goods and the secondary checkpoint or border crossing: 1 original.
- A business registration certificate or a business registration certificate: 1 copy bearing the trader's stamp.
- Relevant documentation as regulated by the People’s Committee of bordering province (if any).
b) If the required documents are incomplete or invalid, the Department of Industry and Trade of bordering province shall, within 3 working days from the date on which the application is received, notify the trader of deficiencies and allow the trader to correct the deficiencies.
c) Within 7 working days from the date on which complete and valid applications are received, the Department of Industry and Trade shall submit a list of traders eligible for re-exporting goods through the secondary checkpoint or border crossing to the People’s Committee of bordering province for approval.
d) Within 10 working days from the receipt of the list from the Department of Industry and Trade, the People’s Committee of bordering province shall publish the list of traders eligible for re-exporting goods through the secondary checkpoint or border. If the application is refused, the People’s Committee of bordering province must provide explanation in writing.
dd) The People’s Committee of bordering province shall forward the aforementioned list to the Ministry of Industry and Trade for management.
e) Each President of People’s Committee of bordering province shall initiate and manage re-export of goods through secondary checkpoints and border crossings as prescribed in this Article and prevent smuggling and seepage (bring goods illegally into a country little by little and very difficult to control). The President of People’s Committee of bordering province shall be held accountable to the Prime Minister for any smuggling or seepage case and the re-export of goods through secondary checkpoints and border crossings in the province shall be suspended.
g) Annually, the People’s Committees of bordering provinces shall inspect to the extent that the traders adhere to laws and regulations for further revisions and remove names of traders committing violations against temporary importation from the list; and send a final report to the Ministry of Industry and Trade for management.
4. The temporary importation at other checkpoints or locations shall be regulated by the Prime Minister.
5. If foreign goods are sent to bonded houses for export or re-export through bordering provinces, the temporary import checkpoint for retention at the bonded house and export/re-export checkpoint shall follow regulations laid down in this Article.
Article 17. Temporary exportation
1. The trader is entitled to export goods temporarily for manufacture, execution, lease, borrowing or other purposes as follows:
a) The trader must obtain the license for temporary exportation issued by the Ministry of Industry and Trade if the goods to be temporarily exported are included in the list of prohibited or suspended exports and imports, goods subject to export and import quotas, tariff-rate quotas or requiring export or import licenses, except for automatic export or import license. Requirement documents and procedures for licensing application are provided in Article 19, Article 20 hereof.
b) For goods not specified in Point a Clause 1 hereof, the trader will only carry out the procedures for temporary exportation at the customs authority without requiring a temporary exportation license.
2. A trader, for the purpose warranty and maintenance, is entitled to temporarily export goods which are within the warranty period under an import contract or a warranty agreement concluded with a foreign party. Procedures for temporary exportation shall be carried out at the customs authority without requiring a temporary exportation license.
3. A trader, for the purpose warranty and maintenance, is entitled to temporarily export goods which are beyond the warranty period under an import contract or a warranty agreement concluded with a foreign party as follows:
a) The trader must obtain the license for temporary exportation issued by the Ministry of Industry and Trade if the goods to be temporarily exported are included in the list of prohibited or suspended exports and imports, goods subject to export and import quotas, tariff-rate quotas or requiring export or import licenses, except for automatic export or import license. Requirement documents and procedures for licensing application are provided in Article 19, Article 20 hereof.
b) Used consumables and used spare parts mentioned in the list of prohibited imports may not be temporary exported for the purpose of warranty or maintenance.
c) For goods not specified in Point a and Point b of this Clause, the trader will only carry out the procedures for temporary exportation at the customs authority without requiring a temporary exportation license.
4. The trader is entitled to temporarily export goods for trader fairs and exhibition. Procedures for temporary exportation shall be carried out at the customs authority without requiring a temporary exportation license.
Those goods prohibited from export may only be joined in trade fairs and exhibition abroad with the approval of the Prime Minister.
5. The movement of relics, antiques, and national treasures abroad for exhibition, display, research or preservation is regulated in the Law on Cultural Heritage.
6. The Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security shall consider permitting temporary exportation of weapons and military equipment being in service to national defense and security for repairs.
1. A Vietnamese trader is entitled to conduct merchanting trade transactions as follows:
a) The trader must obtain the license for merchanting transaction issued by the Ministry of Industry and Trade if the goods to be temporarily imported are included in the list of prohibited or suspended exports and imports, goods not be freely sold and used in Vietnam; goods subject to export and import quotas, tariff-rate quotas or requiring export or import licenses, except for automatic export or import license. If the goods move from the exporting country to the importing country, without entering the Vietnam’s checkpoints, the trader is not required to obtain a license for merchanting trade.
b) If the goods are not mentioned in Point a Clause 1 hereof, the trader is not required to obtain a license for merchanting trade issued by the Ministry of Industry and Trade.
2. Foreign-invested business entities may not conduct merchanting trader transactions.
3. The merchanting trade transaction will be conducted according to two separate contracts: A purchase contract and a sales contract concluded with the foreign trader. The purchase contract may be concluded before or after the sales contract.
4. The goods under merchanting trade transaction must be brought in and brought out of Vietnam at the same checkpoint area and subject to the inspections and supervisions carried out by the customs authority throughout such process.
5. The payment, under merchanting trade, must comply with regulation on foreign exchange and guidelines of the State bank of Vietnam.
Article 19. Application for license to trade in temporary importation; temporary importation license, temporary exportation license; merchanting trade license
1. Required application documents for temporary importation of goods prescribed in Point b Clause 1 Article 13 hereof:
a) An application for license to trade in temporary importation, stating the goods to be traded (description, HS headings, quantity, and value); import and export checkpoint: 1 original.
b) A business registration certificate or a business registration certificate: 1 copy bearing the trader's stamp.
c) An import contract and export contract concluded with the foreign trader: 1 copy bearing the trader's stamp each.
d) A report related to the license for temporary importation, indicating quantity of goods that was temporarily imported and exported: 1 original.
2. Required application documents for temporary importation of goods prescribed in Point a Clause 1 Article 15 hereof:
a) An application for license for temporary importation, stating the goods to be temporarily imported (description, HS headings, quantity, and value); purposes for temporary importation, import and export checkpoint: 1 original.
b) An investment certificate or a business registration certificate: 1 copy bearing the trader's stamp.
c) An agreement on lease or borrowing concluded with the foreign trader: 1 copy bearing the trader's stamp.
3. Required application documents for temporary exportation of goods prescribed in Point a Clause 1 and Point a Clause 3 Article 17 hereof:
a) An application for license for temporary exportation, stating the goods to be temporarily exported (description, HS headings, quantity, and value); purposes for temporary importation, import and export checkpoint: 1 original.
b) An investment certificate or a business registration certificate: 1 copy bearing the trader's stamp.
c) An agreement on repairs and warranty concluded with the foreign partner or agreement on lease or borrowing: 1 copy bearing the trader's stamp.
4. Required application documents for merchanting trade of goods prescribed in Point a Clause 1 Article 18 hereof:
a) An application for license for merchanting trade, stating the goods to be traded (description, HS headings, quantity, and value); import and export checkpoint: 1 original.
b) A business registration certificate or a business registration certificate: 1 copy bearing the trader's stamp.
c) A purchase contract and a sales contract concluded with the foreign trader: 1 copy bearing the trader's stamp each.
d) A report related to the merchanting trade license, indicating quantity of goods which were brought in and brought out of Vietnam: 1 original.
Article 20. Procedures for application for license to trade in temporary importation; temporary importation license, temporary exportation license; merchanting trade license
1. The trader shall submit a set of required documents prescribed in Article 19 hereof, in person, by post or online (if applicable), to the Ministry of Industry and Trade.
2. If the required documents are incomplete or invalid, the Ministry of Industry and Trade shall, within 3 working days from the date on which the application is received, notify the trader of deficiencies and allow the trader to correct the deficiencies.
3. Within 5 working days from the date on which a complete and valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall issue the license to the trader. If the application is refused, the Ministry of Industry and Trade shall provide explanation in writing.
A temporary importation license for goods not be freely sold and used in Vietnam prescribed in Point a Clause 1 Article 15 hereof shall be issued within 3 working days from the date on which the Ministry of Industry and Trade receives an approval from the competent Ministry or ministerial-level agency.
4. If the trader wishes to amend the license or have the license which is lost replaced, it shall send an application for amendment or replacement and required documents to the Ministry of Industry and Trade. Within 3 working days from the date on which a complete and valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall issue an amended license or a duplicate license.
Section 2. TRADING IN TEMPORARY IMPORTATION UNDER GIVEN CONDITIONS
Article 21. List of goods associated with trading in temporary importation under given conditions
Lists of c are issued thereto.
1. A list of frozen food associated with trading in temporary importation under given conditions in Appendix VII thereto.
2. A list of goods liable to special excise duty associated with trading in temporary importation under given conditions in Appendix VIII thereto.
3. A list of used goods associated with trading in temporary importation under given conditions in Appendix IX thereto.
Article 22. Specific regulations associated with trading in temporary importation under given conditions
1. A Vietnamese trader incorporated under Law on Enterprises (hereinafter referred to as Enterprise) is entitled to trade in temporary importation under given conditions when it meets requirements in Article 23, 24 or 25 hereof and obtains a temporary importation code granted by the Ministry of Industry and Trade.
2. Apart from regulations on trading in temporary importation in Articles 12, 13, 14 and 16 hereof, the Enterprise eligible for trading in temporary importation under given conditions shall comply with regulations below:
a) The Enterprise may not entrust or accept to act as a trustee to trade in temporary importation under given conditions.
b) The Enterprise may not have goods associated with trading in temporary importation under given conditions imported for domestic use
c) Regulations on bill of lading for goods associated with trading in temporary importation under given conditions:
- The bill of lading is nominative and non-transferrable.
- The bill of lading bears the temporary importation code.
- The bill of lading shall bear number of license for temporary importation issued by the Ministry of Industry and Trade against used goods mentioned in Appendix IX thereto.
Article 23. Conditions for trading in temporary importation of frozen food
An Enterprise must meet following conditions to trade in temporary importation of frozen food in Appendix VII thereto:
1. It posts a bond of VND 10 billion at a credit institution in province where the Enterprise’s warehouse or storage yard is located as prescribed in Clause 2 hereof.
2. It has warehouses and storage yards in service to trading in temporary importation of frozen food:
a) Each warehouse or storage yard has capacity of at least 40-feet frozen containers and at least 1.500 m2, separated by railings, at least 2.5m high, has roads for semi-trailers to move in and out of the warehouse or storage yard; has entrance gate and signs of companies using it.
b) Each warehouse or storage yard has adequate electricity source (including electrical grid and electricity generator with equivalent capacity) and dedicated equipment to operate frozen containers according to the capacity of the warehouse or storage yard.
c) Each warehouse or storage yard must be owned by the Enterprise or leased under a lease agreement; located in a planned area for system of warehouses and storage yards serving trading in temporary importation of frozen food or an area regulated by the People’s Committee of bordering province with mutual consent of the Ministry of National Defense, the Ministry of Finance and the Ministry of Industry and Trade.
Article 24. Conditions for trading in temporary importation of goods liable to special excise duty
An Enterprise wishing to trade in temporary importation of goods liable to special excise duty included in Appendix VII thereto must post a bond of VND 7 billion at a credit institution in the province where the Enterprise is issued with a business registration certificate.
Article 25. Conditions for trading in temporary importation of used goods
An Enterprise wishing to trade in temporary importation of used goods included in Appendix IX thereto must post a bond of VND 7 billion at a credit institution in the province where the Enterprise is issued with a business registration certificate.
Article 26. Temporary importation code
1. The Ministry of Industry and Trade shall grant temporary importation code to an Enterprise meeting conditions prescribed in Article 23, 24 or 25 hereof.
2. A temporary importation code prescribed in this Article is a separate code for every category of goods. The holder of temporary importation code for a specific category may only trade in temporary importation of goods within that category.
3. A warehouse or storage yard which is declared to prove that the Enterprise meets business conditions to enable the temporary importation code to be issued may not be leased to another Enterprise for the application for temporary importation code of frozen food.
4. If foreign goods are sent to a bonded warehouse for export or re-export through Northern bordering provinces, only an Enterprise obtaining the temporary importation code for that category of goods Good sent at bonded warehouses shall be regulated by laws and regulations on customs.
5. If an Enterprise does not re-export goods prescribed in Appendix VII, VIII, and IX hereof through Northern checkpoints, it will not be considered as trading in temporary importation under given conditions and no temporary importation code is required. In exceptional circumstances and in compliance with management requirements, the Ministry of Industry and Trade reports cases in which temporary importation codes are granted to Enterprises trading in temporary importation of goods sent at bonded houses for export or re-export through checkpoints not in Northern area to the Prime Minister.
Article 27. Application and procedures for issuance of temporary importation code
1. An Enterprise seeking for a temporary importation code shall submit an application, in person, by post or online (if applicable) to the Ministry of Industry and Trade. Required application documents:
a) An application for temporary importation code: 1 original.
b) A business registration certificate or a business registration certificate: 1 copy bearing the Enterprise’s stamp.
c) A document made by a credit institution confirming that the Enterprise posted a bond as prescribed in Clause 1 Article 23, 24 or 25 hereof: 1 original.
d) A document proving that the Enterprise owned a warehouse or storage yard or lease agreement of warehouse or storage yard in service of trading in temporary importation of frozen food as prescribed in Clause 2 Article 23 hereof: 1 copy bearing the Enterprise’s stamp.
dd) A document made by the electricity authority in administrative division where the Enterprise’s warehouse or storage yard is located confirming that it has electrical grid capable of operating frozen containers by capacity: 1 original.
If the Enterprise applies for temporary importation code of goods liable to special excise duty or used goods, documents prescribed in Point d and dd Clause 1 hereof are not required.
2. If the required documents are incomplete or invalid , the Ministry of Industry and Trade shall, within 3 working days from the date on which the application is received, notify the Enterprise of deficiencies and allow the Enterprise to correct the deficiencies.
3. From the date on which a complete and valid application for temporary importation code of frozen food is received, within 7 working days, the Ministry of Industry and Trade shall examine the application and empower the Department of Industry and Trade of province where the Enterprise’s warehouse or storage yard is located to undertake a verification visit to confirm its conditions. Within 7 working days from the date on which a document determining whether the warehouse or storage yard conditions are met, the Ministry of Industry and Trade shall consider issuing the temporary importation code of frozen food to the Enterprise.
