Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế
Số hiệu: | 35/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 28/05/2022 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2022 |
Ngày công báo: | 10/06/2022 | Số công báo: | Từ số 397 đến số 398 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện chuyển đổi KCN sang phát triển khu đô thị - dịch vụ
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Theo đó, quy định 05 điều kiện để khu công nghiệp được chuyển đổi sang phát triển khu đô thị - dịch vụ gồm:
- Phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Khu công nghiệp nằm trong khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc Trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh;
- Thời gian hoạt động từ ngày khu công nghiệp được thành lập đến thời điểm xem xét chuyển đổi tối thiểu là 15 năm hoặc một nửa thời hạn hoạt động của khu công nghiệp;
- Có sự đồng thuận của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và trên 2/3 số doanh nghiệp trong khu công nghiệp tại khu vực dự kiến chuyển đổi. Trừ các trường hợp sau:
+ Dự án đầu tư đã hết thời hạn hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư;
+ Dự án đầu tư không đủ điều kiện gia hạn cho thuê lại đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về dân sự;
+ Dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc diện buộc phải di dời theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Có hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường.
Xem chi tiết tại Nghị định 35/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2022 và thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định về phương hướng xây dựng, phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế; đầu tư hạ tầng, thành lập, hoạt động, chính sách phát triển và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh tại khu công nghiệp, khu kinh tế.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
2. Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu; được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3. Khu công nghiệp hỗ trợ là khu công nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và cung ứng dịch vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; có tối thiểu 60% tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo quy định của pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
4. Khu công nghiệp chuyên ngành là khu công nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ cho sản xuất sản phẩm thuộc một ngành, nghề cụ thể; có tối thiểu 60% diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề này.
5. Khu công nghiệp sinh thái là khu công nghiệp, trong đó có doanh nghiệp trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp; đáp ứng các tiêu chí quy định tại Nghị định này.
6. Khu công nghiệp công nghệ cao là khu công nghiệp thu hút các dự án đầu tư công nghệ cao, công nghệ thông tin thuộc Danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ, cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về công nghệ cao, pháp luật về khoa học và công nghệ, dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, giáo dục và đào tạo; có tối thiểu 30% diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư này.
7. Cộng sinh công nghiệp là hoạt động hợp tác giữa các doanh nghiệp trong một khu công nghiệp hoặc trong các khu công nghiệp khác nhau để tối ưu hóa việc sử dụng hoặc tái sử dụng yếu tố đầu vào, đầu ra như nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, chất thải, phế liệu và yếu tố khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
8. Doanh nghiệp sinh thái là doanh nghiệp thực hiện đồng thời các giải pháp sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên và cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái; đáp ứng các tiêu chí quy định tại Nghị định này.
9. Khu công nghiệp mở rộng là khu vực khu công nghiệp được hình thành thông qua việc tăng quy mô diện tích của khu công nghiệp đã được thành lập trước đó, trong đó phần diện tích mở rộng của khu công nghiệp có ranh giới liền kề hoặc lân cận và có thể kết nối, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật với khu công nghiệp đã được thành lập.
10. Phân khu công nghiệp là một phần diện tích của khu công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp; được xác định trong quy hoạch xây dựng khu công nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
11. Phí sử dụng hạ tầng là phí dịch vụ sử dụng có trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, công trình dịch vụ, bao gồm: hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý nước thải, chất thải và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng khác.
12. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là dự án đầu tư có sử dụng đất để xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật tại khu công nghiệp và cho các nhà đầu tư thuê đất, thuê lại đất để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, kho bãi, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng, thực hiện dự án đầu tư, tổ chức sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
13. Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lý xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.
14. Khu kinh tế ven biển là khu kinh tế được thành lập ở khu vực ven biển và địa bàn lân cận khu vực ven biển.
15. Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế được thành lập ở khu vực biên giới đất liền và địa bàn lân cận khu vực biên giới đất liền.
16. Khu kinh tế chuyên biệt là khu kinh tế được thành lập ở vùng kinh tế trọng điểm, hành lang phát triển, khu vực động lực phát triển hoặc khu vực có vai trò tương tự được xác định trong quy hoạch vùng.
17. Khu phi thuế quan trong khu kinh tế là khu phi thuế quan được xác định trong quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế.
18. Diện tích đất công nghiệp là phần diện tích đất trong khu công nghiệp dành cho nhà đầu tư thuê đất, thuê lại đất để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, kho bãi, thực hiện dự án đầu tư, tổ chức sản xuất, kinh doanh; được xác định trong quy hoạch xây dựng khu công nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
19. Diện tích đất dịch vụ là phần diện tích đất trong khu công nghiệp dành cho nhà đầu tư thuê đất, thuê lại đất để xây dựng công trình dịch vụ, tiện ích công cộng, thực hiện dự án đầu tư; được xác định trong quy hoạch xây dựng khu công nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
20. Hoạt động chế xuất là hoạt động chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, cung ứng dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu.
21. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp và khu kinh tế.
22. Tỷ lệ lấp đầy của khu công nghiệp là tỷ lệ diện tích đất công nghiệp và đất dịch vụ đã cho nhà đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thực hiện dự án thuê đất, thuê lại đất để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, kho bãi, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng, thực hiện dự án đầu tư, tổ chức sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật trên tổng diện tích đất công nghiệp và đất dịch vụ của khu công nghiệp, được tính theo tỷ lệ phần trăm (%).
23. Công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế là công trình công cộng được phân loại theo công năng sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng, bao gồm: công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu; công trình y tế; công trình thể thao, văn hóa, công viên; công trình thương mại; cơ sở lưu trú; công trình dịch vụ và các công trình kết cấu khác được xây dựng phục vụ trực tiếp cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
24. Hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 71 của Luật Đầu tư là hệ thống thông tin nghiệp vụ chuyên môn về khu công nghiệp, khu kinh tế được xây dựng và vận hành theo quy định tại Nghị định này để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị và thực hiện các nghiệp vụ khác đối với dữ liệu nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế.
25. Cụm liên kết ngành trong khu công nghiệp là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành và doanh nghiệp, tổ chức có liên quan hoạt động trong khu công nghiệp cùng hợp tác và cạnh tranh.
1. Phương hướng xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế là một nội dung của quy hoạch vùng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 26 của Luật Quy hoạch.
2. Nội dung phương hướng xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế bao gồm:
a) Mục tiêu, định hướng, phương hướng phân bổ không gian, tổ chức thực hiện và giải pháp về phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế của vùng trong kỳ quy hoạch;
b) Dự kiến tổng diện tích, loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc vùng; xác định các khu kinh tế có vai trò quan trọng, có tính động lực đối với phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
1. Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp là một nội dung của quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 27 của Luật Quy hoạch.
2. Nội dung phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp bao gồm:
a) Mục tiêu, định hướng, tổ chức thực hiện và giải pháp về phát triển hệ thống khu công nghiệp trong kỳ quy hoạch;
b) Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thể hiện phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp trên bản đồ quy hoạch.
3. Nội dung Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:
a) Tên của khu công nghiệp;
b) Quy mô diện tích và địa điểm dự kiến của khu công nghiệp.
4. Việc lập Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không phát triển khu công nghiệp mới tại khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, trừ khu công nghiệp được đầu tư theo loại hình khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp sinh thái;
b) Không sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ (bao gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư, rừng phòng hộ biên giới);
c) Khu công nghiệp phải có khả năng kết nối đồng bộ với hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và có khả năng thu hút nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực để phát triển khu công nghiệp;
d) Có quỹ đất tối thiểu bằng 2% tổng diện tích của các khu công nghiệp trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để quy hoạch xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp;
đ) Đáp ứng quy định về bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phòng, chống thiên tai, bảo vệ đê điều, hành lang bảo vệ bờ biển, sử dụng đất lấn biển, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên;
e) Phù hợp với phương hướng xây dựng khu công nghiệp.
5. Phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp là cơ sở để tổ chức:
a) Lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng, quy hoạch điều chỉnh quy hoạch này;
b) Lập, điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ sự phát triển của khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng.
1. Phương án phát triển hệ thống khu kinh tế là một nội dung của quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 27 của Luật Quy hoạch.
2. Nội dung phương án phát triển hệ thống khu kinh tế bao gồm:
a) Mục tiêu, định hướng, tổ chức thực hiện và giải pháp về phát triển hệ thống khu kinh tế trong kỳ quy hoạch;
b) Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thể hiện phương án phát triển hệ thống khu kinh tế trên bản đồ quy hoạch.
3. Nội dung Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:
a) Tên của khu kinh tế;
b) Quy mô diện tích và địa điểm dự kiến của khu kinh tế.
4. Việc lập Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm dự kiến thành lập khu kinh tế thuộc khu vực có tiềm năng, lợi thế đặc biệt quan trọng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước để thu hút nguồn nhân lực, huy động các nguồn lực và phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, sản xuất, kinh doanh; gắn với cảng hàng không quốc tế hoặc cảng biển loại I trở lên trong trường hợp dự kiến thành lập khu kinh tế ven biển; có cửa khẩu quốc tế theo quy định của pháp luật về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền trong trường hợp dự kiến thành lập khu kinh tế cửa khẩu; có khả năng kết nối thuận lợi với các trục hành lang kinh tế khu vực và quốc tế, tiếp cận dễ dàng với các thị trường quốc tế, phát triển thành trung tâm công nghiệp - đô thị - dịch vụ, đổi mới sáng tạo quy mô lớn, thúc đẩy tiềm năng đặc biệt của vùng trong trường hợp dự kiến thành lập khu kinh tế chuyên biệt;
b) Có quy mô diện tích từ 10.000 ha trở lên đối với khu kinh tế ven biển và khu kinh tế cửa khẩu, từ 5.000 ha trở lên đối với khu kinh tế chuyên biệt và đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của khu kinh tế;
c) Có khả năng thu hút dự án, công trình đầu tư với quy mô lớn, đặc biệt quan trọng và có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng;
d) Không tác động tiêu cực đến di tích lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên; phù hợp với bố trí quốc phòng và bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền, lãnh thổ; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phòng, chống thiên tai, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu;
đ) Phù hợp với phương hướng xây dựng khu kinh tế.
5. Phương án phát triển hệ thống khu kinh tế trong quy hoạch tỉnh là cơ sở để:
a) Thành lập, mở rộng khu kinh tế;
b) Tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, quy hoạch điều chỉnh quy hoạch này;
c) Tổ chức lập, điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phục vụ sự phát triển của khu kinh tế.
1. Khu công nghiệp được đầu tư theo các loại hình khác nhau, bao gồm: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái và khu công nghiệp công nghệ cao (sau đây gọi chung là khu công nghiệp).
2. Khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế được tổng hợp vào quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, trình phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trường hợp điều chỉnh khu công nghiệp nằm trong khu kinh tế thì thực hiện thủ tục điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế theo quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Điều kiện, trình tự và thủ tục đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Điều kiện, trình tự và thủ tục đầu tư hạ tầng, thành lập khu công nghiệp mở rộng thực hiện theo quy định tương tự khu công nghiệp mới, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 9 của Nghị định này.
5. Mỗi khu công nghiệp có một hoặc nhiều chủ đầu tư hạ tầng, nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
6. Khu công nghiệp được xác định là đã được thành lập kể từ ngày cấp có thẩm quyền:
a) Quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư.
1. Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp gồm: quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp và quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp (nếu cần). Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định tại Nghị định này.
2. Quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp được phê duyệt là cơ sở để:
a) Tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp (nếu cần);
b) Tổ chức lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công; tổ chức lập hồ sơ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư;
c) Quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công; chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư.
3. Căn cứ phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp trong quy hoạch tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập và phê duyệt nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về xây dựng.
4. Các trường hợp không cần lập nhiệm vụ quy hoạch:
a) Trường hợp lập quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng hoặc quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt thì không cần lập nhiệm vụ quy hoạch;
b) Trường hợp lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch phân khu xây dựng được phê duyệt thì không cần lập nhiệm vụ quy hoạch;
c) Trường hợp không cần lập nhiệm vụ quy hoạch theo quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tổ chức lập quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng cho toàn bộ khu vực được quy hoạch theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích từ 500 ha trở lên, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ, khu công nghiệp có nhiều chủ đầu tư hạ tầng hoặc nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng theo từng phân khu công nghiệp.
Trường hợp khu công nghiệp, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ quy định tại khoản này được xác định trong quy hoạch chung đô thị hoặc quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt thì được lập đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp mà không cần lập nhiệm vụ quy hoạch.
6. Trừ trường hợp lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp tại khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng được phê duyệt hoặc khu công nghiệp phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng hoặc đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp của các cơ quan sau đây:
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Xây dựng đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích từ 200 ha trở lên;
b) Bộ Giao thông vận tải đối với khu công nghiệp có đấu nối vào quốc lộ;
c) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với khu công nghiệp có vị trí tiếp giáp khu di tích lịch sử - văn hóa, khu di sản thiên nhiên, khu du lịch cấp quốc gia trở lên;
d) Bộ Xây dựng đối với khu công nghiệp nằm trong các đô thị loại II;
đ) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với khu công nghiệp tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển hoặc khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh và pháp luật về đầu tư.
7. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh địa điểm, điều chỉnh quy mô diện tích lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp nếu không thay đổi địa bàn cấp huyện trong các trường hợp sau đây:
a) Điều chỉnh địa điểm, điều chỉnh quy mô diện tích của khu công nghiệp nhưng không quá 2% và không quá 6 ha so với quy mô diện tích của khu công nghiệp đã được xác định trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Điều chỉnh địa điểm, điều chỉnh quy mô diện tích của khu công nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này nhưng không quá 10% và không quá 30 ha so với quy mô diện tích của khu công nghiệp đã được xác định trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
8. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhà đầu tư đã được lựa chọn thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tổ chức lập quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp (nếu cần) tại khu vực đã có quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp.
9. Nhà đầu tư đã được lựa chọn thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp (nếu cần).
10. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.
11. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế quyết định việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp; quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên.
12. Công trình dịch vụ, tiện ích công cộng được quy hoạch xây dựng tại phần diện tích đất dịch vụ của khu công nghiệp để phục vụ cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp. Tỷ lệ diện tích đất xây dựng công trình dịch vụ, tiện ích công cộng không quá 10% so với tổng diện tích đất của khu công nghiệp.
1. Trình tự, thủ tục quyết định, điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định sau đây:
a) Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án hạ tầng khu công nghiệp phải có nội dung giải trình việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
b) Nội dung thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư công và việc đáp ứng các điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
2. Trình tự, thủ tục đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp bao gồm cả khu công nghiệp trong khu kinh tế không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định sau đây:
a) Đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư phải có nội dung giải trình việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 của Nghị định này; giải trình việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 10 của Nghị định này (đối với trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư);
b) Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư và việc đáp ứng các điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 và khoản 1 Điều 10 của Nghị định này (đối với trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư).
3. Ý kiến của các cơ quan quy định tại khoản 6 Điều 7 của Nghị định này được tiếp tục sử dụng để thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, thẩm định chủ trương đầu tư theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. Cơ quan lấy ý kiến gửi hồ sơ lấy lại ý kiến thẩm định của các cơ quan này về nội dung thẩm định nếu cơ quan lấy ý kiến thấy cần thiết.
4. Khu công nghiệp thuộc trường hợp phân kỳ đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị định này thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với từng giai đoạn.
Trường hợp khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công hoặc giai đoạn tiếp theo có cùng nhà đầu tư với giai đoạn trước thì được quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau khi giai đoạn trước đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60% hoặc đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp này, nhà đầu tư giai đoạn trước được ưu tiên lựa chọn thực hiện giai đoạn sau, trừ trường hợp phải áp dụng đấu giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
5. Khu công nghiệp thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này thực hiện trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với từng giai đoạn và các quy định sau đây:
a) Hồ sơ dự án phải có cam kết về tiến độ thu hút các dự án đầu tư thực hiện cụm liên kết ngành quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này;
b) Quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư phải quy định nội dung cam kết trong hồ sơ dự án. Việc xử lý vi phạm cam kết thực hiện theo nội dung cam kết, quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Trường hợp khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công hoặc giai đoạn tiếp theo có cùng nhà đầu tư với giai đoạn trước thì được quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sau khi giai đoạn đầu đã cho nhà đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, thực hiện dự án đầu tư thuê đất, thuê lại đất để thực hiện cụm liên kết ngành theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị định này, đồng thời đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu 60% hoặc đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp này, nhà đầu tư giai đoạn trước được ưu tiên lựa chọn thực hiện giai đoạn sau, trừ trường hợp phải áp dụng đấu giá, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
1. Phù hợp với quy hoạch, nội dung quy hoạch sau đây:
a) Quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;
b) Có trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với khu công nghiệp nằm trong ranh giới khu kinh tế;
c) Phù hợp với quy hoạch xây dựng khu công nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Khu công nghiệp trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này phải được phân kỳ đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khu công nghiệp có quy mô diện tích trên 500 ha phải được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn, mỗi giai đoạn không quá 500 ha;
b) Khu công nghiệp có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa trên 200 ha ở vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long phải được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn, mỗi giai đoạn không chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa quá 200 ha;
c) Khu công nghiệp có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa trên 150 ha ở vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ phải được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn, mỗi giai đoạn không chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa quá 150 ha;
d) Khu công nghiệp có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa trên 100 ha ở vùng trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên phải được phân kỳ đầu tư theo các giai đoạn, mỗi giai đoạn không chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa 02 vụ trở lên với quy mô diện tích đất trồng lúa quá 100 ha.
3. Khu công nghiệp thu hút các dự án đầu tư thực hiện cụm liên kết ngành với tổng vốn đầu tư của các dự án trong cụm liên kết ngành tối thiểu tương đương 02 tỷ đô la Mỹ hoặc 45.000 tỷ đồng được xem xét đầu tư giai đoạn đầu có quy mô diện tích không quá 1.000 ha. Các giai đoạn tiếp theo (nếu có) thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Dành tối thiểu 5 ha đất công nghiệp hoặc tối thiểu 3% tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp (bao gồm cả nhà xưởng, văn phòng, kho bãi) để cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại điểm e, điểm g khoản 2 Điều 15 của Luật Đầu tư, các doanh nghiệp khác thuộc diện được ưu tiên, hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật thuê đất, thuê lại đất. Trường hợp đầu tư loại hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao thì không phải thực hiện điều kiện quy định tại khoản này.
5. Có khả năng đáp ứng các điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Tại thời điểm trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư công hoặc nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hợp lệ theo quy định của pháp luật về đầu tư, tỷ lệ lấp đầy bình quân của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt tối thiểu là 60%, trừ các trường hợp sau đây:
a) Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp đã được thành lập trước đó nhưng bị chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc có quyết định hủy bỏ dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Tổng diện tích đất của các khu công nghiệp đã được thành lập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương từ 1.000 ha trở xuống;
c) Địa điểm của khu công nghiệp tại địa bàn cấp huyện thuộc Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc trong khu kinh tế đã được thành lập;
d) Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp theo các loại hình khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao theo quy định tại Nghị định này;
đ) Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều này.
7. Có quy hoạch xây dựng khu nhà ở và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp hoặc cụm các khu công nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về nhà ở và quy định khác của pháp luật có liên quan.
8. Việc đầu tư hạ tầng khu công nghiệp mở rộng trên cơ sở khu công nghiệp đã được thành lập trước đó và có cùng nhà đầu tư thực hiện hoặc sử dụng vốn đầu tư công thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Khu công nghiệp đã được thành lập trước đó đạt tỷ lệ lấp đầy tối thiểu là 60% và đã đầu tư xây dựng, đưa vào vận hành hạ tầng bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Khu công nghiệp mở rộng có khả năng kết nối, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật với khu công nghiệp đã được thành lập trước đó;
c) Đã xây dựng, đưa vào sử dụng khu nhà ở và công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp hoặc cụm các khu công nghiệp đã được thành lập trước đó theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 7 Điều này.
1. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Điều kiện kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản;
b) Điều kiện để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài dự kiến thành lập theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về doanh nghiệp thì tổ chức kinh tế dự kiến thành lập phải có khả năng đáp ứng điều kiện để được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về lâm nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp chọn áp dụng đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thì các tiêu chuẩn đánh giá để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp bao gồm:
a) Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực của nhà đầu tư được xây dựng trên cơ sở các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm của nhà đầu tư được xây dựng trên cơ sở quy mô diện tích, tiến độ thực hiện, tình hình thực hiện của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hoặc dự án bất động sản khác mà nhà đầu tư đã thực hiện hoặc đã góp vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án; chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập là tổ chức của nhà đầu tư đã thực hiện hoặc đã góp vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án;
c) Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật được xây dựng trên cơ sở nội dung Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp của cấp có thẩm quyền và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Tiêu chuẩn đánh giá về tài chính - thương mại được xây dựng trên cơ sở nội dung Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp của cấp có thẩm quyền và quy định khác của pháp luật có liên quan đến lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.
1. Trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
2. Điều kiện, trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định sau đây:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư phải có nội dung giải trình việc đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Nội dung thẩm định điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư và việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều này (nếu có).
3. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp được điều chỉnh giảm quy mô diện tích và không phải điều chỉnh phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về quy hoạch nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu quả, tiến độ đầu tư của khu công nghiệp;
b) Điều chỉnh quy hoạch xây dựng khu công nghiệp để dành một phần diện tích đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp theo quy định tại khoản 9 Điều 77 của Luật Đầu tư;
c) Giảm quy mô diện tích của khu công nghiệp để hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh;
d) Do điều chỉnh quy hoạch theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc đổi tên gọi của khu công nghiệp đã được xác định trong Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế hoặc nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
1. Các điều kiện chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ bao gồm:
a) Phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Khu công nghiệp nằm trong khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh;
c) Thời gian hoạt động kể từ ngày khu công nghiệp được thành lập đến thời điểm xem xét chuyển đổi tối thiểu là 15 năm hoặc một phần hai (1/2) thời hạn hoạt động của khu công nghiệp;
d) Có sự đồng thuận của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và trên hai phần ba (2/3) số doanh nghiệp trong khu công nghiệp tại khu vực dự kiến chuyển đổi, trừ các trường hợp: dự án đầu tư đã hết thời hạn hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư; dự án đầu tư không đủ điều kiện gia hạn cho thuê lại đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về dân sự; dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc diện buộc phải di dời theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Có hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường.
2. Hồ sơ đề nghị chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ bao gồm:
a) Đề án chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ gồm các nội dung sau: căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ; đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này (kèm theo các tài liệu có liên quan); phương án di dời, bồi thường, giải phóng mặt bằng và phương án huy động các nguồn vốn để thực hiện; kiến nghị các giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có) và tổ chức thực hiện;
b) Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ;
c) Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.
3. Trình tự, thủ tục thẩm định việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và cơ quan nhà nước có liên quan;
b) Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
d) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ và lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ.
Trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan.
4. Nội dung thẩm định việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ bao gồm:
a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ;
b) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Đánh giá tính khả thi của phương án di dời, bồi thường, giải phóng mặt bằng và phương án huy động các nguồn vốn để thực hiện;
d) Đánh giá các giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù (nếu có) và tổ chức thực hiện.
5. Việc chuyển đổi khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ quy định tại Điều này được thực hiện đối với một phần hoặc toàn bộ diện tích khu công nghiệp.
6. Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển đổi toàn bộ hoặc một phần diện tích của khu công nghiệp sang phát triển khu đô thị - dịch vụ thì chủ đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thực hiện trình tự, thủ tục điều chỉnh dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án khu đô thị - dịch vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về đấu thầu, pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Khu kinh tế bao gồm: khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế chuyên biệt (sau đây gọi chung là khu kinh tế).
2. Khu kinh tế được thành lập nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; có trong Danh mục các khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Có khả năng huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu kinh tế và phát triển sản xuất, kinh doanh;
c) Có hiệu quả kinh tế - xã hội;
d) Đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
đ) Bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế thực hiện theo quy định tương ứng tại Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này.
1. Đề án thành lập khu kinh tế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu kinh tế;
b) Đánh giá hiện trạng, các yếu tố và điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, các hạn chế và lợi thế so sánh của khu vực dự kiến thành lập khu kinh tế so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước;
c) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này (kèm theo các tài liệu có liên quan);
d) Dự kiến phương hướng phát triển của khu kinh tế gồm: mục tiêu phát triển, quy mô diện tích, tính chất, chức năng của khu kinh tế; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; định hướng phát triển không gian, các khu chức năng trong khu kinh tế; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế;
đ) Kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện;
e) Thể hiện phương án thành lập khu kinh tế trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000.
2. Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập khu kinh tế.
3. Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
2. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại Điều 15 của Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.
3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập khu kinh tế.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan.
5. Nội dung thẩm định việc thành lập khu kinh tế bao gồm:
a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu kinh tế;
b) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;
c) Đánh giá phương hướng phát triển của khu kinh tế;
d) Đánh giá các giải pháp và tổ chức thực hiện.
1. Mở rộng khu kinh tế là việc tăng quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập, trong đó khu vực mở rộng khu kinh tế có ranh giới liền kề hoặc lân cận và có thể kết nối, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật với khu kinh tế đã được thành lập trước đó để nâng cao tiềm năng phát triển, tính lan tỏa của khu kinh tế.
