Chương III Nghị định 69/2018/NĐ-CP: Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa
Số hiệu: | 69/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 15/05/2018 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2018 |
Ngày công báo: | 04/06/2018 | Số công báo: | Từ số 675 đến số 676 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Danh mục hàng nhập khẩu phải xin cấp GCN lưu hành tự do
Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương được ban hành ngày 15/5/2018.
Theo đó, danh mục hàng hóa nhập khẩu phải xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) được quy định tại Phụ lục V của Nghị định.
Căn cứ yêu cầu của từng thời kỳ, bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp CFS kèm theo mã HS hàng hóa và quy định cụ thể trường hợp CFS được áp dụng cho nhiều lô hàng.
Trường hợp có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý, CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc trên cơ sở có đi có lại.
Nghị định 69/2018/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký và bãi bỏ Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Ban hành Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu tại Phụ lục VI Nghị định này.
2. Danh mục hàng hóa quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với trường hợp hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam.
3. Trong trường hợp để ngăn ngừa tình trạng gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người, chuyển tải bất hợp pháp, nguy cơ gian lận thương mại, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định cụ thể hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu và công bố công khai Danh mục kèm theo mã HS hàng hóa.
1. Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh theo các quy định sau:
a) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Mục 2 Chương này.
b) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
c) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan.
2. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
3. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam. Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.
Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.
4. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.
Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.
5. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
6. Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Trường hợp hàng hóa bị ách tắc trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp giải tỏa, điều tiết trên địa bàn và phối hợp với cơ quan hải quan cửa khẩu tạm nhập có biện pháp điều tiết lượng hàng tạm nhập từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất.
2. Sau khi đã áp dụng biện pháp giải tỏa, điều tiết hàng hóa nêu tại Khoản 1 Điều này nhưng tình trạng ách tắc hàng hóa tạm nhập, tái xuất vẫn chưa được giải tỏa tại cảng, cửa khẩu hoặc trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục Hải quan và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thực hiện việc điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất bằng các biện pháp sau:
a) Có văn bản yêu cầu thương nhân tạm ngừng đưa hàng hóa tạm nhập, tái xuất về Việt Nam.
b) Tạm dừng cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
1. Trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam theo các quy định sau:
a) Đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
Riêng đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam, Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất trên cơ sở văn bản chấp thuận của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý hàng hóa đó.
b) Hàng hóa quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này khi sử dụng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý.
c) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.
2. Thương nhân được tạm nhập hàng hóa mà thương nhân đã xuất khẩu để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài và tái xuất khẩu trả lại thương nhân nước ngoài. Thủ tục tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.
3. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
a) Thương nhân được tạm nhập hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
b) Thủ tục tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.
c) Thương nhân đảm bảo tuân thủ các quy định về trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hội chợ, triển lãm thương mại quy định tại Mục 3, Mục 4 Chương IV Luật thương mại.
4. Trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất trong các trường hợp sau đây tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất:
a) Tạm nhập hàng hóa để phục vụ đo kiểm, khảo nghiệm.
b) Tạm nhập tái xuất linh kiện, phụ tùng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài; linh kiện, phụ tùng tạm nhập để sửa chữa tàu biển, tàu bay theo hợp đồng ký giữa chủ tàu nước ngoài với nhà máy sửa chữa tại Việt Nam.
c) Tạm nhập tái xuất phương tiện chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức quay vòng.
5. Đối với việc tạm nhập, tái xuất máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh của các tổ chức nước ngoài để khám, chữa bệnh tại Việt Nam vì mục đích nhân đạo; tạm nhập, tái xuất dụng cụ biểu diễn, trang thiết bị tập luyện, thi đấu của các đoàn nghệ thuật, đoàn thi đấu, biểu diễn thể thao, thủ tục tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.
Trường hợp máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh; dụng cụ biểu diễn, trang thiết bị tập luyện, thi đấu thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện, khi thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất, ngoài hồ sơ hải quan theo quy định, cần nộp bổ sung các giấy tờ sau:
a) Văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc cho phép tiếp nhận đoàn khám chữa bệnh hoặc tổ chức sự kiện.
b) Văn bản cam kết sử dụng đúng mục đích và theo quy định pháp luật của cơ quan, tổ chức được cho phép tiếp nhận đoàn khám chữa bệnh hoặc tổ chức sự kiện.
6. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, cho phép tạm nhập, tái xuất vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
1. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.
2. Việc tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới thực hiện như sau:
a) Việc tái xuất chỉ được thực hiện qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ ngoài khu kinh tế cửa khẩu đã có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước. Các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới này được Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới công bố đủ điều kiện tái xuất hàng hóa sau khi đã trao đổi, thống nhất với các Bộ: Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới căn cứ điều kiện cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này và căn cứ năng lực bốc xếp, giao nhận hàng hóa tại cửa khẩu phụ, lối mở biên giới để ban hành Quy chế lựa chọn thương nhân được phép tái xuất hàng hóa tạm nhập, tái xuất có điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định này và hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo Giấy phép quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định này.
c) Đối với hàng hóa không thuộc đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này, thương nhân được phép tái xuất qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới đã được công bố đủ điều kiện tái xuất hàng hóa. Thủ tục tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan.
3. Hồ sơ, quy trình lựa chọn thương nhân theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này được thực hiện như sau:
a) Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Sở Công Thương tỉnh biên giới nơi có cửa khẩu phụ, lối mở biên giới. Hồ sơ bao gồm:
- Văn bản đăng ký tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới, nêu rõ loại hàng hóa và cửa khẩu, lối mở đề nghị tái xuất: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
- Các giấy tờ, tài liệu liên quan khác theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới (nếu có).
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương tỉnh biên giới gửi văn bản thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
c) Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Sở Công Thương trình Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới danh sách thương nhân đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện tái xuất hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới.
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách đề nghị của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới công bố danh sách thương nhân được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới. Trường hợp từ chối lựa chọn thương nhân, Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
đ) Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới thông báo danh sách thương nhân được phép tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới về Bộ Công Thương để phối hợp điều hành.
e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới tổ chức thực hiện và quản lý chặt chẽ hoạt động tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới theo quy định tại Điều này, không để xảy ra buôn lậu, thẩm lậu. Nếu xảy ra tình trạng buôn lậu, thẩm lậu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và hoạt động tái xuất qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trên địa bàn bị đình chỉ.
g) Hàng năm, Ủy ban nhân dân các tỉnh biên giới kiểm tra, rà soát tình hình tuân thủ quy định pháp luật của thương nhân để điều chỉnh, bổ sung hoặc đưa các thương nhân vi phạm quy định trong hoạt động tạm nhập, tái xuất hàng hóa ra khỏi danh sách; tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương để phối hợp điều hành.
4. Việc tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu, địa điểm khác thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Trường hợp hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới thì cửa khẩu tạm nhập để gửi kho ngoại quan và cửa khẩu xuất khẩu, tái xuất hàng hóa qua các tỉnh biên giới thực hiện theo quy định tại Điều này.
1. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa để sản xuất, thi công, cho thuê, cho mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác theo các quy định sau:
a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
b) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
2. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
3. Trường hợp hàng hóa không còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành, việc tạm xuất, tái nhập ra nước ngoài để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện theo quy định sau:
a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.
b) Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng; linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu không được phép tạm xuất ra nước ngoài để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa.
c) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
4. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa ra nước ngoài để tham dự hội chợ, triển lãm thương mại. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.
Riêng hàng hóa cấm xuất khẩu chỉ được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài khi được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
5. Việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản thực hiện theo quy định của Luật di sản văn hóa.
6. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, cho phép tạm xuất, tái nhập vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh để sửa chữa phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
1. Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa theo quy định sau:
a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu theo hình thức hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu, không qua cửa khẩu Việt Nam, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu.
b) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân không phải có Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu của Bộ Công Thương.
2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện hoạt động kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa.
3. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do doanh nghiệp ký với thương nhân nước ngoài. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng,
4. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu phải được đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam tại cùng một khu vực cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi đưa vào Việt Nam cho tới khi được đưa ra khỏi Việt Nam.
5. Việc thanh toán tiền hàng kinh doanh chuyển khẩu phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định này, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất, nêu rõ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất (tên hàng, mã HS hàng hóa, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
c) Hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu do doanh nghiệp ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
d) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã tạm nhập, số lượng hàng hóa đã thực xuất: 1 bản chính.
2. Trường hợp tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo hình thức khác quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định này, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất, nêu rõ hàng hóa tạm nhập, tái xuất (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); mục đích tạm nhập, tái xuất; cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
c) Hợp đồng, thỏa thuận thuê, mượn ký với khách hàng nước ngoài: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
3. Trường hợp tạm xuất, tái nhập hàng hóa quy định tại Điểm a Khoản 1 và Điểm a Khoản 3 Điều 17 Nghị định này, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập, nêu rõ hàng hóa tạm xuất, tái nhập (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); mục đích tạm xuất, tái nhập; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
c) Hợp đồng, thỏa thuận sửa chữa, bảo hành của đối tác nước ngoài hoặc hợp đồng, thỏa thuận cho thuê, mượn hàng hóa: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
4. Trường hợp kinh doanh chuyển khẩu hàng hóa quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định này, hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu, nêu rõ hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu (tên hàng, mã HS, số lượng, trị giá); cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
c) Hợp đồng mua hàng và hợp đồng bán hàng do thương nhân ký với khách hàng nước ngoài: Mỗi loại 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
d) Báo cáo tình hình thực hiện Giấy phép kinh doanh chuyển khẩu đã được cấp, nêu rõ số lượng hàng hóa đã đưa vào, đưa ra khỏi Việt Nam: 1 bản chính.
1. Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ quy định tại Điều 19 Nghị định này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương.
2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
3. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Riêng đối với Giấy phép tạm nhập, tái xuất hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định này, thời hạn cấp Giấy phép là 3 ngày làm việc, kể từ ngày Bộ Công Thương nhận được văn bản đồng ý việc tạm nhập, tái xuất của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý hàng hóa đó.
4. Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép; cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấp phép cho thương nhân.
Ban hành kèm theo Nghị định này các Danh mục hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện sau:
1. Danh mục hàng thực phẩm đông lạnh kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục VII Nghị định này.
2. Danh mục hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, quy định tại Phụ lục VIII Nghị định này.
3. Danh mục hàng hóa đã qua sử dụng kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện quy định tại Phụ lục IX Nghị định này.
1. Thương nhân Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp) được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện khi đáp ứng các quy định tại Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định này và được Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.
2. Ngoài việc tuân thủ quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 16 Nghị định này, doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện phải thực hiện các quy định sau:
a) Doanh nghiệp không được ủy thác hoặc nhận ủy thác tạm nhập, tái xuất hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
b) Doanh nghiệp không được chuyển loại hình từ kinh doanh tạm nhập, tái xuất sang nhập khẩu để tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện.
c) Vận đơn đường biển đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện được quy định như sau:
- Vận đơn phải là vận đơn đích danh, không được chuyển nhượng.
- Trên vận đơn phải ghi số Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp.
- Đối với hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục IX Nghị định này, trên vận đơn phải ghi số Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp.
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh thuộc Phụ lục VII Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có số tiền ký quỹ là 10 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp có kho, bãi theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Có kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh, cụ thể:
a) Kho, bãi có sức chứa tối thiểu là 100 công-ten-nơ lạnh loại 40 feet, diện tích tối thiểu là 1.500 m2. Kho, bãi được ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào cứng, được xây dựng với chiều cao tối thiểu là 2,5 m; có đường dành cho xe chở công-ten-nơ di chuyển ra vào kho, bãi; có cổng ra vào và biển hiệu của doanh nghiệp sử dụng kho, bãi.
b) Kho, bãi có đủ nguồn điện (gồm điện lưới và máy phát điện dự phòng có công suất tương đương) và các thiết bị chuyên dùng kèm theo để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa của kho, bãi.
c) Kho, bãi phải thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê; phải nằm trong khu vực quy hoạch hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc trong khu vực do Ủy ban nhân dân tỉnh biên giới quy định sau khi thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương.
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt thuộc Phụ lục VIII Nghị định này phải có số tiền ký quỹ là 7 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng thuộc Phụ lục IX Nghị định này phải có số tiền ký quỹ là 7 tỷ đồng Việt Nam nộp tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
1. Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa khi doanh nghiệp đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định này.
2. Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều này là Mã số riêng đối với từng nhóm hàng hóa. Doanh nghiệp được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất nhóm hàng hóa nào thì được kinh doanh tạm nhập, tái xuất các mặt hàng thuộc phạm vi của nhóm hàng hóa đó.
3. Đối với kho, bãi đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh và để được cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, doanh nghiệp không được cho doanh nghiệp khác thuê lại để sử dụng vào mục đích xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.
4. Trường hợp hàng hóa nước ngoài gửi vào kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các tỉnh biên giới phía Bắc thì chỉ doanh nghiệp có Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của nhóm hàng hóa đó mới được đứng tên trên tờ khai nhập kho ngoại quan và tờ khai xuất kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất. Hàng hóa gửi tại kho ngoại quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
5. Hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục VII, VIII, IX Nghị định này, trong đó doanh nghiệp không thực hiện tái xuất qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc không thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện và không phải có Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Trong trường hợp cần thiết đáp ứng yêu cầu quản lý, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ áp dụng quy định về cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan để xuất khẩu, tái xuất qua các cửa khẩu biên giới không thuộc phía Bắc.
1. Doanh nghiệp gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất: 1 bản chính.
b) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
c) Văn bản của tổ chức tín dụng xác nhận về việc doanh nghiệp nộp số tiền ký quỹ theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 hoặc Điều 24 hoặc Điều 25 Nghị định này: 1 bản chính.
d) Tài liệu chứng minh doanh nghiệp sở hữu kho, bãi hoặc hợp đồng thuê kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định này: 1 bản sao có đóng dấu của doanh nghiệp.
