Chương VII Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế
Số hiệu: | 35/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 28/05/2022 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2022 |
Ngày công báo: | 10/06/2022 | Số công báo: | Từ số 397 đến số 398 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện chuyển đổi KCN sang phát triển khu đô thị - dịch vụ
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Theo đó, quy định 05 điều kiện để khu công nghiệp được chuyển đổi sang phát triển khu đô thị - dịch vụ gồm:
- Phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Khu công nghiệp nằm trong khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc Trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh;
- Thời gian hoạt động từ ngày khu công nghiệp được thành lập đến thời điểm xem xét chuyển đổi tối thiểu là 15 năm hoặc một nửa thời hạn hoạt động của khu công nghiệp;
- Có sự đồng thuận của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và trên 2/3 số doanh nghiệp trong khu công nghiệp tại khu vực dự kiến chuyển đổi. Trừ các trường hợp sau:
+ Dự án đầu tư đã hết thời hạn hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư;
+ Dự án đầu tư không đủ điều kiện gia hạn cho thuê lại đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về dân sự;
+ Dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc diện buộc phải di dời theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Có hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường.
Xem chi tiết tại Nghị định 35/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2022 và thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
1. Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế là cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan; quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Tại Nghị định này gọi chung là Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, trừ trường hợp có quy định riêng đối với Ban quản lý khu kinh tế.
2. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; chịu sự chỉ đạo và quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công tác và kinh phí hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan; có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; làm nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được phân cấp, ủy quyền; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế có tư cách pháp nhân; tài khoản và con dấu mang hình quốc huy; kinh phí quản lý hành chính nhà nước, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển do ngân sách nhà nước cấp theo kế hoạch hằng năm và nguồn kinh phí khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Tham gia ý kiến, xây dựng và trình các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện các công việc sau đây:
a) Tham gia ý kiến với các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, phương án phát triển hệ thống có liên quan đến khu công nghiệp, khu kinh tế;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc các cơ quan có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể các quy hoạch này, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
d) Xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
đ) Tổng hợp, đánh giá nhu cầu sử dụng lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
e) Dự toán ngân sách, kinh phí hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển hằng năm và nguồn kinh phí khác (nếu có) của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đầu tư công và quy định khác của pháp luật có liên quan;
g) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định công nghệ của dự án đầu tư, đánh giá trình độ và năng lực công nghệ của doanh nghiệp; kiểm tra, kiểm soát công nghệ và chuyển giao công nghệ trong dự án đầu tư, hoạt động nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp.
2. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Quản lý, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định, phương án phát triển hệ thống, quy hoạch xây dựng, kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp, khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan đăng ký đầu tư, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc thẩm quyền của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; giám sát, đánh giá việc thu hút đầu tư vào từng loại hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp sinh thái theo các ngành, nghề thu hút đầu tư đã đăng ký quy định tại điểm a khoản 3 Điều 32 và điểm a khoản 2 Điều 38 của Nghị định này; giám sát, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 8, khoản 3 Điều 9 và điểm c khoản 2 Điều 27 của Nghị định này;
c) Thực hiện thẩm định dự án và thiết kế, dự toán xây dựng đối với dự án, công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu kinh tế; kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý và thực hiện các nhiệm vụ khác của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng đối với dự án, công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
d) Cấp, cấp lại, điều chỉnh, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện và chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện của tổ chức, thương nhân nước ngoài đặt trụ sở tại khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định của pháp luật về thương mại;
đ) Cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi Giấy phép lao động và xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, bao gồm: tổ chức thực hiện đăng ký nội quy lao động; báo cáo tình hình sử dụng lao động; tiếp nhận báo cáo tình hình sử dụng người lao động nước ngoài, báo cáo tình hình thay đổi lao động qua Cổng dịch vụ công quốc gia; tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký thực hiện hợp đồng nhận lao động thực tập của doanh nghiệp, hoạt động đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài dưới 90 ngày cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế; nhận báo cáo về việc cho thuê lại lao động, kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề hằng năm; thông báo tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
e) Thực hiện trách nhiệm về bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
