Chương IV Nghị định 35/2022/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế: Một số loại hình khu công nghiệp và khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ
Số hiệu: | 35/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 28/05/2022 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2022 |
Ngày công báo: | 10/06/2022 | Số công báo: | Từ số 397 đến số 398 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điều kiện chuyển đổi KCN sang phát triển khu đô thị - dịch vụ
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.
Theo đó, quy định 05 điều kiện để khu công nghiệp được chuyển đổi sang phát triển khu đô thị - dịch vụ gồm:
- Phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Khu công nghiệp nằm trong khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc Trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh;
- Thời gian hoạt động từ ngày khu công nghiệp được thành lập đến thời điểm xem xét chuyển đổi tối thiểu là 15 năm hoặc một nửa thời hạn hoạt động của khu công nghiệp;
- Có sự đồng thuận của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và trên 2/3 số doanh nghiệp trong khu công nghiệp tại khu vực dự kiến chuyển đổi. Trừ các trường hợp sau:
+ Dự án đầu tư đã hết thời hạn hoạt động theo quy định của pháp luật về đầu tư;
+ Dự án đầu tư không đủ điều kiện gia hạn cho thuê lại đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về dân sự;
+ Dự án đầu tư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc diện buộc phải di dời theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
- Có hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường.
Xem chi tiết tại Nghị định 35/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2022 và thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
1. Nhà nước khuyến khích và có biện pháp hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư mới hoặc chuyển đổi toàn bộ hoặc một phần khu công nghiệp đã được thành lập sang hoạt động theo loại hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp công nghệ cao theo quy định tại Nghị định này.
2. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng và dự án đầu tư trong khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp công nghệ cao được hưởng ưu đãi áp dụng theo địa bàn và ngành, nghề và ưu đãi áp dụng đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ về thủ tục hành chính, tư vấn kỹ thuật, xúc tiến đầu tư, cung cấp thông tin hợp tác đầu tư theo quy định tại Nghị định này.
1. Đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao bao gồm cả phân khu công nghiệp hỗ trợ, phân khu công nghiệp chuyên ngành, phân khu công nghiệp công nghệ cao:
a) Được miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Được ưu tiên vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, thực hiện các hình thức huy động vốn hợp pháp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về tín dụng và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Được đưa vào danh mục dự án thu hút đầu tư.
2. Đối với dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, dự án đầu tư thuộc đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư trong khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao:
a) Được hưởng các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ, pháp luật về công nghệ cao và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Trường hợp sản xuất sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện thủ tục xác nhận ưu đãi trong thời gian tối đa là 30 ngày;
c) Được ưu tiên tham gia các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và chương trình khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
3. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đăng ký ngành, nghề thu hút đầu tư vào từng loại hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao;
b) Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp cho các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề thu hút đầu tư vào khu công nghiệp được xác định theo quy định tại điểm a khoản này phải đáp ứng quy định tương ứng với từng loại hình khu công nghiệp tại khoản 3, khoản 4 và khoản 6 Điều 2 của Nghị định này;
c) Nội dung quy định tại điểm a, điểm b khoản này và từng loại hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao được nhà đầu tư cam kết cụ thể trong hồ sơ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
4. Cấp có thẩm quyền quy định từng loại hình khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp công nghệ cao trong Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để làm căn cứ kiểm tra, thanh tra, giám sát.
1. Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ gồm các khu chức năng công nghiệp, đô thị, dịch vụ. Trong đó, khu công nghiệp có chức năng chính, khu đô thị - dịch vụ có chức năng hỗ trợ, cung ứng dịch vụ, tiện ích công cộng và xã hội cho khu công nghiệp.
2. Khu đô thị - dịch vụ bao gồm: nhà ở, công trình giáo dục, đào tạo, nghiên cứu; công trình y tế; công trình thể thao, văn hóa, công viên; công trình thương mại; công trình dịch vụ và các công trình kết cấu khác.
3. Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để đảm bảo sự phát triển hiệu quả, bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
4. Ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ phải hạch toán độc lập các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các khu chức năng;
b) Các khu chức năng được hưởng ưu đãi đầu tư về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, miễn giảm tiền thuê đất và các ưu đãi đầu tư khác theo quy định tương ứng với các loại khu chức năng tại pháp luật về thuế, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp của khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được hưởng các ưu đãi đầu tư đối với khu công nghiệp theo quy định tại Nghị định này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh trong các khu chức năng khác của khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật tương ứng với các loại khu chức năng.
1. Đáp ứng điều kiện xem xét, chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp tương ứng quy định tại Điều 9, Điều 10 của Nghị định này.
2. Khu vực dự kiến đầu tư xây dựng khu đô thị - dịch vụ đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Quy mô diện tích phù hợp với nhu cầu cung cấp dịch vụ, tiện ích công cộng của khu công nghiệp và tối đa không vượt quá một phần ba (1/3) quy mô diện tích của khu công nghiệp.