đ) Văn bản của cơ quan điện lực nơi doanh nghiệp có kho, bãi xác nhận về việc kho, bãi có đủ nguồn điện lưới để vận hành các công-ten-nơ lạnh theo sức chứa: 1 bản chính.
Trường hợp doanh nghiệp xin cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc hàng hóa đã qua sử dụng thì không phải nộp các giấy tờ nêu tại Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ.
3. Đối với Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có kho, bãi kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra điều kiện kho, bãi, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh cho doanh nghiệp.
Đối với Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt và Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng, trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
Trường hợp không cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Trường hợp bổ sung, sửa đổi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, cấp lại do mất, thất lạc Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất, doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất cho doanh nghiệp.
5. Trường hợp phải xác minh các tài liệu, giấy tờ liên quan trong hồ sơ đề nghị cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của doanh nghiệp, thời gian xử lý hồ sơ quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này tính từ thời điểm Bộ Công Thương nhận được văn bản trả lời của các cơ quan liên quan đối với việc xác minh.
1. Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo đề nghị của doanh nghiệp trên cơ sở xác nhận của các cơ quan liên quan về các nội dung sau:
a) Doanh nghiệp đã tái xuất hết hàng hóa tạm nhập ra khỏi Việt Nam.
b) Hoàn thành nghĩa vụ phát sinh trong quá trình vận chuyển, lưu giữ hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định của Nghị định này (nếu có).
2. Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất khi doanh nghiệp có vi phạm trong các trường hợp sau:
a) Gian lận trong việc kê khai các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
b) Không duy trì điều kiện theo quy định tại Nghị định này trong quá trình sử dụng Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
c) Không nộp bổ sung đủ số tiền ký quỹ trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương có thông báo theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định này.
d) Không thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về điều tiết hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
đ) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa mà không có Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp theo quy định.
e) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
g) Từ chối trách nhiệm xử lý đối với những lô hàng đã về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam theo hợp đồng nhập khẩu đã ký.
h) Tự ý chuyển tiêu thụ nội địa hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
i) Tự ý phá mở niêm phong hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
3. Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, h, i Khoản 2 Điều này không được cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong vòng 2 năm kể từ ngày bị thu hồi.
4. Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điểm e, g Khoản 2 Điều này không được xem xét cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
1. Bộ Công Thương xem xét đình chỉ tạm thời hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong trường hợp doanh nghiệp bị cơ quan chức năng điều tra các hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này hoặc theo đề nghị của cơ quan chức năng.
2. Thời gian tạm thời đình chỉ hiệu lực Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất là 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 1 năm tùy trường hợp cụ thể hoặc theo đề nghị của cơ quan chức năng.
1. Tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ có trách nhiệm quản lý số tiền ký quỹ của doanh nghiệp và thông báo ngay cho Bộ Công Thương biết khi có sự thay đổi về số tiền ký quỹ của doanh nghiệp hoặc khi số tiền ký quỹ của doanh nghiệp được sử dụng để thanh toán các chi phí theo quyết định của cơ quan xử lý vi phạm.
2. Trường hợp doanh nghiệp không thanh toán các chi phí theo quy định tại Khoản 4 Điều 31 Nghị định này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan, trên cơ sở đề nghị và quyết định xử lý vi phạm của cơ quan xử lý vi phạm, có văn bản đề nghị tổ chức tín dụng nơi doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ trích số tiền ký quỹ để thanh toán các chi phí này.
Cơ quan xử lý vi phạm và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan thông báo ngay cho Bộ Công Thương biết việc xử lý vi phạm và việc sử dụng số tiền ký quỹ nêu trên để Bộ Công Thương thông báo yêu cầu doanh nghiệp bổ sung đủ số tiền ký quỹ theo quy định trước khi tiếp tục kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
3. Doanh nghiệp được hoàn trả toàn bộ hoặc số tiền ký quỹ còn lại sau khi đã sử dụng để thanh toán các chi phí theo quy định tại Khoản 4 Điều 31 Nghị định này (nếu có) trong các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp không được Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Số tiền ký quỹ được hoàn trả cho doanh nghiệp trên cơ sở văn bản trả lời không cấp Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của Bộ Công Thương.
b) Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo đề nghị của doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định này.
c) Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định này.
d) Đối với các trường hợp quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều này, việc hoàn trả tiền số tiền ký quỹ của doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở Quyết định thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất của Bộ Công Thương.
1. Duy trì điều kiện theo quy định tại Nghị định này trong suốt quá trình doanh nghiệp sử dụng Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
2. Nghiêm túc giải tỏa hàng thực phẩm đông lạnh tại cảng, cửa khẩu về kho, bãi của mình theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp có hiện tượng ách tắc, tồn đọng.
3. Thu gom và xử lý chất thải, nước thải để phòng chống dịch bệnh, bảo đảm vệ sinh môi trường tại kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh.
4. Thanh toán toàn bộ các khoản chi phí sau đây (nếu phát sinh):
a) Xử lý, làm sạch môi trường nếu hàng hóa của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường trong quá trình lưu giữ, tạm nhập, tái xuất tại Việt Nam.
b) Tiêu hủy hàng tồn đọng không tái xuất được, hàng tạm nhập không đúng với khai báo thuộc diện bị xử lý tiêu hủy.
c) Thanh toán các chi phí khác phát sinh do doanh nghiệp vi phạm các quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất và gửi kho ngoại quan hàng hóa.
5. Báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc Phụ lục VII, VIII, IX Nghị định này theo mẫu do Bộ Công Thương quy định.
1. Đôn đốc, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện; tổ chức kiểm tra và phối hợp với các cơ quan, tổ chức, thương nhân có liên quan kiểm tra việc thực hiện quy định quản lý hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu tại Nghị định này.
2. Tổ chức kiểm tra, xác nhận điều kiện về kho, bãi của doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh hoặc ủy quyền cho Sở Công Thương tổ chức kiểm tra và xác nhận.
3. Thực hiện biện pháp điều tiết hàng hóa trong trường hợp cần thiết theo quy định của Nghị định này.
1. Tổ chức quy hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, hệ thống kho bãi, bốc xếp, địa điểm tập kết hàng hóa, địa điểm tái xuất, nguồn điện và các điều kiện khác, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu và lưu giữ, bảo quản hàng hóa tại khu vực tái xuất hàng hóa.
2. Đánh giá nhu cầu và khả năng phát triển hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn; thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và Bộ Công Thương để quy định địa điểm xây dựng hệ thống kho, bãi phục vụ kinh doanh tạm nhập, tái xuất thực phẩm đông lạnh trên địa bàn tỉnh.
3. Căn cứ quy định hiện hành, chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa trên địa bàn và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa trên địa bàn.
4. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan đảm bảo có đủ lực lượng kiểm tra chuyên ngành và đủ cơ sở vật chất cho các lực lượng này hoạt động để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu lưu thông trên địa bàn, bảo đảm yêu cầu về an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, hạn chế gian lận thương mại, thẩm lậu, buôn lậu, trốn thuế, ô nhiễm môi trường.
5. Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, liên quan có biện pháp điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu trong trường hợp có ách tắc trên địa bàn; kịp thời thông báo cho Bộ Công Thương diễn biến tình hình giao nhận hàng hóa trên địa bàn và đề xuất biện pháp quản lý để tránh ùn tắc tại các cảng, cửa khẩu.
6. Chủ trì, thống nhất với các bộ, ngành trước khi công bố các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới trong khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu phụ nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu đủ điều kiện để tái xuất hàng hóa khi đã có đầy đủ cơ quan kiểm soát chuyên ngành theo quy định và cơ sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhà nước.
7. Thực hiện việc thu phí đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo hướng dẫn của Bộ Tài chính nhằm tăng cường nguồn thu ngân sách phục vụ việc đầu tư, nâng cấp hệ thống đường giao thông, bến bãi, bảo vệ môi trường và bảo vệ an ninh trật tự tại các cửa khẩu.
8. Thông báo kịp thời những thay đổi trong chính sách thương mại vùng biển của nước láng giềng đến Bộ Công Thương và các thương nhân để có kế hoạch điều tiết hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tránh nguy cơ ách tắc tại các cảng, cửa khẩu.
9. Chỉ đạo Sở Công Thương tỉnh thực hiện:
a) Thường xuyên theo dõi, kiểm tra doanh nghiệp trong việc duy trì điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất và thông báo cho Bộ Công Thương biết để phối hợp xử lý khi doanh nghiệp không duy trì các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
b) Định kỳ hàng quý báo cáo Bộ Công Thương tình hình hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa; tình hình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong việc thực hiện quy định kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu trên địa bàn.
c) Thực hiện theo ủy quyền của Bộ Công Thương việc kiểm tra kho, bãi hoặc xác minh các giấy tờ liên quan đến điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định này.
d) Thông báo đến Bộ Công Thương trường hợp phát sinh các vụ vi phạm quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu trên địa bàn để phối hợp xử lý.
1. Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, kiểm soát, giám sát chặt chẽ hàng hóa tạm nhập, tái xuất từ khi nhập khẩu vào Việt Nam cho đến khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam theo quy định của pháp luật hải quan.
2. Định kỳ hàng quý cung cấp thông tin, số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất cho Bộ Công Thương và cung cấp thông tin, số liệu đột xuất theo đề nghị của Bộ Công Thương để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành.
3. Thông báo cho Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan trong các trường hợp sau để phối hợp điều hành, xử lý:
a) Doanh nghiệp vi phạm quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất và kinh doanh chuyển khẩu.
b) Có hiện tượng ách tắc hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu tại các cảng, cửa khẩu.
TEMPORARY IMPORTATION, TEMPORARY EXPORTATION AND MERCHANTING TRADE
Article 12. Prohibition and suspension of temporary importation and merchanting trade
1. A list of goods prohibited from temporary importation and merchanting trade is provided in Appendix VI thereto.
2. The list of goods prescribed in Clause 1 hereof shall not apply to the case of merchanting trade transaction where goods move from the exporting to the importing country, without going through Vietnam’s checkpoints.
3. In order to prevent environmental pollution, epidemics, effects on human health or life, illegal transshipment and the risk of commercial fraud, the Minister of Industry and Trade shall publish details of goods subject to the suspension of temporary importation and merchanting trade and publish the list of those goods together with HS headings.
Article 13. Temporary importation
1. A Vietnamese trader is entitled to do temporary importation regardless of its lines of business that are registered, in particular:
a) The trader must meet conditions prescribed in Section 2 of this Chapter if the goods to be temporarily imported must qualify certain conditions.
b) The trader must obtain a license to trade in temporary importation issued by the Ministry of Industry and Trade if the goods to be temporarily imported are included in the list of prohibited or suspended exports and imports, goods not be freely sold and used in Vietnam; goods subject to export and import quotas, tariff-rate quotas or requiring export or import licenses, Except for automatic export or import license. Required documents and procedures for licensing application are provided in Article 19, Article 20 hereof.
c) The trader will only carry out the procedures for temporary importation at the customs authority if the goods are not mentioned in Point a or Point b of this Article.
2. Foreign-invested business entities may only do temporary importation as prescribed in Article 15 hereof and are not allowed to do other types of temporary importation.
3. Goods being temporarily-imported shall be subject to the inspection and supervision of the customs authority from the importation until they are re-exported out of Vietnam.
Avoid subdividing goods transported by containers during the course of transportation of goods from the temporary import checkpoint to the area subject to customs supervision, the re-export place at the checkpoint, and the border crossings as prescribed.
If, subject to transport requirements, goods to be transported by containers must be changed or subdivided for re-export as regulated by customs authority.
4. The temporarily-imported goods may stay at Vietnam within 60 days from the date on which the customs procedures for temporary importation are completed. A trader, seeking for extension, may submit an application for extension to the Sub-department of Customs of district where the procedures for temporary import are processed; each extension period may not exceed 30 days and each temporarily imported shipment is only extended up to twice.
Upon expiry of such time limit, the trader must re-export the goods out of Vietnam or destroy them. If the goods then are imported in Vietnam, the trader must comply with regulations on management of import and taxation.
5. The temporary importation shall be undertaken in reliance on two separate contracts: The export contract and import contract signed with the trader of exporting country and importing country. The export contract may be signed either before or after the import contract.
6. The payment, under temporary importation, must comply with regulation on foreign exchange and guidelines of the State bank of Vietnam.
Article 14. Regulation of temporary importation
1. When goods are stuck at ports and checkpoints in a province, the People’s Committee of province shall direct specialized agencies shall adopt measures for releasing and regulation in the province and cooperate with the customs authority at the temporary import checkpoint in imposing measures for regulating temporarily imported goods from the temporary import checkpoint to the re-export checkpoint.
2. If the goods remain stuck at the ports and checkpoints regardless of application of the measures prescribed in Clause 1 hereof, In exceptional circumstances, the Ministry of Industry and Trade shall take charge and cooperate with the People's Committee of province, the General Department of Customs and Border Guard Command in regulating the temporarily imported goods as follows:
a) Issuing a document that requests traders to suspend temporary importation in Vietnam.
b) Suspending issuance of licenses to trade in temporary importation for goods prescribed in Point b Clause 1 Article 13 hereof.
Article 15. Other forms of temporary importation
1. Except for prohibited exports or imports; suspended exports or imports, a trader may temporarily import goods to Vietnam under a contract concluded with a foreign party for the purposes of the warranty and maintenance, lease, borrowing, use or other purposes for a specified period and re-export them out of Vietnam, in particular:
a) The trader shall obtain the temporary importation license if the goods have not been sold and used in Vietnam or are managed by export and import quotas, tariff-rate quotas or requiring export or import licenses, except that it obtained an automatic export or import license. Required documents and procedures for licensing application are provided in Article 19 and Article 20 hereof.