g) Tiếp nhận đăng ký khung giá và các loại phí sử dụng hạ tầng của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế;
h) Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện mục tiêu đầu tư quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư; việc thực hiện các điều khoản cam kết đối với các dự án được hưởng ưu đãi đầu tư và việc chấp hành quy định của pháp luật về xây dựng, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội đối với người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, an ninh, trật tự, bảo vệ môi trường đối với các dự án tại khu công nghiệp, khu kinh tế;
i) Phối hợp với các đơn vị công an và các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền khác trong việc kiểm tra công tác giữ gìn an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, xây dựng và đề xuất những biện pháp thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự, tổ chức lực lượng bảo vệ, lực lượng phòng cháy, chữa cháy trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
k) Giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư tại khu công nghiệp, khu kinh tế và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền;
l) Nhận báo cáo thống kê, báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế; đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của khu công nghiệp, khu kinh tế; trực tiếp quản lý và vận hành hệ thống thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế;
m) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng và quản lý hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế thuộc thẩm quyền quản lý;
n) Báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình: xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; tiếp nhận, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư; hoạt động của dự án đầu tư; thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật về lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
o) Hỗ trợ, cung cấp thông tin để các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế liên kết, hợp tác với nhau thực hiện cộng sinh công nghiệp, các biện pháp sản xuất sạch hơn, chuyển đổi thành khu công nghiệp sinh thái;
p) Tổ chức phong trào thi đua và khen thưởng cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
q) Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong khu công nghiệp, khu kinh tế trên các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước trực tiếp của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế; phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật;
r) Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý tài chính, tài sản, ngân sách được giao; thu và quản lý sử dụng các loại phí, lệ phí; nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực có liên quan đến đầu tư xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức và đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế;
s) Thực hiện nhiệm vụ đầu mối tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, quản lý, hỗ trợ chuyển đổi, phát triển loại hình khu công nghiệp, khu kinh tế mới;
t) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định này, quy định khác của pháp luật có liên quan và do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Cấp các loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa sản xuất tại khu công nghiệp, khu kinh tế và các giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận khác trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
b) Điều chỉnh cục bộ quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, các khu chức năng trong khu kinh tế đã được phê duyệt; phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế thuộc diện phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại, thu hồi, hủy Giấy phép xây dựng đối với dự án, công trình xây dựng phải có Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng; thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình đối với dự án, công trình xây dựng trong khu công nghiệp, khu kinh tế;
c) Nhận báo cáo về việc cho thôi việc nhiều người lao động; tiếp nhận báo cáo giải trình của doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế về nhu cầu sử dụng người nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người Việt Nam chưa đáp ứng được;
d) Tổ chức, thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
4. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế là cơ quan đầu mối quản lý hoạt động đầu tư trong các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương khi triển khai các nhiệm vụ chuyên môn tại các khu công nghiệp, khu kinh tế có trách nhiệm phối hợp và lấy ý kiến tham gia của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, đảm bảo cho hoạt động quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế thống nhất, tránh chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật.
Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế quy định tại Điều 68 của Nghị định này, Ban quản lý khu kinh tế còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Tổ chức lập, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:
a) Đề án mở rộng, điều chỉnh ranh giới khu kinh tế;
b) Lập, điều chỉnh nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế;
c) Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương; phương án huy động các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội quan trọng trong khu kinh tế.
2. Xây dựng và trình các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện:
a) Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong khu kinh tế;
b) Lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng trong khu kinh tế, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể quy hoạch này phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế đã được phê duyệt, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;
c) Kế hoạch hằng năm và 5 năm về phát triển khu kinh tế trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Danh mục các dự án đầu tư và kế hoạch vốn đầu tư phát triển hằng năm và 5 năm trình cơ quan nhà nước nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc tự phê duyệt theo thẩm quyền;
đ) Xây dựng các khung giá và mức phí, lệ phí áp dụng tại khu kinh tế trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật.
