- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Hàng hóa kinh doanh được phép xuất nhật khẩu
1. Các bước kinh doanh xuất nhập khẩu
Nghiên cứu thị trường: Tìm hiểu nhu cầu của thị trường nước ngoài đối với sản phẩm trong nước. Tìm kiếm nguồn cung cấp hàng hóa từ nước ngoài phù hợp với nhu cầu của thị trường nội địa.
Xác định sản phẩm: Lựa chọn sản phẩm có tiềm năng phát triển, đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và có lợi thế cạnh tranh. Ví dụ, nông sản, thủy sản, máy móc thiết bị hoặc các sản phẩm tiêu dùng.
Pháp lý và giấy tờ: Doanh nghiệp cần có giấy phép kinh doanh và giấy tờ liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu như giấy chứng nhận xuất xứ (CO), giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu cần), giấy phép xuất nhập khẩu đặc biệt (đối với một số mặt hàng cần kiểm soát chặt chẽ).
Vận chuyển và logistics: Kinh doanh xuất nhập khẩu thường phải làm việc với các đơn vị vận chuyển quốc tế và nội địa. Việc quản lý chuỗi cung ứng, tối ưu hóa chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng là yếu tố quan trọng để đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng một cách hiệu quả.
Hải quan và thuế quan: Hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ phải thông qua hải quan để kiểm tra và tính thuế. Doanh nghiệp cần hiểu rõ về các loại thuế, phí và quy trình hải quan tại cả nước xuất khẩu và nhập khẩu.
Thanh toán quốc tế: Các giao dịch thương mại quốc tế thường sử dụng các phương thức thanh toán như thư tín dụng (L/C), chuyển khoản (T/T), hoặc thanh toán qua các hệ thống tài chính quốc tế để đảm bảo tính an toàn trong giao dịch.
2. Danh mục hàng hóa xấm xuất khẩu
Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu là danh sách các sản phẩm, hàng hóa bị hạn chế hoặc cấm hoàn toàn khi đưa ra khỏi lãnh thổ quốc gia. Việc quy định danh mục này nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa. Danh mục hàng hóa xấm xuất khẩu được quy định tại Mục 1 Phụ lục 1 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định :
- Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
- Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước.
- Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
- Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam.
- Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
- Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền
- Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.
- Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục 1 CITES có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc;
- Mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB theo quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP xuất khẩu vì mục đích thương mại. (Nghị định 32/2006/NĐ-CP hết hiệu lực từ ngày 10/3/2019 được thay thế bởi Nghị định 06/2019/NĐ-CP)
- Mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi (Loxodonta africana).
- Các loài hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhóm 1.
- Các loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu.
- Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh mục giống vật nuôi quý hiếm và giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định của Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 và Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004
- Hóa chất Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục ban hành.
- Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
3, Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu
Luật Hải quan: Đây là văn bản pháp luật cơ bản, quy định về chế độ hải quan, thủ tục hải quan, quyền và nghĩa vụ của cơ quan hải quan, người khai hải quan, và các chủ thể liên quan khác trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Luật Thương mại: Luật này quy định các nguyên tắc chung về hoạt động thương mại, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu, bao gồm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thanh toán quốc tế, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Quy định về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, biểu thuế, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Các Nghị định: Các Nghị định của Chính phủ được ban hành để hướng dẫn thi hành các Luật nói trên, cụ thể hóa các quy định về thủ tục hành chính, quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu.
Các Thông tư: Các Thông tư của các Bộ, ngành có liên quan (như Bộ Tài chính, Bộ Công Thương) hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các quy định pháp luật về xuất nhập khẩu.
4. Cách đăng ký tờ khai hải quan
1. Phương thức đăng ký tờ khai hải quan được quy định như sau:
a) Tờ khai hải quan điện tử được đăng ký theo phương thức điện tử;
b) Tờ khai hải quan giấy được đăng ký trực tiếp tại cơ quan hải quan.
2. Tờ khai hải quan được đăng ký sau khi cơ quan hải quan chấp nhận việc khai của người khai hải quan. Thời điểm đăng ký được ghi trên tờ khai hải quan.
Trường hợp không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan, cơ quan hải quan thông báo lý do bằng văn bản giấy hoặc qua phương thức điện tử cho người khai hải quan biết.
Xem thêm bài viết liên quan
Xuất nhập khẩu và quy trình thủ tục hải quan