- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Kho ngoại quan là gì? Những quy định về kho ngoại quan theo quy định pháp luật hiện hành
Việc giao thương hàng hoá quốc tế đang trên đà phát triển không ngừng, trong đó, kho ngoại quan là điểm nút giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết luồng hàng ra và vào lãnh thổ Việt Nam.Kho ngoại quan thiên nhiều hơn về chức năng lưu trữ, bảo quản hàng hoá. Theo dõi bài viết dứoi đây để tìm hiểu rõ hơn về kho ngoại quan nhé.
1. Kho ngoại quan là gì?
Trong tiếng anh kho ngoại quan là Bonded warehouse.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 10 Điều 4 Luật Hải Quan năm 2014, Kho ngoại quan được định nghĩa là khu vực kho, bãi dùng để lưu giữ hàng hóa đã hoàn tất thủ tục hải quan đang chờ xuất khẩu; hoặc hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài chờ nhập khẩu vào Việt Nam hoặc xuất khẩu sang nước khác.
2. Tại sao doanh nghiệp phải gửi hàng vào kho ngoại quan?
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ cần gửi hàng hóa vào kho ngoại quan bởi :
- Đối với các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, kho ngoại quan cung cấp dịch vụ lưu trữ và bảo quản hàng hóa. Nó cho phép họ tạm gửi hàng hóa vào kho trước khi xuất ra nước khác hoặc nhập vào Việt Nam mà không phải trả thuế nhập khẩu tại Việt Nam.
- Các doanh nghiệp cũng có thể thực hiện giao dịch trực tiếp từ đây, giúp họ tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc mua bán hàng hóa và chuyển đổi quyền sở hữu.
- Tiết kiệm đáng kể chi phí khi lưu trữ hàng hóa trong kho trong thời gian dài.
- Đảm bảo quá trình giao nhận hàng hóa diễn nhanh chóng, đúng tiến độ.
3. Quy định về hàng hoá gửi kho ngoại quan
Điều 85 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về hàng hóa gửi kho ngoại quan như sau:
Hàng hóa từ Việt Nam đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu, hàng hóa từ nước ngoài chờ làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba của các đối tượng được phép thuê kho ngoại quan nêu tại mục 3.1 dưới đây được đưa vào lưu giữ trong kho ngoại quan.
(1) Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan gồm:
- Hàng hóa của chủ hàng nước ngoài chưa ký hợp đồng bán hàng cho doanh nghiệp ở Việt Nam;
- Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài chờ đưa vào thị trường trong nước hoặc chờ xuất khẩu sang nước thứ ba;
- Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.
(2) Hàng hóa từ nội địa Việt Nam đưa vào kho ngoại quan gồm:
- Hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu;
- Hàng hóa hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất.
(3) Hàng hóa sau không được gửi kho ngoại quan:
- Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam;
- Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường;
- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Ngoài những hàng hóa nêu trên, căn cứ tình hình xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ quyết định Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan.
4. Thuê kho ngoại quan theo quy định của pháp luật hiện hành
4.1 Đối tượng được thuê kho ngoại quan
Đối tượng được thuê kho ngoại quan theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Nghị định 08/2015/NĐ-CP gồm:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
4.2 Quy định về hợp đồng thuê kho ngoại quan
Khoản 2 Điều 84 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về hợp đồng thuê kho ngoại quan như sau:
- Hợp đồng thuê kho ngoại quan do chủ kho ngoại quan và chủ hàng thỏa thuận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ hàng vừa là chủ kho ngoại quan.
- Thời hạn hiệu lực và thời hạn thuê kho ngoại quan do chủ hàng và chủ kho ngoại quan thỏa thuận trên hợp đồng thuê kho ngoại quan, nhưng không quá thời hạn hàng hóa được gửi kho ngoại quan theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan 2014 như sau:
+ Hàng hóa gửi kho ngoại quan được lưu giữ trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho.
+ Trường hợp có lý do chính đáng thì được Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần không quá 12 tháng.
- Cục Hải quan tổ chức thanh lý hàng hóa gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật nếu thuộc các trường hợp sau:
+ Quá thời hạn thuê kho ngoại quan nêu trên mà chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền không đưa hàng ra khỏi kho ngoại quan;
+ Trong thời hạn thuê kho ngoại quan nhưng chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền có văn bản đề nghị thanh lý.
5. Những loại hàng hóa được phép gửi ở kho ngoại quan
Theo quy định tại Điều 85 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, những hàng hóa được phép gửi vào kho ngoại quan, bao gồm:
- Hàng hóa đã hoàn thành thủ tục xuất khẩu.
- Hàng hóa nhập vào Việt Nam bởi doanh nghiệp nước ngoài mà chưa ký kết hợp đồng bán hàng với doanh nghiệp trong nước.
- Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu về Việt Nam đang chờ thực hiện thủ tục nhập khẩu.
- Hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đang chờ để tiến hành tái xuất.
- Hàng hóa của doanh nghiệp nước ngoài đang chờ để tiến hành tái xuất sang nước thứ ba.
- Hàng hóa đã hết thời hạn tạm nhập và phải tuân thủ quy định về tái xuất.
Những hàng hóa không được phép gửi ở kho ngoại quan bao gồm:
- Hàng hóa giả mạo tên gọi hoặc nhãn hiệu xuất xứ Việt Nam.
- Hàng hóa có tiềm ẩn nguy hiểm đối với con người hoặc gây ô nhiễm môi trường.
- Hàng hóa nằm trong danh sách cấm xuất nhập khẩu, tạm ngừng xuất nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
- Ngoài ra, dựa trên tình hình xuất khẩu và nhập khẩu trong từng giai đoạn cụ thể, Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định các loại hàng hóa không được phép gửi vào kho ngoại quan và sẽ điều chỉnh danh mục này theo thời gian.
6. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất/nhập kho ngoại quan
- Hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa hoặc từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan: thì chủ hàng hoặc người được ủy quyền sẽ phải làm thủ tục nhập hàng ở Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
- Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài/đưa vào nội địa/đưa vào các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được ủy quyền phải thực hiện kê khai thông tin hàng hóa xuất kho với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan tương tự như với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, theo loại hình nhập khẩu tương ứng; với thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa chính là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa xuất ra khỏi kho ngoại quan.
- Hàng hóa thuộc diện bắt buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, không được phép nhập khẩu trở lại vào thị trường Việt Nam.
- Hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập khẩu đến kho ngoại quan; từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất khẩu; từ nội địa vào kho ngoại quan và ngược lại, phải tiến hành làm thủ tục hải quan như hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan, ngoại trừ trường hợp hàng hóa đã làm xong thủ tục xuất khẩu từ nội địa hoặc đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về các thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với việc xuất/nhập hàng và xử lý hàng hóa tồn đọng trong kho ngoại quan.
7. Các kho ngoại quan ở Việt Nam?
Theo quy định của cục hải quan và pháp luật của nước Việt Nam, kho quan ngoại thường được thành lập ở những khu vực sau:
- Các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, rải đều khắp cả nước, chẳng hạn như: Kho ngoại quan Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, ICD Biên Hòa, Vũng Tàu, Sóng Thần, Bình Dương, Hồ Chí Minh…
- Các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các khu kinh tế đặc biệt khác.
- Kho ngoại quan, hàng hoá và các phương tiện vận tải ra vào, lưu giữ, bảo quản trong kho đều phải làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan Việt Nam.