3. Ban quản lý khu kinh tế chỉ đạo hoặc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:
a) Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung và gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh trong khu kinh tế đối với doanh nghiệp du lịch nước ngoài theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn hoặc ủy quyền của các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Thuê tư vấn trong nước, tư vấn nước ngoài thực hiện dịch vụ tư vấn xúc tiến đầu tư, tư vấn chiến lược đầu tư xây dựng và phát triển khu kinh tế;
c) Quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn đầu tư công tại khu công nghiệp, khu kinh tế theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quản lý vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài tại khu công nghiệp, khu kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
d) Đề xuất danh mục dự án, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, ký hợp đồng với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật và ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
đ) Quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển khu kinh tế thuộc thẩm quyền; quản lý đầu tư, xây dựng, đấu thầu đối với các dự án đầu tư bằng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước tại khu kinh tế thuộc thẩm quyền; quản lý và thực hiện việc thu, chi hành chính, sự nghiệp, các chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác được giao theo quy định của pháp luật;
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng hệ thống công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng được đầu tư từ ngân sách nhà nước trong khu kinh tế;
g) Thực hiện trách nhiệm về bảo vệ môi trường của Ban quản lý khu kinh tế theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
h) Quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ đất, mặt nước chuyên dùng đã được giao sau khi đã hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng theo đúng mục đích sử dụng và phù hợp với quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
i) Xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước đối với nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trong khu kinh tế; xác định tiền bồi thường giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước trong khu kinh tế;
k) Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao lại đất có thu tiền sử dụng đất, giao lại đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cho người có nhu cầu sử dụng đất trong các khu chức năng của khu kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý đất đai trong khu kinh tế theo quy định của pháp luật về đất đai;
l) Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan bảo đảm hoạt động trong khu kinh tế phù hợp quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển khu kinh tế đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định có liên quan.
1. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế gồm Trưởng ban, không quá 03 Phó Trưởng ban; bộ máy giúp việc.
Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm. Phó Trưởng ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.
2. Trưởng ban có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và pháp luật về hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế.
3. Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế bao gồm: bộ máy giúp việc (Văn phòng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đại diện Ban quản lý tại khu công nghiệp, khu kinh tế); các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện nhiệm vụ công ích, công cộng, dịch vụ hỗ trợ đầu tư, kinh doanh cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế và các tổ chức khác phù hợp với tình hình phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế và nhiệm vụ, quyền hạn của từng loại Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế theo quy định hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quy định của pháp luật.
4. Việc thành lập bộ máy giúp việc phải bảo đảm phù hợp với các điều kiện, tiêu chí sau đây:
a) Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; các ngành, lĩnh vực công tác do phòng phụ trách phải có quy trình quản lý hoặc đối tượng quản lý rõ ràng, phù hợp với nhiệm vụ quyền hạn của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế;
b) Khối lượng công việc yêu cầu bố trí tối thiểu từ 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại II và loại III;
c) Được bố trí 01 Phó Trưởng phòng đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có dưới 10 biên chế công chức, phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại I có dưới 09 biên chế công chức và phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại II và loại III có dưới 08 biên chế công chức;
d) Được bố trí không quá 02 Phó Trưởng phòng đối với phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có từ 10 đến 14 biên chế công chức, phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại I có từ 09 đến 14 biên chế công chức và phòng thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế của cấp tỉnh loại II và loại III có từ 08 đến 14 biên chế công chức;
đ) Số lượng cấp phó của Văn phòng Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế, Văn phòng đại diện tại khu công nghiệp thực hiện như đối với phòng chuyên môn, nghiệp vụ.
5. Việc thành lập, tổ chức bộ máy của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Biên chế công chức và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng số biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt.
FUNCTIONS, DUTIES, POWERS AND ORGANIZATION STRUCTURE OF INDUSTRIAL PARK, EXPORT PROCESSING ZONE AND ECONOMIC ZONE AUTHORITIES
Article 67. Functions of an industrial park, export processing zone and economic zone authority
1. Industrial park, export processing zone and economic zone authorities are agencies affiliated to the provincial People's Committees, which performs the functions of direct State management over industrial parks and economic zones located in provinces or centrally-affiliated cities in accordance with this Decree and other relevant legislation; which manages and organizes the provision of public administrative services and other supporting services related to investment, production and business activities for enterprises at industrial parks and economic zones.
