- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty theo quy định pháp luật hiện hành
1. Phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty là gì?
Phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty là tập hợp các ngành nghề mà công ty được phép hoạt động theo quy định của pháp luật. Các ngành nghề này được xác định trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và bao gồm các lĩnh vực mà công ty có thể thực hiện nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh.
Các ngành nghề được phép kinh doanh thường được phân loại như sau:
- Ngành nghề kinh doanh tự do: là những lĩnh vực mà doanh nghiệp có thể hoạt động mà không cần phải đáp ứng các điều kiện đặc biệt hoặc không bị cấm theo quy định của pháp luật. Các ngành nghề này thường không yêu cầu giấy phép, chứng chỉ hay các thủ tục phức tạp khác để hoạt động;
- Ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Một số lĩnh vực yêu cầu công ty phải đáp ứng các điều kiện nhất định (như giấy phép, chứng chỉ) để có thể hoạt động hợp pháp;
- Ngành nghề kinh doanh cấm: Là những lĩnh vực mà pháp luật Việt Nam cấm các doanh nghiệp tham gia.
Xác định rõ phạm vi hoạt động kinh doanh giúp công ty định hướng phát triển mà còn đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, tránh vi phạm và rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động.
2. Phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty theo quy định pháp luật hiện hành
2.1. Pháp luật cấm công ty hoạt động kinh doanh trong ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh
Theo Điều 6 Luật Đầu tư 2020, pháp luật hiện hành cấm Công ty hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
- Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư 2020;
- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư 2020;
- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư 2020;
- Kinh doanh mại dâm;
- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
- Kinh doanh pháo nổ;
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Như vậy, công ty không được phép hoạt động kinh doanh trong phạm vi những ngành, nghề trên đây.
2.2. Pháp luật cho phép công ty hoạt động kinh doanh trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề kinh doanh tự do
Các ngành, nghề được phép kinh doanh trong phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và ngành, nghề kinh doanh tự do hiện nay được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
- Khi muốn phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty chỉ trong các ngành, nghề tự do kinh doanh, công ty chỉ cần đăng ký các ngành, nghề đó với Cơ quan đăng ký kinh doanh dựa theo mã ngành trong quyết định trên đây;
- Khi muốn phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty thuộc các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, công ty cần đáp ứng thêm các điều kiện kinh doanh của ngành, nghề đó thì mới được hoạt động kinh doanh trong phạm vi những ngành, nghề này.
Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Các điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
Ví dụ: Theo Mục 8 Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, “Kinh doanh dịch vụ xoa bóp” là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Điều kiện của hoạt động kinh doanh dịch vụ xoa bóp được quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP. Cụ thể, căn cứ Khoản 5 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định:
“Điều 3. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý
...
5. Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người.
Hoạt động xoa bóp thuộc cơ sở y tế phục vụ chữa bệnh và cơ sở giải quyết việc làm cho người khuyết tật không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này”.
Như vây, kinh doanh dịch vụ xoa bóp là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý. Cơ sở kinh doanh xoa bóp massage chỉ được phép hoạt động khi đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
Căn cứ Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện cụ thể như sau:
“Điều 7. Điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung cho các ngành, nghề
1. Được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với người Việt Nam: …
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: …
3. Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy”.
Theo đó, chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ xoa bóp phải đảm bảo: Đã đăng ký, cấp phép thành lập doanh nghiệp; Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp nêu trên; Đủ điều kiện về an toàn phòng cháy và chữa cháy.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Thủ tục thay đổi tên cho công ty
Thay đổi cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần
06 lưu ý khi đặt tên công ty theo quy định mới nhất
Một cá nhân có thể thành lập bao nhiêu doanh nghiệp tư nhân?
Khái niệm công ty đại chúng là gì? Điều kiện trở thành công ty đại chúng