- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Vốn lưu động là gì? Vốn lưu động được phân loại ra sao?
1. Vốn lưu động là gì ?
Vốn lưu động là một chỉ số tài chính dùng để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Chỉ số này đo lường khả năng của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản lưu động để trả nợ và chi trả các khoản phải trả ngắn hạn.
2. Vốn lưu động có đặc điểm gì ?
2.1 Tính thanh khoản cao
Dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng ngắn, thường là trong vòng một năm, do đó có tính thanh khoản cao.
2.2 Sự đa dạng
Có thể được định danh bằng nhiều loại tài sản khác nhau, bao gồm tiền mặt, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu từ khách hàng, và các hàng tồn kho có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền mặt.
2.3 Được sử dụng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
Thường được sử dụng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, bao gồm các khoản vay ngắn hạn và các khoản nợ phải trả cho nhà cung cấp.
2.4 Được sử dụng để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh ngắn hạn
Được sử dụng để đầu tư vào các hoạt động kinh doanh ngắn hạn của doanh nghiệp, bao gồm chi phí sản xuất, quảng cáo, tiền lương và các chi phí khác.
2.5 Được sử dụng để đáp ứng các chi phí hàng ngày
Vốn lưu động cũng được sử dụng để đáp ứng các chi phí hàng ngày của doanh nghiệp, bao gồm chi phí thuê văn phòng, điện, nước, chi phí vận chuyển và các chi phí khác.
2.6 Đánh giá khả năng tài chính và thanh khoản của doanh nghiệp
Một chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng tài chính và thanh khoản của một doanh nghiệp, và nó được sử dụng để tính toán các chỉ số như tỷ lệ thanh toán ngắn hạn và tỷ số thanh khoản.
3. Vai trò cùa vốn lưu động là gì?
- Đảm bảo thanh toán ngắn hạn
Vốn lưu động là nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, bao gồm việc chi trả các khoản vay ngắn hạn, trả lương cho nhân viên, thanh toán các khoản phải thu và các khoản nợ khác. Việc đảm bảo thanh toán ngắn hạn là rất quan trọng để giữ được uy tín và sự tin tưởng của các đối tác, đồng thời đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra liên tục và suôn sẻ.
- Tăng cường khả năng đầu tư
Vốn lưu động là nguồn tài chính linh hoạt giúp doanh nghiệp đầu tư vào các dự án mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất hiện tại một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nếu doanh nghiệp có đủ vốn lưu động, họ có thể sử dụng nó để mua nguyên vật liệu, trang thiết bị, tiền lương cho nhân viên hoặc tiến hành quảng bá sản phẩm đến khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững
Vốn lưu động là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động và phát triển bền vững trong dài hạn. Doanh nghiệp có đủ vốn lưu động sẽ có khả năng tài chính để đối phó với những rủi ro ngoài dự kiến, sửa chữa những hư hỏng nhanh chóng, tăng cường quy trình sản xuất, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, giúp củng cố vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai.
4. Các thành phần của vốn lưu động
Tiền và các khoản tương đương tiền
- Tiền: bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển
- Tương đương tiền: là những khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 03 tháng kể từ ngày đầu tư, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có rủi ro trong chuyển đổi kể từ ngày mua (VD: kỳ phiếu, tín phiếu kho bạc,…)
Đầu tư tài chính ngắn hạn
- Là các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi vốn dưới 01 năm hoặc trong 01 chu kỳ sản xuất kinh doanh, không bao gồm những khoản đầu tư ngắn hạn được coi là tương đương tiền
- Bao gồm: đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có kỳ hạn không quá 12 tháng, tiền gửi ngắn hạn, chứng khoán kinh doanh,…
Các khoản phải thu ngắn hạn
- Là những tài sản mà doanh nghiệp đang bị các đơn vị khác chiếm dụng tại thời điểm lập báo cáo và sẽ thu được về trong thời gian ngắn (trong vòng 12 tháng hoặc trong 01 chu kỳ kinh doanh thông thường)
- Bao gồm: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, trả trước người bán, tạm ứng cho người lao động,…
Hàng tồn kho
- Là những tài sản được lưu kho để bán trong kỳ sản xuất kinh doanh. Bao gồm hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán.
- Đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang: bán thành phẩm, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được sử dụng trong quá trình sản xuất.
5. Cách tính vốn lưu động
Công thức tính vốn lưu động khá đơn giản:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn
Để tìm hiểu sản ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn của công ty bạn có thể xem trong báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán) hàng kỳ.
Tài sản ngắn hạn (VD hàng hóa): Là loại tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng 1 năm, bao gồm tiền mặt, hàng tồn kho, các khoản phải thu, đầu tư tài chính ngắn hạn…
Nợ ngắn hạn: Là những khoản cần thanh toán trong thời hạn 1 năm, bao gồm các khoản vay ngắn hạn, khoản phải trả, nợ dồn tích,..
Nhà quản lý phải theo dõi sát sao các thành phần nhằm duy trì vốn lưu động ở mức phù hợp và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với tình hình hiện tại.
6. Phân loại vốn lưu động
Căn cứ vào quá trình luân chuyển và tuần hoàn của vốn, vốn lưu động được chia làm ba loại:
– Vốn dự trữ: Là bộ phận vốn dùng để mua nguyên, nhiên vật liệu, phụ tùng thay thế và chuẩn bị đưa vào sản xuất.
– Vốn trong sản xuất: Là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn sản xuất như sản phẩm đang dở dang, nửa thành phẩm tự chế, chi phí chờ phân.
– Vốn lưu thông: Là phần vốn trực tiếp phục cụ cho việc lưu thông, tiêu thụ hàng hóa.
Căn cứ vào phương thức xác lập vốn, người ta chia vốn lưu động ra làm hai loại:
– Vốn lưu động định mức: Là vốn lưu động được quy định mức tối thiểu cần thiết thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó bao gồm vốn dự trữ, vốn trong sản xuất và thành phẩm hàng hóa mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, thuê ngoài chế biến.
– Vốn lưu động không định mức: Là vốn lưu động có thể phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không có căn cứ để tính toán định mức.
Căn cứ theo hình thái biểu hiện, vốn lưu động gồm:
– Vốn vật tư hàng hóa: Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật vụ thể như nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm.
– Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn bằng tiền mặt, đầu tư công ty…
Căn cứ vào chủ sở hữu về vốn, vốn lưu đông bao gồm:
– Vốn chủ sở hữu: Là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
– Vốn vay hay các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán.
7. Cách thay đổi vốn lưu động
Thay đổi vốn lưu động (Change in working capital) trong phản ánh sự quay vòng tiền trong doanh nghiệp. Thay đổi vốn lưu động được tính theo công thức sau:
Cách 1: Cách tính thông thường
Thay đổi vốn lưu động = vốn lưu động năm nay – vốn lưu động năm trước
Cách 2: Loại bỏ tiền và nợ vay (Change in non-cash working capital) khỏi vốn lưu động
Thay đổi vốn lưu động (non-cash) = vốn lưu động năm nay – vốn lưu động năm trước
Đối với cách tính thứ 2, vốn lưu động sẽ loại bỏ tiền, các tài sản tương đương tiền, tài sản ngắn hạn, nợ vay ngắn hạn và nợ phải trả ngắn hạn khác. Lúc này thay đổi vốn lưu động chỉ thể hiện 3 khoản mục: Hàng tồn kho + phải thu ngắn hạn – phải trả nhà cung cấp ngắn hạn.
Xem thêm các bài viết có liên quan:
Có mấy loại vốn doanh nghiệp? Quy đinh pháp luật có liên quan
Vốn điều lệ là gì ? Những quy định pháp luật về vốn điều lệ?