From the date on which a complete and valid application for temporary importation code of goods liable to special excise duty or used goods is received, within 7 working days, the Ministry of Industry and Trade shall consider issuing the temporary importation code of frozen food to the Enterprise.
If the application is refused, the Ministry of Industry and Trade shall provide explanation in writing.
4. If the Enterprise wishes to amend the temporary importation code or have the temporary importation code which is lost replaced, it shall send an application for amendment or replacement and required documents to the Ministry of Industry and Trade. Within 5 working days from the date on which a complete and valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall issue an amended license or a duplicate temporary importation code.
5. If documents in the application for temporary importation code need further verification, the processing period prescribed in Clause 3 and Clause 4 hereof shall commence from the date on which the Ministry of Industry and Trade receives written responses from relevant agencies as to the verification.
Article 28. Revocation of temporary importation code
1. The Ministry of Industry and Trade shall revoke temporary importation code at the request of an Enterprise according to confirmation of relevant agencies if:
a) The Enterprise re-exported all of temporarily imported goods out of Vietnam.
b) The Enterprise fulfilled obligations arising in the course of transport and retention of temporarily imported goods as prescribed in this Decree (if any).
2. The Ministry of Industry and Trade shall revoke temporary importation code if the Enterprise:
a) Falsified that it had met all conditions as prescribed in this Decree.
b) Fails to maintain conditions prescribed in this Decree while using the temporary importation code.
c) Fails to pay extra amount to the bond within 30 days from the date on which the Ministry of Industry and Trade gives a notice as prescribed in Clause 2 Article 30 hereof.
d) Fails to comply with the request made by the competent authority in terms of regulation of temporarily imported goods prescribed in Article 14 hereof.
dd) Trades in temporary importation without any license for temporary importation issued by the Ministry of Industry and Trade as prescribed.
e) Trades in temporary importation of goods prohibited or suspended from temporary importation.
g) Refuses obligation under the signed import contract against shipments arrived at the port or Vietnam’s checkpoint.
h) Brings temporarily-imported goods into local market without any permission.
i) Breaks the customs seal as to temporarily-imported goods without any permission.
3. Enterprises having their temporary importation codes revoked prescribed in Points a, b, c, d, dd, h, I Clause 2 hereof may not be reissued with other temporary importation codes within 2 years from the date of revocation.
4. Enterprises having their temporary importation codes revoked prescribed in Points e, g Clause 2 hereof may not be reissued with any temporary importation code.
Article 29. Suspending validity of temporary importation code
1. The Ministry of Industry and Trade shall consider suspending validity of temporary importation code obtained by an Enterprise having its violation investigated by the specialized agency as prescribed in this Decree or at the request of such specialized agency.
2. The temporary importation code shall have its validity period suspended within 3 month, 6 month or 1 year as the case may be or at the request of the specialized agency.
Article 30. Managing, using and refunding bond
1. The credit institution where the Enterprise posted a bond shall manage the bond and keep the Ministry of Industry and Trade informed of any change in such amount or when the bond is set aside to cover expenses incurred based on a competent enforcement authority’s decision against the Enterprise’s violation, if any.
2. If the Enterprise fails to pay the expenses prescribed in Clause 4 Article 31 hereof, the People’s Committee of province shall, according to the request and decision against Enterprise’s violation issued by the competent enforcement authority, send a request to the aforesaid credit institution to set aside an amount of bond to cover such expenses.
The abovementioned competent enforcement authority and People’s Committee of province shall notify the Ministry of Industry and Trade of the action against violation and the bond; the Ministry of Industry and Trade shall then request the Enterprise to pay extra amount to the bond as prescribed before resumption of trading in temporary importation.
3. An Enterprise may be refunded all of bond or the amount remaining after payment of expenses prescribed in Clause 4 Article 31 hereof (if any) in any of the following cases:
a) The Enterprise is not issued with a temporary importation code by the Ministry of Industry and Trade. The bond which was posted shall be refunded to the Enterprise in reliance on a written response made by the Ministry of Industry and Trade that temporary importation code may not be issued.
b) The Ministry of Industry and Trade shall revoke temporary importation code at the request of the Enterprise as prescribed in Clause 1 Article 28 hereof.
c) The Enterprise shall have its temporary importation code revoked as prescribed in Clause 2 Article 28 hereof.
d) In the case of circumstances prescribed in Point b, Point c Clause 3 hereof, the bond posted by the Enterprise shall be refunded in reliance on a decision on revocation of temporary importation code issued by the Ministry of Industry and Trade.
Article 31. Responsibilities of Enterprise obtaining temporary importation code
1. Maintain conditions prescribed in this Decree whilst the Enterprise uses the temporary importation code.
2. Strictly releasing frozen good at ports and checkpoints and delivering them to its warehouse or storage yard as the request of competent authority in case of stucking.
3. Collect and treat waste and sewage to prevent epidemic diseases and maintain environment hygiene at the warehouse or storage yard to serve the trading in temporary importation of frozen food.
4. Pay all of following expenditures on (if incurred):
a) Treatment of environment if the goods of Enterprise cause environment pollution while they are retained and temporarily imported in Vietnam
b) Destruction of goods failing to be re-exported and temporarily imported goods inconsistent with declaration).
c) Other expenses incurred upon the Enterprise’s violation against regulation on trading in temporary importation and bonded warehouses.
5. Send quarterly reports on temporary importation of goods in Appendix VII, VIII and IX of this Decree using the form regulated by the Ministry of Industry and Trade.
Section 3. DESIGNATING MANAGEMENT OF TEMPORARY IMPORTATION; TEMPORARY EXPORTATION, MERCHANTING TRADE
Article 32. The Ministry of Industry and Trade
1. Expedite and guide Ministries, regulatory bodies, and local governments to implement, inspect and cooperate with relevant organizations and traders in inspecting the temporary importation, temporary exportation, and merchanting trade in this Decree.
2. Inspect and determine or empower the Department of Industry and Trade to inspect and determine if Enterprises meet warehouse or storage yard conditions to trade in temporary importation of frozen food.
3. Carry out regulation of goods in necessary cases as prescribed in this Decree.
Article 33. People’s Committee of province
1. Initiate planning, invest in traffic infrastructure, the system of warehouse or storage yard, material handling, areas intended for gathering goods, areas intended for re-export and other conditions, facilitate the trading in temporary importation, merchanting trade, and storage of goods at the re-export area.
2. Evaluate the need and potential development of trade in temporary importation of frozen food in the province; set forth areas where the system of warehouses and storage yards intended for trading in temporary importation of frozen food is located with the mutual consent of the Ministry of National Defense, the Ministry of Finance, the General Department of Customs, Border Guard Command and the Ministry of Industry and Trade.
3. Take charge and cooperate with relevant Ministries and agencies in managing and administering the trading in temporary importation and merchanting trade in the province and be held accountable to the Government and the Prime Minister for that scope of management.
4. Cooperate with relevant Ministries and agencies in forming inspecting forces and providing them facilities, sufficient to serve the inspection and supervision of temporarily-imported goods and merchanting trade goods in circulation in the province, meeting requirements pertaining to national defense and security, social order and security, preventing trade fraud, seepage, tax evasion, and environment pollution.
5. Take charge and cooperate with relevant Ministries and agencies in adopting measures for regulation of temporarily-imported goods and merchanting trade goods in case of stucking in the province; notify the Ministry of Industry and Trade in a timely manner of delivery of goods in the province and propose measures against stucking at ports and checkpoints.
6. Take charge and reach a consensus with Ministries and agencies on secondary checkpoints or border crossings in a border-gate economic zone and secondary checkpoints beyond the border-gate economic zone eligible for re-export of goods before publishing them when adequate specialized authorities and techniques are in place.
7. Collect fees from temporarily-imported goods in accordance with guidance of the Ministry of Finance with a view to increase budget revenues, and in return, serve the investment and upgrade of traffic system, yards, protect environment and protect security and order at checkpoints.
8. Communicate in a timely manner of changes in marine trade policy of neighbor countries to the Ministry of Industry and Trade and traders in order for them to plan regulation of temporarily imported goods and avoid stucking at ports and checkpoints.
9. Direct the Department of Industry and Trade of province to:
a) Regularly inspect Enterprises to determine whether they maintain meeting temporary importation conditions and notify the Ministry of Industry and Trade of those failing to meet conditions as prescribed in this Decree.
b) Send quarterly reports to the Ministry of Industry and Trade on trading in temporary importation and the extent to which Enterprises adhere to regulations on trading in temporary importation and border checkpoint in the province.
c) Under authorization of the Ministry of Industry and Trade, inspect warehouses or storage yards and verify required documents in terms of business requirements as prescribed in this Decree.
d) Notify the Ministry of Industry and Trade of violations against regulations on trading in temporary importation and merchanting trade in the province for cooperation.
Article 34. General Department of Customs
1. According to its duties as per the law, implement and inspect temporarily imported goods closely from bring them into Vietnam until they are actually re-exported out of Vietnam as prescribed in laws and regulations on customs.
2. Send quarterly reports on information and statistics in terms of trading in temporary importation to the Ministry of Industry and Trade and send irregular reports to the Ministry of Industry and Trade, upon request.
3. Notify the Ministry of Industry and Trade and People’s Committee of province of one of following cases:
a) An Enterprise commits violations against regulations on trading in temporary importation and merchanting trade.
b) Temporarily-imported goods or merchanting trade goods are stuck at ports or checkpoints.
Article 35. General provisions of transit of goods
1. Transit of goods
a) The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with the Ministry of Public Security and Ministry of National Defense in requesting the Prime Minister to consider giving permission for the transit of goods that are weapons, explosive materials, explosive precursors and combat gear.
b) The Minister of Industry and Trade shall consider issuing the license for transit of goods under the list of prohibited or suspended exports and imports or goods prohibited from trading in accordance with regulations of law.
c) For goods not mentioned in Point a, Point b Clause 1 hereof, procedures for transit of goods shall be carried out at the customs authority.
2. Transshipment of goods
If the good prescribed in Point b Clause 1 hereof is delivered by seaway from a foreign country to the transshipment zone at a seaport, and sent to another foreign country afterwards or delivered to a transshipment zone at another wharf or seaport before sending it to another foreign country, the transshipment procedures is regulated by the Ministry of Finance, without requiring the license of the Ministry of Industry and Trade.
3. In case of agreements on transit of goods through the territory of Vietnam between Vietnam and Vietnam's neighbor countries, guidance of the Ministry of Industry and Trade shall prevail.
4. The transport of goods under list of highly dangerous goods in transit within Vietnam’s territory shall be done in accordance with Vietnam’s regulations and laws on transport of dangerous goods and relevant international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory.
5. Owner of goods in transit must pay customs fees and other fees for goods in transit as prescribed in Vietnam's laws and regulations in force.
Article 36. Application and procedures for issuance of license for transit of goods
1. If a good owner wishes to apply for transit of weapons, explosives, explosive precursors, or combat gear.
a) Such good owner shall submit an application, in person, by post or online (if applicable), to the Ministry of Industry and Trade. Required application documents:
- An application for transit of goods (stating description, HS headings, quantity and value); means of transport; transport routes: 1 original.
- Transport agreement: 1 original.
- A written request which is sent by a designated competent authority of the country from which the goods are proposed for transit to the Minister of Industry and Trade: 1 original.
b) If the required documents are incomplete or invalid , the Ministry of Industry and Trade shall, within 3 working days from the date on which the application is received, notify the good owner of deficiencies and allow the good owner to correct the deficiencies.
c) Within 7 working days from the date on which the complete and valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall consult with the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security.
d) Within 5 working days from the date on which the consultation request from the Ministry of Industry and Trade is received, the Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall send a written response.
dd) Within 5 working days from the date on which written responses from the Ministry of National Defense, the Ministry of Public Security are received, the Ministry of Industry and Trade shall submit the application to the Prime Minister for consideration.
e) Within 5 working days from the date on which the response made by Prime Minister is received, the Ministry of Industry and Trade shall give a written reply to the good owner.
2. If a good owner wishes to apply for transit of goods banned or suspended from export, import; goods banned from business as per the law:
a) Such good owner shall submit an application prescribed in Point a Clause 1 hereof, in person, by post or online (if applicable), to the Ministry of Industry and Trade.
b) If the required documents are incomplete or invalid , the Ministry of Industry and Trade shall, within 3 working days from the date on which the application is received, notify the good owner of deficiencies and allow the good owner to correct the deficiencies.
c) Within 7 working days from the date on which a complete and valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall issue the license for transit to the good owner.
d) If the application is refused, the Ministry of Industry and Trade shall provide explanation in writing.
dd) If the good owner wishes to amend the license or have the license which is lost replaced, it shall send an application for amendment or replacement and required documents to the Ministry of Industry and Trade. Within 3 working days from the date on which a complete and valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall issue an amended license or a duplicate license.
Article 37. Good transit trader
A trader that had its freight forwarding and transport line of business registered is entitled to deliver goods to transit within Vietnam’s territory for a foreign good owner.
PROCESSING OF GOODS INVOLVING FOREIGN ELEMENTS
Section 1. RECEIVING ORDER OF PROCESSING OF GOODS FOR FOREIGN TRADERS
Article 38. Processing of goods for foreign traders
1. A trader may receive an order of processing legal goods for a foreign trader, except for goods under the list of prohibited or suspended exports and imports.
2. In case of goods under list of lines of business under given conditions, the traders must satisfy these given conditions to receive order of outward processing.
3. In case of goods to be imported where traders are designated under authority of the State bank of Vietnam, the processing of such goods is regulated by the State bank of Vietnam.
4. In case of exported goods and imported goods requiring license, a trader may only enter into a processing contract with a foreign trader after obtaining a license issued by the Ministry of Industry and Trade.
Application and procedures for licensing:
a) The trader shall submit an application for processing license, in person, by post or online (if applicable), to the Ministry of Industry and Trade. Required application documents:
- An application for processing license, stating contents prescribed in Article 39 hereof: 1 original.
- An investment certificate or a business registration certificate: 1 copy bearing the trader's stamp.
- A certificate of eligibility for business (if any): 1 copy bearing the trader's stamp.
b) If the required documents are incomplete or invalid , the Ministry of Industry and Trade shall, within 3 working days from the date on which the application is received, notify the trader of deficiencies and allow the trader to correct the deficiencies.
c) Within 5 working days from the date on which the complete and valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall consult with Ministries or ministerial-level agencies.
d) Within 5 working days from the date on which the consultation request from the Ministry of Industry and Trade is received, the Ministries and ministerial-level agencies shall send a written response.
dd) Within 5 working days from the date on which written responses from the Ministry of Industry and Trade are received, the Ministry of Industry and Trade shall issue a processing license to the trader. If the application is refused, the Ministry of Industry and Trade shall provide explanation in writing.
e) If a trader obtains a certificate of eligibility to manufacture the good that a foreign trader intends to place a processing order, the Ministry of Industry and Trade shall consider issuing a license to the trader within 5 working days from the date on which the complete and valid application is received without consultation with Ministries and ministerial-level agencies as prescribed in Point c Clause 3 hereof.
g) If the trader wishes to amend the license or have the license which is lost replaced, it shall send an application for amendment or replacement and required documents to the Ministry of Industry and Trade. Within 5 working days from the date on which a complete and valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall issue an amended license or a duplicate license.
Article 39. Processing contract
The processing must be made in writing or another equivalent form as prescribed in the Law on Commerce and contain at least:
1. Name and address of the contracting parties and processor.
2. Name and quantity of processed products.
3. Price.
4. Payment period and methods of payment.
5. A list of materials to be imported and locally produced materials (if any) for processing, quantity and value thereof; amount of required material for each finished unit, quota for consumables and material wastage rate in processing.
6. A list of machinery and equipment to be leased, borrowed or given for processing (if any) and value thereof.
7. Actions against scrap, wreckage and rules for actions against leased or borrowed machinery and equipment, and oversupplied materials after the processing contract finishes.
8. Delivery place and time.
9. Trademarks and geographical indications.
10. The contract term.
Article 40. Amount of required material for each finished unit, required wastage for each finished unit and wastage rate
1. The amount of required material for each finished unit, required portion of material lost in manufacturing process (hereinafter referred to as wastage) for each finished unit and wastage rate are agreed upon by contracting parties, taking into account of quotas and wastage rate formed in the manufacturing and processing industry at the contracting time.
2. The legal representative of the processor shall take legal responsibility for use of imported materials with proper processing purpose and determine correct amount of required material for each finished unit, required wastage for each finished unit, and wastage rate.
Article 41. Leasing, borrowing or importing machinery of ordering party to perform the processing contract
The processor is entitled to lease or borrow machinery of ordering party to perform the processing contract. The leasing, borrowing or giving of such machinery and equipment shall be agreed upon in the whose creditors cease to exist processing contract.
Article 42. Rights and obligations of the ordering party and processor
1. The ordering party shall have rights and obligations to:
a) Give the whole or a part of materials for processing purpose as specified in the processing contract.
b) Receive the finished products; machinery and equipment leased or lent to the ordering party; and materials, ancillary materials, waste and scrap after the contract finalization, unless they are eligible for in-country export, destruction, donation or giving as prescribed in this Decree.
c) Have experts come to Vietnam to provide guidance on production engineering and quality inspection of processed products as agreed upon in the processing contract.
d) Take responsibility for right to use trademarks and geographical indications.
dd) Comply with laws and regulations of Vietnam on processing activities and terms and conditions mentioned in the signed processing contract.
e) Carry out in-country export of processed products; leased or borrowed machinery and equipment; oversupplied materials ; and scrap and waste according to agreements between involved parties, in accordance with regulations of law in force on management of export and import and fulfill tax liabilities and other financial obligations as per the law.
2. The processor shall have rights and obligations to:
a) Be eligible for export duty or import duty exemption in accordance with regulations of law on taxation associated with temporarily imported goods according to the given amount of required material for each finished unit and wastage rate to perform the processing contract and associated with processed exports.
b) Have other traders to perform the processing.
c) Receive partly or wholly materials for processing as mentioned in the processing contract; pay export duty on locally-acquired materials as prescribed in the Law on export and import duty.
d) Receive payment in kind as processed products from the ordering party, other than goods under the lists of prohibited or suspended imports. In case of goods under list of imported goods requiring license or under given conditions, the regulations on such license and conditions shall apply.
dd) Comply with laws and regulations of Vietnam on export or import processing, local good production and terms and conditions of the signed processing contract.
e) Carry out procedures for in-country export of processed products, leased or borrowed machinery and equipment, oversupplied materials, waste and scrap as authorized by the ordering party.
3. Conditions for in-country export or import of processed products, leased or borrowed machinery and equipment, oversupplied materials, waste and scrap prescribed in Point e Clause 1 and Point e Clause 2 of this Article:
a) Compliance with regulations on management of export and import, taxation and other financial obligations as per the law.
b) A contract concluded between the foreign trader or duly authorized person of foreign trader and the importer.
Article 43. Further processing
The trader is entitled to conduct further processing, in specific:
1. The processed products of a processing contract will be used as materials for another processing contract in Vietnam.
2. The processed products of the former processing contract shall be transferred to the trader according to designation of the ordering party for the latter processing product.
Article 44. Notification, completion, and final statement of processing contract
1. Prior to performance of the processing contract, the involved party shall notify customs authority of the processing contract. When the processing contract terminates or expires, contracting parties shall finalize it and send a final accounts in terms of use of materials and exported products to the customs authority.
The Ministry of Finance shall provide guidelines for notification of processing contract and final accounts of processing to the customs authority.
2. The processing contract shall be finalized according to quantity of imported materials and exported products according to the amount of required material for each finished unit and the required wastage for each finished unit and wastage rate as specified in the processing contract.
The processing contract shall be liquidated according to the imported materials and re-exported materials/products according to the amount of required material for each finished unit, the required wastage for each finished unit, and wastage rate in accordance with the contract.
3. Machinery and equipment borrowed or leased under the contract; oversupplied materials, scrap and waste shall be treated under the processing contract in accordance with Vietnam’s law.
4. The destruction of scrap and waste (if any) only be permitted following a written permission by Department of Natural Resources and Environment and under supervision of the customs authority. If they are not permitted to be destroyed in Vietnam, they must be re-exported according to designation of the ordering party.
5. The giving of machinery and equipment, materials, scrap and waste shall be done as follows:
a) The ordering party must make a document which confirms the giving.
b) The recipient shall make the import declaration in accordance with regulations on import, pay import duty and other taxes (if any) and have the property registered in accordance with applicable regulations and laws.
c) If the amount of scrap which is permitted for import is within the amount of required material for each finished unit and wastage rate, importation declaration is not required and import duty exemption is granted; but VAT and corporate income tax must be paid.
Article 45. Customs procedures
The Ministry of Finance shall provide guidelines for customs procedures and financial obligations as to outward processing products and monitor the export and import in conjunction with the processing contract.
Article 46. Other processing forms, repairs and recycling of machinery and equipment
The Prime Minister shall consider permitting the processing of goods prohibited or suspended from export or import for foreign trader.
Article 47. Contract manufacturing of military uniform
1. Military uniforms, laid down in this Article, shall be understood as uniforms worn by members of foreign armed forces, manufactured according to single model and specifications, and worn in accordance with rules of foreign armed forces. The list of military uniforms for foreign armed forces is provided in Appendix X thereto.
The textile and apparel product under this list other than military uniforms for foreign armed forces does not require compliance with this Article.
2. The military uniforms manufactured for foreign armed forces may not be sold in Vietnam.
3. The raw materials used for manufacture of military uniforms for foreign armed forces are subject to supervision of customs authorities from their import until the finished military uniforms are exported out of Vietnam.
4. Required application documents for license to manufacture military uniforms for foreign armed forces:
a) An application for licensing, stating good description, quantity, value; port of destination: 1 original.
b) business registration certificate or investment certificate: 1 copy bearing the trader’s stamp.
c) An order or a proposal for concluding contract enclosed with 2 colored photos or a sample of finished product: 2 copies bearing the trader’s stamp.
The order or proposal for concluding contract must at least contain: Full name, address and telephone number of the ordering party and contracting manufacturer, product description, quantity, value or price, payment period and method, delivery place and time.
d) Apart from required documents prescribed in Point a, Point b, Point c Clause 4 hereof, the trader must also submit one of the following documents:
- An agreement on procurement of military uniforms between the ordering party and the authority in charge of procurement and logistics for foreign armed forces.
- A document confirming the armed forces as end-user of the finished military uniforms manufactured in Vietnam made by the authority in charge of procurement and logistics for the foreign armed forces, or the authority of the country of ordering party, or diplomatic mission of the country that places the manufacturing order at Vietnam.
The document must contain at least: The importing country, name of armed force; name of ordering party; name of Vietnam’s trader receiving the manufacturing order.
The documents prescribed in Point d Clause 4 hereof must be consularly legalized as prescribed.
dd) Particularly for United States market, the trader must submit a copy of manufacturer’s identification number of textile and garment exports to the US issued by the Ministry of Industry and Trade.
5. Procedures for issuance of license to manufacture military uniforms for foreign armed forces
a) The trader shall submit a set of required application documents as prescribed in Clause 4 hereof, in person, by post or online (if applicable), to the Ministry of Industry and Trade.
b) If the required documents are incomplete or invalid, within 3 working days from the date on which the application is received, the Ministry of Industry and Trade shall notify the trader of deficiencies and allow the trader to correct the deficiencies.
c) Within 7 working days from the date on which the complete and valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall send a consultation request to the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security.
d) Within 5 working days, from the date on which the consultation request from the Ministry of Industry and Trade is received, the Ministry of National Defense or Ministry of Public Security shall send a written response.
dd) Within 5 working days, from the date on which the written responses from the Ministry of National Defense or Ministry of Public Security are received, the Ministry of Industry and Trade shall issue a license to the trader. If the application is refused, the Ministry of Industry and Trade shall provide explanation in writing.
e) If the trader wishes to amend the license or have the license which is lost replaced, it shall send an application for amendment or replacement and required documents to the Ministry of Industry and Trade. Within 5 working days from the date on which a complete and valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall issue an amended license or a duplicate license. If the application is refused, the Ministry of Industry and Trade shall provide explanation in writing.
g) The Ministry of Industry and Trade shall revoke a license if the trader falsified the application or use the license improperly.
6. Responsibilities of contracting manufacturer of military uniform
a) Export the entire of finished military uniforms manufactured in Vietnam; do not use or sell finished military uniforms in Vietnam.
b) Re-export or destroy all of redundant imported samples and scrap in accordance with applicable regulations and laws, under supervision of the Ministry of National Defense, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Industry and Trade and the General Department of Customs.
c) Facilitate and provide documentation at request of licensing authority and relevant agencies when an inspection visit to the manufacturing facility is undertaken after obtaining the license.
d) Take legal liability for accuracy and truthfulness of declaration in the application.
7. The contract manufacturing shall be undertaken in accordance with this Article and regulations on contract manufacturing involving foreign elements prescribed in Chapter V hereof.
8. Import of military uniform sample
a) A trader obtaining a license to manufacture military uniform for foreign armed forces prescribed in Article 47 hereof is entitled to import the military uniform sample.
b) If the trader has not issued with a license to manufacture military uniform, it may import the military uniform samples for examination in advance following the procedures below:
- The trader submits an application for registration of importing military uniform samples, stating description, quantity, ordering country, end-user, enclosed with 2 colored photos and a finished product sample, in person, by post or online (if applicable), to the Ministry of Industry and Trade.
- If the required documents are incomplete or invalid, within 3 working days from the date on which the application is received, the Ministry of Industry and Trade shall notify the trader of deficiencies and allow the trader to correct the deficiencies
- Within 7 working days from the date on which the complete and valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall send a consultation request to the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security.
- Within 5 working days, from the date on which the consultation request from the Ministry of Industry and Trade is received, the Ministry of National Defense or Ministry of Public Security shall send a written response.
- Within 5 working days, from the date on which the written responses from the Ministry of National Defense or Ministry of Public Security are received, the Ministry of Industry and Trade shall permit the trader to import the sample. If the application is refused, the Ministry of Industry and Trade shall provide explanation in writing.
c) The number of imported military uniform sample prescribed in this Article is up to 5 samples per product code.
Section 2. PLACING ORDER TO PROCESS GOODS ABROAD
Article 48. Processing contract and customs procedures
Processing contract and customs procedures shall be done in accordance with Article 39 and Article 45 hereof.
Article 49. Rights and obligations of trader placing order to process goods abroad
1. Comply with regulation on management of processing of goods abroad as prescribed in Article 52 of the Law on Foreign Trade Management.
2. Take responsibility for right to use trademarks and geographical indications.
3. Temporally export machinery and equipment, materials or conduct merchanting trade transactions of machinery, equipment or materials from a third country to the ordering party to perform the processing contract.
4. Re-import the processed product. Upon contract termination, the redundant machinery, equipment and materials may be re-imported.
5. Sell the processed products and exported machinery, equipment and materials for performing the processing contract in the market of country in which the processing is undertaken or another market and pay taxes in accordance with regulations in force.
6. Be eligible for export duty or import duty exemption in accordance with regulations of law on taxation goods exported for processing, processed imports under the processing contract.
7. Have experts and technicians go abroad to inspect processed products for acceptance.
8. Fulfill tax liability against processed import for local consumption in accordance with instructions of the Ministry of Finance.
TRADE AGENTS FOR FOREIGN TRADERS
Section 1. TRADE AGENTS FOR FOREIGN TRADERS
Article 50. TRADE AGENTS FOR FOREIGN TRADERS
1. A trader may act as a trade agent for foreign traders, except for goods under the list of prohibited or suspended exports and imports. In case of exported goods and imported goods requiring license, the trader may only enter into an agency agreement after obtaining a license issued by the Ministry or ministerial-level agency.
2. If, as required by laws and regulations, an agent and a principal may only enter into an agency agreement associated with given category of good or service, the trader must comply with such law or regulation.
3. The purchase agent shall require the foreign trader to make a bank transfer payment in freely convertible foreign currency to purchase goods under the agency agreement
4. The purchase agent shall register, declare and pay taxes and other financial obligations as to the goods under the agency agreement and related to the business as per the law.
1. Goods under agency agreement concluded with a foreign trader are liable to taxes and other financial obligations as prescribed in Vietnam’s law.
2. The Vietnamese trader shall register, declare and pay taxes and other financial obligations as to the goods under the agency agreement and related to the business as per the law.
Article 52. Export or import procedures under agency agreement
Procedures for export or import of goods under agency agreement concluded with the foreign trader shall be done in accordance with regulations on exported goods and imported goods as prescribed in this Decree.
Goods under an agency agreement for the foreign trader performed in Vietnam, if cannot be sold in Vietnam, shall be re-exported. The tax refund is regulated by the Ministry of Finance.
Section 2. ENGAGING FOREIGN TRADER TO ACT AS SALES AGENT ABROAD
Article 54. Engaging foreign trader to act as sales agent abroad
1. A Vietnamese trader may engage a foreign trader to act as sales agent to sell goods abroad, except for the goods under the list of prohibited exports and imports or suspended imports.
2. The principal shall enter into an agency agreement with a sales agent being foreign trader and transfer fund of proceeds from the sales contracts to Vietnam as prescribed in regulation on foreign exchange and guidelines of the State bank of Vietnam.
3. In case of sale proceeds are received in kind, the principal shall comply with laws and regulations on import.
1. Goods under the agency agreement performed abroad are liable to taxes and other financial obligations as prescribed in Vietnam’s law.
2. The principal shall register, declare and pay taxes and fulfill other financial obligations incurred upon engagement of foreign trader to act as sales agents abroad in accordance with instructions of the Ministry of Finance.
1. The exported goods under the agency agreement shall be re-imported to Vietnam if they cannot be sold abroad.
2. The goods re-imported to Vietnam prescribed in Clause 1 hereof are eligible for import duty exemption and export duty refund (if any) in accordance with instructions of the Ministry of Finance.
3. Procedures for export or re-import of goods to Vietnam under agency agreement concluded with the foreign trader shall be done in accordance with regulations on exported goods and imported goods as prescribed in this Decree.
COORDINATION IN SETTLEMENT OF DISPUTE OVER FOREIGN TRADE POLICY MEASURES ADOPTED
Article 57. Coordination rules
1. The authority in charge and relevant entities shall coordinate in settling dispute over foreign trade policy measures adopted in an active, consistent, accurate, timely and effective manner in accordance with this Decree and Vietnam’s laws and regulations so as to protect Vietnam’s rights and legitimate interests to their best of competence.
2. The coordination between the authority in charge and relevant entities in settling dispute over foreign trade policy measures adopted shall be carried out in accordance with regulations on settlement of disputes in international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a signatory which set forth dispute settlement rules for foreign trade policy measures adopted that are considered as subject matters in the dispute cases (hereinafter referred to as international treaty on dispute settlement).
3. The authority in charge and relevant entities shall take legal liability for any consequences following the non-coordination or unqualified coordination as prescribed in Clause 1 hereof.
4. The authority in charge and relevant entities shall protect the state’s secrets as prescribed by law, protect information on the dispute settlement process as prescribed in relevant international treaties on dispute settlement.
Article 58. Matters to be coordinated
The matters to be coordinated between the authority in charge and relevant entities in dispute settlement over foreign trade policy measures adopted:
1. Dealing with claims, mediation, consultation against dispute or conflict between Vietnamese government and a foreign government over foreign trade policy measures adopted not in accordance with international treaty on foreign trade policy measures adopted.
2. Formulating and implementing plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted
3. Furnishing information, documentation and evidence for the dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
4. Having qualified persons to participate in dispute settlement over foreign trade policy measures adopted upon request by the authority in charge.
5. Perform tasks for settling dispute over foreign trade policy measures adopted during the proceedings of the arbitral body or international jurisdiction agency).
6. Implement and deal with the ultimate conclusion or decision of the arbitral body or international jurisdiction agency, review the adherence to such ultimate conclusion or decision.
Article 59. Authority in charge
1. The authority in charge of dispute over foreign trade policy measures adopted is a regulatory agency empowered by the Government to manage and monitor such measures, unless otherwise prescribed by an international treaty on dispute settlement applicable to these foreign trade policy measures.
2. If at least 2 regulatory agencies are empowered to manage and monitor the foreign trade policy measures adopted, being subject matter of a specific dispute, these two shall agree to choose one agency to act as the authority in charge; and then send a report to the Prime Minister and notify the Ministry of Industry and Trade in writing.
3. If Vietnamese government has been complained against, within 3 working days from the date on which the consultation request is received but the authority in charge cannot be chosen, they must send a report to the Prime Minister and notify the Ministry of Industry and Trade in writing.
4. In necessary circumstances, at the request of the Minister of Industry and Trade, the Prime Minister shall designate or replace the authority in charge.
5. The authority in charge shall have responsibilities and power to:
a) Receive and process information and documentation in respect of the dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
b) Act as a contact point to facilitate communications with the foreign government which engages in the dispute and with the arbitral body or international jurisdiction agency.
c) Take charge and cooperate with the designated contact point and relevant entities during the dispute settlement over foreign trade policy measures adopted at the arbitral body or international jurisdiction agency.
d) Cooperate with the designated contact point and relevant entities in formulating plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
dd) Take charge and cooperate with the designated contact point and relevant entities to choose arbitrators if a arbitral body is established to settle the dispute over foreign trade policy measures adopted.
e) Take charge and cooperate with the designated contact point to choose, engage and supervise the law-practicing organization (hereinafter referred to as lawyer) advising on the dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
g) Take charge and cooperate with relevant entities in dealing with matters relating to dispute over foreign trade policy measures adopted, including engaging technical experts and witnesses for the dispute settlement.
h) Attend hearings of the arbitral body or international jurisdiction agency.
i) Report to the Prime Minister, the designated contact point and competent regulatory authorities on matters in respect of dispute over foreign trade policy measures adopted as prescribed in this Decree and other law provisions.
Article 60. Designated contact point
1. The Ministry of Industry and Trade shall act as a designated contact point to assist the Government in dealing with disputes over foreign trade policy measures adopted.
2. The designated contact point in dispute settlement over foreign trade policy measures adopted shall have duties and power to:
a) Act as a focal point to assist the Government, the Prime Minister to give consistent direction to the dispute settlement over foreign trade policy measures adopted so as to protect Vietnam’s rights and legitimate interests.
b) Cooperate with relevant entities and the hired lawyer prescribed in this Decree in advising the designated contact point of legal matters in conjunction with dispute settlement over foreign trade policy measures adopted at the request of the designated contact point.
c) Cooperate with the authority in charge in engaging a lawyer to settle dispute specific foreign trade policy measures adopted.
d) Cooperate with the designated contact point in choosing arbitrators if a arbitral body is established to settle the dispute over foreign trade policy measures adopted.
dd) Cooperate with the designated contact point and relevant entities in formulating plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
e) Attend the hearings against dispute settlement over foreign trade policy measures adopted on behalf of Vietnamese government in necessary case or at the request of the designated contact point.
g) Have representative attend hearings of the arbitral body or international jurisdiction agency.
h) Cooperate with the authority in charge and relevant agencies, organizations, and individuals in implementing the ultimate judgment or decision of the arbitral body or the international jurisdiction agency.
i) Formulate and update the list of experts qualified as arbitrators and the list of law-practicing organizations potentially defending Vietnamese government and Vietnam’s regulatory bodies in dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
1. Relevant entities are regulatory bodies, organizations and individuals associated with dispute settlement over foreign trade policy measures adopted, which are invited or requested by the authority in charge to join the dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
2. The relevant entities have duties and power to:
a) Cooperate with the authority in charge and designated contact point in settling dispute over foreign trade policy measures adopted at their requests in conformity with its professional competence or line management.
b) Provide information, documentation, evidence and representation at the request of the authority in charge and designated contact point.
c) Request the authority in charge to provide information or additional information about the dispute over foreign trade policy measures adopted.
Section 2. Procedures for settling disputes that the foreign government files a complaint
Article 62. Receive and process information and documentation in respect of the dispute settlement over foreign trade policy measures adopted
1. Entities empowered to adopt the foreign trade policy measures, upon receiving information about whether a foreign government may file a complaint or notice of complaint against dispute over foreign trade policy measures adopted sent by a arbitral body or international jurisdiction agency or a foreign government, shall forward it to its superior body and the designated contact point.
2. If an entity which is not empowered to adopt the foreign trade policy measure prescribed in Clause 1 of this Article, upon receiving information about whether a foreign government may file a complaint or notice of complaint against dispute over foreign trade policy measures adopted sent by a arbitral body or international jurisdiction agency or a foreign government, shall send a written notice and copies of all documentation received to one of the following agencies, within 3 working days from the receipt of aforesaid notice:
a) The entity empowered to adopt the foreign trade policy measure prescribed in Clause 1 hereof.
b) The superior body and the designated contact point if the entity empowered to adopt the foreign trade policy measure is not identifiable as prescribed in Clause 1 hereof.
3. Within 3 working days from the date on which the written notice prescribed in Clause 2 hereof or another written notice from other entity is received, the designated contact point shall forward it and copies of documentation received to one of the following agencies:
a) The authority in charge prescribed in Clause 1 Article 59 hereof.
b) Office of the Government, which requests the Prime Minister to choose the authority in charge as prescribed in Clause 2, Clause 3, Clause 4 Article 59 hereof.
4. Within 5 working days from the date on which the written notice of the designated contact point is received as prescribed in Point b Clause 3 hereof, Office of the Government shall request the Prime Minister to assign an authority in charge.
Within 3 working days after the Prime Minister assigned an authority in charge, Office of the Government shall notify the authority in charge such assignment.
Article 63. Formulating and implementing plan for dispute settlement over foreign trade policy measures
1. The designated contact point shall take charge and cooperate with the authority in charge, relevant entities and lawyers (if any) to formulate a plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted, and then submit it to the Prime Minister for approval within 35 working days from the receipt of information about whether a foreign government may file a complaint as prescribed in Clause 1, Clause 2 Article 62 hereof.
2. The plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted includes:
a) A summary of dispute.
b) Legal proceedings against the dispute over foreign trade policy measures adopted as prescribed in treaties on dispute settlement; tasks to be performed to settle the dispute and corresponding milestones in conformity with the legal proceedings.
c) Specific duties of the designated contact point, authority in charge, relevant entities and lawyers (if any).
d) Analysis of strong and weak points of Vietnamese government and the foreign government.
dd) Proposal of potential plan for settlement of dispute over foreign trade policy measures adopted, including mediation plan; matters need advisory opinion from the Prime Minister and other competent authorities.
e) Estimate of expenses and funding for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
3. The designated contact point shall cooperate with the authority in charge, relevant entities and hired lawyers (if any) to implement the plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted. In necessary cases and in conformity with reality, the designated contact point shall cooperate with the authority in charge, relevant entities and hired lawyers (if any) to implement the plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
4. The designated contact point shall send the plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted and amendments (if any) as prescribed in Clause 2 and Clause 3 of this Article to the Prime Minister and the authority in charge.
5. The authority in charge shall, monthly or quarterly depending on the complexity and progress of the dispute, notify the designated contact point of progress of the plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted. The designated contact point shall monitor the plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted of the authority in charge and deal with difficulties arising during the implementation of plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted.
6. The plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted shall be kept as a secret document.
Article 64. Responsibilities for receiving and processing request for consultation
1. The receipt and processing of request for consultation shall be done in accordance with treaties on dispute settlement.
2. The entities empowered to adopt the foreign trade policy measures shall receive and process requests for consultations against foreign trade policy measures adopted upon the request of foreign governments in accordance with treaties on adoption of foreign trade policy measures.
3. If a non-competent authority receives a request for consultation from a foreign government as prescribed in Clause 2 hereof, it shall guide the foreign government to send such a request to the competent authority and notify the competent authority of such request for consultation.
Article 65. Processing request for consultation in case of the measure in question showing sign of breach of undertaking in treaties on adoption of foreign trade policy measures
1. During the consultation with the foreign government, the entity empowered to adopt the foreign trade policy measure shall send a report on measure subject to consultation to its superior body and the designated contact point if:
a) The measure in question shows signs of breach of laws or regulations or treaties on adoption of foreign trade policy measures against foreign governments, with prejudice to rights and legitimate interests of Vietnam or foreign government; or
b) Cannot reach a satisfactory solution to the request for consultation of the foreign government; or
c) A dispute over foreign trade policy measures adopted appears likely to arise.
2. The entity empowered to adopt the foreign trade policy measure, during the consultation with the foreign government, shall notify the designated contact point and competent authorities of the consultation development for further actions.
3. During the consultation, if considered suitable, the entity empowered to adopt the foreign trade policy measure may enter into negotiation and mediation with the foreign government according to the plan approved by the superior body with reference to the designated contact point.
Article 66. Liability of entity which promulgated or adopted measure in breach of Vietnam’s international undertakings leading dispute over foreign trade policy measures adopted
Liability of entity which promulgated or adopted measure in breach of Vietnam’s international undertakings leading dispute over foreign trade policy measures adopted shall be identified in accordance with Vietnamese laws.
Section 3. PROCEDURES FOR SETTLING DISPUTES THAT VIETNAMESE GOVERNMENT FILES A COMPLAINT
Article 67. Responsibilities for proposing and processing consultation request
1. The proposal and processing of request for consultation shall be done in accordance with treaties on dispute settlement.
2. The entities empowered to adopt the foreign trade policy measures shall propose and process requests for consultations against foreign trade policy measures adopted upon detection or request of traders, industry unions in terms of foreign trade policy measures adopted by foreign governments likely prejudice to rights and interests of Vietnam in accordance with treaties on adoption of foreign trade policy measures.
Article 68. Processing request for consultation in case of the measure in question showing sign of breach of undertaking in treaties on adoption of foreign trade policy measures
1. During the consultation with the foreign government, the entity empowered to adopt the foreign trade policy measure shall send a report on consultation case to its superior body and the designated contact point if:
a) The measure in question adopted by foreign government shows signs of breach of laws or regulations or treaties on adoption of foreign trade policy measures against Vietnamese government, with prejudice to rights and legitimate interests of Vietnamese government; or
b) Cannot reach a satisfactory solution to the request for consultation of Vietnamese government; or
c) A dispute over foreign trade policy measures adopted appears likely to arise.
2. Within 3 working days from the date on which the written notice prescribed in Clause 1 hereof or another written notice from other entity is received, the designated contact point shall forward it and copies of documentation received to one of the following agencies:
a) The authority in charge prescribed in Clause 1 Article 59 hereof.
b) Office of the Government, which requests the Prime Minister to choose the authority in charge as prescribed in Clause 2, Clause 3, Clause 4 Article 59 hereof.
3. Within 5 working days from the date on which the written notice of the designated contact point is received as prescribed in Point b Clause 2 hereof, Office of the Government shall request the Prime Minister to assign an authority in charge.
Within 3 working days after the Prime Minister assigned an authority in charge, Office of the Government shall notify the authority in charge such assignment.
4. The entity empowered to adopt the foreign trade policy measure, during the consultation with the foreign government, shall notify the designated contact point and competent authorities of the consultation development for further actions.
5. During the consultation, if considered suitable, the entity empowered to adopt the foreign trade policy measure may enter into negotiation and mediation with the foreign government according to the plan approved by the superior body with reference to the designated contact point.
Article 69. Formulating and implementing plan for dispute settlement over foreign trade policy measures
1. The designated contact point shall take charge and cooperate with the authority in charge, relevant entities and lawyers (if any) to formulate a plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted, and then submit it to the Prime Minister for approval within 20 working days from the end of consultation as prescribed in Article 67 hereof.
2. The formulation, amendment and implementation of plan for dispute settlement of foreign trade policy measures adopted shall be done in accordance with Clause 2, Clause 3, Clause 4, Clause 5 Article 63 hereof.
3. The plan for dispute settlement over foreign trade policy measures adopted shall be kept as a secret document.
1. Pursuant to this Decree, Ministries and ministerial-level agencies shall promulgate or request competent authorities to promulgate its guiding documents.
2. The Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with Ministries and ministerial-level agencies and the People’s Committees of provinces and central-affiliated cities in inspecting implementation of this Decree; detecting and notifying relevant Ministries or ministerial-level agencies of amending regulations in contravention of this Decree (if any) in legislative documents promulgated by Ministries or ministerial-level agencies; or request the competent authorities to provide guidelines for this Decree.
3. The Ministry of Finance shall direct customs authorities to provide data, regularly or irregularly, of enterprises trading in export, import, and temporary importation; types of business; export and import turnover according to the list of goods or markets to the Ministry of Industry and Trade and relevant Ministries and ministerial-level agencies in charge.
Article 71. Responsibilities of traders
1. Take legal liability for accuracy and truthfulness of information and documentation submitted to the competent authorities.
2. Comply with regulations and fulfill obligations and duties prescribed in the Law on Foreign Trade Management, the Law on Commerce, this Decree and relevant law provisions.
3. Facilitate inspection and provide documentation at the request of licensing authorities and relevant agencies upon inspection visits undertaken by competent authorities as prescribed in laws and regulations on foreign trade.
Article 72. Transitional regulations
1. Decisions of the Prime Minister on export or import of certain goods under the list of prohibited exports and imports promulgated before effective date of this Decree shall keep effective.
2. Licenses issued by Ministries and ministerial-level agencies to traders as prescribed in the Government's Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 on guidelines for the Law on Commerce in respect of international trade of goods and activities of agency for sale and purchase, processing and transit of goods involving foreign parties and guiding documents before effective date of this Decree shall keep valid until their expiration date.
3. Decisions of the People’s Committees of bordering provinces on announcement of secondary checkpoints, border crossings eligible for re-export of goods and selection of qualified traders undertaking re-export of goods before effective date of this Decree shall keep effective.
4. Certificates of temporary importation code issued by the Ministry of Industry and Trade to enterprises before effective date of this Decree shall keep valid until their expiration date.
5. The import of goods under the list of prohibited imports for scientific research, processing, recycling, or repairs shall keep effective in accordance with Decree No. 187/2013/ND-CP until December 31, 2018 inclusive.
6. The import of used machinery, equipment, and technology lines shall keep effective in accordance with applicable regulations and laws of the Ministry of Science and Technology until December 31, 2018 inclusive.
7. Legislative documents issued by Ministries and ministerial-level agencies on guidelines for the Government’s Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 shall keep effective until December 31, 2018 inclusive.
Article 73. Implementation provision
1. This Decree comes into force on the date of its signature.
2. This Decree repeals:
a) The Government's Decree No. 187/2013/ND-CP dated November 20, 2013 on guidelines for the Law on Commerce in respect of international trade of goods and activities of agency for sale and purchase, processing and transit of goods involving foreign parties.
b) Articles 2, 3, 4, 5, 6, 7 of Government's Decree No. 77/2016/ND-CP dated July 1, 2016 on amendments to conditions for business in international trade of goods, chemicals, industrial explosives, fertilizers, gases, and food under management of the Ministry of Industry and Trade.
c) Decision No. 10/2010/QD-TTg dated February 10, 2010 of the Prime Minister on Certificate of Free Sale for exported and imported goods.
3. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the President of People’s Committees of provinces or central-affiliated cities shall implement and provide guidelines for this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
LIST OF PROHIBITED EXPORTS OR IMPORTS
(Issued together with Government’s Decree No. 69/2018/NĐ-THE GOVERNMENT dated May 15, 2018)
This list applies to the import and export of goods for commercial and non-commercial purposes, the import and export of goods in border areas; and aid goods of governments or non-governmental organizations.
I. LIST OF PROHIBITED EXPORTS
No. |
Description |
Ministry or ministerial-level agency in charge |
1 |
Weapons, ammunitions, explosives (excluding industrial explosives), military technical equipment. |
The Ministry of National Defense |
2 |
Encrypted products used for protection of state secrets. |
The Ministry of National Defense |
3 |
a) Relics, antiques and national precious objects in accordance with the law on cultural heritage. b) Assorted cultural products banned from dissemination and circulation or decided to be suspended from dissemination and circulation, or subject to revocation, confiscation and destruction in Vietnam. |
The Ministry of Culture, Sports and Tourism |
4 |
a) Assorted publications banned from dissemination and circulation in Vietnam. b) Postage stamps banned from trading, exchange, display and dissemination in accordance with the Law on Post. |
The Ministry of Information and Communications |
5 |
Logs, sawn timber from domestic natural forests. |
The Ministry of Agriculture and Rural Development |
6 |
a) Samples of precious, rare and endangered animals and plants under Appendix I of CITES derived from natural resources; or samples of precious, rare and endangered forest animals and plants under which need to be placed under category IA, IB prescribed in Decree No. 32/2006/ND-CP on export for commercial purpose. B) Samples and processed products of species: white rhinoceros (Ceratotherium simum), black rhinoceros (Diceros bicornis), African elephants (Loxodonta africana). c) Wild precious, rare and endangered species category I. d) Aquatic species under list of aquatic species prohibited from export. dd) Livestock breeds and plant varieties under the list of precious and rare livestock breeds and plant varieties prohibited from export promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development in conformity with the Ordinance on Livestock Breeds 2004 and Ordinance on Plant Varieties 2004. |
The Ministry of Agriculture and Rural Development |
7 |
a) Schedule-1 toxic chemicals defined in the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction and Annex to the Government’s Decree No. 38/2014/ND-CP dated May 6, 2014 on the management of chemicals under control in the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction. b) Chemicals under the list of banned chemicals prescribed in Appendix III to the Government’s Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 9, 2017 on guidelines for certain articles of the Law on Chemicals. |
The Ministry of Industry and Trade |
II. LIST OF PROHIBITED IMPORTS
No. |
Description |
Ministry or ministerial-level agency in charge |
1 |
Weapons, ammunitions, explosives (excluding industrial explosives), military technical equipment. |
The Ministry of National Defense |
2 |
Assorted fireworks (excluding signal fires used for navigational safety under the guidance of the Ministry of Transport), sky lanterns, assorted devices causing interference to vehicle speedometers. |
The Ministry of Public Security |
3 |
a) Schedule-1 toxic chemicals defined in the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction and Annex to the Government’s Decree No. 38/2014/ND-CP dated May 6, 2014 on the management of chemicals under control in the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction. b) Chemicals under the list of banned chemicals prescribed in Appendix III to the Government’s Decree No. 113/2017/ND-CP dated October 9, 2017 on guidelines for certain articles of the Law on Chemicals. |
The Ministry of Industry and Trade |
4 |
Used consumer goods, medical equipment, and vehicles including the following commodity groups: a) Textiles and garments, footwear, clothes; b) Electronic appliances. c) Refrigerating appliances. d) Home electric appliances. dd) Medical equipment. e) Interior decoration goods. g) Home appliances made of pottery, ceramic, glass, metal, plastic, rubber, and other materials. h/ Bicycles. i) Motorcycles and mopeds. |
The Ministry of Industry and Trade |
5 |
Assorted cultural products banned from dissemination and circulation or decided to be suspended from dissemination and circulation, or subject to revocation, confiscation and destruction in Vietnam. |
The Ministry of Culture, Sports and Tourism |
6 |
Goods being used information technology products. |
The Ministry of Information and Communications |
7 |
a) Assorted publications banned from dissemination and circulation in Vietnam. b) Postage stamps banned from trading, exchange, display and dissemination in accordance with the Law on Post. c) Radio equipment and radio-wave appliances which do not comply with radio frequency master plans and relevant technical regulations in accordance with the Law on Radio Frequencies. |
The Ministry of Information and Communications |
8 |
a/ Right-hand drive means of transport (including those in knocked-down forms and those with converted drive before being imported in Vietnam), excluding special-use right-hand drive vehicles operating within a restricted location and not joining traffic, including: crane trucks; canal diggers, street sweepers, street washers; garbage trucks; road builders; passenger cars in airports and lifting trucks in warehouses and ports; concrete-pumping vehicles; vehicles moving only within golf courses or parks. b/ Assorted automobiles, four-wheeled drives and their spare parts which have their frame or engine numbers erased, modified or tampered with. c) Trailers, semi-trailers which have their frame erased, modified or tampered. d) Assorted motorcycles, special-use motorbikes and motorbikes which have their frame or engine numbers erased, modified or tampered with. |
The Ministry of Transport |
9 |
Used supplies and vehicles, including: a) Engines, frames, inner tubes, tires, spare parts and motors of cars, trailers, semi-trailers, four-wheeled drives. b) Chassis of cars and tractors, fitted with engines (including new chassis fitted with used engines and used chassis fitted with new engines), c) Assorted cars which have been transformed in structure compared with their original designs. d) Cars, trailers, semi-trailers (other than dedicated trailers and semi-trailers), used passenger four-wheeled motor vehicles over 5 years, from the manufacture year to the import year. dd) Ambulances. |
The Ministry of Transport |
10 |
Chemicals in Annex III of the Rotterdam Convention. |
The Ministry of Agriculture and Rural Development |
11 |
Pesticides banned from use in Vietnam. |
The Ministry of Agriculture and Rural Development |
12 |
a) Samples of precious, rare and endangered animals and plants under Appendix I of CITES derived from natural resources being exported for commercial purpose. B) Samples and processed products of species: white rhinoceros (Ceratotherium simum), black rhinoceros (Diceros bicornis), African elephants (Loxodonta africana). |
The Ministry of Agriculture and Rural Development |
13 |
Wastes and scraps, refrigerating equipment using C.F.C. |
The Ministry of Natural Resources and Environment |
14 |
Products and materials containing asbestos of the amphibole group. |
The Ministry of Construction |
LIST OF EXPORTED OR IMPORTED BY DESIGNATED TRADERS
(Issued together with Government’s Decree No. 69/2018/NĐ-THE GOVERNMENT dated May 15, 2018)
No. |
Imported goods |
Ministry or ministerial-level agency in charge |
1 |
Metal casts used for minting and stamping coins. |
The State bank of Vietnam |
2 |
Banknote-printing paper. |
The State bank of Vietnam |
3 |
Banknote-printing ink |
The State bank of Vietnam |
4 |
Anti-counterfeiting blank paper-pressing machines and anti-counterfeiting blank papers used for banknote, checks and other valuable certificates and papers issued and managed by the banking service. |
The State bank of Vietnam |
5 |
Banknote-printing presses |
The State bank of Vietnam |
6 |
Coin-molding and -minting machines |
The State bank of Vietnam |
7 |
Cigarettes, cigars |
The Ministry of Industry and Trade |
LIST OF EXPORTED OR IMPORTED GOODS REQUIRING LICENSES OR UNDER GIVEN CONDITIONS
(Issued together with Government’s Decree No. 69/2018/NĐ-THE GOVERNMENT dated May 15, 2018)
This list applies to the import and export of goods for commercial and non-commercial purposes, the import and export of goods in border areas; and aid goods of governments or non-governmental organizations.
I. LIST OF EXPORTED AND IMPORTED GOODS REQUIRING LICENSES AND UNDER GIVEN CONDITIONS SUBJECT TO SPECIFLIZED MANAGEMENT OF THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
A |
Exported goods |
Mode of management |
1 |
Chemicals and products containing chemicals. |
Complying with the Law on Chemicals and guiding Decrees |
Schedule-2 and 3 chemicals provided in Annex to the Government’s Decree No. 38/2014/ND-CP dated May 6, 2014 on the management of chemicals under control of the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction. |
Complying with the Government’s Decree No. 38/2014/ND-CP dated May 6, 2014. |
|
Pre-substances used in industries. |
Export license. |
|
2 |
Minerals (other than mineral as building materials). |
Promulgation of lists of goods subject to conditional export, with prescribed conditions or standards |
3 |
Explosive pre-substances, industrial explosives. |
Export license. |
4 |
Goods exported within quotas set by foreign countries. (The Ministry of Industry and Trade shall announce these goods in conformity with Vietnam’s agreements or international commitments with foreign countries) |
Export license. |
5 |
Goods subject to export control in accordance with international treaties to which Vietnam is a contracting party, to be promulgated by the Ministry of Industry and Trade for each period. |
Export license. |
6 |
Goods subject to the grant of automatic Export licenses: The Ministry of Industry and Trade shall publish a list of goods to which the grant of automatic Export licenses applies for each period and organize the grant of such licenses under current regulations on grant of licenses. |
automatic export license |
B |
Imported goods |
Mode of management |
1 |
Goods subject to import control in accordance with international treaties to which Vietnam is a contracting party, to be promulgated by the Ministry of Industry and Trade for each period. |
Import license. |
2 |
Goods subject to the grant of automatic Import licenses: The Ministry of Industry and Trade shall publish a list of goods to which the grant of automatic Import licenses applies for each period and organize the grant of such permits under current regulations on grant of licenses. |
Automatic Import license |
3 |
Goods subject to tariff quotas: a) Salt. b) Material tobacco. c) Poultry eggs. d) Refined sugar, crude sugar. |
Import license. |
4 |
Chemicals and products containing chemicals. |
Complying with the Law on Chemicals and guiding Decrees |
Schedule-2 and 3 chemicals provided in Annex to the Government’s Decree No. 38/2014/ND-CP dated May 6, 2014 on the management of chemicals under control of the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction. |
Complying with the Government’s Decree No. 38/2014/ND-CP dated May 6, 2014. |
|
Pre-substances used in industries. |
Import license. |
|
5 |
Explosive pre-substances, industrial explosives. |
Setting out conditions and import license. |
6 |
Tobacco materials, tobacco products, cigarette rolling papers; machines and equipment exclusively used for cigarette production and spare parts |
Complying with the Government’s regulations on cigarette production and trading |
II. LIST OF EXPORTED AND IMPORTED GOODS REQUIRING LICENSES AND UNDER GIVEN CONDITIONS SUBJECT TO SPECIFLIZED MANAGEMENT OF THE MINISTRY OF TRANSPORT
A |
Exported goods |
Mode of management |
|
None |
|
B |
Imported goods |
Mode of management |
1 |
Signal fires for navigational safety |
Import license. |
III. LIST OF EXPORTED AND IMPORTED GOODS REQUIRING LICENSES AND UNDER GIVEN CONDITIONS SUBJECT TO SPECIFLIZED MANAGEMENT OF THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
A |
Exported goods |
Mode of management |
1 |
a) Samples of precious and rare, endangered, wild animals and plants under Appendix I of CITES for non-commercial purpose. b) Samples of endangered and wild animals and plants from natural resources under Appendix II, III of CITES, and samples of endangered and wild animals and plants under Appendix II, III of CITES from breeding, rearing, artificial tree planting. |
Based on the provision of the CITES, prescribing export conditions and guiding procedures. |
c) Precious and rare, wild animals and plants of groups IIA and IIB specified in the Government’s Decree No. 32/2006/ND-CP |
Prescribing conditions and guiding procedures for export |
|
2 |
Precious and rare plant varieties and livestock breeds |
Guiding in details in accordance with the Ordinance on Plant Varieties and the Ordinance on Livestock Breeds |
3 |
Ornamental, shade and old trees from domestic natural forests |
Prescribing conditions and dossiers for export |
4 |
Firewood, charcoal or firewood originating from domestic natural forests |
Prescribing conditions and guiding procedures for export |
5 |
a) Aquatic species subject to conditional export. b) Aquatic species which may be normally exported. |
Promulgating the list of aquatic species which may be normally exported; species and conditions for export of aquatic species subject to conditional export. |
B |
Imported goods |
Mode of management |
1 |
Veterinary drugs and materials for production thereof registered for first-time importation into Vietnam |
Test permit |
2 |
Biological and microbiological preparations, chemicals used in veterinary medicine registered for first-time importation into Vietnam |
Test permit |
3 |
a) Plant protection products not included in the list of plant protection products permitted to be used in Vietnam for temporary importation or temporary import to manufacture in Vietnam for further export under contract signed with foreign party; b) Plant protection products for sterilization containing active ingredient methyl bromide and active ingredients with acute toxicity category I, II based on Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals (GHS); c) Plant protection products not included in the list of plant protection products permitted to be used in Vietnam for testing for the purpose of registration; d) Plant protection products not included in the list of plant protection products permitted to be used in Vietnam for testing, research; used in foreign projects in Vietnam; plant protection products used as sample goods, goods in exhibition, trade fairs and in certain special circumstances under decision of the Minister of Agriculture and Rural development; dd) Medicines under list of plant protection products banned from use in Vietnam but being imported as reference materials. |
Import license. |
4 |
Livestock breeds outside the list of those permitted for production and trading in Vietnam; assorted insects not existing in Vietnam; sperms, embryos of livestock breeds imported for the first time into Vietnam |
Import license or test permit, clearly prescribing conditions and procedures for grant of licenses |
5 |
Plant varieties, live organisms in the field of plant protection and other articles on the list of articles subject to plant quarantine for pest risk analysis before being imported into Vietnam |
Import license, clearly prescribing conditions and procedures for grant of licenses |
6 |
Plant varieties outside the list of plant varieties permitted for production and trading in Vietnam which are imported for research, test, trial production or imported for international cooperation, as samples for display at exhibitions and gifts or implementing investment programs, projects |
Import license or test permit, clearly prescribing conditions and procedures for grant of licenses in accordance with the Ordinance on Plant Varieties and the Ordinance on Livestock Breeds |
7 |
Livestock feeds and materials for production thereof; aquatic feeds and materials for production thereof, outside the list of feeds permitted for circulation in Vietnam |
Import license or test permit, clearly prescribing conditions and procedures for grant of licenses |
8 |
Fertilizers not permitted for circulation in Vietnam: a) Fertilizers intended for testing; b) Fertilizers intended for sports grounds, amusement parks; c) Fertilizers intended for foreign-invested enterprises to serve business of enterprises; intended for foreign projects in Vietnam; d) Fertilizers as donations; sample goods; dd) Fertilizers in trade fairs, exhibitions; e) Fertilizers imported for manufacturing exported fertilizers; g) Fertilizers intended for scientific research; h) Fertilizers as materials for manufacture of other fertilizers. |
Import license. |
9 |
Gene sources of plants, domestic animals, microorganisms for research, scientific and technical exchange |
Import license, clearly prescribing conditions and procedures for grant of licenses |
10 |
a) Samples of precious and rare, endangered, wild animals and plants from natural resources under Appendix I of CITES for non-commercial purpose. b) Samples of endangered and wild animals and plants from natural resources under Appendix II, III of CITES, and samples of endangered and wild animals and plants under Appendix II, III of CITES from breeding, rearing, artificial tree planting. |
Based on the provisions of the CITES, prescribing conditions and guiding procedures for import. |
11 |
a) Materials for production of biological and microbiological preparations, chemicals and substances used in aquaculture to improve environment. |
Regulations on the management of quality of imported materials. |
b) Finished products on the list of products permitted for circulation in Vietnam or on the list of products subject to conditional import. |
Promulgating the list of products permitted for circulation in Vietnam (the list of products which may be normally imported) and the list of products subject to conditional import. |
|
c) Finished products neither on the list of products permitted for circulation in Vietnam or the list of products subject to conditional import. |
Import license, clearly prescribing conditions, volumes and procedures for grant of licenses. |
|
12 |
a) Aquatic species which may be normally imported. |
Promulgating the list of aquatic species which may be normally imported. |
b) Aquatic species subject to conditional import. |
Promulgating the list of aquatic species subject to conditional import. |
|
c) Aquatic species outside the list of products permitted for normal import which are imported for the first time into Vietnam. |
Import license, clearly prescribing conditions, volumes and procedures for grant of licenses. |
|
13 |
a) Live aquatic animals used as food on the list of normal imports. |
Promulgating the list of live aquatic animals used as food, which may be normally imported. |
b) Live aquatic animals used as food outside the list of live aquatic species imported to be used as food in Vietnam. |
Regulations on risk assessment, grant of licenses. |
IV. LIST OF EXPORTED AND IMPORTED GOODS REQUIRING LICENSES AND UNDER GIVEN CONDITIONS SUBJECT TO SPECIFLIZED MANAGEMENT OF THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
A |
Exported goods |
Mode of management |
|
None |
|
B |
Imported goods |
Mode of management |
1 |
Scraps |
Prescribing import conditions or standards |
V. LIST OF IMPORTED AND EXPORTED GOODS REQUIRING LICENSES AND UNDER GIVEN CONDITIONS SUBJECT TO SPECIALIZED MANAGEMENT BY THE MINISTRY OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS
A |
Exported goods |
Mode of management |
1 |
Publications (books, newspapers, magazines, paintings, photos, calendars) |
Complying with the laws on publication and press |
B |
Imported goods |
Mode of management |
1 |
Publications (books, newspapers, magazines, paintings, photos, calendars) |
Complying with the laws on publication and press |
2 |
Postage stamps, stamp publications and postage stamp items |
Import license. |
3 |
Prepress system of printing industry. |
Complying with the law on printing activities. |
4 |
Printing machines of all kinds (offset, flexo, gravure, letterpress, silk-screen printing machine; color photocopiers, printers with color photocopying function. |
Complying with the law on printing activities. |
5 |
Cyber security products, including: a) Inspection and evaluation of cyber security; b) Surveillance of cyber security; c) Anti-hacking products. |
Import license. |
VI. LIST OF EXPORTED AND IMPORTED GOODS REQUIRING LICENSES AND UNDER GIVEN CONDITIONS SUBJECT TO SPECIFLIZED MANAGEMENT OF THE MINISTRY OF CULTURE, SPORTS AND TOURISM
A |
Exported goods |
Mode of management |
1 |
Cinematographic works, works of performing arts and other audio-visual products, recorded on any material. |
Stipulating conditions. |
2 |
Works of fine arts, photographic works. |
Stipulating conditions. |
3 |
Relics and antiques not under the state ownership or the ownership by political organizations and socio-political organizations. |
Complying with regulations on cultural heritage. |
B |
Imported goods |
Mode of management |
1 |
Cinematographic works, works of performing arts and other audio-visual products, recorded on any material. |
Approving contents of imported products. |
2 |
Works of fine arts, photographic works. |
Approving contents of imported products. |
3 |
Electronic game machines installed with video game programs; electronic game machines installed with prize-awarding programs and casino-related equipment. |
Written confirmation of list of imported goods |
4 |
Children’s toys |
Stipulating technical conditions. |
VII. LIST OF EXPORTED AND IMPORTED GOODS REQUIRING LICENSES AND UNDER GIVEN CONDITIONS SUBJECT TO SPECIFLIZED MANAGEMENT OF THE MINISTRY OF HEALTH
A |
Exported goods |
Mode of management |
1 |
Medicines put under special control. |
Export license. |
2 |
Medicinal materials being psychotropic active ingredients, additive active ingredients, drug precursors. |
Export license. |
3 |
Herbal ingredients under the list of rare, precious and endemic species and categories put under control. |
Export license. |
4 |
Medicines, medicinal materials, other than herbal ingredients under the list of rare, precious and endemic species and categories put under control, medicines put under special control, medicinal materials being psychotropic active ingredients, additive active ingredients, and drug precursors. |
To be imported as needed; certification of packing lists of imports is not required. |
5 |
Food under management of the Ministry of Health as prescribed in laws and regulations on food safety referred to in declaration of conformity. |
To be imported as needed; certification of packing lists of imports is not required. |
6 |
Medical equipment. |
To be imported as needed; certification of packing lists of imports is not required. |
7 |
Chemicals and preparations for killing insects and bacteria for domestic and medical uses |
To be imported as needed; certification of packing lists of imports is not required. |
8 |
Cosmetics. |
To be imported as needed; certification of packing lists of imports is not required. |
B |
Imported goods |
Mode of management |
1 |
Medicines granted marketing authorization, other than medicines put under special control. |
To be imported as needed; certification of packing lists of imports is not required. |
2 |
Medicinal materials being active ingredients granted marketing authorization in Vietnam. |
To be imported as needed; certification of packing lists of imports is not required. |
3 |
Medicinal materials being active ingredients for manufacture of medicines according to the application for registration granted marketing authorization in Vietnam. |
To be imported as needed; certification of packing lists of imports is not required. |
4 |
Medical equipment granted marketing authorization. |
To be imported as needed; certification of packing lists of imports is not required. |
5 |
Chemicals and preparations for killing insects and bacteria for domestic and medical uses granted marketing authorization. |
To be imported as needed; certification of packing lists of imports is not required. |
6 |
Drugs put under special control. |
Import license. |
7 |
Medicinal materials put under special control. |
Import license. |
8 |
Medicines not granted marketing authorization in Vietnam. |
Import license. |
9 |
Medicinal materials not granted marketing authorization in Vietnam, other than medicinal materials put under special control. |
Import license. |
10 |
Reference materials, packages in physical contact with medicinal products. |
Import license. |
11 |
Imported food under management of the Ministry of Health as prescribed in laws and regulations on food safety. |
Declaration of conformity, declaration of conformity with food safety and state inspection. |
12 |
Medical equipment not granted marketing authorization for scientific research or testing or instructions for use, or repairs of medical equipment. |
Import license. |
13 |
Medical equipment not granted marketing authorization for purpose of aid. |
Import license. |
14 |
Medical equipment not granted import marketing authorization for individual therapy. |
Import license. |
15 |
Chemicals, preparations imported for research. |
Import license. |
16 |
Preparations imported for purpose of aid or other particular purposes (gifts or no product or method suitable for the need of importer). |
Import license. |
17 |
Cosmetics. |
Announcing standards. |
VIII. LIST OF EXPORTED AND IMPORTED GOODS REQUIRING LICENSES AND UNDER GIVEN CONDITIONS SUBJECT TO SPECIFLIZED MANAGEMENT OF THE STATE BANK OF VIETNAM
A |
Exported goods |
Mode of management |
1 |
Raw gold. |
Export license. |
B |
Imported goods |
Mode of management |
1 |
Raw gold. |
Import license. |
LIST OF GOODS POSING THREATS TO NATIONAL DEFENSE AND SECURITY
(Issued together with Government's Decree No. 69/2018/ND-CP dated May 15, 2018)
1. If a 4-digit code of a HS heading is mentioned, all of 8-digit codes of HS sub-heading belonging to such HS heading will apply.
2. If a 6-digit code of a HS sub-heading is mentioned, all of 8-digit codes of HS sub-heading belonging to such HS heading will apply.
3. If a 8-digit code is mentioned, only such code will apply.
Chapter |
Heading |
Sub-heading |
Description |
|
Chapter 87 |
8702 |
|
|
Motor vehicles for the transport of ten or more persons, including the driver (armored fighting vehicles, not fitted with weapons, other than Completely Knocked Down, CKD). |
|
8703 |
|
|
Motor cars and other motor vehicles principally designed for the transport of persons (other than those of heading 87.02), including station wagons and racing cars (armored fighting vehicles, not fitted with weapons, other than CKD). |
|
8704 |
|
|
Motor vehicles for the transport of goods (armored fighting vehicles, not fitted with weapons, other than CKD). |
Chapter 88 |
8802 |
|
|
Other aircraft (for example, helicopters, aeroplanes); spacecraft (including statellites) and suborbital and spacecraft launch vehicles (applies solely to kinds of aeroplanes, helicopters not used for civil aviation, not fitted with weapons). |
LIST OF GOODS AND CFS MANAGEMENT AUTHORITY
(Issued together with Government's Decree No. 69/2018/ND-CP dated May 15, 2018)
No. |
Goods |
CFS management authority |
1 |
a) Functional foods, micronutrient-fortified foods, fortified foods, food additives, potable water, tap water, mineral water; cigarettes; chemicals, pesticides, disinfectant products for domestic and medical use; b) Medicines, cosmetics; c) Medical equipment. |
The Ministry of Health |
2 |
a) Plant varieties, domestic animal breeds, aquatic breeds; agricultural, forestry, and aquaculture products, salt; livestock and poultry, domestic animals; b) Agricultural, forestry, and aquaculture supplies; fertilizers; animal feed and materials for manufacture of animal feed; aqua feed, aqua feed supplements; c) Products derived from farming, harvesting, processing, preserving, and transport of agricultural, forestry, and aquaculture products, salt; d) Additives, chemicals used in agriculture, forestry, aquaculture; biological preparations, chemicals used for environmental treatment and remediation used in aquaculture; plant and animal protection products; dd) Special-used equipment in aquaculture. |
The Ministry of Agriculture and Rural Development |
3 |
a) Kinds of means of transport; equipment used for exploration, mining and transport at sea; equipment used for loading and unloading in transport (other than equipment intended for national defense and security and fishing vessel) and technical equipment for transport. b) Machinery and equipment subject to strict safety requirements under management of the Ministry of Transport. |
The Ministry of Transport |
4 |
Building materials. |
The Ministry of Construction |
5 |
a) Chemicals, industrial explosives; b) Machinery and equipment subject to strict safety requirements under management of the Ministry of Industry and Trade; c) Products of consumer goods industry, food industry and other processing industry as per the law. d) Other products not under management of ministries set out in this Appendix. |
The Ministry of Industry and Trade |
6 |
a) Machinery and equipment subject to strict safety requirements; personal safety equipment for workers; b) Particular labor safety products as per the law. |
The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs |
7 |
a) Newspapers; publications; postage and delivery items; b) Telecommunication devices; c) Post and telecommunications, electronics and information technology products; d) Radio transmitters and transceivers. |
The Ministry of Information and Communications |
8 |
a) Natural resources, minerals; b) Cartography. |
The Ministry of Natural Resources and Environment |
9 |
a) Course books, textbooks, teacher’s guide; b) Teaching aids, children toys in education and training sector under management of Ministry as per the law. |
The Board of Directors |
10 |
a) Cultural products; b) Training and competition equipment of physical training and sport facilities and sports. |
The Ministry of Culture, Sports and Tourism |
11 |
Specialized equipment for banks. |
The State bank of Vietnam |
12 |
Military technical equipment, weapons, ammunitions serving national defense, national defense works which are not subject matters of national secret. |
The Ministry of National Defense |
13 |
Fire safety equipment, technical equipment, weapons, military equipment, explosives, combat gear and other stuff used for people's police which are not subject matters of national secret. |
The Ministry of Public Security |
14 |
Nuclear radiation safety equipment; measurement devices and other products, other than those set out from Clause 1 to Clause 13 and products in national defense and security, national secret. |
The Ministry of Science and Technology |
LIST OF GOODS PROHIBITED FROM BEING TRADED IN TEMPORARY IMPORTATION OR MERCHANTING TRADE
(Issued together with Government’s Decree No. 69/2018/NĐ-THE GOVERNMENT dated May 15, 2018)
1. If a 4-digit code of a HS heading is mentioned, all of 8-digit codes of HS sub-heading belonging to such HS heading will apply.
2. If a 4-digit code and a 6-digit code of a HS heading is mentioned, all of 8-digit codes of HS sub-heading belonging to such HS heading will apply.
HS code |
Description |
||
Chapter 28 Chapter 29 |
|
|
Chemicals under Schedule-2 and 3 chemicals provided in Annex 1 and 2 to the Government’s Decree No. 38/2014/ND-CP dated May 6, 2014 on the management of chemicals under control of the Convention on the Prohibition of the Development, Production, Stockpiling and Use of Chemical Weapons and on their Destruction. |
Chapter 39 |
3915 |
|
Waste, parings and scrap, of plastic. |
Chapter 84 |
8418 |
|
Refrigerators, freezers and other refrigerating or freezing equipment, electric or other; heat pumps other than air conditioning machines of head 84.15. (applies solely to equipment or machine using refrigerants C.F.C12 (R12) (IUPAC name Dichlorodifluoromethane, chemical formula CF2Cl2.) Notes: See catalog of equipment, refrigerant section to know. |
|
8473 |
|
Used parts and accessories (other than covers, carrying cases and the like) suitable for use or principally with the machines of headings 84.70 to 84.72. |
Chapter 85 |
8507 |
|
Electric accumulators, including separators therefor, whether or not rectangular (including square). |
|
8507 |
10 |
Lead-acid, of a kind used for starting piston engines (used) |
|
8507 |
20 |
Other lead-acid accumulators (used) |
LIST OF FROZEN FOOD TRADED IN TEMPORARY IMPORTATION UNDER GIVEN CONDITIONS
(Issued together with Government’s Decree No. 69/2018/NĐ-THE GOVERNMENT dated May 15, 2018)
1. This list applies solely to frozen food; excluding food, fresh, chilled, salted, in brine, dried or smoked.
2. Items listed according to Chapter will apply to all 8-digit code in that Chapter.
3. Items, besides listed according to Chapter, are detailed in 8-digit code, only such code apply.
HS code |
Description |
||
Chapter 02 |
Meat and edible meat offal |
||
Chapter 03 |
Fish and crustaceans, molluscs and other aquatic invertebrates |
||
Chapter 05 |
Products of animal origin, not elsewhere specified or included. |
||
0504 |
00 |
00 |
Guts, bladders and stomachs of animals (other than fish), whole and pieces thereof, fresh, chilled, frozen, salted, in brine, dried or smoked. |
|
|
|
|
LIST OF GOODS LIABLE TO SPECIAL EXCISE DUTY TRADED IN TEMPORARY IMPORTATION UNDER GIVEN CONDITIONS
(Issued together with Government’s Decree No. 69/2018/NĐ-THE GOVERNMENT dated May 15, 2018)
If a 4-digit code of a HS heading is mentioned, all of 8-digit codes of HS sub-heading belonging to such HS heading will apply.
HS code |
Description |
|
Chapter 22 |
2203 |
Beer made from malt |
|
2204 |
Wine of fresh grapes, including fortified wines; grape must other than that of heading 20.09 |
|
2205 |
Vermouth and other wine of fresh grapes flavored with plants or substances |
|
2206 |
Other fermented beverages (for example, cider, perry, mead, sake); mixtures of fermented beverages and mixtures of fermented beverages and non-alcoholic beverages, not elsewhere specified or included. |
|
2208 |
Undenatured ethyl alcohol of an alcoholic strength by volume; spirits, liqueurs and other spirituous beverages. |
Chapter 24 |
2402 |
Cigars, cheroots, cigarillos and cigarettes, of tobacco or of tobacco substitutes. |
LIST OF USED GOODS TRADED IN TEMPORARY IMPORTATION UNDER GIVEN CONDITIONS
(Issued together with Government’s Decree No. 69/2018/NĐ-THE GOVERNMENT dated May 15, 2018)
1. This list applies solely to used goods.
2. Regarding 8418 heading: not apply to goods under list of goods prohibited from temporary importation or merchanting trade issued together with Appendix VI thereto.
3. Regarding 8703 heading: applies solely to used motor vehicles over 5 years from the manufacture year to import manufacture.
4. If a 4-digit code of a HS heading is mentioned, all of 8-digit codes of HS sub-heading belonging to such HS heading will apply.
5. If a 4-digit code and a 6-digit code of a HS heading is mentioned, all of 8-digit codes of HS sub-heading belonging to such HS heading will apply.
6. If a 8-digit code is mentioned, only such code will apply.
HS code |
Description |
|||
Chapter 40 |
4012 |
|
|
Retreaded or used pneumatic tyres of rubber; solid or cushion types, tyre treads and tyre flaps, of rubber. |
Chapter 84 |
8414 |
|
|
Air or vacuum pumps, air or other gas compressors and fans; ventilating or recycling hoods incorporating a fan, whether or not fitted with filters. |
|
8414 |
51 |
|
- - Table, floor, wall, window, ceiling or roof fans, with a self-contained electric motor of an output not exceeding 125W: |
|
8414 |
59 |
|
- - Other: |
|
8415 |
|
|
Air conditioning machines, comprising a motor-driven fan and elements for changing the temperature and humidity, including those machines in which the humidity cannot be separately regulated. |
|
8415 |
10 |
|
- Window or wall types, self‑contained or “split-system” |
|
8415 |
20 |
|
- Of a kind used for persons, in motor vehicles: |
|
8418 |
|
|
Refrigerators, freezers and other refrigerating or freezing equipment, electric or other; heat pumps other than air conditioning machines of head 84.15. |
|
8418 |
10 |
|
- Combined refrigerator-freezers, fitted with separate external doors: |
|
8418 |
10 |
11 |
- - - Not exceeding 200 l capacity |
|
8418 |
10 |
19 |
- - - Other |
|
8418 |
21 |
|
- - Compression-type |
|
8418 |
29 |
|
- - Other |
|
8418 |
30 |
|
- Freezers of the chest type, not exceeding 800 l capacity: |
|
8418 |
30 |
10 |
- - Not exceeding 200 l capacity |
|
8418 |
40 |
|
- Freezers of the upright type, not exceeding 900 l capacity: |
|
8418 |
40 |
10 |
- - Not exceeding 200 l capacity |
|
8421 |
12 |
00 |
- - Clothes-dryers |
|
8422 |
|
|
Dish washing machines; machinery for cleaning or drying bottles or other containers; machinery for filling, closing, sealing or labeling bottles, cans, boxes, bags or other containers; machinery for capsuling bottles, jars, tubes and similar containers; other packing or wrapping machinery (including heat-shrink wrapping machinery); machinery for aerating beverages. |
|
8422 |
11 |
00 |
- - Of the household type: |
|
8450 |
|
|
Household or laundry-type washing machines, including machines which both wash and dry. |
|
8450 |
11 |
|
- - Fully-automatic machines: |
|
8450 |
12 |
|
- - Other machines, with built-in centrifugal drier |
|
8450 |
19 |
|
- - Other: |
|
8450 |
20 |
00 |
- Machines, each of a dry linen capacity exceeding 10 kg |
|
8471 |
|
|
Automatic data processing machines and units thereof; magnetic or optical readers, machines for transcribing data onto data media in coded form and machines for processing such data, not elsewhere specified or included. |
|
8471 |
30 |
|
- Portable automatic data processing machines, weighing not more than 10 kg, consisting of at least a central processing unit, a keyboard and a display: |
|
8471 |
41 |
10 |
- - - Personal computers excluding portable computers of subheading 8471.30 |
|
8471 |
49 |
10 |
- - - Personal computers excluding pocket computers of subheading 8471.30 |
|
8471 |
50 |
10 |
- - Processing units for personal (including portable) computers |
Chapter 85 |
8508 |
|
|
Vacuum cleaners. |
|
8508 |
11 |
00 |
- - Of a power not exceeding 1,500 W and having a dust bag or other receptacle capacity not exceeding 20 l |
|
8508 |
19 |
|
- - Other: |
|
8517 |
|
|
Telephone sets, including telephones for cellular networks or for other wireless networks; other apparatus for the transmission or reception of voice, images or other data, including apparatus for communication in a wired or wireless networks (such as a local or wide area network), other than transmission or reception apparatus of heading 84.43, 85.25, 85.27 or 85.28. |
|
8517 |
11 |
00 |
- - Line telephone sets with cordless handsets |
|
8517 |
12 |
00 |
- - Telephones for cellular networks or for other wireless networks |
|
8517 |
18 |
00 |
- - Other |
|
8518 |
|
|
Microphones and stands therefor; loudspeakers, whether or not mounted in their enclosures; headphones and earphones, whether or not combined with a microphone, and sets consisting of a microphone and one or more loudspeakers; audio-frequency electric amplifiers; electric sound amplifier sets. |
|
8518 |
21 |
|
- - Single loudspeakers, mounted in their enclosures: |
|
8518 |
22 |
|
- - Multiple loudspeakers, mounted in the same enclosure: |
|
8525 |
|
|
Transmission apparatus for radio-broadcasting or television, whether or not incorporating reception apparatus or sound recording or reproducing apparatus; television cameras, digital cameras and video camera recorders. |
|
8525 |
80 |
|
- Television cameras, digital cameras and video camera recorders: |
|
8528 |
|
|
Monitors and projectors, not incorporating television reception apparatus; reception apparatus for television, whether or not incorporating radio-broadcast receivers or sound or video recording or reproducing apparatus. |
|
8528 |
52 |
00 |
- - capable of directly connecting to and designed for use with an automatic data processing machine of heading 84.71: |
|
8528 |
72 |
|
- - Other, color: |
|
8528 |
73 |
00 |
- - Other, monochrome |
Chapter 87 |
8703 |
|
|
Motor cars and other motor vehicles principally designed for the transport of persons (other than those of heading 87.02), including station wagons and racing cars. |
|
8703 |
21 |
|
- - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc: |
|
8703 |
21 |
41 |
- - - - Go-karts |
|
8703 |
21 |
42 |
- - - - All-Terrain Vehicles |
|
8703 |
21 |
44 |
- - - - Motor-homes |
|
8703 |
21 |
45 |
- - - - Sedan |
|
8703 |
21 |
51 |
- - - - - Four-wheel drive |
|
8703 |
21 |
59 |
- - - - - Other |
|
8703 |
21 |
90 |
- - - - Other |
|
8703 |
22 |
|
- - Of a cylinder capacity exceeding 1,000 cc but not exceeding 1,500 cc: |
|
8703 |
22 |
41 |
- - - - Go-karts |
|
8703 |
22 |
42 |
- - - - All-Terrain Vehicles |
|
8703 |
22 |
46 |
- - - - Motor-homes |
|
8703 |
22 |
47 |
- - - - Sedan |
|
8703 |
22 |
51 |
- - - - - Four-wheel drive |
|
8703 |
22 |
59 |
- - - - - Other |
|
8703 |
22 |
90 |
- - - - Other |
|
8703 |
23 |
|
- - Of a cylinder capacity exceeding 1,500 cc but not exceeding 3,000 cc: |
|
8703 |
23 |
54 |
- - - Motor-homes |
|
8703 |
23 |
55 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
23 |
56 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
23 |
57 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
23 |
58 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
23 |
61 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
23 |
62 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,00 cc |
|
8703 |
23 |
63 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
23 |
64 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
23 |
65 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
23 |
66 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,00 cc |
|
8703 |
23 |
67 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
23 |
68 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
23 |
71 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
23 |
72 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,00 cc |
|
8703 |
23 |
73 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
23 |
74 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
24 |
|
- - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
24 |
44 |
- - - Motor-homes |
|
8703 |
24 |
45 |
- - - - - Four-wheel drive |
|
8703 |
24 |
49 |
- - - - - Other |
|
8703 |
24 |
51 |
- - - - - Four-wheel drive |
|
8703 |
24 |
59 |
- - - - - Other |
|
8703 |
24 |
61 |
- - - - - Four-wheel drive |
|
8703 |
24 |
69 |
- - - - - Other |
|
8703 |
31 |
|
- - Of a cylinder capacity not exceeding 1,500 cc: |
|
8703 |
31 |
41 |
- - - - Go-karts |
|
8703 |
31 |
42 |
- - - - All-Terrain Vehicles |
|
8703 |
31 |
46 |
- - - - Motor-homes |
|
8703 |
31 |
47 |
- - - - Sedan |
|
8703 |
31 |
51 |
- - - - - Four-wheel drive |
|
8703 |
31 |
59 |
- - - - - Other |
|
8703 |
31 |
90 |
- - - - Other: |
|
8703 |
32 |
|
- - Of a cylinder capacity exceeding 1,000 cc but not exceeding 1,500 cc: |
|
8703 |
32 |
54 |
- - - - Motor-homes |
|
8703 |
32 |
61 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
32 |
62 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,00 cc |
|
8703 |
32 |
63 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
32 |
71 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
32 |
72 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,00 cc |
|
8703 |
32 |
73 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
32 |
74 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
32 |
75 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,00 cc |
|
8703 |
32 |
76 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
32 |
81 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
32 |
82 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,00 cc |
|
8703 |
32 |
83 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
33 |
|
- - Of a cylinder capacity exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
33 |
54 |
- - - Motor-homes |
|
8703 |
33 |
61 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500cc but not exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
33 |
62 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,0500 cc |
|
8703 |
33 |
71 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500cc but not exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
33 |
72 |
- - - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
33 |
80 |
- - - - Other motor cars (including station wagons), sports cars, but not including vans), other than four-wheel drive |
|
8703 |
33 |
90 |
- - - - Other |
|
8703 |
40 |
|
- Other vehicles; with both spark-ignition internal combustion reciprocating piston engine and electric motor for propulsion, incapable of being charged by plugging to external source of electric power |
|
8703 |
40 |
31 |
- - - Go-karts |
|
8703 |
40 |
32 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
40 |
33 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
40 |
56 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
40 |
57 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
40 |
58 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
40 |
61 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
40 |
62 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000cc but not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
40 |
63 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
40 |
64 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
40 |
65 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
40 |
66 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500cc but not exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
40 |
67 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc, four-wheel drive |
|
8703 |
40 |
68 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc, other than four-wheel drive |
|
8703 |
40 |
71 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
40 |
72 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000cc but not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
40 |
73 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
40 |
74 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
40 |
75 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
40 |
76 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500cc but not exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
40 |
77 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
40 |
81 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
40 |
82 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000cc but not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
40 |
83 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
40 |
84 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
40 |
85 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
40 |
86 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500cc but not exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
40 |
87 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
40 |
91 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
40 |
92 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000cc but not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
40 |
93 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
40 |
94 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
40 |
95 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
40 |
96 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500cc but not exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
40 |
97 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc, four-wheel drive |
|
8703 |
40 |
98 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc, other than four-wheel drive |
|
8703 |
50 |
|
- Other vehicles; with both compression-ignition internal combustion piston engine (diesel or semi-diesel) and electric motor for propulsion, incapable of being charged by plugging to external source of electric power |
|
8703 |
50 |
31 |
- - - Go-karts |
|
8703 |
50 |
32 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
50 |
33 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
50 |
56 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
50 |
57 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
50 |
58 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
50 |
61 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
50 |
62 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000cc but not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
50 |
63 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
50 |
64 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
50 |
65 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
50 |
66 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500cc but not exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
50 |
67 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
50 |
71 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
50 |
72 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000cc but not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
50 |
73 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
50 |
74 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
50 |
75 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
50 |
76 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500cc but not exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
50 |
77 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
50 |
81 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
50 |
82 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000cc but not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
50 |
83 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
50 |
84 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
50 |
85 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
50 |
86 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500cc but not exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
50 |
87 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
50 |
91 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
50 |
92 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000cc but not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
50 |
93 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
50 |
94 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
50 |
95 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
50 |
96 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500cc but not exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
50 |
97 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
60 |
|
- Other vehicles; with both spark-ignition internal combustion reciprocating piston engine and electric motor for propulsion, capable of being charged by plugging to external source of electric power |
|
8703 |
60 |
31 |
- - - Go-karts |
|
8703 |
60 |
32 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
60 |
33 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
60 |
56 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
60 |
57 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
60 |
58 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
60 |
61 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
60 |
62 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000cc but not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
60 |
63 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
60 |
64 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
60 |
65 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
60 |
66 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500cc but not exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
60 |
67 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc, four-wheel drive |
|
8703 |
60 |
68 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc, other than four-wheel drive |
|
8703 |
60 |
71 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
60 |
72 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000cc but not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
60 |
73 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
60 |
74 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
60 |
75 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
60 |
76 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500cc but not exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
60 |
77 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
60 |
81 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
60 |
82 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000cc but not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
60 |
83 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
60 |
84 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
60 |
85 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
60 |
86 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500cc but not exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
60 |
87 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
60 |
91 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
60 |
92 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000cc but not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
60 |
93 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
60 |
94 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
60 |
95 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
60 |
96 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500cc but not exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
60 |
97 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc, four-wheel drive |
|
8703 |
60 |
98 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc, other than four-wheel drive |
|
8703 |
70 |
|
- Other vehicles; with both compression-ignition internal combustion piston engine (diesel or semi-diesel) and electric motor for propulsion, capable of being charged by plugging to external source of electric power |
|
8703 |
70 |
31 |
- - - Go-karts |
|
8703 |
70 |
32 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
70 |
33 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
70 |
56 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
70 |
57 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
70 |
58 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
70 |
61 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
70 |
62 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000cc but not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
70 |
63 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
70 |
64 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
70 |
65 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
70 |
66 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500cc but not exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
70 |
67 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,0500 cc |
|
8703 |
70 |
71 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
70 |
72 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000cc but not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
70 |
73 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
70 |
74 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
70 |
75 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
70 |
76 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500cc but not exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
70 |
77 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,0500 cc |
|
8703 |
70 |
81 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
70 |
82 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000cc but not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
70 |
83 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
70 |
84 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
70 |
85 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
70 |
86 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500cc but not exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
70 |
87 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
70 |
91 |
- - - - Of a cylinder capacity not exceeding 1,000 cc |
|
8703 |
70 |
92 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,000cc but not exceeding 1,500 cc |
|
8703 |
70 |
93 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,500cc but not exceeding 1,800 cc |
|
8703 |
70 |
94 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 1,800cc but not exceeding 2,000 cc |
|
8703 |
70 |
95 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,000cc but not exceeding 2,500 cc |
|
8703 |
70 |
96 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 2,500cc but not exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
70 |
97 |
- - - - Of a cylinder capacity exceeding 3,000 cc |
|
8703 |
80 |
|
- Other vehicles, with only electric motor for propulsion. |
|
8703 |
80 |
16 |
- - - Motor-homes |
|
8703 |
80 |
17 |
- - - Sedan |
|
8703 |
80 |
18 |
- - - Other motor cars (including station wagons) and sports cars, excluding vans) |
|
8703 |
80 |
19 |
- - - Other |
|
8703 |
80 |
91 |
- - - Go-karts |
|
8703 |
80 |
92 |
- - - All-Terrain Vehicles |
|
8703 |
80 |
96 |
- - - Motor-homes |
|
8703 |
80 |
97 |
- - - Sedan |
|
8703 |
80 |
98 |
- - - Other motor cars (including station wagons) and sports cars, excluding vans) |
|
8703 |
80 |
99 |
- - - Other |
|
8703 |
90 |
|
- Other |
|
8703 |
90 |
91 |
- - - Go-karts |
|
8703 |
90 |
92 |
- - - All-Terrain Vehicles |
|
8703 |
90 |
96 |
- - - Motor-homes |
|
8703 |
90 |
97 |
- - - Sedan |
|
8703 |
90 |
98 |
- - - Other motor cars (including station wagons) and sports cars, excluding vans) |
|
8703 |
90 |
99 |
- - - Other |
LIST OF MILIARY UNIFORMS FOR FOREIGN ARMED FORCES REQUIRING LICENSE TO MANUFACTURE
1. If a 4-digit code of a HS heading is mentioned, all of 8-digit codes of HS sub-heading belonging to such HS heading will apply.
2. If a 4-digit code and a 6-digit code of a HS heading is mentioned, all of 8-digit codes of HS sub-heading belonging to such HS heading will apply.
3. If a 8-digit code is mentioned, only such code will apply.
HS code |
Description |
|
Chapter 61 |
61.01 |
Men’s or boys’ overcoats, car-coats, capes, cloaks, anoraks (including ski-jackets), wind-cheaters, wind-jackets and similar articles, knitted or crocheted, other than those of heading 61.03. |
|
61.02 |
Women’s or girls’ overcoats, car-coats, capes, cloaks, anoraks (including ski-jackets), wind-cheaters, wind-jackets and similar articles, knitted or crocheted, other than those of heading 61.04. |
|
61.03 |
Men’s or boys’ suits, ensembles, jackets, blazers, trousers, bib and brace overalls, breeches and shorts (other than swimwear), knitted or crocheted. |
|
61.04 |
Women’s or girls’ suits, ensembles, jackets, blazers, dresses, skirts, divided skirts, trousers, bib and brace overalls, breeches and shorts (other than swimwear), knitted or crocheted. |
|
61.05 |
Men’s or boys’ shirts, knitted or crocheted. |
|
61.06 |
Women’s or girls’ blouses, shirts and shirt-blouses, knitted or crocheted. |
|
61.10 |
Jerseys, pullovers, cardigans, waistcoats and similar articles, knitted or crocheted. |
|
61.12 |
Track suits, ski suits and swimwear, knitted or crocheted. |
|
|
- Track suits: |
|
6112.11.00 |
- - Of cotton |
|
6112.12.00 |
- - Of synthetic fibres |
|
6112.19.00 |
- - Of other textile materials |
|
6112.20.00 |
- Ski suits |
|
61.13 |
Garments, made up of knitted or crocheted fabrics of heading 59.03, 59.06 or 59.07. |
|
61.14 |
Other garments, knitted or crocheted. |
Chapter 62 |
62.01 |
Men’s or boys’ overcoats, car-coats, capes, cloaks, anoraks (including ski-jackets), wind-cheaters, wind-jackets and similar articles, other than those of heading 62.03. |
|
62.02 |
Women’s or girls’ overcoats, car-coats, capes, cloaks, anoraks (including ski-jackets), wind-cheaters, wind-jackets and similar articles, other than those of heading 62.04. |
|
62.03 |
Men’s or boys’ suits, ensembles, jackets, blazers, trousers, bib and brace overalls, breeches and shorts (other than swimwear). |
|
62.04 |
Women’s or girls’ suits, ensembles, jackets, blazers, dresses, skirts, divided skirts, trousers, bib and brace overalls, breeches and shorts (other than swimwear). |
|
62.05 |
Men’s or boys’ shirts. |
|
62.06 |
Women’s or girls’ blouses, shirts and shirt-blouses. |
|
62.10 |
Garments, made up of fabrics of heading 56.02, 56.03, 59.03, 59.06 or 59.07. |
|
62.11 |
Track suits, ski suits and swimwear; other garments. |
|
6211.20.00 |
- Ski suits |
|
|
- Other garments, men’s or boys’: |
|
6211.32 |
- - Of cotton: |
|
6211.32.90 |
- - - Other |
|
6211.33 |
- - Of man-made fibres: |
|
6211.33.20 |
- - - Garments used for protection from fire |
|
6211.33.30 |
- - - Garments used for protection from chemical substances or radiation |
|
6211.33.90 |
- - - Other |
|
6211.39 |
- - Of other textile materials: |
|
6211.39.20 |
- - - Garments used for protection from fire |
|
6211.39.30 |
- - - Garments used for protection from chemical substances or radiation |
|
6211.39.90 |
- - - Other |
|
|
- Other garments, women’s or girls’: |
|
6211.42 |
- - Of cotton: |
|
6211.42.90 |
- - - Other |
|
6211.43 |
- - Of man-made fibres: |
|
6211.43.30 |
- - - Anti-explosive protective suits |
|
6211.43.50 |
- - - Garments used for protection from chemical substances, radiation or fire |
|
6211.43.90 |
- - - Other |
|
6211.49 |
- - Of other textile materials: |
|
6211.49.20 |
- - - Garments used for protection from chemical substances, radiation or fire |
|
6211.49.40 |
- - - Other, of wool or fine animal hair |
|
6211.49.90 |
- - - Other |
Chapter 65 |
65.04 |
Hats and other headgear, plaited or made by assembling strips of any material, whether or not lined or trimmed. |
|
65.05 |
Hats and other headgear, knitted or crocheted, or made up from lace, felt or other textile fabric, in the piece (but not in strips), whether or not lined or trimmed; hair-nets of any material, whether or not lined or trimmed. |
|
6505.00.90 |
- Other |
|
65.06 |
Other headgear, whether or not lined or trimmed. |