3. Các dự án đầu tư dự kiến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp không thuộc Mức I và Mức II của Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
1. Trình tự, thủ tục đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ được thực hiện theo từng dự án riêng cho từng khu chức năng thì nhà đầu tư của khu chức năng thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư tương ứng áp dụng đối với dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp thuộc khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy phép đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật về đầu tư được ưu tiên lựa chọn là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư khu đô thị - dịch vụ trong trường hợp được đánh giá đạt yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm trong quá trình đánh giá lựa chọn nhà đầu tư.
4. Sau khi hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định tại Nghị định này, việc triển khai xây dựng, quản lý các phân khu chức năng trong khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ thực hiện theo quy định của pháp luật tương ứng với các phân khu chức năng.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành chính sách:
a) Hỗ trợ đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp hiện hữu để kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện cộng sinh công nghiệp và chuyển đổi thành khu công nghiệp sinh thái;
b) Hỗ trợ đầu tư xây dựng mới và thu hút đầu tư vào khu công nghiệp sinh thái;
c) Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ để doanh nghiệp trong khu công nghiệp cải tiến quy trình quản lý và vận hành, đổi mới công nghệ sản xuất để giảm các nguồn gây ô nhiễm, tái sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, chất thải, phế liệu, sử dụng hiệu quả tài nguyên.
2. Hợp tác xây dựng khu công nghiệp sinh thái
a) Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện hợp tác với nhau để sử dụng chung các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ, nguyên liệu, vật liệu và các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất; tái sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng dư thừa, chất thải, phế liệu của mình và của các doanh nghiệp khác trong khu công nghiệp để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh;
b) Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp được hợp tác với bên thứ ba để thực hiện cộng sinh công nghiệp. Bên thứ ba gồm nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp và doanh nghiệp khác thông qua cung cấp các công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung ứng dịch vụ hỗ trợ xây dựng và triển khai cộng sinh công nghiệp;
c) Các bên tham gia tự thỏa thuận hình thức hợp tác và chia sẻ lợi ích, chi phí theo quy định của pháp luật về dân sự.
3. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế giao một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ban quản lý hoặc một đơn vị phù hợp thực hiện chức năng xây dựng, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn; đề xuất giải pháp và kết nối doanh nghiệp thực hiện cộng sinh công nghiệp; cung cấp dịch vụ hỗ trợ chuyển đổi hoặc đầu tư mới khu công nghiệp sinh thái.
4. Các cơ quan, tổ chức và nhà đầu tư được khuyến khích xây dựng, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn trong khu công nghiệp để hỗ trợ và kết nối doanh nghiệp thực hiện hoạt động cộng sinh công nghiệp.
5. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn trên địa bàn nhằm chứng nhận, theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái; cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác các thông tin có liên quan vào hệ thống thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn và hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế.
1. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về lao động trong vòng 03 năm trước thời điểm đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái;
b) Bảo đảm đầy đủ các dịch vụ cơ bản trong khu công nghiệp theo quy định của pháp luật bao gồm: dịch vụ hạ tầng thiết yếu (điện, nước, thông tin, phòng cháy, chữa cháy, xử lý nước thải, các dịch vụ hạ tầng thiết yếu khác) và các dịch vụ có liên quan, hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp thực hiện cộng sinh công nghiệp;
c) Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giám sát đầu vào và đầu ra về sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất, chất thải, phế liệu trong khu công nghiệp; lập báo cáo định kỳ hằng năm về các kết quả đạt được trong sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn và giám sát phát thải của khu công nghiệp, báo cáo Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế;
d) Hằng năm, công bố báo cáo thực hiện bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng xung quanh gửi Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế và đăng trên website của doanh nghiệp.
2. Các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đất đai, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật về lao động trong vòng 03 năm trước thời điểm đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái;
b) Thực hiện ít nhất 01 cộng sinh công nghiệp và các doanh nghiệp tham gia cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp áp dụng hệ thống quản lý sản xuất và môi trường theo các tiêu chuẩn của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) phù hợp;
c) Tối thiểu 20% doanh nghiệp trong khu công nghiệp áp dụng các giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên, sản xuất sạch hơn đạt kết quả tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất, chất thải, phế liệu và giảm phát thải ra môi trường.
3. Khu công nghiệp đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Tỷ lệ tối thiểu tổng diện tích đất cây xanh, giao thông, các khu kỹ thuật và hạ tầng xã hội dùng chung trong khu công nghiệp đạt 25% trong quy hoạch xây dựng khu công nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng;
b) Có giải pháp đảm bảo nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp.
1. Chính phủ khuyến khích đầu tư mới khu công nghiệp sinh thái thông qua quy hoạch xây dựng, thiết kế hợp lý các phân khu chức năng và định hướng thu hút các dự án đầu tư có ngành, nghề tương đồng để hỗ trợ thực hiện cộng sinh công nghiệp.
2. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái đăng ký ngành, nghề thu hút đầu tư vào khu công nghiệp; dự kiến mức phát thải cho từng ngành, nghề; dự kiến phương án cộng sinh công nghiệp trong khu công nghiệp, phương án xây dựng và thực hiện cơ chế giám sát đầu vào, đầu ra của khu công nghiệp về sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất, chất thải, phế liệu và phương án thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng xung quanh tại hồ sơ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp; cam kết đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái quy định tại Điều 37 của Nghị định này trong vòng 08 năm kể từ thời điểm khu công nghiệp được thành lập và xác định rõ lộ trình thực hiện;
b) Được cấp có thẩm quyền quy định loại hình khu công nghiệp sinh thái trong Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư để làm căn cứ kiểm tra, thanh tra, giám sát.
1. Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái được hưởng chính sách ưu đãi quy định tại khoản 1 Điều 32 của Nghị định này.
2. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái được ưu tiên vay vốn ưu đãi từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các quỹ, nhà tài trợ trong nước và quốc tế; được cấp tín dụng xanh tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Việt Nam theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan; phát hành trái phiếu xanh theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu, pháp luật về bảo vệ môi trường để xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp sinh thái, thực hiện các biện pháp sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên và cộng sinh công nghiệp.
3. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái và doanh nghiệp sinh thái được ưu tiên tham gia các chương trình hỗ trợ kỹ thuật, chương trình xúc tiến đầu tư do các cơ quan nhà nước tổ chức, quản lý.
4. Doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái được ưu tiên cung cấp thông tin có liên quan về thị trường công nghệ, khả năng hợp tác để thực hiện cộng sinh công nghiệp trong lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái được hưởng các ưu đãi theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan kể từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận là khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái.
1. Khu công nghiệp đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 37 của Nghị định này được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái.
2. Doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái tham gia các hoạt động và đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 37 của Nghị định này được Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các mẫu văn bản quy định tại khoản 2 Điều 41, khoản 2 Điều 42, khoản 1 và khoản 2 Điều 43, mẫu Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái và Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái.
1. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp lập 06 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái gửi Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái bao gồm:
a) Văn bản đăng ký chứng nhận khu công nghiệp sinh thái;
b) Báo cáo về tình hình hoạt động và thu hút đầu tư của khu công nghiệp;
c) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này (kèm theo các tài liệu có liên quan);
d) Các tài liệu khác có liên quan đến khu công nghiệp (nếu có).
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về việc đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
5. Trong thời hạn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế tổ chức đánh giá hồ sơ và lập báo cáo đánh giá việc đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
Trong quá trình tổ chức đánh giá, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế tham khảo ý kiến của tổ chức hoặc đơn vị có chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng các điều kiện về cung cấp dịch vụ tư vấn, đánh giá, xác nhận về sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
7. Trường hợp kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không đạt yêu cầu.
1. Doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái lập 05 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp sinh thái gửi Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp sinh thái bao gồm:
a) Văn bản đăng ký chứng nhận doanh nghiệp sinh thái;
b) Báo cáo về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong khu công nghiệp sinh thái;
c) Đánh giá và giải trình khả năng đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp sinh thái theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Nghị định này (kèm theo các tài liệu có liên quan);
d) Các tài liệu khác có liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm môi trường, xã hội của doanh nghiệp (nếu có).
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế gửi hồ sơ lấy ý kiến các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Xây dựng.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến về việc đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp sinh thái theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Nghị định này.
5. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế tổ chức đánh giá hồ sơ và lập báo cáo đánh giá việc đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp sinh thái theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Nghị định này.
6. Trường hợp kết quả đánh giá đạt yêu cầu, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái cho doanh nghiệp.
7. Trường hợp kết quả đánh giá không đạt yêu cầu, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả đánh giá, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và nêu rõ lý do không đạt yêu cầu.
1. Định kỳ hằng năm, nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái lập báo cáo tình hình thực hiện khu công nghiệp sinh thái gửi Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi, giám sát các nội dung sau đây:
a) Tình hình thực hiện và duy trì hoạt động sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn của doanh nghiệp trong khu công nghiệp và hiệu quả thu được;
b) Tình hình thực hiện cộng sinh công nghiệp, hiệu quả thu được và các doanh nghiệp mới tham gia vào liên kết cộng sinh (nếu có);
c) Kết quả tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất và giảm phát thải ra môi trường của khu công nghiệp.
2. Định kỳ hằng năm, doanh nghiệp sinh thái báo cáo tình hình thực hiện và duy trì hoạt động sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch hơn; tình hình thực hiện cộng sinh công nghiệp; kết quả tiết kiệm nguyên liệu, vật liệu, nước, năng lượng, hóa chất và giảm phát thải ra môi trường gửi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế để theo dõi, giám sát.