2. Khu kinh tế được mở rộng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Các điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;
b) Đã đầu tư hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế theo quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Có ít nhất 70% diện tích đất của các khu chức năng trong khu kinh tế đã được giao hoặc cho các tổ chức, cá nhân thuê để thực hiện dự án đầu tư.
3. Hồ sơ mở rộng khu kinh tế bao gồm:
a) Đề án mở rộng khu kinh tế bao gồm các nội dung sau: căn cứ pháp lý, sự cần thiết và nội dung mở rộng khu kinh tế; đánh giá hiện trạng, các yếu tố và điều kiện về vị trí địa lý, tự nhiên, tài nguyên, kinh tế - xã hội, các hạn chế và lợi thế so sánh của khu vực dự kiến mở rộng khu kinh tế so với các khu vực khác trên địa bàn cả nước; đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này (kèm theo các tài liệu có liên quan); dự kiến phương hướng phát triển của khu kinh tế sau khi mở rộng gồm: mục tiêu phát triển, quy mô diện tích, tính chất, chức năng của khu kinh tế; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; định hướng phát triển không gian, các khu chức năng trong khu kinh tế; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế; kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện; thể hiện phương án mở rộng khu kinh tế trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000;
b) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị mở rộng khu kinh tế;
c) Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
4. Trình tự, thủ tục mở rộng khu kinh tế:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan;
b) Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định;
c) Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến thẩm định theo quy định tại điểm a khoản này, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
d) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc mở rộng khu kinh tế.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan.
5. Nội dung thẩm định việc mở rộng khu kinh tế bao gồm:
a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc mở rộng khu kinh tế;
b) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện mở rộng khu kinh tế theo quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Đánh giá phương hướng phát triển của khu kinh tế sau khi mở rộng;
d) Đánh giá các giải pháp và tổ chức thực hiện.
1. Điều chỉnh ranh giới khu kinh tế là điều chỉnh ranh giới địa lý của khu kinh tế đã được thành lập trên cùng một địa bàn cấp xã hoặc từ địa bàn thuộc các cấp xã này sang địa bàn thuộc các cấp xã khác tương ứng trên cùng các địa bàn cấp huyện nhưng tổng quy mô diện tích của khu kinh tế không thay đổi quá 10% và không thay đổi các địa bàn cấp huyện.
2. Việc điều chỉnh ranh giới khu kinh tế được thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Do thay đổi của quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có liên quan làm ảnh hưởng đến phương hướng phát triển của khu kinh tế;
b) Giảm quy mô diện tích của khu kinh tế so với quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập;
c) Tăng quy mô diện tích của khu kinh tế so với quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập nhưng không quá 10% để bảo đảm không gian phát triển, tác động lan tỏa của các ngành, lĩnh vực được ưu tiên phát triển của khu kinh tế.
1. Đề án điều chỉnh ranh giới khu kinh tế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các nội dung sau đây:
a) Căn cứ pháp lý, sự cần thiết và nội dung điều chỉnh ranh giới khu kinh tế;
b) Đánh giá hiện trạng xây dựng và phát triển khu kinh tế đã được thành lập;
c) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 14 và Điều 18 của Nghị định này (kèm theo các tài liệu có liên quan);
d) Dự kiến phương hướng phát triển của khu kinh tế sau khi điều chỉnh ranh giới gồm: mục tiêu phát triển, quy mô diện tích, tính chất, chức năng của khu kinh tế; phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực; định hướng phát triển không gian, các khu chức năng trong khu kinh tế; kế hoạch, lộ trình đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế;
đ) Kiến nghị các giải pháp và tổ chức thực hiện;
e) Thể hiện phương án điều chỉnh ranh giới khu kinh tế trên bản đồ tỷ lệ 1:10.000 - 1:25.000.
2. Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị điều chỉnh ranh giới khu kinh tế.
3. Hồ sơ được lập thành 10 bộ, trong đó có ít nhất 02 bộ hồ sơ gốc (01 bộ hồ sơ gốc trình Thủ tướng Chính phủ) và 09 bộ hồ sơ nộp cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ điều chỉnh ranh giới khu kinh tế theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.
2. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại Điều 19 của Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung quy định tại khoản 5 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan.
5. Nội dung thẩm định việc điều chỉnh ranh giới khu kinh tế bao gồm:
a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc điều chỉnh ranh giới khu kinh tế;
b) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện quy định tại điểm b, điểm c, điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 14 và Điều 18 của Nghị định này;
c) Đánh giá phương hướng phát triển của khu kinh tế sau khi điều chỉnh ranh giới;
d) Đánh giá các giải pháp và tổ chức thực hiện.
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, mở rộng, điều chỉnh ranh giới khu kinh tế.
2. Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng. Quy mô diện tích, vị trí, tính chất của từng khu chức năng được xác định trong quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Trường hợp diện tích của khu kinh tế chênh lệch không quá 1% và không quá 200 ha so với quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế mà không phải điều chỉnh ranh giới khu kinh tế. Quy mô diện tích, ranh giới và vị trí của khu kinh tế thực hiện theo quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
1. Khu công nghiệp là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng ưu đãi đầu tư áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Ưu đãi đầu tư đối với địa bàn khu công nghiệp quy định tại pháp luật về đầu tư được áp dụng kể từ thời điểm khu công nghiệp được thành lập.
2. Khu kinh tế là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng ưu đãi đầu tư áp dụng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Ưu đãi đầu tư đối với địa bàn khu kinh tế quy định tại pháp luật về đầu tư được áp dụng kể từ thời điểm khu kinh tế được thành lập.
3. Mức ưu đãi cụ thể đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế được áp dụng theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về đất đai, pháp luật về tín dụng, pháp luật về kế toán và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc mua, thuê mua, thuê nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, công trình hạ tầng kỹ thuật kết nối với khu công nghiệp, khu chức năng của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế là khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật về xây dựng nhà ở xã hội và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Nhà đầu tư có dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường, lao động, thương mại theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, hỗ trợ về tuyển dụng lao động và các vấn đề có liên quan khác trong quá trình triển khai thực hiện dự án.
1. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách nhà nước, tính cấp bách của công trình, sự phù hợp với quy hoạch có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyết định đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư và giao cho cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm, năng lực quản lý làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, dự án đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu kinh tế để phục vụ cho hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Việc nghiệm thu hoàn thành và quản lý, sử dụng công trình sau khi đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định đối với dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại pháp luật về đầu tư công, pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc sử dụng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước để phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có quy mô lớn, có vai trò then chốt đối với sự phát triển của khu kinh tế được huy động vốn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.
4. Khu kinh tế thuộc danh mục các khu kinh tế trọng điểm được ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác để đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Tiêu chí xác định khu kinh tế trọng điểm bao gồm: vị trí, vai trò và đóng góp của khu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và vùng; khả năng kết nối của khu kinh tế với thị trường trong nước và quốc tế; kết quả thu hút và triển khai các dự án đầu tư và tiêu chí khác có liên quan.
6. Công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế được sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tín dụng ưu đãi và các hỗ trợ kỹ thuật khác theo quy định của pháp luật.
7. Thu hút vốn đầu tư theo phương thức đối tác công tư theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và các hình thức khác theo quy định của pháp luật để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu kinh tế.
8. Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ chung trong khu kinh tế được huy động vốn từ quỹ phát triển đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
1. Khách tham quan du lịch trong nước và ngoài nước vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế được hưởng ưu đãi thuế khi mua hàng hóa nhập khẩu mang về nội địa theo quy định của pháp luật về thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế.
2. Tổ chức, cá nhân có thành tích vận động vốn ODA, vốn tín dụng ưu đãi và các hỗ trợ kỹ thuật khác và vận động nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế được khen, thưởng theo Quy chế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
1. Trong khu công nghiệp không có nơi thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.
2. Chuyên gia, người lao động được phép tạm trú, lưu trú ở cơ sở lưu trú tại khu công nghiệp để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với chuyên gia, người lao động là người Việt Nam thì thực hiện tạm trú, lưu trú theo quy định của pháp luật về cư trú;
b) Đối với chuyên gia, người lao động là người nước ngoài thì thực hiện tạm trú theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Cơ sở lưu trú được xây dựng tại phần diện tích đất dịch vụ của khu công nghiệp; bảo đảm khoảng cách an toàn về môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan; bảo đảm an ninh, trật tự và không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
4. Trường hợp bất khả kháng do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh, biểu tình, bạo loạn hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, chuyên gia, người lao động được phép lưu trú ở doanh nghiệp, ở lại doanh nghiệp tại khu công nghiệp theo quy định sau đây:
a) Đối với chuyên gia, người lao động là người Việt Nam được phép lưu trú ở doanh nghiệp tại khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về cư trú;
b) Đối với chuyên gia, người lao động là người nước ngoài được phép ở lại doanh nghiệp tại khu công nghiệp trong thời gian ít hơn 30 ngày và phải thực hiện việc khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất:
a) Trường hợp thành lập doanh nghiệp chế xuất đồng thời với thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì nhà đầu tư nộp bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cùng với hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) Trường hợp thành lập doanh nghiệp chế xuất không đồng thời với thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi đặt doanh nghiệp chế xuất, hồ sơ gồm: các tài liệu về dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư; bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm này đối với dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
c) Trường hợp dự án đầu tư của nhà đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư thì nhà đầu tư nộp bản cam kết về khả năng đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cùng với hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất cho nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đối với trường hợp dự án đầu tư không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc ghi nhận mục tiêu thành lập doanh nghiệp chế xuất tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3. Doanh nghiệp chế xuất được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan kể từ thời điểm mục tiêu đầu tư thành lập doanh nghiệp chế xuất được ghi tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh hoặc Giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp chế xuất của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền. Sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, doanh nghiệp chế xuất phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động. Trường hợp doanh nghiệp chế xuất không được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan thì không được hưởng chính sách thuế áp dụng đối với khu phi thuế quan. Việc kiểm tra, xác nhận, hoàn thiện điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan của doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
4. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải là khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản này và các trường hợp không phải làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan như sau:
a) Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định áp dụng đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ các quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế;
b) Vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của người lao động làm việc tại doanh nghiệp chế xuất không phải thực hiện quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng được lựa chọn thực hiện hoặc không phải thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam;
c) Doanh nghiệp chế xuất được bán, thanh lý vào thị trường nội địa tài sản đã qua sử dụng và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
5. Người lao động làm việc tại doanh nghiệp chế xuất không phải khai báo hải quan khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào doanh nghiệp này và ngược lại.
6. Doanh nghiệp chế xuất được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan và đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Việc bố trí khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động chế xuất phải bảo đảm ngăn cách với khu vực lưu giữ hàng hóa phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác;
b) Hạch toán riêng doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động chế xuất và các hoạt động kinh doanh khác;
c) Không được sử dụng tài sản, máy móc thiết bị được hưởng ưu đãi về thuế áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh khác. Trường hợp sử dụng tài sản, máy móc thiết bị được hưởng ưu đãi về thuế áp dụng đối với doanh nghiệp chế xuất để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác thì phải hoàn trả ưu đãi về thuế đã được miễn, giảm theo quy định của pháp luật về thuế.
7. Doanh nghiệp chế xuất được thành lập chi nhánh theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp để thực hiện hoạt động chế xuất. Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất quy định tại Điều này nếu thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế và đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều này.
8. Trong khu công nghiệp, khu kinh tế có doanh nghiệp chế xuất và được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
9. Trong khu chế xuất có doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
10. Trong trường hợp không đủ mặt bằng để bố trí kho lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động chế xuất của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, doanh nghiệp chế xuất được thuê mặt bằng ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế để thực hiện lưu giữ hàng hóa nếu đáp ứng được các điều kiện tại khoản 2 Điều này. Kho lưu giữ hàng hóa ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế được đưa vào sử dụng kể từ ngày được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan.
Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan hải quan có thẩm quyền cho phép đưa vào sử dụng, doanh nghiệp chế xuất phải thông báo đến cơ quan đăng ký đầu tư việc bố trí kho ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế để lưu giữ hàng hóa và thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư (nếu có) theo quy định của pháp luật về đầu tư.
11. Doanh nghiệp chế xuất được bán hàng hóa vào thị trường nội địa. Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
12. Chỉ những nhà đầu tư, người lao động làm việc trong doanh nghiệp chế xuất và những người có quan hệ công tác với doanh nghiệp chế xuất được ra, vào doanh nghiệp chế xuất.
1. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế và nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế ngoài quyền và nghĩa vụ chung của nhà đầu tư, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định về an ninh, trật tự, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, chất lượng công trình, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ;
b) Phối hợp với lực lượng công an và cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng phương án phòng chống cháy nổ, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực;
c) Báo cáo cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan quản lý nhà nước về thống kê tại địa phương về tình hình thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thuê, thỏa thuận, hợp tác với nhà đầu tư khác để đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng và vận hành các công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế hoặc dùng chung các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Đăng ký, đăng ký lại các ngành, nghề thu hút đầu tư vào từng loại hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp sinh thái (nếu có) tại Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế;
c) Đối với phần diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp dành cho các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 9 của Nghị định này thì giá cho thuê đất, giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các loại phí sử dụng hạ tầng tối đa không quá 70% mức giá và các loại phí sử dụng hạ tầng thực tế tại thời điểm cho thuê, cho thuê lại.
3. Việc đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng và vận hành các công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch xây dựng, thiết kế xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo đảm tính đồng bộ của các công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế;
c) Bảo đảm hoạt động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế.
4. Trường hợp khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng tăng trên 10% so với khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng đã đăng ký với Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thì thực hiện các biện pháp về giá sau đây:
a) Trên cơ sở đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh trên địa bàn, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế đề nghị nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế đăng ký lại khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng trước thời hạn và giải trình về sự thay đổi của khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng;
b) Trường hợp cần thiết, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế tổ chức thẩm định khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng do nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế đăng ký.
5. Việc cho thuê, cho thuê lại nhà xưởng, văn phòng, kho bãi và các công trình khác đã xây dựng để phục vụ sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Đối với tài sản được hình thành từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong khu công nghiệp, khu kinh tế được xác định là tài sản công thì việc quản lý, sử dụng, xử lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư công trình kết cấu hạ tầng hoặc các hạng mục khác trong khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế có trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc hạng mục công trình đó để phục vụ hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân trong khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế.
Trong trường hợp này, nhà đầu tư không được tính giá trị tài sản công vào tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế và chi phí để tính giá cho thuê đất, giá cho thuê lại đất, các loại phí sử dụng hạ tầng đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế.
3. Nhà đầu tư được tính chi phí hoàn trả cho ngân sách nhà nước vào tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế và giá cho thuê đất, giá cho thuê lại đất, các loại phí sử dụng hạ tầng đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế trong trường hợp Nhà nước thu hồi lại khoản vốn từ ngân sách nhà nước đã hỗ trợ đầu tư cho khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế.
4. Trường hợp thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thì việc xử lý tài sản hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước đã hỗ trợ đầu tư cho khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và cổ phần hóa.
5. Trường hợp chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các hình thức thay đổi nhà đầu tư khác, phương án xử lý tài sản công (nếu có) phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện thủ tục thay đổi nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để cho các đối tượng là người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế thuê, mua, thuê mua; nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế được đầu tư xây dựng phải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn về xây dựng, tiêu chuẩn về diện tích, chất lượng công trình, mỹ quan, an toàn và môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế sử dụng các dịch vụ y tế, giáo dục, xã hội, văn hóa, thể thao trên địa bàn. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng phương án phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế gắn liền với phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế trong quy hoạch tỉnh và đảm bảo quỹ đất để thực hiện phương án.
3. Khuyến khích nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế mua, thuê, thuê mua nhà ở để cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế sử dụng, thuê, mua lại, thuê lại.
4. Việc đảm bảo quỹ đất để xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở xã hội và quy định tại Nghị định này.
5. Trong trường hợp khu đất phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp nằm liền kề khu công nghiệp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch xây dựng khu công nghiệp gắn với quy hoạch xây dựng khu nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp.
Khu phi thuế quan trong khu kinh tế thực hiện các hoạt động thương mại, đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ như: tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển hàng hóa; cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; kinh doanh hàng miễn thuế, hàng miễn thuế giảm giá; dịch vụ logistics; sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp dịch vụ liên quan và các hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Nhà nước khuyến khích và có biện pháp hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư mới hoặc chuyển đổi toàn bộ hoặc một phần khu công nghiệp đã được thành lập sang hoạt động theo loại hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp công nghệ cao theo quy định tại Nghị định này.
2. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng và dự án đầu tư trong khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp công nghệ cao được hưởng ưu đãi áp dụng theo địa bàn và ngành, nghề và ưu đãi áp dụng đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ về thủ tục hành chính, tư vấn kỹ thuật, xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin hợp tác đầu tư theo quy định tại Nghị định này.
1. Đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao bao gồm cả phân khu công nghiệp hỗ trợ, phân khu công nghiệp chuyên ngành, phân khu công nghiệp công nghệ cao:
a) Được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Được ưu tiên vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, thực hiện các hình thức huy động vốn hợp pháp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về tín dụng và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Được đưa vào danh mục dự án thu hút đầu tư.
2. Đối với dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, dự án đầu tư thuộc đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư trong khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao:
a) Được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ, pháp luật về công nghệ cao và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Trường hợp sản xuất sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện thủ tục xác nhận ưu đãi trong thời gian tối đa là 30 ngày;
c) Được ưu tiên tham gia các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và chương trình khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
3. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đăng ký ngành, nghề thu hút đầu tư vào từng loại hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao;
b) Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp cho các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề thu hút đầu tư vào khu công nghiệp được xác định theo quy định tại điểm a khoản này phải đáp ứng quy định tương ứng với từng loại hình khu công nghiệp tại khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 2 của Nghị định này;
c) Nội dung quy định tại điểm a, điểm b khoản này và từng loại hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao được nhà đầu tư cam kết cụ thể trong hồ sơ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
4. Cấp có thẩm quyền quy định từng loại hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao trong Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để làm căn cứ kiểm tra, thanh tra, giám sát.
1. Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ gồm các khu chức năng công nghiệp, đô thị, dịch vụ. Trong đó, khu công nghiệp có chức năng chính, khu đô thị - dịch vụ có chức năng hỗ trợ, cung ứng dịch vụ, tiện ích công cộng và xã hội cho khu công nghiệp.
2. Khu đô thị - dịch vụ bao gồm: nhà ở, công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu; công trình y tế; công trình thể thao, văn hóa, công viên; công trình thương mại; công trình dịch vụ và các công trình kết cấu khác.
3. Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
4. Ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ phải hạch toán độc lập các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các khu chức năng;
b) Các khu chức năng được hưởng ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền thuê đất và các ưu đãi đầu tư khác theo quy định tương ứng với các loại khu chức năng tại pháp luật về thuế, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp của khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được hưởng các ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các khu chức năng khác của khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật tương ứng với các loại khu chức năng.
1. Đáp ứng điều kiện xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tương ứng quy định tại Điều 9, Điều 10 của Nghị định này.
2. Khu vực dự kiến đầu tư xây dựng khu đô thị - dịch vụ đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Quy mô diện tích phù hợp với nhu cầu cung cấp dịch vụ, tiện ích công cộng của khu công nghiệp và tối đa không vượt quá một phần ba (1/3) quy mô diện tích của khu công nghiệp.
3. Các dự án đầu tư dự kiến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp không thuộc Mức I và Mức II của Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Trình tự, thủ tục đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được thực hiện theo từng dự án riêng cho từng khu chức năng thì nhà đầu tư của khu chức năng thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư tương ứng áp dụng đối với dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thuộc khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật về đầu tư được ưu tiên lựa chọn là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư khu đô thị - dịch vụ trong trường hợp được đánh giá đạt yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm trong quá trình đánh giá lựa chọn nhà đầu tư.
4. Sau khi hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định tại Nghị định này, việc triển khai xây dựng, quản lý các phân khu chức năng trong khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật tương ứng với các phân khu chức năng.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chính sách:
a) Hỗ trợ đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp hiện hữu để kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện cộng sinh công nghiệp và chuyển đổi thành khu công nghiệp sinh thái;
b) Hỗ trợ đầu tư xây dựng mới và thu hút đầu tư vào khu công nghiệp sinh thái;
c) Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ để doanh nghiệp trong khu công nghiệp cải tiến quy trình quản lý và vận hành, đổi mới công nghệ sản xuất để giảm các nguồn gây ô nhiễm, tái sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, chất thải, phế liệu, sử dụng hiệu quả tài nguyên.
2. Hợp tác xây dựng khu công nghiệp sinh thái
a) Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện hợp tác với nhau để sử dụng chung các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ, nguyên liệu, vật liệu và các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất; tái sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng dư thừa, chất thải, phế liệu của mình và của các doanh nghiệp khác trong khu công nghiệp để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh;
b) Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp được hợp tác với bên thứ ba để thực hiện cộng sinh công nghiệp. Bên thứ ba gồm nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và doanh nghiệp khác thông qua cung cấp các công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung ứng dịch vụ hỗ trợ xây dựng và triển khai cộng sinh công nghiệp;
c) Các bên tham gia tự thỏa thuận hình thức hợp tác và chia sẻ lợi ích, chi phí theo quy định của pháp luật về dân sự.
3. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế giao một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ban quản lý hoặc một đơn vị phù hợp thực hiện chức năng xây dựng, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn; đề xuất giải pháp và kết nối doanh nghiệp thực hiện cộng sinh công nghiệp; cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyển đổi hoặc đầu tư mới khu công nghiệp sinh thái.
4. Các cơ quan, tổ chức và nhà đầu tư được khuyến khích xây dựng, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn trong khu công nghiệp để hỗ trợ và kết nối doanh nghiệp thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp.
5. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn trên địa bàn nhằm chứng nhận, theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái; cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin có liên quan vào hệ thống thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn và hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế.
1. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về lao động trong vòng 03 năm trước thời điểm đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái;
b) Bảo đảm đầy đủ các dịch vụ cơ bản trong khu công nghiệp theo quy định của pháp luật bao gồm: dịch vụ hạ tầng thiết yếu (điện, nước, thông tin, phòng cháy, chữa cháy, xử lý nước thải, các dịch vụ hạ tầng thiết yếu khác) và các dịch vụ có liên quan, hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện cộng sinh công nghiệp;
c) Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giám sát đầu vào và đầu ra về sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất, chất thải, phế liệu trong khu công nghiệp; lập báo cáo định kỳ hằng năm về các kết quả đạt được trong sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn và giám sát phát thải của khu công nghiệp, báo cáo Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế;
d) Hằng năm, công bố báo cáo thực hiện bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng xung quanh gửi Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế và đăng trên website của doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về lao động trong vòng 03 năm trước thời điểm đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái;
b) Thực hiện ít nhất 01 cộng sinh công nghiệp và các doanh nghiệp tham gia cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý sản xuất và môi trường theo các tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phù hợp;
c) Tối thiểu 20% doanh nghiệp trong khu công nghiệp áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn đạt kết quả tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất, chất thải, phế liệu và giảm phát thải ra môi trường.
3. Khu công nghiệp đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Tỷ lệ tối thiểu tổng diện tích đất cây xanh, giao thông, các khu kỹ thuật và hạ tầng xã hội dùng chung trong khu công nghiệp đạt 25% trong quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
b) Có giải pháp đảm bảo nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp.
1. Chính phủ khuyến khích đầu tư mới khu công nghiệp sinh thái thông qua quy hoạch xây dựng, thiết kế hợp lý các phân khu chức năng và định hướng thu hút các dự án đầu tư có ngành, nghề tương đồng để hỗ trợ thực hiện cộng sinh công nghiệp.
2. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái đăng ký ngành, nghề thu hút đầu tư vào khu công nghiệp; dự kiến mức phát thải cho từng ngành, nghề; dự kiến phương án cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp, phương án xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát đầu vào, đầu ra của khu công nghiệp về sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất, chất thải, phế liệu và phương án thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng xung quanh tại hồ sơ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; cam kết đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái quy định tại Điều 37 của Nghị định này trong vòng 08 năm kể từ thời điểm khu công nghiệp được thành lập và xác định rõ lộ trình thực hiện;
b) Được cấp có thẩm quyền quy định loại hình khu công nghiệp sinh thái trong Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để làm căn cứ kiểm tra, thanh tra, giám sát.
1. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái được hưởng chính sách ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều 32 của Nghị định này.
2. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái được ưu tiên vay vốn ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các quỹ, nhà tài trợ trong nước và quốc tế; được cấp tín dụng xanh tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Việt Nam theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan; phát hành trái phiếu xanh theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu, pháp luật về bảo vệ môi trường để xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp sinh thái, thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên và cộng sinh công nghiệp.
3. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái được ưu tiên tham gia các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, chương trình xúc tiến đầu tư do các cơ quan nhà nước tổ chức, quản lý.
4. Doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái được ưu tiên cung cấp thông tin có liên quan về thị trường công nghệ, khả năng hợp tác để thực hiện cộng sinh công nghiệp trong lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái được hưởng các ưu đãi theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan kể từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận là khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái.
1. Khu công nghiệp đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 37 của Nghị định này được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái.
2. Doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái tham gia các hoạt động và đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 37 của Nghị định này được Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các mẫu văn bản quy định tại khoản 2 Điều 41, khoản 2 Điều 42, khoản 1 và khoản 2 Điều 43, mẫu Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái và Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái.
1. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp lập 06 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái gửi Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái bao gồm:
a) Văn bản đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái;
b) Báo cáo về tình hình hoạt động và thu hút đầu tư của khu công nghiệp;
c) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này (kèm theo các tài liệu có liên quan);
d) Các tài liệu khác có liên quan đến khu công nghiệp (nếu có).
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về việc đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
5. Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế tổ chức đánh giá hồ sơ và lập báo cáo đánh giá việc đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
Trong quá trình tổ chức đánh giá, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế tham khảo ý kiến của tổ chức hoặc đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng các điều kiện về cung cấp dịch vụ tư vấn, đánh giá, xác nhận về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
7. Trường hợp kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không đạt yêu cầu.
1. Doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái lập 05 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp sinh thái gửi Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp sinh thái bao gồm:
a) Văn bản đăng ký chứng nhận doanh nghiệp sinh thái;
b) Báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái;
c) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp sinh thái theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Nghị định này (kèm theo các tài liệu có liên quan);
d) Các tài liệu khác có liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm môi trường, xã hội của doanh nghiệp (nếu có).
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế gửi hồ sơ lấy ý kiến các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Xây dựng.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về việc đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp sinh thái theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Nghị định này.
5. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế tổ chức đánh giá hồ sơ và lập báo cáo đánh giá việc đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp sinh thái theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Nghị định này.
6. Trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái cho doanh nghiệp.
7. Trường hợp kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không đạt yêu cầu.
1. Định kỳ hằng năm, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái lập báo cáo tình hình thực hiện khu công nghiệp sinh thái gửi Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi, giám sát các nội dung sau đây:
a) Tình hình thực hiện và duy trì hoạt động sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn của doanh nghiệp trong khu công nghiệp và hiệu quả thu được;
b) Tình hình thực hiện cộng sinh công nghiệp, hiệu quả thu được và các doanh nghiệp mới tham gia vào liên kết cộng sinh (nếu có);
c) Kết quả tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất và giảm phát thải ra môi trường của khu công nghiệp.
2. Định kỳ hằng năm, doanh nghiệp sinh thái báo cáo tình hình thực hiện và duy trì hoạt động sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn; tình hình thực hiện cộng sinh công nghiệp; kết quả tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất và giảm phát thải ra môi trường gửi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi, giám sát.
3. Kết quả theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái là cơ sở để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế xem xét cấp lại, thu hồi hoặc chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái.
4. Việc đánh giá hiệu quả đạt được về kinh tế, xã hội, môi trường của khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái được thực hiện thông qua thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế quy định tại khoản 3 Điều 47 của Nghị định này.
1. Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái bị chấm dứt hiệu lực và thu hồi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đất đai, pháp luật về môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan đối với khu công nghiệp và doanh nghiệp trong khu công nghiệp;
b) Khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái không đáp ứng tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái quy định tại Điều 37 của Nghị định này trên cơ sở ý kiến theo dõi, giám sát của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế;
c) Theo đề nghị bằng văn bản của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái về việc chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái thông báo bằng văn bản tới nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, doanh nghiệp đã được chứng nhận và các cơ quan có liên quan về việc chấm dứt hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái được cấp lại sau 05 năm trong trường hợp khu công nghiệp và doanh nghiệp tiếp tục đáp ứng tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận lại khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái thực hiện theo quy định tương ứng tại khoản 2 Điều 41 và khoản 2 Điều 42 của Nghị định này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chứng nhận lại khu công nghiệp sinh thái trên cơ sở hồ sơ đăng ký chứng nhận lại khu công nghiệp sinh thái, báo cáo giám sát, đánh giá tình hình thực hiện khu công nghiệp sinh thái hằng năm và việc đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái tại thời điểm chứng nhận lại mà không phải lấy ý kiến các cơ quan có liên quan quy định tại khoản 3 Điều 41 của Nghị định này.
Thủ tục chứng nhận lại khu công nghiệp sinh thái được thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 41 của Nghị định này.
4. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện chứng nhận lại doanh nghiệp sinh thái trên cơ sở hồ sơ đăng ký chứng nhận lại doanh nghiệp sinh thái, báo cáo giám sát, đánh giá doanh nghiệp sinh thái hằng năm và việc đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp sinh thái tại thời điểm chứng nhận lại mà không phải lấy ý kiến các cơ quan có liên quan quy định tại khoản 3 Điều 41 của Nghị định này.
Thủ tục chứng nhận lại khu công nghiệp sinh thái được thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 42 của Nghị định này.
Việc thu thập, cập nhật, xử lý, gửi, nhận, lưu trữ, bảo quản, quản lý, khai thác, sử dụng, công bố thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Chính xác, đầy đủ, kịp thời, khoa học, khách quan và kế thừa.
2. Đồng bộ, có khả năng kết nối, trao đổi dữ liệu với các hệ thống khác có liên quan.
3. Cập nhật thường xuyên; lưu trữ, bảo quản lâu dài.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin; tổ chức quản lý có hệ thống, thuận tiện trong khai thác, sử dụng; phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý nhà nước của Chính phủ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhu cầu thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân về khu công nghiệp, khu kinh tế.
5. Công bố công khai và đảm bảo quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp cận và sử dụng thông tin đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
6. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, sở hữu trí tuệ.
1. Hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế được xây dựng tập trung, thống nhất theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đảm bảo kết nối giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trên môi trường mạng để phục vụ công tác quản lý nhà nước và cung cấp thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Các thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế là thông tin, cơ sở dữ liệu được số hóa, kết nối với hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.
3. Thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế bao gồm:
a) Nhóm chỉ tiêu về kinh tế gồm các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả thu hút đầu tư, hiệu quả sử dụng đất của khu công nghiệp, khu kinh tế; đóng góp của khu công nghiệp, khu kinh tế đối với phát triển kinh tế - xã hội, nguồn thu ngân sách nhà nước và các nội dung khác;
b) Nhóm chỉ tiêu về xã hội gồm các chỉ tiêu đánh giá về giải quyết việc làm, nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
c) Nhóm chỉ tiêu về môi trường gồm các chỉ tiêu đánh giá về xử lý và bảo vệ môi trường; sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn, cộng sinh công nghiệp;
d) Nhóm chỉ tiêu khác có liên quan đến khu công nghiệp, khu kinh tế.
1. Chi phí xây dựng, nâng cấp, duy trì, quản lý, vận hành hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế được sử dụng nguồn chi thường xuyên, nguồn chi đầu tư phát triển, nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, nguồn vốn huy động từ xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chi phí quản lý, vận hành, thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu và cập nhật thông tin, cơ sở dữ liệu vào hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế trên môi trường mạng được sử dụng từ nguồn chi thường xuyên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
3. Hằng năm, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan lập dự toán chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp, bố trí dự toán theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước.
Ban hành quy định về nội dung thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế; hướng dẫn việc thu thập, cập nhật, xử lý, gửi, nhận, lưu trữ, bảo quản, quản lý, khai thác, sử dụng, công bố thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định tại khoản 3 Điều 47 của Nghị định này.
1. Tổ chức cập nhật thường xuyên, lưu trữ, bảo quản lâu dài các nội dung thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc trách nhiệm quản lý; kết nối, chia sẻ, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý vào hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định.
2. Bảo đảm tính chính xác về nội dung thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc trách nhiệm cung cấp, cập nhật, quản lý.
3. Bảo đảm an toàn tài khoản quản trị hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế được cấp.
4. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc bảo đảm an toàn, kết nối, chia sẻ và trích xuất thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế.
5. Chỉ đạo Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Tổ chức thu thập, cập nhật, xử lý, gửi, nhận, lưu trữ, bảo quản, quản lý, khai thác, sử dụng, công bố thông tin, cơ sở dữ liệu về khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn thông qua hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế đảm bảo các yêu cầu theo quy định tại Điều 46 của Nghị định này và theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định tại Điều 49 của Nghị định này;
b) Yêu cầu nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế và nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Tổ chức thu thập, cập nhật thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình xây dựng hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế.
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chính sách, phương hướng xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế trong quy hoạch vùng và phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế trong quy hoạch tỉnh.
2. Ban hành, hướng dẫn, phổ biến và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến việc thành lập, đầu tư, quy hoạch xây dựng, xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, phát triển và quản lý hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế; xây dựng và quản lý hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế; tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế.
3. Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận; tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư, tổ chức, cá nhân trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
4. Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế.
5. Hợp tác quốc tế để phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế trong phạm vi cả nước trên cơ sở phân công nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định tại Nghị định này; chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện phương hướng xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế trong quy hoạch vùng và phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế trong quy hoạch tỉnh và ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Thủ tướng Chính phủ có quyền hạn và trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện chính sách, pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế;
b) Chấp thuận chủ trương đầu tư đối với những dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; quyết định thành lập, mở rộng, điều chỉnh ranh giới khu kinh tế; phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế;
c) Chỉ đạo xử lý và giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình đầu tư, thành lập, quản lý hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế vượt thẩm quyền của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công có trách nhiệm:
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và hành chính lãnh thổ đối với khu công nghiệp, khu kinh tế;
b) Hướng dẫn, quy định, thực hiện việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của mình và của cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực đầu tư, doanh nghiệp, xây dựng, lao động, công nghiệp, thương mại, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, du lịch và ngành, lĩnh vực khác được quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quy định tại khoản này được thực hiện trên cơ sở yêu cầu công tác, khả năng thực hiện và điều kiện, tình hình phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm theo thẩm quyền quản lý nhà nước đối với: Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan; nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế và nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế trong việc chấp hành quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Chủ trì giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, tổ chức có liên quan:
a) Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách về quản lý, phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;
b) Hướng dẫn xây dựng khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ;
c) Tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đầu tư; dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
d) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia vào khu công nghiệp, khu kinh tế;
đ) Xây dựng và vận hành hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế; ban hành mẫu biểu báo cáo định kỳ; cung cấp thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế cho các cơ quan có liên quan của Chính phủ; hướng dẫn xây dựng chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế - xã hội của khu công nghiệp, khu kinh tế;
e) Xây dựng danh mục các khu kinh tế trọng điểm và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong từng thời kỳ;
g) Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ có liên quan cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế;
h) Tổng kết đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế - xã hội của khu công nghiệp, khu kinh tế.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng cơ chế huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế; đề xuất việc sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát triển và nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế có tính đặc thù, quan trọng cho phát triển ngành, lĩnh vực, các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong khu kinh tế trọng điểm theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan hướng dẫn thực hiện phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
Thẩm định Đề án thành lập, tổ chức lại Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
1. Ban hành quy định hướng dẫn Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện công tác quản lý nhà nước về quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, xây dựng đối với công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu kinh tế; xây dựng và phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế; công tác quản lý và phát triển đô thị trong khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ và khu kinh tế.
2. Tổ chức thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.
1. Thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại trong khu công nghiệp, khu kinh tế; chỉ đạo và định hướng phát triển các ngành công nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo định hướng, chiến lược phát triển công nghiệp vùng và lãnh thổ đã được phê duyệt.
2. Thực hiện ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sản xuất trong khu công nghiệp, khu kinh tế khi đáp ứng đủ điều kiện ủy quyền.
3. Hướng dẫn việc cấp giấy phép và các giấy tờ có giá trị tương đương đối với việc kinh doanh các mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công Thương.
4. Hướng dẫn thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài đặt trụ sở trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
1. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, quy định kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường liên quan đến công tác bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Hướng dẫn việc xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải, phế liệu trong khu công nghiệp sinh thái theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Hướng dẫn, thực hiện việc phân cấp, ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm d khoản 3 Điều 68 của Nghị định này trên cơ sở xem xét đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và đánh giá năng lực của từng Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
Hướng dẫn Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
1. Hướng dẫn việc phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về lao động quy định tại điểm c khoản 3 Điều 68 của Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hướng dẫn Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 68 của Nghị định này.
1. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, phòng cháy và chữa cháy trong khu công nghiệp, khu kinh tế; về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thực hiện kết hợp an ninh với phát triển kinh tế - xã hội.
1. Phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thực hiện kết hợp quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội.
2. Phối hợp với Bộ Công an, cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
3. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng trong triển khai thực hiện việc kiểm soát, kiểm tra nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú, chứng nhận tạm trú và xử lý các vi phạm đối với người, phương tiện ra, vào, hoạt động tại khu kinh tế cửa khẩu và cửa khẩu cảng biển thuộc khu kinh tế theo quy định của pháp luật.
1. Hướng dẫn Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động du lịch trong khu kinh tế.
2. Hướng dẫn Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh trong khu kinh tế đối với doanh nghiệp du lịch nước ngoài.
Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan hướng dẫn về hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật.
Các bộ, cơ quan ngang bộ ngoài phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn nêu tại Điều 53, Điều 54, Điều 55, Điều 56, Điều 57, Điều 58, Điều 59, Điều 60, Điều 61, Điều 62, Điều 63 và Điều 64 của Nghị định này còn có quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với khu công nghiệp, khu kinh tế sau đây:
1. Có ý kiến bằng văn bản về các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và các dự án khác thực hiện trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hướng dẫn việc tái sử dụng chất thải, phế liệu, nước và năng lượng dư thừa trong khu công nghiệp sinh thái thuộc quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước của cơ quan mình.
1. Chủ trì xây dựng và chỉ đạo thực hiện phương án phát triển hệ thống khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Tổ chức lập, điều chỉnh nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế; tổ chức lập, phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể các quy hoạch này đối với khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế; quyết định sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu kinh tế.
3. Chỉ đạo thực hiện thủ tục đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế trong thời gian chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư.
4. Ban hành các chính sách ưu đãi và khuyến khích cụ thể phù hợp với quy định của pháp luật đối với việc ưu tiên tuyển dụng và sử dụng lao động tại chỗ, lao động có chuyên môn cao, tay nghề giỏi; hỗ trợ đào tạo nghề đối với người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế; ban hành điều kiện và tiêu chí đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư được ưu tiên thuê đất, thuê lại đất quy định tại khoản 4 Điều 9 của Nghị định này.
5. Quy hoạch đất xây dựng khu tái định cư, khu nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế; đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở, khu tái định cư, công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy định của pháp luật; hỗ trợ xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; hỗ trợ bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh quá trình đầu tư và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
6. Chỉ đạo thực hiện việc thu hồi diện tích đất, mặt nước, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định canh, tái định cư và thực hiện các thủ tục cho thuê hoặc giao đất trong khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Chỉ đạo các tổ chức có liên quan lập kế hoạch đầu tư và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế như: đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, các điểm đấu nối kỹ thuật với các công trình kết cấu hạ tầng trong hàng rào khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế; nhà ở, công trình văn hóa, thể thao, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo nghề, trường học và các công trình công cộng khác đáp ứng nhu cầu phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
8. Chủ trì xây dựng kế hoạch và cân đối vốn để đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào khu công nghiệp, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định này.
9. Ban hành và giám sát thực hiện Quy chế phối hợp giữa Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế với các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hướng dẫn, quy định phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực theo quy định tại Nghị định này.
10. Chỉ đạo thực hiện quy định về xây dựng, lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn thực phẩm, an ninh trật tự trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
11. Tổ chức và phối hợp tổ chức các cơ sở đào tạo nghề tại địa phương để đáp ứng nhu cầu lao động cho khu công nghiệp, khu kinh tế.
12. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra và giám sát việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật; đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền thì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ giải quyết hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
13. Xây dựng đề án thành lập, tổ chức lại các Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để đảm bảo nguyên tắc mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có một Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, trừ trường hợp có quy định đặc thù khác; quyết định việc bổ nhiệm nhân sự giữ chức danh Trưởng ban và Phó trưởng ban Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
14. Bảo đảm điều kiện về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế phù hợp với tình hình phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; cấp kinh phí hoạt động hành chính, sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về ngân sách nhà nước; phê duyệt kế hoạch, cấp kinh phí và tổ chức vận động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch để phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
15. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chuyên ngành ở địa phương về thương mại, tài chính, hải quan, ngân hàng, công an và các cơ quan có liên quan khác bố trí đại diện đủ thẩm quyền để giải quyết công việc liên quan tại từng khu công nghiệp, khu kinh tế khi cần thiết.
16. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước khác về khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định tại Nghị định này và quy định của pháp luật.
1. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Tại Nghị định này gọi chung là Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, trừ trường hợp có quy định riêng đối với Ban quản lý khu kinh tế.
2. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; làm nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được phân cấp, ủy quyền; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế có tư cách pháp nhân; tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hằng năm và nguồn kinh phí khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tham gia ý kiến, xây dựng và trình các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện các công việc sau đây:
a) Tham gia ý kiến với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, phương án phát triển hệ thống có liên quan đến khu công nghiệp, khu kinh tế;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể các quy hoạch này, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
d) Xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
đ) Tổng hợp, đánh giá nhu cầu sử dụng lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
e) Dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển hằng năm và nguồn kinh phí khác (nếu có) của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và quy định khác của pháp luật có liên quan;
g) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định công nghệ của dự án đầu tư, đánh giá trình độ và năng lực công nghệ của doanh nghiệp; kiểm tra, kiểm soát công nghệ và chuyển giao công nghệ trong dự án đầu tư, hoạt động nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp.
2. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định, phương án phát triển hệ thống, quy hoạch xây dựng, kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp, khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan đăng ký đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc thẩm quyền của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; giám sát, đánh giá việc thu hút đầu tư vào từng loại hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp sinh thái theo các ngành, nghề thu hút đầu tư đã đăng ký quy định tại điểm a khoản 3 Điều 32 và điểm a khoản 2 Điều 38 của Nghị định này; giám sát, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 8, khoản 3 Điều 9 và điểm c khoản 2 Điều 27 của Nghị định này;
c) Thực hiện thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng đối với dự án, công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu kinh tế; kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý và thực hiện các nhiệm vụ khác của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với dự án, công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
d) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện của tổ chức, thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về thương mại;
đ) Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động và xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, bao gồm: tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động; báo cáo tình hình sử dụng lao động; tiếp nhận báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài, báo cáo tình hình thay đổi lao động qua Cổng dịch vụ công quốc gia; tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập của doanh nghiệp, hoạt động đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế; nhận báo cáo về việc cho thuê lại lao động, kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề hằng năm; thông báo tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
e) Thực hiện trách nhiệm về bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
g) Tiếp nhận đăng ký khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế;
h) Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư và việc chấp hành quy định của pháp luật về xây dựng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường đối với các dự án tại khu công nghiệp, khu kinh tế;
i) Phối hợp với các đơn vị công an và các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền khác trong việc kiểm tra công tác giữ gìn an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, xây dựng và đề xuất những biện pháp thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự, tổ chức lực lượng bảo vệ, lực lượng phòng cháy, chữa cháy trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
k) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại khu công nghiệp, khu kinh tế và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;
l) Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế; đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của khu công nghiệp, khu kinh tế; trực tiếp quản lý và vận hành hệ thống thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế;
m) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng và quản lý hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc thẩm quyền quản lý;
n) Báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình: xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; hoạt động của dự án đầu tư; thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
o) Hỗ trợ, cung cấp thông tin để các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế liên kết, hợp tác với nhau thực hiện cộng sinh công nghiệp, các biện pháp sản xuất sạch hơn, chuyển đổi thành khu công nghiệp sinh thái;
p) Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
q) Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong khu công nghiệp, khu kinh tế trên các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước trực tiếp của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
r) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý tài chính, tài sản, ngân sách được giao; thu và quản lý sử dụng các loại phí, lệ phí; nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức và đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế;
s) Thực hiện nhiệm vụ đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, quản lý, hỗ trợ chuyển đổi, phát triển loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế mới;
t) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này, quy định khác của pháp luật có liên quan và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Cấp các loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa sản xuất tại khu công nghiệp, khu kinh tế và các giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận khác trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
b) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế đã được phê duyệt; phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế thuộc diện phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi, hủy Giấy phép xây dựng đối với dự án, công trình xây dựng phải có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình đối với dự án, công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
c) Nhận báo cáo về việc cho thôi việc nhiều người lao động; tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế về nhu cầu sử dụng người nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người Việt Nam chưa đáp ứng được;
d) Tổ chức, thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
4. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế là cơ quan đầu mối quản lý hoạt động đầu tư trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương khi triển khai các nhiệm vụ chuyên môn tại các khu công nghiệp, khu kinh tế có trách nhiệm phối hợp và lấy ý kiến tham gia của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế thống nhất, tránh chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật.
Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế quy định tại Điều 68 của Nghị định này, Ban quản lý khu kinh tế còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức lập, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:
a) Đề án mở rộng, điều chỉnh ranh giới khu kinh tế;
b) Lập, điều chỉnh nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế;
c) Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; phương án huy động các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng trong khu kinh tế.
2. Xây dựng và trình các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện:
a) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong khu kinh tế;
b) Lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng trong khu kinh tế, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể quy hoạch này phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Kế hoạch hằng năm và 5 năm về phát triển khu kinh tế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Danh mục các dự án đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư phát triển hằng năm và 5 năm trình cơ quan nhà nước nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc tự phê duyệt theo thẩm quyền;
đ) Xây dựng các khung giá và mức phí, lệ phí áp dụng tại khu kinh tế trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.
3. Ban quản lý khu kinh tế chỉ đạo hoặc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:
a) Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh trong khu kinh tế đối với doanh nghiệp du lịch nước ngoài theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn hoặc ủy quyền của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Thuê tư vấn trong nước, tư vấn nước ngoài thực hiện dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư, tư vấn chiến lược đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế;
c) Quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn đầu tư công tại khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quản lý vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài tại khu công nghiệp, khu kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
d) Đề xuất danh mục dự án, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, ký hợp đồng với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển khu kinh tế thuộc thẩm quyền; quản lý đầu tư, xây dựng, đấu thầu đối với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại khu kinh tế thuộc thẩm quyền; quản lý và thực hiện việc thu, chi hành chính, sự nghiệp, các chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật;
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng được đầu tư từ ngân sách nhà nước trong khu kinh tế;
g) Thực hiện trách nhiệm về bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu kinh tế theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
h) Quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ đất, mặt nước chuyên dùng đã được giao sau khi đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đúng mục đích sử dụng và phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
i) Xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước đối với nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trong khu kinh tế; xác định tiền bồi thường giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế;
k) Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao lại đất có thu tiền sử dụng đất, giao lại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người có nhu cầu sử dụng đất trong các khu chức năng của khu kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý đất đai trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đất đai;
l) Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan bảo đảm hoạt động trong khu kinh tế phù hợp quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định có liên quan.
1. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế gồm Trưởng ban, không quá 03 Phó Trưởng ban; bộ máy giúp việc.
Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.
2. Trưởng ban có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và pháp luật về hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế.
3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế bao gồm: bộ máy giúp việc (Văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đại diện Ban quản lý tại khu công nghiệp, khu kinh tế); các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện nhiệm vụ công ích, công cộng, dịch vụ hỗ trợ đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế và các tổ chức khác phù hợp với tình hình phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế và nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quy định của pháp luật.
4. Việc thành lập bộ máy giúp việc phải bảo đảm phù hợp với các điều kiện, tiêu chí sau đây:
a) Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; các ngành, lĩnh vực công tác do phòng phụ trách phải có quy trình quản lý hoặc đối tượng quản lý rõ ràng, phù hợp với nhiệm vụ quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế;
b) Khối lượng công việc yêu cầu bố trí tối thiểu từ 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại II và loại III;
c) Được bố trí 01 Phó Trưởng phòng đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có dưới 10 biên chế công chức, phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại I có dưới 09 biên chế công chức và phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại II và loại III có dưới 08 biên chế công chức;
d) Được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có từ 10 đến 14 biên chế công chức, phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại I có từ 09 đến 14 biên chế công chức và phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại II và loại III có từ 08 đến 14 biên chế công chức;
đ) Số lượng cấp phó của Văn phòng Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, Văn phòng đại diện tại khu công nghiệp thực hiện như đối với phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Việc thành lập, tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Biên chế công chức và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.
Bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 Điều 30 như sau:
“6a. Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện các trách nhiệm sau đây:
a) Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động và xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
b) Tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động;
c) Nhận báo cáo về việc kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề hằng năm;
d) Nhận thông báo tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp”.
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 như sau:
“Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 31 như sau:
“Định kỳ 06 tháng và hằng năm, báo cáo tình hình hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 09/PLIII Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; đồng thời báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế nơi doanh nghiệp đến hoạt động cho thuê lại lao động về tình hình hoạt động cho thuê lại lao động trên địa bàn đó đối với trường hợp doanh nghiệp cho thuê lại sang địa bàn cấp tỉnh khác hoạt động. Báo cáo 06 tháng gửi trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 12”.
1. Các khu công nghiệp, khu kinh tế đã hoàn thành các thủ tục đầu tư, thành lập, chuyển đổi theo quy định của pháp luật có liên quan trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không phải thực hiện thêm thủ tục tương ứng theo quy định của Nghị định này.
