- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Có mấy loại vốn doanh nghiệp? Quy đinh pháp luật có liên quan
Vốn là tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có thể sử dụng trong kinh doanh. Khả năng sử dụng được trong kinh doanh là tiêu chí cơ bản để đánh giá tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có giá trị là vốn.
1. Hiểu thế nào về vốn của doanh nghiệp ?
Vốn là một quỹ tiền tệ được thể hiện dưới các hình thức như tiền, các quỹ tài sản, quyền sở hữu tài sản có giá trị về tiền,… và sử dụng cho mục đích hoạt động kinh doanh sinh lợi nhuận của doanh nghiệp.
Vốn được đánh giá là yếu tố bắt buộc cần có của một doanh nghiệp, giữ vai trò quan trọng từ lúc doanh nghiệp thành lập đến trong quá trình vận hành, nhìn chung, vốn giữ một số vai trò như:
· Vốn là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
· Vốn là căn cứ để xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo mục tiêu đã định.
· Bên cạnh đó vốn còn là cơ sở quan trọng đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật trong xuyên suốt quá trình trình lập và hoạt động phát triển.
· Vốn là tiềm lực kinh tế, là yếu tố quyết định đến mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành tái sản xuất mở rộng thì sau một chu kỳ kinh doanh vốn của doanh nghiệp phải sinh lời, tức là hoạt động kinh doanh phải có lãi đảm bảo cho doanh nghiệp được bảo toàn và phát triển.
· Vốn còn là cơ sở để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư sản xuất, kinh doanh, thâm nhập vào thị trường tiềm năng từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
2. Các loại vốn trong doanh nghiệp hiện nay
2.1 Vốn điều lệ
Theo quy định tại Khoản 34 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 thì: “ Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.” Vốn điều lệ của doanh nghiệp được công ty đăng ký với Sở kế hoạch và đầu tư theo nhu cầu hoạt động và quy mô của công ty sau khi thành lập.
Dưới đây là 5 loại tài sản dùng để góp vốn điều lệ, bao gồm:
· Tiền Việt Nam.
· Ngoại tệ tự do chuyển đổi.
· Vàng.
· Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật.
· Các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty mà thành viên góp vào để tạo thành vốn của công ty theo quy định của pháp luật.
Vai trò của vốn điều lệ trong doanh nghiệp hiện nay như sau:
· Vốn điều lệ là cơ sở xác lập địa vị pháp lý của doanh nghiệp khi mới thành lập.
· Đây là cơ sở để đảm bảo sự tồn tại tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp trước pháp luật.
· Là cơ sở để phân chia lợi nhuận khi kinh doanh. Đồng thời cũng là căn cứ để sẻ chia rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
· Thể hiện tính bền vững, phát triển của doanh nghiệp từ đó tạo sự tin tưởng cho đối tác, chủ nợ, mở ra cơ hội phát triển kinh doanh.
2.2 Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu hay còn được gọi là Owner’s Equity. Đây là phần tài sản thuần của doanh nghiệp thuộc sở hữu của cổ đông sau khi lấy tổng tài sản trư đi nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu là tất cả số vốn thuộc về cổ đông được cấu thành từ vốn cổ phần (vốn điều lệ), lợi nhuận chưa phân phối, và các nguồn khác. Vốn chủ sở hữu bao gồm cả vốn điều lệ. Vốn này bao gồm:
Vốn chủ sở hữu thường có mặt trong các bản báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới các dạng sau:
· Vốn cổ đông (hay vốn đầu tư ban đầu)
· Thặng dư vốn cổ đông (khoảng chênh lệch giữa mệnh giá cổ phiếu và giá thực tế phát hành)
· Lãi chưa phân phối.
· Quỹ dự phòng tài chính.
· Quỹ khen thưởng, phúc lợi.
· Quỹ đầu tư phát triển.
· Quỹ dự phòng tài chính.
· Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu…
Nguồn vốn chủ sở hữu hiện nay đối với mỗi loại hình công ty được hiểu như sau:
· Đối với doanh nghiệp nhà nước: Vốn chủ sở hữu là vốn hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư. Chủ sở hữu vốn là nhà nước.
· Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH): Vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp. Các thành viên này chính là chủ sở hữu vốn.
· Đối với công ty cổ phần: Vốn chủ sở hữu là vốn của các cổ đông. Do vậy, chủ sở hữu vốn ở đây là các cổ đông.
· Đối với công ty hợp danh: Vốn được đóng góp bởi các thành viên tham gia thành lập công ty. Các thành viên này là các chủ sở hữu vốn.
· Đối với doanh nghiệp tư nhân: Vốn của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp đóng góp. Vì thế, chủ sở hữu vốn đương nhiên là chủ doanh nghiệp.
· Đối với doanh nghiệp liên doanh: Việc liên doanh có thể được tiến hành giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.
2.3 Vốn cố định
Vốn cố định là giá trị của tất cả các loại tài sản cố định của doanh nghiệp. Các loại tài sản này là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng phụ vụ cho các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp một cách thường xuyên và liên tục, kéo dài qua rất nhiều chu kì kinh doanh của doanh nghiệp.
Các loại tài sản được xếp loại vào vốn cố định của doanh nghiệp phải đáp ứng 2 tiêu chí sau:
· Thời gian sử dụng tối thiểu: Từ một năm trở lên
· Tiêu chuẩn về giá trị: Phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định do Nhà nước quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ (theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định 15/2006/BTC thì TSCĐ có giá từ 10.000.000 trở lên)
Các loại tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm: Tài sản hữu hình và tài sản vô hình, cụ thể hơn:
Tài sản cố định hữu hình gồm các nhóm sau đây:
· Nhà cửa, vật kiến trúc
· Máy móc, thiết bị
· Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
· Thiết bị, dụng cụ quản lý.
· Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm.
· Các TSCĐ hữu hình khác.
>> Tài sản cố định vô hình gồm:
Những lượng giá trị lớn mà doanh nghiệp đã đầu tư, liên quan đến nhiều chu kỳ kinh doanh như là:
· Quyền sử dụng đất
· Chi phí thành lập doanh nghiệp
· Chi phí về bằng phát minh sáng chế
· Chi phí nghiên cứu phát triển
· Chi phí về lợi thế thương mại
· Quyền đặc nhượng
· Nhãn hiệu, thương hiệu
2.4 Vốn đầu tư
Vốn đầu tư là tài sản tích lũy hoặc huy động được của nhà đầu tư nhằm phục vụ cho mục đích phát triển và đầu tư sinh lời hay còn được gọi là số tiền nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện mục đích đầu tư sinh lợi nhuận. Vốn đầu tư thường gắn liền với một dự án đầu tư cụ thể và được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư kinh doanh.
Vốn đầu tư trên thị trường chia thành 03 loại: vốn đầu tư làm tăng tài sản cố định, vốn đầu tư tài sản lưu động và vốn đầu tư vào nhà ở.
a) Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư được hình thành từ hai nguồn chính:
· Nguồn vốn trong nước.
· Nguồn vốn nước ngoài.
b) Vốn đầu tư có phải là vốn điều lệ của doanh nghiệp không?
Bản chất 2 nguồn vốn này hoàn toàn khác nhau. Vốn đầu tư bao gồm cả vốn điều lệ của doanh nghiệp (có thể là một phần hoặc toàn bộ), vốn huy động, vốn vay từ các cá nhân, tổ chức khác.
2.5 Vốn tự có
Vốn tự có hay còn gọi là Equity bank hoặc Owner's equity bank. Đây là thuật ngữ chỉ sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng với mục đích thể hiện được nguồn lực tự có mà ngân hàng đang làm chủ sở hữu, hay còn được gọi là vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Vốn tự có của ngân hàng bao gồm vốn điều lệ và quĩ dự trữ. Vốn này được sử dụng để hoạt động kinh doanh theo quy định của nhà nước.
Vốn tự có của ngân hàng được phân loại thành:
· Vốn điều lệ.
· Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua tài sản cố định.