3. Kết quả theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái là cơ sở để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế xem xét cấp lại, thu hồi hoặc chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái.
4. Việc đánh giá hiệu quả đạt được về kinh tế, xã hội, môi trường của khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái được thực hiện thông qua thông tin, cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế quy định tại khoản 3 Điều 47 của Nghị định này.
1. Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái bị chấm dứt hiệu lực và thu hồi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái vi phạm quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về xây dựng, pháp luật về đất đai, pháp luật về môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan đối với khu công nghiệp và doanh nghiệp trong khu công nghiệp;
b) Khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái không đáp ứng tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái quy định tại Điều 37 của Nghị định này trên cơ sở ý kiến theo dõi, giám sát của Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế;
c) Theo đề nghị bằng văn bản của nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái về việc chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái thông báo bằng văn bản tới nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, doanh nghiệp đã được chứng nhận và các cơ quan có liên quan về việc chấm dứt hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Giấy chứng nhận khu công nghiệp sinh thái, Giấy chứng nhận doanh nghiệp sinh thái được cấp lại sau 05 năm trong trường hợp khu công nghiệp và doanh nghiệp tiếp tục đáp ứng tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái theo quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
2. Hồ sơ đăng ký chứng nhận lại khu công nghiệp sinh thái, doanh nghiệp sinh thái thực hiện theo quy định tương ứng tại khoản 2 Điều 41 và khoản 2 Điều 42 của Nghị định này.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chứng nhận lại khu công nghiệp sinh thái trên cơ sở hồ sơ đăng ký chứng nhận lại khu công nghiệp sinh thái, báo cáo giám sát, đánh giá tình hình thực hiện khu công nghiệp sinh thái hằng năm và việc đáp ứng các tiêu chí xác định khu công nghiệp sinh thái tại thời điểm chứng nhận lại mà không phải lấy ý kiến các cơ quan có liên quan quy định tại khoản 3 Điều 41 của Nghị định này.
Thủ tục chứng nhận lại khu công nghiệp sinh thái được thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 41 của Nghị định này.
4. Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế thực hiện chứng nhận lại doanh nghiệp sinh thái trên cơ sở hồ sơ đăng ký chứng nhận lại doanh nghiệp sinh thái, báo cáo giám sát, đánh giá doanh nghiệp sinh thái hằng năm và việc đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp sinh thái tại thời điểm chứng nhận lại mà không phải lấy ý kiến các cơ quan có liên quan quy định tại khoản 3 Điều 41 của Nghị định này.
Thủ tục chứng nhận lại khu công nghiệp sinh thái được thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 42 của Nghị định này.
SEVERAL TYPES OF INDUSTRIAL PARKS AND INDUSTRIAL – URBAN – SERVICE ZONES
Article 31. Development of supporting industrial parks, specialized industrial parks, eco-industrial parks, hi-tech industrial parks
1. Entities and persons may be entitled to the State incentives and support measures to invest in establishment of new industrial parks, transformation from the whole or part of existing industrial parks into supporting industrial parks, specialized industrial parks, eco-industrial parks or hi-tech industrial parks under the regulatory provisions of this Decree.
2. Investment projects on construction and business of infrastructure facilities and investment projects located inside of a supporting industrial park, specialized industrial park, eco-industrial park or hi-tech industrial park may enjoy incentives specific to localities, trades or industries, or incentives intended for projects on investment in industrial parks under law on investment and other regulatory provisions of relevant legislation, and may be given support in the form of facilitation of completion of administrative procedures, engineering consultancy, investment promotion and provision of investment cooperation information in accordance with this Decree.
Section 2. SUPPORTING INDUSTRIAL PARKS, SPECIALIZED INDUSTRIAL PARKS AND HI-TECH INDUSTRIAL PARKS
Article 32. Incentive policies for development of supporting industrial parks, specialized industrial parks and hi-tech industrial parks
1. Incentive policies granted to investment projects on construction and business of infrastructure facilities of supporting industrial parks, specialized industrial parks and hi-tech industrial parks, even including sections thereof, shall comprise the followings:
a) Land rent exemption or reduction granted in accordance with legislation on land;
b) Priority to have access to the State-offered investment loans and receive other funds mobilized in other forms under the provisions of law on enterprises, credit and other relevant legislation;
c) Eligibility for being entered or registered on the list of investment-attracting projects.
2. Incentive policies applicable to investment projects on manufacturing of products of the supporting industry; investment projects eligible for investment incentives referred to in law on investment inside the perimeter of supporting industrial parks, specialized industrial parks and hi-tech industrial parks shall comprise the followings:
a) Incentives related to corporate income tax, customs duties, and other preference, as prescribed in law on taxes, development of the supporting industry, high technology and other relevant legislation;
b) In cases where products on the list of supporting industrial products entitled to preference as prescribed in legislation on development of the supporting industry, they shall be given facilitation of implementation of procedures for validation of preference within the maximum duration of 30 days;
c) Priority to participate in personnel training and development, startup assistance, small and medium-sized enterprise support and other programs implemented by state regulatory authorities.
3. Investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks must satisfy the following conditions:
a) Investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks must register the scope of business involving attraction of investment in respective types of industrial park, including supporting industrial parks, specialized industrial parks or hi-tech industrial parks;
b) Percentage of industrial land intended for investment projects on industrial parks falling within the field of investment attraction activities which is calculated according to regulations laid down in point a of this clause must meet the regulations corresponding to specific types of industrial parks prescribed in clause 3, 4 and 6 of Article 2 herein;
c) Those referred to in point a and b of this clause and specific types of industrial parks, including supporting industrial parks, specialized industrial parks and hi-tech industrial parks, need to be stated in investors’ specific commitments in dossiers on investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks.
4. Competent authorities shall define categories of industrial park, including supporting industrial parks, specialized industrial parks and hi-tech industrial parks, in investment policy decisions and investment registration certificates under the regulatory provisions of law on investment before taking inspection and supervision actions.
Section 3. INDUSTRIAL – URBAN - SERVICE ZONES
Article 33. Development of industrial – urban – service zones
1. An industrial – urban – service zone encompasses functional sections intended for development of industrial parks, urban and service zones. Amongst these sections, industrial parks play the key role; urban and service zones play the supporting role, providing services, public or social utilities or amenities for normal operation of industrial parks.
2. An urban and service zone enclose housing, educational, training and research institutions; healthcare facilities; sports and culture centers and parks; commercial buildings; service centers and other structures.
3. An industrial – urban – service zone shall have the synchronous system of technical and social infrastructure facilities in order to ensure the effective and sustainable socio-economic development and environmental protection.
4. Investment incentives intended for industrial – urban – service zones shall stick to the following principles:
a) Investors in investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial – urban – service zones must keep independent accounts of expenses and revenues arising from production and business activities of functional zones thereof;
b) Functional zones may be given investment incentives regarding corporate income tax, customs duties, land rent exemption and relief, and other investment incentives as prescribed in relevant regulations on types of functional zones laid down in law on taxes, land and other relevant legislation;
c) Manufacturers and businesses in an industrial park of an industrial – urban – service zone shall be entitled to investment incentives intended for industrial parks under the provisions of this Decree and other regulatory provisions of relevant law. Manufacturers and businesses in other functional sections of an industrial – urban – service zone shall be entitled to investment incentives prescribed in law applied according to types of functional sections.
Article 34. Preconditions for investment in industrial – urban – service zones
1. Satisfy the respective preconditions for consideration of acceptance of the investment policy for investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks that are referred to in Article 9 and 10 herein.
2. The area intended for construction of an urban and service zone must conform to the following conditions:
a) Conform to the provincial or urban development planning scheme of the centrally-affiliated city and province where it will be located;
b) The dimensional measurement of that area can accommodate the needs concerning provision of public services and utilities of the industrial park and must not exceed one-third (1/3) of the dimensional size of that industrial park.
3. Investment projects attracted to the industrial park are not classified as Grade-I and Grade-II ones on the list of production, business and service sectors posing potential risk of environmental pollution under legislation on environmental protection.
Article 35. Processes and procedures for investment in industrial – urban – service zones
1. Processes and procedures for investment in a project on construction and business of infrastructure facilities of an industrial – urban – service zone shall be subject to legislation on investment and other regulatory provisions of relevant law.
2. In order to carry out separate investment projects on construction and business of infrastructure facilities of specific functional sections of an industrial – urban – service zone, the investor in each functional section must follow the processes and procedures the same as those for implementation of projects under law on investment and other regulatory provisions of relevant legislation.
3. The investor executing an investment projects on construction and business of infrastructure facilities of an industrial park of the industrial – urban – service zone already obtaining consent to the investment policy, the investment policy decision, the investment registration certificate, the investment certificate, the investment license or other equivalent under law on investment must be preferred as the investor designated to execute the investment project on development of the urban - service zone if they are rated as the one satisfying expertise and qualification requirements after completion of the pre-selection assessment of the investor.
4. After completing the investment procedures stated in the investment law and this Decree, construction and management of functional sections of an industrial – urban – service zone shall be subject to respective regulatory provisions related to specific functional sections.
Section 4. ECO-INDUSTRIAL PARKS
Article 36. Support policies for and cooperation on development of eco-industrial parks
1. Provincial People’s Committees shall issue the following policies:
a) Support for construction of new technical and social infrastructure facilities inside and outside the perimeter of the existing industrial park; renovation, upgradation, reconstruction and repair thereof, in order to build connection to enterprises inside the industrial park and assist them in development of the industrial symbiosis and transformation into the eco-industrial park;
b) Support for investment in construction of the new eco-industrial park and attraction of investments in the eco-industrial park;
c) Scientific, engineering, technology transfer assistance aimed at helping enterprises of the industrial park improve procedures for management and operation of their system, renovation of new manufacturing technologies in the expectation of reducing sources of pollution, recycling raw materials, input materials, water, energy, waste, scrap and effectively using resources.