2. Các nội dung quy định tại Nghị định này đã được các bộ, cơ quan ngang bộ hướng dẫn hoặc quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác về đầu tư, doanh nghiệp, xây dựng, lao động, công nghiệp, thương mại, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, du lịch, thuế có liên quan thì không phải ban hành văn bản để hướng dẫn thực hiện theo Nghị định này, trừ trường hợp nội dung của văn bản hướng dẫn chưa phù hợp với quy định tại Nghị định này.
3. Trường hợp quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh chưa được quyết định hoặc phê duyệt theo quy định của Luật Quy hoạch thì thực hiện như sau:
a) Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế tiếp tục được áp dụng theo quy định tại Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16 tháng 8 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch và khoản 11 Điều 2, Điều 3, khoản 1 Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, khoản 1 và khoản 2 Điều 11, Điều 14, khoản 1 Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18 của Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;
b) Việc đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghiệp mở rộng với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh được thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư.
4. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp có hồ sơ hợp lệ đã được tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) thì thực hiện như sau:
a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp tục thực hiện theo quy định của Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế để thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp nhà đầu tư đề nghị thực hiện theo quy định tại Nghị định này;
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền được tiếp tục sử dụng các ý kiến, nội dung đã được thẩm định trước đó để lập báo cáo thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
c) Khu công nghiệp có quy mô diện tích trên 500 ha thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này và quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 8, điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 9 của Nghị định này.
5. Các khu công nghiệp đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật về đầu tư trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được xác định thành lập theo quy định của pháp luật có liên quan từ thời điểm chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
Các khu công nghiệp phải thực hiện thủ tục thành lập theo quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế nhưng chưa hoàn thành thủ tục thành lập thì không phải thực hiện thủ tục thành lập theo quy định của Nghị định số 82/2018/NĐ-CP.
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 7 năm 2022.
2. Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 74 của Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
GOVERNMENT ------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 35/2022/ND-CP |
Hanoi, May 28, 2022 |
MANAGEMENT OF INDUSTRIAL PARKS AND ECONOMIC ZONES IN VIETNAM
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the Law on Investment dated June 17, 2020;
Pursuant to the Law on Enterprises dated June 17, 2020;
Pursuant to the Law on Public Investment dated June 13, 2019;
Pursuant to the Law on Planning dated November 24, 2017; the Law on Amendments and Supplements to several Articles of 37 Laws related to planning dated November 20, 2018;
Pursuant to the Law on Land dated November 29, 2013;
Pursuant to the Law on Construction dated June 18, 2014; the Law on Amendments and Supplements to several the Law on Construction dated June 17, 2020;
Pursuant to the Law on Real Property Business dated November 25, 2014;
Pursuant to the Law on Environmental Protection dated November 17, 2020;
Pursuant to the Law on Residence dated November 13, 2020;
Pursuant to the Law on Entry, Exit, Transit and Residence of Foreigners in Vietnam dated June 16, 2014; the Law on Amendments and Supplements to a number of Articles of the Law on Entry, Exit, Transit and Residence of foreigners in Vietnam dated November 25, 2019;
Pursuant to the Labor Code dated November 20, 2019;
Pursuant to the Law on Export and Import Duties dated April 6, 2016;
Upon the request of the Minister of Planning and Investment;
The Government hereby issues the Decree on management of industrial parks and economic zones.
Article 1. Scope and subjects of application
1. This Decree prescribes the scheme and plan for construction and development of industrial parks and economic zones; investment in infrastructure, establishment, operation, development policies and state management of industrial parks and economic zones.
2. This Decree is applied to competent regulatory bodies, organizations and individuals involved in investment, production and business activities at industrial parks and economic zones.
For the purposes of this Decree, terms used herein shall be construed as follows:
1. Industrial park refers to an area that is enclosed by definite boundaries, specializes in production of industrial goods and provision of services satisfying the industrial production needs.
2. Export processing zone refers to an industrial park specially intended for manufacturing of exported goods, rendering of services meeting the needs of production of exported goods and exporting purposes; which is fenced in under the regulatory provisions applied to the free zones stipulated in law on customs duties.
3. Supporting industrial park refers to an industrial park which specializes in manufacturing supporting industrial products and renders services satisfying the needs of manufacturing of these products; has at least 60% of its industrial land which is used for attracting investment projects on manufacturing of supporting industrial products under law on development of the supporting industry.
4. Specialized industrial park refers to an industrial park which specializes in and supplying services needed for manufacturing of products in a specified industry or sector; has at least 60% of its industrial land intended to attract investment projects in such industry or sector.
5. Eco-industrial park refers to an industrial park in which enterprises located inside its perimeter get involved in cleaner production, make effective use of natural resources and enter into production linkage and cooperation for industrial symbiosis; which meet the criteria stipulated herein.
6. Hi-tech industrial park refers to an industrial park that attracts hi-tech and IT investment projects on the classification list of industries and sectors with special investment incentives under the provisions of law on investment; projects with technology transfers on the classification list of technologies eligible for technology transfer incentives as provided in law on technology transfer; technology incubators; science and technology business incubators subject to law on high technology and legislation on science and technology; investment projects on creative entrepreneurship, innovation, research and development, education and training; that has at least 30% of its industrial land used to attract these investment projects.
7. Industrial symbiosis refers to cooperation between enterprises within an industrial park or with enterprises within various ones in order to optimize the use or reuse of input and output factors, such as raw materials, water, energy, waste, scrap, by-products, etc., during the manufacturing and business process.
8. Eco-business refers to a business that simultaneously applies solutions for cleaner production, efficient use of resources and industrial symbiosis in an eco-industrial park; meets the criteria specified in this Decree.
9. Expanded industrial park refers to an industrial park area formed through an increase in the land size of the preexisting industrial park in which the expanded area of that industrial park is near or adjacent and possibly connected or has access to infrastructure facilities of the preexisting industrial park.
10. Industrial park subdivision refers to a dimensional part of an industrial park which is enclosed with definite boundaries, specializes in manufacturing of goods and provision of services that meet the needs of industrial production; determined in the planning scheme for construction of the industrial park approved by the competent state agency.
11. Infrastructure user fee refers to a type of charge for use of the paid services of technical utility and service infrastructure, including road, electricity supply, water supply, water drainage, communication, wastewater, waste and other public service and utility works.
12. Project on construction and business of infrastructure facilities of an industrial park refers to an investment project using land for constructing synchronous technical infrastructure at the industrial park and leasing or sub-leasing land to investors for construction of premises, office, storage yards and facilities, public service and utility facilities; implementation of investment projects; organization of production and business activities under law.
13. Economic zone refers to an area which is enclosed with specified geographical boundaries, including functional zones and is established to meet the objectives of calling for investments, promoting socio-economic development and maintaining national defence and security.
14. Coastal economic zone refers to an economic zone established at and near the coast.
15. Border-gate economic zone refers to an economic zone established at and near the land border.
16. Specialized economic zone refers to an economic zone established at a key economic region, dynamic development corridor, or a region having similar functions that is specified in the regional planning scheme.
17. Free trade zone in an economic zone refers to a free zone specified in the master plan for construction of an economic zone.
18. Agricultural land area refers to an area of land in an industrial park which is leased or sub-leased to an investor to build its premises, office, storage yards, facilities, carry out its investment projects, organize production and business activities; specified in the planning scheme for construction of the industrial park approved by the competent state authority.
19. Service land area refers to an area of land in an industrial park which is leased or sub-leased to an investor to build public service, utility facilities and carry out its investment projects; specified in the planning scheme for construction of the industrial park approved by the competent regulatory authority.
20. Export processing refers to a specialized act of manufacturing of exported commodities and provision of services for production of exported products and exportation.
21. Export processing enterprise refers to an enterprise performing the export processing function in an export processing zone, industrial zone and economic zone.
22. Occupancy rate of an industrial park refers to the proportion in percent (%) of industrial and service land that has been leased or sub-leased to the investor obtaining the investment policy, investment registration certificate to build project premises, office, storage yards, facilities, public service and utility facilities, execute an investment project, organize production and business activities under law to total area of industrial and service land of the industrial park.
23. Public service and utility facility for workers in an industrial park or economic zone refers to a public work classified according to its function or usability as per legislation on construction, including educational, training and research institutions; healthcare establishments; sports and culture centers and parks; shopping malls; accommodation facilities; service and other infrastructure facilities built to directly serve personnel working in that industrial park or economic zone.
24. National industrial park or economic zone information system stated in point dd of clause 1 of Article 71 in the Law on Investment refers to the specialized industrial park and economic zone information system which is developed and operated under the provisions hereof to send, receive, store, display and perform other operations with respect to data intended for the state management of industrial parks and economic zones.
25. Industrial cluster in an industrial park refers to both cooperative and competitive form of association between enterprises in the same industry and interested enterprises or organizations operating at that industrial park.
Article 3. Scheme for construction of an industrial park or economic zone
1. A scheme for construction of an industrial park or economic zone constitutes part of the regional planning scheme prescribed in point d of clause 2 of Article 26 in the Law on Planning.
2. A scheme for construction of an industrial park or economic zone shall contain the following information:
a) Objectives, orientations and guidelines for spatial distribution, implementary organization and solutions for development of industrial parks or economic zones of a region in the planning period;
b) Estimated total area of land proposed types of industrial parks or economic zones in specific provinces or centrally-affiliated cities in a region; determination of economic zones playing important and dynamic roles in the regional socio-economic development.
Article 4. Plans for development of industrial park network
1. A plan for development of an industrial park network constitutes part of the provincial planning scheme under the regulatory provisions of point d of clause 2 of Article 27 in the Law on Planning.
2. Each plan for development of the industrial park network must include the following information:
a) Objectives, orientations, implementary organization and solutions for development of the network of industrial parks in the planning period;
b) List of industrial parks in a province or centrally-affiliated city;
c) Representation of the plan for development of the network of industrial parks on the planning map.
3. List of industrial parks located in a province or centrally-affiliated city must contain the following information:
a) Names of listed industrial parks;
b) Proposed project sizes and locations of listed industrial parks.
4. In order to compile a list of industrial parks in a province or centrally-affiliated city, the following requirements must be satisfied:
a) Developing new industrial parks in urban areas of special-category cities, centrally-affiliated category-I cities or provincially-affiliated cities, except for industrial parks developed into hi-tech industrial parks or eco-industrial parks, is not allowed;
b) Using special-use forest land or protection forest land (including watershed protection forests, forests intended for protection of water sources of residential communities, border protection forests) for development of industrial parks is not allowed;
c) Industrial parks on the list must be synchronously connected to technical utility, social infrastructure and can attract human resources and serve as a hub to mobilize resources needed for development of industrial parks;
d) Each industrial park must reserve the space accounting for 2% of total area of land of all industrial parks on the list of industrial parks located in a province or centrally-affiliated city for development of accommodation, public service and utility facilities for its workers and employees;
dd) Each industrial park must meet regulations on national defence and security; environmental and natural resource protection; disaster management; dyke and coastal embankment protection; use of reclaimed sea land; response to climate change; and conservation of historical, cultural remnants and natural heritage;
e) The list must be in line with the scheme for construction of the network of industrial parks.
5. The plan for development of industrial park network serves as the prelude to:
a) Formulation of the planning scheme for expansion of industrial parks and the revised or updated version thereof;
b) Formulation and modification of the investment plan for development of technical utilities and social infrastructure needed for development of industrial parks or expanded industrial parks.
Article 5. Plans for development of economic zone network
1. A plan for development of the network of economic zones constitutes part of the provincial planning scheme under the regulatory provisions of point d of clause 2 of Article 27 in the Law on Planning.
2. Each plan for development of the economic zone network must include the following information:
a) Objectives, orientations, implementary organization and solutions for development of the network of economic zones in the planning period;
b) List of economic zones in a province or centrally-affiliated city;
c) Representation of the plan for development of the network of economic zones on the planning map.
3. List of economic zones located in a province or centrally-affiliated city must contain the following information:
a) Names of economic zones on the list;
b) Proposed project sizes and locations of economic zones on the list.
4. In order to compile a list of economic zones in a province or centrally-affiliated city, the following requirements must be satisfied:
a) Economic zones on the list must be located in areas full of crucial potentials and advantages in terms of natural, resource and socio-economic conditions compared to the others nationwide in order to attract human resources, mobilize resources and develop technical utilities, social, production and business infrastructure; must be connected to international airports or class-I or higher-class seaports in the event that establishment of a coastal economic zone is proposed; must have international border gates in place as provided in law on management of land border checkpoints in the event that development of a border gate economic zone is planned; must be capable of providing easy connection to regional and international economic corridors, easy access to international markets, and being developed into large-scale industrial – urban – service and innovation centers promoting regional special potentials in the event that establishment of a specialized economic zone is proposed;
b) Each coastal economic zone or bordergate economic zone must be located on the land covering an area of at least 10,000 ha; each specialized economic zone must be located on the land covering an area of at least 5,000 ha. All of these economic zones must meet general development requirements of economic zones;
c) Each economic zone can attract investment projects or items of work that are large in scale, critically important and affect the socio-economic development of the whole region;
d) Economic zones on the list do not have adverse impact on historical - cultural relics, natural heritage; are in line with national defence arrangements and objectives of national defense, security, sovereignty and territory protection; enable conformance to requirements concerning environmental and natural resource protection, natural disaster prevention and control, sustainable development and response to climate change;
dd) Economic zones on the list are in line with the scheme for construction of the network of economic zones.
5. Plans for development of the network of economic zones in provincial planning schemes must be precondition for:
a) Establishment or expansion of economic zones;
b) Supervision of formulation of the master plan for construction of economic zones and the revised or updated version thereof;
c) Supervision of formulation and revision of the investment plan for development of technical utilities and social infrastructure needed for development of economic zones.
INVESMENT IN INFRASTRUCTURE AND ESTABLISHMENT OF INDUSTRIAL PARKS OR ECONOMIC ZONES
Section 1. Investment in infrastructure and establishment of industrial parks
Article 6. Investment in infrastructure and establishment of industrial parks
1. Industrial parks may take one of the following forms: industrial parks, export processing zones, supporting industrial parks, specialized industrial parks, eco-industrial parks and hi-tech industrial parks (hereinafter referred to as industrial parks).
2. Industrial parks located within the boundaries of an economic zone shall be incorporated into the master plan for construction of that economic zone to be submitted to seek approval under the regulatory provisions of law on construction. When an industrial park located within an economic zone is adjusted, procedures for adjustment to the master plan for construction of economic zones that are prescribed in legislation on construction shall be carried out.
3. Conditions, processes and procedures for investment in infrastructure and establishment of an industrial park shall be subject to the regulatory provisions of this Decree and other relevant legislation.
4. Conditions, processes and procedures for investment in infrastructure and establishment of an expanded industrial park shall be subject to regulations on conditions, processes and procedures for investment in infrastructure and establishment of a new one, except when it falls in the case prescribed in clause 8 of Article 9 herein.
5. Each industrial park may have one or more owners of infrastructure investment projects, investors in construction and business of infrastructure of that industrial park.
6. An industrial park is defined as already established since the competent authority:
a) issues the decision on investment policy for infrastructure facilities of the industrial park funded by public investment funds as per law on public investment;
b) approves the investment policy and accepts investors; accepts investors or issues the investment registration certificate for implementation of investment projects on construction and business of infrastructure facilities of an industrial park as per law on investment.
Article 7. Industrial park construction planning
1. The planning scheme for construction of an industrial park must be composed of information about the master plan for construction of industrial parks, the zoning scheme for construction of the industrial park and the detailed planning scheme for construction of the industrial park (if required). The planning scheme for construction of an industrial park must be developed, evaluated and approved under law on construction and regulations laid down herein.
2. The master plan for construction of an industrial park or the zoning scheme for construction of an industrial park which is approved shall serve as the prelude to:
a) Conduct of the process of formulation of the detailed planning scheme for construction of an industrial park (if necessary);
b) Conduct of the process of formulation of the pre-feasibility study report for the project on construction of infrastructure facilities of the industrial park funded by public investment funds as per law on public investment; conduct of the process of formulation of the dossier on the investment project on construction and business of infrastructure facilities of the industrial park in accordance with law on investment;
c) Issuance of the decision on the investment policy for construction of infrastructure facilities of the industrial park funded by public investment funds; grant of approval of the policy for the investment project on construction and business of infrastructure facilities of the industrial park in accordance with law on investment.
3. Based on the plans for development of the network of industrial parks in the provincial planning schemes, People’s Committees of provinces shall be in charge of creating and approving tasks and proposals involved in the master plan for construction or the scheme for zoning of the industrial park in accordance with legislation on construction.
4. Exemption from the requirement concerning assignment of tasks involved in a planning scheme shall be granted in the following cases:
a) Any industrial park has its zoning scheme in use at the area with the master construction plan or the master plan for construction of the economic zone that has already been approved;
b) Any industrial park has its detailed construction plan in use at the area with the approved zoning scheme;
c) Those are defined in clause 5 of this Article.
5. Competent regulatory authorities must take charge of formulating the master plan or the zoning scheme for the entire area that is planned according to law on construction with respect to any industrial park built on the land covering an area of at least 500 ha; any industrial - urban - service area; any industrial park with multiple owners of infrastructure facilities or investors performing the function of construction and business of infrastructure facilities according to specific industrial subdivisions.
Where the industrial park, industrial – urban – service area referred to in this clause is identified in the master urban plan or the master planning scheme for construction of the economic zone that has already been approved, it can determine proposals involved in the planning scheme of zoning of the industrial park without needing to assign tasks involved in the planning scheme.
6. Except in case of formulation of the planning scheme for construction of the industrial park in the area already obtaining the approved master construction plan or the industrial park conformable to the master planning scheme for construction of the economic zone that has already been approved, People’s Committees of provinces shall be responsible for collecting written opinions on proposals involved in the master construction plan or the planning scheme of zoning of the industrial park from the following agencies:
a) Ministry of Planning and Investment, and Ministry of Construction, with respect to industrial parks, each of which covers an area of at least 200 ha;
b) Ministry of Transport with respect to industrial parks connected to national highways;
c) Ministry of Culture, Sports and Tourism with respect to industrial parks adjacent to historical – cultural relics, natural heritage or tourism areas at the national or higher level;
d) Ministry of Construction with respect to industrial parks located within category-II cities;
dd) Ministry of National Defense, Ministry of Public Security with respect to industrial parks located on islands or at border communes, wards, towns; coastal communes, wards, towns or other areas affecting national defence and security under law on national defence, security and investment.
7. The People's Committee of a province shall decide to adjust location and size of land included in the planning schemes for construction of the industrial park without any change of its district in the following cases:
a) An industrial park to be developed can be adjusted in terms of location and size of land of the project on construction of the industrial park provided that the dimensional scale of that project is not differed by no more than 2% and 6 ha from that of the industrial park already on the list of industrial parks in a province or centrally-affiliated city;
b) The change of location and size of the project on development of the industrial park that does not fall into the case specified in point a of this clause shall be accepted provided that the dimensional scale of that project is not differed by no more than 10% and 30 ha from that of the industrial park already on the list of industrial parks in a province or centrally-affiliated city after receipt of the written consent from the Ministry of Construction; the Ministry of Natural Resources and Environment; and/or the Ministry of Planning and Investment.
8. The People’s Committee of a province shall assign the investor nominated to execute the investment project on construction and business of infrastructure facilities of an industrial park to develop the scheme for zoning of that industrial park (where necessary) in the area where the master plan for construction of industrial parks is available.
9. The investor nominated to execute the investment project on construction and business of infrastructure facilities of an industrial park shall take charge of formulating the detailed planning scheme for construction of the industrial park (where needed).
10. The People’s Committee of a province shall grant approval of the proposal involved in the detailed planning scheme for construction of the industrial parks located in two or more districts under its authority.
11. The People’s Committee of a province shall authorize the Industrial Park and Economic Zone Authority to make its decision on local changes in the scheme for zoning of industrial parks; the detailed planning scheme for construction of industrial parks located in two or more districts under its authority.
12. Public service and utility facilities planned to be developed within the area of service land of an industrial park shall be intended for its workers and employees. The rate of area of land intended for construction of public service and utility facilities shall not be greater than total area of land available for use in that industrial park.
Article 8. Processes and procedures for investment in industrial park infrastructure
1. Processes and procedures for deciding and changing the investment policy for development of infrastructure facilities of a publicly-funded industrial park shall be subject to law on public investment and the following regulatory provisions:
a) The pre-feasibility study report for construction of infrastructure facilities of the industrial park must contain explanations about conformance to the requirements set out in Article 9 herein;
b) Items of the pre-feasibility study report to be reviewed shall include those stipulated in legislation on public investment and conformance to the equivalent conditions specified in Article 9 herein.
2. Processes and procedures for investment in the project on construction and business of infrastructure facilities of an industrial park, even including the industrial park within the economic zone that does not fall in the case specified in clause 1 of this Article, shall be subject to law on investment and the following regulatory provisions:
a) The proposal for the investment project or the pre-feasibility study report in the application for approval of the investment policy must contain explanations about conformance to the conditions specified in Article 9 herein; explanations about conformance to the conditions specified in clause 1 of Article 10 herein (in case where approval of both the investment policy and the investor is granted);
b) Items of the approval of the investment policy to be reviewed shall include those stipulated in legislation on public investment and conformance to the respective conditions specified in Article 9 herein and clause 1 of Article 10 herein (in case where approval of both the investment policy and the investor is granted).
3. Opinions of the agencies referred to in clause 6 of Article 7 herein shall be further used for the review of the pre-feasibility study report or the review of the investment policy as provided in clause 1 and 2 of this Article. The agency collecting these opinions shall submit the dossier on re-survey on opinions from these agencies on the reviewed items where necessary.
4. The industrial park subject to the investment phasing requirements set out in clause 2 of Article 9 herein shall follow the processes and procedures for deciding the investment policy and approving the investment policy and granting the investment registration certificate over specific phases.
With respect to a publicly-funded industrial park or the following phase in which the investor is the same as the one in the preceding phase, the decision on the investment policy, the approval of the investment policy and the certificate of investment registration may be granted after the minimum occupancy rate is 60% in the preceding phase, or when construction of infrastructure facilities is completed according to the approved planning scheme for construction of industrial parks. In such case, the investor in the preceding phase is preferred to proceed to make investment in the following phase, except where the tendering or bidding process is needed for selection of the qualified investor in accordance with law.
5. Investment in construction of infrastructure facilities of the industrial park falling in the case stated in clause 3 of Article 9 herein shall follow the processes and procedures for deciding the investment policy, accepting the investment policy and granting the investment registration certificate over specific phases and comply with the following regulations:
a) Project documentation must include commitments regarding the progress in attracting investment projects for development of the industrial cluster prescribed in clause 3 of Article 9 herein;
b) The decision on the investment policy, the decision on approval of the investment policy and the investment registration certificate must stipulate commitments included in the project documentation. Imposing sanctions upon any breach of commitments shall be subject to those stated in these commitments, regulatory regulations on investment and others of relevant law;
c) With respect to a publicly-funded industrial park or the following phase in which the investor is the same as the one in the preceding phase, the decision on the investment policy, the approval of the investment policy and the certificate of investment registration may be granted after, in the preceding phase, the investor obtaining approval of the investment policy, the investment registration and investment project execution certificate acquires land leased or sub-leased for development of the industrial cluster as per clause 3 of Article 9 herein; and the minimum occupancy rate is 60%, or construction of infrastructure facilities is completed according to the planning scheme for construction of industrial parks approved by the competent authority. In such case, the investor in the preceding phase is preferred to proceed to make investment in the following phase, except where the tendering or bidding process is needed for selection of the qualified investor in accordance with law.
Article 9. Preconditions for investment in infrastructure facilities of industrial park projects
1. An industrial park project must satisfy planning requirements, and conform to the planning items and schemes as follows:
a) It is in line with regional or provincial planning schemes;
b) It appears on the list of industrial parks in provinces or centrally-affiliated cities, or is mentioned in the master plan for development of economic zones that has obtained approval from a competent authority if it is located within the boundaries of an economic zone;
c) It conforms to the planning scheme for construction of an industrial park that has been approved by a competent authority.
2. The industrial park project other than the one referred to in clause 3 of this Article must be subject to the investment phasing requirements if it falls into one of the following circumstances:
a) For any industrial park covering an area of more than 500 ha, it is developed in multiple phases in each of which no more than 500 ha land is used;
b) For any industrial park subject to the requirement of repurposing of the piece of paddy land covering an area of more than 200 ha which is intended for at least two cropping seasons in the Red River and Mekong River Delta regions, it is developed in multiple phases in each of which no more than 200 ha of such land is repurposed;
c) For any industrial park subject to the requirement of repurposing of the piece of paddy land covering an area of more than 150 ha which is intended for at least two cropping seasons in the North Central Coast, Central Coast and Southeast regions, it is developed in multiple phases in each of which no more than 200 ha of such land is repurposed;
d) For any industrial park subject to the requirement of repurposing of the piece of paddy land covering an area of more than 100 ha which is intended for at least two cropping seasons in the Northern Midland and Mountainous and Central Highland regions, it is developed in multiple phases in each of which no more than 100 ha of such land is repurposed.
3. For the industrial park attracting investment projects that help to create the industrial cluster, if total investment in these projects approximately equals at least USD 02 billion or VND 45,000 billion, no more than 1,000 ha of the land may be accepted for use to develop that industrial park in the first investment phase. In the subsequent investment phases (if any), regulations laid down in clause 2 herein shall apply.