· Các loại vốn khác: thẳng dư phát hành cố phiếu hoặc lợi nhuận.
Vốn tự có mang các đặc điểm như sau:
· Là nguồn vốn ổn định.
· Nguồn vốn chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng có vai trò quan trọng trong việc bảo chứng, sự uy tín của một ngân hàng và là cơ sở hình thành các nguồn vốn khác.
· Thể hiện được quy mô của ngân hàng.
2.6 Vốn lưu động ròng
Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên của chủ sở hữu (hoặc nợ dài hạn mà doanh nghiệp sử dụng thời gian dài hơn một năm) với giá trị tài sản cố định và tài sản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp.
Trong đó:
· Tài sản cố định là các loại tài sản có giá trị phụ vụ cho hoạt động sản xuất với chu kỳ dài và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
· Tài sản đầu tư dài hạn là tài sản không được dùng vào kinhd doanh của công ty nhưng vẫn đem lại lợi nhuận. Đây là tài sản mà công ty sẽ bỏ vốn ra hiện tại, nhằm đem lại lợi ích về lâu dài.
Công thức tính vốn lưu động ròng là: VLDR = NVTX – (TSCD + TSDH)
Trong đó:
· VLDR: Vốn lưu động ròng
· NVTX: Nguồn vốn thường xuyên
· TSCD: Tài sản cố định
· TSDH: Tài sản dài hạn
2.7 Vốn tích luỹ
Vốn tích lũy là nguồn vốn lợi không chia mà được sử dụng để tái đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn tích lũy hay còn được gọi là nguồn vốn lợi nhuận không chia hoặc nguồn vốn tích lũy không chia. Đây được xem là tiền đề cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Các nhà đầu tư thường chuyển một phần vốn tích luỹ được từ lợi nhuận ròng của doanh nghiệp để tái đầu tư và nâng cao tổng vốn đầu tư ban đầu lên.
Đặc điểm của vốn tích luỹ như sau:
- Vốn tích lũy là tiền đề cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Vốn tích lũy còn là yếu tố vô cùng quan trọng trong vốn đầu tư và sản xuất của doanh nghiệp. Các chủ đầu tư thường chuyển một phần vốn tích lũy được từ lợi nhuận ròng của doanh nghiệp để tái đầu tư và nâng cao tổng vốn đầu tư ban đầu lên.
- Vốn tích lũy còn ảnh hưởng trực tiếp tới trang thiết bị, kỹ thuật, công nghệ, máy móc, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn tích lũy càng nhiều, các máy móc, thiết bị sẽ được trang bị đầy đủ, hiện đại để nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm. Mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
2.8 Vốn vay
Vốn vay là khoản tiền được vay và thường được sử dụng để đầu tư hoặc mua sắm tiêu dùng. Đây là vốn khác với vốn chủ sở hữu. Vốn vay có thể được sử dụng để tăng lợi nhuận nhưng nó cũng có thể dẫn đến việc mất hết tiền do đầu tư kinh doanh không hiệu quả. Vốn bao gồm: tài sản, nàh máy, hàng tồn kho, tiền mặt,…các doanh nghiệp có hai lựa chọn
Vốn vay có những đặc điểm sau đây:
- Chi phí sử dụng vốn vay là tiền lãi vay mà doanh nghiệp phải trả định kì cho chủ nợ. Lãi suất cố định được thỏa thuận trong hợp đồng giúp cho doanh nghiệp có được kế hoạch tài chính ổn định.
- Chi phí trả lãi vay được tính trừ vào lợi nhuận trước khi tính thuế, làm tăng giá trị của doanh nghiệp (lá chắn thuế).
- Chủ nợ chỉ có quyền nhận lãi định kỳ và vốn khi đến hạn nhưng không có quyền tham gia kiểm soát công ty.
- Chủ nợ của doanh nghiệp không được hưởng khoản chia lợi nhuận của công ty. Điều họ mong đợi chính là doanh nghiệp sẽ thanh toán khoản vay đúng hạn. Do vậy, doanh nghiêp cần thận trọng trong việc đưa ra quyết định.