2. Cooperation on construction of an eco-industrial park
a) Enterprises of the industrial park may cooperate with one another on the common use of technical, social infrastructure facilities, services, raw materials, input materials or other input factors for production purposes; reuse of raw materials, input materials, water, excess energy, waste and by-products of their own and other enterprises inside the industrial park with a view to reducing costs and improving performance and competitiveness;
b) Enterprises of the industrial park may cooperate with third parties to develop the industrial symbiosis. The third party may be an investor executing an investment project on construction and business of infrastructure facilities of the industrial park or any other enterprise that provides infrastructure facilities or services needed for development and implementation of the industrial symbiosis;
c) Participating parties shall arbitrarily agree on the form of cooperation and share interests and expenses under civil law.
3. The industrial park and economic zone authority can authorize a public service unit under its control or another appropriate unit to perform the functions of developing and providing resource efficiency and cleaner production information or data; can propose solutions and connections with enterprises to carry out the industrial symbiosis; can provide services assisting in transformation into an eco-industrial park or construction of the new one.
4. Agencies, organizations and investors may be encouraged to develop and provide resource efficiency and cleaner production information or data accessible to industrial parks in order to support enterprises of industrial parks and establish connections with them to carry out the industrial symbiosis.
5. Industrial park and economic zone authority shall lead and cooperate with relevant agencies in developing and providing resource efficiency and cleaner production information and data at localities in order to certify, monitor, supervise and measure performance of eco-industrial parks and eco-businesses; input fully-updated, timely and accurate relevant information into local systems for information about local industrial parks and economic zones, and the national system for information about industrial parks and economic zones.
Article 37. Criteria for identification of eco-industrial parks
1. An investor executing an investment project on construction and business of infrastructure facilities of an industrial park must satisfy the following criteria:
a) Comply with regulatory provisions of law on investment, law on enterprises, law on construction, law on land, law on environmental protection and law on labor within 03 years before the date of registration for certification of the eco-industrial park;
b) Provide all basic services needed to be in place at industrial parks under law, including essential basic amenities (e.g., electricity, water, information, fire prevention and control, wastewater treatment, others), relevant services and services intended to support enterprises inside industrial parks in carrying out the industrial symbiosis;
c) Formulate and carry out the mechanism for cooperation on input and output supervision related to use of ingredients, materials, water, energy, chemicals, waste and by-products at the industrial park; prepare the annual review report on results achieved during the process of efficient consumption of resources, cleaner production and supervision of emissions of the industrial park for submission to the industrial park and economic zone authority;
d) Every year, submit the report on conformance to regulations on environmental protection and social corporate responsibility to surrounding communities for submission to the industrial park and economic zone authority and publish it on websites of enterprises at the industrial park.
2. Enterprises operating at an industrial park must meet the following criteria:
a) Comply with regulatory provisions of law on investment, law on enterprises, law on construction, law on land, law on environmental protection and law on labor within 03 years before the date of registration for certification of the eco-industrial park;
b) Perform at least one industrial symbiosis in which participating enterprises at the industrial park must apply production and environment management system according to corresponding ISO (International Organization for Standardization) standards;
c) At least 20% of enterprises at the industrial park that apply resource efficiency and cleaner production solutions show their achievements in the efficient use of ingredients, materials, water, energy, chemicals, waste or by-products and reduction of environmental emissions.
3. The industrial park must meet the following criteria:
a) Total area of land intended for tree planting, traffic and development of public technical utilities and social infrastructure must account for at least 25% of that as expected according to the planning scheme for construction of industrial parks approved by the competent regulatory authority according to the national technical regulations for construction planning;
b) Solutions to providing dwellings, public services and utilities for employees working in the industrial parks must be available in use.
Article 38. Construction of new eco-industrial parks
1. The Government of Vietnam shall encourage investments in construction of new eco-industrial parks by taking such actions as formulating proper construction planning schemes and zoning plans, and shall plan to attract investment projects in the corresponding sectors and industries as a way to support the implementation of the industrial symbiosis.
2. An investment project on construction and business of infrastructure facilities of an eco-industrial park must satisfy the following requirements:
a) The investor executing an investment project on construction and business of infrastructure facilities of an eco-industrial park must register sectors and industries in which investments in the industrial park are permitted; must estimate emission levels specific to sectors and industries; must propose the industrial symbiosis plan, the plan for formulation and implementation of the mechanism for input and output supervision in the industrial park concerning the use of ingredients, materials, water, energy, chemicals, waste, by-products, and the social corporate responsibility plan towards the surrounding community in the dossier on that investment project; must make its commitment to meeting the criteria for identification of eco-industrial parks specified in Article 37 of this Decree within 08 years from the date on which the industrial park is established and the commitment schedule is clearly arranged;
b) It must be registered as an eco-industrial park in the competent authority’s investment policy decision or investment registration certificate under the regulatory provisions of law on investment. This will help in case of any examination, inspection or audit that may occur.
Article 39. Incentives granted to eco-industrial parks and eco-businesses
1. Investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks may be entitled to incentive policies specified in clause 1 of Article 32 herein.
2. Investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of eco-industrial parks and eco-businesses may be preferred to take out loans from Viet Nam Environment Protection Fund, Vietnam Development Bank, Small and Medium Enterprise Development Fund and other domestic and international funds and donators; to be granted green credit at credit institutions, foreign bank branches in Vietnam under law on environmental protection and other regulatory provisions of relevant legislation; to receive permission to issue green bonds under law on issuance of bonds, law on environmental protection to serve the purpose of building technical infrastructure facilities of eco-industrial parks, implementing cleaner production approaches, effectively using resources and industrial symbiosis.
3. Investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of eco-industrial parks and eco-businesses shall be given preference in participation in technical assistance and investment promotion programs hosted by state regulatory authorities.
4. Enterprises operating at eco-industrial parks shall be given preference in providing information related to the technology market and possibility of cooperating in effecting industrial symbioses within their scope of business.
5. Eco-industrial parks or eco-businesses shall be given incentives as provided in clause 1, 2, 3 and 4 of this Article and other regulatory provisions of relevant law from the date on which they are certified by the competent state authorities as eco-industrial parks or eco-businesses.
Article 40. Certification as eco-industrial parks or eco-businesses
1. Industrial parks that meet the criteria specified in Article 37 herein may be granted the Certificate of eco-industrial park by provincial People's Committees.
2. Eco-businesses at eco-industrial parks that participate in activities and meet the criteria specified in clause 2 of Article 37 herein may be granted the eco-business certificate by the Industrial Park and Economic Zone Authority.
3. Ministry of Planning and Investment shall provide instructions about the documents specified in clause 2 of Article 41, clause 2 of Article 42, clause 1 and 2 of Article 43 and the Certificate of eco-industrial park and the Certificate of eco-business.
Article 41. Application processes, procedures and documentation requirements for certification for eco-industrial parks
1. Investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks shall prepare 06 application packages for certification for eco-industrial parks for submission to industrial park and economic zone authorities.
2. Each application package shall consist of the followings:
a) Registration form for certification for an eco-industrial park;
b) Report on performance and investment attraction results of an industrial park;
c) Assessment and interpretation of capabilities of satisfying the criteria for identification of an eco-industrial park specified in Article 37 herein (enclosing relevant documents);
d) Other documents related to the industrial park (if any).
3. Within 03 working days of receipt of the sufficient application package, the industrial park and economic zone authority submits written documents on consultation with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Industry and Trade and the Ministry of Construction.
4. Within 15 working days of full receipt of the aforesaid consultation request documents, the consulted agency makes their comments on conformance to the criteria for identification of eco-industrial parks stated in Article 37 herein.
5. Within 40 working days of full receipt of the submitted documents, the industrial park and economic zone authority conducts the review of these submitted documents and makes their evaluation report on conformance to the criteria for identification of eco-industrial parks stated in Article 37 herein.
During the review process, the industrial park and economic zone authority can consult with authorized, assigned bodies or units or those meeting the conditions for provision of consultancy, assessment and certification services with respect to the efficient use of resources and cleaner production under law.
6. When obtaining satisfactory assessment results, the industrial park and economic zone authority reports to the provincial People’s Committee to grant the Certificate of eco-industrial park to the investor executing the investment project on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks.
7. Upon receipt of unsatisfactory assessment results, within 03 working days after such receipt, the industrial park or economic zone authority shall be responsible for notifying these results in writing to the applicant enterprise and giving clear explanations for such results.
Article 42. Application processes, procedures and documentation requirements for certification for eco-businesses
1. Each enterprise located at an eco-industrial park prepares 05 application packages for certification for the eco-business to the industrial park and economic zone authority.
2. Each application package shall consist of the followings:
a) Registration form for certification for an eco-business;
b) Report on performance of an enterprise entering in the eco-industrial park;
c) Assessment and interpretation of capabilities of satisfying the criteria for identification of an eco-business specified in clause 2 of Article 37 herein (enclosing relevant documents);
d) Other documents related to corporate environmental and social responsibility (if any).
3. Within 03 working days of receipt of the sufficient application package, the industrial park and economic zone authority files written consultation request documents to the Department of Natural Resources and Environment, the Department of Science and Technology, the Department of Industry and Trade, and the Department of Construction of the province where the applicant enterprise is operating.
4. Within 07 working days of full receipt of the submitted documents, the consulted agency makes their comments on conformance to the criteria for identification of eco-industrial parks stated in clause 2 of Article 37 herein.
5. Within 20 working days of full receipt of the submitted documents, the industrial park and economic zone authority conducts the review of these submitted documents and makes their assessment report on conformance to the criteria for identification of eco-businesses stated in clause 2 of Article 37 herein.
6. Upon receipt of the satisfactory assessment results, the industrial park and economic zone authority grants the Certificate of eco-business to the applicant enterprise.
7. Upon receipt of the unsatisfactory assessment results, within 03 working days after such receipt, the industrial park or economic zone authority shall be responsible for notifying these results in writing to the applicant enterprise and giving clear explanations for such results.
Article 43. Monitoring, supervision and evaluation of effectiveness in development of eco-industrial parks or eco-businesses
1. Every year, investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of eco-industrial parks prepare evaluation reports on their performance towards development of eco-industrial parks for submission to industrial park and economic zone authorities for their monitoring and supervision of the followings:
a) Progress, performance and maintenance of the efficient consumption of resources and cleaner production of enterprises entering industrial parks and achievements;
b) Progress and performance of industrial symbiosis, achievements and enterprises newly participating in the industrial symbiosis (if any);
c) Performance toward the efficient consumption of ingredients, materials, water, energy, chemicals and reduction in emissions of the industrial park.
2. Every year, eco-businesses shall prepare reports on progress, performance and maintenance of the efficient consumption of resources and cleaner production; progress and performance toward the industrial symbiosis; achievements from the efficient use of ingredients, materials, water, energy, chemicals and reduction in emissions for submission to investors executing investment projects on construction and business of infrastructure facilities of industrial parks, and industrial park and economic zone authorities, for their monitoring and supervision purposes.
3. Results of the monitoring, supervision and evaluation of effectiveness in development of eco-industrial parks and eco-businesses serve as the precondition for provincial People's Committees, and industrial park and economic zone authorities, to consider re-issuing, revoking or invalidating the Certificate of eco-industrial park or the Certificate of eco-business.
4. Measuring the economic, social and environmental effectiveness of eco-industrial parks and eco-businesses shall be based on data and information obtained from the national system of information about industrial parks and economic zones as per clause 3 of Article 47 herein.
Article 44. Annulment and withdrawal of Certificates of eco-industrial parks or eco-businesses
1. The Certificate of eco-industrial park or the Certificate of eco-business shall be annulled and withdrawn in one of the following cases:
a) The eco-industrial park or eco-business holding such Certificate violates regulatory provisions on investment, construction, land, environment and relevant legislation on industrial parks and enterprises at industrial parks;
b) Based on monitoring or supervisory opinions of the industrial park and economic zone authority, it is concluded that the eco-industrial park or the eco-business fails to meet the criteria for identification of eco-industrial parks or eco-businesses referred to in Article 37 herein;
c) The annulment of the Certificate of eco-industrial park or the Certificate of eco-business may occur as requested in writing by the investor executing the investment project on construction and business of infrastructure facilities of eco-industrial parks or eco-businesses.
2. Competent state authorities issuing the Certificate of eco-industrial park or the Certificate of eco-business shall send the written notification of the annulment and withdrawal of the Certificate of eco-industrial park or the Certificate of eco-business falling into the cases specified in clause 1 of this Article to the investor executing the investment project on construction and business of infrastructure facilities of the industrial park or enterprise that has already been certified and relevant agencies.
Article 45. Renewal of certification of eco-industrial parks or eco-businesses
1. The Certificate of eco-industrial park or the Certificate of eco-business may be renewed after five years if the industrial park and enterprise applying for such renewal continues to meet the criteria for identification of eco-industrial parks and eco-businesses specified in Article 37 herein.
2. Application package for renewal of the certificate of eco-industrial park or eco-business shall be subject to clause 2 of Article 41 and clause 2 of Article 42 herein, respectively.
3. Provincial People’s Committees shall grant the renewed certificate of eco-industrial park according to application package for renewal of the eco-industrial park; the annual supervisory and assessment report of progress in development of the eco-industrial park and conformance to the criteria for identification of the eco-industrial park at the time of approval of grant of the renewed certificate without needing to conduct any survey on opinions from other relevant agencies specified in clause 3 of Article 41 herein.
Renewal procedures shall be subject to regulatory provisions of clause 5 and 6 of Article 41 herein.
4. The industrial park and economic zone authority may grant the renewal of the eco-industrial park according to the application package for renewal of the eco-industrial park, the annual supervisory and assessment report on performance of the eco-business and compliance of the eco-business with the criteria for identification of eco-businesses at the time of grant of the renewed certificate without needing to consult with the relevant agencies referred to in clause 3 of Article 41 herein.
Renewal procedures shall be subject to regulatory provisions of clause 5 and 6 of Article 42 herein.