4. At least 5 ha of industrial land or at least 3% of total industrial land of the industrial park (including land intended for industrial premises, office, storage yards or facilities) must be reserved for small and medium-sized enterprises; supporting industrial enterprises; innovative enterprises; beneficiaries of investment incentives stated in point e and g of clause 2 of Article 15 in the Law on Investment; other enterprises eligible for preferential treatment and aid concerning production and business premises under law on land lease and sublease. As an eco-industrial park, supporting industrial park, specialized industrial park or hi-tech industrial park, it shall not be subject to the investment requirements set out in this clause.
5. The industrial park must satisfy land repurposing requirements set out in law on land, legislation on forestry and other relevant regulatory provisions.
6. As reported on the date of submission of the pre-feasibility study report for the project on development of infrastructure facilities of an industrial park required by law on public investment, or the valid application for approval of the investment policy for the project on construction and business of infrastructure facilities of an industrial park required by law on investment, the average occupancy rate of industrial parks already established in the province or centrally-run city where the industrial park to be developed is located must be at least 60%, except in the following cases:
a) The investment in infrastructure facilities of the preexisting industrial park may be accepted if its operation is terminated; its Investment Registration Certificate, Investment Certificate, Investment Permit or others having equivalent validity under law on investment; or it is subject to the project cancellation decision issued in accordance with legislation on public investment;
b) The maximum total area of land intended for industrial parks built within that province or centrally-affiliated city must be 1,000 ha;
c) The project site of the industrial park must be located at the district on the list of local jurisdictions having access to investment incentives prescribed in law on investment or within the existing economic zone;
d) Investment in infrastructure facilities of the industrial park must be the same as the investment in an eco-industrial park, supporting industrial park, specialized industrial park or hi-tech industrial park that is prescribed herein;
dd) The industrial park project falls into the case specified in clause 8 of this Article.
7. The industrial park project must zone spaces for development of accommodation buildings, public service and utility facilities available for use by staff and workers of the single industrial park or the complex of industrial parks by the competent state agency’s consent according to law on housing and other relevant regulatory provisions.
8. Regarding investment in infrastructure facilities for an industrial park expanded from the preexisting industrial park, if such investment is made by the same investor or funded by public investment capital, the following requirements must be satisfied:
a) The preexisting industrial park reaches 60% in the occupancy rate, and has its environmental protection infrastructure that has already been developed and brought into operation under legislation on environmental protection; or has its infrastructure system that has been completely built according to the planning scheme for development of industrial parks already approved by the competent authority;
b) The expanded industrial park must be capable of being connected and having access to the preexisting industrial park;
c) Accommodation buildings, public service and utility facilities intended for staff and workers of the preexisting industrial park or complex of industrial parks have been completely built and put to use according to the planning scheme approved by the competent state agency as per clause 7 of this Article.
Article 10. Eligibility requirements of investors in projects on development and business of infrastructure facilities of industrial parks
1. An investor in an investment project on construction and business of infrastructure facilities of an industrial park must satisfy the following requirements:
a) Real estate business requirements set out in law on real property business;
b) Requirements for conformance to regulatory regulations on access to land allocated, leased or repurposed by the State for execution of investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks under the regulatory provisions of law on land, legislation on forestry and other relevant ones.
If the investor in the investment project on construction and business of infrastructure facilities of the industrial park is an economic organization that a foreign investor intends to set up under law on investment and corporate law, that economic organization-to-be must be capable of satisfying the aforesaid requirements.
2. When there is the need for the bidding process to be carried out for investor selection, evaluation standards for selection of the investor qualified for implementation of an investment project on construction and business of infrastructure facilities of an industrial park shall comprise:
a) Competence evaluation standards which are set based on those requirements referred to in clause 1 of this Article;
b) Qualification and past performance evaluation standards which are set according to the investment size, progress and process of completion of investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks and other real property projects which the candidate investor executed or made its equity participation in; of which any project owner, founding member and shareholder is an institutional entity of the candidate investor that executed or made their equity contribution in these projects;
c) Technical evaluation standards which are set according to the Decisions on approval of the planning schemes for construction of industrial parks, the Decisions on approval of investment policies for implementation of investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks of competent authorities and other relevant regulatory provisions;
d) Finance - business evaluation standards which are set according to the Decisions on approval of investment policies for implementation of investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks of competent authorities and other regulatory provisions related to selection of investors qualified for implementation of investment projects using land.
Article 11. Adjustment to investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks
1. In the investment process, the investor may make adjustments to the investment project on construction and business of infrastructure facilities of an industrial park.
2. Conditions, processes and procedures for adjustment to the investment project on construction and business of infrastructure facilities of an industrial park shall be subject to legislation on investment and the following regulatory provisions:
a) Written application for adjustment to the investment project made in accordance with law on investment must contain explanations about conformance to the regulatory provisions of clause 3 of this Article;
b) Items of the adjustment to the investment policy to be reviewed shall include those stipulated in legislation on investment and conformance to the respective conditions specified in clause 3 of this Article (if any).
3. Investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks may decrease in their dimensional scale and shall not be required to make any adjustment to the plan for development of the network of industrial parks according to law on planning if they fall into the following circumstances:
a) Compensation and site clearance lasts longer than expected, affects investment performance and progress;
b) The planning scheme for construction of an industrial park is adjusted to reserve the space for development of accommodation, public service and utility facilities for its workers and employees in accordance with clause 9 of Article 77 in the Law on Investment;
c) The dimensional size of an industrial park may be decreased in order to lower the risk of environmental pollution causing adverse impact on the life of people living near the industrial park;
d) This circumstance occurs due to the adjustment to the planning scheme under law on planning.
Article 12. Renaming of an industrial park
People’s Committees of provinces shall be accorded authority to decide to change the names of industrial parks on the list of industrial parks located in provinces or centrally-affiliated cities upon the request of the Industrial Park and Economic Zone Authorities or the investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks.
Article 13. Transformation from industrial parks into urban – service zones
1. Conditions for transformation from an industrial park into an urban – service zone, including:
a) Conform to the provincial or urban development planning scheme of the centrally-affiliated city and province where such transformation occurs;
b) The industrial park to be transformed is the one located within the urban area of a special-category city, central category-I city and provincial category-I city;
c) The minimum period from its establishment date to the date of consideration of transformation must be 15 years or half (1/2) of the permissible life of the industrial park to be transformed;
d) Such transformation is agreed upon by the investor executing the investment project on construction and business of infrastructure facilities of the industrial park to be transformed and more than two-thirds (2/3) of businesses of the industrial park to be transformed, except in the following cases: The investment project's life prescribed in law on investment expires; the investment project does not meet statutory requirements for extension of the land sub-lease under the regulatory provisions of law on land and civil legislation; the investment project causes serious environmental pollution to the extent that its relocation is needed as per law on environmental protection;
dd) Such transformation proves socio-economic and environmental effectiveness.
2. Request documentation requirements for transformation from an industrial park into an urban – service zone, including:
a) The full text of the proposal to transform the industrial park into the urban - service zone that contains the following information: Legal basis and necessity of transformation from the industrial park into the urban – service zone; assessment and interpretation of possibilities of conformance to the conditions specified in clause 1 of this Article (enclosing relevant documents); relocation, compensation, site clearance and fund mobilization plans; recommendations about dedicated solutions, regulatory mechanisms and policies (if any) and implementation thereof;
b) Transmittal form of the provincial People’s Committee that requests the transformation from the industrial park into an urban – service zone;
c) Application documents made into 10 sets, including at least 02 original sets thereof (01 original set submitted to the Prime Minister) and 09 sets submitted to the Ministry of Planning and Investment for the purpose of review prescribed in clause 3 and 4 of this Article.
3. Processes and procedures for review of transformation from an industrial park into an urban – service zone:
a) Within the maximum duration of 03 working days of receipt of all required request documents prescribed in clause 2 of this Article, the Ministry of Planning and Investment sends consultation request documentation to the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Construction and other relevant state authorities;
b) Where request documentation for transformation fails to meet the regulations laid down in Article 2 hereof, the Ministry of Planning and Investment advises the provincial People’s Committee of such failure in writing in order to request it to revise the submitted documents. The document revision period shall not be included in the review time;
c) Within 15 days of receipt of consultation request documents prescribed in point a of this clause, the consulted agency gives its comments on items falling within its remit and sends them to the Ministry of Planning and Investment;
d) Within 45 days of receipt of all required application documents, the Ministry of Planning and Investment conducts the review of the request documentation for transformation and prepares the review report including the information specified in clause 4 of this Article for submission to the Prime Minister to seek his decision on approval of the transformation from the industrial park into the urban – service zone.
Where necessary, the Ministry of Planning and Investment can set up the Review Council or organize a meeting with other relevant state authorities and the People’s Committee of the province where the project is located to clarify concerned issues.
4. The items subject to the review of transformation from the industrial park into the urban - service zone shall include:
a) Legal basis and necessity of transformation from the industrial park into the urban – service zone;
b) Assessment of conformance to the conditions specified in clause 1 of this Article;
c) Assessment of feasibility of the relocation, compensation, site clearance and fund mobilization plan;
d) Assessment of particular solutions, regulatory mechanisms or policies (if any) and implementation thereof.
5. Transformation from the industrial park into the urban – service zone that is stipulated in this Article may affect a part or the whole of the industrial park.
6. After receipt of the Prime Minister’s decision on transformation of the whole or part of the area of the industrial park into the urban – service zone, the investor in the industrial park infrastructure project, the investor executing the investment project on construction and business of infrastructure facilities of the industrial park shall follow the processes and procedures for adjustment to the project under law on public investment, law on investment and other regulatory provisions of relevant legislation. Nominating the investor qualified for implementing the project on development of the urban - service zone shall be subject to the regulations of law on investment, bidding, land, housing, real property business and other regulatory provisions of relevant legislation.
Section 2. ESTABLISHMENT, EXPANSION AND CHANGE OF BOUNDARIES OF ECONOMIC ZONES
Article 14. Establishment of an economic zone
1. An economic zone is classified into a coastal economic zone, bordergate economic zone and specialized economic zone (hereinafter referred to as economic zone).
2. An economic zone can be established if the following conditions are satisfied:
a) The economic zone-to-be must conform to the provincial or regional development plan; must be on the list of economic zones in a province and centrally-affiliated city;
b) The economic zone-to-be has capabilities of mobilizing resources intended for investment in construction of technical utility and social infrastructure facilities of the economic zone and development of the production and business sector;
c) The economic zone-to-be must prove its socio-economic efficiency;
d) The economic zone-to-be must ensure conformance to environmental protection conditions specified in law on environmental protection;
dd) The economic zone-to-be must ensure conformity with national defence and security requirements.
3. Documentation requirements, processes and procedures for establishment of an economic zone shall be subject to the corresponding regulations laid down in Article 15 and 16 herein.
Article 15. Documentation requirements for establishment of an economic zone
1. The project on establishment of an economic zone under the control of the provincial People’s Committee must contain the followings:
a) Legal basis for and necessity of establishment of that economic zone;
b) Evaluation of the current state, geographical, natural, resource and socio-economic factors and conditions, comparative advantages and disadvantages of the area to be developed into an economic zone in comparison to others nationwide;
c) Assessment and interpretation of capabilities of satisfying the conditions for establishment of the economic zone that are prescribed in clause 2 of Article 14 herein (enclosing relevant documents);
d) The proposed plan for development of an economic zone shall contain the followings: developmental objectives, dimensional scale, features and functions of the economic zone; developmental orientations of sectors and industries; plan for spatial development and development of functional sections inside the economic zone; investment, construction and development plan and schedule of the economic zone;
dd) Recommended solutions and implementation thereof;
e) Representation of the plan for establishment of the economic zone on the map at scale 1:10.000 - 1:25.000.
2. Transmittal form submitted to the Prime Minister by the provincial People’s Committee for proposal for establishment of the economic zone.
3. Such documentation shall be made into 10 sets, comprising at least 02 original ones (01 original set submitted to the Prime Minister) and 09 sets submitted to the Ministry of Planning and Investment for evaluation purposes as prescribed in Article 16 hereof.
Article 16. Processes and procedures for establishment of an economic zone
1. Within 03 working days of receipt of all required application documents prescribed in Article 15 hereof, the Ministry of Planning and Investment sends documents on consultation with relevant state authorities.
2. Where such consultation documentation fails to meet the regulations laid down in Article 15 hereof, the Ministry of Planning and Investment advises the provincial People’s Committee of such failure in writing in order to request it to revise such submitted documents. Period of such supplementation or revision shall not be included in the review time.
3. Within the maximum duration of 20 working days of receipt of consultation documentation prescribed in clause 1 of this Article, the consulted agency gives its comments about items falling within its remit and sends them to the Ministry of Planning and Investment.
4. Within 45 days of receipt of all required application documents, the Ministry of Planning and Investment prepares the review report including the information specified in clause 5 of this Article for submission to the Prime Minister to seek his decision on approval of establishment of the economic zone.
Where necessary, the Ministry of Planning and Investment can set up the Review Council or organize a meeting with other relevant state authorities and the People’s Committee of the province where the project is located to clarify concerned issues.
5. The items subject to the pre-approval review of establishment of an economic zone shall include:
a) Legal basis for and necessity of establishment of that economic zone;
b) Assessment of conformance to the establishment conditions specified in clause 2 of Article 14 herein;
c) Assessment of the orientation for development of the economic zone;
d) Assessment of solutions and implementation thereof.
Article 17. Expansion of an economic zone
1. Economic zone expansion refers to an increase in the dimensional scale of the preexisting economic zone with the expanded area of which boundaries are adjacent or near and can be connected or have access to infrastructure facilities of the preexisting economic zone in order to promote the growth potentiality and pervasive influence of the economic zone to be expanded.
2. An economic zone can be expanded if the following conditions are satisfied:
a) The conditions prescribed in clause 2 of Article 14 herein must be satisfied;
b) All infrastructure facilities of the economic zone to be expanded have been completely built according to the master plan for construction of the economic zone that is approved by the competent authority;
c) At least 70% of area of land in the economic zone to be expanded have been allocated or leased out to organizations or individuals for project execution purposes.
3. Documentation requirements for expansion of an economic zone, including:
a) The full text of the project on expansion of the economic zone, including the following information: legal basis, necessity of expansion and expanded sections; evaluation of the current state, geographical, natural, resource and socio-economic conditions, comparative advantages and disadvantages of the area to be expanded in comparison to others nationwide; assessment and interpretation of conformance to the conditions specified in clause 2 of this Article (enclosing relevant written documents); proposed plan for development of the expanded economic zone, including: developmental objectives, dimensional scale, features and functions of the economic zone; orientation for development of sectors and industries; plan for spatial development and development of functional sections within the economic zone; investment, construction and development plan and schedule of the economic zone; recommended solutions and implementation thereof; representation of the plan for expansion of the economic zone on the map at 1:10,000 - 1:25,000 scale;
b) Transmittal form submitted to the Prime Minister by the provincial People’s Committee for request for expansion of the economic zone;
c) Application documents for expansion made into 10 sets, including at least 02 original sets thereof (01 original set submitted to the Government) and 09 sets thereof submitted to the Ministry of Planning and Investment for the purpose of review prescribed in clause 4 and 5 of this Article.
4. Processes and procedures for expansion of an economic zone:
a) Within 03 working days of receipt of all required application documents prescribed in clause 3 of this Article, the Ministry of Planning and Investment sends documents on consultation with relevant state authorities;
b) Where request documentation for expansion fails to meet the regulations laid down in Article 3 hereof, the Ministry of Planning and Investment advises the provincial People’s Committee of such failure in writing in order to request it to revise the submitted documents. The document revision period shall not be included in the review time;
c) Within 20 days of receipt of consultation request documents prescribed in point a of this clause, the consulted agency gives its comments on items falling within its remit and sends them to the Ministry of Planning and Investment;
d) Within 45 days of receipt of all required application documents, the Ministry of Planning and Investment prepares the review report including the information specified in clause 5 of this Article for submission to the Prime Minister to seek his decision on approval of expansion of the economic zone.
Where necessary, the Ministry of Planning and Investment can set up the Review Council or organize a meeting with other relevant state authorities and the People’s Committee of the province where the project is located to clarify concerned issues.
5. The items subject to the pre-approval review of expansion of an economic zone shall include:
a) Legal basis for and necessity of expansion of the economic zone;
b) Assessment of conformance to the conditions for expansion of the economic zone specified in clause 2 of this Article;
c) Assessment of the orientation for development of the economic zone;
d) Assessment of solutions and implementation thereof.
Article 18. Resizing of boundaries of an economic zone
1. Resizing of an economic zone is any change in size of geographical boundaries of the preexisting economic zone that takes place within a commune or from this commune to the other in the same district if total area of land of the economic zone does not vary by more than 10% and the district where the project site of the resized economic zone is located does not change.
2. The resizing of boundaries of the economic zone may be allowed in the following cases:
a) The resizing occurs due to any change in the national, regional, provincial or other relevant planning schemes that has effects on the developmental orientation of the economic zone;
b) The resizing is required if the dimensional size of the economic is decreased in comparison to that of the preexisting economic zone;
c) The resizing is needed if the dimensional size of the economic zone is increased in comparison to that of the preexisting one by no more than 10% in order to reserve more space for the immense development and pervasive influence of prioritized sectors and industries of the economic zone.
Article 19. Application documents for resizing of boundaries of an economic zone
1. The project on resizing of an economic zone under the control of the provincial People’s Committee must contain the followings:
a) Legal basis for and necessity of and affected sections of the economic zone to be resized;
b) Evaluation of the current construction and development condition of the preexisting economic zone;
c) Assessment and interpretation of capabilities of satisfying the conditions for resizing of the economic zone that are prescribed in point b, c, d and dd of clause 2 of Article 14 and 18 herein (enclosing relevant documents);
d) Proposed plan for development of the resized economic zone shall contain the followings: developmental objectives, dimensional scale, features and functions of the economic zone; developmental orientations of sectors and industries; plan for spatial development and development of functional sections inside the economic zone; investment, construction and development plan and schedule of the economic zone;
dd) Recommended solutions and implementation thereof;
e) Representation of the plan for resizing of the economic zone on the map at scale 1:10,000 - 1:25,000.
2. Transmittal form submitted to the Prime Minister by the provincial People’s Committee for request for resizing of boundaries of the economic zone.
3. Such documentation shall be made into 10 sets, comprising at least 02 original ones (01 original set submitted to the Prime Minister) and 09 sets submitted to the Ministry of Planning and Investment for evaluation purposes as prescribed in Article 20 hereof.
Article 20. Processes and procedures for resizing of boundaries of an economic zone
1. Within 03 working days of receipt of all required application documents prescribed in Article 19 hereof, the Ministry of Planning and Investment sends documents on consultation with relevant state authorities.
2. Where such consultation documentation fails to meet the regulations laid down in Article 19 hereof, the Ministry of Planning and Investment advises the provincial People’s Committee of such failure in writing in order to request it to revise such submitted documents. Period of such supplementation or revision shall not be included in the review time.
3. Within 15 days of receipt of consultation documentation, the consulted agency gives its comments about items falling within its remit and sends them to the Ministry of Planning and Investment.
4. Within 40 days of receipt of all required application documents, the Ministry of Planning and Investment prepares the review report including the information specified in clause 5 of this Article for submission to the Prime Minister to seek his decision on approval of such resizing.
Where necessary, the Ministry of Planning and Investment can set up the Review Council or organize a meeting with other relevant state authorities and the People’s Committee of the province where the project is located to clarify concerned issues.
5. The items subject to the pre-approval review of resizing of an economic zone shall include:
a) Legal basis for and necessity of the resizing of the economic zone;
b) Assessment of conformance to the conditions for resizing of the economic zone that are prescribed in point b, c, d and dd of clause 2 of Article 14 and 18 herein;
c) Assessment of the proposed plan for development of the resized economic zone;
d) Assessment of solutions and implementation thereof.
Article 21. Authority to establish, expand and resize the boundaries of an economic zone
1. The Prime Minister shall issue the decision on establishment, expansion and resizing of the economic zone.
2. The economic zone is divided into functional sites. The dimensional size, location and features of each functional site shall be defined in the master planning scheme for construction of the economic zone which is subject to the Prime Minister’s approval decision issued in accordance with law on construction.
3. Where the economic zone after being resized varies by no more than 1% and 200 ha in comparison to the dimensional size of the preexisting economic zone, the Prime Minister may approve the master planning scheme for construction of economic zones without requiring the economic zone to be resized to change its boundaries. The dimensional size, boundaries and location of the economic zone shall be subject to the master planning scheme for construction of economic zones approved by the Prime Minister.
REGULATORY POLICIES FOR DEVELOPMENT OF INDUSTRIAL PARKS AND ECONOMIC ZONES
Article 22. Investment incentives intended for industrial parks and economic zones
1. An industrial park may be an investment incentive area or an area facing socio-economic disadvantages that is offered investment incentives as provided in regulatory provisions on investment.
Investment incentives for the industrial park area subject to legislation on investment shall be applied from the establishment date of the industrial park.
2. An economic zone may be an investment incentive area or an area facing extreme socio-economic disadvantages that is offered investment incentives as provided in regulatory provisions on investment.
Investment incentives for the area of economic zone subject to legislation on investment shall be applied from the establishment date of the economic zone.
3. Specific incentives granted to investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks, functional sections inside economic zones and investment projects inside industrial parks or economic zones shall be applied under the provisions of law on taxes, land, credit, accounting and other relevant legislation.
4. Costs and expenses of construction, operation, purchase, hire-purchase or rental of residential houses, public service or utility facilities for workers and staff members of industrial parks, economic zones; technical infrastructure connected to industrial parks, functional sites of investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks or functional sites of economic zones; investors executing investment projects within industrial parks or economic zones, are categorized as deductibles for calculation of taxable income in accordance with law on corporate income tax.
5. Investment projects on construction of residential houses, public service and utility facilities intended for workers and employees of industrial parks or economic zones shall enjoy incentives according to regulatory provisions on building of social housing and other relevant legislation.
6. Investors having investment projects within industrial parks or economic zones shall be assisted by competent authorities in carrying out administrative procedures regarding investment, enterprises, land, construction, environment, labor and trade under the "one-stop shop and on-site" mechanism, and recruiting employees and dealing with other related issues during the project execution process.
Article 23. Methods of mobilizing funds and grants for investment in construction of infrastructure facilities of industrial parks and economic zones
1. Based on the state budget appropriation available for use, the urgency of each project, and the conformity with the relevant planning scheme, People's Committees of provinces may issue decisions on funding or offering of grants for investment, and designate agencies and bodies having managerial expertise and qualifications as investors in investment projects on construction of technical and social infrastructure facilities inside or outside the perimeter of industrial parks, or investment projects on construction of technical and social infrastructure facilities in economic zones, to serve the operations of industrial parks or economic zones in accordance with law on public investment.
Acceptance testing, management and utilization of completed projects shall be subject to regulations applied to projects funded by the state budget in law on public investment, management and utilization of public property and other regulatory provisions.
2. Spending capital investment funds of the state budget on development of synchronous technical and social infrastructure inside or outside the perimeter of industrial parks; technical and social infrastructure facilities inside the perimeter of economic zones shall be subject to law on public investment, law on state budget and other relevant regulatory provisions.
3. Investment projects on construction of technical and social infrastructure that are large in scale and play the key role in development of economic zones may mobilize funds by issuing local government’s municipal bonds as per law.
4. Economic zones on the list of key economic zones shall be preferred to receive the state budget’s investment incentives and other legitimate funds for construction of technical and social infrastructure facilities inside the perimeter of economic zones under the provisions of law on public investment, state budget and other regulatory provisions.
5. Criteria for eligibility to become a key economic zone shall comprise location, role of the nominated economic zone and its contribution towards the socio-economic development of the province, centrally-affiliated city and region where the nominated economic zone is located; possibilities of access of the nominated economic zone to domestic and international market; implications of attraction and deployment of investment projects and other relevant criteria.
6. Technical and social infrastructure facilities; public service or utility facilities serving the needs of workers, employees and staff members in industrial parks and economic zones may have access to official development assistance (ODA), soft loans and other technical support as prescribed by law.
7. Investment funds shall be raised according to the public-private partnership approach specified in law on investment made in the public-private partnership and other mode stipulated in law in order to invest in construction of technical and social infrastructure inside and outside the parameter of industrial parks or economic zones.
8. Investment projects on development of technical and social infrastructures serving the common needs of economic zones may be financed by the land development funds under the provisions of law on land.
Article 24. Financial regulations applied to industrial parks, economic zones
1. Domestic and foreign visitors entering free trade zones inside the perimeter of economic zones shall enjoy tax incentives when buying imported goods brought back into Vietnam in accordance with tax legislation applicable to free trade zones located within economic zones.
2. Organizations and individuals succeeding in mobilizing ODA, soft loans and other technical assistance and encouraging the investor to execute the investment project inside the perimeter of industrial parks or economic zones shall be praised and rewarded under the Regulations adopted by provincial People’s Committees.
Article 25. Registered or unregistered short stay within industrial parks
1. Registered or unregistered short stay shall be accepted at industrial parks without permanent residences as per law on residence.
2. Professionals and employees may be granted permission for registered or unregistered short stay at industrial parks to work for enterprises according to the following regulations:
a) Vietnamese professionals and employees may be granted permission for their registered and unregistered short stay according to law on residence;
b) Foreign professionals and employees may be granted permission for their registered short stay under law on entry, exit, transit and residence of foreign nationals in Vietnam.