The Ministry of Industry and Trade shall issue temporary importation licenses for goods permitted to be sold and used freely in Vietnam in reliance on the written approval of the competent Ministry or ministerial-level agency in charge of such goods.
b) When putting goods prescribed in Point a Clause 1 of this Article into use in Vietnam, they must comply with regulations of the Ministry or ministerial-level agency in charge.
c) For goods not specified in Point a Clause 1 hereof, the trader will only carry out the procedures for temporary importation at the customs authority without requiring a temporary importation license.
2. The trader may temporarily import the good that was exported for recycling or warranty at the request of the foreign trader, and then re-export it to the foreign trader Procedures for temporary importation shall be carried out at the customs authority without requiring a temporary importation license.
3. Temporary importation of goods for displays, exhibition in trade fairs and exhibition.
a) The trader is entitled to temporarily import goods for the purpose of display or exhibition in trade fairs and exhibition, except for prohibited exports and imports; suspended exports and imports.
b) Procedures for temporary importation shall be carried out at the customs authority without requiring a temporary importation license.
c) The trader must comply with regulations on display in trade fairs and exhibition as provided in Section 3 and Section 4 Chapter IV of the Law on Commerce.
4. Except for prohibited exports and imports or suspended exports and imports, the trader shall follow the procedures for temporary importation at the customs authority without requiring a temporary importation license.
a) Temporarily importing goods for testing.
b) Temporarily importing spare parts under no contract for substitution or repairs purposes associated with foreign seagoing ships and aircrafts; temporarily importing spare parts for repairing seagoing ships and aircrafts under a contract concluded between a foreign ship-owner and a shipyard in Vietnam.
c) Temporarily importing vehicles that contain exported goods and imported goods according to the rotation method (Empty container with or without hanging hook and soft tray liner in container for liquid cargo).
5. Procedures for temporary importation of healthcare machinery and equipment from foreign organizations for healthcare delivery in Vietnam for humanitarian purpose; temporary importation of performance equipment, equipment for training and competition of art troupes, sports tournament and performance troupes shall be carried out at the customs authority without requiring a temporary importation license.
If healthcare machinery and equipment; performance equipment, equipment for training and competition to be temporarily imported are under the list of prohibited exports and imports; suspended exports and imports, or exports and imports requiring license or under given conditions, apart from customs dossiers as prescribed, following documents are also required:
a) A written permission of the competent authority giving reception of the healthcare group or the event group.
b) A written undertaking that the machinery and equipment will be used with proper purposes and as regulated by the competent authority giving the reception.
6. The Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security shall consider permitting temporary importation of weapons and military equipment being in service to national defense and security.
Article 16. Temporary import checkpoint
1. Goods shall be temporarily imported through international checkpoints and main checkpoints.
2. Goods shall be re-exported through secondary checkpoints and border crossings as follows:
a) The goods only are re-exported through secondary checkpoints or border crossings in a border-gate economic zone and through secondary checkpoints beyond the border-gate economic zone if a specialized authority as prescribed and infrastructure meeting state management requirements. The aforesaid checkpoints and border crossings shall be published by the People’s Committee of bordering provinces as those eligible for re-export of goods with mutual consent of the Ministry of National Defense, the Ministry of Finance, the Ministry of Industry and Trade, and the Ministry of Agriculture and Rural Development.
b) The People’s Committee of bordering province shall, according to the infrastructure of the secondary checkpoints and border crossings prescribed in Point a Clause 2 of this Article and loading and unloading capacity there, promulgate a Regulation on selection of traders eligible for re-export of temporarily imported goods under given conditions as prescribed in Article hereof and temporarily imported goods requiring license as prescribed in Point b Clause 1 Article 13 hereof.
c) The trader may have goods not mentioned in Point b Clause 2 hereof re-exported through secondary checkpoints or border crossings which are published as eligible for re-export of goods. The re-export procedures at customs authority.
3. Required application documents and procedures for selection of trader prescribed in Point b Clause 2 hereof:
a) The trader shall submit an application, in person, by post or online (if applicable), to the Service of Industry and Trade of bordering province where the secondary checkpoint or border crossing is located. Required application documents:
- An application for registration of goods to be re-exported through the secondary checkpoint or border crossing, stating the type of goods and the secondary checkpoint or border crossing: 1 original.
- A business registration certificate or a business registration certificate: 1 copy bearing the trader's stamp.
- Relevant documentation as regulated by the People’s Committee of bordering province (if any).
b) If the required documents are incomplete or invalid, the Department of Industry and Trade of bordering province shall, within 3 working days from the date on which the application is received, notify the trader of deficiencies and allow the trader to correct the deficiencies.
c) Within 7 working days from the date on which complete and valid applications are received, the Department of Industry and Trade shall submit a list of traders eligible for re-exporting goods through the secondary checkpoint or border crossing to the People’s Committee of bordering province for approval.
d) Within 10 working days from the receipt of the list from the Department of Industry and Trade, the People’s Committee of bordering province shall publish the list of traders eligible for re-exporting goods through the secondary checkpoint or border. If the application is refused, the People’s Committee of bordering province must provide explanation in writing.
dd) The People’s Committee of bordering province shall forward the aforementioned list to the Ministry of Industry and Trade for management.
e) Each President of People’s Committee of bordering province shall initiate and manage re-export of goods through secondary checkpoints and border crossings as prescribed in this Article and prevent smuggling and seepage (bring goods illegally into a country little by little and very difficult to control). The President of People’s Committee of bordering province shall be held accountable to the Prime Minister for any smuggling or seepage case and the re-export of goods through secondary checkpoints and border crossings in the province shall be suspended.
g) Annually, the People’s Committees of bordering provinces shall inspect to the extent that the traders adhere to laws and regulations for further revisions and remove names of traders committing violations against temporary importation from the list; and send a final report to the Ministry of Industry and Trade for management.
4. The temporary importation at other checkpoints or locations shall be regulated by the Prime Minister.
5. If foreign goods are sent to bonded houses for export or re-export through bordering provinces, the temporary import checkpoint for retention at the bonded house and export/re-export checkpoint shall follow regulations laid down in this Article.
Article 17. Temporary exportation
1. The trader is entitled to export goods temporarily for manufacture, execution, lease, borrowing or other purposes as follows:
a) The trader must obtain the license for temporary exportation issued by the Ministry of Industry and Trade if the goods to be temporarily exported are included in the list of prohibited or suspended exports and imports, goods subject to export and import quotas, tariff-rate quotas or requiring export or import licenses, except for automatic export or import license. Requirement documents and procedures for licensing application are provided in Article 19, Article 20 hereof.
b) For goods not specified in Point a Clause 1 hereof, the trader will only carry out the procedures for temporary exportation at the customs authority without requiring a temporary exportation license.
2. A trader, for the purpose warranty and maintenance, is entitled to temporarily export goods which are within the warranty period under an import contract or a warranty agreement concluded with a foreign party. Procedures for temporary exportation shall be carried out at the customs authority without requiring a temporary exportation license.