In this Decree, they are collectively referred to as industrial park and economic zone authorities, unless otherwise prescribed by particular regulations applied to economic zone authorities.
2. Industrial park and economic zone authorities shall be incorporated under the Prime Minister’s establishment decision and subject to the direction and management of the provincial People's Committees over organization, personnel, working plans, schedules and operating costs and expenses; shall be commanded, instructed and supervised in professional aspects by ministries and central authorities with respect to related sectors and industries; shall assume responsibility for closely cooperating with specialized agencies controlled by the provincial People's Committees in managing industrial parks and economic zones; shall act as functional agencies under the provincial People’s Committees when being assigned or authorized; shall implement the tasks and powers as specialized agencies under the provincial People’s Committees in accordance with the regulatory provisions of this Decree and other relevant law.
3. Each industrial park and economic zone authority has legal personality, its own account and stamp on which the national emblem is inscribed; shall be operated by using annual public non-business budgets and capital investment funds of the state budget and other funding sources under regulations adopted by competent state agencies.
4. Industrial park and economic zone authorities shall perform duties and authority assigned by the state regulatory authorities specified herein and other regulatory provisions of relevant law.
Article 68. Duties and powers of industrial park and economic zone authorities
1. Comment on, propose and seek consent of ministries, central authorities and provincial People’s Committee to and implement the followings:
a) Discuss with ministries, central authorities and provincial People's Committees on drafting legal normative documents, policies and plans for development of systems related to industrial parks and economic zones;
b) Assume the prime responsibility for, and cooperate with the concerned agencies in, formulating the Regulations on cooperation with specialized agencies under the provincial People's Committees or concerned agencies in carrying out their assigned tasks and powers according to the intracorporate or intercorporate one-stop shop mechanism, and submit them to the provincial People's Committees to seek their approval;
c) Preside over and cooperate with relevant agencies and organizations in formulating master construction planning requirements and proposals; zoning schemes for construction of industrial parks; planning requirements and proposals serving as front-end adjustments to these planning proposals and submit them to the provincial People's Committees;
d) Formulate programs and plans for promotion of investment in development of industrial parks and economic zones, and submit them to the provincial People's Committees to seek their approval;
dd) Assemble and measure demands for employees working in industrial parks and economic zones, and cooperate with competent state agencies in supplying personnel to enterprises of industrial parks and economic zones;
e) Prepare annual estimates of budgets, non-business expenditures, capital investment capital and other funding sources (if any) of industrial park or economic zone authorities for submission to competent state agencies to seek their approval in accordance with law on state budget, law on public investment and other relevant legislation;
g) Cooperate with relevant agencies on appraising technologies to be applied in investment projects, assessing technological knowledge and qualification; examining and controlling technologies and technology transfers in investment projects, researches on development and application of technologies of enterprises.
2. Each industrial park and economic zone authority shall perform the following tasks:
a) Manage, propagate, provide instructions on, inspect and supervise the implementation of regulations and plans for development of systems, construction planning schemes and plans related to industrial parks and economic zones that have already been approved by competent state agencies;
b) Perform the tasks of investment registration agencies and authorities for industrial parks, export processing zones, hi-tech industrial parks and economic zones under the regulatory provisions on investment with respect to investment projects inside industrial parks and economic zones under the control of industrial park and economic zone authorities; supervise and assess attraction of investments in specific types of supporting industrial parks, specialized industrial parks, hi-tech industrial parks and eco-industrial parks according to sectors and industries permitted for receipt of investments that are registered as per point a of clause 3 of Article 32 and point a of clause 2 of Article 38 herein; supervise and evaluate implementation of the regulations laid down in clause 5 of Article 8, clause 3 of Article 9 and point c of clause 2 of Article 27 herein;
c) Conduct the project evaluation, design and prepare estimates of costs of projects and construction works inside the perimeter of industrial parks and economic zones; examine types of construction works falling within their remit and perform other duties of construction authorities in accordance with law on construction with respect to the projects and construction works located within industrial parks and economic zones;
d) Grant, re-grant, revise, renew and revoke representative office establishment licenses and close representative offices of foreign organizations and traders whose offices are located at industrial parks or economic zones in accordance with law on trade;
dd) Issue, reissue, renew and revoke work permits of foreign workers and confirm that foreign workers are not eligible to receive work permits to work at industrial parks and economic zones.
