- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Quy định về Tỷ lệ sở hữu cổ phần theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024
1. Tổ chức tín dụng là gì?
Theo Khoản 38 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024: “Tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân”.
“Hoạt động ngân hàng” theo định nghĩa trên đây bao gồm các hoạt động sau theo quy định tại Khoản 17 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024:
“Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ sau đây:
a) Nhận tiền gửi;
b) Cấp tín dụng;
c) Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản”.
2. Cổ phần là gì?
Theo Điểm a Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020: “Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần”.
Như vậy, cổ phần là một phần vốn của một công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau.
Bên cạnh đó, cổ phần khác với cổ phiếu. Theo Khoản 1 Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020: “Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó”.
3. Vì sao cần quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần trong tổ chức tín dụng?
Quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần trong tổ chức tín dụng là rất cần thiết vì một số lý do như sau:
- Nhu cầu đảm bảo an toàn tài chính: Quy định này giúp kiểm soát mức độ sở hữu của các cá nhân hoặc tổ chức, từ đó hạn chế rủi ro và tăng cường ổn định hệ thống tài chính.
- Ngăn ngừa xung đột lợi ích: Việc quy định tỷ lệ sở hữu giúp tránh tình trạng một số cá nhân hoặc tổ chức nắm giữ quá nhiều quyền lực, có thể dẫn đến xung đột lợi ích và ảnh hưởng tiêu cực đến quyết định quản trị.
- Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền: Khi tỷ lệ sở hữu được quy định, người gửi tiền sẽ yên tâm hơn về tính ổn định và độ tin cậy của tổ chức tín dụng, từ đó tạo niềm tin cho hệ thống ngân hàng.
- Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh: Việc quy định tỷ lệ sở hữu cũng giúp ngăn chặn tình trạng độc quyền, từ đó thúc đẩy môi trường cạnh tranh, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
- Khuyến khích sự minh bạch: Quy định tỷ lệ sở hữu cổ phần cũng tạo ra sự minh bạch trong quản lý và điều hành tổ chức tín dụng, giúp các nhà đầu tư và công chúng có cái nhìn rõ ràng hơn về cơ cấu sở hữu.
4. Quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024
Căn cứ Điều 63 Luật Các Tổ chức tín dụng 2024, tỷ lệ sở hữu cổ phần trong tổ chức tín dụng cần đảm bảo tuân thủ các yêu cầu sau đây:
“Điều 63. Tỷ lệ sở hữu cổ phần
1. Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu cổ phần vượt quá 05% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
2. Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
3. Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng. Cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 05% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng khác.
4. Quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Sở hữu cổ phần tại công ty con, công ty liên kết là tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 111 của Luật này;
b) Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa;
c) Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 7 Điều này.
5. Tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bao gồm cả số cổ phần sở hữu gián tiếp. Tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định tại khoản 3 Điều này bao gồm cả cổ phần do cổ đông ủy thác cho tổ chức, cá nhân khác mua cổ phần và không bao gồm sở hữu cổ phần của người có liên quan là công ty con của cổ đông đó theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 4 của Luật này.
6. Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng; các cổ đông sáng lập là pháp nhân phải nắm giữ số cổ phần tối thiểu bằng 50% tổng số cổ phần do các cổ đông sáng lập nắm giữ.
7. Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam. Chính phủ quy định tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của một nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư đó tại một tổ chức tín dụng Việt Nam; điều kiện, thủ tục nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam; điều kiện đối với tổ chức tín dụng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài”.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Quy định về trích lập dự phòng mới nhất
Công thức lãi suất trái phiếu (lãi suất coupon) được tính như thế nào?
Quy định về người có liên quan theo Luật Doanh nghiệp 2020
Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?
Cổ đông, quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong công ty cổ phần