- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
Điều kiện thành lập khu chế xuất?
1. Khu chế xuất là gì?
Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, do Chính phủ thành lập hoặc cho phép thành lập. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập, tổ chức hoạt động theo các điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của pháp luật. Trong khu chế xuất không có dân cư sinh sống.
2. Phân biệt khu công nghiệp và khu chế xuất
Theo quy định của Luật Đầu tư 2020 và Nghị định 35/2022NĐ-CP, khu chế xuất là một loại hình khu công nghiệp nhưng khu chế xuất vẫn có những đặc điểm riêng biệt. Có thể phân biệt khu công nghiệp và khu chế xuất qua một số tiêu chí sau:
Tiêu chí |
Khu công nghiệp |
Khu chế xuất |
Khái niệm |
Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp. |
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu |
Mục đích thành lập |
Thu hút đầu tư đối với tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước |
Chủ yếu là thu hút đầu tư đối với doanh nghiệp nước ngoài |
Ranh giới địa lý |
Có ranh giới địa lý xác định nhưng không rõ ràng, thường xác định bằng hệ thống hàng rào xây dựng. |
Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu |
Thành phần doanh nghiệp |
Gồm tất cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. |
- Gồm các doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất, gọi là doanh nghiệp chế xuất - Doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế xuất nhập khẩu khi nhập khẩu hàng hóa tạo tài sản cố định, nhập khẩu nguyên liệu sản xuất, hoặc khi xuất khẩu thành phẩm ra nước ngoài, miễn thuế giá trị gia tăng. |
Ngành nghề sản xuất |
Hầu hết các ngành, nghề với các loại hàng hoá, dịch vụ đa dạng, chủ yếu là: Vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị tiêu dùng, dịch vụ logistic… |
Các ngành nghề, hàng hoá để xuất khẩu như: gạo, dệt may, giày da… |
3. Điều kiện thành lập khu chế xuất?
Điều kiện cấp giấy chứng nhận để đầu tư mới và mở rộng khu chế xuất như sau:
- Khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60%.
- Kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Phù hợp theo quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp.
Nếu thỏa mãn những điều kiện trên thì sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư và được phép thành lập khu chế xuất. Bên cạnh đó, đối với các khu công nghiệp lớn có diện tích từ 500 ha trở lên, nhiều nhà đầu tư tham gia xây dựng – kinh doanh kết cấu hạ tầng theo các khu vực riêng hoặc gắn liền với khu đô thị, kinh doanh tập trung khác trong đề án tổng thể phải lập quy hoạch xây dựng chung theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng trước khi lên kế hoạch chi tiết. Đối với khu công nghiệp có diện tích từ 200ha trở lên hoặc vị trí cạnh những tuyến quốc lộ, gần khu bảo tồn di tích lịch sử, khu vực quốc phòng, khu đô thị loại I, II… thì phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, những Bộ khác và các ngành có liên quan về quy hoạch chi tiết khu xây dựng trước khi được Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Kho ngoại quan là gì? Những quy định về kho ngoại quan theo quy định pháp luật hiện hành
Khi xuất cảnh thì được phép mang tối đa bao nhiêu tiền mặt thì không phải khai báo hải quan?
Mang tiền mặt về Việt Nam thì cần khai báo hải quan hay không? Thủ tục khai báo tiến hành ra sao?