Perform several tasks and powers of labor agencies under the provincial People’s Committees with regard to workers at industrial parks and economic zones, including taking steps in registering labor regulations; reporting on labor use; receiving reports on hiring of foreign workers, reports on labor changes via the national public service portal; receiving and handling application dossiers for effecting contracts for placement of apprentices working at enterprises, sending of employees abroad in less than 90 days for enterprises within industrial parks and economic zones; receiving reports on employee sublease, vocational skill training and mentoring results; issuing notification of cases of overtime work from more than 300 hours to 300 hours each year of enterprises at industrial parks and economic zones;
e) Assume responsibilities for environmental protection assigned to industrial park, export-processing zone and hi-tech park authorities as prescribed in law on environmental protection;
g) Handle registration for price and fee brackets for use of infrastructure of investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks or functional sections of economic zones;
h) Inspect, supervise and assess fulfillment of the investment objectives stated in decisions on approval of investment policies, investment registration certificates, the progress of capital contribution and implementation of investment projects; implementation of commitments with respect to projects given investment incentives and compliance with law on construction, labor, wages and social insurance for employees, protection of legal rights and interests of employees and employers, assurance of occupational safety and hygiene, fire prevention and control, maintenance of public security and order, and environmental protection, with respect to investment projects at industrial parks and economic zones;
i) Cooperate with police units, other competent agencies in inspecting maintenance of public security and order, fire and explosion prevention and control, environmental protection, formulating and proposing measures to maintain public security, order, and organizing security and fire emergency response forces in industrial parks and economic zones;
k) Settle issues, problems and difficulties of investors in industrial parks or economic zones, and recommend the Prime Minister, concerned ministries, central authorities and provincial People's Committees to deal with issues beyond their competence;
l) Receive statistical reports and financial statements of enterprises operating within industrial parks and economic zones; evaluate socio-economic efficiency of investments in industrial parks and economic zones; directly manage and operate industrial park and economic zone information systems;
m) Cooperate with the Ministry of Planning and Investment in establishing and managing the national system of information about industrial parks and economic zones under their jurisdiction;
n) Submit quarterly and annual reports to the Ministry of Planning and Investment and provincial People's Committees on the development and progress of construction and development of industrial parks and economic zones; handling of applications for, issuance, adjustment and revocation of investment registration certificates, decisions on approval of investment policies; operation of investment projects; fulfillment of obligations to the state; implementation of the regulatory provisions of labor legislation and measures to protect the environment at industrial parks and economic zones;
o) Provide support and information in order for enterprises at industrial parks and economic zones to affiliate and cooperate with each other to effect industrial symbiosis, measures for cleaner production and transformation into eco-industrial parks;
p) Hold contests for enterprises at industrial parks and economic zones and gives them awards;
q) Examine and settle complaints and denunciations; prevent and combat acts of corruption, extravagance and misconduct; sanction such acts within their competence or petition competent authorities to sanction administrative violations arising in industrial parks and industrial zones under jurisdiction of industrial park and economic zone authorities; cooperate with competent state agencies in performing inspection and examination tasks in accordance with law;
r) Perform tasks under the provisions of law and regulations of the provincial People's Committee on management of assigned finances, assets and budget allocations; collect and manage use of fees and charges; conduct scientific researches, apply scientific and technological advances; cooperate with domestic and foreign organizations and individuals in the fields related to investment in construction and development of industrial parks and economic zones; steer the organizational apparatus, personnel structure, manage public officials, staff members, and provide staff of industrial park and economic zone authorities with professional training and coaching courses;
s) Play their role as agencies in charge of offering provincial People’s Committees counsels to help them formulate plans, manage and assist in transformation and development of new models of industrial parks and economic zones;
t) Implement other duties and authority under the regulatory provisions of this Decree, other relevant legislation, and those assigned by provincial People’s Committees.