3. A trader, for the purpose warranty and maintenance, is entitled to temporarily export goods which are beyond the warranty period under an import contract or a warranty agreement concluded with a foreign party as follows:
a) The trader must obtain the license for temporary exportation issued by the Ministry of Industry and Trade if the goods to be temporarily exported are included in the list of prohibited or suspended exports and imports, goods subject to export and import quotas, tariff-rate quotas or requiring export or import licenses, except for automatic export or import license. Requirement documents and procedures for licensing application are provided in Article 19, Article 20 hereof.
b) Used consumables and used spare parts mentioned in the list of prohibited imports may not be temporary exported for the purpose of warranty or maintenance.
c) For goods not specified in Point a and Point b of this Clause, the trader will only carry out the procedures for temporary exportation at the customs authority without requiring a temporary exportation license.
4. The trader is entitled to temporarily export goods for trader fairs and exhibition. Procedures for temporary exportation shall be carried out at the customs authority without requiring a temporary exportation license.
Those goods prohibited from export may only be joined in trade fairs and exhibition abroad with the approval of the Prime Minister.
5. The movement of relics, antiques, and national treasures abroad for exhibition, display, research or preservation is regulated in the Law on Cultural Heritage.
6. The Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security shall consider permitting temporary exportation of weapons and military equipment being in service to national defense and security for repairs.
1. A Vietnamese trader is entitled to conduct merchanting trade transactions as follows:
a) The trader must obtain the license for merchanting transaction issued by the Ministry of Industry and Trade if the goods to be temporarily imported are included in the list of prohibited or suspended exports and imports, goods not be freely sold and used in Vietnam; goods subject to export and import quotas, tariff-rate quotas or requiring export or import licenses, except for automatic export or import license. If the goods move from the exporting country to the importing country, without entering the Vietnam’s checkpoints, the trader is not required to obtain a license for merchanting trade.
b) If the goods are not mentioned in Point a Clause 1 hereof, the trader is not required to obtain a license for merchanting trade issued by the Ministry of Industry and Trade.
2. Foreign-invested business entities may not conduct merchanting trader transactions.
3. The merchanting trade transaction will be conducted according to two separate contracts: A purchase contract and a sales contract concluded with the foreign trader. The purchase contract may be concluded before or after the sales contract.
4. The goods under merchanting trade transaction must be brought in and brought out of Vietnam at the same checkpoint area and subject to the inspections and supervisions carried out by the customs authority throughout such process.
5. The payment, under merchanting trade, must comply with regulation on foreign exchange and guidelines of the State bank of Vietnam.
Article 19. Application for license to trade in temporary importation; temporary importation license, temporary exportation license; merchanting trade license
1. Required application documents for temporary importation of goods prescribed in Point b Clause 1 Article 13 hereof:
a) An application for license to trade in temporary importation, stating the goods to be traded (description, HS headings, quantity, and value); import and export checkpoint: 1 original.
b) A business registration certificate or a business registration certificate: 1 copy bearing the trader's stamp.
c) An import contract and export contract concluded with the foreign trader: 1 copy bearing the trader's stamp each.
d) A report related to the license for temporary importation, indicating quantity of goods that was temporarily imported and exported: 1 original.
2. Required application documents for temporary importation of goods prescribed in Point a Clause 1 Article 15 hereof:
a) An application for license for temporary importation, stating the goods to be temporarily imported (description, HS headings, quantity, and value); purposes for temporary importation, import and export checkpoint: 1 original.
b) An investment certificate or a business registration certificate: 1 copy bearing the trader's stamp.
c) An agreement on lease or borrowing concluded with the foreign trader: 1 copy bearing the trader's stamp.
3. Required application documents for temporary exportation of goods prescribed in Point a Clause 1 and Point a Clause 3 Article 17 hereof:
a) An application for license for temporary exportation, stating the goods to be temporarily exported (description, HS headings, quantity, and value); purposes for temporary importation, import and export checkpoint: 1 original.
b) An investment certificate or a business registration certificate: 1 copy bearing the trader's stamp.
c) An agreement on repairs and warranty concluded with the foreign partner or agreement on lease or borrowing: 1 copy bearing the trader's stamp.
4. Required application documents for merchanting trade of goods prescribed in Point a Clause 1 Article 18 hereof:
a) An application for license for merchanting trade, stating the goods to be traded (description, HS headings, quantity, and value); import and export checkpoint: 1 original.
b) A business registration certificate or a business registration certificate: 1 copy bearing the trader's stamp.
c) A purchase contract and a sales contract concluded with the foreign trader: 1 copy bearing the trader's stamp each.
d) A report related to the merchanting trade license, indicating quantity of goods which were brought in and brought out of Vietnam: 1 original.
Article 20. Procedures for application for license to trade in temporary importation; temporary importation license, temporary exportation license; merchanting trade license
1. The trader shall submit a set of required documents prescribed in Article 19 hereof, in person, by post or online (if applicable), to the Ministry of Industry and Trade.
2. If the required documents are incomplete or invalid, the Ministry of Industry and Trade shall, within 3 working days from the date on which the application is received, notify the trader of deficiencies and allow the trader to correct the deficiencies.
3. Within 5 working days from the date on which a complete and valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall issue the license to the trader. If the application is refused, the Ministry of Industry and Trade shall provide explanation in writing.
A temporary importation license for goods not be freely sold and used in Vietnam prescribed in Point a Clause 1 Article 15 hereof shall be issued within 3 working days from the date on which the Ministry of Industry and Trade receives an approval from the competent Ministry or ministerial-level agency.
4. If the trader wishes to amend the license or have the license which is lost replaced, it shall send an application for amendment or replacement and required documents to the Ministry of Industry and Trade. Within 3 working days from the date on which a complete and valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall issue an amended license or a duplicate license.
Section 2. TRADING IN TEMPORARY IMPORTATION UNDER GIVEN CONDITIONS
Article 21. List of goods associated with trading in temporary importation under given conditions
Lists of c are issued thereto.
1. A list of frozen food associated with trading in temporary importation under given conditions in Appendix VII thereto.
2. A list of goods liable to special excise duty associated with trading in temporary importation under given conditions in Appendix VIII thereto.
3. A list of used goods associated with trading in temporary importation under given conditions in Appendix IX thereto.
Article 22. Specific regulations associated with trading in temporary importation under given conditions
1. A Vietnamese trader incorporated under Law on Enterprises (hereinafter referred to as Enterprise) is entitled to trade in temporary importation under given conditions when it meets requirements in Article 23, 24 or 25 hereof and obtains a temporary importation code granted by the Ministry of Industry and Trade.
2. Apart from regulations on trading in temporary importation in Articles 12, 13, 14 and 16 hereof, the Enterprise eligible for trading in temporary importation under given conditions shall comply with regulations below:
a) The Enterprise may not entrust or accept to act as a trustee to trade in temporary importation under given conditions.
b) The Enterprise may not have goods associated with trading in temporary importation under given conditions imported for domestic use
c) Regulations on bill of lading for goods associated with trading in temporary importation under given conditions:
- The bill of lading is nominative and non-transferrable.
- The bill of lading bears the temporary importation code.
- The bill of lading shall bear number of license for temporary importation issued by the Ministry of Industry and Trade against used goods mentioned in Appendix IX thereto.
