- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Nghĩa vụ quân sự (91)
- Cư trú (90)
- Thuế thu nhập cá nhân (42)
- Doanh nghiệp (35)
- Hợp đồng (26)
- Bảo hiểm xã hội (23)
- Hình sự (22)
- Tiền lương (22)
- Hành chính (21)
- Đất đai (20)
- Pháp luật (17)
- Dân sự (16)
- Lao động (15)
- Bảo hiểm y tế (13)
- Xử phạt hành chính (13)
- Hôn nhân gia đình (13)
- Nhà ở (13)
- Trách nhiệm hình sự (12)
- Thuế (12)
- Mã số thuế (11)
- Bộ máy nhà nước (11)
- Bằng lái xe (11)
- Kết hôn (10)
- Tạm trú (10)
- Khai sinh (9)
- Hộ chiếu (9)
- Xây dựng (8)
- Văn hóa xã hội (8)
- Nộp thuế (8)
- Trợ cấp - phụ cấp (8)
- Hợp đồng lao động (7)
- Thương mại (7)
- Công ty TNHH (7)
- Chung cư (7)
- Nợ (7)
- Quyết toán thuế TNCN (7)
- Thủ tục tố tụng (7)
- Ly hôn (7)
- Vốn (7)
- Đăng ký thuế (6)
- Đăng ký kết hôn (6)
- Thuế giá trị gia tăng (6)
- Phương tiện giao thông (6)
- Đóng thuế TNCN (6)
- Tính thuế TNCN (5)
- Giáo dục (5)
- Bồi thường thiệt hại (5)
- Công ty cổ phần (5)
- Bộ máy hành chính (5)
- Viên chức (5)
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (5)
- Nợ xấu (5)
- Tội phạm (5)
- Căn cước công dân (5)
- Thừa kế (5)
- Lý lịch (5)
- Bảo hiểm (5)
- Đóng bảo hiểm (4)
- Quyền sử dụng đất (4)
- Tính lương (4)
Văn bản pháp luật về khu công nghiệp và quản lý khu công nghiệp
1. Lý luận về thành lập và quản lý khu công nghiệp
1.1. Khái niệm
Tại Việt Nam, theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 cũng như Khoản 1 Điều 2 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
1.2 Cách thức phân loại khu CN
Thứ nhất, cách phân loại KCN dựa vào tính chất hoạt động, phát triển của Khu công nghiệp.
Thứ hai, dựa vào chức năng hoạt động.
Thứ ba, dựa vào hình thức bố trí khu công nghiệp trong đô thị.
Thứ tư, dựa vào sự tương tác giữa các yếu tố khoa học, công nghệ, phát triển kinh tế.
1.3. Đặc điểm
Các khu công nghiệp của Việt Nam có những đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, về chức năng hoạt động : Khu công nghiệp là khu vực chuyên sản xuất angcông nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, ví dụ như logistics, tài chính, hạ tầng…
Thứ hai, về không gian: Khu công nghiệp là khu vực được quy hoạch mang tính liên vùng, liên lãnh thổ và có phạm vi ảnh hưởng không chỉ ở một khu vực địa phương. Khu công nghiệp có ranh giới địa lý xác định, phân biệt với các cùng lãnh thổ khác và thường không có dân cư sinh sống. Tuy nhiên, theo những quy định hiện nay, vấn đề nhà ở và dịch vụ cho công nhân cũng đã được quy định cụ thể hơn tại Điều 29 Nghị định 35/2022/NĐ-CP với kế hoạch phát triển các khu công nghiệp đô thị - dịch vụ phục vụ công nhân.
Thứ ba, về thành lập: Căn cứ theo mục 1 Chương II Nghị định 35/2022/NĐ-CP, khu công nghiệp không phải là khu vực được thành lập tự phát mà được thành lập theo quy định của Chính phủ, trên cở sở quy hoạch đã được phê duyệt
1.4 Các điều kiện chủ yếu cần xét đến khi quyết định thành lập khu công nghiệp
Thứ nhất, xác định được nhu cầu thành lập khu công nghiệp và phải có kế hoạch vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào KCN.
Thứ hai, sự phù hợp của KCN đó với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, địa phương.
Thứ ba, các dự án thành lập KCN cần thể hiện đầy đủ yêu cầu và có giải pháp khả thi trong việc phát triển và kinh doanh kết cấu hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật
2. Pháp luật về thành lập khu công nghiệp
2.1. Pháp luật về thành lập khu công nghiệp
Quy định về chủ thể quản lý khu công nghiệp
Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng làm chủ đầu tư, quản lý các dự án đối với các dự án đầu tư xây dựng của doanh nghiệp trong KCN thì cần thiết phải có một tổ chức riêng biệt đứng ra để thực hiện.
Đây là tổ chức làm cầu nối giữa Nhà nước với các nhà đầu tư.
Tại Việt Nam, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về KCN, KKT trong phạm vi cả nước. Thông qua các cơ quan chuyên trách, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về KCN trên phạm vi tỉnh, vùng, Việc cơ quan quản lý chung uỷ quyền cho Ban quản lý KCN vừa là thực hiện chức năng quản lý nhà nước, vừa là hỗ trợ nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong KCN.
Điều kiện thành lập khu công nghiệp
Căn cứ vào khoản 6 Điều 6 nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế:
Khu công nghiệp được xác định là đã được thành lập kể từ ngày cấp có thẩm quyền:
- Quyết định chủ trương đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp sử dụng vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công;
- Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Trình tự, thủ tục thành lập khu công nghiệp
(1) Do khu công nghiệp được thành lập sau khi chủ đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp được cấp giấy Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư. Nên trình tự, thủ tục sẽ được thực hiện theo Luật Đầu tư về Chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thỏa mãn một số quy định theo Nghị định 35/2022/NĐ-CP
(2) Đối với trình tự, thủ tục đầu tư không thuộc trường hợp nêu trên thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định sau đây:
- Đề xuất dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư phải có nội dung giải trình việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
- Nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm các nội dung theo quy định của pháp luật về đầu tư và việc đáp ứng các điều kiện tương ứng quy định tại Điều 9 và khoản 1 Điều 10 của Nghị định này (đối với trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư).
2.2. Chức năng của ban quản lý khu công nghiệp
Điều 67 Nghị định 35/2022/NĐ-CP;
Trực thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp với khu công nghiệp trên trên địa bàn tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương
Quản lý và tổ chức thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ hành chính công và dịch vụ hỗ trợ khác có liên quan
Điều 67 Nghị định 35/2022/NĐ-CP
Do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
Chịu sự chỉ đạo và quản lý toàn diện của UBND cấp tỉnh về tổ chức, biên chế, chương trình công tác và kinh phí hoạt động
Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý về ngành, lĩnh vực có liên quan
Có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong các công tác quản lý
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật
Có tư cách pháp nhân
Tài khoản, con dấu mang hình quốc huy
Kinh phí quản lý hành chính, hoạt động sự nghiệp và vốn đầu tư phát triển được cấp từ ngân sách nhà nước hàng năm và các nguồn kinh phí khác theo quy định.'
3. Đánh giá hoạt động thành lập và quản lý khu công nghiệp hiện nay
3.1. Thực trạng
Tại Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành ngày 22/3/2018, Bộ Chính trị đã đưa ra mục tiêu “đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa”.
Để tạo hành lang pháp lý cho các khu công nghiệp hoạt động và phát triển, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, bao gồm: Nghị định số 322/HĐBT ngày 18/10/1991 của Hội đồng Bộ trưởng kèm theo Quy chế khu chế xuất tại Việt Nam, mở đầu cho giai đoạn hình thành các khu công nghiệp trên cả nước; Nghị định số 192/CP ngày 28/12/1994 của Chính phủ kèm theo Quy chế khu công nghiệp; Nghị định 36/1997-NĐ-CP ngày 24/4/1997 về ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; Nghị định số 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế
3.2. Hạn chế
Cụ thể, quy hoạch phát triển khu công nghiệp chưa thể hiện rõ được tầm nhìn chiếnlược, tổng thể. Tại một số nơi, quy hoạch và phát triển khu công nghiệp chưa sát với nhu cầu phát triển và khả năng thu hút đầu tư.
Đồng thời, việc tập trung thành lập khu công nghiệp một cách ồ ạt và dày đặc tại một số địa phương, tuyến quốc lộ gây áp lực lớn về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khu vực xung quanh khu công nghiệp; mô hình phát triển khu công nghiệp còn chậm đổi mới;chất lượng, hiệu quả thu hút đầu tư và hiệu quả sử dụng đất tại khu công nghiệp còn chưa cao.
Bên cạnh đó, khu công nghiệp phát triển chưa bền vững và cân bằng về kinh tế, môi trường và xã hội; hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội trong và ngoài khu công nghiệp còn thấp so với nhu cầu.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Điều kiện thành lập khu chế xuất?
Khu phi thuế quan là gì? Danh sách khu phi thuế quan tại Việt Nam