3. Ministries, central authorities, provincial People’s Committees and competent state authorities shall assign duties and delegate authority to industrial park and economic zone authorities to perform the following tasks:
a) Issue certificates of origin for goods produced at industrial parks or economic zones, and other licenses, permits or certificates;
b) Make partial adjustments to the approved planning schemes for construction of industrial parks and functional sections of economic zones; approve detailed planning requirements and proposals for development of investment projects at industrial parks or functional sectors of economic zones subject to the requirement for formulation of detailed planning schemes for construction under law on construction; issue, revise, renew, re-issue, withdrawal and revoke construction permits of construction projects or works subject to the requirement for holding construction permits according to the regulatory provisions of law on construction; perform the task of management of quality of investment projects and works located at industrial parks and economic zones;
c) Receive reports on forced resignation en bloc of staff; explanatory reports of enterprises located within industrial parks and economic zones on the demands for foreign workers holding specific positions that Vietnamese workers cannot take up;
d) Conduct the review and approve results of review of environmental impact assessment reports; issue, replace, adjust, re-issue and withdraw environmental licenses and permits of investment projects at industrial parks and economic zones.
4. Industrial park and economic zone authorities shall act as agencies in charge of managing investments in local industrial parks and economic zones. When performing professional tasks at industrial parks or economic zones, Ministries, central authorities and local authorities shall cooperate on and conduct surveys on opinions from industrial park and economic zone authorities with the intention of ensuring the uniform state management of industrial parks and economic zones, avoidance of overlapping situation and facilitation for enterprises’ operations as per law.
Article 69. Duties and powers of economic zone authorities
In addition to the tasks and powers of industrial park and economic zone authorities prescribed in Article 68 of this Decree, economic zone authorities shall have the following duties and powers:
1. Prepare reports and deliver these reports to provincial People’s Committees for submission to competent authorities to seek their approval of:
a) Proposals for expansion and resizing of boundaries of economic zones;
b) Formulation and modification of master planning requirements and proposals for construction of economic zones;
c) Schemes for issuance of local government bonds; approaches for mobilization of other funds for investment in development of important technical and social infrastructure systems within economic zones.
2. Formulate and submit the followings to ministries, central authorities and provincial People’s Committees for their approval and carry out:
a) Working with relevant agencies and organizations in formulating and adjusting planning schemes and plans for use of land at economic zones;
b) Formulating zoning requirements and proposals for functional sections of economic zones, planning requirements and proposals for front-end adjustments of these planning proposals to the approved master planning proposals for construction of economic zones and submitting them to seek consent from provincial People’s Committees;
c) Annual and five-year plans for development of economic zones which are submitted to the provincial People's Committees and competent state agencies for their approval;
d) List of investment projects, annual and five-year developmental budget plans submitted to competent state agencies for their approval or grant of discretionary approval within their jurisdiction;
dd) Formulating brackets of prices, fees and charges applied in economic zones for submission to competent authorities for their approval as per law.