3. Accommodation establishments must be built on the area of land intended for services of industrial parks; must ensure conformance to environmentally safe distance requirements set out in law on construction and other relevant regulatory provisions; must ensure conformance to social security and peace requirements and none of adverse impacts on production and business activities of enterprises inside the perimeter of industrial parks.
4. In case of force majeure events taking place due to direct impacts caused by natural disaster, environmental calamity, fire, disease, war, strike, riot or other emergencies, professionals and workers or employees may register their short stay or stay at enterprises inside the perimeter of industrial parks according to the following regulations:
a) Vietnamese professionals and employees may be permitted for unregistered short stay at enterprises inside the perimeter of industrial parks as per law on residence;
b) Foreign professionals and employees may be granted permission to stay at enterprises inside the perimeter of industrial parks during the period of less than 30 days and must register their short stay under law on entry, exit, transit and residence of foreign nationals in Vietnam.
Article 26. Particular regulations applied to export processing zones, export processing enterprises
1. Documentation requirements, application processes and procedures for establishment of export processing enterprises:
a) Where the process for establishment of an export processing enterprise coincides with the process for grant of the investment registration certificate, the investor shall be required to submit the full text of commitment regarding its competence in conformance to customs inspection and supervision conditions under law on customs duties, together with application documents for grant of the investment registration certificate under law on investment. Investment registration agencies issuing investment registration certificates shall inscribe the objectives of establishment of an export processing enterprise on the investment registration certificate when issuing that investment registration certificate;
b) Where the process for establishment of the export processing enterprise does not coincide with the process for grant of the investment registration certificate, the investor must submit a set of application documents to the investment registration agency where the export processing enterprise is located. The set of application documents shall include the followings: documents on the investment project required by law on investment; the full text of the commitment regarding its competence in conformance to customs inspection and supervision conditions under law on customs duties. The investment registration agency shall grant the certificate of registration of the export processing enterprise to the investor within 03 working days of receipt of all required documents prescribed herein with respect to the investment projects that are not classified into the group of investment projects not subject to the requirements for grant of the investment registration certificate under law on investment;
c) With respect to the investment project of the investor of which the consent to the investment policy is required under law on investment, that investor must submit the commitment regarding its competence in conformance to customs inspection and supervision conditions under law on customs duties, together with the request documentation for consent to the investment policy for the investment project under law on investment.
The investment registration agency shall grant the certificate of registration of the export processing enterprise to the investor within 03 working days of receipt of the written consent to the investment policy if the investment project is not classified into the group of investment projects subject to the requirement concerning application for the investment registration certificate, or entry of objectives of establishment of the export processing enterprise in the investment registration certificate when granting the investment registration certificate under law on investment.
2. In an industrial park, there may be industrial sections intended for export processing enterprises. Export processing zones, export processing enterprises or industrial sections reserved for export processing enterprises shall be separated from the outside by fences, have welcome, entrance and exit gates, satisfying the requirements concerning supervision and control by customs authorities and relevant functional agencies according to the regulations applicable to free trade zones specified in law on customs duties.
3. Export processing enterprises shall be entitled to investment incentives and tax policies applied to free trade zones from the date of entry of the objectives of establishment of export processing enterprises in the investment registration certificate, the revised or updated investment registration certificate or the export processing enterprise certificate of the competent investment registration agencies. After construction of an export processing enterprise is completed, its conformance to the customs inspection and supervision conditions prescribed in law on customs duties must be certified before its official entry into operation. Where an export processing enterprise does not obtain certification of conformance to the customs inspection and supervision conditions, it shall not be entitled to tax policies applied to free trade zones. The process for inspecting, certifying an export processing enterprise’s conformance and improvements in conformance to the customs inspection and supervision conditions shall be subject to law on customs duties.
4. Any trade in goods between export processing enterprises and other areas within the territory of Vietnam, except free trade zones, shall be defined as an export and import relation, unless otherwise stipulated in point c of this clause, and except in the cases where completion of customs procedures prescribed in law on customs is not required, as follows:
a) Customs procedures; customs inspection and supervision; customs duties for exported and imported goods of export processing enterprises shall be subject to regulations as applicable to special customs areas and free trade zones, except special regulations applied to free trade zones inside the perimeter of economic zones;
b) Building materials, stationery, food, foodstuffs, consumer goods from inland Vietnam to build facilities, serving the paperwork, office or administrative purposes and daily needs of employees and staff members of export processing enterprises, shall not be subject to regulations on customs procedures, customs inspection and supervision and customs duties applicable to exported and imported goods in accordance with law. Export processing enterprises and vendors can decide whether they implement procedures for export or import of building materials, stationery, food, foodstuffs and consumer goods from inland areas of Vietnam;
c) Export processing enterprises may sell or liquidate used property and goods into the domestic market under the provisions of law on investment and other regulations of relevant legislation. At the time of selling or liquidating them into the domestic market, if export or import management policies do not apply, except to the extent that they are put under the control under regulatory requirements or standards, and the specialized inspection that have not yet been carried out upon arrival; the goods are subject to the permit-based management requirements, import thereof must depend on the written consent from the licensing agency.
5. Workers and employees of export processing enterprises shall not be obliged to make customs declaration when bringing foreign currency from inland areas of Vietnam to these enterprises and vice versa.
6. Export processing enterprises may perform other business transactions under law on investment, law on businesses and relevant regulatory provisions, and ensure conformance to the following requirements:
a) Areas intended for storage of goods needed for export processing activities must be separated from the others;
b) Revenues and expenses related to export processing and other business activities must be recorded separately;
c) Using property, equipment and machinery obtaining tax incentives applied to export processing enterprises for other production and business activities must be prohibited. In case of using property, equipment and machinery obtaining tax incentives applied to export processing enterprises for other production and business activities, tax incentives granted in the form of tax reduction or exemption according to law on taxes must be reimbursed.
7. Export processing enterprises may set up branches in accordance with law on investment and law on businesses so that these branches can perform export processing activities. Branches of export processing enterprises may be entitled to incentive policies the same as those applied to export processing enterprises specified in this Article if they carry out export processing activities inside the perimeter of export processing zones, industrial parks, economic zones, and meet the conditions set out in clause 2 of this Article.
8. Industrial parks or economic zones with export processing enterprises entitled to incentive policies intended for export processing enterprises may apply these particular regulations if they meet the conditions set out in clause 2 of this Article.
9. These particular regulations shall apply to the export processing zones with enterprises specialized in producing and supplying services for industrial production.
10. Through lack of spaces reserved for warehouses or facilities used for storing goods for export processing activities of export processing enterprises inside the perimeter of export processing zones, industrial parks or economic zones, export processing enterprises can outsource spaces outside the perimeter of industrial parks or economic zones to store goods if the conditions specified in clause 2 of this Article are satisfied. Warehouses and facilities for storage of goods that are located outside the perimeter of industrial parks or economic zones may be put to use from the date of the competent customs authority’s certification of the customs inspection and supervision conditions under law on taxes and law on customs.
05 working days after obtaining permission to bring these warehouses and storage facilities into operation from the competent customs authorities, export processing enterprises must notify investment registration agencies of such permission and make any adjustment to the investment project (if any) under law on investment.
11. Export processing enterprises may sell goods into the domestic market. Goods imported from export processing enterprises or export processing zones into the domestic market shall be subject to taxes in accordance with law on customs duties.
12. Only investors, workers and employees working for export processing enterprises and persons who do business with export processing enterprises may enter or exit export processing enterprises.
Article 27. Rights and obligations of investors executing investment projects inside the perimeter of industrial parks, economic zones and investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks and functional sections inside the perimeter of economic zones
1. In addition to having rights and obligations of investors and enterprises specified in law on investment or law on enterprises, this Decree and other regulations of relevant legislation, investors executing investment projects inside the perimeter of industrial parks, economic zones, and investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks and functional sections inside the perimeter of economic zones, shall have the following rights and obligations:
a) Comply with the regulations on public security, order, occupational safety and hygiene, construction quality, environmental protection, fire and explosion prevention;
b) Cooperate with police forces and authorities having competence in formulating plans for fire safety, control, public security, social order and safety within local jurisdictions where investors are operating;
c) Prepare local statistic reports regarding implementation of investment projects prescribed in law on investment for submission to investment registration agencies and regulatory authorities.
2. In addition to the regulations laid down in clause 1 of this Article, investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks and functional sites inside the perimeter of economic zones shall have the following rights and obligations:
a) Hire, negotiate and cooperate with other investors to invest in construction, servicing, maintenance and operation of infrastructure facilities of industrial parks or functional sections in the perimeter of economic zones, or share infrastructure inside and outside the perimeter of industrial parks and functional sections in economic zones under the provisions of civil law and other relevant legislation;
b) Register or re-register sectors and industries eligible for investments in specific types of supporting industrial parks, specialized industrial parks, hi-tech industrial parks, eco-industrial parks (if any) with the Industrial Park and Economic Zone Authority;
c) For the industrial land of an industrial park reserved for use as specified in clause 4 of Article 9 in this Decree, the rental of leased or sub-leased land on which technical infrastructure facilities are already built and fees for use of infrastructure must account for 70% of the actual infrastructure cost and fee at maximum at the time of lease or sub-lease.
3. Investment in construction, servicing, maintenance and operation of infrastructure facilities of an industrial park and functional section inside the perimeter of an economic zone must satisfy the following requirements:
a) Conform to the planning scheme for construction of infrastructure and the construction design approved by the competent authority;
b) Ensure the consistency of infrastructure facilities of an industrial park or functional section inside the perimeter of an economic zone;
c) Ensure the normal operation of enterprises inside the perimeter of the industrial park or functional section within the economic zone.
4. Where the price range and fees for use of infrastructure are increased by more than 10% compared to those registered with the Industrial Park and Economic Zone Authority, the cost-related measures shall be taken:
a) Based on the assessment of levels of impact on investment and business environment within the local jurisdiction where they are in use, the Industrial Park and Economic Zone Authority requests the investor executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of the industrial park or functional section of the economic zone to re-register their price range and fees for use of infrastructure before their validity period expires, and give explanations about any change in such price range and fees for use of infrastructure;
b) Where necessary, the Industrial Park and Economic Zone Authority conducts the review of these price range and fees registered by the investor executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of the industrial park or functional section of the economic zone.
5. Lease or sub-lease of premises, office, storage yards, warehouses or other facilities that are already built for production and business activities of the investor executing investment projects in the industrial park or economic zone must be subject to law on land, law on real property business and other provisions of relevant law.
Article 28. Operation and management of public property formed by using the state budget inside the perimeter of industrial parks or functional sections within economic zones
1. For property formed by using the state budget funds in an industrial park or economic zone, it such property is classified as property under public ownership, management, operation and disposal of such property shall be subject to law on management and utilization of public property.
2. If any investor executing the investment project on construction and business of infrastructure facilities of an industrial park or functional section within the economic zone is entitled to financial support from the state budget for investment in development of infrastructure or other item of work of the industrial park and functional section within the economic zone, they shall be responsible for maintaining, servicing and operating such infrastructure or item of work intended for investment, production and business activities of investors, entities and persons inside the perimeter of the industrial park and functional section within the economic zone.
Where necessary, the investor shall not be allowed to include the value of public property in total investment of the investment project on construction and business of infrastructure facilities of the industrial park or functional section within the economic zone, the costs used for calculation of the rental of leased or sub-leased land, fees for use of infrastructure with respect to investment projects located inside the perimeter of industrial parks and functional sections within economic zones.
3. The investor may include the refunds to the state budget in total investment in the investment project on construction and business of infrastructure facilities of the industrial park or functional section within the economic zone, the rental charged on leased or sub-leased land, fees for use of infrastructure if the State wishes to recover the state budget’s financial support for investment in the industrial park and functional section within the economic zone.
4. In case of equitization of a state enterprise, disposal and management of property formed by the state budget’s financial support for industrial parks or functional sections within economic zones shall be subject to law on management and utilization of state investments in production and business activities of enterprises and equitization.
5. In case of transfer of ownership of an investment project or other forms of investor substitution, the plan for management and disposal of public property (if any) must seek the competent authority’s approval before implementation of the investor substitution process under law.
Article 29. Development of housing, public service and utility facilities intended for workers and employees working in industrial parks or economic zones
1. The State incentives shall be given to entities and persons investing in construction of residential buildings providing accommodations for rent, purchase or hire-purchase for workers, employees or staff members. Residential buildings providing accommodations, public service and utility facilities intended for workers and employees working in industrial parks and economic zones to be developed must meet construction standards and regulations; dimensional, quality, aesthetic, safety and environmental requirements in construction under law.
2. People’s Committees at all levels shall be responsible for enabling workers and employees of industrial parks or economic zones to have easy access to healthcare, educational, social, cultural and sports services within their remit. People’s Committees of provinces shall be responsible for developing plans for development of residential housing, public service and utility facilities intended for workers and employees of industrial parks or economic zones in line with plans for development of the network of industrial parks and economic zones included in the provincial planning schemes, and ensuring that land is available for implementation of plans.
3. Investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks or functional sections inside the perimeter of economic zones; investors executing investment projects inside the perimeter of industrial parks or economic zones shall be given incentives to purchase, hire or hire-purchase residential housing in order for workers and employees working in industrial parks or economic zones to afford residing, rental, sub-purchase or sub-renting opportunities.
4. Land reserved for construction of housing, public service and utility facilities intended for workers and employees working inside the perimeter of industrial parks or economic zones shall be subject to law on social housing and regulatory provisions of this Decree.
5. If land used for development of housing, public service and utility facilities intended for workers and employees working inside the perimeter of an industrial park is contiguous to that industrial park, the provincial People's Committee shall approve the planning scheme for construction of the industrial park associated with the planning scheme for construction of housing blocks, public service and utility facilities for workers and employees in that industrial park.
Article 30. Operation of free trade zones inside the perimeter of economic zones
A free trade zone inside an economic zone shall perform commercial, investment, production, business and service functions, such as temporary import for re-export; temporary export for re-import; transit; merchanting trade; transshipment of goods; providing services related to export and import trade; trading duty-free products, duty-free products at the sales; logistics; manufacturing, processing, recycling, assembling, sorting and packing imported, exported products, and providing related services and other commercial activities, as prescribed by law.
SEVERAL TYPES OF INDUSTRIAL PARKS AND INDUSTRIAL – URBAN – SERVICE ZONES
Article 31. Development of supporting industrial parks, specialized industrial parks, eco-industrial parks, hi-tech industrial parks
1. Entities and persons may be entitled to the State incentives and support measures to invest in establishment of new industrial parks, transformation from the whole or part of existing industrial parks into supporting industrial parks, specialized industrial parks, eco-industrial parks or hi-tech industrial parks under the regulatory provisions of this Decree.
2. Investment projects on construction and business of infrastructure facilities and investment projects located inside of a supporting industrial park, specialized industrial park, eco-industrial park or hi-tech industrial park may enjoy incentives specific to localities, trades or industries, or incentives intended for projects on investment in industrial parks under law on investment and other regulatory provisions of relevant legislation, and may be given support in the form of facilitation of completion of administrative procedures, engineering consultancy, investment promotion and provision of investment cooperation information in accordance with this Decree.
Section 2. SUPPORTING INDUSTRIAL PARKS, SPECIALIZED INDUSTRIAL PARKS AND HI-TECH INDUSTRIAL PARKS
Article 32. Incentive policies for development of supporting industrial parks, specialized industrial parks and hi-tech industrial parks
1. Incentive policies granted to investment projects on construction and business of infrastructure facilities of supporting industrial parks, specialized industrial parks and hi-tech industrial parks, even including sections thereof, shall comprise the followings:
a) Land rent exemption or reduction granted in accordance with legislation on land;
b) Priority to have access to the State-offered investment loans and receive other funds mobilized in other forms under the provisions of law on enterprises, credit and other relevant legislation;
c) Eligibility for being entered or registered on the list of investment-attracting projects.
2. Incentive policies applicable to investment projects on manufacturing of products of the supporting industry; investment projects eligible for investment incentives referred to in law on investment inside the perimeter of supporting industrial parks, specialized industrial parks and hi-tech industrial parks shall comprise the followings:
a) Incentives related to corporate income tax, customs duties, and other preference, as prescribed in law on taxes, development of the supporting industry, high technology and other relevant legislation;
b) In cases where products on the list of supporting industrial products entitled to preference as prescribed in legislation on development of the supporting industry, they shall be given facilitation of implementation of procedures for validation of preference within the maximum duration of 30 days;
c) Priority to participate in personnel training and development, startup assistance, small and medium-sized enterprise support and other programs implemented by state regulatory authorities.
3. Investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks must satisfy the following conditions:
a) Investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks must register the scope of business involving attraction of investment in respective types of industrial park, including supporting industrial parks, specialized industrial parks or hi-tech industrial parks;
b) Percentage of industrial land intended for investment projects on industrial parks falling within the field of investment attraction activities which is calculated according to regulations laid down in point a of this clause must meet the regulations corresponding to specific types of industrial parks prescribed in clause 3, 4 and 6 of Article 2 herein;
c) Those referred to in point a and b of this clause and specific types of industrial parks, including supporting industrial parks, specialized industrial parks and hi-tech industrial parks, need to be stated in investors’ specific commitments in dossiers on investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks.
4. Competent authorities shall define categories of industrial park, including supporting industrial parks, specialized industrial parks and hi-tech industrial parks, in investment policy decisions and investment registration certificates under the regulatory provisions of law on investment before taking inspection and supervision actions.
Section 3. INDUSTRIAL – URBAN - SERVICE ZONES
Article 33. Development of industrial – urban – service zones
1. An industrial – urban – service zone encompasses functional sections intended for development of industrial parks, urban and service zones. Amongst these sections, industrial parks play the key role; urban and service zones play the supporting role, providing services, public or social utilities or amenities for normal operation of industrial parks.
2. An urban and service zone enclose housing, educational, training and research institutions; healthcare facilities; sports and culture centers and parks; commercial buildings; service centers and other structures.
3. An industrial – urban – service zone shall have the synchronous system of technical and social infrastructure facilities in order to ensure the effective and sustainable socio-economic development and environmental protection.
4. Investment incentives intended for industrial – urban – service zones shall stick to the following principles:
a) Investors in investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial – urban – service zones must keep independent accounts of expenses and revenues arising from production and business activities of functional zones thereof;
b) Functional zones may be given investment incentives regarding corporate income tax, customs duties, land rent exemption and relief, and other investment incentives as prescribed in relevant regulations on types of functional zones laid down in law on taxes, land and other relevant legislation;
c) Manufacturers and businesses in an industrial park of an industrial – urban – service zone shall be entitled to investment incentives intended for industrial parks under the provisions of this Decree and other regulatory provisions of relevant law. Manufacturers and businesses in other functional sections of an industrial – urban – service zone shall be entitled to investment incentives prescribed in law applied according to types of functional sections.
Article 34. Preconditions for investment in industrial – urban – service zones
1. Satisfy the respective preconditions for consideration of acceptance of the investment policy for investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks that are referred to in Article 9 and 10 herein.
2. The area intended for construction of an urban and service zone must conform to the following conditions:
a) Conform to the provincial or urban development planning scheme of the centrally-affiliated city and province where it will be located;
b) The dimensional measurement of that area can accommodate the needs concerning provision of public services and utilities of the industrial park and must not exceed one-third (1/3) of the dimensional size of that industrial park.
3. Investment projects attracted to the industrial park are not classified as Grade-I and Grade-II ones on the list of production, business and service sectors posing potential risk of environmental pollution under legislation on environmental protection.
Article 35. Processes and procedures for investment in industrial – urban – service zones
1. Processes and procedures for investment in a project on construction and business of infrastructure facilities of an industrial – urban – service zone shall be subject to legislation on investment and other regulatory provisions of relevant law.
2. In order to carry out separate investment projects on construction and business of infrastructure facilities of specific functional sections of an industrial – urban – service zone, the investor in each functional section must follow the processes and procedures the same as those for implementation of projects under law on investment and other regulatory provisions of relevant legislation.
3. The investor executing an investment projects on construction and business of infrastructure facilities of an industrial park of the industrial – urban – service zone already obtaining consent to the investment policy, the investment policy decision, the investment registration certificate, the investment certificate, the investment license or other equivalent under law on investment must be preferred as the investor designated to execute the investment project on development of the urban - service zone if they are rated as the one satisfying expertise and qualification requirements after completion of the pre-selection assessment of the investor.
4. After completing the investment procedures stated in the investment law and this Decree, construction and management of functional sections of an industrial – urban – service zone shall be subject to respective regulatory provisions related to specific functional sections.
Section 4. ECO-INDUSTRIAL PARKS
Article 36. Support policies for and cooperation on development of eco-industrial parks
1. Provincial People’s Committees shall issue the following policies:
a) Support for construction of new technical and social infrastructure facilities inside and outside the perimeter of the existing industrial park; renovation, upgradation, reconstruction and repair thereof, in order to build connection to enterprises inside the industrial park and assist them in development of the industrial symbiosis and transformation into the eco-industrial park;
b) Support for investment in construction of the new eco-industrial park and attraction of investments in the eco-industrial park;
c) Scientific, engineering, technology transfer assistance aimed at helping enterprises of the industrial park improve procedures for management and operation of their system, renovation of new manufacturing technologies in the expectation of reducing sources of pollution, recycling raw materials, input materials, water, energy, waste, scrap and effectively using resources.
2. Cooperation on construction of an eco-industrial park
a) Enterprises of the industrial park may cooperate with one another on the common use of technical, social infrastructure facilities, services, raw materials, input materials or other input factors for production purposes; reuse of raw materials, input materials, water, excess energy, waste and by-products of their own and other enterprises inside the industrial park with a view to reducing costs and improving performance and competitiveness;
b) Enterprises of the industrial park may cooperate with third parties to develop the industrial symbiosis. The third party may be an investor executing an investment project on construction and business of infrastructure facilities of the industrial park or any other enterprise that provides infrastructure facilities or services needed for development and implementation of the industrial symbiosis;
c) Participating parties shall arbitrarily agree on the form of cooperation and share interests and expenses under civil law.
3. The industrial park and economic zone authority can authorize a public service unit under its control or another appropriate unit to perform the functions of developing and providing resource efficiency and cleaner production information or data; can propose solutions and connections with enterprises to carry out the industrial symbiosis; can provide services assisting in transformation into an eco-industrial park or construction of the new one.
4. Agencies, organizations and investors may be encouraged to develop and provide resource efficiency and cleaner production information or data accessible to industrial parks in order to support enterprises of industrial parks and establish connections with them to carry out the industrial symbiosis.
5. Industrial park and economic zone authority shall lead and cooperate with relevant agencies in developing and providing resource efficiency and cleaner production information and data at localities in order to certify, monitor, supervise and measure performance of eco-industrial parks and eco-businesses; input fully-updated, timely and accurate relevant information into local systems for information about local industrial parks and economic zones, and the national system for information about industrial parks and economic zones.
Article 37. Criteria for identification of eco-industrial parks
1. An investor executing an investment project on construction and business of infrastructure facilities of an industrial park must satisfy the following criteria:
a) Comply with regulatory provisions of law on investment, law on enterprises, law on construction, law on land, law on environmental protection and law on labor within 03 years before the date of registration for certification of the eco-industrial park;
b) Provide all basic services needed to be in place at industrial parks under law, including essential basic amenities (e.g., electricity, water, information, fire prevention and control, wastewater treatment, others), relevant services and services intended to support enterprises inside industrial parks in carrying out the industrial symbiosis;
c) Formulate and carry out the mechanism for cooperation on input and output supervision related to use of ingredients, materials, water, energy, chemicals, waste and by-products at the industrial park; prepare the annual review report on results achieved during the process of efficient consumption of resources, cleaner production and supervision of emissions of the industrial park for submission to the industrial park and economic zone authority;
d) Every year, submit the report on conformance to regulations on environmental protection and social corporate responsibility to surrounding communities for submission to the industrial park and economic zone authority and publish it on websites of enterprises at the industrial park.
2. Enterprises operating at an industrial park must meet the following criteria:
a) Comply with regulatory provisions of law on investment, law on enterprises, law on construction, law on land, law on environmental protection and law on labor within 03 years before the date of registration for certification of the eco-industrial park;
b) Perform at least one industrial symbiosis in which participating enterprises at the industrial park must apply production and environment management system according to corresponding ISO (International Organization for Standardization) standards;
c) At least 20% of enterprises at the industrial park that apply resource efficiency and cleaner production solutions show their achievements in the efficient use of ingredients, materials, water, energy, chemicals, waste or by-products and reduction of environmental emissions.
3. The industrial park must meet the following criteria:
a) Total area of land intended for tree planting, traffic and development of public technical utilities and social infrastructure must account for at least 25% of that as expected according to the planning scheme for construction of industrial parks approved by the competent regulatory authority according to the national technical regulations for construction planning;
b) Solutions to providing dwellings, public services and utilities for employees working in the industrial parks must be available in use.
Article 38. Construction of new eco-industrial parks
1. The Government of Vietnam shall encourage investments in construction of new eco-industrial parks by taking such actions as formulating proper construction planning schemes and zoning plans, and shall plan to attract investment projects in the corresponding sectors and industries as a way to support the implementation of the industrial symbiosis.
2. An investment project on construction and business of infrastructure facilities of an eco-industrial park must satisfy the following requirements:
a) The investor executing an investment project on construction and business of infrastructure facilities of an eco-industrial park must register sectors and industries in which investments in the industrial park are permitted; must estimate emission levels specific to sectors and industries; must propose the industrial symbiosis plan, the plan for formulation and implementation of the mechanism for input and output supervision in the industrial park concerning the use of ingredients, materials, water, energy, chemicals, waste, by-products, and the social corporate responsibility plan towards the surrounding community in the dossier on that investment project; must make its commitment to meeting the criteria for identification of eco-industrial parks specified in Article 37 of this Decree within 08 years from the date on which the industrial park is established and the commitment schedule is clearly arranged;
b) It must be registered as an eco-industrial park in the competent authority’s investment policy decision or investment registration certificate under the regulatory provisions of law on investment. This will help in case of any examination, inspection or audit that may occur.
Article 39. Incentives granted to eco-industrial parks and eco-businesses
1. Investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks may be entitled to incentive policies specified in clause 1 of Article 32 herein.
2. Investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of eco-industrial parks and eco-businesses may be preferred to take out loans from Viet Nam Environment Protection Fund, Vietnam Development Bank, Small and Medium Enterprise Development Fund and other domestic and international funds and donators; to be granted green credit at credit institutions, foreign bank branches in Vietnam under law on environmental protection and other regulatory provisions of relevant legislation; to receive permission to issue green bonds under law on issuance of bonds, law on environmental protection to serve the purpose of building technical infrastructure facilities of eco-industrial parks, implementing cleaner production approaches, effectively using resources and industrial symbiosis.
3. Investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of eco-industrial parks and eco-businesses shall be given preference in participation in technical assistance and investment promotion programs hosted by state regulatory authorities.
4. Enterprises operating at eco-industrial parks shall be given preference in providing information related to the technology market and possibility of cooperating in effecting industrial symbioses within their scope of business.
5. Eco-industrial parks or eco-businesses shall be given incentives as provided in clause 1, 2, 3 and 4 of this Article and other regulatory provisions of relevant law from the date on which they are certified by the competent state authorities as eco-industrial parks or eco-businesses.
Article 40. Certification as eco-industrial parks or eco-businesses
1. Industrial parks that meet the criteria specified in Article 37 herein may be granted the Certificate of eco-industrial park by provincial People's Committees.
2. Eco-businesses at eco-industrial parks that participate in activities and meet the criteria specified in clause 2 of Article 37 herein may be granted the eco-business certificate by the Industrial Park and Economic Zone Authority.
3. Ministry of Planning and Investment shall provide instructions about the documents specified in clause 2 of Article 41, clause 2 of Article 42, clause 1 and 2 of Article 43 and the Certificate of eco-industrial park and the Certificate of eco-business.
Article 41. Application processes, procedures and documentation requirements for certification for eco-industrial parks
1. Investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks shall prepare 06 application packages for certification for eco-industrial parks for submission to industrial park and economic zone authorities.
2. Each application package shall consist of the followings:
a) Registration form for certification for an eco-industrial park;
b) Report on performance and investment attraction results of an industrial park;
c) Assessment and interpretation of capabilities of satisfying the criteria for identification of an eco-industrial park specified in Article 37 herein (enclosing relevant documents);
d) Other documents related to the industrial park (if any).
3. Within 03 working days of receipt of the sufficient application package, the industrial park and economic zone authority submits written documents on consultation with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Construction.
4. Within 15 working days of full receipt of the aforesaid consultation request documents, the consulted agency makes their comments on conformance to the criteria for identification of eco-industrial parks stated in Article 37 herein.
5. Within 40 working days of full receipt of the submitted documents, the industrial park and economic zone authority conducts the review of these submitted documents and makes their evaluation report on conformance to the criteria for identification of eco-industrial parks stated in Article 37 herein.
During the review process, the industrial park and economic zone authority can consult with authorized, assigned bodies or units or those meeting the conditions for provision of consultancy, assessment and certification services with respect to the efficient use of resources and cleaner production under law.
6. When obtaining satisfactory assessment results, the industrial park and economic zone authority reports to the provincial People’s Committee to grant the Certificate of eco-industrial park to the investor executing the investment project on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks.
7. Upon receipt of unsatisfactory assessment results, within 03 working days after such receipt, the industrial park or economic zone authority shall be responsible for notifying these results in writing to the applicant enterprise and giving clear explanations for such results.
Article 42. Application processes, procedures and documentation requirements for certification for eco-businesses
1. Each enterprise located at an eco-industrial park prepares 05 application packages for certification for the eco-business to the industrial park and economic zone authority.
2. Each application package shall consist of the followings:
a) Registration form for certification for an eco-business;
b) Report on performance of an enterprise entering in the eco-industrial park;
c) Assessment and interpretation of capabilities of satisfying the criteria for identification of an eco-business specified in clause 2 of Article 37 herein (enclosing relevant documents);
d) Other documents related to corporate environmental and social responsibility (if any).
3. Within 03 working days of receipt of the sufficient application package, the industrial park and economic zone authority files written consultation request documents to the Department of Natural Resources and Environment, the Department of Science and Technology, the Department of Industry and Trade, and the Department of Construction of the province where the applicant enterprise is operating.
4. Within 07 working days of full receipt of the submitted documents, the consulted agency makes their comments on conformance to the criteria for identification of eco-industrial parks stated in clause 2 of Article 37 herein.
5. Within 20 working days of full receipt of the submitted documents, the industrial park and economic zone authority conducts the review of these submitted documents and makes their assessment report on conformance to the criteria for identification of eco-businesses stated in clause 2 of Article 37 herein.
6. Upon receipt of the satisfactory assessment results, the industrial park and economic zone authority grants the Certificate of eco-business to the applicant enterprise.
7. Upon receipt of the unsatisfactory assessment results, within 03 working days after such receipt, the industrial park or economic zone authority shall be responsible for notifying these results in writing to the applicant enterprise and giving clear explanations for such results.
Article 43. Monitoring, supervision and evaluation of effectiveness in development of eco-industrial parks or eco-businesses
1. Every year, investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of eco-industrial parks prepare evaluation reports on their performance towards development of eco-industrial parks for submission to industrial park and economic zone authorities for their monitoring and supervision of the followings:
a) Progress, performance and maintenance of the efficient consumption of resources and cleaner production of enterprises entering industrial parks and achievements;
b) Progress and performance of industrial symbiosis, achievements and enterprises newly participating in the industrial symbiosis (if any);
c) Performance toward the efficient consumption of ingredients, materials, water, energy, chemicals and reduction in emissions of the industrial park.
2. Every year, eco-businesses shall prepare reports on progress, performance and maintenance of the efficient consumption of resources and cleaner production; progress and performance toward the industrial symbiosis; achievements from the efficient use of ingredients, materials, water, energy, chemicals and reduction in emissions for submission to investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks, and industrial park and economic zone authorities, for their monitoring and supervision purposes.
3. Results of the monitoring, supervision and evaluation of effectiveness in development of eco-industrial parks and eco-businesses serve as the precondition for provincial People's Committees, and industrial park and economic zone authorities, to consider re-issuing, revoking or invalidating the Certificate of eco-industrial park or the Certificate of eco-business.
4. Measuring the economic, social and environmental effectiveness of eco-industrial parks and eco-businesses shall be based on data and information obtained from the national system of information about industrial parks and economic zones as per clause 3 of Article 47 herein.
Article 44. Annulment and withdrawal of Certificates of eco-industrial parks or eco-businesses
1. The Certificate of eco-industrial park or the Certificate of eco-business shall be annulled and withdrawn in one of the following cases:
a) The eco-industrial park or eco-business holding such Certificate violates regulatory provisions on investment, construction, land, environment and relevant legislation on industrial parks and enterprises at industrial parks;
b) Based on monitoring or supervisory opinions of the industrial park and economic zone authority, it is concluded that the eco-industrial park or the eco-business fails to meet the criteria for identification of eco-industrial parks or eco-businesses referred to in Article 37 herein;
c) The annulment of the Certificate of eco-industrial park or the Certificate of eco-business may occur as requested in writing by the investor executing the investment project on construction and business of infrastructure facilities of eco-industrial parks or eco-businesses.
2. Competent state authorities issuing the Certificate of eco-industrial park or the Certificate of eco-business shall send the written notification of the annulment and withdrawal of the Certificate of eco-industrial park or the Certificate of eco-business falling into the cases specified in clause 1 of this Article to the investor executing the investment project on construction and business of infrastructure facilities of the industrial park or enterprise that has already been certified and relevant agencies.
Article 45. Renewal of certification of eco-industrial parks or eco-businesses
1. The Certificate of eco-industrial park or the Certificate of eco-business may be renewed after five years if the industrial park and enterprise applying for such renewal continues to meet the criteria for identification of eco-industrial parks and eco-businesses specified in Article 37 herein.
2. Application package for renewal of the certificate of eco-industrial park or eco-business shall be subject to clause 2 of Article 41 and clause 2 of Article 42 herein, respectively.
3. Provincial People’s Committees shall grant the renewed certificate of eco-industrial park according to application package for renewal of the eco-industrial park; the annual supervisory and assessment report of progress in development of the eco-industrial park and conformance to the criteria for identification of the eco-industrial park at the time of approval of grant of the renewed certificate without needing to conduct any survey on opinions from other relevant agencies specified in clause 3 of Article 41 herein.
Renewal procedures shall be subject to regulatory provisions of clause 5 and 6 of Article 41 herein.
4. The industrial park and economic zone authority may grant the renewal of the eco-industrial park according to the application package for renewal of the eco-industrial park, the annual supervisory and assessment report on performance of the eco-business and compliance of the eco-business with the criteria for identification of eco-businesses at the time of grant of the renewed certificate without needing to consult with the relevant agencies referred to in clause 3 of Article 41 herein.
Renewal procedures shall be subject to regulatory provisions of clause 5 and 6 of Article 42 herein.
NATIONAL INDUSTRIAL PARK AND ECONOMIC ZONE INFORMATION SYSTEM
Article 46. Requirements concerning the national industrial park and economic zone information system (hereinafter referred to as national system)
When collecting, updating, processing, sending, receiving, storing, preserving, controlling, managing, utilizing and publishing information and data of the national system, the following requirements must be satisfied:
1. Accuracy, adequacy, opportuneness, rationality and succession.
2. Consistency, capability of connecting and exchanging data with other relevant systems.
3. Regular update; long-term storage and management.
4. Application of information technology; systematic management, enhanced accessibility; timely availability of data for direction, instruction and state management of the Government, competent state authority and on-time satisfaction of needs of agencies, organizations and individuals for information regarding industrial parks and economic zones.
5. Public announcement and protection for rights of agencies, organizations and individuals to have access to information for the prescribed purposes.
6. Compliance with law on protection of state secrets and intellectual property.
Article 47. Building of the national system
1. The national system must be built to ensure the centralized and consistent one under the regulations of the Ministry of Planning and Investment that helps online connection between relevant agencies and organizations in order to serve the purposes of state management and provision of information about industrial parks and economic zones.
2. Information and data available on the national system serve as those made available in the digital form and connected to the national investment information system.
3. Information and data available on the national system are classified into:
a) Economic data and information helping to measure the effectiveness in attraction of investments and land use of industrial parks and economic zones; contribution of industrial parks and economic zones to the socio-economic development, state budget and other equivalents;
b) Social data and information helping assess the handling of issues related to employment, housing, public utilities and amenities for workers at industrial parks and economic zones;
c) Environmental data and information helping assess the environmental treatment and protection; efficient use of resources, cleaner production and industrial symbiosis;
d) Other documents related to industrial parks and economic zones.
Article 48. Expenses incurred from the national system
1. Expenses incurred from building, upgrading, maintaining, managing and operating the national system shall be covered by recurrent expenditures; capital investment expenditures; ODA funding; foreign donors’ soft loans; private-sector capital contributions and other legitimate funds prescribed in law on state budget, law on public investment and other regulatory provisions of relevant law.
2. Costs and expenses incurred from administering and collecting data and information, inputting updated online data and information into the national system shall be covered by recurrent expenditures under law on state budget and other legitimate funds.
3. On an annual basis, relevant state regulatory authorities shall make the estimate of the state budget expenditures on activities specified in clause 1 and 2 of this Article for submission to same-level financial authorities in order for them to finalize the budget plan under the regulatory provisions regarding state budget.
Article 49. Responsibilities of the Ministry of Planning and Investment
Issue regulations on requirements concerning data and information to be input into the national system; provide instructions on how to collect, update, process, send, receive, store, control, manage, utilize and publish data and information available on the national system under the regulatory provisions of clause 3 of Article 47 herein.
Article 50. Responsibilities of provincial People’s Committees
1. Regularly update, permanently store and manage data and information available on the national system under their authority; connect, share and provide data and information falling within their remit in order to ensure that they are available on the national system in accordance with regulations.
2. Ensure accuracy in terms of contents of data and information available on the national system under their authority to provide, update and manage them.
3. Ensure safety and cybersecurity for the authorized admin account of the national system.
4. Cooperate with the Ministry of Planning and Investment in ensuring safety, connecting, sharing and exporting data and information available on the national system.
5. Direct the industrial park and economic zone authority to take charge of and cooperate with relevant agencies and organizations in performing the following tasks:
a) Take charge of collecting, updating, processing, sending, receiving, storing, controlling, managing, utilizing and publishing data and information about local industrial parks and economic zones through the national system in order to ensure conformance to the requirements set out in Article 46 herein and the instructions of the Ministry of Planning and Investment under Article 49 herein.
b) Require the investors executing the investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks and functional sections of economic zones and the investors executing the investment projects at industrial parks and economic zones to carry out the periodic reports on their performance towards completion of investment projects in accordance with law on investment, law on enterprises and other regulatory provisions of relevant legislation;
c) Take charge of collecting and updating information about local industrial parks and economic zones according to the instructions of the Ministry of Planning and Investment when setting up the national system.
STATE MANAGEMENT OF INDUSTRIAL PARKS AND ECONOMIC ZONES
Article 51. State management duties toward industrial parks and economic zones
1. Formulate and direct the implementation of policies and guidelines for construction of industrial parks and economic zones included in regional planning schemes and plans for development of the network of industrial parks and economic zones included in provincial planning schemes.
2. Promulgate, guide, disseminate and implement policies, law, technical regulations and standards related to establishment, investment, construction planning, construction, land, environmental protection, fire prevention and control, development and management of industrial parks and economic zones; build and administer the national system; promote investments in industrial parks and economic zones.
3. Issue, adjust and revoke the investment registration certificate, the decision on investment policy, the enterprise registration certificate, licenses, permits and the like; implement regulatory formalities and supporting services related to investment, production and business activities of investors, organizations and individuals at industrial parks and economic zones.
4. Organize the apparatus, professional training and mentoring courses for State management agencies in charge of industrial parks and economic zones.
5. Ensure international cooperation on development of industrial parks and economic zones; provide instructions, support for and conduct assessment of effectiveness in investment; examine, inspect, supervise and handle complaints and denunciations; grant rewards; handle violations and address issues arising from development of industrial parks and economic zones.
Article 52. Authority and responsibilities for industrial parks and economic zones
1. The Government shall exercise the unified State management of industrial parks and economic zones nationwide by assigning specific tasks and delegating powers to specific ministries, miniterial-level central authorities, provincial People’s Committees and industrial park or economic zone authorities under the regulatory provisions of this Decree; direct the formulation and implementation of proposals for development of industrial parks and economic zones in regional planning schemes, and plans for development of industrial parks and economic zones in provincial planning schemes; and promulgating regulatory policies and legal normative documents regarding industrial parks and economic zones.
2. The Prime Minister shall have the following powers and responsibilities:
a) Direct ministries, central authorities, provincial People's Committees and industrial park and economic zone authorities to implement regulatory provisions and policies regarding industrial parks and economic zones;
b) Approve investment policies for investment projects under his authority; decide establishment, expansion and resizing of boundaries of economic zones; approve and adjust master plans for construction of economic zones;
c) Direct the handling and settlement of issues and problems arising in the process of investing in, establishing, operating and managing industrial parks and economic zones which fall beyond the jurisdiction of ministries and central authorities, provincial People's Committees and industrial parks and economic zone authorities.
3. Ministries, central authorities, provincial People’s Committees shall, within their respective jurisdiction, have the following responsibilities:
a) Practice the sectoral and administrative management of industrial parks and economic zones;
b) Provide instructions and regulations on and take charge of management hierarchy and decentralization of authority so that, when being assigned or authorized, industrial park and economic zone authorities can perform several tasks under their authority and authority delegated to specific state agencies in charge of business lines, enterprises, construction, labor, industry, commerce, natural resources and environment, science and technology, tourism or other sectors or industries specified herein and other regulatory provisions of relevant legislation.
This regulation shall be applied, depending on working requirements, competence, conditions and developments of industrial parks and economic zones in provinces and centrally-affiliated cities;
c) They shall, under their respective authority, examine, inspect, supervise performance and handle violations of industrial park and economic zone authorities carrying out assigned duties and delegated powers specified in this Decree and other regulatory provisions of relevant law; examine, inspect, supervise and handle violations arising from compliance with regulatory provisions of this Decree and other regulations of relevant law of investors executing investment projects at industrial parks and economic zones, and investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks and functional sections of economic zones.
Article 53. State management authority and responsibilities of the Ministry of Planning and Investment
1. Take charge of assisting the Government in performing the uniform State management of industrial parks and economic zones.
2. Take charge of and cooperate with Ministries; central authorities; provincial People's Committees; industrial park and economic zone authorities; and other relevant agencies on:
a) Formulating legislative normative documents and regulatory policies on management and development of industrial parks and economic zones for submission to competent regulatory authorities to seek their approval decisions to promulgate them, or promulgate them under their delegated authority;
b) Providing instructions about construction of eco-industrial parks, supporting industrial parks, specialized industrial parks, hi-tech industrial parks and industrial - urban - service zones;
c) Conducting the review of application packages for approval of investment policies for investment projects under the authority to approve investment policies of the National Assembly or the Prime Minister in accordance with law on investment; investment projects on infrastructure facilities of publicly-funded industrial parks under the authority to decide investment policies of the Prime Minister as per regulatory provisions on public investment;
d) Formulating and implementing national plans and programs for promotion of investments in industrial parks and economic zones;
dd) Setting up and managing the national industrial park and economic zone information system; issue periodical report forms or charts; provide information on industrial parks and economic zones for relevant Governmental agencies; providing instructions on designing data and information used for assessment of socio-economic efficiency and effectiveness of industrial parks and economic zones;
e) Compiling the list of key economic zones for submission to the Prime Minister for his approval over periods of time;
g) Providing relevant instructions and professional training or mentoring courses for industrial park and economic zone authorities;
h) Making review reports on socio-economic efficiency and effectiveness of industrial parks and economic zones.
3. Take charge of and cooperate with the Ministry of Finance, relevant Ministries and central authorities on developing the mechanism for mobilization of funds for investment in development of infrastructure facilities of industrial parks and economic zones; proposing state budget expenditures on capital development and other legitimate funds to be spent on investment in construction of infrastructure of industrial parks or functional sections of economic zones having particular attributes and playing significant roles in developing economic sectors, industries, technical and social utilities and amenities at key economic zones under law on public investment, law on state budget and other regulatory provisions of relevant law.
4. Cooperate with the Ministry of Construction; the Ministry of Natural Resources and Environment; the Ministry of National Defense; the Ministry of Industry and Trade; the Ministry of Home Affairs; the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs; and other relevant ministries and central authorities on providing instructions for management hierarchy and decentralization of authority for industrial park and economic zone authorities.
5. Preside over and cooperate with the Ministry of Home Affairs in providing guidance on implementation of assigned duties, for industrial park and economic zone authorities.
Article 54. Authority and responsibilities of the Ministry of Home Affairs
Assess the proposal for establishment or reorganization of industrial park or economic zone authorities, and submit it to the Prime Minister for his consideration and decision.
Article 55. Authority and responsibilities of the Ministry of Finance
Provide guidance on implementation of regulatory provisions laid down in clause 4 of Article 22 herein.
Article 56. Authority and responsibilities of the Ministry of Construction
1. Promulgate regulations guiding industrial park and economic zone authorities to perform the State management of planning for construction of industrial parks, economic zones, and construction of technical infrastructure facilities, and construction works at industrial parks and economic zones; build and develop housing, public services and utilities for workers at industrial parks and economic zones; perform tasks of urban management and development at industrial – urban – service zones and economic zones.
2. Conduct the review of tasks and general planning schemes for construction of economic zones before submission to the Prime Minister to seek his approval under law on construction.
Article 57. Authority and responsibilities of the Ministry of Industry and Trade
1. Perform the State management over industry, import and export activities and commercial activities taking place at industrial parks and economic zones; direct and orient the development of industries at industrial parks and economic zones according to approved orientations and strategies for regional and national industrial development.
2. Authorize industrial park and economic zone authorities to grant the certificate of origin of goods produced at industrial parks or economic zones when they fully satisfy authorization conditions.
3. Provide guidance on grant of permits and papers of equivalent value to trading of goods under the specialized management of the Ministry of Industry and Trade.
4. Provide instructions for purchase and sale of goods, and activities directly related to the purchase and sale of goods for foreign-invested economic organizations and foreign investors located at industrial parks and economic zones.
Article 58. Authority and responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment
1. Formulate legal normative documents, technical regulations, engineering instructions, technical regulations on environment related to environmental protection at industrial parks and economic zones as per regulatory provisions on environmental protection.
2. Provide instructions about treatment, recycling and reuse of waste, scrap and by-products at eco-industrial parks under law on environmental protection.
3. Provide instructions for and carry out the management hierarchy and decentralization of authority as specified in point d of clause 3 of Article 68 herein on the basis of considering the requests of provincial People's Committees and assess the competence of each industrial park and economic zone authority.
Article 59. Authority and responsibilities of the Ministry of Science and Technology
Guide industrial park and economic zone authorities to perform the State management over science and technology affairs at industrial parks and economic zones.
Article 60. Authority and responsibilities of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
1. Provide guidance on management hierarchy and decentralization of authority over labor-related issues for industrial park and economic zone authorities according to point c of clause 3 of Article 68 in this Decree and other regulatory provisions of relevant law.
2. Provide industrial park and economic zone authorities with instructions on performance of tasks specified in point dd of clause 2 of Article 68 herein.
Article 61. Authority and responsibilities of the Ministry of Public Security
1. Exercise the state management over public security, order, fire prevention and control at industrial parks and economic zones; entry, exit, transit and stay of foreigners inside industrial parks and economic zones.
2. Cooperate with ministries, central authorities and provincial People’s Committees in exercising the state management over the combined practice of security and socio-economic development.
Article 62. Authority and responsibilities of the Ministry of National Defence
1. Cooperate with ministries, central authorities and provincial People’s Committees in exercising the state management over the combined practice of national defence and socio-economic development.
2. Collaborate with the Ministry of Public Security, relevant agencies and provincial People's Committees in providing instructions for implementation of and implementing regulatory provisions on entry, exit, transit and stay of foreigners inside industrial parks and economic zones.
3. Command agencies and units under the Ministry of National Defence to control and inspect entry, exit, transit, stay, certification of temporary stay and handling of violations of persons and transport equipment entering, exiting ad operating at bordergate economic zones and sea border checkpoints of economic zones under law.
Article 63. Authority and responsibilities of the Ministry of Culture, Sports and Tourism
1. Guide industrial park and economic zone authorities to perform the tasks of state management of tourism activities at economic zones.
2. Guide industrial park and economic zone authorities to grant, re-grant, revise, supplement and renew licenses for establishment of representative offices or branches at economic zones with regard to foreign tourist agencies.
Article 64. Authority and responsibilities of the Government Inspectorate
Take charge of and cooperate with concerned ministries and central authorities on providing instructions about inspection and settlement of complaints, denunciations, prevention and control of corruption arising in industrial parks and economic zones under the regulatory provisions of law.
Article 65. Authority and responsibilities of other ministries and central authorities
In addition to duties and authority specified in Article 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62, 63 and 64 herein, ministries and central authorities shall have authority and responsibilities towards sectors and industries of industrial parks and economic zones as follows:
1. Give written comments on investment projects falling under the authority to grant the decision on investment policy of the National Assembly, the Prime Minister and those in the investment sectors subject to regulatory conditions, and other investment projects implemented at industrial parks or economic zones in accordance with law on investment and other regulatory provisions of relevant law.
2. Provide instructions about reuse of waste, scrap, water abundant energy available at eco-industrial parks under their respective regulatory authority.
Article 66. Authority and responsibilities of provincial People’s Committees
1. Preside over formulation and direct implementation of plans for development of the network of industrial parks and economic zones located at provinces and centrally-affiliated cities.
2. Take charge of formulating and revising master planning requirements and proposals for development of economic zones; formulating and approving master planning requirements and proposals for construction and zoning of construction sites; planning requirements and proposals for front-end adjustments to these planning proposals with respect to industrial parks and functional sections of economic zones; deciding to use state budget funds as investment funds or grants for investment in technical infrastructure inside and outside the perimeter of industrial parks and economic zones.
3. Direct the implementation of investment procedures for investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks and functional sections of economic zones when industrial park and economic zone authorities have not yet been established under law on investment.
4. Promulgate legally-accepted specific preferential and incentive policies applied to recruitment and hiring of local, well qualified and skilled workers; provide vocational training support for workers working at industrial parks and economic zones; impose regulatory conditions and criteria upon enterprises and investors given land lease or sub-lease priority according to the regulatory provisions laid down in clause 4 of Article 9 herein.
5. Ensure that each planning scheme must include land reserved for construction of resettlement, housing areas, public service and utility facilities for workers in industrial parks and economic zones; invest in offer grants for investment in the construction of housing, resettlement quarters, socio-technical infrastructure facilities in accordance with the provisions of law; offer investment, trade and tourism promotion support; offer grants spent on compensation and ground clearance in order to speed up the process of investment and development of industrial parks and economic zones.
6. Direct the appropriation of land and water surface, payment of compensation, site clearance and resettlement, and implement procedures for leasing or assigning land in industrial parks or economic zones under law on land and other relevant regulatory provisions.
7. Direct relevant organizations to prepare investment plans and organize the construction of technical and social infrastructure facilities outside the perimeter of industrial parks or functional sections of economic zones, such as roads, power supply systems, water supply and drainage systems, communications systems and technical connectors connected with infrastructure facilities inside the perimeter of industrial parks, economic zones inside economic zones; dwelling houses, cultural, sports facilities, medical facilities, educational establishments and other public works to meet the needs for development of industrial parks and economic zones.
8. Assume the prime responsibility for preparing plans and providing funds for investment or support for investment in technical infrastructure systems inside the perimeter of industrial parks, and socio-technical infrastructure systems of economic zones according to the regulatory provisions of law on public investment, state budget and regulatory provisions of this Decree.
9. Issue and supervise implementation of the Regulations on cooperation between industrial park and economic zone authorities and agencies under provincial People's Committees; provide instructions and regulations on decentralizing and delegating authority to industrial park and economic zone authorities to perform several duties relevant to the sectors specified herein.
10. Direct the implementation of the planning and regulations on construction, labor, environmental protection, fire and explosion prevention and control, public security and order in industrial parks and economic zones.
11. Set up and cooperate in setting up local vocational training institutions to meet the labor demands of industrial parks and economic zones.
12. Take charge of and cooperate with competent state authorities in performing the tasks of examining, inspecting and supervising the settlement of issues or problems arising in the course of development of industrial parks and economic zones in accordance with law; as for issues and matters beyond their competence, cooperate with ministries and central authorities in settling them or submitting them to the Prime Minister for his consideration and decision.
13. Formulate proposals for establishment or reorganization of industrial park and economic zone authorities so as to ensure that each province or centrally-affiliated city has an industrial park or economic zone authority, except otherwise prescribed in particular regulations; grant decisions on appointment of personnel holding the posts of the Head and Deputy Head(s) of the industrial park and economic zone authority.
14. Ensure financial, personnel and other necessary preconditions for industrial park and economic zone authorities in line with the progress towards development of industrial parks and economic zones; provide funding for administrative and public non-business activities and capital investment funds to industrial park and economic zone authorities according to the regulatory provisions of law on state budget; approve plans and allocate funds and organize investment, trade and tourism promotion activities for development of industrial parks and economic zones.
15. Direct local specialized or functional agencies in charge of trade, finance, customs, banking, police and other relevant authorities to appoint representatives having full competence in settling related matters at each industrial zone and economic zone where necessary.
16. Implement other duties and powers regarding industrial parks and economic zones under the provisions of this Decree and other regulatory provisions.
FUNCTIONS, DUTIES, POWERS AND ORGANIZATION STRUCTURE OF INDUSTRIAL PARK, EXPORT PROCESSING ZONE AND ECONOMIC ZONE AUTHORITIES
Article 67. Functions of an industrial park, export processing zone and economic zone authority
1. Industrial park, export processing zone and economic zone authorities are agencies affiliated to the provincial People's Committees, which performs the functions of direct State management over industrial parks and economic zones located in provinces or centrally-affiliated cities in accordance with this Decree and other relevant legislation; which manages and organizes the provision of public administrative services and other supporting services related to investment, production and business activities for enterprises at industrial parks and economic zones.
In this Decree, they are collectively referred to as industrial park and economic zone authorities, unless otherwise prescribed by particular regulations applied to economic zone authorities.
2. Industrial park and economic zone authorities shall be incorporated under the Prime Minister’s establishment decision and subject to the direction and management of the provincial People's Committees over organization, personnel, working plans, schedules and operating costs and expenses; shall be commanded, instructed and supervised in professional aspects by ministries and central authorities with respect to related sectors and industries; shall assume responsibility for closely cooperating with specialized agencies controlled by the provincial People's Committees in managing industrial parks and economic zones; shall act as functional agencies under the provincial People’s Committees when being assigned or authorized; shall implement the tasks and powers as specialized agencies under the provincial People’s Committees in accordance with the regulatory provisions of this Decree and other relevant law.
3. Each industrial park and economic zone authority has legal personality, its own account and stamp on which the national emblem is inscribed; shall be operated by using annual public non-business budgets and capital investment funds of the state budget and other funding sources under regulations adopted by competent state agencies.
4. Industrial park and economic zone authorities shall perform duties and authority assigned by the state regulatory authorities specified herein and other regulatory provisions of relevant law.
Article 68. Duties and powers of industrial park and economic zone authorities
1. Comment on, propose and seek consent of ministries, central authorities and provincial People’s Committee to and implement the followings:
a) Discuss with ministries, central authorities and provincial People's Committees on drafting legal normative documents, policies and plans for development of systems related to industrial parks and economic zones;
b) Assume the prime responsibility for, and cooperate with the concerned agencies in, formulating the Regulations on cooperation with specialized agencies under the provincial People's Committees or concerned agencies in carrying out their assigned tasks and powers according to the intracorporate or intercorporate one-stop shop mechanism, and submit them to the provincial People's Committees to seek their approval;
c) Preside over and cooperate with relevant agencies and organizations in formulating master construction planning requirements and proposals; zoning schemes for construction of industrial parks; planning requirements and proposals serving as front-end adjustments to these planning proposals and submit them to the provincial People's Committees;
d) Formulate programs and plans for promotion of investment in development of industrial parks and economic zones, and submit them to the provincial People's Committees to seek their approval;
dd) Assemble and measure demands for employees working in industrial parks and economic zones, and cooperate with competent state agencies in supplying personnel to enterprises of industrial parks and economic zones;
e) Prepare annual estimates of budgets, non-business expenditures, capital investment capital and other funding sources (if any) of industrial park or economic zone authorities for submission to competent state agencies to seek their approval in accordance with law on state budget, law on public investment and other relevant legislation;
g) Cooperate with relevant agencies on appraising technologies to be applied in investment projects, assessing technological knowledge and qualification; examining and controlling technologies and technology transfers in investment projects, researches on development and application of technologies of enterprises.
2. Each industrial park and economic zone authority shall perform the following tasks:
a) Manage, propagate, provide instructions on, inspect and supervise the implementation of regulations and plans for development of systems, construction planning schemes and plans related to industrial parks and economic zones that have already been approved by competent state agencies;
b) Perform the tasks of investment registration agencies and authorities for industrial parks, export processing zones, hi-tech industrial parks and economic zones under the regulatory provisions on investment with respect to investment projects inside industrial parks and economic zones under the control of industrial park and economic zone authorities; supervise and assess attraction of investments in specific types of supporting industrial parks, specialized industrial parks, hi-tech industrial parks and eco-industrial parks according to sectors and industries permitted for receipt of investments that are registered as per point a of clause 3 of Article 32 and point a of clause 2 of Article 38 herein; supervise and evaluate implementation of the regulations laid down in clause 5 of Article 8, clause 3 of Article 9 and point c of clause 2 of Article 27 herein;
c) Conduct the project evaluation, design and prepare estimates of costs of projects and construction works inside the perimeter of industrial parks and economic zones; examine types of construction works falling within their remit and perform other duties of construction authorities in accordance with law on construction with respect to the projects and construction works located within industrial parks and economic zones;
d) Grant, re-grant, revise, renew and revoke representative office establishment licenses and close representative offices of foreign organizations and traders whose offices are located at industrial parks or economic zones in accordance with law on trade;
dd) Issue, reissue, renew and revoke work permits of foreign workers and confirm that foreign workers are not eligible to receive work permits to work at industrial parks and economic zones.
Perform several tasks and powers of labor agencies under the provincial People’s Committees with regard to workers at industrial parks and economic zones, including taking steps in registering labor regulations; reporting on labor use; receiving reports on hiring of foreign workers, reports on labor changes via the national public service portal; receiving and handling application dossiers for effecting contracts for placement of apprentices working at enterprises, sending of employees abroad in less than 90 days for enterprises within industrial parks and economic zones; receiving reports on employee sublease, vocational skill training and mentoring results; issuing notification of cases of overtime work from more than 300 hours to 300 hours each year of enterprises at industrial parks and economic zones;
e) Assume responsibilities for environmental protection assigned to industrial park, export-processing zone and hi-tech park authorities as prescribed in law on environmental protection;
g) Handle registration for price and fee brackets for use of infrastructure of investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks or functional sections of economic zones;
h) Inspect, supervise and assess fulfillment of the investment objectives stated in decisions on approval of investment policies, investment registration certificates, the progress of capital contribution and implementation of investment projects; implementation of commitments with respect to projects given investment incentives and compliance with law on construction, labor, wages and social insurance for employees, protection of legal rights and interests of employees and employers, assurance of occupational safety and hygiene, fire prevention and control, maintenance of public security and order, and environmental protection, with respect to investment projects at industrial parks and economic zones;
i) Cooperate with police units, other competent agencies in inspecting maintenance of public security and order, fire and explosion prevention and control, environmental protection, formulating and proposing measures to maintain public security, order, and organizing security and fire emergency response forces in industrial parks and economic zones;
k) Settle issues, problems and difficulties of investors in industrial parks or economic zones, and recommend the Prime Minister, concerned ministries, central authorities and provincial People's Committees to deal with issues beyond their competence;
l) Receive statistical reports and financial statements of enterprises operating within industrial parks and economic zones; evaluate socio-economic efficiency of investments in industrial parks and economic zones; directly manage and operate industrial park and economic zone information systems;
m) Cooperate with the Ministry of Planning and Investment in establishing and managing the national system of information about industrial parks and economic zones under their jurisdiction;
n) Submit quarterly and annual reports to the Ministry of Planning and Investment and provincial People's Committees on the development and progress of construction and development of industrial parks and economic zones; handling of applications for, issuance, adjustment and revocation of investment registration certificates, decisions on approval of investment policies; operation of investment projects; fulfillment of obligations to the state; implementation of the regulatory provisions of labor legislation and measures to protect the environment at industrial parks and economic zones;
o) Provide support and information in order for enterprises at industrial parks and economic zones to affiliate and cooperate with each other to effect industrial symbiosis, measures for cleaner production and transformation into eco-industrial parks;
p) Hold contests for enterprises at industrial parks and economic zones and gives them awards;
q) Examine and settle complaints and denunciations; prevent and combat acts of corruption, extravagance and misconduct; sanction such acts within their competence or petition competent authorities to sanction administrative violations arising in industrial parks and industrial zones under jurisdiction of industrial park and economic zone authorities; cooperate with competent state agencies in performing inspection and examination tasks in accordance with law;
r) Perform tasks under the provisions of law and regulations of the provincial People's Committee on management of assigned finances, assets and budget allocations; collect and manage use of fees and charges; conduct scientific researches, apply scientific and technological advances; cooperate with domestic and foreign organizations and individuals in the fields related to investment in construction and development of industrial parks and economic zones; steer the organizational apparatus, personnel structure, manage public officials, staff members, and provide staff of industrial park and economic zone authorities with professional training and coaching courses;
s) Play their role as agencies in charge of offering provincial People’s Committees counsels to help them formulate plans, manage and assist in transformation and development of new models of industrial parks and economic zones;
t) Implement other duties and authority under the regulatory provisions of this Decree, other relevant legislation, and those assigned by provincial People’s Committees.
3. Ministries, central authorities, provincial People’s Committees and competent state authorities shall assign duties and delegate authority to industrial park and economic zone authorities to perform the following tasks:
a) Issue certificates of origin for goods produced at industrial parks or economic zones, and other licenses, permits or certificates;
b) Make partial adjustments to the approved planning schemes for construction of industrial parks and functional sections of economic zones; approve detailed planning requirements and proposals for development of investment projects at industrial parks or functional sectors of economic zones subject to the requirement for formulation of detailed planning schemes for construction under law on construction; issue, revise, renew, re-issue, withdrawal and revoke construction permits of construction projects or works subject to the requirement for holding construction permits according to the regulatory provisions of law on construction; perform the task of management of quality of investment projects and works located at industrial parks and economic zones;
c) Receive reports on forced resignation en bloc of staff; explanatory reports of enterprises located within industrial parks and economic zones on the demands for foreign workers holding specific positions that Vietnamese workers cannot take up;
d) Conduct the review and approve results of review of environmental impact assessment reports; issue, replace, adjust, re-issue and withdraw environmental licenses and permits of investment projects at industrial parks and economic zones.
4. Industrial park and economic zone authorities shall act as agencies in charge of managing investments in local industrial parks and economic zones. When performing professional tasks at industrial parks or economic zones, Ministries, central authorities and local authorities shall cooperate on and conduct surveys on opinions from industrial park and economic zone authorities with the intention of ensuring the uniform state management of industrial parks and economic zones, avoidance of overlapping situation and facilitation for enterprises’ operations as per law.
Article 69. Duties and powers of economic zone authorities
In addition to the tasks and powers of industrial park and economic zone authorities prescribed in Article 68 of this Decree, economic zone authorities shall have the following duties and powers:
1. Prepare reports and deliver these reports to provincial People’s Committees for submission to competent authorities to seek their approval of:
a) Proposals for expansion and resizing of boundaries of economic zones;
b) Formulation and modification of master planning requirements and proposals for construction of economic zones;
c) Schemes for issuance of local government bonds; approaches for mobilization of other funds for investment in development of important technical and social infrastructure systems within economic zones.
2. Formulate and submit the followings to ministries, central authorities and provincial People’s Committees for their approval and carry out:
a) Working with relevant agencies and organizations in formulating and adjusting planning schemes and plans for use of land at economic zones;
b) Formulating zoning requirements and proposals for functional sections of economic zones, planning requirements and proposals for front-end adjustments of these planning proposals to the approved master planning proposals for construction of economic zones and submitting them to seek consent from provincial People’s Committees;
c) Annual and five-year plans for development of economic zones which are submitted to the provincial People's Committees and competent state agencies for their approval;
d) List of investment projects, annual and five-year developmental budget plans submitted to competent state agencies for their approval or grant of discretionary approval within their jurisdiction;
dd) Formulating brackets of prices, fees and charges applied in economic zones for submission to competent authorities for their approval as per law.
3. Economic zone authorities shall direct or implement the following duties:
a) Grant, re-grant, revise, supplement and renew the license for establishment of representative offices or branches in economic zones with respect to foreign tourist agencies in accordance with law and instructions provided or authority delegated by ministries, central authorities and provincial People’s Committees;
b) Hire domestic and foreign consultants rendering investment promotion and investment strategy consultancy services for construction and development of economic zones;
c) Make decisions on investment in publicly-funded group-B and group-C projects at industrial parks and economic zones under authority delegated by the Presidents of provincial People's Committees; manage ODA funds and foreign soft loans at industrial parks and economic zones under authority delegated by provincial People’s Committees;
d) Propose the list of projects, undertake selection of investors, sign contracts with investors under law and authority delegated by provincial People's Committees;
dd) Manage and use sources of investment capital for development of economic zones under their delegated authority; manage investment, construction and bidding for investment projects funded by the State budget’s capital investment funds at economic zones under their delegated authority; manage and undertake collection and spending of administrative and non-business revenues and expenditures, target programs and other capital sources authorized under the regulatory provisions of law;
e) Assume the prime responsibility for, and cooperate with concerned agencies in, repair and maintenance of technical and social infrastructure systems, public utility and service facilities funded by the state budget at economic zones;
g) Perform environmental protection duties of economic zone authorities under law on environmental protection;
h) Effectively manage and use specialized land and water surfaces that they have been assigned after completion of compensation and site clearance according to right purposes and master planning schemes for construction of economic zones, zoning schemes for construction of functional sections, land-use planning schemes and plans already approved by competent authorities;
i) Determine land use levies, rents and water surface rents applied to investors who are assigned or leased land by the State to implement investment projects inside economic zones; determine compensation for site clearance to be deducted from land use levies and land rents in accordance with law on collection of land use levies, land rents and water surface rents at economic zones;
k) Cooperate with organizations in charge of compensation and site clearance on dealing with issues related to compensation, support and resettlement; re-allocate land with or without land use levies, lease land to tenants wishing to use land in functional sections of economic zones and perform other tasks of management of land at economic zones in accordance with law on land;
l) Cooperate with local authorities and concerned agencies in ensuring operation of economic zones conforms to construction planning schemes and plans for development of economic zones already approved by competent state agencies, and other relevant regulations.
Article 70. Organizational apparatus and personnel structures of industrial park and economic zone authorities
1. Each industrial park and economic zone authority must be composed of the Head and no more than 03 Vice Heads; and its assistant staff.
The Head is appointed or dismissed by President of provincial People's Committee. Vice Heads are appointed or dismissed by President of provincial People's Committee upon the Head’s request.
2. The Head shall be responsible for administering all activities of the industrial park and economic zone authority, and shall be held responsible to the provincial People's Committee, President of provincial People’s Committee and before law for performance of the industrial park or economic zone.
3. Organization structure of the industrial park and economic zone authority shall be composed of: assistant staff (i.e., administrative, professional divisions and representatives of the industrial park and economic zone authority); affiliated non-business units performing public and social tasks, investment or business support services for enterprises of the industrial park or economic zone and other organizations suitable to the developmental context of the industrial park and economic zone; the tasks and powers of specific types of the industrial park or economic zone authority shall be subject to regulations on instructions of competent regulatory authorities and regulations of relevant legislation.
4. Setting out the assistant staff must conform to the following conditions and criteria:
a) Multi-disciplinary or multi-sectoral management divisions must be established; there must be clear processes for management of activities assigned to these divisions, and managed objects that are clearly identified and fall within the remit of the industrial park and economic zone authority;
b) Depending on workload, there is the requirement that each division of the industrial park and economic zone authority in Hanoi and Ho Chi Minh city must be staffed by at least 07 persons; each division of the industrial park and economic zone authority in the grade-I province must be staffed by at least 06 persons; each division of the industrial park and economic zone authority in the grade-II or grade-III province must be staffed by at least 05 persons;
c) Each division of the industrial park and economic zone authority in Hanoi and Ho Chi Minh city staffed by fewer than 10 persons; the industrial park and economic zone authority in the grade-I province staffed by fewer than 09 persons; the industrial park and economic zone authority in the grade-II or grade-III province staff by fewer than 08 persons must have one Vice Head;
d) Each division of the industrial park and economic zone authority in Hanoi and Ho Chi Minh city staffed by 10 – 14 persons; the industrial park and economic zone authority in the grade-I province staffed by 09 – 14 persons; the industrial park and economic zone authority in the grade-II or grade-III province staff by 08 – 14 persons must have no more than 02 Vice Heads;
dd) The number of vice heads of the Office of the industrial park and economic zone authority, and the Representative Office at an industrial park, shall be the same as that of a professional and specialized division.
5. The establishment of departments, divisions and other constituent organizations that are not public service units (hereinafter referred to as departments) under the control of the employment service center shall conform to the Government's regulations on establishment, reorganization and dissolution of public service units. The number of public servants and employees working for public non-business units who are members of an industrial park and economic zone authority shall be determined according to working positions associated with their functions, tasks and range of activity, and shall be equal or less than the number of public servants and employees working for administrative agencies, organizations and non-business units of provinces and centrally-affiliated cities and which is assigned or approved by competent authorities.
Article 71. Supplements to the Government's Decree No. 31/2021/ND-CP dated March 26, 2021, elaborating and providing guidance on implementation of a number of Articles of the Law on Investment as follows:
Adding clause 1a underneath clause 1 to Article 131 as follows:
“1a. Appendix II and III hereto shall take effect as from January 1, 2021”.
Article 72. Supplements to the Government’s Decree No. 152/2020/ND-CP dated December 30, 2020, regarding foreign employees working in Vietnam, recruitment and management of Vietnamese employees working for foreign entities and persons in Vietnam as follows:
Adding clause 6a underneath clause 6 to Article 30 as follows:
“6a. For employees working at industrial parks and economic zones, industrial park and economic zone authorities shall perform the following duties:
a) Issue, reissue, renew and revoke work permits of foreign workers at industrial parks and economic zones, and confirm that they are not eligible to receive work permits;
b) Complete procedures for registration for internal labor rules and regulations;
c) Receive annual reports on performance of training and coaching courses aimed at improving occupational skills and qualifications;
d) Receive notification of overtime work for more than 200 - 300 hours each year from enterprises".
Article 73. Amendments and supplements to the Government's Decree No. 145/2020/ND-CP dated December 14, 2020, elaborating and providing guidance on implementation of the Labor Code in terms of labor conditions and relations:
1. Amending and supplementing clause 2 of Article 4 as follows:
“Periodically, on a six-month (by June 5) and annual (by December 12) basis, employers shall update the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs on employee changes via the National Service Portal according to the Form No. 01/PLI of Appendix I hereto and notify these changes to the social insurance agency of the district where their main offices, branches or representative offices are located. Where any employer cannot give updates on employee changes via the National Service Portal, a paper report must be sent by using the Form No. 01/PLI of Appendix I hereto to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs and such changes must be informed to the social insurance agency of the district where its main office, branch or representative office is located. If there are any changes in employees working at industrial parks and economic zones, employers shall be required to report on such changes to Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs, social insurance agencies of the districts where their main offices or branches are located, and industrial park and economic zone authorities, for monitoring purposes.
Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs shall be responsible for consolidating employee changes if employers send paper reports aimed at providing fully updated information by using the Form No. 02/PLI of Appendix I hereto”.
2. Amending and supplementing clause 2 of Article 31 as follows:
“Periodically, on a six-year and annual basis, preparing performance reports on employee sublease by using the Form No. 09/PLIII to Appendix III hereto, sending them to Presidents of provincial People’s Committees, Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs, and industrial park and economic zone authorities of the places where employers’ main offices are located; report to Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs, and industrial park and economic zone authorities of the places where enterprises render their employee sublease services on performance of employee sublease at these places in cases where subleasing enterprises move to other provinces. 6-month reports must be sent by June 20 while annual reports must be sent by December 20”.
Article 74. Grandfather clause
1. Industrial parks and economic zones which have already completed investment, establishment and transformation procedures required by relevant law before the effective date of this Decree shall not be required to further implement any other procedures as prescribed herein.
2. If matters prescribed herein have already been subject to the instructions given by ministries and central authorities or the regulations of other relevant legal normative documents on investment, enterprises, construction, labor, industry, commerce, natural resources and environment, science and technology, tourism and taxes, issuance of written documents providing instructions about implementation of this Decree shall not be required, except in case of the instructions given in written instructional documents that are not conformable to regulations laid down in this Decree.
3. Where regional and provincial planning schemes have not yet been decided or approved under the Law on Planning, the following actions shall be taken:
a) Revision and supplementation of the planning schemes for development of industrial parks and economic zones shall be continued under the regulatory provisions of the Resolution No. 751/2019/UBTVQH14 dated August 16, 2019 of the National Assembly’s Standing Committee on explanations about several Articles of the Law on Planning, and clause 11 of Article 2; Article 3; clause 1 of Article 4; Article 5; Article 6; Article 7; Article 8; Article 9; Article 10; clause 1 and 2 of Article 11; Article 14; clause 1 of Article 15; Article 16; Article 17; Article 18 of the Government’s Decree No. 82/2018/ND-CP dated May 22, 2018, regulating management of industrial parks and economic zones;
b) Assessment of conformity of investment projects on construction and business of infrastructure of industrial parks and expanded industrial parks with the regional and provincial planning schemes shall be subject to the Government’s Decree, elaborating and providing guidance on implementation of a number of Articles of the Law on Investment.
4. If investment projects on construction and business of infrastructure of industrial parks of which valid dossiers are received by the effective date of this Decree have not yet obtained decisions on investment policies, approval of investment policies and investment registration certificates (for those eligible for investment registration certificates), the following actions shall be taken:
a) Competent regulatory authorities shall continue to comply with the regulations of the Government’s Decree No. 82/2018/ND-CP dated May 22, 2018, prescribing management of industrial parks and economic zones, in order to consider and decide investment policies, approval of investment policies or investment registration certificates, except the cases where investors make requests for implementation as per this Decree;
b) Competent regulatory authorities may continue to use previously reviewed opinions and matters for preparation of evaluation reports, grant of investment policies, approval of investment policies and investment registration certificates;
c) Any industrial park covering an area of more than 500 ha shall comply with the regulations laid down in point a and b of this clause and the regulations laid down in clause 4 and 5 of Article 8; point a of clause 2 and 3 of Article 9 herein.
5. Industrial parks that obtain approval of investment policies, decisions on investment policies, investment registration certificates, investment certificates, investment permits or other equivalents from competent authorities in accordance with law on investment by the effective date of this Decree are recognized as established under relevant law from the date of grant of approval of investment policies, decisions on investment policies, investment registration certificates, investment certificates, investment permits or other equivalents.
If industrial parks subject to the requirement for completion of the establishment procedures under the Government’s Decree No. 82/2018/ND-CP dated May 22, 2018, prescribing management of industrial parks and economic zones have not completed these establishment procedures, they shall be exempted from such requirement.
1. This Decree shall enter into force as of July 15, 2022.
2. The Government’s Decree No. 82/2018/ND-CP dated May 22, 2018, prescribing the management of industrial parks and economic zones, shall be abolished from the effective date of this Decree, except for the cases specified in point a of clause 3 and clause 4 of Article 74 herein.
Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Presidents of People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces, Heads of industrial park, export processing zone and economic zone authority, and organizations and individuals concerned, shall be responsible for implementing this Decree./.
|
FOR GOVERNMENT |