Article 23. Conditions for trading in temporary importation of frozen food
An Enterprise must meet following conditions to trade in temporary importation of frozen food in Appendix VII thereto:
1. It posts a bond of VND 10 billion at a credit institution in province where the Enterprise’s warehouse or storage yard is located as prescribed in Clause 2 hereof.
2. It has warehouses and storage yards in service to trading in temporary importation of frozen food:
a) Each warehouse or storage yard has capacity of at least 40-feet frozen containers and at least 1.500 m2, separated by railings, at least 2.5m high, has roads for semi-trailers to move in and out of the warehouse or storage yard; has entrance gate and signs of companies using it.
b) Each warehouse or storage yard has adequate electricity source (including electrical grid and electricity generator with equivalent capacity) and dedicated equipment to operate frozen containers according to the capacity of the warehouse or storage yard.
c) Each warehouse or storage yard must be owned by the Enterprise or leased under a lease agreement; located in a planned area for system of warehouses and storage yards serving trading in temporary importation of frozen food or an area regulated by the People’s Committee of bordering province with mutual consent of the Ministry of National Defense, the Ministry of Finance and the Ministry of Industry and Trade.
Article 24. Conditions for trading in temporary importation of goods liable to special excise duty
An Enterprise wishing to trade in temporary importation of goods liable to special excise duty included in Appendix VII thereto must post a bond of VND 7 billion at a credit institution in the province where the Enterprise is issued with a business registration certificate.
Article 25. Conditions for trading in temporary importation of used goods
An Enterprise wishing to trade in temporary importation of used goods included in Appendix IX thereto must post a bond of VND 7 billion at a credit institution in the province where the Enterprise is issued with a business registration certificate.
Article 26. Temporary importation code
1. The Ministry of Industry and Trade shall grant temporary importation code to an Enterprise meeting conditions prescribed in Article 23, 24 or 25 hereof.
2. A temporary importation code prescribed in this Article is a separate code for every category of goods. The holder of temporary importation code for a specific category may only trade in temporary importation of goods within that category.
3. A warehouse or storage yard which is declared to prove that the Enterprise meets business conditions to enable the temporary importation code to be issued may not be leased to another Enterprise for the application for temporary importation code of frozen food.
4. If foreign goods are sent to a bonded warehouse for export or re-export through Northern bordering provinces, only an Enterprise obtaining the temporary importation code for that category of goods Good sent at bonded warehouses shall be regulated by laws and regulations on customs.
5. If an Enterprise does not re-export goods prescribed in Appendix VII, VIII, and IX hereof through Northern checkpoints, it will not be considered as trading in temporary importation under given conditions and no temporary importation code is required. In exceptional circumstances and in compliance with management requirements, the Ministry of Industry and Trade reports cases in which temporary importation codes are granted to Enterprises trading in temporary importation of goods sent at bonded houses for export or re-export through checkpoints not in Northern area to the Prime Minister.
Article 27. Application and procedures for issuance of temporary importation code
1. An Enterprise seeking for a temporary importation code shall submit an application, in person, by post or online (if applicable) to the Ministry of Industry and Trade. Required application documents:
a) An application for temporary importation code: 1 original.
b) A business registration certificate or a business registration certificate: 1 copy bearing the Enterprise’s stamp.
c) A document made by a credit institution confirming that the Enterprise posted a bond as prescribed in Clause 1 Article 23, 24 or 25 hereof: 1 original.
d) A document proving that the Enterprise owned a warehouse or storage yard or lease agreement of warehouse or storage yard in service of trading in temporary importation of frozen food as prescribed in Clause 2 Article 23 hereof: 1 copy bearing the Enterprise’s stamp.
dd) A document made by the electricity authority in administrative division where the Enterprise’s warehouse or storage yard is located confirming that it has electrical grid capable of operating frozen containers by capacity: 1 original.
If the Enterprise applies for temporary importation code of goods liable to special excise duty or used goods, documents prescribed in Point d and dd Clause 1 hereof are not required.
2. If the required documents are incomplete or invalid , the Ministry of Industry and Trade shall, within 3 working days from the date on which the application is received, notify the Enterprise of deficiencies and allow the Enterprise to correct the deficiencies.
3. From the date on which a complete and valid application for temporary importation code of frozen food is received, within 7 working days, the Ministry of Industry and Trade shall examine the application and empower the Department of Industry and Trade of province where the Enterprise’s warehouse or storage yard is located to undertake a verification visit to confirm its conditions. Within 7 working days from the date on which a document determining whether the warehouse or storage yard conditions are met, the Ministry of Industry and Trade shall consider issuing the temporary importation code of frozen food to the Enterprise.
From the date on which a complete and valid application for temporary importation code of goods liable to special excise duty or used goods is received, within 7 working days, the Ministry of Industry and Trade shall consider issuing the temporary importation code of frozen food to the Enterprise.
If the application is refused, the Ministry of Industry and Trade shall provide explanation in writing.
4. If the Enterprise wishes to amend the temporary importation code or have the temporary importation code which is lost replaced, it shall send an application for amendment or replacement and required documents to the Ministry of Industry and Trade. Within 5 working days from the date on which a complete and valid application is received, the Ministry of Industry and Trade shall issue an amended license or a duplicate temporary importation code.
5. If documents in the application for temporary importation code need further verification, the processing period prescribed in Clause 3 and Clause 4 hereof shall commence from the date on which the Ministry of Industry and Trade receives written responses from relevant agencies as to the verification.
Article 28. Revocation of temporary importation code
1. The Ministry of Industry and Trade shall revoke temporary importation code at the request of an Enterprise according to confirmation of relevant agencies if:
a) The Enterprise re-exported all of temporarily imported goods out of Vietnam.
b) The Enterprise fulfilled obligations arising in the course of transport and retention of temporarily imported goods as prescribed in this Decree (if any).
2. The Ministry of Industry and Trade shall revoke temporary importation code if the Enterprise:
a) Falsified that it had met all conditions as prescribed in this Decree.
b) Fails to maintain conditions prescribed in this Decree while using the temporary importation code.
c) Fails to pay extra amount to the bond within 30 days from the date on which the Ministry of Industry and Trade gives a notice as prescribed in Clause 2 Article 30 hereof.
d) Fails to comply with the request made by the competent authority in terms of regulation of temporarily imported goods prescribed in Article 14 hereof.
dd) Trades in temporary importation without any license for temporary importation issued by the Ministry of Industry and Trade as prescribed.
e) Trades in temporary importation of goods prohibited or suspended from temporary importation.
g) Refuses obligation under the signed import contract against shipments arrived at the port or Vietnam’s checkpoint.
h) Brings temporarily-imported goods into local market without any permission.
i) Breaks the customs seal as to temporarily-imported goods without any permission.
3. Enterprises having their temporary importation codes revoked prescribed in Points a, b, c, d, dd, h, I Clause 2 hereof may not be reissued with other temporary importation codes within 2 years from the date of revocation.
4. Enterprises having their temporary importation codes revoked prescribed in Points e, g Clause 2 hereof may not be reissued with any temporary importation code.
Article 29. Suspending validity of temporary importation code
1. The Ministry of Industry and Trade shall consider suspending validity of temporary importation code obtained by an Enterprise having its violation investigated by the specialized agency as prescribed in this Decree or at the request of such specialized agency.
2. The temporary importation code shall have its validity period suspended within 3 month, 6 month or 1 year as the case may be or at the request of the specialized agency.
Article 30. Managing, using and refunding bond
1. The credit institution where the Enterprise posted a bond shall manage the bond and keep the Ministry of Industry and Trade informed of any change in such amount or when the bond is set aside to cover expenses incurred based on a competent enforcement authority’s decision against the Enterprise’s violation, if any.
2. If the Enterprise fails to pay the expenses prescribed in Clause 4 Article 31 hereof, the People’s Committee of province shall, according to the request and decision against Enterprise’s violation issued by the competent enforcement authority, send a request to the aforesaid credit institution to set aside an amount of bond to cover such expenses.
The abovementioned competent enforcement authority and People’s Committee of province shall notify the Ministry of Industry and Trade of the action against violation and the bond; the Ministry of Industry and Trade shall then request the Enterprise to pay extra amount to the bond as prescribed before resumption of trading in temporary importation.
3. An Enterprise may be refunded all of bond or the amount remaining after payment of expenses prescribed in Clause 4 Article 31 hereof (if any) in any of the following cases:
a) The Enterprise is not issued with a temporary importation code by the Ministry of Industry and Trade. The bond which was posted shall be refunded to the Enterprise in reliance on a written response made by the Ministry of Industry and Trade that temporary importation code may not be issued.
b) The Ministry of Industry and Trade shall revoke temporary importation code at the request of the Enterprise as prescribed in Clause 1 Article 28 hereof.
c) The Enterprise shall have its temporary importation code revoked as prescribed in Clause 2 Article 28 hereof.
d) In the case of circumstances prescribed in Point b, Point c Clause 3 hereof, the bond posted by the Enterprise shall be refunded in reliance on a decision on revocation of temporary importation code issued by the Ministry of Industry and Trade.
Article 31. Responsibilities of Enterprise obtaining temporary importation code
1. Maintain conditions prescribed in this Decree whilst the Enterprise uses the temporary importation code.
2. Strictly releasing frozen good at ports and checkpoints and delivering them to its warehouse or storage yard as the request of competent authority in case of stucking.
3. Collect and treat waste and sewage to prevent epidemic diseases and maintain environment hygiene at the warehouse or storage yard to serve the trading in temporary importation of frozen food.
4. Pay all of following expenditures on (if incurred):
a) Treatment of environment if the goods of Enterprise cause environment pollution while they are retained and temporarily imported in Vietnam
b) Destruction of goods failing to be re-exported and temporarily imported goods inconsistent with declaration).
c) Other expenses incurred upon the Enterprise’s violation against regulation on trading in temporary importation and bonded warehouses.
5. Send quarterly reports on temporary importation of goods in Appendix VII, VIII and IX of this Decree using the form regulated by the Ministry of Industry and Trade.
Section 3. DESIGNATING MANAGEMENT OF TEMPORARY IMPORTATION; TEMPORARY EXPORTATION, MERCHANTING TRADE
Article 32. The Ministry of Industry and Trade
1. Expedite and guide Ministries, regulatory bodies, and local governments to implement, inspect and cooperate with relevant organizations and traders in inspecting the temporary importation, temporary exportation, and merchanting trade in this Decree.
2. Inspect and determine or empower the Department of Industry and Trade to inspect and determine if Enterprises meet warehouse or storage yard conditions to trade in temporary importation of frozen food.
3. Carry out regulation of goods in necessary cases as prescribed in this Decree.
Article 33. People’s Committee of province
1. Initiate planning, invest in traffic infrastructure, the system of warehouse or storage yard, material handling, areas intended for gathering goods, areas intended for re-export and other conditions, facilitate the trading in temporary importation, merchanting trade, and storage of goods at the re-export area.
2. Evaluate the need and potential development of trade in temporary importation of frozen food in the province; set forth areas where the system of warehouses and storage yards intended for trading in temporary importation of frozen food is located with the mutual consent of the Ministry of National Defense, the Ministry of Finance, the General Department of Customs, Border Guard Command and the Ministry of Industry and Trade.
3. Take charge and cooperate with relevant Ministries and agencies in managing and administering the trading in temporary importation and merchanting trade in the province and be held accountable to the Government and the Prime Minister for that scope of management.
4. Cooperate with relevant Ministries and agencies in forming inspecting forces and providing them facilities, sufficient to serve the inspection and supervision of temporarily-imported goods and merchanting trade goods in circulation in the province, meeting requirements pertaining to national defense and security, social order and security, preventing trade fraud, seepage, tax evasion, and environment pollution.
5. Take charge and cooperate with relevant Ministries and agencies in adopting measures for regulation of temporarily-imported goods and merchanting trade goods in case of stucking in the province; notify the Ministry of Industry and Trade in a timely manner of delivery of goods in the province and propose measures against stucking at ports and checkpoints.
6. Take charge and reach a consensus with Ministries and agencies on secondary checkpoints or border crossings in a border-gate economic zone and secondary checkpoints beyond the border-gate economic zone eligible for re-export of goods before publishing them when adequate specialized authorities and techniques are in place.
7. Collect fees from temporarily-imported goods in accordance with guidance of the Ministry of Finance with a view to increase budget revenues, and in return, serve the investment and upgrade of traffic system, yards, protect environment and protect security and order at checkpoints.
8. Communicate in a timely manner of changes in marine trade policy of neighbor countries to the Ministry of Industry and Trade and traders in order for them to plan regulation of temporarily imported goods and avoid stucking at ports and checkpoints.
9. Direct the Department of Industry and Trade of province to:
a) Regularly inspect Enterprises to determine whether they maintain meeting temporary importation conditions and notify the Ministry of Industry and Trade of those failing to meet conditions as prescribed in this Decree.
b) Send quarterly reports to the Ministry of Industry and Trade on trading in temporary importation and the extent to which Enterprises adhere to regulations on trading in temporary importation and border checkpoint in the province.
c) Under authorization of the Ministry of Industry and Trade, inspect warehouses or storage yards and verify required documents in terms of business requirements as prescribed in this Decree.
d) Notify the Ministry of Industry and Trade of violations against regulations on trading in temporary importation and merchanting trade in the province for cooperation.
Article 34. General Department of Customs
1. According to its duties as per the law, implement and inspect temporarily imported goods closely from bring them into Vietnam until they are actually re-exported out of Vietnam as prescribed in laws and regulations on customs.
2. Send quarterly reports on information and statistics in terms of trading in temporary importation to the Ministry of Industry and Trade and send irregular reports to the Ministry of Industry and Trade, upon request.
3. Notify the Ministry of Industry and Trade and People’s Committee of province of one of following cases:
a) An Enterprise commits violations against regulations on trading in temporary importation and merchanting trade.
b) Temporarily-imported goods or merchanting trade goods are stuck at ports or checkpoints.