3. Economic zone authorities shall direct or implement the following duties:
a) Grant, re-grant, revise, supplement and renew the license for establishment of representative offices or branches in economic zones with respect to foreign tourist agencies in accordance with law and instructions provided or authority delegated by ministries, central authorities and provincial People’s Committees;
b) Hire domestic and foreign consultants rendering investment promotion and investment strategy consultancy services for construction and development of economic zones;
c) Make decisions on investment in publicly-funded group-B and group-C projects at industrial parks and economic zones under authority delegated by the Presidents of provincial People's Committees; manage ODA funds and foreign soft loans at industrial parks and economic zones under authority delegated by provincial People’s Committees;
d) Propose the list of projects, undertake selection of investors, sign contracts with investors under law and authority delegated by provincial People's Committees;
dd) Manage and use sources of investment capital for development of economic zones under their delegated authority; manage investment, construction and bidding for investment projects funded by the State budget’s capital investment funds at economic zones under their delegated authority; manage and undertake collection and spending of administrative and non-business revenues and expenditures, target programs and other capital sources authorized under the regulatory provisions of law;
e) Assume the prime responsibility for, and cooperate with concerned agencies in, repair and maintenance of technical and social infrastructure systems, public utility and service facilities funded by the state budget at economic zones;
g) Perform environmental protection duties of economic zone authorities under law on environmental protection;
h) Effectively manage and use specialized land and water surfaces that they have been assigned after completion of compensation and site clearance according to right purposes and master planning schemes for construction of economic zones, zoning schemes for construction of functional sections, land-use planning schemes and plans already approved by competent authorities;
i) Determine land use levies, rents and water surface rents applied to investors who are assigned or leased land by the State to implement investment projects inside economic zones; determine compensation for site clearance to be deducted from land use levies and land rents in accordance with law on collection of land use levies, land rents and water surface rents at economic zones;
k) Cooperate with organizations in charge of compensation and site clearance on dealing with issues related to compensation, support and resettlement; re-allocate land with or without land use levies, lease land to tenants wishing to use land in functional sections of economic zones and perform other tasks of management of land at economic zones in accordance with law on land;
l) Cooperate with local authorities and concerned agencies in ensuring operation of economic zones conforms to construction planning schemes and plans for development of economic zones already approved by competent state agencies, and other relevant regulations.
Article 70. Organizational apparatus and personnel structures of industrial park and economic zone authorities
1. Each industrial park and economic zone authority must be composed of the Head and no more than 03 Vice Heads; and its assistant staff.
The Head is appointed or dismissed by President of provincial People's Committee. Vice Heads are appointed or dismissed by President of provincial People's Committee upon the Head’s request.
2. The Head shall be responsible for administering all activities of the industrial park and economic zone authority, and shall be held responsible to the provincial People's Committee, President of provincial People’s Committee and before law for performance of the industrial park or economic zone.
3. Organization structure of the industrial park and economic zone authority shall be composed of: assistant staff (i.e., administrative, professional divisions and representatives of the industrial park and economic zone authority); affiliated non-business units performing public and social tasks, investment or business support services for enterprises of the industrial park or economic zone and other organizations suitable to the developmental context of the industrial park and economic zone; the tasks and powers of specific types of the industrial park or economic zone authority shall be subject to regulations on instructions of competent regulatory authorities and regulations of relevant legislation.
4. Setting out the assistant staff must conform to the following conditions and criteria:
a) Multi-disciplinary or multi-sectoral management divisions must be established; there must be clear processes for management of activities assigned to these divisions, and managed objects that are clearly identified and fall within the remit of the industrial park and economic zone authority;
b) Depending on workload, there is the requirement that each division of the industrial park and economic zone authority in Hanoi and Ho Chi Minh city must be staffed by at least 07 persons; each division of the industrial park and economic zone authority in the grade-I province must be staffed by at least 06 persons; each division of the industrial park and economic zone authority in the grade-II or grade-III province must be staffed by at least 05 persons;
c) Each division of the industrial park and economic zone authority in Hanoi and Ho Chi Minh city staffed by fewer than 10 persons; the industrial park and economic zone authority in the grade-I province staffed by fewer than 09 persons; the industrial park and economic zone authority in the grade-II or grade-III province staff by fewer than 08 persons must have one Vice Head;
d) Each division of the industrial park and economic zone authority in Hanoi and Ho Chi Minh city staffed by 10 – 14 persons; the industrial park and economic zone authority in the grade-I province staffed by 09 – 14 persons; the industrial park and economic zone authority in the grade-II or grade-III province staff by 08 – 14 persons must have no more than 02 Vice Heads;
dd) The number of vice heads of the Office of the industrial park and economic zone authority, and the Representative Office at an industrial park, shall be the same as that of a professional and specialized division.
5. The establishment of departments, divisions and other constituent organizations that are not public service units (hereinafter referred to as departments) under the control of the employment service center shall conform to the Government's regulations on establishment, reorganization and dissolution of public service units. The number of public servants and employees working for public non-business units who are members of an industrial park and economic zone authority shall be determined according to working positions associated with their functions, tasks and range of activity, and shall be equal or less than the number of public servants and employees working for administrative agencies, organizations and non-business units of provinces and centrally-affiliated cities and which is assigned or approved by competent authorities.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực